Chớ Để
Mất Phần Nhập Phẩm
Người
tu khi niệm Phật phát nguyện cầu sanh về Tây Phương, nơi ao thất bảo ở cõi Cực
Lạc liền mọc lên một hoa sen.
Nếu cứ tiếp tục niệm không gián đoạn, thì hoa sen ấy lần lần to
lớn mãi lên. Trái lại tự nhiên hoa cũng héo tàn. Chừng nào phát tâm tinh tấn trở
lại, sẽ có một hoa sen khác hóa hiện. Hoa sen đó do sức tu niệm của hành giả
hiện thành, tùy nơi công hạnh cao thấp mà có hơn kém, chia thành chín phẩm, từ
Hạ Phẩm Hạ Sanh lên đến Thượng Phẩm Thượng Sanh. Tuy nói khái ước có chín phẩm,
nhưng vì công hạnh của người tu rất khác biệt, nên thật ra trong ấy bao hàm đến vô lượng phẩm. Chẳng hạn như trong
xã hội đại khái có ba giai cấp: quyền quý, trung lưu và bần khổ; nhưng thật ra
trong mỗi giai cấp đều có nhiều thứ bậc hơn kém khác nhau. Phẩm sen ở Cực Lạc cũng
như thế.
Tu Tịnh Độ tùy nơi căn cơ và hoàn cảnh nên công hạnh của mỗi
người thành ra sai biệt. Có những vị mỗi ngày niệm tới số trăm, số ngàn, lên
đến số nhiều muôn.
Nhưng dù bận việc bao nhiêu, ít nhứt mỗi ngày hành giả
phải có mười niệm, bằng không sẽ mất phần "nhập phẩm", nghĩa là không
được dự vào chín phẩm sen ở cõi Tây Phương.
"Nhập
phẩm" là danh từ riêng của người tu Tịnh Độ, nó gợi ý nhắc nhở hành
giả đừng quên phần niệm Phật. Mười niệm cũng gọi là Thập Niệm Pháp. Đấy là
phương thức của ngài Từ Vân sám chủ, căn cứ theo chương Hạ Phẩm Hạ Sanh của
Kinh Quán Vô Lượng Thọ mà chế ra, để dành riêng cho những người quá bận về công
việc nước hay nhà có thể niệm Phật và vãng sanh Cực Lạc.
Phương pháp này gồm có mười niệm, mỗi niệm là một hơi
thở, mật ý đi về chỗ "mượn hơi nhiếp tâm."
Người hơi dài có thể mỗi hơi niệm mười mấy câu, kẻ hơi ngắn chỉ
bảy, tám câu cũng được. Cứ mỗi hơi niệm
Phật gọi là một niệm, mười hơi là mười niệm. Sau khi niệm xong mười hơi,
tiếp tục đọc bài kệ hồi hướng:
Nguyện
sanh Tây Phương cõi Tịnh Độ.
Mẹ cha là chín phẩm sen lành.
Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh.
Độ khắp tất cả loài hàm thức.
Nguyện
xong, lễ Phật ba lạy rồi lui ra.
Phương pháp này phát xuất bởi lòng từ bi vô lượng của Phật, Tổ,
dù người đa đoan công việc thế mấy, cũng có thể thật hành để bước lên đường
giải thoát.
Về chỗ niệm Phật mười hơi, có điểm cần chú ý là cứ để tự nhiên
đừng kéo dài hoặc rút ngắn. Nếu chẳng
thế tất sẽ mang chứng bịnh "thương khí." Trung Luân pháp sư khi
đến Bắc Bình giảng đạo, một hôm có ông lão đến nói: "Tại tôi niệm Phật,
nên bây giờ sanh chứng lãng tai và đôi khi không nghe chi hết." Pháp sư
hỏi duyên cớ, ông lão đáp: "Có vị đại đức bí mật truyền cho tôi một phương
pháp niệm Phật. Vị ấy bảo:
"Phép niệm mười hơi, hiện tại các hòa thượng, thượng
tọa không ai biết cả, bởi trong ấy có một khẩu quyết mà bây giờ đã thất
truyền."
Tôi thành khẩn cầu pháp, vị đó dạy mỗi hơi phải niệm suốt một
tràng chuỗi, gồm một trăm lẻ tám câu. Tôi
y theo lời, cố gắng thật hành, và lỗ tai sanh ra lùng bùng rồi lãng điếc từ khi
ấy. Vậy chẳng biết phương pháp niệm như thế có đúng lời Phật dạy
chăng?"
Ngài Trung Luân nghe xong bác bỏ, trách vị đại đức kia
đem pháp Phật biến thành pháp ngoại đạo, diễn nên kết quả hại người. Rồi
Ngài từ từ đem nguyên lý Thập Niệm Pháp giảng cho ông lão nghe.
Đây là một câu chuyện mà người
niệm Phật phải lưu tâm, để rút lấy phần kinh nghiệm.
Let Us Not Lose our Place within the
Lotus Grades
When a
practitioner recites the Buddha's name seeking rebirth in the Pure Land, a
lotus blossom grows there, in the Seven-Jewelled Pond. If he perseveres in his
efforts without interruption, the lotus blossom will continue to grow.
Otherwise, it will, of itself, wither and die. If the practitioner later
resumes recitation, becoming diligent once more, another lotus blossom appears.
The flowers come into being as a consequence of the practitioner's power of
cultivation and vary according to his deeds. There are nine grades of lotus
blossoms, corresponding to the nine grades of rebirth, from low to high (Meditation Sutra). These grades, in turn, comprise an
infinite number of subgrades.
Pure land practice
differs with each cultivator, as such practice depends on his capacities and
circumstances. There are some cultivators who utter the Buddha's name from a
few hundred to tens of thousands of times each day. However, regardless of how
busy a cultivator may be, he should practice at least ten recitations per day.
"Ten recitations" refers to the Ten
Recitations method taught by a well-known Master, which is based on the lowest
grade of rebirth described in the Meditation Sutra. It
is reserved specifically for those who are busy with mundane activities, so
that they, too can practice Buddha Recitation and achieve rebirth in the Pure
Land. The method consists of uttering Amitabha Buddha's name approximately ten
times each time one inhales or exhales. The real intent behind this practice is
to use the breath to concentrate the mind. Depending on the cultivator's breath
span, he may recite more than ten utterances or fewer. After ten
inhalations/exhalations (or some fifty to one hundred utterances in total) the cultivator may
proceed to recite the Transference of Merit stanza:
I vow to be reborn in the Western Pure
Land,
The nine lotus grades are my parents.
As the lotus flowers bloom, I will see Buddha Amitabha and reach
No-Birth,
Liberating all sentient beings ...
After
reciting the stanza, the practitioner bows to the Buddhas three times before
retiring. This practice has its roots in the boundless compassion of Buddha
Sakyamuni and the Patriarchs. However busy a practitioner is, he can engage in
this method and step onto the path of liberation.
There is one
caveat about the Ten Recitations method. While inhaling and exhaling, the
practitioner should recite the number of utterances with which he feels most
comfortable, without trying to lengthen or shorten his normal breath span.
Otherwise he might develop a respiratory ailment.
On one of
his lecture tours, a respected Chinese Master was told by an elderly layman,
"It is because of Buddha Recitation that I have become hard of hearing,
and at times cannot hear anything." When the Master inquired further, the
old man said, "A junior monk once secretly transmitted a method of Buddha
Recitation to me. He said that 'nowadays, high-ranking Masters do not really
know the Ten Recitations method because there is a little known oral tradition
within the method which is now lost.' I sincerely sought his guidance and he
taught me to recite the Buddha's name one hundred and eight times with each
breath (corresponding
to the number of beads in a long rosary). I did as I was told, exerting myself until
I began to hear a continuous, rumbling noise. My hearing loss dates from that
time. Please, tell me whether or not such a method is in keeping with the
Buddhas' teaching."
The Elder Master,
hearing this, immediately rejected what the young monk had taught, blaming him
for subverting the Dharma and converting it into an externalist practice
detrimental to health. The Elder Master then gradually taught the layman the
Buddhist method of Ten Recitations.
Pure Land cultivators should pay heed and
learn from this anecdote.
Comments
Post a Comment