LAM
Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo (3 lần)
Tô Rô Tô Rô [45]
Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,
tố rô tố rô dã, Tát-phạ hạ.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 108 LẦN THỦ NHÃN trở lên
như trì “Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp”chẳng hạn.)
Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát (3 lần)
Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni
Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1
Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bác ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, Án!7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.
Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha.18
Án, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu lô cu lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.
Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắc ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.
Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67.
Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.
Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.
Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.
Án! Tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta-bà ha84.
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 lần
Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni trở lên )
Nhựt-Quang Bồ-tát
Đà-ra-ni
Nam mô Bột-đà cù na mê.
Nam mô Đạt-mạ mạc ha đê.
Nam mô Tăng-già đa dạ nê.
Để chỉ bộ tất tát đốt chiêm nạp mạ.
(3 LẦN 3 LẠY)
Nguyệt-Quang Bồ-tát
Đà-ra-ni
Thâm đê đế đồ tô tra. A nhã mật đế ô đô tra. Thâm kỳ tra. Ba lại đế. Gia di nhã tra ô đô tra. Câu la đế tra kỳ ma tra. Sá-phạ hạ. (5 LẦN)
THƯỢNG
PHƯƠNG NAM
THẬP NHỊ DANH NHƯ LAI LỄ SÁM DIỆT TỘI
Đại-từ đại-bi mẫn chúng-sanh,
Đại-hỷ đại-xả tế hàm-thức,
Tướng hảo quang-minh dĩ tự-nghiêm,
Đệ-tử nhứt tâm quy-mạng lễ.
1) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Đông phương giải-thoát, chủ thế giới hư không Công đức mục tịnh vô cấu vi trần, Đẳng đoan chánh công đức tướng, Quang minh hoa ba đầu ma, diễm lưu ly quang sắc, Bảo thể hương, Tối thượng hương, Diệu cúng dường, Chủng chủng diệu thái trang nghiêm, Đảnh kế diệu tướng, Vô lượng vô biên, Nhựt Nguyệt quang minh, Nguyệt lực trang nghiêm, Biến hóa trang nghiêm, Quảng đại trang nghiêm, Pháp giới cao thắng, VÔ NHIỄM BẢO VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy)
2) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Hào tướng thù thắng như nhựt nguyệt quang minh diệm, Bảo liên hoa quang sắc thân kiên như Kim cang, Tỳ lô giá na vô chướng ngại nhãn, Viên mãn thập phương, Phóng quang phổ chiếu, Nhất thiết Phật Sát TƯỚNG VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy)
3) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Nhất thiết trang nghiêm VÔ CẤU QUANG NHƯ LAI. (1 lạy)
4) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Nam phương thế giới BIỆN TÀI ANH LẠC TƯ NIỆM NHƯ LAI. (1 lạy)
5) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương thế giới VÔ CẤU NGUYỆT TRÀNG TƯỚNG VƯƠNG DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy)
6) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Bắc phương thế giới HOA TRANG NGHIÊM TÁC QUANG MINH NHƯ LAI. (1 lạy)
7) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Đông Nam phương thế giới TÁC ĐĂNG MINH NHƯ LAI. (1 lạy)
8) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây Nam phương thế giới BẢO THƯỢNG TƯỚNG DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy)
9) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây Bắc phương thế giới VÔ ÚY QUÁN NHƯ LAI. (1 lạy)
10) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Đông Bắc phương thế giới VÔ ÚY VÔ KHIẾP MAO KHỔNG BẤT THỤ DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy)
11) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Hạ phương thế giới SƯ TỬ PHẤN TẤN CĂN NHƯ LAI. (1 lạy)
12) -NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Thượng phương thế giới KIM QUANG OAI ĐỨC TƯỚNG VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy)
(Quỳ Tụng) – Đức Phật bảo Di Lặc Bồ Tát:
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào phạm các tội Tứ trọng ngũ nghịch, Thập ác phỉ báng Tam Bảo, hàng tăng ni phạm tội Tứ khí, Bát khí, người ấy tội nặng, giả sử như đem cõi Diêm phù đề này, nghiền nát thành bụi nhỏ, mỗi hạt bụi là một kiếp tội, chỉ xưng lễ danh hiệu một vị Phật đầu tiên một lạy, thì bao nhiêu vi trần kiếp tội ấy điều được tiêu trừ. Huống chi ngày đêm đọc tụng, thọ trì, nhớ niệm không quên, kẻ đó sẽ được công đức không thể nghĩ bàn.
Lại nếu xưng lễ 12 lạy Danh hiệu của chư Phật trên đây, trong vòng 10 ngày Sám hối tất cả tội, khuyến thỉnh chư Phật trụ thế, và chuyển pháp luân, tùy hỉ tất cả công đức của tất cả chúng sinh, đem các căn lành mình tu, hồi hướng về giải thoát, hành trì như thế sẽ diệt được tất cả tội, sẽ trừ được tất cả nghiệp chướng, sẽ được trang nghiêm đầy đủ Phật độ, sẽ được đầy đủ đức vô úy, đầy đủ tướng hảo, đầy đủ hạnh Bồ Tát, quyến thuộc vây quanh, đầy đủ vô lượng tam muội, Đầy đủ cõi Phật trang nghiêm như ý, cho đến đầy đủ quả báo tốt đẹp, đáng ưa thích của quả Vô thượng bồ đề.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Nếu có thiện nam tử,
Cùng với thiện nữ nhơn,
Xưng lễ hiệu Phật trên.
Trong đời đời kiếp kiếp.
Sẽ được người yêu kính,
Tùy chỗ sanh ngôi vị,
Cao quý hơn tất cả.
Ánh sáng oai lực lớn,
Thành tựu đạo Bồ Đề.
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO (3 lần)
Cúi lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Con nay phát nguyện rộng
LỄ THẬP NHỊ DANH NHƯ LAI
THỌ TRÌ CÁC KINH CHÚ
CẬP NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát Bồ-Đề TÂM
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
(niệm mau 10 hơi)
KINH: Lúc xướng chữ A, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là Bồ Tát oai lực nhập vô sai biệt cảnh giới.
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, PHÁP GIỚI TẠNG THÂN A DI ĐÀ NHƯ LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
(Hồng-Danh Bửu-Sám)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật Biến Pháp-giới Tam-Bảo (1 lạy)
Thiên Thủ Thiên Nhãn
Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng THIỀN hạ TÂM thùy từ minh chứng (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
CHUNG
NHỨT THIẾT NHƯ LAI DANH HIỆU ĐÀ RA NI
25.-Ẩn tu lại thấy ở am mây
Lâu trượng Tay cầm kiếm qủy thần
Mật phái Lạt-ma y mão lạ
Quê xưa trúc tạng tợ xa gần.
Đây là Tiếng rơi rụng của lá cây ở cõi chư Phật.
Vạn-vật-thuyết-pháp Hữu thùy thính
Thế giới Chúng sanh vọng tưởng ngưng
Chư Phật bổn nguyên Ly văn tự
Như thị Ngã văn đại bi công.
TÔ RÔ TÔ RÔ. Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.
Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.
Nếu muốn cho tất cả loài hữu tình đói khát được no đủ mát mẻ, nên cầu nơi Tay hóa nước Cam-Lộ.
Cơ khát Hữu tình vọng thanh lương
Khô mộc trùng sinh Phóng dị quang
Phổ khánh Từ bi sâm tạo hóa
Cam-lộ-thiên-lệ Tế thập phương.
Tô Rô Tô Rô [45]
Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,
tố rô tố rô dã, Tát-phạ hạ.
UM! BÚT RUM! HÙM!
UM! BÚT RUM! HÙM!
(AUM ! BHRUM, HŪM.)
( Chữ HÙM! “Hồng” có nghĩa là “xuất sanh” —tất cả mọi thứ đều có thể được sanh ra từ chữ HÙM! “Hồng” nầy. Lại có nghĩa là “ủng hộ” —niệm chữ nầy thì liền cảm ứng chư hộ pháp thiện thần đến trợ giúp, che chở cho quý vị. Lại còn có nghĩa là “tiêu tai” —quý vị có tai nạn gì, tụng chữ nầy liền được tai qua nạn khỏi. Lại cũng có nghĩa là “thành tựu” —bất luận quý vị cầu nguyện điều gì, đều có thể được thành tựu như ý.
Án Ma Ni Bát Di Hồng
( OM MANI PADME HUM)
Tam Tạng Pháp Sư Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng vào năm 1971)
MỤC LỤC
1.- Ẩn tu nào phải cố xa đời !
6.- Ẩn tu bền chí giữ công phu
11.- Ẩn tu cửa đạo trải bao năm
16.- Ẩn tu nghĩ muốn thoát dòng mê !
21.-Ẩn tu Không có, Có mà Không !
26.-Ẩn tu được biết kiếp lâu xa
31.-Ẩn tu niệm dứt tướng vào ra
41.-Ẩn tu chợt nhớ Hổ Khê xưa !
46.-Ẩn tu lòng đạo sáng gương rằm
51.-Ẩn tu ngẫm diệu đạo Liên trì
61.-Ẩn tu tục lụy thấy muôn mầu
66.-Ẩn tu quyết chí gạt trần tình
71.-Ẩn tu tìm hỏi truyện Tây Thi
81.-Ẩn tu đàn suối cạnh triền non
86.-Ẩn tu xót cảnh đạo đời suy
91.-Ẩn tu khuyên khắp sớm hồi đầu
96.-Ẩn tu tâm PHẬT hội Tào Khê
BÀI SỐ 100
Ẩn tu tổng-yếu Tịnh môn mầu
Bí quyết đừng xa nghĩ ngợi cầu
THANH TỊNH CHÍ THÀNH trong mấy điểm
LỰC HÀNH, NGUYỆN THIẾT với TIN SÂU.
NHƯ Ý : 3 Điểm TÍN-NGUYỆN-HẠNH với sự CHÍ-THÀNH tu trì là yếu ước của môn Tịnh-Độ, Tuy nói ít song nếu dẫn ra, thì Rộng-rãi Mầu-nhiệm Vô-cùng.
Đạo NHO bảo:
“Phóng Chi Tắc Di Ư Lục Hiệp,
Quyện Chi Tắc Thoái Tàng Ư Mật.”
(Buông ra thì Đầy-cả Đất-trời,
Thâu lại mất Không-còn Hình-tướng.)
Ý nầy đâu khác chi với Đạo-Phật.
Thưa các Vị,
Tám bài cuối xin miễn giảng giải, càng nói lại càng Sai lầm, SAI VỚI ĐẠO, bởi vì đây cũng là Ý sau rốt của người TU, Bút-giả hiện chưa đi đến Địa-vị nầy như Chư Tăng Ni khác, vẫn mong sẽ đắc Ý trước khi VIÊN TỊCH.
BÀI KỆ THỨ 101
Ẩn tu niệm niệm bút sanh hoa
Thi-tứ nguồn tâm một mạch ra
Danh-tự vị nguyên là Phật-nhãn
Non Tây rực rỡ dệt hồng hà.
BÀI KỆ THỨ 102
Ẩn tu trắc trắc, lại bình bình
Niệm đạt vô-tình lẫn hữu tình
Lầu tuyết rã tan ngàn thế giới
Chân trời pháp nhãn lộ bình-minh.
BÀI KỆ THỨ 103
Ẩn tu niệm vỡ chụp pha-lê
Muôn ổn ngàn yên lặng khắp bề !
Riêng một bóng Tăng ngồi tĩnh-tọa
Lâm-viên vừa bặt tiếng sơn khê.
BÀI KỆ THỨ 104
Ẩn tu sừng-sửng cội cây khô
Một ngón Thiên Long, dứt ý-đồ
Phật tử đến thăm như hỏi đạo
A Di Đà Phật lại NAM MÔ.
BÀI KỆ THỨ 105
Ẩn tu nhơn cảnh chợt đều quên
Sáng-rỡ vầng-nga rọi trước thềm
Mùi đạo Lan-thanh riêng tự biết
Kêu mưa đã vắng giọng cưu đêm.
BÀI KỆ THỨ 105
Ẩn tu suối lặng bóng chim qua
Chim nước đều như tự tại hoà
Di Lặc trao cho xem túi vải
Dưới trên đều rỗng, giọng kha kha !!!
BÀI KỆ THỨ 107
Ẩn tu bên viện tiếng chuông dồn!
Sấm nổ Oai âm tỉnh mộng hồn
Chồn nhảy vào hang Sư tử chúa
Sư-Vương lại dạo dã hồ thôn.
BÀI KỆ THỨ 108
Ẩn tu trì niệm tháng năm qua
Đạp lối Sen thanh trở lại NHÀ
Tin-tức ngày nay vừa thấy được
Tiếng chuông Sơn tự bóng trăng tà !
TỰ-CẢM
Sáu tám nhọc-nhằn kể xiết chi,
Thăng trầm nhiều nổi chí không di.
Mài giũa cho thành ra ngọc quý,
Mới hay châu nọ thiệt “Ma-ni”.
Một niệm công-thuần hai bốn chẵn,
Cõi tạm khứ-hồi mấy kẻ tri!
Khỉ đến, mèo kêu, ba chuột chạy,
Trần-duyên vĩnh dứt, đoạn sầu bi.
Sáu tám năm qua việc đáng kinh,
Thăng-trầm vùi-dập, lắm tai-tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù-sinh tạm múa hình.
Hai bốn năm ròng chuyên NHỨT-NIỆM,
DI-ĐÀ sáu chữ phóng quang-minh.
Hôm qua tin-tức trời TÂY báo,
GIỜ MẸO MAI ĐÂY TẠ THẾ TÌNH.
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-Di.
TA ĐI ĐÂY – ĐẠI CHÚNG NÊN BẢO TRỌNG
Ðại-sư hưởng thọ tuổi đời 68, tăng-lạp 48.
ẨN TU NGẪU VỊNH
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
Vào đêm RẰM, ngày 15/5/1989 Âm lịch (nhằm ngày KỶ DẬU, tháng CANH NGỌ, năm KỶ TỴ), sau thời khóa, HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM bỗng ngẫu cảm viết luôn một mạch 108 BÀI VỊNH, mỗi bài 4 câu, trong ấy nói lược qua thời gian NHẬP THẤT trải qua, lấy đề mục là ẨN TU NGẪU VỊNH.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa Quý-vị !
Cách đây ít lâu, một hôm tôi sang vấn an sức khỏe thầy tôi bảo, đêm RẰM vừa rồi sau thời khóa, THẦY bỗng ngẫu cảm viết luôn một mạch 108 BÀI VỊNH, mỗi bài 4 câu, trong ấy nói lược qua thời gian NHẬP THẤT trải qua, lấy đề mục là ẨN TU.
Sau đó, thầy có chỉnh đốn lại đôi chút, nay nhân tiện đọc cho con nghe. Sau khi nghe xong, tôi xin phép ghi lại và muốn chuyển đọc cho các phật tử đến thăm nghe biết.
Thầy dạy: “ Điều ấy không nên vì người tu trong một lúc nào đó Tâm Thanh tịnh, bỗng nảy ra nhiều ý kiến cao siêu mới lạ nhưng phải liền gạt bỏ qua, nếu cứ ghi nhớ ý kiến hay ấy, tất Thành ra SỞ TRI CHƯỚNG, bởi Chân-Tâm là thể VÔ TRI LINH TRI, tuy không biết mà biết tất cả hoặc ngay khi trong lúc tâm thanh tịnh đó, hành giả có thể viết ra cả ngàn bài tụng một cách dễ dàng, song nếu chấp lấy danh từ cứ ưa viết mãi trong TÔNG MÔN gọi là thiền bịnh, giả lại cảnh giới người tu chỉ có người tu mới thấu đáo.”
Nên Thiền Quyển có câu:
“Gặp hàng kiếm khách nên trình kiếm,
chẳng phải thi nhân chứ nói thi.”
Nếu con đọc ra, sợ e kẻ nói một đằng người nghĩ một nẻo, rồi thành ra việc thị phi mà thôi. Tôi thưa, con thấy trong QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ ngài TÔNG BẢN khi ẩn trong núi có vịnh 100 bài thi gọi là “SƠN CƯ BÁCH VỊNH” việc ấy như thế nào?”
Thầy tôi đáp: So sánh sao được với TÔNG BẢN ĐẠI SƯ, ngài là một bậc đại ngộ đã vượt con đường muôn dặm về đến quê nhà, còn thầy thì chỉ mới tập tễnh đi một vài bước. Ngài ví như người sáng mắt thấy toàn thể con HƯƠNG TƯỢNG, còn thầy ví như người mù rờ VOI, nói ra dẽ lạc lầm.
Câu chuyện đến đó rồi cũng tạm trôi qua, tuy nhiên có 5 , 3 PHẬT TỬ đến viếng thăm Than Thở Đã lâu lắm rồi không gặp mặt HÒA THƯỢNG, lại không nghe được lời nhắc nhở, trong tình thế đáng thương ấy, tôi có lén thầy trích đọc ra một vài đoạn, để an ủi họ.
Nay gần tới ngày CHUNG THẤT của THÂN MẪU bổn sư, tôi lại cố gắng một lần thứ ba xin thưa thêm. Bạch thầy: Thầy nói cuộc đời của thầy là ẨN TU, ít hôm nữa là đến ngày chung thất cũng là ngày cuối cùng làm LỄ TRUY TIẾN bà về cõi Phật, con xin phép đọc mấy bài hôm trước cũng như thay lời tâm sự để GIÁC LINH bà thông cảm cảnh đời ẨN TU của thầy.
Thầy im lặng ý không muốn chấp nhận, nhưng cũng không nỡ Phủ Nhận lời xin của hàng đệ tử đã vì thân mẫu mình.
Tôi nghĩ thầy im lặng tức là tùy ý tùy duyên, nên hôm nay là cơ cảm để thầy có dịp tâm sự với Mẫu-Thân một lần sau rốt. Và đây xin đọc bài thứ nhất.
Tỳ-kheo-ni thích nữ PHƯƠNG LIÊN
MỤC LỤC
42 THỦ NHÃN ẤN PHÁP
Tuần Thứ 1. Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 2. Quyến-Sách Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 3. Bảo-Bát Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 4. Bảo-Kiếm Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 5. Bạt-Chiết-La Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 6. Kim-Cang-Xử Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 7. Thí-Vô-Úy Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 8. Nhật-Tinh-Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 9. Nguyệt-Tinh Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 10. Bảo-Cung Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 11. Bảo-Tiễn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 12. Dương-Chi Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 13. Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 14. Hồ-Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 15. Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 16. Phủ-Việt Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 17. Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 18. Bạch-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 19. Thanh-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 20. Bảo-Cảnh Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 21. Tử-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 22. Bảo-Kiếp Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 23. Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 24. Quân-Trì Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 25. Hồng-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 26. Bảo-Kích Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 27. Bảo-Loa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 28. Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 29. Sổ-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 30. Bảo-Đạc Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 31. Bảo-Ấn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 32. Cu-Thi-Thiết-Câu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 33. Tích-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 34. Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 35. Chưởng-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 36. Hóa-Cung-Điện Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 37. Bảo-Kinh Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 38. Bất-Thối-Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 39. Đảnh-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn ấn pháp
Tuần Thứ 40. Bồ-Đào Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 41. Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ CỨU CÁNH KIÊN CỐ
ĐẠI BẠCH TÁN CÁI THẦN CHÚ
Thu nhiếp tâm ý gọi là GIỚI, nhân giới phát ĐỊNH lực, nhân định có trí HUỆ.
Nếu có tập khí các đời trước không thể diệt trừ,
ông dạy người đó nên nhất tâm tụng thần chú của ta:
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
ĐÀ RA NI CHÚ
ĐÁC ĐIỆC THA.
ÁN, A NA LỆ, TỲ XÁ ĐỀ, BỆ RA, BẠT XÀ-RA, ĐÀ RỊ, BÀN ĐÀ BÀN ĐÀ NỂ, BẠT XÀ-RA BÁN NI PHẤN. HỔ HỒNG ĐÔ LÔ UNG PHẤN, TA BÀ-HA.
NGHI THỨC MẬT TÔNG
I. - PHẦN LỄ BÁI
( Trước tiên rửa tay, rửa mặt, lễ phục nghiêm-chỉnh. Khi đến nơi lễ tụng, Hành-giả dùng ẤN KIẾT TƯỜNG, tay trái ngón cái nắm co đầu ngón vô danh, vẽ và tưởng chữ LAM.
sắc trắng trong lòng tay mặt 3 lần. Rồi tay mặt cũng kiết ấn vẽ vào lòng tay trái y như vậy. Kế tiếp đốt hương rồi bước lui đứng chấp tay trước bàn Phật, đọc bài kệ tán)
Pháp vương vô-thượng tôn
Tam-giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo-sư
Tứ-sanh chi từ-phụ
Ư nhứt niệm quy-y
Năng diệt tam-kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán-thán
Ức kiếp mạc năng tận.
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo-tràng như Ðế-châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
(Hành giả có thể đọc bài kệ tán khác mà mình thích)
PHỔ LỄ CHƠN NGÔN
ÁN ! PHẠ NHỰT RA VẬT
(7 lần)
( Trong khi tụng chú, kiết ẤN KIM CANG HIỆP CHƯỞNG để trên đầu, chấp hai tay lại ngón so le, hữu áp tả. Theo Mật-giáo, nên tưởng mình hiện thân khắp pháp-hội 10 phương, lễ kính chư PHẬT. Xong xả ấn ngay nơi đảnh.)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trụ Tam-Bảo. (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi bi tiếp dẫn đạo sư A-Di Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)
II.- PHẦN TRÌ CHÚ NIỆM PHẬT
( Ngồi kiết già hoặc bán già trước bàn Phật. Tịnh tâm trong giây phút, rồi Tưởng chữ "LAM" sắc Trắng trên đầu, phóng ánh sáng Đỏ.)
PHỔ THANH TỊNH CHÂN NGÔN
UM! SOA PHẠ VA SUÝT ĐA, SẠT VA ĐẠT MA,
SOA PHẠ VA SUÝT ĐA HÀM.
UM! LAM LAM LAM.
(7 lần)
đủ vô lượng pháp môn. Là mẹ của tất cả Chơn ngôn. Tất cả đức Như Lai đều nhờ quán tưởng chữ này mà được thành Phật.
(Khi tụng chú này, kiết Chuẩn Đề biệt ấn. Cả hai tay, ngón cái nắm co ba ngón: trỏ, vô danh và út. Kế hiệp hai lại, hai ngón giữa dụm đầu nhau dựng đứng. Tụng xong xả ấn nơi đảnh.
Đây là phối hợp chú Tịnh tam nghiệp và Tịnh pháp giới. Chân ngôn này có công năng khiến cho bên trong: thân, khẩu, ý, y phục, bên ngoài từ chỗ ở của mình đến hoàn cảnh rộng xa đều thanh tịnh. Do chú này, tội chướng đều được tiêu trừ, có thể thành tựu các việc thù thắng.)
Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo (3 lần)
Hương thơm giăng bủa
Thánh đức tỏ tường
Bồ đề tâm khó suy lường
Tùy chỗ phóng hào quang
Lành tốt phi thường
Dâng cúng Đại-từ vương.
Nam mô Hương-Cúng-Dường Bồ Tát (3 lần)
Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)
Kính lạy Quán âm chủ Đại bi
Sức nguyện rộng sâu thân tướng đẹp
Ngàn mắt quang minh khắp chiếu soi
Ngàn tay trang nghiêm khắp nâng đỡ
Nơi tâm vô vi khởi lòng bi
Trong thể chân thật tuyên lời mật
Mau cho đầy đủ những mong cầu
Hay khiến dứt trừ nhiều tội nghiệp
Thiên long các thánh đồng từ hộ
Trăm ngàn tam muội đã huân tu
Thân thọ trì là quang minh tràng
Tâm thọ trì là thần thông tạng
Rửa sạch trần lao khơi bể nguyện
Mở môn phương tiện đến Bồ đề
Nay con khen ngợi thệ qui y
Nguyện chỗ mong cầu được thành tựu.
1) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau biết tất cả pháp.
2) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
3) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau độ các chúng sanh.
4) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
5) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.
6) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được qua biển khổ.
7) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau được giới định đạo.
8) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
9) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau về nhà vô vi.
10) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu diệt.
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu La,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sanh,
Súc sanh tự được trí huệ lớn".
Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát
Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni
Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1
Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bác ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, Án!7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.
Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha.18
Án, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu lô cu lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.
Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắc ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.
Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67.
Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.
Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.
Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.
Án! Tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta-bà ha84.
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 lần
Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni trở lên )
Ma Ra Ma Ra [25]
Án-- phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 108 LẦN THỦ NHÃN trở lên
như trì “Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp” chẳng hạn.)
Quang, thọ khó suy lường,
Sáng lặng khắp mười phương.
Thế Tôn Vô Lượng Quang,
Cha lành cõi Liên ban.
Thần lực chẳng tư nghì,
Sống lâu A tăng kỳ.
A Di Đà Như Lai,
Tiếp dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh,
Công đức lạ trang nghiêm.
Nơi tất cả quần sanh,
Vượt lên ngôi Bất thối.
Mười phương hằng sa Phật.
Đều ngợi khen Vô Lượng.
Cho nên hôm nay con,
Nguyện sanh về An Dưỡng.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
(Kế tiếp niệm)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
( Chuyên tụng Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni cũng được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – Ký số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.
2 – Chứng số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là chứng số. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 –Chỉ quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép Quán.
4 – Tịch tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.)
III.- PHẦN PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
KINH: Lúc xướng chữ A, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là Bồ Tát oai lực nhập vô sai biệt cảnh giới.)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
Hộ-Pháp Vi- Đà Tôn-Thiên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
CHUNG
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ KINH HOA NGHIÊM, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Năm Mùi non-nước một màu Tân,
Cánh én, cành mai đón chúa Xuân.
Đức mõng đã cam bề ẩn-dật,
Tài sơ vui với đạo thanh-bần.
Xin tu theo Phật môn huyền-diệu,
Chớ nghĩ phàm tăng chốn bạch-vân.
Nếu có túc-duyên rồi sẽ gặp,
Đừng lên mâu thất bận xa-gần.
(Năm Tân-Mùi 1990 được gởi ra từ trong tịnh-thất cho một Phật-tử ở phương-xa về thăm)
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
1. TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”,
“ CHƠN TÂM BỔN TÁNH” của mình không sanh không diệt, mười pháp giới, dù là Phật hay súc sanh, dù là CỰC LẠC hay TA BÀ… cũng có cùng một CHƠN TÂM này. Vì “CHƠN TÂM” vô ngã (NHÂN VÔ NGÃ, PHÁP VÔ NGÃ) nên hễ duyên với pháp lành thì thành Phật, thành Bồ-tát, THÀNH CỰC LẠC… Còn duyên với pháp ác thì thành ngạ qủi, thành súc sanh, THÀNH TA BÀ…
NẾU CÕI CỰC LẠC DO “DUY TÂM” SỞ HIỆN, THÌ PHẢI CÓ ĐỦ CHÁNH BÁO (PHẬT VÀ NHÂN DÂN CỦA NGÀI) , Y BÁO ( ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, CÂY, CHIM …ĐỀU THUYẾT PHÁP). CHIM LÀ Y BÁO VÌ DO PHẬT DI ĐÀ BIẾN HÓA RA .
NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ “Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO” MÀ NÓI TỊNH ĐỘ Ở TRONG TÂM, CỰC LẠC Ở TẠI ĐÂY, TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ “CHƠN TÂM SỞ HIỆN NHƯ TRONG KINH HOA NGHIÊM, LĂNG NGHIÊM, DUY MA CẬT… ĐÃ NÓI.”
KINH A DI ĐÀ
NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Ðà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn.
Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Ðà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền.
Thị nhơn chung thời, tâm bất điên-đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Ðà Phật Cực-lạc quốc-độ.
Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn.
Nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
DIỆU HIỆP
Diệu Hiệp đại sư, người ở huyện cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai giáo quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi. Văn rằng:
“… Đức Thế Tôn thấy cõi Ta Bà có các sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, nghiệp phiền não thiêu đốt buộc ràng, nên khuyên chúng hữu tình niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc. Nhưng cách Phật lâu xa, con đường thánh đạo càng bị cỏ tranh khuất lấp. Nhiều người nghe nói: “Các pháp đều ở nơi tâm”, liền lầm nhận nghiệp vọng tưởng thuộc bóng duyên sáu trần trong thân là tâm mình. Do đó nên bảo: “Phật ở nơi đây, cõi Cực Lạc cũng ở trong ấy, không cần tìm cầu đâu xa!” Họ không biết thể huyễn bóng duyên sáu trần đó, thuộc về vọng tâm, vốn không bền chắc. Nếu tiền trần tiêu tan, vọng tâm ấy liền diệt. Như thế, làm sao có cõi Cực Lạc ở trong đó được?
Có kẻ lại miễn cưỡng bảo: “Các bậc ngộ đạo thấy tánh đều nói cõi Phật ở nơi tâm. Đã thấy tánh, lẽ đâu còn chấp bóng duyên của sáu trần nữa!” Các người ấy đâu biết rằng sự ngộ đạo thấy tánh đó, là ngộ được bản tâm chân thật, chớ không phải là vọng tâm như họ tưởng. Muốn ngộ được chân tâm ấy, phải thấu suốt tâm vọng thuộc bóng duyên sáu trần vốn ở trong huyễn thân, huyễn thân lại ở trong thế giới, và tất cả thế giới thật lành hoặc nhơ ác đều ở trong hư không. Thể hư không ấy tuy bao gồm tất cả y báo chánh báo của mười phương, rộng lớn không ngằn mé, nhưng lại ở trong chân tâm sáng suốt bất động vô cùng vô tận của ta, ví như một cụm mây nhỏ điểm lơ lửng giữa khoảng thái thanh bao la lặng lẽ. Chân tâm đã rộng lớn như thế, làm sao tất cả mười phương thế giới hoặc nhơ hoặc sạch lại không ở trong tâm? Thế thì đức Phật hoặc các bậc ngộ đạo nói các pháp ở nơi tâm, là chỉ cho chân tâm đó, chớ không phải vọng tâm thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân nầy đâu! Chân tâm ấy vượt niệm hiểu biết, lìa sự thấy nghe, dứt hẳn các tướng sanh, diệt, thêm, bớt. Tất cả thế giới gồm thân chư Phật và chúng sanh đã ở trong chân tâm đó, thì cảnh Ta Bà cùng Cực Lạc đều là tâm của ta. Cho nên các hữu tình ở trong đó tùy ý bỏ đông cầu tây, chán cõi nhơ thích cảnh sạch, dù có trước tướng, vẫn không lìa ngoài chân tâm.
Bởi thế, khi cảnh tướng đẹp của cõi Cực Lạc và đức A Di Đà hiện ra, tức từ tâm ta hiển lộ. Và khi tâm ta hiển lộ thì đức A Di Đà hiện ra. Tâm ta là tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật của tâm ta, đồng một thể không khác, nên gọi “duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà”. Cho nên khi nói duy tâm hay bản tánh, chẳng phải chỉ cho cái vọng tâm sanh diệt thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân. Và ở phương Tây chẳng phải không có cõi Cực Lạc cùng đức A Di Đà, mà nói không cần tìm cầu. Cầu đức Phật kia chính là cầu tâm mình, muốn sớm ngộ chân tâm mình, phải cầu đức Phật kia. Thế thì tại sao đời nay các nhà thức giả vừa mới biết chút ít lý thiền, những tăng sĩ nông cạn phá rối Phật pháp, không nghiên tầm sâu chân lý để ngộ cảnh tức là tâm? Mà trở lại ở trong môn Bất nhị, họ chia trong chia ngoài, phân tâm phân cảnh, dạy người tìm trong bỏ ngoài, lìa cảnh để cầu tâm, khiến lòng thương ghét thêm rộng nhiều, niệm phân biệt càng sâu đậm? Khi phân chia cảnh, thì cho cõi Cực Lạc ở ngoài, dạy người chẳng nên cầu vãng sanh … Và khi phân chia tâm, lại lầm nhận vọng thức là tâm, bảo cõi Cực Lạc ở trong đó. Càng sai lầm hơn nữa, họ cho chân tâm là rỗng không, lìa tất cả cảnh tướng nhân quả lành dữ tội phước, nên từ đó muốn tỏ ra mình là vô ngại, lại buông lung theo duyên đời, dạy người không cần lễ Phật. Tụng kinh, sám nguyện, tu phước bảo là trước tướng. Đối với cảnh Thiên cung, Địa ngục và các cõi Tịnh, độ, tuy nghe trong kinh nói đến, nhưng vì mắt phàm không thấy, họ bác hẳn nói không có, cho lời kinh là quyền thuyết. Họ lại bảo cảnh vui hiện tại, hay một niệm vui tươi là Thiên đường, cảnh khổ trước mắt, hoặc một niệm phiền não là Địa ngục. Sự hiểu biết cạn cợt nông nổi như trên, thật đáng thương xót!
Phải biết tâm ta cùng tâm Phật đồng một chân thể. Đức A Di Đà chứng ngộ đầy đủ tâm ấy, nên phóng ánh sáng oai đức soi khắp mười phương, dùng sức nguyện thương xót rộng sâu nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Ta tuy đồng một tâm thể với Phật, nhưng bởi bị sức nghiệp vô minh phiền não che lấp buộc ràng, chưa chứng ngộ được bản tâm, nên cần phải tu tất cả hạnh lành, và niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc. Vì tất cả pháp chẳng phải khác, nên muôn hạnh đều hướng về chân tâm, đều trôi về biển Phật. Bởi tất cả pháp chẳng phải đồng, nên tuy cùng một tâm thể, vẫn có thiện có ác, có uế có tịnh, thì ở địa vị phàm phu phải bỏ ác cầu thiện, bỏ uế cầu tịnh, phát nguyện cầu sanh để mau chứng quả chân tâm. Khi tu hành như thế, ví như một giọt nước gieo vào biển, tất cả sẽ đồng một vị một thể với biển cả. Lúc được chứng ngộ toàn thể chân tâm, thì trong ánh đại quang minh sẽ thấy tất cả cảnh tướng thiện ác nhơ sạch ở mười phương thế giới đều như bóng như huyễn, sanh diệt không dừng. Sự thiện ác nhơ sạch sanh diệt như huyễn ấy, cũng tức là tâm, nhưng không làm ngại đến tâm thể đại quang minh, như một cụm mây nhỏ không làm ngại đến hư không bao la rộng rãi. Chứng ngộ được như thế mới có thể nói là vô ngại.
Đa số hàng thiện tín nơi thôn ấp quê mùa, tuy không thông hiểu Phật lý, nhưng vì tin có Phật và cõi Cực Lạc, chuyên tâm làm lành phát nguyện niệm Phật, nên khi lâm chung được sự lợi ích vãng sanh, lên ngôi Bất thối chuyển, mau chứng quả Đại bồ đề. Trái lại người có chút ít học thức thông minh, bởi chưa thấu suốt lý tánh, bác sự tướng, trệ vào thiên không, dù tu đạo hạnh, kết cuộc lại lạc vào vòng ngoại đạo, chìm trong nẻo luân hồi. Cho nên hàng Phật tử chân chánh, về chữ Tín phải tin có tội phước nhân quả, có Địa ngục Thiên đường, có mười phương Tịnh độ. Về chữ Nguyện, nên phát tâm cầu sanh Cực Lạc, để sớm thoát ly nỗi khổ ở Ta Bà, mau chứng ngộ bản tâm, khởi sự luân hồi sống chết, rồi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả. Về chữ Hạnh, phải hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, tu các nghiệp lành, thọ trì tam quy, giữ gìn giới phẩm, phát lòng Bồ đề, tụng kinh niệm Phật, khuyên người tu hành, đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây phương. Phải nghĩ mạng người vô thường, chỉ mong manh trong hơi thở, việc thế tục quanh quẩn buộc ràng, móc nối nhau không dứt. Nếu chẳng phát tâm mạnh mẽ, cắt một dao cho đứt đoạn, nhảy hết sức để vượt qua, thì biết chừng nào mới được an nhàn giải thoát? Nay tôi thiết tha đảnh lễ, kính khuyên các Phật tử, nên một lòng thật ngộ thật tu, nguyện ngày kia đồng làm bạn lành nơi cõi Liên hoa thế giới…”
Về sau khi lâm chung, đại sư biết ngày giờ trước, an tường niệm Phật mà vãng sanh.
MẤY ĐIỆU SEN THANH
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH
Comments
Post a Comment