Lời Khuyên Dạy Của Cổ Đức

 

Khi mới vào chùa, bút giả nghe được một truyền thuyết bao hàm ẩn ý, mà không biết có đúng với nguyên ngữ chăng, và phát xuất từ đâu? Câu ấy là: "Phật cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng, Phật cao nhứt trượng, ma cao quá trượng đầu, Phật cao siêu quá trượng đầu, ma quy hàng Phật." Ý nghĩa câu này là:

"Phật cao một thước, ma cao một trượng. Phật cao một trượng, ma cao khỏi đầu trượng; nếu Phật cao vượt khỏi đầu trượng nữa, ma sẽ quy hàng Phật."

 

Suy gẫm theo câu trên, người tu phải làm sao cho ông Phật của mình cao hơn con ma, nếu chẳng thế tất bị ma chướng đánh đổ. Cho nên trong làng tu, những kẻ bị thối bại không nên đổ cho hoàn cảnh, hoặc phiền trách ai, chỉ trách tại ông Phật của mình thua con ma mà thôi. Nếu cố gắng giữ vững chí nguyện, ma chướng sẽ tiêu trừ. Vì biết trên đường tu có nhiều chướng ngại, khi xưa đức Đạt Ma Tổ Sư đã nói bốn hạnh để làm phương châm tiến đạo cho hàng đệ tử. Bốn hạnh ấy là: Báo Oan Hạnh, Tùy Duyên Hạnh, Xứng Pháp Hạnh và Vô Sở Cầu Hạnh.

 

1. Sao gọi là Báo Oan Hạnh? - Chúng ta từ trước đến nay luân hồi trong sáu nẻo, mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên. Cho nên khi ta hành đạo, tuy nhờ công đức tu tập tiêu trừ một phần nào, nhưng các nghiệp chưa tan, tất phải lần lượt đền trả. Như người thường đau yếu hoặc tàn tật, do kiếp trước đã tạo nghiệp sát sanh. Người bị nhiều tiếng thị phi khen chê, do kiếp trước ỷ thông minh quyền thế xem rẻ người, hoặc đã tạo nghiệp hủy báng. Người bị nghèo khổ thiếu hụt, do kiếp trước không có lòng xót thương tu hạnh bố thí. Người bị gông cùm tra khảo tù đày, do kiếp trước hay trói buộc, đánh đập, giam nhốt chúng sanh. Kẻ bị cô độc lẻ loi thiếu người phụ trợ, do kiếp trước không hoan hỷ kết duyên với mọi người. Những nghiệp như thế vô lượng vô biên, ngày nay tu hành khi bị oan trái đến, phải an lòng nhẫn nại chịu đền trả, không nên oán trách buồn phiền. Nơi kiếp luân hồi, chúng sanh đều có ăn uống cùng gia đình đôi bạn, nên trong các nghiệp duy có nghiệp sát và nghiệp ái là nặng nhứt.

 

Cổ đức đã than:

"Bể nghiệp mênh mang, khó đoạn không chi hơn ái dục. Cõi trần man mác, dễ phạm duy chỉ có sát sanh!"

 

- Bút giả từng nghe một Phật tử Bắc Việt thuật lại câu chuyện, vì lâu quá chỉ nhớ phần đại khái, quên mất tên họ địa chỉ của người trong cuộc. Phật tử ấy nói: "Có một vị sư nguyên là thầy giáo, vì tỉnh ngộ cảnh thế phù du, nên lên tịnh tu trên núi. Trải một thời gian, vị sư được chư thần mách bảo rằng:

Ông có duyên nợ mười chín năm với một cô tên họ là thế, nay tuy đã tu hành không nên kết duyên chồng vợ, nhưng phải xuống núi dạy dỗ giác ngộ cô kia, trả xong mối nợ tiền khiên đúng như thời hạn ấy, rồi trở lên núi tu hành mới có thể thành công.

 

Vị sư y lời xuống núi, quả nhiên gặp một cô tên họ đúng như chư thần đã bảo, cảm mến đeo đuổi. Sư khuyên nhủ dạy đạo cho cô, trả xong y theo thời hạn rồi lên núi. Lúc lâm biệt cô ấy vẫn còn quyến luyến khóc lóc." Đây là sự trả nợ nần về nghiệp ái.

Nơi truyện Quần Tiên, nhân tiết Trung Thu, chàng văn sĩ Vân Tiêu lên núi chơi. Trong đêm Rằm, chàng mục kích chư tiên nương mây cỡi hạc giáng xuống một tòa thạch bàn, bày tiệc trái ngon rượu quý, vừa đàn ngâm hát rằng:

 

Đêm Thu một khắc một chầy
Vầng trăng khéo rọi cảnh này sơn âm!
Nghiêng bầu hỏi bạn đồng tâm
Hằng Nga khuất bóng biết tìm nơi đâu?

Bên tiên nữ có một nàng tên là Thái Loan, sắc đẹp dịu dàng, ca ngâm hay nhất, làm cho Vân Tiêu tuy ẩn bóng rình nghe, cũng bàng hoàng xúc động. Giây lát sau, một vị lão tiên uống rượu xong, ca rằng:

 

Hữu duyên tương hội tại tiên đàn
Ưng đắc Vân Tiêu giá Thái Loan!

 

Nghe hai câu ấy, Vân Tiêu phải chường mặt ra dự vào đàn tiên. Chư tiên bảo Thái Loan tiên nữ còn trần duyên với Vân Tiêu mười ba năm, truyền đồng tử đem sổ ra xóa bỏ tiên tịch. Và sau mười ba năm sống với Vân Tiêu, trần duyên đã mãn, Thái Loan dùng phép ẩn thân bay về non tu lại. Cho nên chư tiên vẫn còn ở trong vòng nhân duyên kiếp quả.

 

Về nghiệp sát, như Sư Tử tôn giả bên Ấn Độ và Thần Quang nhị tổ ở Trung Hoa tuy đều đắc đạo, nhưng ngày kết liễu vẫn phải an nhiên chịu chém để đền nợ mạng. Lại như ngài Mục Kiền Liên tuy đắc quả A La Hán, thần thông bậc nhất trong hàng Thanh Văn, nhưng vì muốn trả túc nghiệp, nên để bọn hung đồ dùng đá gậy liệng đánh cho đến chết, thi hài lại bị vùi trong hầm phẩn. Đức Phật thấy thế thương xót, sai đệ tử đem thây Ngài lên tắm rửa sạch sẽ, xoa ướp dầu thơm, rồi đem đi trà tỳ thâu lấy xá lợi. Và như thái tử nước An Tức xuất gia tu hành đắc đạo, dùng Túc Mạng Trí thấy mình còn nghiệp trái sát sanh, nên ba phen chuyển kiếp đến xứ Lạc Dương ở Trung Hoa trả nợ mạng ba lần. Kiếp sau rốt, ngài là sa môn An Thế Cao.

 

Cho nên trên đường tu đâu biết ai là toàn vẹn, ta không nên tự mãn mà khinh thường người. Bởi nghiệp trái của chúng sanh rất nhiều, có khi đền trả hết lớp này lại đến lớp khác. Nhiều vị xem dường rảnh rang không oan trái, nhưng chưa hẳn là không có, chỉ vì chưa đến thời tiết nhân duyên đền trả đó thôi. Muốn dứt oan khiên ta phải an nhẫn sám hối và cố gắng tu hành để diệt trừ. Thi sĩ Nguyễn Du có lẽ đã tin sâu về thuyết nghiệp báo và sự cải tạo nhân quả của nhà Phật, nên mới có câu:

Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Có trời mà cũng có ta...

Lời này đã được nhiều bậc thức giả công nhận.

 

2. Thế nào là Tùy Duyên Hạnh? - Đây là nói sự an phận tùy duyên của người tu cảnh nào sống theo cảnh ấy. Như cảnh giàu sang tùy theo giàu sang, cảnh nghèo hèn tùy theo nghèo hèn, cảnh man rợ tùy theo man rợ, cảnh hoạn nạn tùy theo hoạn nạn, cho đến cảnh thạnh suy, họa phước, đắc thất, thị phi... cũng đều như thế. An phận tùy duyên đây, là giàu sang mà không tự đắc kiêu căng, nghèo hèn hoạn nạn mà không buồn rầu đổi chí. Tại sao thế? Vì tất cả cảnh thạnh suy họa phước đều như huyễn, chỉ tùy nghiệp hiện lên một thời gian rồi diệt, có chi đáng tham luyến nản buồn?

Khi xưa, đức Khổng Tử và đồ đệ bị giặc vây giữa nước Trần, nước Thái, thầy trò tuyệt lương đã bảy ngày, song Ngài vẫn khảy đàn tươi cười. Tử Cống hỏi: "Tại sao gặp hoàn cảnh sống chết không định ngày, mà phu tử hãy còn vui cười được?" Ngài đáp: "Việc gì ta đã cố gắng làm hết sức ta mà xảy ra như vậy, là mạng trời, buồn rầu thương khóc nào có ích chi?" Như đức Khổng Tử có thể gọi là bậc thánh tri mạng, luôn luôn bình tĩnh sáng suốt, không bị bối rối đổi thay trước mọi hoàn cảnh. Người tu nên như thế, phải xem ruộng vườn, nhà cửa, quyến thuộc, tài sản đều là duyên giả tạm, không vì nó mà quyến luyến bận tâm, mới có thể tiến lên đường giải thoát.

 

3. Sao gọi là Xứng Pháp Hạnh? - "Pháp" đây là Chân Như pháp, đối với người tu Tịnh Độ là Niệm Phật Tam Muội. Người tu Thiền khi đi đứng nằm ngồi, tâm phải xứng hợp với pháp Chân Như, như nước hòa nước, tợ hư không hợp với hư không. Hành giả tu Tịnh Độ cũng thế, tâm lúc nào cũng trụ nơi câu niệm Phật. Cổ đức bảo: "Nếu tạm thời không trụ nơi chánh định, tức đồng như người đã chết." Bởi không trụ được nơi chánh định, tức là bị trần cảnh đoạt. Bị trần cảnh cướp đoạt lôi cuốn, thì pháp thân huệ mạng không còn. Cho nên người tu Tịnh Độ nếu thường trụ nơi câu niệm Phật, thì tâm địa lần lần lặng yên sáng suốt, cảm thông với Phật, chắc chắn sẽ được vãng sanh.

 

4. Thế nào là Vô Sở Cầu Hạnh? - Đạo là chỉ cho tâm hạnh trong sạch không mong cầu điều chi. Bởi tất cả pháp đều như huyễn, sanh rồi diệt, diệt lại sanh, có chi chân thật để mong cầu? Vả lại pháp thế gian đều tương đối, trong họa có phước, trong phước có họa, nên người trí vẫn bình thản, ở cảnh thạnh suy họa phước đều không động tâm. Thí dụ: một tăng sĩ khi ẩn tu nơi am tranh vắng vẻ, sự sống hẩm hiu, ít người thăm viếng, duyên đời tuy suy nhưng đạo lại thạnh. Ít lâu sau, nếu có người đạo tâm hay biết tới cúng dường, lần lần lập nên chùa lớn, tăng chúng tập trung về đông đảo, chừng ấy phước duyên tuy thạnh nhưng phần giải thoát lại suy, bởi vị ấy mắc bận tâm lo ứng phó công việc bên ngoài. Lẽ họa phước ẩn nương nhau cũng như thế. Cho nên tâm hạnh của người tu là không cầu việc ác, hay cầu làm chúng sanh, cũng không cầu điều thiện, hoặc cầu thành Phật.

 

Có người hỏi: "Nếu niệm Phật không cầu vãng sanh, không cầu phước huệ viên mãn để thành Phật, thì làm sao tu tiến?"

 

Đáp: "Bởi Phật là chơn không, càng cầu lại càng xa càng mất."

 

Vì thế Kinh Pháp Hoa nói: "Giả sử có vô số bậc Thanh Văn, Duyên Giác cho đến hàng Bất Thối Bồ Tát, trong vô lượng kiếp suy nghĩ tìm cầu, cũng không thấy hiểu được thật trí của Phật."

Về sự vãng sanh, thì lối cầu của người tu là cầu mà không cầu, không cầu mà cầu. Sự ứng dụng ấy như mặt gương sáng trong, khi hình đến thì chiếu soi, hình đi, lại lặng yên rỗng suốt. Giữ sự thấy biết tìm cầu thì lạc vào vọng tưởng, không thấy biết tìm cầu nào khác gì gỗ đá vô tri!" Nói rộng ra, hạnh Vô Sở Cầu đây gồm cả ba môn: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện vậy.

Nếu người tu giữ theo bốn hạnh của đức Đạt Ma Tổ Sư đã dạy, thì có thể bình thản trước mọi chướng duyên.

 

Advice of Ancient Masters

 

When first entering the Order, the author heard a saying, handed down by word of mouth, which contains many hidden meanings and implications. However, he cannot vouch for its authenticity or provenance. The saying is as follows:

If the Buddha is one foot tall, the demon is ten feet tall; if the Buddha is ten feet tall, the demon stands just above the Buddha's head. However, if the Buddha grows taller still and exceeds the demon in height, the demon will surrender to the Buddha.

Reflecting on this story, the practitioner should ensure that his own Buddha is taller than the demon. Otherwise, he will be subverted and vanquished. Therefore, those cultivators who fail and retrogress should not fault external circumstances or lay blame on others. They should only blame their own Buddha, for being weaker than the demon. If they persist in holding fast to their vows and determination, demonic obstacles will disappear.

The Patriarch Bodhidharma once outlined four practices which Buddhist disciples should take to heart. They are summarized below.

1. The Practice of Compensating for Previous Wrongs

From time immemorial we have been lost along the six Evil Paths. In each lifetime we have incurred karmic debts, large and small, in connection with either love-attachment or hatred. These are truly countless. Although our efforts in cultivation dissolve part of this karma, it is not entirely eliminated, and must be gradually repaid. Thus, someone who is always ill, or is disabled, has created heavy karma of killing in past lives. Those who are the targets of a great deal of slander and calumny were, in earlier times, intelligent and influential people who, proud of their good fortune, despised others. Or else, they created the karma of vilifying the Dharma or the Order. Those who are always lacking in means lacked compassion and failed to practice charity in past lives. Those who must endure banishment, imprisonment, bondage and torture, were, in past lives, in the habit of chaining, beating or imprisoning sentient beings. Those who are lonely and isolated, lacking supportive friends, did not have bonds of affinity with other sentient beings in the past.

These karmas are countless. If today we encounter animosity and opposition to our cultivation, we should remain calm and forbearing, accepting that we must repay our karmic debts without chagrin or complaint. In the wasteland of Birth and Death, all sentient beings have been related at one time or another, sharing the same table, living in the same house -- as family members or as friends. Therefore, of all karmic obstructions, those of killing sentient beings and of love-attachment are the deepest. The ancients have lamented:

In the vast ocean of karma, love-attachment is the most difficult thing to sever. In the great wide world, killing sentient beings [for food] is the most common transgression!

In East Asian folklore, there is the tale of a famous poet who journeyed to the mountains during the Mid-Autumn Festival in search of inspiration. In the moonlit night, he witnessed the Immortals "mount the wind and ride the fog," as they gathered around a huge marble table laden with succulent fruits and rare wines, playing musical instruments and reciting poetry ... Among the fairies was a maiden by the name of "Mountain Moon," with lovely, ethereal features and a gracious, enchanting voice. The poet, eaveasdropping, was moved to the point of confusion. Suddenly, an elderly Immortal, having savored his cup of wine, began to recite verses:

Those of common destiny, Meet at the Assembly of Immortals; I consent to the poet Wedding Mountain Moon!

Hearing this stanza, the poet reluctantly emerged from hiding and joined the assembly. The elderly Immortal decreed that the young maiden had a karmic affinity with the earthly poet, and that they should live together for thirteen years. He thereupon ordered that the register of Immortals be brought over, and crossed her name out. After thirteen years of life together, her earthly life having come to an end, Mountain Moon rendered herself invisible and flew back to the mountains to pursue her cultivation. Thus, even Immortals are within the cycle of Birth and Death, causes and conditions.

Regarding the karma of killing, both Elder Master Arya Simha (the Twenty-fourth Indian Patriarch of Zen) and Elder Master Hui K'o (the Second Chinese Patriarch), despite having achieved Enlightenment, still had to repay their debts by calmly submitting to violent death. Take also the case of Maudgalyayana, a well-known disciple of Sakyamuni Buddha, with the highest spiritual power among Arhats. Because he wished to repay his previous karmic debts, he let a group of bandits kill him with sticks and stones and bury his body in an excrement pit. The Buddha, moved by this scene, ordered his disciples to unearth the body, cleanse and bathe it with perfume, then cremate it and retrieve the relics.

On the path of cultivation, no one knows who is really perfect. Thus, we should neither be complacent nor look down on others. Because the karmic debts of sentient beings are countless, sometimes they must repay one layer after another. Some cultivators seem to be free of karmic debts, but this may not be the case. It may just be that the time and conditions for repayment have not yet arrived. To eliminate evil karma, we should be patient, practice repentance, and strive to cultivate. Nguyen-Du, a famous Vietnamese poet of recent times, had perhaps deeply assimilated the Buddhas' teaching on karma and the possible transmutation of cause and effect when he wrote:

Having committed evil karma, 
Let us not blame Heaven for being near or far, 
While Providence plays a part, 
So do we ...

These words are generally recognized as a reflection of the truth.

 

2. The Practice of Adapting to Conditions

This means that the practitioner should adapt flexibly to his situation and conditions. For example, living in conditions of wealth or poverty, he lives in accordance with conditions of wealth or poverty. The same applies to conditions of underdevelopment or prosperity, adversity or good fortune, loss or gain, right or wrong ...

Contentment with conditions means being wealthy without being arrogant, being destitute and beset by misfortune without being sad and depressed or altering one's determination. Why is this so? It is because instances of prosperity, decline, misfortune, and/or blessings are all illusory. They appear for a while according to our karma and then disappear. It is really not worthwhile to become attached, discouraged or sad.

Confucius and his disciples were once surrounded by rebel soldiers. They had been short of food for seven days, yet Confucius was happily playing the lute. His leading disciple inquired, "How is it, Master, that in the face of death you can still smile happily?" Confucius replied, "Whatever misfortunes befall a man after he has done his best to prevent them, can only be the will of Heaven. Why, then, bemoan them and weep?" Confucius may be considered a sage conversant with the will of heaven and earth -- always calm and clearsighted, never bewildered or wavering, regardless of the circumstances.

The practitioner should be likewise, realizing that wealth and property, family and friends, are all the result of illusory, temporary conditions. He should not be unduly attached to or preoccupied with them, if he is to progress along the path to liberation.

 

3. The Practice of Being in Accord with the Dharma

"Dharma" here means "True Thusness Dharma." For Pure Land practitioners, it represents the Buddha Recitation Samadhi. For Zen followers, whether they are walking, standing, reclining or sitting, the mind should always accord with True Thusness, just as water blends with water and empty space is one with the atmosphere. The Pure Land practitioner is the same: his mind is always focused on the words "Amitabha Buddha."

The ancients have said:

If a practitioner is not in samadhi for one instant, at that moment, he is no different from a corpse.

This is because if a cultivator's mind is scattered, he has been effectively "captured" by worldly Dusts. Once captured and dragged away, his "Dharma-Body Wisdom-Life" is lost and gone. On the other hand, if the practitioner is always focused on the Buddha's name, his mind will gradually become silent, still and illuminated, in unison with Buddha Amitabha. He is thus assured of rebirth in the Pure Land.

 

4. The Practice of Non-Seeking

This refers to the pure practice of not seeking after anything. All dharmas are illusory and dream-like, born and destroyed, destroyed and reborn. What is there which is true, everlasting and worth seeking? Furthermore, worldly phenomena are all relative; in calamities are found blessings, in blessings there is misfortune. Therefore, those who have wisdom are always calm and unruffled, their minds undisturbed in all situations.

For example, when a monk cultivates alone in a deserted hut, his living conditions are miserable and lonely and he has few visitors. Although his mundane conditions may be wanting, his cultivation is diligent. After a while, if virtuous people learn of his situation and come with offerings, his hut will gradually grow into a large temple, filled with monks and nuns. By then, while his blessings may be great, his cultivation has effectively declined, because his mind is now preoccupied with external events. The truth of misfortunes and blessings, mutually dependent, is similar. Therefore, ideally, the cultivator should seek neither untoward occurrences and rebirth as a sentient being nor auspicious occurrences and Buddhahood.

Some may ask, "If we recite the Buddhas's name seeking neither rebirth in the Pure Land nor the ultimate blessings and wisdom of Buddhahood, how can we progress in our cultivation?" Answer: It is because Buddhahood is True Emptiness. The more we seek it, the farther we are from it, and the more likely we are to lose it. Thus, the Lotus Sutrastates:

Even if countless Arhats, Pratyeka Buddhas, and other sages, up to the level of Non-Regressing Bodhisattvas, were to ponder and seek it for innumerable kalpas, they still would not be able to see or understand the true wisdom of the Buddhas.

As far as rebirth in the Pure Land is concerned, the practitioner's method is to seek yet not seek, not to seek yet seek. This paradox resembles the case of a bright and clear mirror. When an image appears before the mirror, the mirror reflects it; when there is no image, the mirror remains empty and still. To cling to sight, knowledge and seeking is to "stray" into deluded thought. On the other hand, not to see, know or seek is to be no different from inanimate wood or stone! Speaking more broadly, the practice of non-seeking encompasses all "three doors of liberation": emptiness, signlessness and wishlessness.

If the cultivator can follow these four practices taught by the Patriarch Bodhidharma, he will be able to remain calm and unruffled in the face of all obstructing conditions.

Comments

Popular posts from this blog