Cách
Thức Trợ-Niệm
Người bịnh từ khi đau nặng cho đến lúc sắp tắt hơi, thân nhơn
quyến thuộc phải bình tĩnh đừng khóc lóc. Có kẻ tuy không khóc nhưng lại lộ nét
bi thương sầu thảm, đó cũng là điều không nên. Bởi lúc bấy giờ, bịnh nhơn đã đi
đến ngã rẽ phân chia giữa quỷ, người, phàm, Thánh, sự khẩn yếu nguy hiểu khác
thường, như ngàn cân treo dưới sợi tóc. Khi ấy duy nhứt tâm trợ niệm Phật hiệu
là điều thiết yếu. Người dù có chí
nguyện vãng sanh, mà bị quyến thuộc thương khóc làm cho khơi động niệm tình ái,
tất phải bị đọa lạc luân hồi, công tu cũng đành luống uổng!
Lại khi bịnh nhơn gần qua đời, tự họ muốn tắm gội, thay y phục
hay đổi chỗ nằm, thì có thể thuận theo, song phải nhẹ nhàng cẩn thận mà làm.
Như họ không chịu, hoặc á khẩu không nói được, rất không nên miễn cưỡng mà làm.
Bởi người sắp chết thân thể thường đau nhức, nếu ép di động, đổi chỗ nằm hoặc
tắm rửa, thay y phục, thì bịnh nhơn càng đau đớn thêm. Nhiều người tu hành phát
nguyện cầu về Cực Lạc, nhưng khi lâm chung vì bị quyến thuộc di động nhiễu
loạn, phá hoại chánh niệm, nên không được vãng sanh, việc này xảy ra rất thường.
Hoặc kẻ mạng chung có thể sanh về cõi lành, nhưng bị người khác không biết, xúc
chạm thân thể, sửa đổi tay chân làm cho đau đớn, nên sanh lòng giận tức. Do một
niệm đó, liền đọa vào đường ác, làm rồng, rắn, cọp, beo, hoặc các loài độc
khác. Như
vua A Xà Thế tu nhiều phước lành, khi lâm chung bị người hầu cận ngủ gục làm
rớt cây quạt trên mặt, nên giận chết đọa làm rắn mãng xà. Gương này không nên
răn sợ ư!
Người bịnh khi lâm chung hoặc ngồi, hoặc nằm, đều tùy tiện, chớ
nên gắng gượng. Nếu cảm thấy suy nhược chỉ có thể nằm, mà muốn xem cho ra vẻ,
gắng gượng ngồi dậy, là điều nguy hại không nên. Hoặc theo lẽ, phải nằm nghiêng
bên mặt hướng về Tây, nhưng vì thân thể đau nhức phải nằm ngửa, hay nằm nghiêng
bên trái hướng về Ðông, cũng cứ để tự nhiên chớ nên gắng gượng. Đây là chính
bịnh nhơn phải hiểu như thế mà tự xử sự. Còn người thân thuộc cũng phải hiểu lẽ
này, chẳng nên cầu danh, bắt người bịnh nằm nghiêng bên mặt hướng về Tây, hay
đỡ dậy, mặc áo tràng, sửa ngồi kiết dà. Đâu
biết rằng chỉ vì cầu chút hư danh, mà khiến cho người chết phải đọa tam đồ,
chịu vô lượng sự khổ!
Lúc bịnh nhơn sắp mãn phần, sự trợ niệm là điều rất cần thiết.
Bởi khi ấy, người bịnh từ tinh thần đến thể chất đều yếu kém mê mờ, khó bề tự
chủ. Đừng
nói kẻ bình nhựt chưa tu không giữ nổi câu niệm Phật được lâu bền; mà người
bình nhựt lấy câu niệm Phật làm thường khóa, nếu không nhờ sức trợ niệm cũng
khó mong đắc lực. Cách thức trợ niệm phải y theo những điều kiện như ở dưới đây:
1. Thỉnh tượng Phật Di Đà tiếp dẫn để trước
bịnh nhơn khiến cho họ trông thấy. Cắm một bình hoa tươi và đốt lò
hương nhẹ, khói thơm vừa thoảng để dẫn khởi chánh niệm cho bịnh nhơn. Nên nhớ
khói chỉ nhẹ thôi, đừng để nhiều vì e ngột ngạt khó thở.
2.
Người trợ niệm tùy theo nhiều ít nên luân phiên mà niệm. Ít thì mỗi lần một
hoặc hai người, chia thành ba phiên. Nhiều thì mỗi phiên có thể độ sáu hay tám
người. Nên nhớ lúc ấy bịnh nhơn sức yếu rất cần thanh khí, nếu để cho người ta
vào đông, hoặc kẻ trợ niệm quá nhiều, tất làm cho người bịnh ngột ngạt xao
động, có hại hơn là có lợi. Lại, các phiên phải canh theo đồng hồ mà im lặng
luân chuyển nhau, để cho câu niệm Phật tiếp tục không gián đoạn, đừng kêu gọi. Mỗi phiên niệm lâu ước độ một giờ.
3.
Theo ngài Ấn Quang, nên niệm bốn chữ để cho bịnh nhơn dễ thâu nhận trong khi
tinh thần thể chất quá suy yếu. Nhưng ý kiến của Hoằng Nhứt đại sư, thì muốn
niệm bốn chữ hay sáu chữ, tốt hơn nên hỏi bịnh nhơn, để thuận với tập quán ưa
thích thuở bình nhựt của người bịnh, khiến cho họ có thể niệm thầm theo. Nếu trái với tập quán ưa thích, tức là phá
hoại chánh niệm của người bịnh, tất mình cũng có tội. Lại cách trợ
niệm, không nên niệm to tiếng quá, vì mình sẽ tổn hơi khó bền; không nên niệm
nhỏ quá, vì e người bịnh tinh thần lờ lạc, khó thâu nhận. Cũng chẳng nên niệm
quá mau, bởi làm cho bịnh nhơn đã không nghe nhận được rõ ràng, lại không thể
theo kịp; chẳng nên niệm quá chậm, bởi có lỗi tiếng niệm rời rạc khiến người
bịnh khó liên tục nhiếp tâm. Đại khái tiếng niệm phải không cao không thấp,
chẳng chậm chẳng mau, mỗi chữ mỗi câu đều rành rẽ rõ ràng, khiến cho câu niệm
trải qua tai đi sâu vào tâm thức của người bịnh, như thế mới đắc lực. Lại có
điều nên chú ý, khi bịnh nhơn tâm thức quá hôn trầm, niệm ở ngoài tất họ nghe
không rõ. Trong trường hợp ấy, phải kê miệng sát vào tai họ mà niệm, mới có thể
khiến cho người bịnh được minh tâm.
4.
Về pháp khí để dùng trong khi trợ niệm, thông thường nên đánh khánh. Bởi tiếng
mõ âm thanh đục, không bằng tiếng khánh trong trẻo, dễ khiến cho bịnh nhơn tâm
thần thanh tỉnh. Nhưng vấn đề đó cũng tùy, vì theo kinh nghiệm riêng, Hoằng
Nhứt đại sư đã dạy: "Những kẻ suy yếu thần kinh, rất sợ nghe tiếng khánh
và mõ nhỏ. Bởi âm thanh của mấy thứ này chát chúa đinh tai, kích thích thần
kinh khiến cho người bịnh tâm thần không an. Theo thiển ý, chỉ nên niệm suông là thỏa đáng hơn hết. Hoặc nếu có,
thì chỉ nên đánh thứ chuông mõ lớn. Những món này âm thanh hùng tráng, khiến
cho người bịnh sanh niệm nghiêm kính, thật hơn đánh khánh và mõ nhỏ nhiều. Thứ
mõ âm thanh đục cũng không nên đánh, vì làm cho bịnh nhơn tâm thần hôn trược.
Tuy nhiên, sở thích của mỗi người không đồng, tốt hơn là nên hỏi trước bịnh
nhơn. Nếu có chỗ nào không
hợp, phải tùy cơ cải biến, chớ nên cố chấp."
Trên đây là mấy điểm nên lưu ý về cách thức trợ niệm.
Conducting "Supportive Recitation"
Family members and relatives of a
dying patient should remain calm, without weeping or lamenting, from the time
he becomes gravely ill until his last moments. Some people, while not crying,
still show sorrow and emotion on their faces. This, too, should be avoided,
because, at this juncture, the dying person has reached the crossroads which
separate the living from the dead, and the mundane from the transcendental. The
critical importance and danger of this moment can be compared to standing under
a sword -- his fate is determined by a hair's breadth!
At this time, the
most important thing is to practice supportive recitation. Even though a person
may have set his mind on rebirth in the Pure Land, if family members weep and
lament, thus arousing deep-seated feelings of love-attachment, he will
certainly sink into the cycle of Birth and Death, wasting all his efforts in
cultivation!
When a patient on the verge of death
wishes to bathe, dress in different garments, or change his position or
sleeping quarters, we may comply, while exercising caution and acting in a
gentle, careful manner at all times. If the patient refuses, or cannot give his
consent because he has become mute, we certainly should not go against his
wishes. This is because the patient on the verge of death is generally in great
physical pain. If he is forced to move, bathe or change clothing, he may
experience even greater pain. There are numerous cases of cultivators who had
sought rebirth in the Pure Land but failed to achieve this goal because their
relatives moved them around, disturbing them and destroying their right
thought. This unfortunate development occurs very often.
There are also cases of individuals
who might have achieved rebirth in the higher realms. However, out of
ignorance, others made them suffer physically (by rearranging the positions of
their hands and feet, for instance), making them irritated and angry. Because
of this one thought of anger, they immediately sank into the evil realms. As an extreme example, King
Ajatasatru had earned numerous merits and blessings through cultivation.
However, at the time of death, one of his attendants dozed off and
inadvertently dropped a paper fan onto the king's face. He became so furious
that he expired on the spot -- to be reborn, it is said, as a python! This
example should serve as a warning to us all.
At the time of death, the cultivator
himself should either lie down or sit up, according to what comes naturally,
without forcing himself. If he feels weak and can only lie down, forcing
himself to sit up, for appearances' sake, is dangerous and should be discouraged.
Likewise, even though, according to Pure
Land tradition, he should lie on his right side facing west, if, because of
pain, he can only lie on his back or on his left side facing east, he should
act naturally and not force himself. The patient and his family should
understand all this and act accordingly.
Supportive recitation by family
members or Dharma friends is most necessary when a patient is on the verge of
death. This is because, at that time, he is weak in body and mind and no longer
master of himself. In such trying circumstances, not only is it difficult for
those who have not cultivated in daily life to focus on Amitabha Buddha, even
individuals who have regularly recited the Buddha's name may find it difficult
to do so in all earnestness -- unless there is supportive recitation.
Such recitation
should closely follow the guidelines set out below.
1. Respectfully place a standing Amitabha Buddha statue in
front of the patient, so that he can see it clearly. Place some fresh flowers in a
vase and burn light incense with a soft fragrance. This will help the patient
develop right thought. A reminder: the incense should not be overpowering, to
avoid choking the patient and everyone around.
2. Those who come to practice supportive recitation should
take turns ... It should be remembered that the patient, in his weakened state,
requires a lot of fresh air to breathe. If too many persons come and go or
participate in the recitation session, the patient may have difficulty
breathing and become agitated, resulting in more harm than benefit. Therefore,
participants should consult their watches and silently take turns reciting, so
that recitation can continue uninterrupted. They should not call to one another
aloud. Each session should
last about an hour.
3. According to Elder Master Yin Kuang, the short recitation
form (Amitabha Buddha) should be used, so that the patient can easily register
the name in his Alaya consciousness, at a time when both his mind and body are
very weak. However, according to another Elder Master, we should ask the
patient and use the form he prefers (short or long), to conform to his everyday
practice. In this way, the patient can silently recite along with the supportive
recitation party. To go counter to his
likes and habits may destroy his right thought and create an offense on our
part.
Furthermore, we should not practice supportive recitation in too loud a voice,
as we will expend too much energy and be unable to keep on for very long. On
the other hand, neither should we recite in too low a voice, lest the patient,
in his weakened state, be unable to register the words.
4. Generally speaking, recitation should not be too loud or
too low, too slow or too fast. Each utterance should be clear and distinct so
that it can pass through the ear and penetrate deep into the patient's Alaya
consciousness. One caveat: if the patient is too weak [or is in a coma], he
will not be able to hear "external" recitation. In such a case, we
should recite into the patient's ear. This helps the patient keep his mind
clear and steady.
With regard to percussion
instruments, it is generally better to use the small hand bell, instead of the
wooden fish gong with its bass tone. The hand bell, with its clear, limpid
sound, can help the patient develop a pure and calm mind. However, this may not
apply in all cases. For instance, an Elder Master once taught, "It is best to recite the Buddha's name by itself
without musical accompaniment, but since each person's preferences are
different, it is better to ask the patient in advance. If some details do not
suit him, we should adapt to the circumstances and not be inflexible."
The above are some pointers to keep in
mind with regard to supportive recitation.
Comments
Post a Comment