Bốn
Môn Tam Muội
Người
niệm Phật khi đi đến chỗ tuyệt đỉnh tận cùng duy có một định thể là Niệm Phật
Tam Muội. Đây là cảnh hư linh sáng lặng, vọng giác tiêu tan, hành giả duy còn
trụ tâm nơi tướng hảo hoặc hồng danh của Phật. Nhưng tuy nói trụ mà thật ra vô
trụ, vì âm thanh sắc tướng đương thể như huyễn, chính đó là không. Tướng Tam
Muội ấy như thế nào? - Theo Liễu Dư đại sư thì khi hành giả chuyên nhất niệm
Phật, quên hết thân tâm ngoại cảnh, tuyệt cả thời gian không gian, đến lúc sức
cực công thuần, ngay nơi đương niệm trần vọng bỗng thoạt tiêu tan, tâm thể bừng
sáng, chứng vào cảnh giới vô niệm vô bất niệm. Cảnh ấy như hư không mây tan,
trời xanh một vẻ, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, không thấy biết mới
là sự thấy biết chân thật, có thấy biết tức lạc theo trần. Đến đây thì nước bạc
non xanh đều là Chân Ðế, suối reo chim hót toàn diễn diệu thừa, tâm quang bao
hàm muôn tượng mà không trụ một pháp, tịch mà chiếu, chiếu mà tịch, đều còn đều
mất, tuyệt đãi viên dung...
Cảnh
giới Tam Muội đại để là như thế, khó tả nên lời, duy chứng mới thể nghiệm được.
Niệm Phật Tam Muội vẫn là một thể, nhưng để đi vào định cảnh ấy, người xưa đã
căn cứ theo kinh, y nơi ý nghĩa và oai nghi hành trì mà chia thành bốn môn như
sau:
1. Bát Chu Tam Muội:
- Bát Chu có nghĩa là Phật Lập. Hành trì môn Tam Muội này, có ba oai lực phù
trợ: oai lực của Phật, oai lực của pháp Tam Muội, và oai lực công đức của người
tu. Khi thật hành Bát Chu Tam Muội, phải lấy chín mươi ngày làm một định kỳ.
Trong thời gian ấy, ngày đêm hành giả chỉ đứng hoặc đi, tưởng đức Phật A Di Đà
hiện thân đứng trên đảnh mình đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; hay
miệng thường niệm danh hiệu Phật, tâm thường tưởng Phật không xen hở. Khi công
thành, trong Tam Muội hành giả thấy đức A Di Đà và chư Phật mười phương hiện ra
đứng trước mình khuyến tấn khen ngợi.
Bát Chu cũng gọi là Thường Hành Đạo. Người tu khi đi, mỗi bước
mỗi tiếng đều không rời danh hiệu Phật, ba nghiệp hành trì không gián đoạn như
dòng nước chảy.
Pháp này công đức rất cao, song chỉ bậc thượng căn mới
kham tu trì, hạng người trung hạ và tinh lực yếu kém không thể thật hành nổi.
2. Nhất Hạnh Tam Muội:
- Nhất hạnh có nghĩa là chuyên nhất về một hạnh. Khi tu môn Tam Muội này, hành
giả thường ngồi và chỉ chuyên nhất quán tưởng, hoặc niệm danh hiệu đức A Di Đà.
Lại tuy chỉ tu một hạnh mà được dung thông tròn đủ tất cả hạnh, nên Nhất Hạnh
cũng gọi là Viên Hạnh. Từ pháp Tam Muội
này cho đến hai môn sau, ba hạng căn cơ đều có thể tu tập.
3. Pháp Hoa Tam Muội:
- Đây là một môn Tam Muội trong mười sáu Tam Muội như Kinh Pháp Hoa phẩm Diệu
Âm Bồ Tát đã trần thuật. Theo ý chỉ của Thiên Thai Tông, thì ba đế viên dung là
Pháp, quyền thật không hai là Hoa. Ví như hoa sen khi cánh hoa (quyền) chưa nở,
mà gương sen (thật) đã thành, gương với cánh đồng thời; nơi một đóa hoa mà gồm
đủ ý nghĩa quyền và thật vậy.
Nói theo tông Tịnh Độ thì tức niệm là Phật, tức sắc là tâm; một
câu niệm Phật gồm cả ba đế, nhiếp cả thật quyền. Nếu tỏ ngộ lý này mà niệm
Phật, gọi là tu hạnh Pháp Hoa Tam Muội. Khi tu môn Tam Muội này, hành giả dùng
hai oai nghi ngồi và đi mà thay đổi để quán Phật hoặc niệm Phật, kỳ cho đến khi
nào chứng nhập vào chánh định.
Pháp nghi tu tập này lại có phần dễ hơn Nhất Hạnh Tam
Muội ở trên.
4. Tùy Tự Ý Tam Muội:
- Pháp thức này có nghĩa là tùy tâm hoặc đi đứng, hoặc nằm ngồi, đều nhiếp niệm
không rời danh hiệu đức A Di Đà để tu chứng vào Tam Muội. Hành nghi đây lại còn
có tên là "Lưu Thủy Niệm Phật". Ví như ngọn nước nơi dòng sông cứ
liên tục chảy mãi, dù gặp cây đá ngăn cản nó chỉ dội lại rồi cũng tìm lối chảy
đi. Thông thường người tu theo môn này, cứ mỗi buổi khuya lễ Phật A Di Đà bốn
mươi tám lạy, Quán Âm, Thế Chí và Hải Chúng mỗi danh hiệu đều bảy lạy, kế quỳ
xuống sám hối. Rồi từ đó cho đến tối, lúc đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật, hoặc
lần chuỗi ghi số, hoặc niệm suông, đến trước khi đi ngủ, lại lễ Phật một lần
nữa và đem công đức tu trong ngày, mà phát nguyện hồi hướng vãng sanh. Trong
khi hành trì nếu có tiếp xúc với các duyên, khi qua rồi vẫn trở lại niệm Phật.
Pháp
tu này tuy tùy tiện dễ dàng, nhưng phải khéo tránh bớt duyên và có tâm bền bỉ
mới mong thành tựu.
The Four Types of Samadhi
When Pure Land practitioners
reach the highest stage, they all attain one state, called the Buddha
Recitation Samadhi. This is the realm of all-illuminating still-emptiness,
where deluded consciousness has disappeared and only the practitioner's mind
continues to dwell on the auspicious features or the sacred name of Amitabha
Buddha. However, although the mind is said to "dwell," it is really
"non-dwelling," because sounds, forms and marks are illusory by their
very nature -- they are really empty.
What are the
marks of this samadhi? According to Elder Master Liu Yu, when the practitioner
assiduously recites the Buddha's name with one-pointedness of mind, oblivious
to body, mind and the external world, transcending time and space, and when he
has exerted the utmost effort and reached the goal, right in the midst of
present thought, worldly delusions suddenly disappear -- the mind experiences
sudden Awakening, attaining the realm of "No-Thought, no No-Thought."
That realm is like empty space, all clouds have dissipated, the sky is all
blue, reciting is not reciting, not reciting is reciting, not seeing and
knowing is truly seeing and knowing -- to see and to know is to stray towards
worldly dusts. At this stage, the silver water and green mountains are all
Ultimate Truth, the babbling brooks and singing birds all express the wonderful
Dharma. The light of the Mind encompasses ten thousand phenomena but does not
dwell on any single dharma, still-but-illuminating, illuminating-but-still,
existing and lost at the same time -- all is perfect.
The realm of
samadhi is, in general, as just described. It is difficult to express in words,
and only when we attain it do we experience it. Buddha Recitation Samadhi is
always the same state. However, the ancients distinguished four variants, based
on the sutras and on different ways of cultivation. These variants are
described below.
1. Pratyutpanna
Samadhi
When
practicing this samadhi, the cultivator has three powers to assist him: the
power of Amitabha Buddha, the power of the samadhi and the power of his own
virtues.
The unit
of practice of this samadhi should be ninety days. In that span of time, day
and night the practitioner just stands or walks around, visualizing Amitabha
Buddha appearing as a body standing on the practitioner's crown, replete with
the thirty-two auspicious marks and the eighty beautiful characteristics. He
may also recite Amitabha Buddha's name continuously, while constantly
visualizing Him. When practice is perfected, the cultivator, in samadhi, can
see Amitabha Buddha and the Buddhas of the ten directions standing in front of
him, praising and encouraging him.
Pratyutpanna
is also called the "Constantly Walking Samadhi." As the practitioner
walks, each step, each word is inseparable from the name of Amitabha Buddha.
His body, speech and mind are always practicing Buddha Recitation without
interruption, like a continuous flow of water.
This method
brings very lofty benefits, but only those of high capacity have the endurance
to practice it. Those of limited or moderate capacities or lacking in energy
cannot pursue this difficult practice.
2. Single
Practice Samadhi
"Single
Practice" means
specializing in one practice. When cultivating this samadhi, the practitioner
customarily sits and concentrates either on visualizing Amitabha Buddha or on
reciting His name. Although he actually cultivates only one practice, in
effect, he achieves proficiency in all other practices; consequently Single
Practice is also called "Perfect Practice."
This samadhi, as well as the following two samadhis,
can be put into practice by people of all capacities.
3. Lotus
Blossom Samadhi
This is
one of sixteen samadhis explained in Chapter 24 of the Lotus Sutra. According to the T'ien T'ai School, the
"three truths" (emptiness, conditional existence, the Middle Way) perfectly
fused, are "Dharma," while the Expedient and the True, being
non-dual, are "blossoms." For example, when the petals (the Expedient) of the lotus blossom
are not yet opened, its seeds (the True)
are already formed: the seeds and the petals exist simultaneously. Thus, in a
single flower, the full meaning of the True and the Expedient is exemplified.
In Pure Land
terminology, we would say, "recitation is Buddha," "form is
Mind," and one utterance of the Buddha's name includes the "three
truths," encompassing the True and the Expedient. If we recite the
Buddha's name while understanding this principle, we are practicing the Lotus
Blossom Samadhi. In cultivating this samadhi, the practitioner alternates
between sitting and walking while visualizing Amitabha Buddha or reciting His
name, to the point where he enters samadhi. This
technique is somewhat easier than the Single Practice Samadhi described above.
4. Following
One's Inclinations Samadhi
With this
technique, we walk or stand, lie down or sit up as we wish, constantly focusing
our thoughts and never abandoning the sacred name of Amitabha Buddha, attaining
samadhi in the process. This practice is also called "Flowing Water Buddha
Recitation."
It is like water continuously flowing in a river; if it encounters an obstacle
such as a rock or a tree, it simply bounces back and continues to flow around
it.
Normally,
the practitioner of this method, early each morning, bows forty-eight times to
Amitabha Buddha, and seven times each to the Bodhisattva Avalokitesvara, the
Bodhisattva Mahasthamaprapta and the Ocean-Wide Assembly. He then kneels down
to seek repentance. From then on until nightfall, whether walking, standing,
Lying down, or sitting up, he recites the Buddha's name, either fingering the
rosary or simply reciting. Before going to bed, he bows once more to Buddha
Amitabha and dedicates the merits of the whole day's practice toward rebirth in
the Pure Land. If he is distracted during practice, he should resume recitation
as soon as the circumstances of the distraction have passed.
This method is flexible and easy, but the
cultivator should minimize distracting conditions and have a good deal of
perseverance.
Comments
Post a Comment