Những Mối Nghi Thông Thường Về Tịnh Độ

 

Các điều không tin, lạm dụng và kém nhận thức như trên, còn thuộc về phương diện đứng bên ngoài mà nhìn vào cửa Tịnh Độ. Nơi đây xin đề cập đến những kẻ thật ý muốn tu, hoặc đã nhập môn. Có nhiều người thật tâm muốn niệm Phật, hoặc đã từng hành trì rồi, nhưng vì sự học hiểu về giáo lý còn kém, nên khi nghe kẻ khác biện luận bài bác, liền khởi lòng nghi. Những mối nghi đó rất nhiều, nay chỉ nêu ra ba điểm phổ thông mà lắm người thường vướng phải. Mấy điểm ấy đại khái như: nghi Cực Lạc là quyền thuyết, nghi pháp môn tu chứng quá dễ, nghi mình kém duyên phước khó vãng sanh. Xin giải thích đại lược như sau:

 

1.- Có kẻ thấy trong kinh điển tả cảnh Tịnh Độ quá trang nghiêm, bỗng sanh niệm nghi rằng: - Cõi Cực Lạc là quyền tiện của Phật nói ra để cho người hâm mộ gắng tu làm lành lánh dữ, đại khái như thuyết thiên đường, hỏa ngục hay cảnh Bồng Lai, để thưởng thiện phạt ác của các giáo phái khác. Làm gì có một thế giới từ đất đai, cây cối, lầu các đều bằng thất bảo như: vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não hợp thành? Lại còn thân người bằng chất ngọc nhuyễn kim cương, hóa sanh từ hoa sen không có già bịnh chết, các thức ăn mặc trân quý đều tùy ý niệm hiện ra? Như thế toàn là những chuyện đâu đâu, xa với thật tế hiện thấy trước mắt, làm sao tin được?


Để giải thích điều này, xin đáp:

- Những ý nghĩ đó đều còn cuộc hạn theo sự nghe thấy của tai mắt phàm tình. Người muốn học Phật không nên đem trí phàm phu mà suy lường cảnh thánh. Đừng nói đâu xa, ngay ở Việt Nam ta, khi cụ Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp trở về thuật lại, nói bên ấy đèn không đốt mà cháy, xe thuyền không ngựa kéo người bơi mà tự chạy. Cụ có vịnh hai câu thi:


Bá ban xảo kế tề thiên địa.
Duy hữu tử sanh tạo hóa quyền!


Hai câu này ngụ ý khen người Pháp trăm việc hay khéo sánh bằng trời đất, duy có sự sống chết là còn thuộc quyền tạo hóa định đoạt mà thôi! Vua Tự Đức và triều thần nghe nói thế đều không tin. Đến như ông Nguyễn Tri Phương là chỗ bạn thân, cũng mỉm cười cho là cụ Phan đi xa về nói khoác. Thử hỏi: - Vua Tự Đức cùng triều thần đều tự nhận mình là người học thức, cho sự việc đó tai không nghe, mắt không thấy, vượt quá sức tưởng tượng, nên không tin. Nhưng các điều ấy quả thật không có chăng? Lấy một việc nhỏ này suy ra, ta thấy nếu đem những định kiến theo tai nghe mắt thấy và sự tưởng nghĩ phàm thường mà đo lường cảnh thánh đều thành sai lạc. Hơn nữa, nếu không có Phật A Di Đà tiếp dẫn, tại sao nhiều người niệm Phật khi sắp chết biết trước ngày giờ, thấy các cảnh tướng Tây Phương, cùng Phật, Bồ Tát hiện thân đón rước? Nếu cõi Cực Lạc là hư huyễn, tại sao có những vị tu Tịnh Độ trong lúc hiện tiền bỗng được tâm khai thấy rõ ràng cảnh Tây Phương trang nghiêm y như lời Phật nói?

Đệ tử của Phật hay người muốn học Phật mà không lấy lời Phật dạy trong kinh làm mực thước, thử hỏi còn lấy chi để làm chỗ tựa nương? Cho nên do theo Thánh Ngôn Lượng và Hiện Chứng Lượng (cách suy lường dựa theo lời Phật nói và sự hiện chứng của người tu), ta phải tin rằng những sự trang nghiêm ở Cực Lạc đều có thật.

 

2.- Có người nghe nói pháp môn Tịnh Độ hành trì giản dị mà được kết quả rất mau chóng cao siêu, thì nghi ngờ rằng: - Đâu lại có phương pháp thành Phật quá dễ dàng như thế? Bởi đường lối thường thức của các môn tu là Chỉ và Quán. Khi hạ thủ dụng công, trước tu Chỉ, kế tiếp Quán; hoặc trước tu Quán, kế tiếp Chỉ. Lần lần tiến đến "trong Quán có Chỉ, trong Chỉ có Quán." Khi tới trình độ "Chỉ Quán không hai, định huệ tịch chiếu" mới gọi là bước vào cảnh giới tự tâm. Rồi từ đó về sau, nếu mỗi đời đều tiếp tục tinh tấn tu hành, theo như trong kinh luận nói, phải trải qua một muôn đại kiếp mới lên ngôi Bất Thối Chuyển. Tại sao chỉ niệm một câu Phật hiệu, ngay trong đời này lại được vãng sanh lên ngôi Bất Thối, há chẳng phải là quá dễ dàng ư?

Đề cập đến nghi vấn nầy, chúng ta nên biết tu các pháp môn khác chỉ hoàn toàn nương nơi tự lực, cho nên phải khó. Riêng đường lối Tịnh Độ có hai năng lực, là tự tâm lực và Phật tiếp dẫn lực, nên sự thành công rất dễ. Ví như một người chân yếu, muốn tự mình lên tận đỉnh núi cao là điều rất khó. Nhưng nếu kẻ ấy được một vị đại lực sĩ khoác cánh tay phăng phăng đưa bước tiến lên, thì kết quả đăng phong nào có khó chi! Về môn Tịnh Độ cũng thế, khi ta chuyên tâm niệm Phật tức là lúc tâm lực phát triển. Niệm đến một lòng không loạn là lúc tâm lực hoàn toàn hiện bày.

Đang khi ấy nghiệp lực bị hàng phục không còn làm chướng ngại, lại được thêm Phật lực tiếp dẫn nên tuy nghiệp chưa trừ dứt, mà được vãng sanh. Khi sanh về Tây Phương rồi, sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, sự không thối chuyển cho đến khi thành Phật là một điều hiển nhiên dễ hiểu.

 

3.- Có kẻ lại nghi rằng: Cảnh Cực Lạc mầu đẹp trang nghiêm vô lượng, chẳng phải dùng ít nhân duyên căn lành phước đức mà được sanh về. Nhìn gẫm lại mình, căn lành phước đức còn sơ bạc, nghiệp chướng lại nhiều, mong gì đời này được duyên tốt vãng sanh?

- Xin kính khuyên quý vị ngàn muôn lần chớ nên nghi như thế. Bởi khi các vị lần chuỗi niệm Phật được, là căn lành phước đức đã sâu dày rồi. Thử nghĩ lại xem, trên thế gian này biết bao nhiêu kẻ không nghe được danh hiệu Phật? Biết bao nhiêu người tuy nghe hồng danh đức A Di Đà, nhưng mãi đoạt lợi tranh danh, đeo đuổi theo các điều trần nhiễm, không chịu niệm Phật? Nay các vị đã được nghe Phật pháp và chí tâm niệm Phật, há không phải là có căn lành phước đức lớn đó ư? Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật bảo Di Lặc Bồ Tát: "Nếu có chúng sanh nào nghe danh hiệu đức Phật kia, vui mừng khấp khởi, cho đến một niệm, nên biết kẻ ấy được lợi lớn, đã đầy đủ phước đức vô thượng."

Lời này đủ chứng minh: biết niệm Phật tức là đã có nhiều phước đức căn lành rồi. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục có dẫn sự tích những người phạm tội cực ác như Trương Thiện Hòa, Hùng Tuấn, Duy Cung và loài súc sanh như chim bát kha, anh võ, chí tâm niệm Phật đều được vãng sanh. Phước đức căn lành của quý vị đã vượt xa hơn những người ác và loại súc sanh kia.


Vậy cần chi phải e ngại là ngay trong đời này không được sanh về Cực Lạc!

 

Ordinary, Everyday Doubts about Pure Land

 

Above we were discussing the views of outsiders looking at the Pure Land school. Below we will take up the reservations of those who truly have the intention of cultivating or who have already started Pure Land practice.

There are some people who truly want to recite the Buddha's name or have already engaged in the practice; however, because their study and understanding of the Dharma are still wanting, they develop doubts as soon as they hear the criticisms of others. There are many such doubts; I shall only mention here three of the most common: Pure Land is really just an expedient teaching; the method is too easy; sentient beings lack conditions and merit and therefore cannot achieve rebirth in the Pure Land. What follows is a summary explanation on these points.

 

1.- Seeing the Pure Land described in overly majestic terms in the sutras, some people suddenly develop the idea that the Pure Land is merely an expedient of the Buddhas. How can there exist a world in which everything, from the ground to the trees and towers, is made of the seven jewels (gold, silver, lapis lazuli...)? Moreover, the inhabitants radiate health and tranquillity; they spring to life from lotus blossoms, free of old age, disease and death. Ethereal food and clothing appear before them according to their wishes. All these are far removed from the realities spread before our own eyes; how can we believe in them?

In reply to this I will say: all these doubts derive from the limited sights and sounds perceived by the eyes and ears of common mortals. Those who wish to study the Dharma should not assess the realms of the saints with the limited faculties of sentient beings.

Let us not talk of faraway things. In Asia, in the last century, when a certain high-ranking official returned from Europe, he reported that over there, lamps required no fire to light them, while carriages and barges moved on their own, without horses or men to pull them. He then praised Europeans for their intelligence and skills, which in hundreds of instances rivaled those of God -- only life and death remaining within the purview of the Almighty. His words were met with disbelief from the king on down to his entire court. Even the official's closest friends smiled and thought that returning from far away, he was just exaggerating!

Let us ask ourselves: the king and his entire court were all erudite and worldly. Therefore, they did not believe the official because "their ears had not heard, their eyes had not seen, their imagination could not conceive" of such occurrences. However, can we in fact say that they did not exist? Extrapolating from this small example, we can see that if we measure the realms of the saints with the fixed ideas gathered through our limited senses and imagination, everything is distorted.

Moreover, if there is no such thing as Amitabha Buddha "welcoming and escorting back" to the Pure Land, why is it that numerous people who practice Buddha Recitation know the time of their death in advance, and witness scenes of the Pure Land as well as of Amitabha Buddha and Bodhisattvas welcoming them? If the Pure Land is non-existent, why is it that there are Pure Land followers who in this very life suddenly experience an Awakening and clearly see the adorned Pure Land realm, exactly as explained in the sutras? If we who are the followers of the Buddhas or wish to study Buddhism are not guided by the teaching of the Buddhas, upon whom else can we rely?

Therefore, based on the "teachings of the Buddhas and sages" and on the "attainments of cultivators," we should believe that the adornments of the Pure Land all exist.

 

2.- Hearing that the Pure Land method is easy to practice but the results are speedy and lofty, some people develop this doubt: How can there be such an easy method leading to Buddhahood? The usual way of Buddhist cultivation centers around concentration and contemplation. When we start cultivating, we practice first concentration (samatha) then contemplation (vipasyana), or we can begin first with contemplation and follow up with concentration. We then progress to the stage where "in contemplation there is concentration, in concentration there is contemplation." Upon reaching the level of "non-dual concentration and contemplation, still-but-illuminating samadhi and wisdom," we have stepped into the realm of the Self-Nature. From then on, if we vigorously keep up with our cultivation life after life, it will take ten thousand eons before we reach the level of non-retrogression, according to the sutras and commentaries. How is it that after only a few single-minded utterances of the Buddha's name, we can be reborn in the Pure Land in this very lifetime, at the stage of non-retrogression? Is it not really too easy?

When responding to this doubt, we should realize that most other methods involve complete reliance on "self-power," and are therefore bound to be difficult. The Pure Land method characteristically involves two factors, the power of one's own mind and Amitabha Buddha's power of "welcoming and escorting." Therefore, obtaining results is extremely easy. For example, if someone with weak, hobbled feet wanted to climb a mountain unaided, it would be difficult indeed! However, if he were assisted by a great athlete who took him by the arm and climbed the mountain along with him, head held high, the result would not be that difficult to achieve.

The same is true of Pure Land. As we earnestly recite the Buddha's name, our mind-power keeps developing. When one-pointedness of mind is achieved, the mind-power manifests itself perfectly. At that point the power of our karma is subdued and is no longer a hindrance. If we add to that Amitabha Buddha's power to "welcome and escort," we will achieve rebirth in the Pure Land in spite of the fact that not all of our bad karma is extinguished.

Once reborn, our lifespan extends over innumerable eons. Non-retrogression until complete Enlightenment and Buddhahood are attained is therefore an easily understandable occurrence.

 

3.- the Land of Ultimate Bliss is so extremely lofty and beautifully adorned that we cannot rely merely on "a few good roots, blessings, virtues, causes and conditions" to achieve rebirth in that Land. Reflecting upon ourselves, we see that our good roots, merits and virtues are indeed shallow, while our bad karma and obstructions are heavy; how can we expect to attain, in this very life, conditions favorable to rebirth in the Pure Land?

I respectfully beg of you, ten million times, not to have such doubts! For, if you can finger a rosary and recite the Buddha's name, you already have deep roots of merit and virtue. Do think again. How many people are there on this very earth who lack the opportunity to hear the Buddha's name? How many, even after hearing Amitabha Buddha's name, continue to seek fame and profit, chasing after mundane dusts and refusing to recite the Buddha's name? You have now heard the Dharma and recited the Buddha's name in all sincerity. Is this not proof enough that you already have many good roots, merits and virtues?

In the Longer Amitabha Sutra, Buddha Sakyamuni said to the Bodhisattva Maitreya:

If any sentient being hears the name of Amitabha Buddha and is transported with delight even for a moment, you should know that he has received great benefit and has perfected supreme merit and virtue.

This quote should be proof enough: the very fact that a person practices Buddha Recitation shows that he already has many good roots, merits and virtues. The book, Biographies of Pure Land Sages and Saints, records the life histories of individuals who committed extremely heavy transgressions, yet achieved rebirth in the Pure Land through single-minded recitation of the Buddha's name at the time of death. Your good roots, merits and virtues far surpass those of the evil beings cited in these biographies.

Therefore, why should you have doubts about being reborn in the Pure Land in this very lifetime?

Comments

Popular posts from this blog