Ý Nghĩa Kiết Thất

 

Như trên đã nói, nếu không chứng đạo, phải niệm Phật cầu vãng sanh. Muốn chắc chắn được vãng sanh, phải niệm đến trình độ nhứt tâm bất loạn. Và muốn luyện cho đến mức một lòng không loạn, lại cần phải kiết thất. Kiết thất là ở trong ngôi nhà nhỏ hay một gian phòng, tuyệt hết ngoại duyên, chỉ chuyên lo niệm Phật trong khoảng bảy ngày. Nhưng tại sao phải bảy ngày, không sáu ngày hoặc tám ngày?

 

Kinh dạy:

"Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn nào, nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không loạn."

Trong kinh không nói chỉ sáu ngày, hay quá đến tám ngày, cho nên người tu Tịnh Độ xưa nay căn cứ theo kinh qui định thời gian để kiết kỳ niệm Phật trong bảy ngày.

Theo Mật Giáo, số bảy là số cùng cực của sự sanh hóa, nên thân Trung Ấm bảy ngày phải biến thể một lần, tụng chú ít nhứt cũng bảy lượt mới sanh hiệu lực. Đạo Phật gọi điều này bằng bốn chữ "pháp nhĩ như thị", nghĩa là theo phép của lẽ tự nhiên nó phải như thế, không thể giải thích được; cũng như không thể cắt nghĩa tại sao lửa thì nóng, băng tuyết lại lạnh. Từ số bảy làm trung tâm điểm, diễn lên ba lần thành hăm mốt, bảy lần thành bốn mươi chín; nên để hoàn thành công hiệu, Mật Giáo dạy tụng chú bảy lần, nếu tâm lực yếu chưa thể thành tựu thì tụng hăm mốt lần, hoặc bốn mươi chín lần. Vì thế người nhập thất y theo lệ đó, có khi kiết kỳ bảy ngày, hăm mốt ngày hay bốn mươi chín ngày.

 

Sao gọi là "nhứt tâm bất loạn?"

 

"Nhứt tâm" là duy có một tâm niệm Phật, không xen tạp niệm chi khác.

"Bất loạn" là lòng không rối loạn duyên tưởng cảnh nào ngoài cảnh niệm Phật.

 

Bậc thượng căn niệm một ngày có thể được nhứt tâm, bậc trung căn hoặc ba bốn ngày mới được nhứt tâm, còn bậc hạ căn phải đến bảy ngày. Cũng có ý nghĩa khác, bậc thượng căn trong bảy ngày hoàn toàn nhứt tâm, bậc trung căn chỉ nhứt tâm được ba bốn ngày, bậc hạ căn duy nhứt tâm được trong vòng một ngày. Nhưng tại sao đức Thế Tôn ước hạn trong bảy ngày có thể được nhứt tâm, mà chúng ta nhiều kẻ niệm hai ba năm hoặc nhiều năm vẫn chưa được nhứt tâm? - Điều này có ba nguyên nhân:

 

1. Về sự tướng, ta không y theo lời Phật dạy kiết kỳ tu hành, khi kiết thất lại tạp tu. Phải biết trong kỳ thất, muốn được nhứt tâm, nên chuyên giữ một câu niệm Phật, không được xen trì chú, tụng kinh hay tham thiền chi khác.

 

2. Trong bảy ngày chưa tránh được tạp duyên, dứt được tạp niệm, chuyên chú tu hành. Bởi có vị kiết thất, vì thiếu sự ngoại hộ, phải tự lo việc cơm nước, chưa yên lòng về các chuyện lặt vặt bên ngoài, cho đến chưa có tâm cầu sự tất chứng.

 

3. Ba căn như đã nói, chỉ là ước lược. Chẳng hạn như trong thượng căn có thượng thượng căn, thượng trung căn, thượng hạ căn; trung và hạ căn cũng thế, thành ra chín căn. Trong chín căn nếu chia chẻ ra, còn rất nhiều căn nữa.

 

Lại nên biết lời Phật nói chỉ là khái lược. Lệ như bậc thượng căn chỉ nó bảy ngày không loạn, mà chẳng nói tám chín ngày. Thật ra bậc ấy, chẳng những tám chín ngày không loạn, mà cho đến suốt đời cũng có thể không loạn. Và ngược lại, kẻ độn căn nghiệp chướng nặng nhiều, chẳng những bảy ngày không được nhứt tâm, mà có thể niệm suốt đời cũng chưa được nhứt tâm.

 

Cho nên đối với tất cả kinh nghĩa phải khéo hiểu, không nên chấp văn hại lời, và chấp lời hại ý.

 

 

The Meaning of Conducting a Retreat

 

As indicated above, if we have not attained Enlightenment, we should recite the Buddha's name seeking rebirth in the Pure Land. To ensure that this occurs, we should recite to the level of one-pointedness of mind. And, in order to practice to that level, we should conduct periodic retreats. To be "in retreat" is to retire to a small house, meditation hut or small room, cut off all outside activities and conditions and concentrate on reciting the Buddha's name for a period of seven days. Why seven days and not six or eight?

The Amitabha Sutra states:

Sariputra: if a good man or a good woman hears Amida Buddha preach and firmly holds the Name wholeheartedly and singlemindedly, be it for one day, two days, three days, four days, five days, six days, or seven days, Amida Buddha, together with all the holy multitudes, will appear before that person as the end of life draws near. When death arrives, that person, with mind undisturbed, at once gains rebirth in Amida Buddha's Land of Utmost Happiness.

 

Since the Sutra does not refer to six days only, nor does it speak of eight days, Pure Land practitioners, basing themselves on the words of Buddha Sakyamuni, have traditionally taken the period of retreat as seven days.

According to the Esoteric School, the number seven is the ultimate number in the cycle of Birth and Death. Therefore, in the bardo stage, the "soul" must undergo changes every seven days, and to be efficacious, mantras should be recited at least seven times. Buddhist texts note this with the words "the Dharma is thus," according to the law of nature it has to be that way and cannot be explained, just as it is difficult to explain why fire is hot and ice is cold. Starting with the number seven and multiplying it by three or seven, we have twenty-one or forty-nine. Therefore, the Esoteric School teaches that mantras should be recited at least seven times to be effective, twenty-one or forty-nine times if the mind is weak and agitated. Thus, basing themselves on this teaching, practitioners arrange retreat periods of seven, twenty-one or forty-nine days.

 

What does it mean to have "one-pointedness of mind"?

It means to concentrate the mind on recitation, without sundry thoughts. "One-pointedness" means the mind is devoid of all distractions, thinking about no other realm except the realm of Buddha Recitation. Individuals of high capacities may reach such a state in, perhaps, one day, those of moderate capacities in three or four days, those of limited capacities in seven days. Looking at it from another point of view, individuals of high capacities, ideally, achieve one-pointedness of mind during the entire seven-day period, those of moderate capacities only do so for three or four days, while those of limited capacities may only do so for one day during the whole period of retreat.

However, why did Buddha Sakyamuni estimate that we could achieve one-pointedness of mind within a week, when in fact, some of us may recite for two or three or even many years without ever reaching that state? This situation results from three causes.

 

1. From the viewpoint of "marks", we fail to follow Buddha Sakyamuni's admonition to conduct periodic retreats for cultivation. When we do so, we engage in several practices at the same time. We should realize that if we would like to achieve one-pointedness of mind, we should practice Oral Recitation exclusively during the retreat period, and not engage in Mantra or Sutra Recitation or meditation as well.

 

2. There are various reasons why some practitioners cannot avoid sundry conditions and thoughts or concentrate on cultivation for seven days. These reasons range from lack of external support (the need to prepare their own meals and attend to other miscellaneous activities) to lack of earnestness.

 

3. The three capacities mentioned above are a rough estimation. For example, within the category of high capacity cultivators, we have "supremely high," "moderately high," and "low high" capacities. Moderate and limited capacities may likewise be subdivided. There are thus a total of nine categories, which may in turn be divided into many more categories.

 

We should also realize that Buddha Sakyamuni's words are only generalities. For example, the sutras state that individuals of high capacities can achieve one-pointedness of mind for seven days, not eight or nine. In reality, these sages are not only undisturbed for eight or nine days; conceivably, their minds can remain empty and still during their entire lives. Conversely, those of limited capacities, weighed down by heavy karmic obstructions, not only may fail to reach one-pointedness of mind after seven days, they may even recite during their whole lifetime without ever reaching that state.

Thus, we should interpret the words and meaning of the sutras flexibly, without being attached to the words and betraying the phrase, or grasping at the phrase and doing injustice to the meaning.

Comments

Popular posts from this blog