Tánh
Cách Trọng Yếu Của Sự Phát Nguyện
Như trên đã nói, yếu chỉ của môn Tịnh Độ là Tín, Nguyện, Hạnh.
Muốn vào cửa pháp này, trước tiên hành giả phải tin cõi Cực Lạc có thật, và đức
A Di Đà luôn luôn hộ niệm, sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào quy kính, niệm sáu
chữ hồng danh kêu gọi đến Ngài. Lòng tin như thế gọi là Tín.
Sau khi đã có lòng tin, hành giả phải phát tâm chơn thiết cầu
thoát ly cõi Ta Bà đầy khổ lụy chướng duyên, mong muốn sanh về miền Cực Lạc an
vui, sự thanh tịnh trang nghiêm vô lượng, để tu tiến hoàn thành mục đích tự độ
độ tha. Đó
gọi là Nguyện.
Và khi đã phát nguyện như thế, lại cần phải thiết thật xưng niệm
danh hiệu đức A Di Đà cho đến trình độ tâm Phật tương ưng, để được tiếp dẫn. Đây gọi là
Hạnh.
Chương trước nói "Niệm Phật phải dứt trừ lòng nghi" là
thuyết minh về Tín. Chương này giảng
luận về Nguyện. Chương kế sau tiếp tục đề cập đến phần hành trì, tức là
Hạnh. Tín, Nguyện, Hạnh còn gọi là ba món tư lương của môn Tịnh Độ. Ví
như người đi xa phải cụ bị chăn mùng thuốc men, thức ăn mặc, và tiền bạc, để có
đủ sự cần dùng khi lên đường. Người tu Tịnh Độ cũng thế, thiếu lòng tin không
thể phát Nguyện. Có Tín, Nguyện mà chẳng thật hành, tức tu phần Hạnh, chỉ là
Tín, Nguyện suông. Và nếu Hạnh đầy đủ mà thiếu sót Tín, Nguyện thì sự thật hành
đó lạc lõng, không có tiêu chuẩn, đường lối. Cho nên Tín, Nguyện, Hạnh là tư lương của kẻ đi đường xa về Cực Lạc. Đối với sự vãng
sanh, ba điều này có tánh cách liên đới nhau, thiếu một, tất không thành tựu.
Ngẫu
Ích đại sư, một bậc tôn túc về Tịnh Độ đã dạy: "Được vãng sanh cùng chăng toàn
do Tín, Nguyện có hay không, phẩm vị thấp cao, đều bởi hành trì sâu hoặc
cạn." Ngài lại bảo: "Nếu
không Tín, Nguyện, dù trì niệm câu hồng danh cho đến gió thổi không vào, mưa sa
chẳng lọt, vững chắc như tường đồng vách sắt, cũng không được vãng sanh."
Người niệm Phật tinh chuyên mà thiếu Tín, Nguyện, tùy công phu sâu cạn kết quả
chỉ được hưởng phước báo nhơn thiên, khi hết phước vẫn phải bị luân hồi như cũ.
Như tại Việt Nam ta, vào đời Hậu Lê, có một vị sư ở chùa Quang Minh, công hạnh
niệm Phật tuy sâu mà vì nguyện tâm không chí thiết, nên khi mãn phần chuyển
sanh làm một vị đế vương triều nhà Thanh bên Trung Hoa. Về sau nhà vua nhân
dùng nước giếng của chùa ấy để rửa vết chữ son ghi tiền kiếp của mình trên vai,
mới cảm khái làm mấy bài thi. Trong ấy có hai câu:
Ngã bản Tây Phương nhứt Phật tử,
Vân hà lạc tại đế vương gia?
Ý nói: Ta vốn là con của Phật A Di Đà ở Tây Phương, cớ
sao lại lạc vào nhà đế vương như thế này? Tuy vua biết kiếp trước
mình là vị sa môn niệm Phật ở chùa Quang Minh, nhưng vì trong ngôi vị đế vương,
cảnh phước lạc quá nhiều, nên cũng không tu hành được. Niệm Phật mà thiếu Tín,
Nguyện kết quả là như thế! Cho nên, xét kỹ lại lời của Ngẫu Ích đại sư, ta thấy
phẩm vị cao thấp không phải là vấn đề, mà vấn đề chính là: "Ðược vãng sanh cùng chăng." Mà muốn được vãng sanh, Tín
Nguyện là điều kiện phải có, và điểm cần yếu nhất lại là chữ “NGUYỆN”. Đại sư lại nhấn mạnh: "Nếu
Tín-Nguyện bền chắc, khi lâm chung, chỉ xưng danh hiệu mười niệm hay một niệm,
cũng quyết được vãng sanh. Trái lại, công hành trì tuy vững như vách sắt tường
đồng, mà Tín Nguyện yếu, kết quả chỉ hưởng được phước báo nhơn thiên mà
thôi." Lời này chỉ rõ: thà Tín, Nguyện bền chắc, dù phần Hạnh kém ít
cũng được vãng sanh giải thoát.
Xem
đây ta thấy, đối với người tu Tịnh Độ, tâm Nguyện chơn thiết có tánh cách trọng
yếu là dường bao!
The Importance of Vows
As indicated
earlier, the essential elements of the Pure Land method are Faith, Vows and
Practice.
To
practice this method, the cultivator should first believe that the Land of
Ultimate Bliss does exist and that Amitabha Buddha always extends his
protection, ready to welcome and guide all sentient beings who earnestly seek
his help. Such belief is called Faith.
Having
developed a mind of Faith, the practitioner should eagerly seek escape from
this Saha World full of suffering and obstructions, and rebirth in the peaceful
Land of Ultimate Bliss, filled with countless pure adornments. Once there, he
can progress in his Practice and achieve the goal of rescuing both himself and
others. This is called Vows.
Having
made such Vows, he should earnestly recite the Buddha's name to the point where
his mind and that of Amitabha Buddha are in unison -- thus achieving rebirth in
the Pure Land. This is called Practice. The previous chapter dealt with Faith. This chapter covers Vows, while the
following chapter will explain Practice.
Faith,
Vows and Practice are called the "three provisions" of the Pure Land
method. Just as travelers embarking on a distant journey must make provisions
for medicine, food, clothing and funds sufficient to cover their needs en
route, so, too, Pure Land practitioners require Faith to make firm Vows.
However, Faith and Vows are hollow without Practice. Likewise, even if Practice
is adequate, without Faith and Vows, that Practice will go astray, lacking
criteria and direction. Therefore, Faith, Vows and Practice are the
"provisions" of those returning to the Pure Land from afar.
The eminent Pure Land master Ou-I once said:
To be reborn in
the Pure Land or not depends entirely upon Faith and Vows; the grade of rebirth
depends on whether one's Practice is deep or shallow.
He
further added:
Without Faith and Vows, you cannot be reborn
in the Pure Land, even if you recite the Buddha's name to the point where
neither the blowing wind nor the falling rain can penetrate and your recitation
is as solid as a bronze wall or an iron gate.
Those who
practice Buddha Recitation assiduously but lack Faith and Vows will merely
obtain the merits and blessings of the human and celestial realms, according to
their level of cultivation. When their blessings are exhausted, they are once
again subject to Birth and Death, as exemplified in the following account.
During
the Later Lê dynasty in Vietnam, there was a certain monk at the Temple of
Light who diligently practiced Buddha Recitation, but had not vowed in earnest
to achieve rebirth in the Pure Land. After his death, so the story goes, he was
reborn as a prince in Ch'ing dynasty China. At his birth, he had certain red
spots on his shoulders pointing to his previous incarnation. A hermit summoned
to the palace prophesied that these spots would disappear only if they were
washed away with water taken from a well at the Temple. Years later, while
scrubbing the red spots with water taken from the well, the prince was moved to
compose a poem with the following lines:
I was originally a disciple of Amitabha
Buddha in the West,
Why have I now strayed into a royal household?
Although
the prince was aware of his previous life as a novice practicing Buddha
Recitation at the Temple of Light, in his high royal position, enjoying
countless blessings and pleasures, he could not, in the end, pursue his
cultivation. Such are the unhappy results of reciting the Buddha's name while
lacking Faith and Vows!
Thus,
carefully re-examining the words of Elder Master Ou-I, we can see that the real
issue is not the grade at which we will be reborn, but rather, whether we will be reborn in the Pure Land or
not. To
achieve rebirth there, both Faith and Vows are required, with Vows being the
crucial factor. The Master insisted further:
If Faith and Vows
are strong and firm, uttering the Buddha's name just ten times, or even only
once, at the time of death, will ensure rebirth in the Pure Land. On the other
hand, though our Practice may be as solid as walls of bronze or gates of iron,
if our Faith and Vows are weak, we will merely succeed in obtaining the merits
and blessings of the human and celestial realms.
This
discussion makes it quite clear: it is preferable to have firm Faith and Vows,
for even though our Practice may be deficient, we will still achieve rebirth in
the Pure Land and emancipation.
From this we can see how important true and
firm Vows are!
Comments
Post a Comment