ĐỐI TRỊ THAM VI TẾ
Như trên đã lược nói qua sự tham ngũ dục thô phù dễ thấy.
Ngoài ra còn mối tham nhiễm ẩn sâu vi tế, mà người tu cần phải lưu tâm. Chẳng
hạn như số tiền trăm vạn không làm cho tham, nhưng số bạc triệu tỷ có thể khiến
phải động tâm; sắc đẹp tầm thường dễ dàng lướt qua, song giai nhân tuyệt mỹ có
năng lực giục người mê lụy. Cho
đến các vị tu mà còn đắm ưa chuỗi tốt; tượng đẹp, hoặc cảnh giới lành, cũng
thuộc về tâm tham nhiễm. Phải nên xem đó là những phương tiện, hoặc cảnh nhân
duyên như huyễn, chớ sanh lòng tham trước. Để phân tích tâm trạng này, xin đưa
ra ba câu chuyện với tánh cách hiểu dụ từ cạn đến sâu:
Thuở xưa bên Trung Hoa có một vị quan nổi tiếng là thanh liêm,
ai đưa vàng bạc lo lót, cũng đều nghiêm trách không nhận. Nhưng độ nọ, một nhà
hào phú vì muốn nhờ giải quyết việc riêng có tánh cách đặc biệt, nên hối lộ đến
mười vạn quan tiền. Vị quan liền thâu nhận. Sau đó người bạn hỏi duyên cớ, ông
đáp:
"Số tiền mười vạn có thể thông cảm với thần
minh"
(Tiền chí
thập vạn khả dĩ thông thần)
Vị quan trên chỉ có thể
thanh liêm được với số tiền nhỏ, nhưng không thanh liêm nổi với số tiền quá
lớn. Đây là lòng tham nhiễm ẩn sâu.
Lại câu chuyện đời Minh. Một hôm Liên Trì đại sư ngồi nói chuyện
với khách tăng. Ông khách than: "Người tu đời nay hầu hết đều đắm nhiễm về
danh lợi. " Đại sư nói: "Tôi
thấy Ngài là bậc thanh khiết, vì từ trước đến nay đã chối bỏ hết danh lợi người
ta đem đến cho mình." Khách tăng nghe xong gương mặt thoáng lộ nét
hoan hỉ. Vị
tăng này tuy không thích những danh vọng thông thường, nhưng còn ưa được tiếng
thanh cao tuyệt tục. Đây là tâm tham nhiễm thâm trầm vi tế.
Thêm một chuyện trong thiền môn. Có bà lão nhiều đạo tâm, cất
ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị tham thiền tu niệm. Qua
hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng: "Bữa nay, sau khi
đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi: "Lúc
này như thế nào? Sư trả lời ra sao, con vào đây thuật lại cho mẹ rõ." Cô
con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi. Sư đáp: "Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô
noãn khí." Với câu này, ý sư muốn bảo: "Mình chẳng mảy may động tâm
về sắc dục, ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa Ðông,
tìm một chút hơi ấm cũng không có." Cô con gái trở vào thuật lại, lão bà
không vui, bảo:
"Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ
chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu!"
Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái
am.
Thật ra, tu đến trình độ của sư, đời nay cũng ít có. Còn lão bà
vốn một vị Bồ Tát, hành động đốt am là muốn khai ngộ cho thiền sư. Tại sao thế?
Bởi sư tuy không động tâm về sắc dục, nhưng còn thấy mình thanh tịnh, còn trụ
tâm nơi tướng vắng lặng không không của thiền định, tức chưa được đại triệt đại
ngộ. Để phân tích thêm cho rõ, thiền môn có ba cửa ải phải vượt qua là: Bản Tham quan,
Trùng quan và Lao quan. Người tu thiền tham thoại đầu đến khi phá
được nghi tình, tỏ suốt ý “Tây lai”, nhìn rõ mặt mày trước khi cha mẹ chưa
sanh, tức đã vượt qua cửa ải thứ nhứt, gọi là "Phá Bản Tham". Đến
trình độ này, dù đã dứt được tưởng tâm hư vọng từ vô thỉ, nhưng còn cảnh giới
năng sở đối đãi của quán trí, hãy chưa tuyệt tướng quên tình. Cho nên tuy đã vô
tâm cùng thế sự, nhưng đối với đại đạo vẫn cách một lớp cửa dày dặn trập trùng.
Cổ đức bảo:
Chớ gọi vô tâm nguyên thật đạo.
Vô tâm còn cách một trùng quan!
Chính là ý này. Nhà sư trên tuy đã đạt đến cảnh giới khá cao,
nhưng hãy còn trụ tâm nơi tịnh tướng. Đây cũng là một sự tham nhiễm vi tế, mà
người tu cần phải dứt trừ.
Người niệm Phật cũng thế. Phải rõ tất cả sắc tướng đều như
huyễn, dù tu đến cảnh giới nhứt tâm, thấy hoa sen báu, các tướng tốt, hoặc chư
Phật Bồ Tát hiện thân, nên biết đó chẳng qua là do nhân lành cảm quả lành, cứ
an nhiên đừng đắm nhiễm tham trước, cũng không nên phủ nhận. Như vậy mới gọi là
hiểu ngộ lý: "Như thật bất
không" của tạng tâm.
How to Subdue Greed in its Subtle
Form
As
indicated briefly above, the five desires in their gross forms are easy to
detect. The practitioner should, additionally, pay attention to the
deep-seated, subtle manifestations of greed. For example, a hundred thousand
dollars might not necessarily excite a person's greed, but an amount in the
millions could move his mind; ordinary beauty can easily be resisted but
heavenly charm has the power to lure people down the path of transgression. Even monks and nuns can be
infatuated with exquisitely carved rosaries, beautiful statues or auspicious,
peaceful realms; these too are in the category of defiled greed. We should see
them as expedients, illusory causes and conditions, and not develop defiled
greed. To
shed light on this state of mind, I shall cite three stories, as examples
ranging from the gross to the subtle.
Once upon
a time there was an official who was well-known for his honesty. He would
sternly reprimand those who attempted to bribe him with money and gold. One
day, however, a rich and powerful person, seeking the resolution of a private
matter, offered him the equivalent of a hundred thousand dollars. The official
immediately accepted the bribe. Later on, when a friend asked him why, he
replied, "A hundred thousand in
cash can sway the gods." Thus, this official could only be honest with
small bribes, but could not resist huge ones. This is a case of deep-seated
greed.
Another
story dates from the Ming dynasty. One day, an Elder Master was conversing with
a visiting monk. The guest lamented, "The majority of today's monks and
nuns are defiled by the desire for fame and profit." The Master replied,
"I notice that you are pure and clean, because thus far you have always
rejected fame and profit." When the visiting monk heard this, his face
brightened for a fleeting moment. This
monk, while disliking ordinary fame, was attached to a lofty reputation. This
is a case of profound subtle greed.
There is
another story. Once there was a devoted old woman who built a place of retreat
for a monk, arranging that he would not lack for anything, so that he could
concentrate upon his meditation and practice. One day, after twenty years, she
instructed her daughter: "Today, after serving the Master his meal, take
advantage of the situation to embrace him tightly, asking him at the same time,
'how does it feel to be hugged these days?' Come back and let me know his
answer as faithfully as you can."
The daughter
dutifully did as she was told, putting her arms around the Master and asking
the question. The Master replied, "I am not moved in the very least by
sexual desire, no different from a dried up tree leaning against a cold mass of
rocks in the middle of winter, when not even a drop of warmth can be
found." The young girl repeated the answer to her mother, who said
unhappily, "I have really wasted my time and effort during the last twenty
years. Little did I know that I was only supporting a common mortal!"
Having said this, she went out, evicted the monk, lit a fire and burned the
meditation hut to the ground.
In truth,
it is rare enough these days for anyone to cultivate to the level of that monk.
As far as the old woman is concerned, she is said to be a Bodhisattva in
disguise. Her action of burning down the hut was to "enlighten" the
Master. Why is this so? It is because,
while not moved by sexual desire, he still saw himself as pure and
was still attached to the empty and still aspects of samadhi. Thus, he had not attained true and complete Awakening.
To
further clarify the matter, Zen practice requires the cultivator to pass
through three "narrow gates." The practitioner who meditates on his
koan until he has destroyed "the Great Doubt", become fully
enlightened to the significance of Patriarch Bodhidharma's arrival from the
West [i.e., India], and clearly seen his Original Face before birth, has
effectively passed the first gate. At this stage, although he has transcended
the ordinary mind, deluded from time immemorial, he is still in the realm of
subject-object, the realm of opposites of the contemplative mind and has not
completely severed forms or transcended feelings. Therefore, while he has
reached the state of No-Mind [non-discrimination, non-grasping] in everyday
life, he is still separated from the Great Path of Enlightenment by an endless
series of doors. The ancients have said, in this regard:
Do not say that No-Mind is inherently the
True Path, No-Mind is still separated from Buddhahood by an endless series of
doors.
Although
this Master had reached a fairly high level of attainment, he was still
attached to the mark of purity. This is another instance of subtle greed, which
the practitioner should sever.
the same is true for the pure land
practitioner. he should know that all forms and marks are illusory. even though
he may have reached the level of one-pointedness of mind and seen precious
lotus blossoms, other auspicious marks, or transformation bodies of buddhas and
bodhisattvas, he should realize that these are merely instances of good causes
leading to auspicious results. he should be calm and still and not greedy for
them -- nor should he deny their occurrence. only then will he understand and
be awakened to the principle of truth-like no-void of the mind-ground.
Comments
Post a Comment