CHÁNH VĂN 


 

31.-Ẩn tu niệm dứt tướng vào ra

Không thấy thân tâm Phật với ta

Thanh thoát rõ rành vang Thánh-hiệu

Trăm hoa đua sắc tiếng Oanh ca.

 

32.-Ẩn tu niệm chẳng thánh cùng phàm

Mắt huệ can chi dính mạt vàng ?

Hữu tướng tức đồng Vô tướng niệm

Chân Không huyễn sắc khắp bao hàm.

 

33.-Ẩn tu tuy biết ý cao siêu

Mà chẳng thích ưa lý luận nhiều

Căn tánh người nay đà kém loạn

Nói hay làm phỏng được bao nhiêu ?

 

34.-Ẩn tu ngại lỗi luận đua tranh

Nói cũng vì người thuyết khác hành

Thái cực ai-phân nhơn-ngã đó

Lạnh lùng huyễn lợi với hư danh !

 

 

35.-Ẩn tu suối bạc ánh màu ngân

Muốn gẫm gần xa chuyện túc nhân

Người cảnh ai bày vui với khổ

Hoa trăng cười cợt ý bâng khuâng.

 

 

GIẢNG GIẢI 

 

BÀI SỐ 31

 

 

Ẩn tu niệm dứt tướng vào ra

Không thấy thân tâm Phật với ta

Thanh thoát rõ rành vang Thánh-hiệu

Trăm hoa đua sắc tiếng Oanh ca.

 

NHƯ Ý : Người tu tịnh đến mức cao không trụ Tâm ở TRONG, ngoài và chính giữa,  cũng không thấy thân TÂM cảnh giới, mình và phật.

Niệm như thế lần lần mùa xuân của chân tâm sẽ Hiển-Lộ, vì PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN PHÁP, mùa xuân Chân Tâm vẫn không NGOÀI mùa xuân thế tục, có Trăm hoa đua sắc tiếng Oanh ca.

 

 

( PHẬT PHÁP là Pháp Bất-Sanh Bất-Diệt của chân TÂM THƯỜNG TRỤ .

THẾ GIAN PHÁP là Pháp Sanh-diệt của VỌNG Tâm PHÂN Biệt, chấp trước mà phải bị luân hồi trong Sanh-tử.

Cho nên, khi niệm PHẬT, trì CHÚ, tham THIỀN, nhập THẤT, ẩn TU...hay làm tất cả công việc hàng ngày, đều không rời CHÂN Tâm thường trụ. Bởi HUYỄN sắc tức CHÂN không. Đây gọi là : “PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN PHÁP”.)

 

 

BÀI KỆ THỨ  36

 

Một câu A Di Ðà
Rõ ràng chính là có.
Dùng tứ biện, bát âm
Khổ lời thương giải tỏa!

Nhứt cú Di Ðà
Minh minh thị hữu
Tứ biện, bát âm
Bà tâm khổ khẩu!




LƯỢC GIẢI

 


Trong cảnh giới Nhứt Chân, chẳng phải rỗng không, cũng chẳng phải thật có các pháp. Cho nên Tâm Kinh nói:

"Này Xá Lợi Tử! Huyễn sắc chẳng khác chân không, chân không chẳng khác huyễn sắc. Huyễn sắc chính là chân không, chân không chính là huyễn sắc".

 

Tóm lại, Chân Không chẳng phải cái không trống rỗng, mà chính nó ở ngay nơi hiện tượng huyễn hữu. Có một số người tu về Không môn, như Thiền tông chẳng hạn, chưa hiểu chân lý này, lầm nhận chân tâm là một tự thể sáng suốt rỗng không. Chư cao đức bên Tông môn cũng bác lối tu theo nhận thức sai lạc ấy, cho đó là Hư Ðầu Thiền. Bởi hiểu biết sai lạc như thế, nên họ rất ngại niệm Phật, cho tu Tịnh Ðộ còn có cái chướng của tướng có, như cát lẫn vào cơm. Hoặc họ cũng nhận niệm Phật là có công đức, nhưng còn thuộc về pháp hữu vi. Vì vậy, trong số các vị ấy có người đã mượn câu nói của cổ đức để thí dụ:

 

"Mạt vàng tuy là quí, nhưng rơi vào mắt thì xốn xang thành bịnh!".

 

Kỳ thật cổ nhơn cũng có lời ấy, song nói với một ý khác về bên Thiền khi hành giả hỏi, chớ không phải thuộc bên Tịnh. Các vị ấy cũng không hiểu: Pháp vô vi dung thông bao quát, đâu riêng có ngoài pháp hữu vi?


Thuở xưa ni cô Ðạo Càn đến chùa Quốc Thanh ở non Thiên Thai để phỏng đạo, có hỏi Bảo Lâm Trân thiền sư: "Bạch tôn đức! Thế nào là tướng đại nhơn?".

 

Trân công đáp: "Ðợi khi nào ngươi trừ hết ngũ chướng, đến đây ta sẽ nói cho!" Ni cô thưa: "Thế thì Hòa thượng đã bị che lầm rồi đấy!" Ngũ chướng là thân tướng người nữ. Ý Ðạo Càn muốn nói Chân Tánh không có tướng nam nữ, nếu y cứ nơi hình tướng để tìm chân tánh là sai lầm.

 

Ngài Bảo Lâm Trâm nghe nói biết chỗ tu của Ni cô còn lạc vào lối chấp Thiên Không, nên quát bảo: "Ngươi học ở đâu được cái Hư Ðầu Thiền như thế?". Ðạo Càn bị quở, bất giác xuất hạn dầm mình, chợt tỏ ngộ, liền cúi xuống đảnh lễ.

 

Trân công gạn hỏi lại: "Thế nào là tướng đại nhơn?".

 

Ni cô liền đứng chẩm hẩm, giang đôi chân, giăng hai tay ra. Ðây là hành động biểu thị tướng đại trượng phu, cũng ngầm nêu rõ tánh Chân Không ở ngay trong tướng có. Ngài Bảo Lâm Trân thấy thế biết cô đã lãnh ngộ, liền gật đầu ấn khả.

 


Bài kệ trên của tổ Triệt Ngộ, nhấn rõ lý Chân Không ở ngay nơi hình thức Diệu Hữu của một câu A Di Ðà, nên mới nói: "Rõ ràng chính là có".

 

Ðã là pháp môn công đức không thể nghĩ bàn thì đức Thích Ca Mâu Ni và chư Phật dù đã dùng Tứ Biện Tài là:

 

Pháp Vô Ngại Biện,

Nghĩa Vô Ngại Biện,

Từ Vô Ngại Biện,

Nhạo-thuyết Vô Ngại Biện,

 

cũng không thể tuyên dương ngợi khen cho hết được.


Còn “Bát-âm” là tám giọng nói của Phật, gồm có:

 

1. Âm thanh rất trong tốt.

2. Âm thanh cực dịu dàng.

3. Âm thanh hòa nhã thích ý.

4. Âm thanh tôn trọng sáng suốt.

5. Âm thanh không pha lẫn giọng nữ.

6. Âm thanh giác ngộ không mê lầm.

7. Âm thanh rất sâu xa.

8. Âm thanh sang sảng tuôn trào bất tận.

 

Vì thương xót muốn cho chúng sanh giác ngộ, chư Phật đã dùng bốn thứ vô ngại biện tài, tám điệu âm thanh, khổ thiết tỏ bày dẫn đủ phương tiện chỉ rõ lý Chân Không ở ngay trong Diệu Hữu. Và chư tổ sư trước nay cũng đã thương xót nói đến đắng miệng cạn lời để giải thích lý này.


 

Tiết 53 Phải Nhớ Chí Nguyện Để Tinh Tấn

 

Niệm Phật muốn giữ cho được tinh tấn bền lâu, phải có lập trường vững chắc. Lập trường đó là: nhớ đến mục đích tu hành của mình.

 

Ví như hàng nông phu, vì mục đích có được lúa hay hoa mầu nhiều để nuôi sống gia đình, nên chịu cực nhọc dãi nắng dầm mưa, cày sâu cuốc bẩm. Hàng sĩ tử vì mục đích thi đỗ cao, để mẹ cha đẹp mặt, vinh hiển với đời, phải thức khuya dậy sớm siêng năng học hành, dù mỏi mệt cũng không nản chí.

 

Người tu cũng thế, công hạnh ngày nay là để đi đến mục đích giải thoát tự độ độ tha ngày sau. Triệt Ngộ đại sư, một bậc thạc đức suốt thông cả Giáo lẫn Tông, đã đưa ra mười sáu chữ, có thể gọi là cương yếu của môn Tịnh Độ. Mười sáu chữ ấy như sau:

 

"Vì sự sanh tử,

phát lòng Bồ Ðề,

lấy tín nguyện sâu,

trì danh hiệu Phật."

 

Chúng ta ở trong nẻo luân hồi bị nhiều nỗi khổ, nên phải kíp cầu thoát vòng sanh tử. Vấn đề khẩn yếu này, trước đã có nói lược qua.

 

Nhưng giải thoát riêng cho mình cũng hãy còn thấp hẹp; cần phải phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, để độ mình và chúng sanh đến nơi giải thoát cứu cánh. Khi xưa đức Thích Ca nói pháp bốn mươi chín năm, đàm kinh hơn ba trăm hội, cũng không ngoài tiêu điểm này.

Đã vì sự sanh tử phát lòng Bồ Đề rồi, đường lối dễ dàng không hiểm nạn để đưa chúng ta mau đến mục tiêu ấy, không chi hơn "lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật."

 

Kẻ chưa biết đạo lý cũng đành thôi. Người đã biết đạo lý này, mà không cố gắng dụng công tu hành, há chẳng phụ ân lớn của Phật, và để uổng mai một tánh linh của mình lắm ư! Cho nên chúng ta phải gia công tinh tấn niệm Phật bền lâu, chớ dần dà gián đoạn. Cổ nhơn đã bảo:

 

Thân này chẳng tính đời nay độ.
Còn đợi khi nào mới độ thân?


Nếu hẹn kiếp sau sẽ tu, có khác chi người mê nói chuyện mộng? Về phương diện thế gian, như kẻ vì cầu sắc dục, phải chịu lội trong sương gió lạnh, băng đồng lướt bụi không kể hiểm nguy, để tìm đến chỗ hẹn hò. Lại như kẻ đánh cờ đánh bạc, vì say mê cầu thắng, mà bỏ cả ăn ngủ, quên cả nóng bức, rét lạnh, có khi dám ngồi luôn đôi ba ngày đêm.

 

Hạng tầm thường vì chút thị dục nhỏ mà còn như thế; người tu vì mục đích cao cả, há lại không bằng những kẻ ấy hay sao?

 

Cho nên khi tu hành mà còn biếng trễ gián đoạn, còn ngại khó mỏi gian lao, còn tham vui mê ngủ, là bởi chúng ta chưa giữ vững lập trường, tâm độ mình và người chưa chí thiết.

 

Năm tháng qua mau, vô thường không hẹn, thân người dễ mất, pháp Phật khó nghe; hành giả phải nhớ điểm này, đem hai chữ "khổ" và "chết" dán ở đôi mày để thường tự sách tấn.

 

Nắng lại mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù thế thương lưu lạc!
Nhớ thuở còn thơ
Cổ thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.
Rồi hỏi Hoàng Mai
Tìm lối Liên Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.
Một nén tâm hương
Một chí Tây Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc!
Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh tấn khuyên lên đường giải thoát.
Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực Lạc.
Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các!

 

Niệm Phật Phải Bền Lâu Không Gián Đoạn

 

 

BÁ BẤT QUẢN

 

Bá Bất-Quản người ở Hàng Châu, chưa được rõ danh tánh. Bà từng đến am Hiếu Từ hỏi Đạo Nguyên hòa thượng rằng:

“Bạch Ngài! Tu theo pháp môn nào, một đời có thể thoát ly biển khổ?”

Hòa thượng đáp: “Muốn được như thế, không chi hơn môn Niệm Phật. Nhưng niệm Phật chẳng khó, mà khó ở nhứt tâm. Nếu ngươi có thể buông tất cả không quản đến, chuyên lòng trì danh, thì quyết định khi lâm chung Phật sẽ đến tiếp dẫn, liền được xa lìa biển khổ!” Bà nghe nói vui vẻ lễ tạ, trở về đem việc nhà giao cho con và dâu, rồi mở một gian tịnh thất thờ Phật, trọn ngày tu niệm ở trong đó.

Hơn một năm, bà lại đến hỏi Hòa thượng rằng: “Đệ tử từ khi được nhờ ơn chỉ dạy, đã bỏ việc nhà chuyên lo niệm Phật. Tự xét lại sự tu trì bấy lâu chưa từng thiếu sót biếng trễ, nhưng chỉ khổ vì khó được nhứt tâm. Xin nhờ Ngài xót thương khai thị thêm, cho được như ý nguyện!”

Hòa thượng bảo: “Đó là bởi ngươi tuy gác bỏ việc nhà, song còn nhớ nghĩ đến cháu con quyến thuộc. Niệm ái kia chưa dứt, thì làm sao được nhứt tâm? Nay ngươi nên cố gắng gia công, trước tiên nhổ trừ gốc ái buông cả muôn duyên, tất ý nguyện sẽ đạt thành!”

Bà nghe nói than rằng: “Lời Ngài dạy quả rất đúng. Đệ tử tuy không quản đến thân, nhưng chẳng thể không quản đến tâm. Từ đây nguyện xin trăm đều không quản đến!” Rồi bà trở về niệm Phật thêm chuyên cần. Khi tâm ái thoạt khởi động, liền đem mấy chữ “Trăm việc không quản” để dẹp trừ. Lúc có ai hỏi đến việc nhà, cũng dùng mấy chữ đó đối đáp. Bởi thế tên Bá Bất Quản (trăm việc không quản) của bà được thành danh và truyền khắp hương thôn.

Tu hành như thế lại hơn một năm, ngày nọ bà đến am Hiếu Từ lễ tạ Hòa thượng, thưa rằng:

“Lời của Ngài dạy quả xác thật không hư dối. Đệ tử sắp về Tây phương, nên đến đây lễ tạ ơn và xin giã biệt!” Vài hôm sau bà không bịnh mà qua đời. Lúc ấy nhằm niên hiệu Gia Khánh năm đầu.

 

LỜI BÌNH:

 

Bá Bất Quản chỉ là danh từ ước lược. Suy ra rộng, thì từ trăm đến ngàn, từ ngàn cho đến muôn, thảy đều không quản. Nói gọn lại, tức một việc hãy còn không quản, huống chi trăm ngàn muôn? Được như thế, duyên trần mới có thể dứt. Làm theo đây, tịnh nghiệp mới có thể thành. Hỡi ôi! Ước chi kẻ tu hành trong đời đều được như bà Bá Bất Quản nầy ư!



 

BÀI SỐ 32

 

Ẩn tu niệm chẳng thánh cùng phàm

Mắt huệ can chi dính mạt vàng ?

Hữu tướng tức đồng VÔ tướng niệm

Chân Không huyễn sắc khắp bao hàm.

 

 

NHƯ Ý : Trong Thiền-lục có ghi câu chuyện đại khái như sau:  Có vị THIỀN giả đến Trình-bày kiến giải  với một Bậc Tôn-Đức, Bậc Tôn-Đức thấy thiền  giả Tuy có chỗ sở đắc,  song còn ưa đấm cảnh giới THANH TỊNH an vui của Thiền.

 

Liền bảo: MẠT VÀNG  Tuy-quý, nhưng để nó dính vào đôi TRỒNG, tức còn làm XỐN con mắt.

 

Gần đây một vị tu thiền góp nhăc ý này, khi thấy có ai niệm phật, lại dùng câu ấy để bác phá, làm HOẠI Đường tu của người niệm phật, trong khi họ chưa thể Hành-Thiện, trong KINH KIM CANG Đức Phật bảo Tu-bồ-đề: Nhược kiến chư tướng PHI tướng, tức kiến như lai”.

 

Giải một cách thoát văn là : Khi thấy các tướng Hữu vi nên dùng tâm ấn Hiệp, như gương sáng in muôn trượng không khởi Ý chấp hoặc bỏ,  tức là thấy PHẬT hay thấy được Phật TÁNH.

 

 Niệm PHẬT tuy HỮU tướng, nhưng khi hành giả đứt hẳn PHÀM Tâm và THÁNH Tâm, không sanh NIỆM chấp hay bỏ, Tức là đồng với VÔ tướng rồi.

 

Lại nói thêm cho rõ, VÔ tướng  đây chẳng phải rỗng KHÔNG mà chính là gồm đủ MUÔN sắc tướng, bởi gì không chắp nên Huyễn-sắc mới tức Chân-không, TÂM thể ta rộng khắp mười phương bao gồm chân không tức phần không chân như, và huyễn sắc tức phần bất KHÔNG chân như, như trong Đại-thừa Khởi-tín luận đã diễn giải, nếu hiểu và thực hành đúng như thế, làm sao Niệm Phật Tụng Kinh lại dính MẠT VÀNG được ?

 

 

Thuở xưa các bậc đại tri thức, mức tu chứng đã cao, biết tùy cơ nghi mà hóa đạo, lại những hành giả trong thời ấy có nhiều bậc thượng căn, nên sự giảng về lý "KHÔNG" thường có lợi.

 

Đời nay người trung, hạ căn nhiều, cách giảng hóa nên dung hòa SỰ LÝ, tánh-tướng, mới không gây nghi ngờ và làm thối đạo tâm của người học Phật.

 

Nếu đa số người chưa thể một bước đi thẳng vào cảnh CHÂN không mà bác bỏ hình thức, tất sẽ diễn thành tai nạn "chưa được lên bờ đã vội phá bỏ chiếc bè", làm sao tránh khỏi cảnh đắm chìm?

 

Lại còn một điều nên để ý, nếu nói LÝ không mà mình chưa được không, hoặc chưa có đôi phần tư cách nào trên SỰ tu, tất chẳng thể cảm hóa người, chỉ thành cuộc tranh chấp hơn thua vô ích.

 

Trước đây, bút giả đã có lần chứng kiến cảnh tượng ấy: Một đại đức thông hiểu giáo lý ở ngụ nơi chùa nọ dạy kinh. Vị sư trụ trì đã lớn tuổi, siêng tụng niệm nhưng chấp theo cách thức xưa, thấy đại đức lối sống tự do có vẻ tân thời, ý không ưa thích, liền bảo:


"Thầy khuyên dạy đạo mà ngày tối không thấy tụng một quyển kinh, niệm một câu Phật, như vậy làm sao nêu mô phạm tu hành cho đại chúng?"

 

Vị đại đức đáp: "Cách tu có nhiều lối, phải chạy theo hình thức như thầy, tối ngày tụng niệm, mới gọi là tu sao? Kinh Kim Cang nói:

 

Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai!

 

Chớ đức Lục-Tổ khi xưa đâu có tụng kinh niệm Phật gì, mà Ngài cũng đắc đạo, làm Tổ được vậy?"

 

Sư trụ trì đuối lý, đành lặng yên. Xét ra, sư trụ trì có lỗi chấp nê hình thức; vị đại đức tuy nói lý cao, song thật ra cũng chẳng tham thiền, tịnh niệm chi nên đã không cảnh giác nổi mà còn gây thêm sự bực bội cho sư.

 

Trong hai lối chấp có và không, sự chấp không rất nguy hại. Kinh Lăng Già cùng Mật Nghiêm đều bảo: "Thà chấp CÓ như non Tu, chớ chấp KHÔNG như hạt cải". Chấp có, ý nói hằng kiêng NHÂN quả, sợ TỘI phước, lo giữ giới, tụng niệm, làm lành, tuy bị hình thức bó buộc không tự tại giải thoát, nhưng gây được công đức và thiện căn. Còn chấp không, mình đã chưa chứng được Chân Không, lại chẳng chịu theo hình thức, siêng tu công đức, tất sẽ luân hồi SA đọa.

 

Bút giả tự xét mình, nghiệp chướng nhiều, căn tánh kém, vẫn không muốn lạm bàn đến đạo lý cao siêu, sợ e hạnh chẳng xứng lời, trở thành VỌNG ngữ. Nhưng với lòng thành muốn cho người dứt NGHI ngờ sanh tín tâm niệm Phật, nên bất đắc dĩ phải thổ lộ ít nhiều. Hằng ví mình như người bại chân ngồi ở ngã ba đường, tuy không tự đi được, song cũng cố gắng chỉ nhắc hành khách TRÁNH nẻo hiểm nguy, theo lối đi rộng bằng an ổn. Còn sự biện luận để phân biệt phải quấy kém hơn, TUYỆT NHIÊN lòng không nghĩ đến!

 

 Tiết 20 - Cần Phá Lối Chấp Nhị Biên

 

 

BÀI KỆ THỨ  37

 

Một câu A Di Ðà
Ðích xác chính là KHÔNG
Nếu tiêu muôn vật tượng
Tan vào một lò hồng.

 

Nhứt cú Di Ðà
Ðích đích thị vô.
Dung tha vạn tượng
Nhập ngã hồng lô.

 

 

 

LƯỢC GIẢI

 

Như trên đã nói ( BÀI KỆ THỨ  36)  sáu chữ hồng danh nguyên là Diệu Hữu, bài kệ này khai thị một câu A Di Ðà chính thật CHÂN KHÔNG. Với mục đích nêu rõ ý này, xin tạm mượn một việc đã qua để giải thích:


Nhớ lại độ nọ, có vị sư cô tu Thiền đến nói với bút giả: "Gần đây một cư sĩ niệm Phật hơn ba mươi năm, sau khi nghe lý Thiền, muốn thể nhập vào cảnh Chân Không, cảm thấy mình BỊ trói buộc chướng ngại. Sở dĩ như thế, do vì niệm Phật đã lâu năm, dù muốn xả bỏ tất cả, câu niệm Phật trong tàng thức vẫn cứ hiện ra tiếp tục mãi, không làm sao dứt thoát được!". Biết cô muốn bác rằng: Niệm Phật còn sự chướng ngại về SẮC TƯỚNG, bút giả đáp:


- Lý tánh chân không vẫn ở NGAY nơi các pháp có, nên Bát Nhã Tâm Kinh đã nói: "Thị chư pháp không tướng". Nếu vị cư sĩ ấy muốn thể nhập vào Chân Không thì cái không đó là Ngoan Không của ngoại đạo, chớ chẳng phải Chân Không. Tôi xin dẫn ra đây một ít bằng chứng:


1. Thuở xưa, đức Thế Tôn chỉ dạy nhiều vị Sa Môn thật hành môn Bất Tịnh Quán để dứt trừ nhiễm dục. Và đã có vô số chư tỳ kheo tu theo pháp này nên được chứng quả A La Hán. Bất tịnh vốn tướng NHƠ ác mà Phật còn bảo quán tưởng, huống chi câu hồng danh là tướng của CÔNG đức lành? Lại nếu như sắc tướng gây chướng ngại cho việc chứng lý Chân Không thì làm sao các vị sa môn kia ĐẮC quả A La Hán?


2. Từ trước đến nay, năm chi phái về Thiền tông như Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Ðộng, Vân Môn, Pháp Nhãn đều dùng câu thoại đầu làm công phu hạ thủ. Chẳng hạn như các thiền giả tham cứu câu:

"Muôn pháp về một, một về chỗ nào?"

(Vạn pháp qui nhứt, nhứt qui hà xứ?)

 

Hoặc có vị chỉ tham đơn độc một chữ VÔ hay tham tưởng chữ theo Phạn ngữ. Sự tham cứu như thế đều nương nơi tướng CÓ, nào khác chi hành trì câu niệm Phật? Nếu tham thoại đầu chẳng thể nhập được vào Chân Không thì làm sao các thiền sư xưa nay đắc ngộ cho đến chứng quả?

 

Và nếu niệm Phật chẳng có công hiệu tương tợ thì tại sao nhiều bậc tôn đức như Nhứt Nguyên thiền sư, Minh Bản đại sư chỉ trì niệm một câu hồng danh mà được đại ngộ, đi sâu vào tam muội?

 


3. Nếu cho rằng hình tướng của văn tự, ngôn âm gây chướng ngại đến lý tánh Chân Không thì tại sao các bậc tôn đức khi xưa sau khi đại ngộ RỒI, trở lại niệm Phật, trì chú, tụng kinh, cho đến phiên duyệt tam tạng kinh điển?

Trong số ấy, chẳng hạn như ngài Vĩnh Minh và Thủ Sơn Niệm thiền sư trọn đời trì tụng kinh Pháp Hoa, Phổ Am tổ sư trì tụng kinh Hoa Nghiêm, Khuê Phong Ðịnh Huệ thiền sư trì tụng kinh Viên Giác, Kim Hoa Câu Chi thiền sư trì tụng chú Chuẩn Ðề, Minh Giáo Tung thiền sư chuyên niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm. Cho đến như Phần Châu Vô Nghiệp thiền sư sau khi đại ngộ, ba lần duyệt XEM qua Ðại Tạng kinh điển?




Cho nên vị cư sĩ đó nếu muốn thể nhập vào Chân Không, hãy bỏ sự nhận thức sai lầm ấy đi, đừng nghĩ rằng Niệm Phật là chướng ngại mà tự thành chướng ngại. Vị đó cần chuyên nhứt niệm Phật hơn nữa, lâu ngày sẽ thấy tự thể câu hồng danh chính là Chân Không.

 

Niệm như thế, chẳng những câu hồng danh là không, mà cho đến muôn vật tượng ở thế gian cũng do nhờ niệm Phật, được tan biến dung hòa vào lò Chân Không to rộng bao la khắp mười phương nữa!



MÃ MINH ĐẠI SĨ

 

Mã Minh Đại sĩ, tiếng Phạn gọi là As’vaghosa, người dòng Bà la môn ở nước Tang Kỳ Đa, xứ Thiên Trúc. Sau Phật diệt độ 600 năm, ngài ứng thế xiển dương Phật pháp, nổi danh là bậc Đại Thừa Luận sư.

Các truyền thuyết về ngài có nhiều điểm không đồng. Theo truyện Phú Pháp Tạng, Mã Minh Đại sĩ xuât gia ở xứ Trung Thiên Trúc, thông suốt các pháp ngoại đạo. Trí tuệ ngài sâu xa, tài biện luận như thác nước tuôn trào, người đương thời khó ai sánh kịp. Sau khi đắc pháp với Tôn giả Phú Na Dạ Xa làm vị Tổ thứ MƯỜI HAI bên Thiền tông ngài du hóa ở thành Hoa Thị nước Ma Kiệt Đà.

Đại sĩ có tạo khúc nhạc nhiệm mầu, tên Lại Tra Hòa La, âm điệu thanh nhã cảm thương, tuyên diễn về pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Bấy giờ, năm trăm vị vương tử trong thành nghe nhạc ấy, tỉnh ngộ việc đời, bỏ nhà đi tu. Vua trong xứ sợ nhân dân nghe nhạc rồi xuất gia quá nhiều, thế nước sẽ bị suy yếu, nên cấm chỉ không cho lưu hành nhạc khúc ấy.

 

Tương truyền khi Đại sĩ khảy đàn thuyết pháp, bầy ngựa lắng nghe đều rơi lệ, kêu lên giọng bi thương nên người đương thời mới tôn hiệu là Mã-Minh.

 

Theo luận Thích Ma Ha Diễn, Mã Minh Đại sĩ nguyên là một vị cổ Phật, hiệu Đại Quang Minh. Khi ngài ứng tích ở xứ Thiên Trúc, thị hiện làm vị Bồ Tát chứng đến ngôi thứ tám Bất-Động Địa.

Trong một đời hoằng pháp, Đại sĩ có trứ thuật nhiều Phật điển. Và quyển Đại Thừa Khởi Tín Luận, được các học giả đương thời cùng hậu lai ngợi khen là một danh tác. Quyển luận nầy khái quát các yếu lý Đại thừa, chỉ bày đường lối tu tập, kết cuộc có đoạn khuyên cầu sanh về Tịnh độ như sau:

 

“Ở thế giới Ta Bà nầy, các hành giả sợ mình không thể thường gặp chư Phật, để gần gũi nghe pháp cúng dường. Và ngại tín tâm khó được thành tựu e dễ bị thối chuyển. Các chúng sanh ấy nên biết rằng, đức Như Lai có phương tiện thù thắng để nhiếp hộ lòng tin.

 

Đó là nhân duyên chuyên tâm niệm Phật, tùy nguyện cầu sanh về cõi Tịnh độ tha phương để thường được THẤY Phật, lìa hẳn ba đường ác. Như trong Tu Đa La nói: “Nếu kẻ nào chuyên niệm đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc phương Tây, đem căn lành mình tu hồi hướng nguyện về cõi ấy, tất sẽ được vãng sanh. Vì thường được thấy Phật, nên không còn lo BỊ thối chuyển”.

Về sau, khi hóa duyên đã mãn, Mã Minh Đại Sĩ gọi Tôn giả Ca Tỳ Ma La đen truyền trao chánh pháp. Xong, ngài liền an lành nhập định, vào môn Long Phấn Tấn Tam Muội, cả mình BAY vượt lên hư không hiện ra tướng nhật luân sáng rỡ. Rồi liền hạ xuống trở về bản vị và nhập Niết-Bàn.


 

BÀI SỐ  33

  

Ẩn tu tuy biết ý cao siêu

Mà chẳng thích ưa lý luận nhiều

Căn tánh người nay đà kém loạn

Nói hay LÀM phỏng được bao nhiêu ?

 

NHƯ Ý  : Như trên chỉ nói Ý bao hàm, chưa nói đến ý DUNG quán, đối với không Chân-như chẳng chấp KHÔNG, Bất-không chân như chẳng chấp CÓ, mới dung nhập vào Tự-thể chân như được.

 

 Nhưng hãy thôi, nói ra nhiều cũng chỉ luẩn quẩn trong vòng LÝ luận, chẳng được thật ích chi;  Người thời cuối MẠT pháp, căn cơ yếu kém nhiều phiền VỌNG rối loạn, niệm Phật dù chấp  TƯỚNG, tham thiền chấp TỊNH cảnh còn CHƯA làm được, huống chi là điểm cao xa.

 

Điều này chính nhiều vị học Phật đã thú nhận, đến  đạo tràng NGHE-PHÁP mọi việc đều không, ra ngoài xúc chạm DUYÊN-CẢNH mọi việc đều lại có ; thành thử lắm khi cũng đổ NGHIỆP chướng, hoặc có nghiệp nặng quá  mỗi  ngày NGUYỆN 7 BIẾN ĐẠI BI 1 NGÀN CÂU NIỆM PHẬT, mà khi có khi không chẳng làm sao giữ cho đều được, sức  tu thật sự của người thời nay hầu hết đều như thế, chắc có lẽ ĐỨC THƯỜNG-TINH-TẤN  BỒ TÁT cũng mỉm cười.

 

 

TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh Cực-lạc

 

BÀI KỆ THỨ  49


Một câu A Di Ðà
Cần ở điểm TIN sâu.
Mầm hoa sen chín phẩm
Từ tâm đây nhô đầu.

 

Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại tín thâm
Liên hoa cửu phẩm
Sưu tại thử tâm.

 

LƯỢC GIẢI


Lòng TIN là phần tư lương trước tiên của môn Niệm Phật. Hoa sen chín phẩm ở Tịnh Ðộ cũng từ lòng Tin này mà nẩy mầm nhô đầu lộ mọc lên. Nhưng Tin cần phải sâu chắc, có thể tóm gọn trong ba điểm:

 


Một là tin cõi Cực Lạc trang nghiêm tốt đẹp kia vẫn THẬT CÓ, không phải chuyện hư huyễn hay thí dụ. Vì đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Ngài đã diễn tả rành rẽ từng chi tiết của cảnh ấy trong ba kinh Tịnh Ðộ. Vì đã có rất nhiều người niệm Phật trong đời hiện tại, do tâm thanh tịnh, từng chứng kiến cảnh giới này.


Hai là tin sự vãng sanh về cõi kia cũng hiện thật. Vì đức A Di Ðà Thế Tôn không bao giờ NGUYỆN SUÔNG, nói mà chẳng thật hành. Vì từ xưa đến nay có rất nhiều người niệm Phật, khi lâm chung hiện ra điềm lành, được Tây phương Tam Thánh hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc.

 


Ba là tin mình dù còn phiền hoặc, DÙ NGHIỆP CHƯỚNG NẶNG NỀ ĐẾN ĐÂU, nếu chí tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh tất sẽ được tiếp dẫn. Vì trong kinh Vô Lượng thọ đã nói, kẻ tạo nghiệp ngũ nghịch thập ác khi lâm chung dùng mười niệm cũng được vãng sanh. Vì trong truyện ký đã có ghi, những kẻ tạo ác nhiều như Hùng Tuấn, Duy Cung, nhờ biết hồi tâm niệm Phật đều được sự tiếp dẫn.

 

 

BÀI KỆ THỨ  50





Một câu A Di Ðà
Cần ở nơi NGUYỆN thiết
Lòng về tợ lửa nung
Mắt thương khóc ra huyết.

 

( Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Nguyện thiết.
Thốn tâm dục phần
Song mục lưu huyết.)


NGUYỆN
 là phần tư lương thứ hai của môn Niệm Phật. Nhưng Nguyện phải tha thiết, KHÔNG THAM LUYẾN TRẦN CẢNH, gia tư, quyến thuộc, không mong cầu hưởng sự vui phước báu nhơn thiên nơi đời sau. Chỉ nguyện mau sanh về Cực Lạc, để thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, để sớm thấy Phật và chứng kiến cảnh trang nghiêm của Liên Bang, để độ thoát mình, kẻ oan, người thân và vô lượng chúng sanh trong vòng chìm đắm. Chí nguyện cầu sanh ấy nung nấu như lửa đốt lòng, đôi mắt thương cảm tha thiết trông về hầu như tuôn ra huyết lệ.

 

 

 

BÀI KỆ THỨ 51





Một câu A Di Ðà
Cần ở chỗ HẠNH chuyên.
Chỉ nêu cao một niệm
Dứt sạch cả muôn duyên.

( Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Hạnh chuyên
Ðơn đề nhứt niệm
Trảm đoạn vạn duyên.)

 

Sau rốt, HẠNH là phần tư lương thứ ba của môn Niệm Phật. Song Hạnh cần phải tinh chuyên. Ðiều này có thể tóm lại trong hai câu:

 

"Rủ sạch muôn duyên.

Một lòng niệm Phật".

 

Muốn rủ sạch muôn duyên, phải thấu đáo cảnh Ta Bà là khổ, mọi sự vật đều vô thường, như huyễn mộng, mà không còn niềm tham luyến. Muốn một lòng Niệm Phật, phải hâm mộ cảnh Cực Lạc y báo, chánh báo vui đẹp trang nghiêm, mong mỏi cầu về như con thơ nhớ mẹ, như lữ khách tưởng nghĩ trở lại quê xưa.

 


Ba điểm Tín, Nguyện, Hạnh trên tuy giải thích riêng từng phần, song thật ra cả ba đều liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Như cái đảnh có ba chân, nếu thiếu một phải sụp đổ tất cả vậy.

 

( Một câu “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, 

bao gồm GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát TA-BÀ 

và TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh CỰC-LẠC)





NGHI THỨC

 

ĐẠI-BI THỦ-NHÃN ẤN PHÁP

 

( PHÁT NGUYỆN TU THEO BỒ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM)

 

Nếu có vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hay Đồng-nam, Đồng-nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm Từ-bi đối với Chúng-sanh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:

 

1)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau biết Tất-cả pháp.

2)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm được mắt Trí-huệ.

3)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau độ các Chúng-sanh.

4)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm được Phương-tiện khéo.

5)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau lên thuyền Bát-nhã.

6)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm Được-qua biển khổ.


7)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau được Giới-định-đạo.

8)   Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết-bàn.

9)  Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau về nhà Vô-vi.

10) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm Đồng-thân pháp tánh.



Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi Địa-ngục,

Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.

Nếu con hướng về loài Ngạ-quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.

Nếu con hướng về chúng Tu-la,
Tu la tâm ác tự điều phục.

Nếu con hướng về các Súc-sanh,
Súc sanh tự được Trí-huệ lớn.

  

Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát

 

( 10 lần)

 

 

( Niệm “ NAM MÔ ĐẠI-BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” ít nhứt 10 lần trở lên, để  y theo hạnh   Đại-bi của ngài mà tu hành theo.)

 

 

Thiên-Thủ Thiên-Nhãn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát

Quảng-Ðại Viên-Mãn Vô-Ngại Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni

 

(1 lần)

 

Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1

Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bát ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, án7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.

Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.

Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha. Án18, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu- lô cu-lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.

Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắt ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.

Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà dủ nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67. Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.

Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.

Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.

Án tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta bà ha84.

 

(Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 LẦN CHÚ ĐẠI-BI trở lên )

 

Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Bốn Mươi Hai

 

(1 lần)

 

Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ [74]

 

Đát nể dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã,

tát bà đốt sắc, tra ô hạ di dả, Sá-phạ hạ.

 

( Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 LẦN THỦ NHÃN trở lên

như trì “Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp” chẳng hạn.)

 

Nhựt-Quang Bồ-tát Đà-ra-ni


Nam mô Bột-đà cù na mê. Nam mô Đạt-mạ mạc ha đê. Nam mô Tăng-già đa dạ nê. Để chỉ bộ tất tát đốt chiêm nạp mạ. 

 

( 3 lần)

(Tụng 1 LẦN lạy 1 LẠY )

 

 

Nguyệt-Quang Bồ-tát Đà-ra-ni

 

Thâm đê đế đồ tô tra. A nhã mật đế ô đô tra. Thâm kỳ tra. Ba lại đế. Gia di nhã tra ô đô tra. Câu la đế tra kỳ ma tra. Sá-phạ hạ. 


( 5 lần)




Đệ-tử (Pháp-danh)  CHA MẸ QÚA KHỨ, HIỆN TẠI ... cùng pháp-giới chúng-sanh.


 

CHÍ TÂM SÁM HỐI :

 

ĐẠI-BI SÁM PHÁP

 

Đệ tử cùng pháp-giới chúng-sanh, hiện-tiền một tâm, vẫn đủ ngàn pháp, đều có sức thần, cùng với trí sáng, trên sánh chư Phật, dưới đồng muôn loài. Bởi niệm vô-minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, khởi lòng chấp nhiễm, trong pháp bình- đẳng, sanh trưởng ngã nhơn. Lại do ái-kiến làm gốc, thân miệng làm duyên, trong nẻo luân-hồi, gây nên đủ tội: thập-ác, ngũ-nghịch, báng pháp, báng người, phá giới phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng-kỳ, bức người tịnh-hạnh, xâm tổn thường-trụ, đồ vật thức ăn, dù ngàn Phật ra đời, khó bề sám hối. Những tội như thế, không lường không ngằn, khi bỏ báo thân, phải đọa tam-đồ, chịu vô-lượng khổ. 


Lại trong đời này, do túc, hiện nghiệp, hoặc bị các nghiệp:  lửa phiền thiêu đốt, tật bịnh vây quanh, duyên ngoài lôi cuốn,  tà ma quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp, khó nỗi tiến tu. 

 

May gặp thần-chú Viên-Mãn Đại-Bicó thể mau trừ, những tội như thế, cho nên nay con, hết lòng tụng-trì, con nguyện nương về, Quán-Âm Bồ Tát, cùng Phật 10 phương, phát lòng Bồ-Đề, tu hạnh chân-ngôn, cùng với chúng-sanh, tỏ bày các tội, cầu xin sám-hối, nguyện đều tiêu trừ. 

 

Nguyện đấng Đại-bi, Quán-âm Bồ-tát, ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho chúng con, duyên chướng trong ngoài, thảy đều dứt sạch, mình, người, hạnh nguyện, cùng được viên thành, mở tánh bản-tri, dẹp trừ ma-ngoại, ba nghiệp siêng cần, tu nhân Tịnh-độ. 

 

Nguyện cho chúng con, khi bỏ thân này, không vào đường khác, quyết được sanh về, thế giới Cực-Lạc của Phật Di-Đà, rồi được thừa sự, Đại-bi Quán âm, đủ các tổng-trì, rộng độ quần phẩm, đồng thoát khổ-luân, đều thành Phật-đạo. 

 

 

Đệ-tử sám-hối phát nguyện rồi, xin quy mạng đảnh lễ Tam-bảo

 

(lễ 1 lạy, rồi tiếp qua niệm Phật, hồi hướng)

 

 

Con nguyện lâm chung không chướng ngại.

A-Di-Đà đến rước từ xa.

Quán-Âm cam lồ rưới nơi đầu.

Thế-Chí kim đài trao đỡ gót.

 

Trong một sát-na lìa ngũ-trược.

Khoảng tay co duỗi đến liên-trì.

Khi hoa sen nở thấy Từ-Tôn.

Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.

 

Nghe xong liền chứngVô-Sanh-Nhẫn.

Không rời An Dưỡng lại Ta-Bà.

Khéo đem phương tiện lợi quần sanh

Hay lấy trần-lao làm Phật-sự,

Con nguyện như thế Phật chứng tri.

Kết cuộc về sau được thành-tựu.

  

Nam-mô Tây-phương Cực-Lạc thế-giới,

đại-từ, đại-bi tiếp dẫn  đạo sư

A-DI-ĐÀ-PHẬT.

 

(1 lần)

 

Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật

 

(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)

 

 

( Lại  CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được.  Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.

 

Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).

 

 

 LONG-THỌ ĐẠI SĨ

 

 

Long Thọ Đại sĩ, tiếng Phạn gọi là Nàgàrjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ 700 năm. Tương truyền ngài sanh duới cây A Châu Đà Na, cây nầy có 500 vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ .

Trong quyển Tam Bảo Cảm Ứng Lục có trích dẫn: “Theo kinh Kim Cang Chánh Trí, thì thời quá khứ, ngài Mã Minh đã thành Phật, hiệu là Đại Quang Minh Như Lai. Ngài Long Thọ hiệu là Diệu Vân Tướng Như Lai. Lại theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội, ngài Mã Minh là vị Cổ Phật hiệu Nhật Nguyệt Tinh Minh. Ngài Long Thọ là Diệu Vân Tự Tại Vương Phật”.

Truyện Phú Pháp Tạng cũng nói về ngài như sau: “Bản vị nguyên là Phật Diệu Vân, ứng tích ở ngôi Hoan Hỷ Địa”. Truyền ký về ngài có nhiều điểm thần kỳ, như việc mở Thiết tháp ở Nam Thiên Trúc học về Mật giáo; được Đại Long Bồ Tát đem vào hải cung đọc kinh Hoa Nghiêm và các kinh điển đại thừa.

 

Vì thế, ngài một thân mà kiêm làm Tổ sư của tám tông phái Phật giáo.

 

Sau khi đắc pháp với Tôn giả Ca Tỳ Ma La, làm vị Tô thứ bốn bên Thiền tông, Long Thọ Đại sĩ đi hoằng hóa các nơi và có trứ thuật nhiều bộ luận. Trong luận Tỳ Bà Sa của ngài viết, có đoạn khen ngợi về Tịnh độ như sau:

 

Nếu người muốn thành Phật,
Xưng niệm A Di Dà,
Ứng thời vì hiện thân,
Nên nay con quy mạng.
Do sức nguyện Phật kia,
Mười phương chư Bồ Tát,
Đến nghe pháp cúng dường,
Nên con cúi đầu lễ.
Các Bồ Tát cõi ấy,
Đầy đủ những tướng hảo,
Thân đẹp tự trang nghiêm,
Nên con lạy quy y.
Chư Bồ Tát Cực Lạc,
Mỗi ngày trong ba thời,
Cúng dường Phật mười phương,
Nên con cúi đầu lạy.
Nếu người trồng căn lành,
Nghi thì hoa không nở,
Kẻ lòng tin thanh tịnh,
Hoa nở được thấy Phật.
Hiện tại Phật mười phương,
Dùng các thứ nhân duyên,
Khen công đức Di Đà,
Nên con quy mạng lễ.
Cõi Cực Lạc nghiêm đẹp,
Mầu nhiệm hơn thiên cung,
Công đức rất sâu dầy,
Nên con lễ chân Phật.

 

Ngài lại tạo bộ luận Đại Trí Độ, trong đoạn khai thị về pháp môn Tịnh độ có dạy:

 

“Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và những tội đời trước. Các pháp tam muội khác, có môn trừ được nghiệp dâm không thể trừ được nghiệp sân. Có môn trừ được nghiệp sân không thể trừ nghiệp dâm. Có môn trừ được nghiệp si, không thể trừ dâm, sân. Có môn trừ được ba độc tham, sân, si, không thể trừ các tội đời trước. Môn Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và các thứ tội chướng. Lại nữa, Niệm Phật tam muội có phước đức lớn, hay độ chúng sanh. Chư Bồ Tát muốn mau diệt tội chướng, được nhiều phước đức, sớm độ chúng sanh, không chi hơn tu môn Niệm Phật tam muội…”

 

Hỏi: Bồ Tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh độ?

 

– Đáp: Nếu chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất thối chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được?

 

Ví như kẻ dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút ít, kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ Tát chưa vào Vô sanh pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế!

 

Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc … – Lại nữa, nếu Bồ Tát mắt thường thấy sắc tướng của Phật, tai thường nghe âm thanh Phật nói, thì tâm sẽ được thanh tịnh, được pháp lạc, được trí tuệ lớn, kế đó y theo lời dạy tu hành tất sẽ mau giải thoát. Gặp Phật được vô lượng sự lợi ích như thế, tại sao không nhất tâm cầu về cõi Phật?

 

Như trẻ thơ không nên rời mẹ, người đi xa không rời lương thực, lúc nóng bức không rời gió nước trong mát, tiết nghiêm hàn không rời sưởi ấm, sang sông không rời thuyền câu, đau bệnh không rời thuốc hay; Bồ Tát không rời chư Phật còn quá hơn các việc như trên. Tại sao thế? Bởi dù là cha mẹ, hàng thân thuộc, bậc thiện tri thức, ngôi vua chúa, hay các đấng thiên vương, cũng không thể làm lợi ích cho chúng sanh bằng Phật. Chư Phật có đủ năng lực đưa loài hữu tình lìa các cảnh khổ, lần lần tiến tới ngôi vị Thế Tôn …

 

Hỏi: Làm thế nào để thường được gần gũi chư Phật?

 

-Đáp: Chúng sanh luân hồi từ vô thỉ kiếp, tạo vô lượng tội chướng nhân duyên. Cho nên, dù có tu phước đức, trí tuệ vẫn kém ít; dù có tu trí tuệ, phước đức cũng không được bao nhiêu. Bồ Tát khi cầu Phật đạo, cần phải thực hành sanh nhẫn và pháp nhẫn.

 

Do thực hành sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi hỷ xả, nên diệt được tội chướng trong vô lượng kiếp, sanh vô thượng phước đức căn lành. Do thực hành pháp nhẫn nên phá hết các vô minh về pháp chấp, sanh vô lượng trí tuệ. Nếu hai hạnh ấy được hòa hiệp, thì đời đời không xa rời chư Phật.

 

Lại một hạnh: “Ví như chúng sanh tâm dục nặng: thì đọa làm thân dâm điểu; tâm sân nặng thì thọ sanh trong loài độc trùng. Nếu kẻ nào thường niệm Phật, ưa thích cõi Phật, không tham phước báo cõi nhơn thiên, tất sẽ tùy tâm mến trọng của mình, quyết được sanh về Tịnh độ, thường gần gũi chư Phật…”

Về sau, ngài Long Thọ phú pháp cho tôn giả Ca Na Đề Bà, rồi nhập định như con ve bỏ xác mà hóa.

Trong kinh Lăng Già, về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bô Tát răng:

 

Đại Huệ ông nên biết,
Chứng sơ Hoan hỷ địa,
Đời vị lai sẽ có,
Sau khi ta Niết bàn,
Tôn hiệu là Long Thọ,
Tỳ kheo danh đức lớn,
Duy trì pháp của ta,
Ở nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã,
Phá các tông Hữu, Vô.

 

Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc Sơ địa Bồ Tát bi trí rộng sâu, một thân làm Tổ sư của tám tông, mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh độ.

 

 

 

BÀI SỐ  34

 

 

Ẩn tu ngại lỗi luận đua tranh

Nói cũng vì người thuyết khác hành

Thái cực AI-PHÂN nhơn-ngã đó

Lạnh lùng huyễn lợi với hư danh !

 

 

NHƯ Ý :  Người Thật Tu Dù Hiểu Đạo , SONG vẫn dè dặt không thích lý luận nhiều vì sợ phạm lỗi VỌNG NGÔN và tranh đấu. Nếu bắt buộc phải nói cũng chỉ để CẢNH GIÁC kẻ ngôn thuyết và thực hành chẳng giống nhau thôi.

 

Có một vị tu THIỀN đã nói:  Thầy Tôi bác bỏ không cho SÁM HỐI, bảo thân tâm ta chính là PHẬT, đem vị Phật này lễ sám vị Phật khác thật rất sai lầm.

 

Xin  nhắc lại một lời, chính thân tâm BẬC thầy của vị tu thiền đó có xác thật được như thân tâm của chư Phật hay chưa; các Bật Tôn Đức khoán đạt trong Phật giáo đã nói: Danh từ Minh Đức Nhất-quán của đạo NHO, Cóc Thần Thái-cực của đạo LÃO, và  Bồ-đề Niết-bàn của đạo PHẬT, cũng điều chỉ cho tâm thể chân như mà thôi, trong CHÂN NHƯ TÂM đâu có ranh giới giữa ta người,  người thật tu đã rõ danh lợi là hư huyễn, nói ra cũng để nhắc nhở lẫn nhau,  TUYỆT không có ý hơn thua tranh chấp.

 

 

Tiết 38 Cách Đoạn Tuyệt Thị Phi

 

 

Hàng phàm phu vì chưa chứng vào CHÂN TÂM BÌNH ĐẲNG, còn ranh giới phân biệt giữa ta và người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy khen chê có đến muôn ngàn, không ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật Bồ Tát vì lòng đại bi thị hiện giữa cõi trần để độ sanh, cũng phải chịu cảnh thị phi thương ghét. Cổ ngôn có câu:

 

Thùy nhơn bối hậu vô nhơn thuyết.
Na cá nhơn tiền bất thuyết nhơn!

 

Lời này ý nói: "Không có ai chẳng bị kẻ khác chỉ trích chê bai sau lưng, nhưng ở trước mặt người ta không nói ra mà thôi." Đây là câu thành ngữ xác thật, do sự kinh nghiệm của người xưa.

 

Những sự thị phi làm cho hành giả, nếu không sáng suốt bình tĩnh, nhiều khi phải xao động sanh phiền não, rất chướng ngại cho đường tu. Cho nên ở đây nêu ra vấn đề này để tìm cách phá giải. Muốn dứt trừ thị phi, phải y theo ba sự kiện:

 

Điều thứ nhứt: Phải xét sửa lỗi mình, đừng nhìn nói lỗi người. Ví như con trâu đen thấy cò trắng đứng trên mình thì để yên; khi con quạ bay đến đậu lại lấy sừng quơ đuổi; nó không ngờ mình còn đen nhiều hơn con quạ.

Phàm phu cũng thế, thích lời khen, ghét tiếng xấu, ưa bươi móc điều dở của người, không dè mình cũng nhiều lỗi lầm, chẳng có chi là tốt đẹp! Cho nên nguyên tắc của người tu là phải tự phản tỉnh xét sửa lấy mình, đừng nên nhìn nói điều dở của người.

 

Xét sửa lỗi mình thì càng ngày càng sáng, nhìn nói lỗi người tất càng gây thêm việc trái oan.

 

Điều thứ hai: Khi bị sự thị phi khinh báng, nên an nhẫn, đừng tìm cách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mực làm lem, cứ để yên, nó chỉ dơ một chỗ đó rồi lần lần phai nhạt; nếu lấy đồ lau chùi, tất sẽ hoen ố cả toàn diện. Luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội nói: "Bị oan ức chớ cầu biện minh, nếu biện minh tất oán hận càng sanh."

 

Bởi người đã cố tâm nói xấu, ta biện minh tức là cho kẻ đó nói sai, dĩ nhiên sẽ sanh sự oán thù tranh cãi, mà vô tình lại làm cho quần chúng hay biết, và để ý nghi ngờ mình. Thông thường, người mới tu hay thấy mình phải kẻ khác quấy. Người tu hơi lâu, thấy mình và kẻ khác đều có phải có quấy.

 

Người tu càng lâu, duy chỉ thấy mình quấy.

 

Tại sao thế? - Bởi khi việc khinh báng xảy ra, nếu hiện tại mình không sai quấy tất kiếp trước cũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả. Giả sử kiếp trước ta không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi, thì cũng do cộng nghiệp tội ác, mới đồng sanh trong cõi ngũ trược này.

 

"Đã mang lấy nghiệp vào thân.

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa."


CÓ TRỜI MÀ CŨNG CÓ TA …

 

Lời của cụ Nguyễn Du nói, cũng thầm hợp với lý đạo.

 

Điều thứ ba: Người tu phải giữ vững lập trường, tin chắc lý nhân quả, đừng xao động vì tiếng hay dở bên ngoài. Kinh Pháp Cú nói: "Ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố. Người chân chánh an nhiên giữa tiếng thị phi."

 

Tất cả tiếng khen chê bên ngoài không làm cho ta tốt hoặc xấu, siêu hay đọa, mà tốt xấu siêu đọa đều do nơi ta.

 

Nếu ta gây nhân lành dù người có khinh là xấu xa tội ác, ta vẫn được siêu thăng. Trái lại, ta gây nhân ác, tuy người quý trọng ngợi khen, ta vẫn phải chịu đọa lạc.

 

Do hiểu lẽ này, một thiền sư Việt Nam đã viết ra những lời thi ý tứ rất thanh tân siêu thoát:

 

Thị phi ngôn trục triêu hoa lạc
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn!
Hoa lạc, vũ tình, sơn tịch tịch
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

 

Tạm dịch:


Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm
Danh lợi lòng băng với bão đêm!
Mưa tạnh, hoa rơi, non vắng vẻ
Chim kêu xuân lại quá bên thềm.

 

Đừng quan tâm đến danh lợi thị phi, hãy để cho nó rơi theo hoa sớm, lạnh với mưa đêm, rồi tan biến lần lần. Kìa một tiếng chim kêu, một mùa xuân đã qua, sao ta không lo tu tập?

 



BÀI KỆ THỨ  63

 


Một câu A Di Ðà
Như ngọc lắng trong nước
Ngàn muôn tạp niệm rối
Chẳng dứt tự thành không.

 

( Nhứt cú Di Ðà
Như thủy thanh châu
Phân vân tạp niệm
Bất đoạn tự vô.)




LƯỢC GIẢI

 


Hạt châu Thủy Thanh có công năng lóng nước đục thành trong. Câu niệm Phật cũng thế, không luận vọng niệm nhiều ít, hành giả cứ chuyên chú giữ chắc sáu chữ hồng danh lâu ngày, tạp niệm tự nhiên tan mất. Ðiểm đáng lưu ý trong đây là không nên khởi tâm dứt trừ vọng niệm.

 

Vì vọng niệm vốn như huyễn, cố tình muốn dẹp, nó lại càng tăng.

 

Một nhà hiền triết đã nói kinh nghiệm này qua câu: "Càng muốn đè nén, chính là cố tâm làm cho nó thêm phát khởi." (Tương dục án chi, tất cố hưng chi). Khi xưa có một Tú Tài đến phỏng đạo nơi bậc cao đức, vị Thiền sư này hỏi: “Cư sĩ tên họ chi?" Tú Tài đáp: "Thưa, đệ tử nhũ danh Trương Chuyết". Chữ Chuyết có nghĩa là vụng về. Thiền Sư nghe xong bảo: “Với đạo khéo còn chẳng có, huống chi đến vụng!" Tú Tài nghe qua liền ngộ vào Bất Nhị pháp môn, làm kệ trình lên rằng:

 


Ánh linh lặng chiếu khắp hằng sa
Phàm thánh nguyên lai bản tánh ta
Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện
Sáu căn vừa động bị mây lòa
Dứt trừ phiền não càng thêm bịnh
Tìm tới Chân Như cũng vẫn tà
Tùy thuận các duyên không trở ngại
Niết bàn sanh tử tợ không hoa.

 


Theo ý hai câu luận bài kệ trên, phiền não vốn là không, là huyễn, cứ mặc nhiên giữ chánh niệm, nó sẽ tự tiêu tan. Nếu khởi ý dứt trừ thì phiền vọng lại hóa thành có. Chân Như là thể tánh tự nhiên, biết lặng lẽ dung hợp với tự nhiên, tánh Chân Như sẽ hiển lộ. Nếu khởi tâm tìm tòi xu hướng, tức có niệm phân biệt, trái với thể bản nhiên, đó chính là tà vọng.

 

Ðể bổ túc ý trên, xin ghi thêm lời của Ðàm Hư đại sư, một bậc cao tăng cận đại thuộc giáo phái Thiên Thai bên Trung Quốc.


Ðây Phật Tổ quê hương
Xứ xứ hiện phong quang
Nước non miền đất rộng
Ưng tự có biên cương
Ðộng vật tùy sanh trưởng
Thực vật tự phô trương
Nắng mưa tùy đổi tiết
Tháng năm tự đoản trường
Vinh hư muôn tượng hiện
Là tự thể chân thường
Nếu cố ý cầu toàn
Trở lại bị tổn thương!

 

Lại để chỉ rõ thế nào là CHÂN TU, cùng tư cách của bậc chân tu, xin dẫn chứng thêm một đoạn trong bài kệ Vô Tướng, Kinh Pháp Bảo Đàn của đức Lục Tổ:

 

 

Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời.
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê, là kém dở!
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi.
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!

 

(Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô-Tướng kệ)

 



GIÁC MINH DIỆU HẠNH BỒ TÁT

 

Đời nhà Minh niên hiệu Sùng Trinh thứ 16, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diên về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ Tát dùng lời kệ khai thị rằng:

 

Pháp yếu của chư Phật,
Nhiệm mầu chẳng nghĩ bàn!
Bởi pháp chẳng nghĩ bàn,
Không thể diễn hết ý.
Đấng cha lành Mâu Ni,
Thương xót khắp quần sanh,
Nói chỗ không thể nói,
Dắt kẻ trước người sau,
Lại dùng phương tiện lạ,
Chỉ rõ cõi Cực Lạc,
Bảo phát nguyện vãng sanh,
Vượt ngang ba đường ác.


Bởi Phật A Di Đà,
Nguyện lớn nhiếp muôn loài,
Như nghe danh thọ trì,
Quyết sanh không còn nghi.
Nếu người có đại lực,
Tâm niệm thường chuyên nhất,
Thành tựu tam muội sâu,
Đường Tây phương như tin,
Nay ta y thánh giáo,
Tâm niệm thường chuyên nhất,
Thương các ngươi mê lầm,
Hiện tiền cũng thấy Phật.


Đây chằng phải duyên nhỏ,
Sắp diễn pháp lợi sanh.

 

Lúc ấy các tín hữu trong đàn đều cung kính chắp tay yên lặng. Bồ Tát lại dạy tiếp:

– Các ngươi nên biết, môn Niệm Phật đây đích thật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát thẳng tắt nhất của hàng nhơn thiên. Nay các ngươi tuy có lòng tin, tuy thực hành hạnh niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng nếu tâm nguyện không chí thiết, thì chẳng khác chi người đi biển gặp được châu báu mà lần lựa về tay không, tất cũng luống nhọc công vô ích! Thuở xưa, nếu ta không nhờ tâm nguyện chí thiết, thì đâu được như ngày hôm nay.

Đời Minh Đế nhà Tấn, ta nguyên là một người bần dân. Trong cảnh quá nghèo khổ, duyên may được nghe biết Phật pháp, ta phát đại nguyện rằng:

 

“Con vì túc nghiệp nên mới chịu quả báo khổ cực nầy. Nếu hiện đời con không được thấy Phật A Di Đà, được sanh về cõi Cực Lạc để thành tựu tất cả công đức, thì dù cho xả thân, nguyện không thối chuyền”.

 

Phát thệ rồi, trong bảy ngày đêm ta chuyên tinh nhớ niệm không thôi nghỉ, liền được tâm khai, thấy Phật A Di Đà tướng tốt rực rỡ, ánh sáng soi khắp mười phương. Lúc ấy, trước Phật ta được nhờ ân thọ ký. Đến năm bảy mươi lăm tuổi, ta ngồi niệm Phật thoát hóa, vãng sanh về Tây phương.

 

Sau khi đắc quả, bởi nguyện độ sanh sâu nặng, ta trở lại cõi nầy tùy phương hiên hóa. Từ đó, hoặc thị hiện làm thân Tỳ kheo, hoặc làm thân cư sĩ, hoặc làm vua, hoặc làm quan, hoặc làm người nữ, hoặc làm kẻ ăn xin, hoặc ấn hoặc hiện, hoặc thuận hoặc nghịch; đều tùy duyên nói pháp, dẫn dắt người mê.

 

Nay ta lại vì các ngươi chỉ rõ lẽ chánh tà, mở bày môn Tịnh độ. Các ngươi phải một lòng một ý, bền tu pháp môn nầy, quyết định sẽ được lợi ích lớn, không còn sợ lầm lạc! Nếu kẻ nào tâm chí bền chắc, thì không đợi sau khi vãng sanh, mà trong đời hiện tại cũng được thấy Phật. Hãy ghi nhớ bài kệ sau đây của ta mà tu tiến:

 

Nói ít một câu chuyện,
Niệm nhiều một câu Phật,
Đánh chết được vọng niệm,
Hiển pháp thân chân thật.

 

Một tín hữu thưa: – Bạch ngài! Con niệm Phật không được nhất tâm, chẳng biết phải dùng phương tiện nào?

 

Bồ Tát dạy: – Ngươi nên ngồi yên lặng, dứt hết mọi tư tưởng, từ từ mà niệm. Điều cốt yếu phải làm sao cho tiếng hợp với tâm, tâm hòa cùng tiếng, niệm lâu như thế, tự nhiên sẽ thấy lòng mình trong lặng. Chừng ấy tâm cảnh chiếu sáng, dứt sự đối đãi, chứng vào Niệm Phật tam muội.

Nhưng nên nhớ lúc bình nhật cần phải niệm nhiều, từ ngàn cho đến số muôn câu tâm không gián đoạn, thì căn khí mới dễ thành thục. Nếu cưỡng ép muốn cho tâm mau qui nhất, tất trọn không thể được nhất tâm.

 

Một tín hữu khác lại thưa: – Bạch Bồ Tát! Thế nào là nghĩa: Tâm hành xứ diệt?

 

Ngài dạy: – Tâm hành xứ diệt là chỗ tuyệt đải, không còn dấu vết của niệm phàm Thánh, là chân tâm thường trú của Phật. Còn tâm hành xứ hữu là nghiệp tâm hoặc thiện hoặc ác trong vòng sống chết luân hồi của chúng sanh.

Vọng tâm nầy nối tiếp nhau không xen hở. Nếu khi niệm Phật ngươi gia công miên mật, không còn mảy may tạp vọng, mới mong được đôi phần tương ứng.

Phi dè dặt, đừng có vừa thật hành được nửa năm hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã khổ công tu niệm. Nên biết ý nghĩ tự đắc ấy chính là chỗ chướng đạo! Lại tuy có gia công, nhưng nếu niệm lực chưa được vững như non đồng vách sắt, xô không ngã, lay chẳng động, thì sức niệm vẫn chưa thành một khối.

Phải tu tập liên tục, đừng nên thấy có chút ảnh hưởng liền dừng nghỉ. Đó là lỗi “Bán đồ nhi phế” khiến cho công phu trước luống uổng, không được mảy may lợi ích chi. Đây là căn bịnh lớn của người học đạo, cần phải lưu ý. Nên biết rằng: Phật pháp như bể cả, càng vào càng rộng sâu, quyết không thể dùng chút ít tri kiến mà thấu hiểu hết được. Sự tu tập cần phải trọn đời, dụng công đến chỗ non cùng nước tận, chớ có quan niệm xem thường!

 

Khi ấy, ông Cố Định Thành đứng lên xin thỉnh giáo thêm về phương thức niệm Phật.

Ngài bảo: – Nầy thiện nam tử! Tâm thể vốn ly niệm, vọng niệm từ tư tưởng mà sanh. Tư tưởng ấy nguyên giả dối, khiến cho người lưu chuyển trong vòng sanh tử. Ngươi nên biết một câu A Di Đà Phật đây, chẳng từ tưởng mà sanh, không theo niệm mà có, chẳng trụ trong ngoài, không có hình dáng. Niệm như thế thì dứt các vọng tưởng, cùng với chân thân nhiệm mầu thanh tịnh của Như Lai, chẳng đồng chẳng khác, không thể phân biệt. Niệm như thế thì phiền não trần lao không dứt không buộc, chỉ là nhât tâm.

Được như thế mới gọi là CHẤP TRÌ DANH HIỆU, mới gọi là nhất tâm bất loạn. Chừng ấy công tịnh nghiệp thành tựu, bước thẳng lên ngôi thượng phẩm. Nay ngươi nên phát nguyện lớn, cầu sanh về Cực Lạc, rồi chí thành cảm thiết xưng niệm A Di Đà Phật. Phải quyết ý khiến cho tiếng nương theo tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm cùng tiếng hợp nhau.

 

Dụng công như thế lâu ngày không để sơ thất, chăm chú như mèo rình chuột, tất sẽ được vào Chánh ức niệm tam muội. Nếu muốn tu tiến thêm, phải tham cứu nhiều hàng tri thức, rộng hỏi các bậc cao minh, tất sẽ tỏ ngộ được ý mầu TỨC TÂM THÀNH PHẬT.

Kế tiếp cư sĩ  Vô Hủ thưa thỉnh: – Bạch ngài! Xin từ bi chi dạy cho con phần khái yếu về sự tu tập. Từ lúc bình nhật cho đến khi lâm chung, con phải hành trì như thế nào?

 

Bồ Tát nói: – Đại để người tu tịnh nghiệp khi đi, đứng, nằm, ngồi, lúc khởi cư ăn uống đều nên hướng về phương Tây. Như thế cơ cảm mới dễ thành, căn cảnh mới dễ thục. Trong thất chỉ nên cúng một tượng Phật, một pho kinh, một bàn thờ, một lư hương, một bàn, một ghế, chẳng nên để nhiều đồ vật khác.

 

Ngoài sân cũng phải quét dọn trống trải sạch sẽ để đi kinh hành niệm Phật cho thuận tiện. Nên giữ tâm mình vắng lặng không vướng một mảy tơ, muôn niệm đều quên, trong không thấy thân, ngoài không biết cảnh. Cũng không nghĩ đến hành động hôm nay của ta đây là việc tu hành. Như thế thì cùng với đạo ngày càng gần, với đời ngày càng xa, có thể thành tựu tịnh nghiệp.

 

Nếu lúc bình thời ngươi rũ sạch được muôn duyên, một lòng niệm Phật; thì khi lâm chung mới có thể không còn quyến luyến đến gia đình sự nghiệp, vui vẻ thanh thoát mà đi. Đấy há chẳng phải là tác phong của bậc đại trượng phu ư! Ta bảo như thế là muốn cho ngươi chuyên chí tu hành, không còn vướng bận điều chi. Và đây chính là điều kiện rất quan trọng, thiết yếu!

Đến như pháp tu Tịnh độ, vẫn không ngoài hai chữ CHUYÊN và CẦN. Chuyên thì không quản đến việc chi khác. Cần thì không bỏ phí một phút giây.

Từ nay mỗi SÁNG sớm thức dậy, sau khi lễ Phật, ngươi nên tụng một quyển KINH A DI ĐÀ, rồi tùy sức niệm Phật Kế đó quỳ đọc bài văn “MỘT LÒNG QUY MẠNG …” để phát nguyện hồi hướng, vì bài văn ấy lời giản dị mà ý đầy đủ.

Ban sơ thân tâm chưa yên, mỗi ngày chỉ khóa tụng HAI thời, kế đó thì tăng lên đến BỐN thời, nếu có thể, lên đến SÁU thời. Ngoài ra thì niệm thả không ký số, hoặc niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng, chỉ nhiếp tâm chuyên nhớ mà thôi.

 

Lại, phép trì danh cần phải mỗi chữ mỗi câu, rành rẽ rõ ràng, tâm và tiếng hòa hợp nương nhau, không xen lẫn mảy may tư tưởng tạp vọng. Niệm như thế lâu ngày, công lực sẽ tự thành thục, quyết định được sanh về cõi Liên bang. Chừng ấy ngồi tòa sen báu lên Bất thối luân, tự tại giải thoát, há chẳng phải là điều đáng hoan hỷ ư? Nên cố gắng! Cố gắng!

 

Bồ Tát giáng thần thuyết pháp, trước sau kể có 24 hội. Các đệ tử của ngài là bọn ông Thường Nhiếp thay phiên ghi chép, kết họp thành bộ Tây Phương Xác Chỉ, khắc bản lưu truyền.

 

 

LỜI PHỤ : Phần thánh nhơn khuyến hóa, gồm có sự tích và lời dạy của chư thánh: – Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, đức Đạo sư A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Kỳ Bà Ca Tôn giả, Mã Minh Đại sĩ, Long Thọ Đại sĩ, Thiên Thân Luận sư, Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát. Trong đây, vì chọn phần giảng yếu, bút giả chỉ diễn dịch lại sự và lời của bốn vị sau cùng mà thôi. Để kết thúc phần nầy, Ấn Quang Pháp sư có ghi lời bình chú như sau:

 

– Kinh Duy Na nói: “Tuy biết các cõi Phật. Cùng chúng sanh đều không. Mà thường tu Tịnh độ. Để giáo hóa quần sanh”.

 

Sở dĩ như thế, vì các bậc đại thừa Bồ Tát không vị nào chẳng lấy tâm Bồ đề làm căn bản, và tu Tịnh độ làm trang nghiêm. Bởi nếu không như thế, thì chẳng làm sao đầy đủ mười hạnh nguyện Phổ Hiền được.

 



-Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới nói: “Các bậc đại Thanh văn vì không tán dương công đức thanh tịnh của mười phương Tịnh độ, vì không khen ngợi các sự thần biến của chư Phật Thế Tôn, vì không được các trí tuệ thần thông nghiêm tịnh cõi Phật, nên nơi hải hội Hoa Tạng Hoa Nghiêm tuyệt không nghe không thấy”.

 

Thế thì biết, nếu hàng phàm phu nào có thể phát tâm trong sạch, hồi hướng về Tịnh độ, tất công đức sẽ hơn các bậc đại Thanh văn kia quá bội trăm ngàn muôn ức lần. Kẻ ấy quyết định mau được vào cảnh giới Hoa Nghiêm Bất Tư Nghị.

 

Cũng trong kinh Hoa Nghiêm, đức Văn Thù Sư Lợi bảo Thiện Tài đồng tử đi tham phỏng các bậc Đại thiện tri thức. Trước tiên, Đồng từ tham học với ngài Đức Vân được nghe dạy về pháp môn Niệm Phật.

 

Sau rốt, khi Thiện Tài đến thưa thỉnh, Phổ Hiền Bồ Tát cũng đem mười đại nguyện vương khuyên ngài và tất cả đại chúng ở Hoa Tạng thế giới, gồm 51 giai vị: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác đều nên phát tâm tu mười đại nguyện vương ấy, hồi hướng cầu sanh Cực Lạc.

 

Xem đấy thì biết môn Tịnh độ cao thâm bao quát đến ngần nào! Tiếc thay cho những vị chi biết giảng triết lý thiên thông, cao đàm luận vô tướng, rồi xem thường chê bai người niệm Phật. Những vị ấy trí tuệ quả thật có hơn đức Văn Thù, Phổ Hiền chăng?

 

 

BÀI SỐ  35

 

Ẩn tu suối bạc ánh màu ngân

Muốn gẫm gần xa chuyện túc nhân

Người cảnh ai bày vui với khổ

Hoa trăng cười cợt Ý BÂNG KHUÂNG.

 

NHƯ Ý : Sống trong giai đoạn đầu của TAM TAI TIỂU KIẾP này, tất cả nhân Sanh mình lẫn Người đều ở trong biển khổ lớn, Người TU tuy biết đời là HUYỄN,  song vẫn lìa ngỏ ý còn vương TƠ-lòng. Tơ  đây không phải là tơ Trần, nhưng khi thấy cảnh Trần tan tác cũng muốn xét kỹ  xem, TÚC NHÂN ra sao mà phải quả cảm như thế.

 

Nhưng thôi hãy GÁC lại môn duyên để NIỆM PHẬT; Hoa-trăng tuy lặng yên không nói, song dường như cười cợt CHO Ý NIỆM VẪN VƠ BÂNG KHUÂNG ĐÓ; còn như bảo vì Chúng-sanh có Bệnh nên Bồ-tát có Bệnh, thì thật không dám đảm đương Đại-ngôn ấy.

  

Thong-thả chốn đầu non,
Trăm hoa tợ phấn son.
Đàn trúc nghe réo-rắt,
Thông già giọng véo-von.
Ráng đỏ vừa trông vầng nhật lặn,
Kế lại nhìn xem bóng nguyệt tròn.
Thanh-tịnh tấm lòng KHÔNG TƯỞNG NGHĨ, 
(Ý BÂNG KHUÂNG)
Sắc, tài, danh, lợi, cháu cùng con.

 

Giấc hòe tỉnh Ngẫm-suy cuộc thế,
Bóng Nguyệt-ngân đổ xế cành ngô.
Bồng-tiên cảnh đẹp Mơ-hồ,
Niềm Nhân-sự Ngẫn-ngơ sanh Khái-cảm.
Tri-âm Ảnh-tuyệt Linh-cầm đoạn,
Vân-tự chung hồi Lạc-quốc du.
Lắng chuông khuya mà quyết chí Tiềm-tu,
Tưởng sen nở Thiên-thu miền Cực-lạc.
Vùng Ngũ-trược cõi trời, người đổi khác,
Chưa Vô-sinh e dễ lạc mê-trần.
BÂNG-KHUÂNG Bể-giác Non-thần.



Tiết II: Phật Pháp Trong Năm Thời Kỳ

 

Theo Kinh Đại-Tập-Nguyệt-Tạng, sau khi Ðức Thế-Tôn niết-bàn, Phật-pháp sẽ diễn biến qua năm thời kỳ, từ thạnh đến suy. Năm thời ấy gọi là Ngũ-kiên-cố, mỗi giai đoạn là 500 năm. Hai chữ kiên-cố trong đây, ý nói tùy mỗi thời, nghiệp duyên và tâm niệm của chúng-sanh hướng theo mỗi chiều hướng một cách bền chắc, ví như gốc cây to rễ bám đã sâu, khó nhổ lên hoặc xô cho lay chuyển. Danh từ kiên-cố nầy, các Kinh-luận khác cũng thường dùng, như kinh Pháp-Hoa có câu: “Diệu-Quang giáo hóa nay kiên-cố”. Năm thời kiên-cố như sau:


1. Giải-thoát-kiên-cố: Sau khi Ðức Thế-Tôn niết-bàn, trong 500 năm đầu tiên, đệ-tử của Phật có nhiều vị chứng quả, được vào cảnh an vui giải thoát. Thời kỳ nầy các phương diện học, tu, chứng đều thạnh, hành nhơn hiểu sâu lẽ mầu, giữ gìn giới hạnh, một trăm người tu có đến sáu bảy mươi vị đắc đạo. Bấy giờ trong nhơn gian đầy dẫy những bậc thánh-hiền.

 

2. Thiền-định-kiên-cố: Sang 500 năm thứ hai, hàng Phật-tử xuất-gia, tại-gia tuy ít kẻ chứng đạo như thời gian trước, song phần nhiều đều thực hành đúng theo lời Phật dạy, đi sâu vào cảnh giới thiền định. Giai đoạn nầy, trong một trăm người tu, có được sáu, bảy người chứng đạo.

 

3. Đa-văn-kiên-cố: Qua 500 năm thứ ba, đạo căn của chúng-sanh đã cạn cợt hơn trước, người tu Phật đa số chỉ thích học rộng nghe nhiều; các phương diện diễn dịch kinh sách, biện luận đạo lý được thạnh hành khắp nơi. Lúc nầy kẻ thiết thật cầu giải thoát thâm nhập thiền định, còn ít có người, huống chi là chứng quả. Tuy nhiên, trong muôn ức người tu, cũng có đôi ba bậc đắc đạo.

 

 

4. Tháp-tự-kiên-cố: Sang 500 năm thứ tư, Phật-giáo đồ phần nhiều hướng về việc cất chùa, xây tháp, bố thí, tụng kinh để cầu phước báo; về phương diện văn tự rất ít có người, huống nữa là tu? Thuở xưa, cũng vào khoảng thời gian nầy, bên Trung-Hoa có một bậc cao tăng là Tĩnh-Công. Sau khi ngài tham thiền ngộ đạo, một vị tôn túc bảo rằng: “Ngày kia ông ra hoằng hóa, dưới tòa có đến 1.000 tăng chúng, song không kẻ nào là bậc xuất-gia”.

 

Quả nhiên, sau Tĩnh-Công đáp lời yêu thỉnh của Tiền-công, về trụ trì một ngôi chùa, tăng chúng quy tụ đến số ngàn, song chỉ toàn là hạng tụng kinh để gieo căn lành phước báo ở tương lai, không có vị nào tham thiền ngộ đạo. Cổ-đức quan niệm rằng: nghĩa chân thật của “XUẤT-GIA” là phải ra khỏi nhà tam giới, hay ít nữa ra khỏi nhà phiền não, không phải chỉ ra khỏi nhà thế tục vào cửa chùa, cạo tóc mặc áo cà-sa là đủ.

 

Cách bốn mươi năm về trước, những bạn đồng tham với Tĩnh-Công, trong 1.000 người cũng được bảy tám mươi vị đại ngộ; không ngờ qua một thời gian chẳng bao lâu mà lại có sự sai biệt dường ấy! Sự kiện nầy tương tợ các sông rạch gặp cơn nước kém, mỗi ngày mực nước mỗi thấp xuống; căn cơ của chúng-sanh trong thời giảm kiếp cũng như vậy.

 

5. Đấu-tranh-kiên-cố: Đến 500 năm thứ năm, nhơn loại vì ngã chấp nặng, tự ái nhiều, chẳng những ngoài đời thường xảy ra cảnh tượng tranh đua giết hại lẫn nhau, mà trong đạo cũng lắm kẻ chen lấn trên đường danh nẻo lợi. Giai đoạn nầy, hàng đệ-tử Phật tuy nhiều, song đối với Tam-tạng Kinh-điển ít người tin hiểu sâu, ít ai thiết thật vì đạo, đi đúng với đạo trên phương diện tự lợi lợi tha. Kinh Kim-Cang nói: “Năm trăm năm rốt sau” chính là thời kỳ nầy.

 

Trong An-Sĩ-Toàn-Thơ có đoạn nói về tình trạng hơn kém của phước báo xưa và nay như sau: “Con người do có đức nên mới được hưởng phước, nếu đức đã giảm thì tất cả đều giảm. Chẳng hạn như: thọ số lần lần giảm, phước báo lần lần suy, ngũ cốc lần lần mất mùa, bảy báu lần lần ẩn một, y thực lần lần khó khăn, dung mạo lần lần thô xấu, tư bẩm lần lần tối tăm, tinh thần lần lần bại nhược, phong hóa lần lần hoang sơ, thân tộc lần lần bất hòa, sưu thuế lần lần cao nặng, tai nạn nước lửa trộm giặc lần lần thêm nhiều, người lành lần lần điêu tàn, kẻ ác lần lần tăng thạnh, tà đạo lần lần phát hưng, Phật-pháp lần lần hư phế.

 

Lấy một ít việc để suy nghiệm: như thời xưa vào đời nhà Châu, Võ-Vương thọ 93 tuổi, Văn-Vương thọ được 97 tuổi. Trước Văn-Vương 1.000 năm, vua Hạ-Võ thọ 106 tuổi, vua Thuấn thọ 110 tuổi, vua Nghiêu thọ 117 tuổi. Trước vua Nghiêu, vua Đế-Cốc ở ngôi 70 năm, vua Chuyên-Húc ở ngôi 78 năm, vua Thiếu-Hạo ở ngôi 84 năm, vua Huỳnh-Đế ở ngôi 100 năm, vua Viêm-Đế ở ngôi 140 năm. Thời gian tại vị mà còn dài như thế, thọ số tất cao biết dường nào!

 

Thế thì thuyết nhà Phật nói thọ lượng nhơn loại lúc cực tăng được 84.000 tuổi, khi vào giảm kiếp qua 100 năm bớt một tuổi, không phải là việc hoang đường. Cho nên Hàn-Dũ dâng biểu tâu nói thời xưa không có Phật mà nhơn loại sống lâu, đời nay có Phật mà thiên hạ chết yểu, là bởi ông ta chưa rõ thuyết giảm kiếp của nhà Phật.

 

Ðức Thích-Ca ra đời lúc nhơn thọ giảm còn 100 tuổi, thuở ấy nhằm thời đại Châu-Chiêu-Vương của Trung-Hoa. Bấy giờ thọ số con người thường trên dưới 100 tuổi nên theo pháp chế nhà Châu, trai gái đến 30 tuổi mới được phép có chồng vợ. Từ đời Châu-Chiêu-Vương đến nay đã gần 3.000 năm, thọ số con người chỉ trên dưới thất tuần, trai gái mới 13, 14 tuổi đã sớm nghĩ đến đường tình ái.

 

Lại có người khai phát những mộ cổ từ đời nhà Tùy, Đường trở về trước, thấy xương của người xưa to lớn, so với xương người thời nay cao hơn độ hai thước (thước Trung-Hoa). Thế thì thuyết “khi nhơn thọ cao, sắc thân của loài người tùy theo thọ số mà cao lớn” cũng không phải là điều huyễn hoặc.

 

Về trân bảo, như thuở đời Hạ, Thương, Châu, khi các vương hầu tống tặng nhau, thường sắm lễ vàng ròng mấy muôn lượng, ngọc bạch bích mấy trăm đôi, chưa từng dùng thuần bạch kim. Đến đời nhà Hán mới xen dùng bạch kim, những thứ ngọc dạ quang ánh sáng chiếu xa đôi mươi cỗ xe, các nước nhỏ đều có. Đến nay thì vàng, bạc là vật quí báu hi hữu, người ta lại pha chế xen đồng bỏ vào; đây là triệu chứng bảy báu lần lần ẩn một vậy.

 

Thuở xưa quốc khố chứa không đủ lương tiền chi dụng trong mười năm gọi là “bất túc”, chứa không đủ lương tiền chi dụng trong sáu năm gọi là “cấp”. Đời nay cầu cái “cấp” còn không được; ấy chẳng phải triệu chứng sự thọ dụng về ăn mặc lần lần khó khăn là gì?

 

Thời xưa các bậc vương hầu còn đến núi rừng thôn dã để cầu hiền, hoặc kết giao với người đạo đức; hàng khanh tướng tuy sang trọng, nhưng không có công lớn chẳng dám ngồi xe quí. Người đời nay vừa được chút quan tước đã coi rẻ bạn bè, xem thường làng xóm, cho đến trẻ không kính già, trò ngang ngỗ với thầy. Đây là triệu chứng phong hóa lần lần hoang sơ, đồi trụy.

 

Thuở xưa các bậc cao tăng có khi vua mời không đến, vua xuống chiếu thơ cầu thỉnh tất xưng tặng như bậc thầy; nên ngài Huyền-Trang tịch mà vua Cao-Tôn bãi triều ba ngày, và các bậc hiền vương hoặc thường giá lâm đến chùa, hoặc thỉnh pháp nơi nội điện. Đời nay hàng sĩ thứ thấy tượng Phật không lễ, gặp bậc cao-tăng không chào; ấy cũng bởi bên trong ít người đạo đức, bên ngoài nhiều kẻ ngạo kiêu. Đây chính là triệu chứng Phật-pháp lần lần điêu phế vậy.

 

Tóm lại, năm thời kiên cố đi theo chiều kiếp giảm, nên căn lành của chúng-sanh càng ngày càng kém. Phước đức căn lành của nhơn loại càng kém, thì trong đạo càng ngày ít bậc cao-tăng, ngoài đời càng ngày thêm nỗi đảo điên tai nạn. Cảm tác cảnh thanh tu giải thoát của người xưa, Bát-Chỉ-Đầu-Đà đã có câu:

 

“Mâu tháp đăng hôn tăng nhập định.

Tùng chi nguyệt lãnh hạc sơ hoàn”

 

(Giường lau đèn tối tăng vào định.

Trăng lạnh cành thông bóng hạc về)

 

Trong tăng giới ngày nay, khó tìm được phong độ tiêu sái ấy. Gần đây, Hư-Vân thiền-sư xuất thần lên cung trời Đâu-Xuất, được nghe Di-Lặc Bồ-Tát nói pháp Duy-tâm-thức-định; sau cùng Bồ-Tát thuyết kệ trong ấy có câu: “Kiếp nghiệp đương đầu. Cảnh tích phổ giác”. Đại ý của hai câu nầy, Bồ-Tát bảo ngài Hư-Vân: “Dưới trần thế đang ở trong giai đoạn khởi đầu của TAM-TAI TIỂU-KIẾP. Vậy ngươi hãy trở về nhắc nhở khuyên mọi người nên giác ngộ, cố gắng tu hành”.

 

Tân-Bà-Sa-Luận nói: “Nếu kẻ nào thọ giới bất sát đúng pháp trong một ngày đêm, sẽ được tránh khỏi tai nạn đao binh ở tương lai. Nếu kẻ nào đem lòng ân cần trong sạch dùng một trái Ha-lê-lặc cúng dường chư tăng, sẽ không gặp tai nạn tật dịch ở tương lai. (Ha-lê-lặc là thứ trái có thể trị bịnh, người muốn tịnh thí có thể dùng thuốc men để thay thế). Nếu kẻ nào sanh tâm bi mẫn, dùng một nắm cơm bố thí cho loài hữu-tình, quyết định không gặp tai nạn cơ cẩn ở tương lai”.

 

Những ai muốn chủng phước duyên, tránh Tam-tai Tiểu-kiếp, nên thực hành các hạnh lành như trên. Và muốn cho kiếp nạn được tiêu giảm, không chỉ sức của một đôi người, mà tất cả mọi người phải đồng TÂM hướng thiện.

 

Một Tiểu-kiếp có 16.678.000 năm. Hai mươi Tiểu-kiếp là một Trung-kiếp. 

Trung-kiếp có 333.560.000 năm. Bốn Trung-kiếp hợp thành một Đại-kiếp. 

Đại-kiếp có 1.334.240.000 năm.

 

Lại trong kiếp giảm có TIỂU-TAM-TAI là: nạn cơ cẩn (đói khát), nạn dịch khí (dịch bệnh), và nạn đao binh.

  

Phật Học Tinh Yếu

 

 

BÀI KỆ THỨ  52

 

Một câu A Di Ðà
Thề niệm thành một khối.
Liều tu mãn kiếp này
Ðược làm người nhàn rỗi.

Nhứt cú Di Ðà
Thệ thành phiến đoạn.
Bản thử nhứt sanh
Tác cá nhàn hán.



LƯỢC GIẢI


Người tu tịnh nghiệp do ý thức nỗi khổ sống chết luân hồi là việc lớn cần phải giải quyết, nên phát tâm Bồ-Ðề. Từ nơi điểm này dùng lòng tin nguyện sâu thiết, hành trì câu hồng danh thề niệm thành một khối, KHÔNG ĐỂ PHIỀN NÃO XEN VÀO.

 

Trong đời này phải liều mình hết sức tu hành như thế, để bảo đảm cho sự vãng sanh lúc lâm chung. Khi đã được về Cực Lạc rồi, chừng đó mới thoát vòng sống chết, làm người an nhàn tự tại, không còn lo bị luân hồi sa đọa nữa.




THIÊN THÂN LUẬN SƯ

 

Luận sư Thiên Thân, tân dịch là Thế Thân, tiếng Phạm tên Vasubandhu (Bà Tu Bàn Đầu), người nước Phú Lủ Sa Phú La. Ngài ra đời ở Ấn Độ sau Phật Niết Bàn 900 năm tại vùng Bắc Thiên Trúc.

Ban sơ, Luận sư xuất gia tu theo phái Tát Bà Đa ở nước A Du Xà, nghiên cứu về Tiểu thừa giáo. Trong thời gian nầy, ngài viết ra 500 bộ luận tuyên dương giáo pháp Tiểu thừa, bác phá Đại thừa. Sau nhờ trưởng huynh là Luận sư Vô Trước khuyến hóa, ngài cảm ngộ hối sự lầm lỗi của mình, muốn cắt lưỡi để tạ tội.

 

Vô Trước can ngăn bảo: “Em đã đem lưỡi ấy hủy báng Đại thừa, nay cũng nên dùng lưỡi ấy để tán dương Đại thừa mới là điều hợp lý. Nếu cắt bỏ đi thì có ích lợi gì đâu!” Ngài nghe lời, từ đó chuyên tinh nghiên cứu về Đại thừa giáo, rồi viết ra 500 bộ luận tuyên dương pháp sâu rộng của Đại thừa. Do đó, ngài nổi danh về bậc trí tuệ bao la, biện thuyết uyên bác, và được người đương thời tôn xưng là Thiên Bộ Luận sư.

 

Ngài có viết ra quyển Vô Lượng Thọ Kinh Luận, cũng gọi là Vãng Sanh Luận, khai thị về pháp môn Tịnh độ, phần đầu dùng lời kệ khen ngợi rằng:

 

Thế Tôn, con một lòng,
Quy mạng mười phương Phật,
Vô Ngại Quang Như Lai,
Nguyện sanh về Cực Lạc.
Xin nương theo nghĩa kinh,
Tướng công đức chơn thật,
Nói kệ, nguyện tổng trì,
Hợp với lời Phật dạy.


Quán tướng thế giới kia,
Siêu thắng hơn ba cõi,
Cứu cánh như hư không,
Rộng lớn không ngằn mé.
Đạo chánh, đại từ bi,
Căn lành xuất thế sanh,
Ánh tịnh quang đầy khẳp,
Sáng hơn gương nhật, nguyệt,
Đầy các tánh trân bảo,
Đủ sự trang nghiêm mầu,
Ánh vô cấu rực rỡ,
Sáng sạch soi thế gian.
Cỏ công đức chất báu,
Mềm dịu xoay bên hữu,
Xúc chạm sanh vui đẹp,
Hơn lông Chiên lân đà.
Hoa báu ngàn muôn loại,
Đầy khắp mặt suối ao,
Gió nhẹ động cánh hoa,
Ánh sáng giao xen lẫn.
Các lâu đài, cung điện,
Hiện bóng cảnh mười phươmg,
Cây tạp, ánh sáng lạ,
Lan can báu vây quanh,
Khắp hư không mành lưới,
Vô lượng báu giao xen,
Linh ngọc khua vang tiếng,
Diễn nói pháp âm mầu,
Mưa áo, hoa nghiêm đẹp,
Tỏa vô lượng hương thơm.


Phật huệ như nhật rạng,
Trừ si ám thế gian.
Phạm âm ngộ sâu xa,
Nhiệm mầu vang khắp cõi.
Đấng chánh giác Di Đà,
Pháp vương khéo trụ trì,
Tịnh chúng như hoa sạch,
Hóa sanh từ Đại giác:
Ưa thích pháp nhị mầu,
Thiền định làm thức ăn,
Lìa hẳn não thân tâm,
An vui hằng tự tại
Cõi căn lành đại thừa,
Không điều chi hềm chê,
Không có kẻ căn thiếu,
Người nữ, giống nhị thừa.
Chỗ chúng sanh ưa thích,
Tất cả đều đầy đủ,
Nên con nguyện vãng sanh,
Về cõi Phật Di Đà.


Đấng Bảo vương Vô Lượng,
Ngồi đài hoa sạch mầu,
Tướng đẹp, ánh rực rỡ,
Sắc tượng vượt muôn loài.
Như Lai tiếng vi diệu,
Phạm âm vang mười phương,
Cùng tứ đại, hư không,
Hòa lẫn không phân biệt.
Chúng trời người bất động,
Từ biển tịnh trí sanh,
Như núi chúa Tu Di,
Tưởng đẹp mầu tột bậc,
Tịnh chúng đều cung kính,
Vây quanh chiêm ngưỡng Phật,
Sức bản nguyện Thế Tôn,
Chân thật không trí hơn,
Khiến quần sanh mau đầy,
Biển công đức báu lớn.
Cõi Cực Lạc thanh tịnh,
Thường chuyển Vô cấu luân,
Chư hóa Phật, Bồ Tát,
Đầy, sáng như Tu Di.
Mỗi thời đến mỗi niệm,
Ánh vô cấu trang nghiêm,
Chiếu khắp các Phật hội,
Làm lợi ích quần sanh.


Mưa nhạc trời, áo, hoa,
Cùng hương mầu cúng dường,
Khen công đức chư Phật,
Không còn tâm phân biệt.
Thế giới nào không có,
Báu công đức Phật Pháp,
Con nguyện đều vãng sanh,
Tuyên dương pháp như Phật.
Con viết luận nói kệ,
Nguyện thấy A Di Đà,
Nguyện cùng khắp chúng sanh,
Đồng sanh về Cực Lạc.

 

Toàn quyển Vô Lượng Thọ Kinh Luận phát huy về sự lợi ích trang nghiêm ở cõi Tịnh độ rất rõ ràng, về sau Pháp sư Đàm Loan đời Ngươn Ngụy có chú thuật thêm, khiến cho càng tăng phần đặc sắc.

 

Theo truyện Phú Pháp Tạng: Thiên Thân Luận sư, tức Tôn giả Bàn Tu Bàn Đầu là vị Tổ thứ 21 của Thiền tông bên cõi Tây Thiên. Khi hóa duyên đã mãn ngài gọi Tôn giả Ma Na La đến bảo: “Nay ta đem pháp mầu vô thượng phú chúc cho ngươi. Ngươi hãy cố gắng mà hộ trì”. Nói xong, liền vào định mà nhập Niết Bàn.


Comments

Popular posts from this blog