Sự Chuyển Hướng Từ Thiền Sang Tịnh
Từ xưa, môn Thiền Trực Chỉ rất
thạnh hành ở Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản. Nước Việt Nam ta dân tánh giàu
về trực giác, lại được ảnh hưởng bởi Phật Giáo Trung Quốc, nên khi xưa Thiền
Tông hầu như ở ngôi vị độc tôn. Nhất là vào đời Lý, Trần, tăng ni có cả nửa
thiên hạ và hầu hết đều tu Thiền. Thời ấy Phật Giáo ở Việt Nam cực thạnh, nhiều
cảnh già lam tăng chúng vân tập rất đông. Bởi thế nên mới có lời truyền ngữ:
“Tăng phòng tam thiên ốc, sái tảo thất thập phu”. Câu này nói lên sự hưng thạnh
của Phật Giáo bấy giờ qua ý nghĩa: “Phòng chư tăng nhiều tới ba ngàn gian, mỗi
buổi sáng phải dùng đến bảy mươi người mới quét dọn kịp”.
Nhưng cơ duyên cũng theo thời
mà chuyển biến. Ở Trung Hoa từ đời Tống về sau, chư tôn túc như các ngài: Nhất
Nguyên, Thiên Như, Ngẫu Ích, Triệt Ngộ, Liên Trì... sau khi tham ngộ Thiền
Tông, quán xét thời cơ, vì lòng thương xót lợi sanh, hết sức hoằng dương pháp
môn Tịnh Độ. Sự lần lần chuyển hướng từ Thiền sang Tịnh khởi sanh từ lúc đó.
Khi ấy có rất nhiều vị thiền đức khác tuy bề ngoài truyền bá tông Thiền, nhưng
bên trong lại mật tu Tịnh Độ, để bảo đảm không thối đọa. Đây có thể gọi là thời
kỳ Thiền Tịnh song hành. Cho nên trong một ngôi chùa trước kia chỉ có Thiền
Đường, bây giờ lại thêm Niệm Phật Đường để cung ứng cho chư tăng tu tập. Bắt
đầu từ đời Nguyên, Minh, Thanh về sau, thế lực của Thiền Tông lần suy kém, bởi
ít người tu chứng. Trái lại, môn Niệm Phật lại lần chiếm ưu thế, tăng tục nhiều
kẻ tu Tịnh Độ được vãng sanh. Bây giờ tuy Thiền Tông vẫn lưu hành, nhưng trên
thật tế chính là thời kỳ Tịnh Độ đã nắm
quyền hướng dẫn. Bởi ảnh hưởng đó mà ở Việt Nam, môn Niệm Phật hầu như phổ cập.
Sau này do ảnh hưởng của sự chấn hưng Phật Giáo trong nước và sự hoằng hóa của
chư Tăng Ni du học từ Nhật Bản và các xứ Nam Tông Phật Giáo trở về, Thiền Tông
Việt Nam có lẽ sẽ tái phục. Nhưng sự thật phần đông hành giả duy hợp tu về Giáo
như Chỉ Quán Thiền, hoặc Tứ Thiền Bát Định, chớ khó nỗi tham cứu thoại đầu thật
hành môn Thiền Trực Chỉ của bên Tông như thuở xưa.
Có kẻ
bảo: Căn tánh của ta vị tất chẳng bằng cổ nhơn, chỉ tại ta tự khinh nên không
cố gắng. - Sự tự lực cố gắng tuy lúc nào cũng đáng khuyến khích, nhưng lời này
thật ra không đúng. Nếu căn tánh phần đông chẳng kém, tại sao Phật nói có ba
thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp? Và tại sao trong các kinh khác
cũng nói đến năm thời kiên cố, từ Chánh Pháp Kiên Cố cho đến Đấu Tranh Kiên Cố?
Vả lại, tam tạng kinh điển thời nay tăng thêm nhiều và đầy đủ hơn xưa, tại sao
người tu chứng tuyệt ít? Có phải do thời nay căn cơ của quần chúng phần đông
đều yếu kém chăng?
Ấn Quang đại sư bảo: “Như mùa Hạ mặc áo vải, mùa Ðông mặc áo bông; sự tu hành cũng thế, không thể trái thời tiết cơ duyên được. Dù đức Đạt Ma tổ sư tái hiện ngay lúc này, nếu muốn hợp thời cơ để cứu độ chúng sanh mau được giải thoát, cũng không có pháp nào hơn môn Niệm Phật”. Thế nên nếu thuyết pháp không hợp cơ, tất chúng sanh bị chìm trong biển khổ (Thuyết pháp bất đậu cơ, chúng sanh một khổ hải). Kính khuyên các bậc đồng nhơn, tuy tu môn khác, cũng nên lấy Tịnh Độ làm chỗ chỉ quy. Còn như nếu thấy mai trắng chẳng kém cúc vàng, bút giả cũng xin hết lòng tùy hỷ!
The Shift from Zen to Pure Land
From ancient times,
Zen has been especially popular in China, Korea and Japan. In Vietnam, as well,
with its people rich in intuition and influenced by Chinese thought, Buddhism
and Zen used to be synonymous. From the seventh to the thirteenth centuries,
during the Lý and Trần dynasties, Buddhist monks and nuns formed a significant
percentage of the population, and almost all followed the Zen School. In those
days Buddhism was at its apogee in Vietnam. Numerous monasteries were known to
house a great many monks and nuns, to the point where it was said that
"the monks quarters numbered up to three thousand, and each morning some
seventy persons were required to clean and sweep them."
Some readers may ask,
"Who says that our capacities are not the same as those of the ancients?
It seems so only because we lack self-confidence and do not exert enough
effort."
Answer: Effort and self-reliance should always be encouraged.
However, the statement is not really valid. If the majority of today's people
were not mediocre, why would Sakyamuni Buddha have taught about the three
periods: the Perfect Age of the Dharma, the Dharma Semblance Age, and the
Dharma-Ending Age? Moreover, Buddhist sutras mention the five periods of
consolidation, from the True Dharma Time to the Dharma Fighting Time.
Furthermore, with sutras and commentaries much more available than in earlier
times, why is it that practitioners who attain the Way are now so rare? Is it
not because the capacities of people today are in general lower and weaker than
in earlier times?
As the Patriarch Yin
Kuang said:
Cultivation is no
different from wearing cotton garments in the summer and heavy padded clothing
in winter, we cannot go against the times, capacities and conditions of
sentient beings. Even if the Patriarch Bodhidharma himself were to be reborn
today, and wished to preach in accordance with the current times and conditions
and swiftly emancipate sentient beings, there would be no better method than
Pure Land.
Thus, if what we
teach is not in accord with the times and the capacities of sentient beings,
the latter will surely drown in the sea of suffering. I sincerely call upon you
all, even though you may practice a different method, to make the Pure Land
your goal. However, if you have reached the stage where a white plum blossom is
no different from a yellow chrysanthemum, this writer will gladly rejoice in
your attainment!
Comments
Post a Comment