Đối
Trị Dục Nhiễm
Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục
lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh
ghét, lường gạt giả dối... gọi là “tùy phiền não”. Ngũ dục, chỉ cho năm món
nhiễm gồm: sắc dục, tiền của, quyền danh, ăn mặc, ngủ nghỉ. Lục trần là: sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong lục trần đã thâu nhiếp ngũ dục, nhưng sở dĩ
lập riêng danh từ ngũ dục, là muốn nêu ra năm món nhiễm nặng của chúng sanh
trong cảnh lục trần. Lục trần nói với tánh cách bao quát, ngũ dục với tánh cách
đặc biệt. Nơi đây nói thêm lục trần là để chỉ cho các thứ nhiễm khác mà trong
ngũ dục không có như: thích âm nhạc ca hát, mê tiểu thuyết nhảm nhí v.v...
Khi tâm tham nhiễm ngũ dục lục trần khởi động, cách đối
trị tổng quát, là nên quán sát thuần thục bốn lý: Bất Tịnh, Khổ, Vô Thường, Vô Ngã.
1. "BẤT TỊNH" là
chỉ cho THÂN không sạch, TÂM không sạch, và CẢNH không sạch.
Thân không
sạch, là phải quán xét thân ta và người bên ngoài nhờ có lớp da che giấu, bên
trong chỉ toàn những thứ hôi tanh nhơ nhớp như: thịt, xương, máu, mủ, đờm, dãi,
phẩn, nước tiểu v.v... Đã thế mà các thứ nhơ nhớp bên trong còn bài tiết ra cửu
khiếu bên ngoài. Suy xét kỹ, sắc thân của chúng sanh không có chi đáng ưa
thích.
Tâm không
sạch, là khi tâm sanh tham nhiễm tất nó đã thành xấu xa nhơ bợn, chẳng khác chi
hồ nước trong bị cáu bùn làm bẩn đục. Hồ nước đục không thể soi bóng sắc cây
núi trời mây, tâm nhơ bợn mất hết thần thông trí huệ. Nên nhớ câu:
Biết tu hành chớ phí uổng công.
Tâm bình tịnh thần thông trí huệ!
Người đã phát nguyện bước lên đường tu, phải lập chí lần lần dứt
trừ tâm phiền não nhiễm dục từ thô đến tế.
Cảnh không
sạch, là cảnh giới cõi ngũ trược này dẫy đầy bùn đất, đá sỏi, chông gai, lại
dung chứa vô số chúng sanh từ thân đến tâm đều nhơ bợn. Cho nên cảnh Uế Độ này
không có chi đáng say mê tham luyến.
2. "KHỔ" là
chỉ cho THÂN khổ, TÂM khổ và CẢNH khổ.
Thân khổ,
là thân này đã nhơ nhớp, lại bị sự sanh già bịnh chết, nóng lạnh, đói khát, vất
vả cực nhọc chi phối, làm cho khổ sở không được tự tại an vui.
Tâm khổ,
là khi tâm ta khởi phiền não, tất bị lửa phiền não thiêu đốt, giây phiền não
trói buộc, roi phiền não đánh đuổi sai khiến, khói bụi phiền não làm tăm tối
nhiễm ô. Cho nên người nào khởi phiền não tất kẻ đó thiếu trí huệ, vì tự làm
khổ mình trước nhứt.
Cảnh khổ,
là cảnh này nắng lửa mưa dầu, chúng sanh vất vả trong cuộc mưu sinh, mỗi ngày
ta thấy trước mắt diễn đầy những hiện trạng nhọc nhằn bi thảm.
3. "VÔ THƯỜNG"
là THÂN vô thường, TÂM vô thường và CẢNH vô thường.
Thân vô
thường là thân này mau tàn tạ, dễ suy già rồi kết cuộc sẽ phải đi đến cái chết.
Người xưa đã than:
Nhớ thuở còn thơ dong ngựa trúc.
Thoát trông nay tóc điểm màu sương.
Mưu lược dõng mãnh như Văn Chủng, Ngũ Tữ Tư; sắc đẹp dễ say
người như Tây Thi, Trịnh Đán, kết cuộc:
Hồng nhan già xấu, anh hùng mất.
Đôi mắt thư sinh cũng mỏi buồn.
Tâm vô
thường, là tâm niệm chúng sanh thay đổi luôn luôn, khi thương giận, lúc vui
buồn. Những niệm ấy xét ra huyễn hư như bọt nước.
Cảnh vô
thường, là chẳng những hoàn cảnh xung quanh ta hằng đổi thay biến chuyển, mà sự
vui cũng vô thường. Món ăn dù ngon, qua cổ họng rồi thành không; cuộc sum họp
dù đầm ấm, kết cuộc cũng phải chia tan; buổi hát vui rồi sẽ vãng; quyển sách
hay, lần lượt cũng đến trang cuối cùng.
4. "VÔ NGÃ"
nghĩa là không có ta, không tự thể, tự chủ. Điều này cũng gồm có THÂN vô ngã, TÂM
vô ngã và CẢNH vô ngã.
Thân vô
ngã là thân này hư huyễn không tự chủ, ta chẳng thể làm cho nó trẻ mãi, không
già chết. Dù cho bậc thiên tiên cũng chỉ lưu trụ được sắc thân trong một thời
hạn nào thôi.
Tâm vô
ngã, chỉ cho tâm hư vọng của chúng sanh không có tự thể; như tâm tham nhiễm,
niệm buồn giận thương vui thoạt đến rồi tan, không có chi là chân thật.
Cảnh vô
ngã là cảnh giới xung quanh ta như huyễn mộng, nó không tự chủ được, và bị sự
sanh diệt chi phối. Đô thị đổi ra gò hoang, ruộng dâu hóa thành biển cả, vạn
vật luôn luôn biến chuyển trong từng giây phút, cảnh này ẩn mất, cảnh khác hiện
lên.
Khi quán xét từ thân tâm đến cảnh giới đều bất tịnh, khổ,
vô thường, vô ngã, hành giả sẽ dứt trừ được tâm tham nhiễm. Bởi chúng sanh
thiếu mất trí huệ, thường sống trong sự điên đảo, không sạch cho là sạch, khổ
cho là vui, vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, rồi sanh ra mê say đắm
nhiễm, nên đức Phật dạy phải dùng bốn pháp này để quán phá bốn sự điên đảo đó.
Chẳng hạn như phẩn uế, ta cho là thối tha nhơ nhớp, nhưng loài chó lợn vì
nghiệp mê nhiễm, thấy là thơm sạch ngon, nên đua nhau tranh giành. Sự dục nhiễm
ở nhơn gian, loài người cho là vui sạch đáng ưa thích, nhưng chư thiên cho là hôi
tanh nhơ nhớp, chẳng khác chi ta thấy loài chó ,lợn ăn đồ ô uế. Sự dục nhiễm
của chúng sanh rất si mê điên đảo đại khái là như thế, nên người tu phải cố
gắng lần lượt phá trừ.
How to Combat and Subdue Lust and
Desire
Afflictions
stemming from greed, while numerous, are all included within the defilements of
the "five desires" and the "six Dusts." From the root of
greed stem other evil afflictions, such as stinginess, envy, hate, fraud,
deceit ... known as secondary afflictions. The "five desires" refers
to the five defilements, that is, the desire for beautiful forms, wealth and
money, fame and power, exquisite food and elegant attire, rest and sleep. The "six
Dusts" are form, sound, scent, taste, touch and dharmas .
The six Dusts
encompass the five desires; however, the term "five desires was created as
a separate expression to stress the five heavy defilements of human beings in
the realm of the "six Dusts." The concept "six Dusts" is
used when speaking in general, while the expression "five desires"
refers to specific afflictions. I employ the term "six Dusts" here to
cover other defilements not included in the five desires, such as excessive
fondness for music and songs as well as infatuation with romances, novels, etc
...
When the five
desires and six Dusts flare up, the general way to counteract them is through
skillful visualization of four truths: Impurity,
Suffering, Impermanence, and No-Self.
1. Impurity
This
means that the body is impure, the mind is impure and the realm is impure. Impurity of the body
means that we should reflect on the fact that beneath the covering layers of
skin, our bodies and those of others are composed entirely of filthy, smelly
substances such as meat, bones, blood, pus, phlegm, saliva, excrement, urine,
etc. Not only that, body fluids are excreted through nine apertures (mouth,
ears, nose, anus, etc.). If we stop to think carefully, the physical body of
sentient beings is hardly worth cherishing.
Impurity
of the mind means that once the mind develops thoughts of greed, it has already
become evil and defiled, not unlike a limpid pond that has been polluted with
dirt and sludge. The dirty pond cannot reflect the images of trees, mountains,
sky, clouds; likewise, a polluted mind has lost all spiritual powers and
wisdom. Thus, we have the saying:
One who
knows how to cultivate does not waste his efforts; peaceful, still mind will
bring spiritual powers and wisdom.
Those who
are determined to tread the Way should endeavor gradually to sever the mind of
afflictions, polluted by greed in its gross and subtle aspects.
The
impure realm is the world of the Five Turbidities, full of dirt and mud, rocks and
stones, spikes and thorns, which harbors countless sentient beings defiled in
body and mind. Therefore, this impure world is not worth craving or clinging
to.
2. Suffering
This
refers to the fact that the body
undergoes suffering, the mind endures
suffering and the environment is one
of suffering. The suffering of the body means that our body is not only impure,
it is subject to birth, old age, disease and death, as well as to heat and
cold, hunger and thirst and other hardships that cause us to suffer, preventing
us from being free and happy.
The
suffering of the mind means that when the mind is afflicted, it is necessarily
consumed by the fire of afflictions, bound by the ropes of afflictions, struck,
pursued and ordered about by the whip of afflictions, defiled and obscured by
the smoke and dust of afflictions. Thus, whoever develops afflictions is
lacking in wisdom, because the first person he has caused to suffer is himself.
The
suffering of the environment means that this earth is subject to the vagaries
of the weather, scorching heat, frigid cold and pouring rain, while sentient
beings must toil and suffer day in and day out to earn a living. Tragedies
occur every day, before our very eyes.
3. Impermanence
This
means impermanence of the body, the mind and the environment. Impermanence of the body means that the body withers
rapidly, soon grows old and debilitated, ending in death. The ancients have
lamented:
Oh, that
time when we were young and would ride bamboo sticks, pretending they were
horses, In the twinkling of an eye, our hair is now spotted with the color of
frost.
What
happened to all those brave and intelligent young men and those beautiful and
enchanting women of bygone days? They ended as in the following poem:
Rosy
cheeks have faded, heroes have passed away, Young students' eyes, too, are
weary and sad.
Impermanence
of the mind means that the mind and thoughts of sentient beings are always
changing -- at times filled with love or anger, at times happy or sad. Those
thoughts, upon close scrutiny, are illusory and false, like water bubbles.
Impermanence
of the environment means that not only do our surroundings always change and
fluctuate, but happiness, too, is impermanent. Succulent food, once swallowed,
loses all taste; an emotional reunion, however sweet and joyful, ultimately
ends in separation; a delightful party soon becomes a thing of the past; a good
book, too, gradually reaches the last page.
4. No-Self
This
means that there is no self, no permanent nature per se and that we are not true masters of
ourselves. This point, too, is divided into the no-self body, the no-self mind and
the no-self environment.
The
"no-self body" means that this body is illusory, not its own master. It
cannot be kept eternally young or prevented from decaying and dying. Even gods
and "Immortals" can only postpone death for a certain period of time.
The
"no-self mind" refers to the deluded mind of sentient beings, which
has no permanent nature. For example, the mind of greed, thoughts of sadness,
anger, love and happiness suddenly arise and then disappear; there is nothing
real.
The
"no-self environment" means that our surroundings are illusory,
passive and subject to birth and decay. Cities and towns are in time replaced
by abandoned mounds, mulberry fields soon give way to the open seas, every
single thing changes and fluctuates by the second, one landscape disappears and
another takes its place.
Visualizing that
everything, from body and mind to the environment, is impure, subject to
suffering, impermanent and without self, the practitioner can rid himself of
the mind of greed. Sentient beings, lacking wisdom, always live upside down;
they mistake the impure for the pure, suffering for happiness, impermanence for
permanence, no-self for self. They then develop delusions and become degraded
and defiled. Therefore, Buddha Sakyamuni taught sentient beings the Four
Truths, to sever their delusions.
For example, the
human excrement that we consider fetid and dirty is regarded as fragrant, clean
and succulent by animals such as insects, dogs and pigs -- because of their
deluded karma. They therefore compete and struggle to gobble it up. The defiled
desires of this world are considered by humans as lovely and clean. However,
the gods and Immortals see them as foul-smelling, dirty and unclean, not unlike
the way human beings regard dogs and pigs eating filthy substances. The various
desires of sentient beings, defiled and upside down, are generally thus. The
practitioner should strive gradually to destroy them.
Comments
Post a Comment