Dự Bị
Về Tinh-Thần
Về ngoại duyên như trên đã nói, người niệm Phật lại còn phải dự
bị về tinh thần cho chính mình. Cách dự bị ấy như thế nào? - Trên đường tu, hành giả phải có tinh thần
giải thoát, xem từ tiền của ruộng vườn cho đến thân tình quyến thuộc đều là
duyên giả tạm, sống tùy cảnh huyễn, chết rũ sạch không. Nếu chẳng hiểu lẽ
này, tất nó sẽ ngăn trở sự giải thoát, có khi phải đọa làm loài bàng sanh như
chó hoặc rắn để giữ nhà giữ cửa. Đã có nhiều người vì nắm níu tiền của hoặc
thân nhơn, mà khi sắp chết phải khó khăn, không yên tâm nhắm mắt được.
Hồi
bút giả còn làm đạo hầu, trong lúc dâng trà khuya, có nghe một vị Giáo thọ
thuật lại câu chuyện, bao hàm ý nghĩa giác tỉnh. Cốt truyện đại khái như sau:
Khi xưa có hai bạn đồng tu, một ông thích ở cảnh non cao, một vị
cất am dựa khu rừng bên bờ suối. Thời gian sau, tăng sĩ ở cạnh suối tịch trước,
vị sư trên núi hay được xuống viếng thăm. Sau khi tụng kinh cầu nguyện, sư liền
ngồi yên nhập định coi bạn mình sanh về cõi nào? Nhưng tìm kiếm quan sát khắp
các nơi, từ cõi trời đến địa ngục, ông không thấy người bạn ở đâu cả. Xuất định
ra, sư hỏi thị giả của ông bạn: "Hằng ngày thầy mi làm những việc
chi?" Đạo đồng đáp: "Bạch, mấy lúc sau này vì thấy bụi mía trước am
mập tốt, thầy con thường ra vun phân, tỉa lá, săm soi mãi, ra chiều thích thú
lắm!" Vị
sư nghe nói nhập định lại, quán thấy ông bạn hóa ra làm con sâu trong thân cây
mía. Sư liền đốn cây mía ấy, chẻ bắt lấy con sâu ra, thuyết pháp chú nguyện cho
nó siêu thoát.
Câu chuyện trên chỉ là truyền khẩu, bút giả chưa tìm thấy trong
kinh sách. Nhưng cứ theo lý mà đoán, thì sự kiện ấy vẫn chẳng phải hư huyền. Nơi điển tích
nhà Phật cũng có mấy việc tương tợ. Chẳng hạn như: - Chuyện ông sa
di vì tham ăn sữa tô lạc, nên khi chết đọa làm con giòi trong bình sữa. -
Chuyện vị ưu bà tắc tuy có công giữ giới tu hành, nhưng bởi quá quyến luyến vợ,
nên khi chết thần thức hóa sanh làm con giòi trong mũi vợ. Lúc cô vợ thương
khóc, sì mũi, con giòi văng ra, cô cả thẹn, đưa chân muốn chà đạp, may nhờ một
vị A La Hán can ngăn, nói rõ nguyên do, thuyết pháp siêu độ cho con giòi ấy. -
Chuyện vợ một khách thương đường biển, bởi luyến tiếc nhan sắc xinh đẹp của
mình, nên lúc chết liền hóa thành con giòi từ trong mũi bò ra đi quanh trên
mặt, như Kinh Hiền Ngu đã nói. Cho nên người tu Tịnh Độ hằng ngày phải tỉnh tâm quán
xét, dứt trừ lòng tham gốc ái, quyết chí hướng về cõi Phật, để khi lâm chung
không bị sức nghiệp ngăn trở cuốn lôi.
Từ Chiếu đại sư nói: "Người tu Tịnh Độ khi
lâm chung thường có ba điều nghi, bốn cửa ải, hay làm chướng ngại cho sự vãng
sanh, phải dự bị suy nghĩ trước để phá trừ ba điều nghi là:
1-
Nghi mình túc nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít, e không được vãng
sanh.
2-
Nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham sân si chưa dứt, e không được vãng
sanh.
3-
Nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước, e không được vãng sanh.
Bốn cửa ải là:
1-
Hoặc nhân bị bịnh khổ mà trở lại hủy báng Phật không linh.
2-
Hoặc nhân tham sống mà giết vật mạng cúng tế.
3-
Hoặc nhân uống thuốc mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi.
4-
Hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia đình."
Đại sư nêu ra thuyết Tam
Nghi Tứ Quan ở trên, bậc trí huệ có thể suy nghĩ tìm phương pháp giải
quyết. Nay bút giả xin mạn phép nói lược qua cách phá trừ để góp ý, và các bạn
đồng tu với sự hiểu biết của mình, có thể suy diễn hiểu rộng thêm ra.
1. Phá mối nghi túc
nghiệp nặng, công tu ít: - Phật A Di Đà từng có lời thệ nguyện: "Chúng
sanh nào chí tâm muốn về Cực Lạc, niệm danh hiệu Ngài cho đến mười niệm, nếu
không được vãng sanh, Ngài thề không thành Phật." Phật không khi nào nói
dối, vậy hành giả phải tin nơi đức Từ Tôn. Mười niệm là thời gian công phu tu
hành rất ít mà còn được vãng sanh, huống chi ta niệm nhiều hơn số đó. Lại dù kẻ
nghiệp nặng đến đâu, như phạm trai phá giới, tạo đủ nghiệp ác, nếu chí tâm sám
hối nương về Phật A Di Đà, Ngài đều tiếp dẫn. Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã chẳng
nói kẻ tạo tội nặng ngũ nghịch thập ác, khi lâm chung chí tâm niệm mười niệm
đều được vãng sanh đó ư? Trong truyện Vãng Sanh, như Trương Thiện Hòa, Hùng
Tuấn, Duy Cung, trọn đời giết trâu bò, phá giới, làm ác, khi lâm chung tướng
địa ngục hiện, sợ hãi niệm Phật, liền thấy Phật đến rước. Cho đến loài chim
sáo, két niệm Phật , còn được vãng sanh, huống chi ta chưa phải là tệ đến mức
đó?
2. Phá mối nghi bản
nguyện chưa trả, tham sân si chưa dứt: - Bản nguyện của hành giả đại khái
có hai: đạo và đời. Về đạo, có người nguyện cất chùa bố thí hay nguyện tụng số
kinh chú bao nhiêu, làm chưa tròn đã đến giờ chết. Phải nghĩ rằng: chỉ tín tâm
niệm Phật, khi được vãng sanh sẽ làm vô lượng vô biên công đức, còn bản nguyện
chỉ là việc nhỏ, làm xong hay chưa không mấy quan hệ, và chẳng có hại chi cả.
Về đời, hoặc có người vì nhiệm vụ gia đình chưa tròn, như cha mẹ suy già không
ai săn sóc, vợ con thơ dại thiếu chỗ tựa nương, hoặc có kẻ thiếu nợ người chưa
kịp trả, tâm nguyện chưa vẹn nên lòng chẳng yên. Phải nghĩ rằng: lúc ta sắp chết,
dù có lo hay không cũng chẳng làm sao được. Chi bằng chuyên tâm niệm Phật, khi
đã được vãng sanh Tây Phương chứng đạo quả, thì tất cả bản nguyện trái duyên
đều có thể trả xong, tất cả kẻ oán người thân đều có thể cứu độ.
Lại Kinh Na Tiên nói: "Ví như hột cát nhẹ, bỏ xuống nước
liền chìm. Trái lại tảng đá dù nặng to, nếu được thuyền chở, có thể đem từ chỗ
này sang chỗ khác. Người niệm Phật cũng thế, nghiệp tuy nhẹ nếu không được Phật
cứu độ, tất bị luân hồi, tội chướng dù nặng bao nhiêu, được Phật tiếp dẫn sẽ
sanh về Cực Lạc." Theo đoạn kinh đây, ta thấy môn Niệm Phật là pháp có thể
đới nghiệp vãng sanh, vì nhờ tha lực. Tảng đá lớn ví cho sức nghiệp nặng to,
thuyền chở ví cho nguyện lực của Phật. Vậy người tu đừng nghĩ rằng mình còn
tham, sân, si, e không được vãng sanh. Thí dụ trên có thể phá luôn điểm nghi về
nghiệp nặng ở điều thứ nhứt.
3. Phá mối nghi niệm
Phật, e Phật không đến rước: - Người niệm Phật tùy theo công đức mình, khi
lâm chung thấy Phật, hoặc Bồ Tát, hay Thánh chúng đến rước. Có khi không thấy
chi, mà nhờ sức nguyện của mình và Phật lực thầm nhiếp thọ, thần thức tự bay về
Tây Phương. Đây là bởi công hạnh của mình có cao thấp, sâu cạn. Chỉ cần yếu lúc
ấy ta phải chí tâm niệm Phật, đừng nghĩ chi sai khác. Nếu nghi ngờ sẽ tự sanh
ra chướng ngại. Tóm lại, khi lâm chung dù thấy tướng tốt hay không cũng đừng
quản đến, chỉ hết lòng niệm Phật cho đến giây phút cuối cùng mà thôi.
Phá
chung bốn cửa ải: - nhân bịnh khổ hủy báng Phật - tham sống sát sanh cúng
tế - cầu lành bịnh uống ruợu, hoặc dùng thuốc có chất huyết tanh - vì ái luyến
nên tâm niệm ràng buộc với gia đình.
Người niệm Phật mà bị tai nạn bịnh khổ, đó là do nhờ công đức tu
hành, nên chuyển quả nặng thành quả nhẹ, chuyển hậu báo thành hiện báo, trả cho
hết để được sanh về Tây Phương. Nếu trở lại nghi ngờ hủy báng, là người kém tin
hiểu, phụ ơn Phật, tự gây tội chướng cho mình. Trong sự tích Tịnh Độ có thuật
chuyện ông Ngô Mao cùng rất nhiều Phật tử khác, nhờ dồn nghiệp mà sớm được vãng
sanh. Vậy khi gặp cảnh này, người niệm Phật nên ý thức để hiểu rõ.
Lại thân này giả tạm, tùy theo tội nghiệp mà kiếp sống có vui
khổ lâu mau. Nếu giết sanh mạng để nuôi dưỡng sanh mạng, hoặc cúng tế, thì tội
khổ càng thêm nặng, phải triệt để nương theo Phật và tin chắc lý nhân quả.
Khi
đau yếu chỉ cầu Phật, không nên cầu phù phép tà sư, hoặc nghe lời kẻ chưa hiểu
đạo, trở lại ăn mặn, uống rượu, hay dùng thuốc bằng chất máu huyết tanh hôi.
Thân này nhơ nhớp, được về cõi Phật sớm chừng nào hay chừng ấy, như bỏ chiếc áo
hôi rách mặc sắc phục đẹp thơm, đáng chi phải bận lòng?
Đến như mối hại về ái luyến khi lâm chung, thì như đoạn trên đã
nói. Phải nghĩ: trong gia đình từ cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, đều do đời
trước có nợ nần ân oán, nên mới tạm hội ngộ nhau. Khi nhân duyên đã hết thì mỗi
người đi mỗi ngả. Nếu có lòng thương, tốt hơn ta nên gát bỏ tình trần cầu
sanh Tây Phương, để độ tất cả kẻ oan thân. Khi cái chết sắp đến, dù có quyến
luyến cũng không thể đem theo, không làm chi được, bởi chính sắc thân của ta
còn phải tan về cát bụi. Nếu ái luyến thì đã không được vãng sanh, lại bị khổ
luân hồi vô cùng vô tận.
Những điểm về “Tam Nghi Tứ
Quan” trên đây, hành giả phải suy nghiệm ghi nhớ kỹ, để dự bị trước cho tinh
thần được yên ổn trong lúc lâm chung.
Spiritual Preparations
In
addition to the external preparations just described, the Pure Land
practitioner should prepare himself spiritually. What do these preparations
entail? On the way to liberation, the
practitioner should have a transcendental bent of mind, realizing that
wealth and property, as well as family, relatives and friends, are all illusory
conditions. Relying in life on an illusory realm, he will die empty-handed.
If he fails to understand this truth, family and possessions will certainly
impede his liberation. In extreme cases, he may even be reborn in the animal
realm -- as a dog or a snake, for example, to watch over his former houses and
properties. There are many instances of individuals unable to let go of
family and possessions, who experience difficulty at the time of death. They
cannot close their eyes and die peacefully.
When this author
was still a novice, attending to his Master and serving him tea late at night,
he overheard an elder monk relate an anecdote. The main lines of the story are
as follows.
Once, in
times past, there were two monks who cultivated together. One liked the high
mountain scenery, while the other built himself a hut on the banks of a brook,
near a forest. Years went by. The monk who resided by the brook passed away
first. Learning the news, his friend went down to visit his grave. After
reciting sutras and praying for his friend's liberation, the visiting monk
entered samadhi and attempted to see where his friend had gone -- to no avail.
The friend was nowhere to be found, neither in the heavens nor in the hells,
nor in any of the realms in between. Emerging from samadhi, he asked the
attending novice, "What was your Master busy with every day?" The
novice replied, "In the last few months before his death, seeing that the
sugar cane in front of his hut was tall and green, my Master would go out
continually to apply manure and prune away the dead leaves. He kept close watch
over the cane, and seemed so happy taking care of it."
Upon hearing
this, the visiting monk entered samadhi again, and saw that his friend had been
reborn as a worm inside one of the stalks of sugar cane. The monk immediately
cut down that stalk, slit it open and extracted the worm. He preached the
Dharma to it and recited the Buddha's name, dedicating the merit to the worm's
salvation.
This story was transmitted by word of mouth;
the author has not found it anywhere in sutras or commentaries. However, if we
judge it in the light of the Dharma, it is not necessarily without foundation.
Buddhist sutras actually contain several similar accounts.
For
example, there is the story of a novice who was greedy for buttermilk and was
reborn as a worm in the milk pot. There is also the anecdote of a layman who
was a genuine cultivator, adhering strictly to the precepts, but, being overly
attached to his wife, was reborn as a worm in his wife's nostrils. As she cried
her heart out by the side of the coffin, she tried to clear her nose, and the
worm was expelled onto the floor. Greatly ashamed, she was on the verge of
stamping it with her foot. Fortunately, the whole scene was witnessed by an
enlightened monk, who stopped her and told her the causes and conditions of the
worm. He then preached the Dharma to the worm, seeking its liberation.
There is
also the story of a sea merchant's wife so attached to her own beauty that upon
her death, she was reborn as a worm crawling out of her nostrils and wandering
all over her own pallid face.
Thus, the
Pure Land cultivator should keep his mind empty and still and meditate day in
and day out, severing the mind of greed rooted in attachment and lust. He
should resolutely direct his thoughts to the Pure Land, so that at the time of
death, he will not be hindered and led astray by his evil karma.
Elder Master TỪ-CHIẾU once said:
The Pure
Land practitioner on the verge of death usually faces Three Points of Doubt and
Four Narrow Passes which obstruct his rebirth in the Pure Land. He should be
prepared, reflecting on them in advance to eliminate them.
The Three Points of Doubt are:
1) Fearing that
his past karma is heavy and his period of cultivation short, and that
therefore, he may not achieve rebirth in the Pure Land;
2) Fearing that
he has not yet fulfilled his vows and obligations or severed greed, anger and
delusion, and that therefore, he may not achieve rebirth in the Pure Land;
3) Fearing that
even though he has recited the Buddha's name, Buddha Amitabha may not come, and
that therefore, he may not achieve rebirth in the Pure Land.
The Narrow Passes are:
1) Because of
suffering due to illness, he may come to malign the Buddhas as ineffective and
unresponsive;
2) Because of
love-attachment, he may chain himself to his family, unable to let go.
Once aware of the doctrine of the Three
Doubts and the Four Narrow Passes, the wise can ponder and find a solution. The
author shall merely summarize a few points below. Fellow cultivators can expand
on them according to their own backgrounds and understanding.
Overcoming the Three Doubts
1. Previous
heavy karma, present perfunctory practice.
Amitabha
Buddha is renowned for his Eighteenth Vow: not to attain Buddhahood unless
sentient beings who sincerely desire to be reborn in the Pure Land, and who
singlemindedly recite His name, are reborn there. The Buddhas do not engage in
false speech, and therefore the practitioner should believe in them. Ten
utterances or thoughts represent a very short cultivation period, yet the
practitioner can still achieve rebirth in the Pure Land. We who have recited
the Buddha's name many times over should, therefore, eliminate all doubts.
Moreover,
no matter how heavy the karma of sentient beings is, if they sincerely repent
and rely upon Amitabha Buddha, they will all be welcomed and guided back to the
Pure Land. Do we not recall that the Meditation Sutra teaches:
If anyone
who has committed the Five Grave Offenses or Ten Evil Deeds sees an evil omen
appear as he is on the verge of death, he needs only recite the Buddha's name
one to ten times with all his heart, and Buddha Amitabha will descend to
welcome and escort him back to the Pure Land.
In the
commentary Accounts of Rebirth, there are cases of
individuals who throughout their lives were slaughtering livestock, breaking
the precepts and engaging in all manner of evil conduct. Nevertheless, on their
deathbeds, when the "marks of hell" appeared and, desperate, they
singlemindedly recited the Buddha's name, they immediately saw Amitabha Buddha
arriving to welcome them. Why should we, who are not that sinful or deluded,
worry about not achieving rebirth in the Pure Land?
2. Unfulfilled
vows; non-severance of greed, anger and delusion.
Cultivators'
vows can be divided into two categories: religious and mundane.
Religious vows: Some practitioners
have vowed to build a temple, practice charity or recite various sutras or
mantras a certain number of times, etc. However, they have not completely
fulfilled their vows when it is time for them to die. These cultivators should
think: reciting the Buddha's name in all earnestness will earn them rebirth in
the Pure Land, where they will have ample opportunity to achieve immeasurable
merits and virtues. Their present vows to build temples and recite sutras are
merely secondary matters. The fact that they may not have fulfilled them should
be of no great concern.
Mundane vows: These include family
obligations such as caring for sick, aging parents or helpless wives and young
children, as well as business debts to be paid or certain other commitments to
be fulfilled. Faced with these worries, the practitioners should think: on our
deathbed, there is nothing that can be done, whether we worry or not. It is
better to concentrate on Buddha Recitation. Once we are reborn in the Pure Land
and Buddhahood is achieved, all vows, wishes and debts can be taken care of, as
we will be in a position to rescue everyone, family and foes alike.
The Questions of King Milinda Sutra contains the
following parable:
A minute
grain of sand, dropped on the surface of the water, will sink immediately. On
the other hand, a block of stone, however large and heavy, can easily be moved
from place to place by boat. The same is true of the Pure Land practitioner.
However light his karma may be, if he is not rescued by Amitabha Buddha, he
must revolve in the cycle of Birth and Death. With the help of Amitabha Buddha,
his karma, however heavy, will not prevent his rebirth in the Pure Land.
We can
see from this passage that thanks to "other-power," the Pure Land
method can benefit the practitioner, however heavy his karma may be. The huge
block of stone represents the weight of heavy karma, the boat symbolizes the
power of Amitabha Buddha's Vows. Therefore, the cultivator should not think
that residual greed, anger and delusion will prevent him from achieving rebirth
in the Pure Land. This example should also resolve doubts concerning past heavy
karma, as in doubt number one above.
3. Despite
recitation, Amitabha Buddha may not come, after all.
At the
time of death, the Pure Land practitioner will see, depending on his virtues,
Amitabha Buddha, the Bodhisattvas or the Ocean-Wide Assembly come to welcome
him. Sometimes he may not see anything, but, thanks to the power of his vows
and the "gathering in" power of Amitabha Buddha, he will be reborn in
the Pure Land all the same. The difference lies in his level of cultivation,
whether subtle or gross, transcendental or mundane. What is most important at
the time of death is to recite the Buddha's name in all earnestness and not
worry about anything else. Any doubts at that time will give rise to
obstructions and impediments.
In
summary, at the time of death, the practitioner should not be concerned about
whether or not he witnesses auspicious signs. He should just concentrate on
reciting the Buddha's name in all earnestness until the very end.
Overcoming the Narrow Passes
These
"passes" can be described as follows:
·
Slandering
the Buddhas because of suffering and disease;
·
Binding
and chaining oneself to family and friends through love-attachment.
Sincere
practitioners who meet with accidents, disease and disaster should reflect that
these are sometimes due to virtues accrued through cultivation. Either the
heavy karma has been commuted to light karma, or else, future karma has been
transformed into current karma, giving him the opportunity to repay karmic
debts before achieving rebirth in the Pure Land. Should he doubt this and speak
ill of the Dharma, he would lack faith and understanding, display ingratitude
toward the Buddhas and bring evil karma upon himself.
Among the
rebirth stories, we find instances where this "bunching and compressing of
karma" has allowed cultivators to hasten their rebirth in the Pure Land.
Therefore, when Pure Land cultivators encounter such instances, they should be
aware and understand them thoroughly.
Furthermore,
this body is illusory and provisional. Depending on his merit or bad karma, the
practitioner's life will be long or short, happy or filled with hardship. He
should systematically rely on the Buddhas and firmly believe in the law of
cause and effect.
When ill or in bad health, the practitioner
should direct his thoughts toward Amitabha Buddha exclusively. He should not
seek the help of externalist gurus, shamans or healers. Nor should he listen to
those who do not yet understand the Dharma and revert to a non-vegetarian diet,
drink alcoholic beverages, etc. Our bodies are truly full of filth; the sooner
we return to the Pure Land, the better. It is like casting off a smelly, ragged
garment and donning a beautiful, fragrant outfit. What is there to worry about?
Concerning the
danger of love-attachment at the time of death, as indicated earlier, the
practitioner should think thus: family members, including parents, brothers,
sisters, husbands, wives and children, are temporarily gathered together in
this life as a result of previous causes and conditions, such as karmic debts
or love and hatred, accumulated from time immemorial. When these causes and
conditions come to an end, we all part and go our separate ways. If we truly
care for them, we should endeavor to be reborn in the Pure Land, so as to be
able to save everyone, friend and foe alike. Although we may have attachments
to family and friends, when death approaches, there is nothing we can bring
along or do, as even our very body disintegrates and returns to dust. If we
harbor thoughts of attachment and love, not only will we fail to achieve
rebirth in the Pure Land we will not escape the endless cycle of Birth and
Death.
The practitioner should ponder and clearly
recall the Three Doubts and Four Narrow Passes to prepare himself. His mind will then be calm and undisturbed
at the time of death.
Comments
Post a Comment