Cách
Giữ Vững Tâm Không Thối Chuyển
Trong luận Niệm Phật Bảo
Vương Tam Muội có thuyết minh về Thập Bất Cầu Hạnh, nghĩa là mười hạnh
không cầu, để phá mười điều chướng ngại lớn. Mười điều chướng ngại này gồm
nhiếp tất cả chướng ngại. Cho nên nếu nắm vững mười hạnh không cầu đây, thì tất
cả chướng ngại đều phải tiêu tan.
Mười hạnh ấy là:
1. Thân không cầu không bịnh. Thân không đau bịnh thì
tham dục dễ sanh. Tham dục sanh thì phá giới thối đạo.
2.
Cuộc đời không cầu không hoạn nạn. Đời không hoạn nạn, thì kiêu xa dễ khởi. Khi
lòng kiêu mạn xa hoa khởi lên, sẽ khinh dễ đè lấn tất cả mọi người.
3.
Tu tâm không cầu không chướng ngại, tâm không chướng ngại thì sự học sẽ vượt
bậc. Học vượt bậc tất có lỗi chưa được cho là mình đã được, đã thông suốt.
4.
Lập hạnh không cầu không bị ma chướng. Hạnh không ma chướng thì sức thệ nguyện
không bền chắc. Nguyện không bền chắc sẽ có lỗi chưa chứng cho là mình đã
chứng.
5.
Mưu sự không cầu dễ thành tựu. Sự dễ thành tựu thì sanh niệm khinh lờn. Niệm
khinh lờn sanh, tất mang lỗi tự đắc cho rằng mình đủ đức hạnh tài năng.
6.
Giao hảo không cầu mình được lợi ích. Mình được ích lợi thì hư mất đạo nghĩa.
Đạo nghĩa hư mất, tất chỉ thấy lỗi của người.
7.
Đối với người không cầu được sự thuận thảo. Người thuận thảo thì mình dễ tự
kiêu. Và lòng đã kiêu căn, tất chỉ thấy phần phải của mình.
8.
Làm ơn không cầu báo đáp. Cầu báo đáp thì lòng có chỗ tính toan. Đã có tính
toan tất sẽ ham lợi khoe danh.
9.
Thấy lợi không cầu mình được phần. Cầu được phần thì lòng si nổi động. Khi lòng
si nổi dậy, tất sẽ bị mối lợi nhơ làm tiêu hủy thanh danh.
10.
Bị oan ức không cầu biện minh. Cầu biện minh thì lòng nhơn ngã còn chưa dứt.
Tâm nhơn ngã thị phi chưa dứt, tất mối oán hận sẽ từ đó nảy sanh ra nhiều.
Suy qua các điểm trên, ta thấy cuộc đời đầy nỗi chướng ngại, mà
có thể khái quát lại trong 10 điều:
1.
Thân đau bịnh
2. Gặp hoạn nạn
3. Sự tu học bị ngăn trở
4. Khi lập hạnh ma chướng phá
5. Mưu sự thất bại
6. Bạn bè phản phúc lãnh đạm
7. Nhiều kẻ chống đối
8. Làm ơn mắc oán
9. Người mưu chiếm lợi danh
10. Chịu nỗi oan ức
Trong mười điều này, luận Bảo Vương Tam Muội đã dùng mười hạnh
không cầu để phá trừ. Thế thì trong phước có họa, trong họa có phước, trong
thông có ngại, trong ngại có thông. Vì hiểu lẽ này nên các bậc tu hành khi xưa
đã dùng "sự chướng ngại làm duyên
tiến đạo." Tiên đức có bảo: "Vô nhơn kiến xúc, đạo quả nan
thành!" Câu này có nghĩa: "Nếu không bị người làm xúc não, tất đạo
quả của mình khó thành tựu." Bởi sự khinh hủy chưởi mắng, giá họa vu oan,
và mọi chướng ngại khác là "cái mức để đo lường đạo lực của người
tu."
Nếu
gặp những chướng duyên đó mà vẫn nhẫn nại an nhiên được, tất chứng tỏ người ấy
đã tu tiến đến mức khá cao. Bằng chẳng thế, làm sao đo lường được mức tu tiến
của mình?
Thật ra không phải người tu mong cầu sự chướng ngại, mà vì đường
đạo đầy nỗi bất trắc khó khăn, nên cần luôn luôn cảnh giác đặt mình trước mọi
nỗi chướng duyên, để khi lâm cảnh vẫn an nhiên không rối động. Diệu Hiệp đại sư
bảo: "Mười hạnh trên, duy người trí huệ hùng tâm mới áp dụng nổi. Nếu biết
xét soi giác ngộ, giữ vững mười điều này, thì tuy vào cảnh giới ma không bị ma
làm thối chuyển.
Dù cho ở trong cảnh sắc thinh, danh lợi, thương ghét, thị
phi, thạnh suy, đắc thất... vẫn được an nhiên."
Cho nên nếu không biết, thì tất cả sự tốt đẹp thuận lợi có thể
thành duyên chướng đạo. Như xét thấu tất cả bịnh khổ cùng ma chướng đều giả dối
không căn, tất nó cũng không làm chi được. Đối với mười điều trên, lối xử dụng
của bậc trí lực là:
1.
Lấy bịnh khổ làm thuốc hay.
2. Lấy hoạn nạn làm giải thoát.
3. Lấy chướng ngại làm tiêu dao.
4. Lấy các ma làm bạn pháp.
5. Lấy việc khó làm an vui.
6. Lấy bạn xấu làm giúp đỡ.
7. Lấy kẻ nghịch làm vườn hoa.
8. Lấy sự quên việc thi ân như quên
bỏ chiếc dép rách.
9. Lấy thanh đạm làm giàu sang.
10. Lấy sự oan ức làm duyên tiến
đạo.
Xem đây suy rõ sự hay dở, đắc thất vẫn tùy tâm. Thế nên, người
mới tu rất sợ chướng duyên, bậc tu lâu có khi lại muốn thử đương đầu với chướng
cảnh. Xin thuật ra đây một đôi chuyện để làm tỷ lệ:
Thuở xưa, ngài Thần Quang
sau khi đắc pháp với tổ Đạt Ma, liền khuất thân đi làm mướn, như bửa củi, giã
gạo hoặc gác cửa cho người. Có kẻ đến hỏi: "Ngài là bậc kế truyền Tổ vị,
sao lại thấp mình đi làm những việc tầm thường như thế?" Ngài đáp: "Ta muốn
hàng phục cái tâm của ta, chẳng phải chỗ ông biết!"
Lại một vị tiên là Lưu
Trường Sanh sau khi luyện đơn thành, xuất thần bay lên chỗ bà Diêu Trì Kim
Mẫu, thấy chư tiên nữ dung sắc cực kỳ xinh đẹp khó tả, khó họa, ông liền động
tâm. Kim Mẫu quở rằng: "Ngươi tuy thành đạo, mà niệm sắc ái chưa tiêu, làm
sao xứng đáng liệt vào hàng tiên phẩm?" Trường Sanh hổ thẹn, trở xuống cõi
nhân gian, dùng phép điểm đá hóa vàng, vào chỗ lầu xanh mướn năm bảy cô dâm nữ
đẹp nhất, cùng nhau chung sống. Trong hai năm trời ông nằm gần các cô dâm nữ
lõa thể để luyện trừ niệm sắc dục. Khi xét thấy mình tâm đã bất động, ông bảo các cô ấy làm
bánh, rồi để bánh trên bụng vận lửa đơn điền nướng chín, đem đãi các cô, nói
đạo khai ngộ cho, xong mới cỡi mây bay đi.
Để so sánh về các hạnh tu, xin kể tiếp thêm vài chuyện:
- Một sư cô nọ muốn dứt trừ lỗi lầm, nguyện kiết thất và tịnh khẩu trong ba tháng. Buổi chiều
kia, cô đang ngồi bên cửa sổ, lần chuỗi niệm Phật. Có ông đạo trông thấy liền
nói chuyện với người bạn, bảo cô nhiều nghiệp, nhiều tánh xấu. Cô nghe nóng
giận đỏ mặt, nhưng vẫn làm thinh tiếp tục niệm Phật. Giây lát ông đạo bảo:
"Tôi rình thấy cô này lấy một ông ở bên hàng xóm." Cô giận quá, nhịn
không được nói lớn tiếng lên: "Huynh nói tôi lấy ai phải xác nhận lại, chớ
tôi không chịu bỏ qua vụ này đâu?" Ông đạo cả cười đáp: "Đó là tôi cố
ý thử cô mà thôi. Cô đã nguyện tịnh khẩu sao lại còn nói chuyện? Vả lại tịnh
khẩu là cốt để tịnh tâm, mà cô tịnh tâm không được, thì tịnh khẩu có ích
gì?" Sư cô ấy nghe xong chợt tỉnh ngộ, hổ thẹn làm thinh.
- Một độ nọ bút giả về Phật Học Viện Huệ Nghiêm, gặp ngài tọa
chủ chùa Thuyền Lâm. Trong khi đàm đạo ngài thuật chuyện rằng: "Trước kia
ở ngoài Trung có một vị sư tu thiền khá công phu, mỗi lần có thể ngồi lâu đến
sáu bảy giờ. Có lẽ muốn dứt trừ nhiễm duyên, sư thường lẩn tránh người
nữ, thậm chí cô nào đến viếng chùa rồi về, ông cũng xách nước quét rửa chỗ ngồi
của cô ấy. Thời gian sau, sư đến ở trọ chùa Thập Tháp tại Bình Định. Một
buổi sáng, đang khi tọa thiền trong liêu, sư bỗng la lên rồi chạy ra ngoài. Hòa
thượng Thập Tháp hỏi lý do, sư đáp: "Tôi đang tham thiền bỗng thấy một
người nữ xinh đẹp đến ôm cổ." Nói xong, chiều lại sư mệt mỏi nằm bịnh, gọi
hòa thượng Thập Tháp vào bảo: "Ngài phải làm sao cưới gấp cho tôi một cô
vợ, bằng không bắt đầu từ chiều nay tôi sẽ tuyệt thực cho đến chết?" Cụ
Thập Tháp cho gọi một bà Phật tử tín cẩn đến bàn luận, bà ấy bảo: "Để con
về gọi đứa tớ gái của con, bảo nó giả vờ chịu đỡ để dẫn dụ sư ăn uống cho mạnh
rồi sẽ hay." Sáng hôm sau, hòa thượng đưa cô tớ gái vào và bảo:
"Tôi
đã bàn định xong, có cô này ưng chịu làm vợ của Ngài đây." Sư nghe nói mở
mắt ra nhìn, nắm tay cô tớ gái vuốt ve một hồi rồi tắt hơi."
Trong hai đoạn trên, ta thấy sư cô nọ muốn phá phiền não, song
chỉ theo hình thức mà thôi. Còn ngài Thần Quang biết tất cả phiền não đều
không, và cội gốc do nơi tâm chấp ngã, nên mới giả làm kẻ thấp hèn chịu người
sai mắng, để xem tâm nhơn ngã thị phi còn động chăng đặng dứt trừ. Và Lưu
Trường Sanh muốn diệt niệm sắc ái, dám dõng mãnh đi ngay đến chỗ nữ sắc mà quán
phá. Vị sư kia bởi chưa hiểu sắc là không, quá kiêng sợ nữ sắc, trong tâm còn
chấp ngại hình thức, kết cuộc lại bị loại sắc ma làm hại. Nhớ lại hồi năm 1960
có các Phật tử đem tờ báo Tiếng Chuông đến, chỉ hình nhà sư Nhật Bản bắt tay
một kỷ nữ lõa thể, chỉ còn mặc chiếc quần nhỏ, và phê bình là lối tu tân thời
trái với đạo lý. Bút giả đã giải thích:
"Chớ
hiểu lầm, đó là lối nghiệm tâm của các thiền sư Nhật Bản, để xem mình đối với
nữ sắc còn động chăng? Nếu chưa được như như bất động, họ sẽ trở về tu lại. Vị
sư này cũng đã thiền định đến mức khá cao rồi, mới dám làm như thế."
Để
kết luận, bậc trí lực chẳng những không ngại chướng duyên, mà còn mượn chướng
duyên để tu tiến. Các vị ấy không còn chấp nê hình thức, vì hình thức chỉ là
phương tiện mà nội tâm mới là cứu cánh.
How to Ensure Non-Retrogression of
the Mind
A Pure
Land treatise on the Buddha Recitation Samadhi has explained the "ten
practices of non-seeking" to eliminate the ten major obstacles encountered
by practitioners on the path to Enlightenment. These ten major obstacles
encompass all obstructions and impediments. Therefore if we follow the ten
non-seeking practices, all obstacles will disappear.
These ten
practices are:
1. We should not
wish that our bodies be always free of diseases and ailments, because a
disease-free body is prone to desire and lust. This leads to precept-breaking
and retrogression.
2. We should not
wish that our lives be free of all misfortune and adversity, lest we be prone
to pride and arrogance. This leads us to be disdainful and overbearing towards
everyone else.
3. We should not
wish that our mind cultivation be free of all obstacles because, in such a
case, our knowledge would be exceptional. This leads to the transgression of
thinking that we have awakened, when in fact we have not.
4. We should not
wish that our cultivation be free of demonic obstacles, because our vows would
not then be firm and enduring. This leads to the transgression of thinking that
we have attained Enlightenment, when in fact we have not.
5. We should not
wish that our plans and activities meet with easy success, for we will then be
inclined to thoughts of contempt and disrespect. This leads to the
transgression of pride and conceit, thinking ourselves to be filled with
virtues and talent.
6. We should not
wish for gain in our social relations. This leads us to violate moral
principles and see only the mistakes of others.
7. We should not
wish that everyone, at all times, be on good terms and in harmony with us. This
leads to pride and conceit and seeing only our own side of every issue.
8. We should not
wish to be repaid for our good deeds, lest we develop a calculating mind. This
leads to greed for fame and fortune.
9. We should not
wish to share in opportunities for profit, lest the mind of delusion arise.
This leads us to lose our good name and reputation for the sake of unwholesome
gain.
10. When subject
to injustice and wronged, we should not necessarily seek the ability to refute
and rebut, as doing so indicates that the mind of self-and-others has not been
severed. This will certainly lead to more resentment and hatred.
Thus, we
can see that life, while full of obstacles and impediments, can be summarized
in ten points:
·
Sickness
of the body
·
Misfortune
and adversity
·
Hindrances
and impediments to cultivation
·
Demonic
obstacles to fulfillment of vows
·
Failure
in activities and undertakings
·
Indifferent
or treacherous friends
·
Opposition
from many quarters
·
Hostility
in return for good deeds
·
Loss of
wealth and reputation
·
Subjection
to injustice and wrongs.
Thus, in
merit there is misfortune, in misfortune there is merit, in freedom there are
obstructions, in obstructions there is freedom. Realizing this, cultivators in
the past have used "obstacles as conditions for progress." They have
said, "If others do not bother and disturb us, success in the Way is
difficult to achieve." This is because contempt, slander, calamity,
injustice and all other obstacles are the "yardsticks to measure the
practitioner's level of attainment." Remaining patient and calm in the face of such
impediments, the cultivator demonstrates that he has reached a high level of
practice. If it were not for these obstacles, how could his level of attainment
be measured?
In truth,
it is not that the practitioner seeks obstacles and impediments, but that he
must be ever-vigilant, for the Way is full of dangerous and unforeseen events.
He should prepare himself for all eventualities so that when faced with actual
obstacles, he can remain calm and unruffled. An Elder Master once said:
Only those with
wisdom and strong determination can apply these ten practices. As long as they
meditate, are enlightened and hold steadfastly to these ten practices, even if
they enter the realms of the demons, the demons cannot make them retrogress.
Even though they may be in the realms of form, sound, fame, fortune, love,
hate, right, wrong, prosperity, decline, success, failure ... they will still
be calm and at peace.
Thus, if
we are deluded, all good and favorable circumstances can become conditions
obstructing the Way. If we truly understand that all disease, suffering and
demonic obstacles are inherently empty and false, lacking true substance, they
cannot harm us in any way. The wise should apply the above ten points in the
following way:
·
Turn suffering and disease into good medicine
·
Turn misfortune and calamity into liberation
·
Turn obstacles into freedom and ease
·
Turn demons into Dharma friends
·
Turn trying events into peace and joy
·
Turn bad friends into helpful associates
·
Turn opponents into "fields of flowers"
·
Treat ingratitude as worn-out shoes to be discarded
·
Turn frugality into power and wealth
·
Turn injustice and wrongs into conditions for progress along the Way.
We can
see, then, that good or bad, success or failure always depends on the mind.
Therefore, while beginning cultivators are very leery of obstacles, high-level
masters are at times eager to face them. I will relate a few anecdotes in this
regard.
The
Second Patriarch Hui K'o, having
experienced Awakening under the Patriarch Bodhidharma, left for an undisclosed
destination to work as a hired hand, cutting wood, pounding rice, guarding
other people's homes. When he was asked, "Why are you lowering yourself by
performing such menial tasks, you who are next in succession as
Patriarch?" he replied, "I want to subdue my mind; what difference does my occupation
make?"
Another anecdote: A famous Immortal,
having achieved success through self-effort, "escaped" his mortal
body and went to visit the Heavens. Once there, his mind was moved at the sight
of fairies with exquisite, ethereal features, beyond human description. The
Fairy Queen reprimanded him sternly, "Although you have attained the
Immortal Way, you have not purged your thoughts of lust and desire. How can you
be worthy of joining the ranks of True Immortals?"
Ashamed,
our protagonist returned immediately to the human realm. He then used his
spiritual powers to transform stones into gold. After filling his pockets with
the precious metal, he entered a brothel to consort with six or seven of the
youngest and most lissome prostitutes. For two years, he would lie next to
their nude bodies, training himself to overcome all thoughts of lust and
desire. When he knew that he had succeeded, he asked the ladies to prepare a
cake batter and place it on his stomach. He then proceeded to bake it, using his internal
body heat concentrated at a point just below the navel. He then treated them to
the cake and went on to expound the Immortal teachings, before "riding the
clouds" back to the Heavens.
I shall
next recount a few more stories, by way of comparison.
A certain nun vowed to hold a three months'
retreat, to rid herself of transgressions. She followed the cultivation
practice of "purifying speech" by taking a vow of complete silence.
One evening, as she was seated by the window fingering the rosary and reciting
the Buddha's name, a young novice saw her. He immediately turned toward his
companion and told him that the nun had heavy karma and numerous character
flaws. When she heard this, her face reddened in anger, but she remained calm
and continued her recitation. A moment later, the novice added, "I have
been watching her and saw her in bed with a neighbor." The nun, no longer
able to contain her anger, shouted "Be sure to get the neighbor's name, as
I am not going to let you get away with this story." The novice laughed
loudly and replied, "I purposely wanted to test you. You have taken a vow
of silence. Why are you speaking now? Moreover, the aim of purifying speech is
really to purify the mind. Since you cannot purify your mind, what is the point
of purifying speech?" The nun was suddenly awakened. Ashamed, she kept
silent.
Another anecdote was related to the
author by an abbot, when they met on the grounds of the Institute of Higher
Buddhist Studies in Vietnam. There was once a Zen Master who was fairly
diligent in his meditation practice. At each sitting, he would remain in concentration for six or seven
hours without a break. The Master, perhaps out of fear of attachment to worldly
conditions, would, as a rule, shun the company of women, to the point where at
the end of their visits, he would fetch water and wash the spot where they had
sat. After
a while, he moved to the Ten Stupa Temple, located in a sparsely populated,
mountainous area of Central Vietnam. One morning, he suddenly let out a scream
and ran from the meditation hut. The abbot inquired and was told, "I was
deep in samadhi when, suddenly, a beautiful woman grabbed me by the neck."
That same
evening, the monk became ill. He remained in bed and asked to see the abbot.
When the latter arrived, the monk said to him, "You had better get me a
wife in a hurry; otherwise, starting from tonight I will not accept any food
and will starve to death." The abbot sent for a trusted laywoman, to
discuss the matter with her. "Let me go home and tell my young housemaid
to pretend to become the Master's wife," she suggested. "After he
begins to eat again and recovers, we will see what to do next."
Morning
came and the abbot, accompanied by the maid, visited the sick monk and said,
"I have settled the issue. This young woman has agreed to become your
wife." Upon hearing this, the Zen monk opened his eyes, looked at the
maid, held and caressed her hands for awhile, and expired.
From the above
stories, we can see that the nun wanted to eliminate afflictions, but she
followed external forms only. In the case of the Second Zen Patriarch, he
understood that all afflictions were empty, grounded in attachment to the self.
Therefore, he took the appearance of a poor and lowly laborer accepting orders
and insults, to test his mind and cultivate further. As far as the Immortal is
concerned, wishing to eliminate thoughts of attachment and lust, he
courageously entered a brothel to cultivate and still his mind. As to the Zen
monk in our last story, because he had not yet realized that form is emptiness
and emptiness is form, he was unduly fearful of female allurements. Still
heavily attached to forms and appearances, in the end he was harmed by the
"demon of lust."
In
conclusion, practitioners endowed with wisdom not only do not avoid obstacles,
they use impediments to progress in cultivation. Those cultivators are no
longer attached to forms and appearances, because appearances are merely
expedients, while the mind represents the Ultimate.
Comments
Post a Comment