Vài Nguyên Nhân Của Các Chướng Duyên

 


Các bậc tiền bối trong làng tu thường bảo:


"Khi phát nguyện làm những công đức rộng lớn, hay tu hành, thường gặp nhiều chướng duyên khảo đảo thử thách."

 

Người xuất gia có bốn giai đoạn mà chướng duyên thường phát hiện là: khi cạo tóc vào chùa, lúc thọ giới, khi học kinh điển nhứt là kinh Đại Thừa, và lúc gác bỏ mọi việc để tịnh tu. Có nhiều vị đã gieo sẵn duyên lành, hoặc do sức cố gắng tinh tấn nên dễ dàng vượt qua ba giai đoạn trước, bước sang mức thứ tư. Nhưng đến khi tu hành tiến lên trình độ khá cao, tất khó tránh khỏi chướng duyên phát hiện.


Như Hư Vân thượng nhơn, một cao tăng cận đại, trong khi tinh tấn dụng công tham thiền, nghiệp chướng bỗng phát hiện làm cho ngài bị đui, điếc và câm trong ba tuần nhựt.


Duyệt qua truyện cũ, bút giả nhớ một vị họ Tô, cất am riêng ở chỗ thanh vắng tham thiền, đem một người theo giúp việc. Ban sơ ông tập ngồi từ một, hai giờ rồi lần lần tăng tiến có thể ba ngày đêm ở luôn trong định. Một độ nọ, Tô cư sĩ thiền định luôn hai mươi mốt ngày không ăn uống. Người tùy cận thấy ông ngồi quá lâu, đến gần dò xem thì hơi thở ra vào đã tuyệt, không còn thoi thóp như mấy lần trước. Y không biết đó là trạng thái sâu mầu của thiền định, lầm tưởng cư sĩ đã chết, liền đem ông đi chôn sống luôn.

Lại có một vị tăng tu Tịnh Độ, niệm Phật mỗi ngày đêm đến mười muôn câu. Do công đức niệm Phật, chỗ đất của sư đi đều hóa ra sắc vàng ròng. Một hôm có người nạn dân đến xin tá túc. Sư nhìn người ấy rồi nói riêng với thị giả: "Gã này có tướng đạo tặc, ngươi nên cho y ăn no rồi hãy bảo ra khỏi nơi đây." Ông đạo nhỏ vì lòng thương xót, thấy người kia nài nỉ mãi, lưu luyến chưa nỡ đuổi. Quả nhiên ít hôm sau, người ấy nửa đêm lén vào phòng sư, bẻ gãy chân tay giết ông chết, trộm một ít đồ trong am rồi bỏ đi luôn.


Hai trường hợp trên cổ đức bình luận cho là sức định nghiệp không thể tránh khỏi. Người tu có ba chướng là: phiền não chướng, nghiệp chướng và báo chướng, mà sức nghiệp chướng lại nặng nề nguy hiểm hơn hai thứ kia. Nhưng tại sao khi chưa tu thì chẳng có chi, đến lúc tu hành càng cao lại thường gặp nhiều chướng nạn? - Đó cũng bởi chúng ta là phàm phu thời mạt pháp, cố nhiên phần đông chướng duyên đều nặng. Nếu chúng ta nghiệp nhẹ, tất đã sanh vào thời tượng pháp hoặc chánh pháp rồi. Nhưng không phải do tu hành nên phát sanh chướng nạn, mà đó là sức chuyển nghiệp, chuyển quả báo nặng thành quả báo nhẹ, chuyển quả báo đời sau thành quả báo hiện tại. Giả sử ta có mười phần nghiệp chướng, do công đức tu nên tiêu trừ được bảy phần, còn phát hiện ra ba phần. Và đáng lẽ quả báo ấy đến sau mới trả, nhưng nhờ sức tu niệm, nên chỉ chịu quả nhẹ trong kiếp này để mau được giải thoát.


Như Giới Hiền luận sư tiền kiếp là một vị quốc vương đem binh đi đánh dẹp các nơi, tạo nghiệp sát quá nhiều, đáng lẽ đến đời này sau khi hưởng phước thừa rồi chết, sẽ phải bị đọa vào địa ngục. Nhưng nhờ Luận Sư chí tâm tu hành và hoằng dương Phật pháp, nên mỗi ngày ông bị một cơn bịnh trạng như có nhiều lưỡi gươm vô hình đâm chém trong thân. Như thế trải qua hai năm bịnh mới dứt. Do duyên đó mà luận sư tiêu được nghiệp địa ngục, sanh lên cõi Đâu Suất Đà Thiên.


Lại như ông Ngô Mao tiền nhân cũng tạo nghiệp sát, đáng lẽ phải đọa làm heo bảy kiếp cho người giết. Nhưng nhờ ông trường trai niệm Phật, nên khi thọ số mãn, bị giặc đâm bảy dao trả nghiệp xong một lần, rồi được vãng sanh về Cực Lạc. Nói tóm lại, lời tục gọi đó là trạng thái “dồn nghiệp”.

 

Tuy nhiên, không phải mỗi người tu đều bị trả quả. Có người càng tu càng có điểm tốt, càng được an thuận, không bị trở ngại chi. Đó là do vị ấy những kiếp về trước không tạo nghiệp chi quá nặng, hoặc đã từng tu niệm và có nhiều căn lành. Nhưng luận theo phần đông, đại khái nếu không gặp những chướng ngại lớn, cũng vấp phải những chướng ngại nhỏ. Ngoài những trở ngại của ngoại duyên, lại còn có ba nguyên nhân phát sanh chướng nghiệp:


1. Cứ theo tông Pháp Tướng, trong tạng thức của ta có chứa lẫn lộn những nghiệp chủng lành dữ. Khi niệm Phật hay tham thiền, ta huân tập hạt giống công đức vô lậu vào, tất các nghiệp chủng kia phải phát hiện. Ví như một khu rừng rậm nhiều thú, nếu có dân cư đến khai hoang, tất cây cối bị đốn, các loài thú đều chạy ra. Cảnh tướng và phiền não chướng duyên do nghiệp chủng phát hiện cũng thế. Đây gọi là sức phản ứng của chủng tử nghiệp.

2. Có những vị tu hành chẳng am tường giáo lý, không hiểu những tướng của nội tâm và ngoại cảnh đều như huyễn, chưa phát minh thế nào là chân và vọng, nên nhận định sai lầm. Do đó đối với cảnh duyên trong ngoài sanh niệm tham chấp, vui mừng, thương lo, sợ hãi, mà tự gây chướng nạn cho mình.

3. Lại ví như người theo họa đồ đi tìm mỏ vàng, đường sá phải trải qua non cao, vực thẳm, đồng vắng, rừng sâu, bước hành trình tất phải nhiều công phu và gian lao khổ nhọc. Nếu người ấy không vững lòng, không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, tất phải thối lui. Hoặc có khi bỏ cuộc ghé vào một cảnh tạm nào đó, hay chết giữa đường. Lộ trình tu tập cũng thế, hành giả tuy y theo kinh giáo mà thật hành, song nếu không biết tùy sức tùy hoàn cảnh nhẫn nại uyển chuyển, sự lập chí không bền lâu, tất sẽ thất bại. Chướng nạn đó cũng do chính mình gây ra.

 

Trên đây là đại lược một ít nguyên nhân của các điều chướng ngại.

 

Causes of Adversity

 

Elder Masters of the past have made this observation:


When vowing to perform lofty, virtuous deeds or to begin cultivation, the practitioner usually encounters many obstacles that test his will and challenge his endurance.

There are four stages in the lives of monks and nuns when they can usually expect to face obstacles: when cutting their hair and entering the monastery, when receiving the precepts, when studying the sutras, particularly Mahayana sutras, and when setting everything aside to devote themselves to cultivation. Some, because they have created good conditions in the past or are especially diligent and persevering, may easily pass through the first three stages to reach the fourth. However, it is difficult to avoid obstructing conditions when cultivation reaches a fairly high level.

For example, while an Elder Master of the recent past was diligently engaged in meditation, his evil karma suddenly manifested itself, making him blind, deaf and mute for three long weeks.

Reviewing accounts of the past, this author recalls the story of a layman who built a hut in a quiet, out of the way place to practice meditation. He brought along a helper to relieve him of daily chores. At the beginning, he sat in meditation for periods of one to two hours. Then he progressively increased the time, until toward the end, he could sit up to three full days and nights, remaining all the while in deep concentration. At one point, he was in samadhi for twenty-one days without food or water. The helper, noticing that the layman had been seated for such a long time, approached him and saw that his breathing had "stopped." His chest, moreover, showed no sign of movement, as it had on previous occasions. Not realizing that this was the state of profound samadhi and thinking that the layman was dead, he buried him alive.

Another case: there was a Pure Land Master who practiced assiduously, reciting the Buddha's name up to one hundred thousand times each day. Thanks to such diligence, auspicious signs would appear wherever he went. One day, a vagrant appeared, requesting permission to stay overnight at the temple. The monk glanced at the man and told his young assistant, "This man has the features of a criminal; let him eat his fill and tell him to go elsewhere." However, the novice, being compassionate, was swayed by the man's repeated supplications and did not have the heart to follow his Master's instructions. Sure enough, a few days later, the man slipped furtively into the master's room in the middle of the night, broke his arms and legs and killed him. He then stole a few things from the temple and disappeared.

The ancients have commented that such occurrences are the result of "fixed karma" and are virtually unavoidable. Cultivators usually face three types of obstacles -- the Obstacle of Afflictions, the Obstacle of Karma and the Obstacle of Retribution -with the Obstacle of Karma being the most dangerous. Yet, nothing usually happens when the practitioner first begins to cultivate, while the deeper his cultivation, the more obstacles he is bound to encounter.

Why is this so?

It is because as common people living in the Dharma-Ending Age, most of us, naturally, have heavy obstructing conditions. If not, we would have been reborn in the Dharma Semblance Age or the Perfect Dharma Age. However, it is not cultivation that gives rise to obstacles but rather a phenomenon known as "reshuffling of karma." Heavy karma is commuted into light karma, future karma is "reshuffled" into current karma. Let us suppose that we have ten parts of bad karma but that through cultivation we manage to eradicate seven parts, so that only three parts remain. Instead of having to repay that karma in the future, thanks to our cultivation we may only have to endure light retribution in this very life, and thus be free to attain liberation swiftly.

For example, in one of his previous lives, an Elder Precept Master had been a monarch, who had waged many wars to conquer neighboring kingdoms. Having committed such great karma of killing, he was destined to descend into the hells once his residual merits were exhausted. However, thanks to the Master's earnest cultivation and propagation of the Dharma, his evil karma was commuted into daily bouts of seizures, which made him feel as though many invisible swords were stabbing and slashing his body. This went on for two years before the disease disappeared.

Buddhist treatises also mention the case of a layman who had also committed the karma of killing and was due to suffer rebirth as a hog for seven lifetimes. However, thanks to the fact that he was a vegetarian diligently practicing Buddha Recitation, he was, in his old age, stabbed seven times and killed by marauding soldiers. Thus he repaid his evil karma all at once. In summary, these occurrences are commonly referred to as the state of "bunching together of karma."

However, this does not mean that all cultivators have to suffer retribution for their past karma. In some cases, the more they practice, the more they witness auspicious signs and the more they are at peace and in harmony, with no obstacles in their way. This is because these practitioners did not commit very heavy transgressions in their past lives, or else they have already cultivated for some time and possess many good roots. The majority of practitioners, however, are likely to stumble over some obstacles, major or minor.

Apart from the obstacles caused by external factors, there are three other causes of karmic obstructions:

According to the Mind-Only School, various evil and wholesome karmic seeds are stored randomly in our Alaya consciousness. When we recite the Buddha's name or meditate, we accumulate the seeds of transcendental virtue, and therefore, evil karmic seeds have to emerge. For example, if a dense forest full of wild beasts is cleared for habitation, trees and shrubs are cut down, causing these beasts to flee out of the forest. The development of afflictions and obstacles from evil karmic seeds is similar. This is called "the reaction of evil karmic seeds."

There are cultivators who practice without fully understanding the Dharma, not realizing that the manifestations of the mind and the environment are illusory nor discovering what is true and what is false. They therefore have wrong views. Because of this, they develop thoughts of attachment, happiness, love, worry and fear, creating obstacles for themselves when they are faced with objects and conditions within themselves or in the outside world.

Take the case of a man who follows a map hoping to find a gold mine. The path that he takes crosses high mountains, deep ravines, empty open stretches and dense forests, an itinerary naturally requiring much labor, hardship and adversity. If his mind is not steady, and he does not adapt himself to the circumstances and his own strength, he is bound to retrogress. Alternatively, he may abandon his search, stop at some temporary location, or even lose his life an route. The path of cultivation is the same. 

Although the practitioner may follow the sutras, if he is not flexible and patient, ready to change according to his own strength and circumstances, and if his determination is weak, he will certainly fail. This obstacle, in the end, is created by himself alone.

The above summarizes some of the causes of the obstructions faced by cultivators.


13. The White Whisk Hand and Eye



The Sutra says: “For getting rid of evil obstacles and difficulties, use the White Whisk
                          Hand.”



The Mantra: Mwo mwo.

The True Words: Nan. Bwo now mi ning. Pe ye wa di
                           Mwo he ye re. Ye mwo he ning. Sa wa he. 



The verse:


With karma of past killing heavy as a mountain,
You wish to practice the Sagely Way, but obstacles are unbounded.
How fortunate to have the Great compassion White Whisk Hand.
Again sweep lightly, and again so that piled-up hardships vanish.




13) Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp



Kinh nói rằng: “Nếu muốn trừ những chướng nạn ác bên thân, nên cầu nơi Tay cầm cây        
                      Phất-Trần.”         
                     

Thần-chú rằng: Mạ Mạ [34]
Chơn-ngôn rằng: Án-- bát na di nảnh, bà nga phạ đế, mô hạ dã nhá,
                                 nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ.


Kệ tụng:

Túc thế sát nghiệp trọng như sơn
Dục tu thánh đạo chướng vô biên
Hạnh hữu đại bi bạch phất thủ
Khinh tảo số số chúng nan quyên


[

Từ vô-luợng kiếp đến nay, Ta đã tạo “nghiệp-sát”, nên tội trọng nặng như núi,
Nay muốn tu “thánh đạo”, lại bị vô-biên nghiệp-chướng ngăn cản, rất khó tu hành.
Lành thay! Lành thay!!  Gặp được “Cây Phất-Trần” đại từ đại bi của Bồ-tát Quán-Thế-Âm,
Quét sạch nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước của Ta đã tạo.


]



Theo kinh “NHÂN-QỦA BA ĐỜI” thì nghiệp chướng chồng chất lên nhau thay đổi theo từng sát na sinh diệt, theo tâm niệm và hành vi  “TRONG NHIỀU KIẾP TRƯỚC”   “HIỆN TẠI” của mỗi người. Nhân nào mạnh hơn hết thì qủa đến trước, cứ thế mà nhân-qủa từng tự nói tiếp nhau liên tục không dừng.
Nếu nghiệp chướng là  “NHÂN QỦA” cố định, thì  tại sao Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân của Đức Phật, mà được đức Phật độ cho giải thoát trước tiên? Vậy có phải là do NGUYỆN-LỰC của đức phật, đã làm tiêu nghiệp chướng cho Vua Ca-Lợi rồi sao?

( KINH KIM CANG)

Cho nên, nếu qúi vị “TỤNG” thủ nhãn này là “NHÂN”, thì bồ tát sẽ dùng cây phất trần “Quét sạch nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước” của qúi vị là “QỦA”. Vì  “TÂM LỰC CỦA MÌNH”, và  “PHÁP LỰC NGUYỆN LỰC” đại từ đại bi của CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI, TỨC LÀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TRONG ĐỜI HIỆN TẠI thật sự là không thể nghĩ bàn.

(KINH ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI)

“NHÂN QỦA” cố định ( là nghiệp đã tạo “cực thiện” hay “cực ác” thì gọi là “định-báo”  vì qủa phải trả trước hết, tức  là rất mạnh, rất nhanh. CỰC-THIỆN như người vãng sanh CỰC-LẠC trong khải móng tay và CỰC-ÁC như  VUA LƯU-LY ĐƯƠNG SỐNG MÀ BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ.)

Vua Ca-Lợi trong kiếp trước, kiếp này là KIỀU-TRẦN-NHƯ
Đức Phật trong kiếp này, kiếp trước là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục bị  Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân .




ĐỊNH-BÁO

Là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười )

Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp.

Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ.

Cho nên, chư Phật có  “Tam năng” (ba việc làm được) và “tam bất năng” (ba việc không làm được).

Có ba việc làm được là :

1)       Chư Phật có thể “KHÔNG” tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp.
2)      Chư Phật có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai.
3)      Chư Phật có thể độ vô-lượng chúng-sanh.


Ba việc làm không được là :

1.        Chư Phật không thể diệt được định nghiệp của chúng-sanh.
2.       Chư Phật không thể độ những chúng-sanh vô duyên.
3.       Chư Phật không thể độ hết chúng-sanh giới.


Bởi thế, "SỨC NGƯỜI" cố nhiên là hữu hạn, nhưng "SỨC PHẬT" cũng không phải là TOÀN NĂNG.

Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.

Nếu chúng-sanh tín hướng Ðức Như-Lai, thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng có thể hóa độ được.




NHƯ VUA LƯU-LY, NẾU NGHE THEO LỜI CAN NGĂN CỦA ĐỨC PHẬT, THÌ ĐƯƠNG SỐNG KHÔNG BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ (  LÀ SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG HỀ ĐƯỢC GIÁN-ĐOẠN). 


Cho nên, “NGHIỆP LỰC THÙ HẬN” của vua lưu-ly cũng thật sự  “BẤT KHẢ TƯ NGHÌ”, cho dù “ĐỨC PHẬT” cũng không thể ngăn cản được.


Tóm lại, nếu qúi vị tu Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp” thì chuyển “ĐỊNH-NGHIỆP” thành “BẤT ĐỊNH NGHIỆP”; chuyển “VÔ DUYÊN” thành “HỮU DUYÊN” ; chuyển “CHÚNG SANH KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC”  thành “CHÚNG  SANH ĐỘ ĐƯỢC” phải không ? 


“Quét sạch tất cả nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước của qúi vị đã tạo.”



KINH LĂNG NGHIÊM
CHÚ ĐẠI-BI GIẢNG GIẢI (HT. THÍCH TUYÊN HÓA)
PHẬT HỌC TINH YẾU (HT. THÍCH THIỀN TÂM)




Kệ tụng:


Thủ nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn động tam thiên thế giới thì
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ Diêm-phù-đề




Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Ba


Mạ Mạ [34]
Án-- bát na di nảnh, bà nga phạ đế,
                               mô hạ dã nhá, nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ.

Comments

Popular posts from this blog