CHÁNH VĂN
26.-Ẩn tu được biết kiếp lâu xa
Từng ở Thiên cung cõi Đại
La !
Đại Phước Lão-tiên là bạn
cũ
Xuống tìm học Phật lạc mê
hà.
27.-Ẩn tu luân chuyển nghĩ bao đời !
Thân-thế bèo đưa, sóng
nghiệp trôi !
Lỗi bởi tâm mình chưa
chuyển vật !
Những riêng thương thẹn khó
nên lời.
28.-Ẩn tu nương tựa ánh từ quang
Lần lữa trần tâm lắng nhẹ
tan
Năm tháng luyện thuần trâu
hoá trắng
Sáo thanh một khúc cỏ hoa
nhàn.
29.-Ẩn tu gió mát toả gương nga
Tĩnh-thất cài then tụng
Pháp-Hoa
Bừng sáng thân tâm hoà ánh
nguyệt
Tầm Dương bổng dứt hận Tỳ
Bà !
30.-Ẩn tu niệm Phật cảnh sâu huyền !
Trong sáng linh hư hợp
Tịnh, Thiền
Không hữu đều tan, Trung
đạo dứt
Hoa vàng chợt nở Bảo trì
liên !
GIẢNG GIẢI
BÀI
SỐ 26
Ẩn tu được biết kiếp lâu xa
Từng ở THIÊN cung cõi Đại
La !
Đại Phước Lão-tiên là bạn
cũ
Xuống tìm học Phật lạc mê
hà.
NHƯ Ý : Bên đạo giáo nói: Có một khoảng càn khôn bao
quát rộng xa, nền trời xanh biếc là chỗ ở của các bậc THIÊN TIÊN tên gọi là đại
la thiên giới, Lý Thương Ẩn có câu: “Tằng ức đại la Thiên Thượng sử,
chúng Tiên đồng Nhật VŨ NGHÊ THƯỜNG.”
Chúng Sanh Trong Ba Cõi
Tiết III: Thất Thú
Thất-thú cũng gọi là thất
đạo, gồm có:
1) Thiên,
2) Tiên,
3) Nhơn,
4) A-tu-la,
5) Quỷ-thần,
6) Bàng-sanh
7) và
Địa-ngục.
Trong kinh có nơi chỉ gọi
là lục đạo, vì Tiên đạo ở cõi Thiên, Nhơn, Quỷ, Súc đều có,
nên nhiếp về các nẻo kia. Có nơi ước kết lại chỉ còn ngũ thú, không kể Tiên và
A-tu-la, vì A-tu-la ở cõi Thiên, Nhơn, Quỷ, Súc đều có,
cũng nhiếp các nẻo ấy. Tuy nhiên, Tiên cùng A-tu-la thật ra đều có chủng loại
và nơi cư trú sai biệt, người học Phật cũng cần biết đến, nên xin kể đủ ra đây.
Sao gọi là “đạo” hoặc
“thú”? “Đạo” chỉ cho đường nẻo, “thú” có nghĩa là nơi đến; đường nẻo của
chúng-sanh luân chuyển gọi là “đạo”, chúng-sanh do nghiệp thiện ác phải đến đó
để thọ sanh, cư trú, gọi là “thú”. Cho nên kinh Pháp-Hoa nói:
“Lục đạo chúng-sanh,
sanh tử sở thú”.
Thất-thú chúng-sanh như sau:
1. Thiên-thú: Sao gọi là Thiên-thú? Thiên-thú là nẻo trời, chữ Thiên có nghĩa: thiên nhiên, tự nhiên. Đây là chỉ cho chúng-sanh ở các cõi trời do tu thượng phẩm Thập-thiện và các thiền định, nên được hưởng phước thiên nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện, không cần phải tạo tác.
Lại chữ Thiên ở đây còn có
bốn ẩn nghĩa: tối thắng, tối thiện, tối lạc, tối tôn.
Sáu hạng trời ở cõi
Dục đều có hình tướng nam nữ, dục nhiễm tùy theo cao thấp mà có nặng
nhẹ.
Mười tám hạng trời ở cõi
Sắc, không hình tướng nam nữ, không có sự dục nhiễm, dùng thiền định để
trưởng dưỡng sắc thân.
Còn bốn hạng trời ở cõi
Vô-sắc thì không hình tướng sắc thân, duy có tâm thức, vì là báo thể
của không-định.
2. Tiên-thú: Sao gọi là Tiên-thú.
Tiên-thú là nẻo tiên: “Tiên” là an nhàn, tự tại, không còn bị sự phiền lụy của
tục trần ràng buộc. Lại “tiên” cũng có nghĩa là “thuyên”, vì hạng nầy có thể
thuyên chuyển hình thần khiến cho dung sắc tươi trẻ, mạng sống lâu dài. Tiên có
nhiều bậc như thiên-tiên, nhơn-tiên, địa-tiên, hoặc dạo chơi nơi nhơn gian,
hoặc ở ẩn nơi non sâu, hải đảo. Theo kinh Lăng-Nghiêm thì có mười hạng tiên:
Hạng chuyên tu về cách chế
luyện các thức ăn, làm hoàn hoặc bánh để dùng. Các vị nầy do THỰC đạo
mà thành, có thể mạnh khỏe sống lâu, nhưng chưa được nhẹ nhàng bay đi, gọi
là Địa-hành-tiên.[1]
Hạng chuyên phục thực các
thứ thảo mộc như tử chi, huỳnh tinh, xương bồ. Hạng nầy DƯỢC đạo
mà thành, thân được nhẹ nhàng bay đi, gọi là Phi-hành-tiên.[2]
Hạng chuyên phục thực các
chất kim thạch, như thu thạch, hồng diên... Các vị nầy do HÓA đạo
mà thành, luyện đơn thành tiên cốt, điểm đá hóa vàng ròng, trong chớp mắt có
thể đi xa muôn dặm, gọi là Du-hành-tiên.[3]
Hạng chuyên luyện về sự
động chỉ tu cách điều khí cố tinh. Các vị nầy do KHÍ tinh mà
thành, có thể dời hình ẩn bóng, đi trên hư không, gọi là Không-hành-tiên.[4]
Hạng chuyên luyện về tân
dịch, như nhả thứ cũ nuốt thứ mới, làm cho lửa xuống nước lên. Các vị nầy do NHUẬN đức
mà thành, mặt sáng rỡ như ngọc, hay dạo chơi nơi cõi trời, gọi là Thiên-hành-tiên.[5]
Hạng chuyên luyện về tinh
sắc, mỗi ngày hớp thanh khí của trời đất, tống hết cặn bã, thâu lấy tinh hoa.
Các vị nầy do HẤP túy mà thành, có thể đi xuyên qua núi non,
đạp trên nước lửa, gọi là Thông-hành-tiên.[6]
Hạng chuyên luyện về chú
cấm, nhờ công phu trì chú lâu ngày, nên tâm thần được ngưng tịnh. Các vị nầy
do THUẬT pháp mà thành, có thể trị bịnh, dứt trừ ma quái để
giúp ích cho quần sanh, gọi là Đạo-hạnh-tiên.[7]
Hạng chuyên kiên cố về tư
niệm, luyện theo lối buộc tâm tưởng nơi đơn điền, đưa chân khí xuống vĩ lư,
thăng lên giáp tích, đạt đến nê hoàn, rồi xuất thần nơi đảnh. Các vị nầy
do TƯ ức mà thành, có thể hồi quang phản chiếu, gọi là Chiếu-hạnh-tiên.[8]
Hạng kiên cố về sự giao
cảm luyện cách phối hợp khảm ly, thâu nhiếp tinh huyết. Các vị nầy do CẢM ứng
mà thành, làm cho thân xinh đẹp sống lâu, gọi là Tinh-hạnh-tiên.[9]
Hạng chuyên luyện về biến
hóa, hằng tồn tưởng nơi lý hóa, đến khi tỏ ngộ thì làm được sự huyễn hóa to
tát. Các vị nầy do GIÁC ngộ mà thành, có thể di sơn đảo hải,
biến hiện nhiều cách, gọi là Tuyệt-hạnh-tiên.[10]
Các hạng tiên trên đây,
gọi trường sanh thì có, nhưng bất tử thì không; đến khi số hết phải
đọa luân-hồi, vì họ chấp hình thần hữu vi mà không rõ suốt chân tánh. Tuy nhiên,
họ cũng sung sướng hơn người một bậc nên ở trên Nhơn-thú.
3. Nhơn-thú: Sao gọi là Nhơn-thú?
Nhơn-thú là nẻo người. “Nhơn” có nghĩa là nhẫn, chỉ cho loài người khi gặp cảnh
thuận nghịch có năng lực NHẪN nại an chịu với duyên phần.
Lập-Thế-Luận nói: “Loài
người do tu trung phẩm Thập-thiện mà được sanh. Trong ngũ thú chỉ có nhơn thú
là nhiều kiêu mạn, nhưng về phần trấn định tâm ý lại hay hơn các nẻo kia”.
Chúng-sanh thuộc nẻo nầy có hình tướng nam nữ, ở rải rác khắp bốn đại-châu.
Chúng-sanh trong bốn châu phần nhiều theo đường nhiễm dục, song cũng có người
trọn đời giữ nếp sống tu hành thanh tịnh.
Luận về phước báo, người ở
ba châu: Tây-Ngưu-Hóa, Đông-Thắng-Thần, Bắc-Câu-Lư thù thắng hơn, nhưng về nhân
duyên giải thoát thì họ lại kém thua người ở Nam-Thiệm-Bộ-Châu, vì
nơi đây có ba điều đặc biệt: con người trí lanh lợi nhớ dai; nhiều kẻ siêng tu
phạm hạnh; thường có Phật ra đời.
4. A-tu-la-thú: Sao gọi là A-tu-la?
A-tu-la là loại chúng-sanh nhiều SÂN hận, đa số có hình tướng
không đoan chánh. A-tu-la cũng gọi A-tố-lạc, dịch là Vô-đoan-chánh, Phi-thiên.
Hai danh từ nầy có nghĩa: không xinh đẹp, có phước trời mà đức không bằng trời.
Trong Kinh-luận có chỗ cho
rằng loài A-tu-la do gây nhân hạ phẩm Thập-thiện mà được sanh. Nhưng đó chỉ là
nói riêng về một phương diện mà thôi, cho đến danh từ Phi-thiên cũng như thế.
Sự thật, phần chánh nhân là loài nầy do hay nóng giận, hiếu thắng ưa tranh cãi
mà được sanh.
A-tu-la chia thành bốn
bậc: loài ở cõi trời thì giống trời, loại ở cõi người thì giống người, loài ở
cõi quỷ thì giống quỷ, loài ở cõi súc thì giống súc. Vì họ không có chủng loại
và trụ xứ nhất định, có thể nhiếp về các nẻo khác, nên trong kinh có chỗ chỉ
gọi là ngũ đạo hoặc ngũ thú.
A-tu-la ở cõi trời cũng có
cung điện thất bảo, sự ăn mặc tự nhiên hóa hiện như chư thiên. Nhưng do
nhân sân hận họ có ba sự kiện kém hơn người, nên ở sau loài người:
Dù loài nầy có ăn các món
trân vị, song miếng sau rốt tự nhiên hóa ra BÙN. [1]
Ở cõi trời mưa hoa hoặc
châu báu, nơi cõi người mưa nước, cõi A-tu-la mưa xuống những binh khí DAO gậy. [2]
Loài người tâm điềm tĩnh
nên dễ thực hành theo chánh-pháp của Như-Lai, loài A-tu-la tâm sôi nổi HƠN thua,
nên khó tu đạo giải thoát.[3]
5. Quỷ-thần-thú: Sao lại gọi là
Quỷ-thần? “Quỷ” có nghĩa là “úy”, là hay KHIẾP sợ; “Thần” có
nghĩa linh thông BIẾN hóa.
Trong kinh có nói loài quỷ
do nhân trung phẩm thập-ác mà được sanh, và sắp quỷ đạo sau súc đạo. Nhưng đó
là chỉ nói riêng về phương diện Ngạ-quỷ. Sự thật, nếu nói rộng, phải gọi là
Quỷ-thần thú, vì loài nầy chia làm hai hạng: hạng có uy phước và hạng
không uy phước.
Đây là do những nghiệp
nhân thiện ác bất định từ thuở tiền sanh. Loại Quỷ-thần uy phước cũng có cung
điện, thân tướng trang nghiêm, nhiều kẻ tùy thuộc, hoặc thọ dụng những trân vị
cam lồ, hoặc được người thờ cúng. Loại nầy lại chia ra làm hai hạng: chánh
thần và tà thần.
Bậc chánh thần thì giữ
lòng chân chánh hay giúp đỡ nhơn gian; hạng tà thần tâm niệm quỷ quyệt không
chân thật, hoặc đa dâm đa sát, thường làm tổn hại cho người. Loại quỷ không uy
phước thì vất vả, ở chỗ âm u, thường đói khát, hoặc ăn những đồ bất tịnh.
Xứ sở của Quỷ-thần có hai
nơi: chánh trụ và biên trụ.
Chánh trụ là như trong
kinh Chánh-Pháp-Niệm nói: “Có thành Diêm-La, nơi ở chánh thức của vô số Ngạ-quỷ
do Diêm-La-Vương thống lãnh. Thành nầy ở dưới châu Diêm-Phù-Đề, chu vi rộng
7.500.000 dặm. Nơi đây không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng”.
Biên trụ là những chỗ như
mé biển, triền núi, rừng bụi, đình miếu, hang hố, đồng trống, mồ mả, cho đến
vườn nhà cùng các nơi bất tịnh.
Chánh trụ là xứ sở riêng
của loài quỷ nghiệp nặng, thuộc về thế-giới Ngạ-quỷ. Biên trụ là xứ sở của các
Quỷ-thần nghiệp nhẹ hoặc có phước nghiệp, thuộc về hạng ở lẫn lộn trong loài
người.
6. Bàng-sanh-thú: Sao gọi là
Bàng-sanh? Bàng-sanh là loại chúng-sanh có xương sống nằm NGANG.
Lại chữ “bàng” còn có nghĩa “biến mãn”, vì Bàng-sanh có nhiều chi loại, và ở
các nẻo kia đều có loài nầy.
Trong sách Phật có chỗ gọi
nẻo nầy là Súc-sanh-đạo, nhưng danh từ Súc-sanh chỉ ở trong phạm vi loài sanh
vật được người nuôi dưỡng, vẫn không rộng rãi và đầy đủ bằng danh từ bàng-sanh.
Chủng loại bàng-sanh tuy nhiều, song đại ước có ba: loại bay trên hư
không, loại ở mặt đất và loại sống dưới nước.
Theo kinh Chánh-Pháp-Niệm,
Bàng-sanh có đến 40 ức chi loại khác nhau. Duyên phận của loại nầy cao thấp
không đồng, CAO như Kim-súy-điểu-vương, Long-vương, có uy
phước thần thông; THẤP như dòi, đỉa, côn trùng, sống một khung
cảnh nhơ nhớp tối tăm, ngắn ngủi.
Bàng-sanh cũng có nghiệp
nhân thiện ác bất định như Quỷ-thần và A-tu-la; nhưng nếu lấy phần đại khái về
đa số, thì loài nầy do nhân hạ phẩm thập-ác mà được sanh.
7. Địa-ngục-thú: Sao gọi là Địa-ngục?
Danh từ nầy do người Trung-Hoa y theo nghĩa mà lập danh, để chỉ cho lao ngục
ở DƯỚI đất, và chữ “ngục” có nghĩa là bó buộc không được tự
do.
Nhưng theo Luận-Bà-Sa, thì
Địa-ngục-thú không phải đều ở dưới đất, mà có khi ở trên mặt đất, hoặc dưới
nước, hoặc trên hư không. Vì thế bổn kinh Phạm-văn không gọi Địa-ngục,
mà gọi là Nại-lạc-ca có những nghĩa: khổ cụ, phi đạo, ác nhơn, chỉ cho
nơi người tội ác làm điều trái đạo ở, nơi có đủ sự khốn đốn khổ đau.
Địa-ngục tuy nhiều, nhưng
đại ước có hai loại: chánh ngục và biên ngục.
Chánh ngục vị trí ở dưới
châu Diêm-Phù-Đề và giữa núi Thiết-Vi. Chánh ngục lại có hai thứ: hàn-ngục
và nhiệt-ngục. Hàn-ngục và nhiệt-ngục mỗi thứ có tám nơi, mỗi nơi có
16 ngục phụ, mỗi ngục phụ lại có nhiều tiểu ngục khác nữa.
Biên ngục cũng gọi là
độc-ngục, thì ở lẻ loi trên núi,
nơi mé biển, dưới nước, chỗ đình miếu, giữa đồng trống, hoặc trong hang sâu. Ở
châu Nam-Thiệm-Bộ có đại Địa-ngục, còn ba châu kia chỉ có biên, độc Địa-ngục mà
thôi.
Theo kinh Nghiệp-Báo thì
Địa-ngục là nơi thác sanh của loài hữu-tình tạo mười điều ác về thượng phẩm.
Tóm lại, y-báo và
chánh-báo của Thất-thú đều như huyễn. Chúng-sanh do nghiệp
duyên lành dữ mà đổi thay hình dạng, chịu sự khổ vui lên lên xuống xuống, luân
chuyển không cùng. (Lục-Đạo-Tập)
Phật Học Tinh Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Niệm-PHẬT Niệm-TRỜI
công-đức huân,
Mẫu-từ lời dạy trẻ liền
tuân.
Mưa-nắng hai mùa chuyên
gắng niệm,
Tứ-thánh, kiệu vàng
giáng-hạ “KHUÂN”.
Thương trẻ bị lầm, chơn
PHẬT hiện,
Ấn vàng in trán khiến “ĐÌNH KHUÂN”.
Từ nay THÔI niệm Trời
con nhé,
Niệm PHẬT sống hoài bất
biến xuân.
Nhựt Thăng
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Đạo TIÊN giải
quyết cái chết bằng cách kéo dài sự sống, gọi là trường sanh. Nhưng
trường sanh tuy có, mà bất tử thì không, vì mọi pháp tạo tác hữu vi đều ở trong
vòng sanh diệt.
Trong
đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên, đức Phật đã truy nguyên cho thấy rõ "sự sanh
già bịnh chết, lo thương sầu khổ", đều do một niệm mê mờ đầu tiên, gọi là
vô minh. Phá vô minh trở về bản tánh, mới đoạn hẳn nguồn sanh tử.
Nhưng
đó chỉ dứt phân đoạn sanh tử thuộc nhơn ngã chấp mà thôi; còn phải trừ biến
dịch sanh tử thuộc pháp ngã chấp, mới đi đến chỗ toàn giác. Tuy nhiên, dứt được
phân đoạn sanh tử, trụ nơi Vô Dư Niết Bàn, thoát khỏi sự khổ luân hồi trong ba
cõi, đã quý hóa hy hữu lắm rồi. Và đó cũng là giai đoạn đầu tiên, mà
người tu Phật cần phải giải quyết.
Thân
như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt
Dần dà khó thể nhập Liên Bang
Khi nao thật được nhàn?
Thân
như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng Quang.
Niệm Phật Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
VŨ NGHÊ THƯỜNG
Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Khúc Nghê Thường Vũ Y
Theo truyền thuyết (sách
"Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du
Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát. Nguyên một đêm Trung
Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng
sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có
sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa
trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng
rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng
lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa. Đường
Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La
Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên
khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ
y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường
Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm
y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng
Hàn, điện Nguyệt.
Truyền thuyết này có tính
cách thần thoại.
Điển hay tích lạ Nguyễn
Tử Quang "Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt
điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây
Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có
Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến
biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê
Thường vũ y".
Tài liệu này có phần thực
tế.
"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do
ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa
chỉ nhận có năm màu.
"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người.
"Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu. "Vũ
y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
"Nghê Thường vũ
y", ta có thể cho đó là
những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ
sắc.
Những nhà sử học và khảo
cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Tàu đã có một khái
niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh
tây. Mặc dù người Tàu chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương
mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 trước D.L.).
Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La
Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Tàu và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần
đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền
Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương.
Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn
hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".
Vậy, ta có thể cho khúc
"Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà
La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền
sang Tàu ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường
Minh Hoàng.
Đất Tây Lương chính là
huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Tàu. Trước đời nhà Đường, Đôn
Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.
Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng
chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào
đất Tàu. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ
Tàu sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải.
Ở đây là nơi tập trung các
đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao
đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la
soie). Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng
nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ
đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba
Tư, Ấn Độ và Trung Hoa.
Nước đáng chú ý nhứt
là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội
khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay áo thêu.
Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa",
"Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu
diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá
từng giọt phát âm bổng trầm.
Mỗi năm một lần các nhạc
sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc. Phụ nữ nước Qui Tư rất đẹp. Gương mặt tròn,
đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông
mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng
và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh
viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?
Vậy, căn cứ vào khoa khảo
cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc
Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu
lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca
vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì
nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong
lưu tài tử, ăn chơi rất mực.
Trong "Cung oán ngâm
khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Dẫu mà tay múa, miệng
xang,
Thiên tiên cũng ngoảnh
Nghê Thường trong trăng.
Trong "Bích
Câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đong đưa khoe thắm, đưa
vàng,
Vũ y thấp thoáng, Nghê
Thường thiết tha.
BÀI SỐ
27
Ẩn tu luân chuyển nghĩ bao
đời !
Thân-thế bèo đưa, sóng
nghiệp trôi !
Lỗi bởi tâm mình chưa
CHUYỂN VẬT !
Những riêng thương thẹn khó
nên lời.
NHƯ Ý : Kinh Lăng Nghiêm nói : “Nhược năng chuyển vật tức Đồng Như Lai”, người tu Phật phải tự chủ, bên TRONG Không
để cho Phiền-não vọng tâm lôi cuốn, bên NGOÀI không để cho vật Duyên-trần sai
sử được như thế là CHUYỂN VẬT trái lại tất bị vật chuyển.
TRIỆT NGỘ ÐẠI SƯ
BÀI KỆ THỨ 22
Một câu A Di Ðà
Khiến được Ðại Tổng Trì
CHUYỂN hết tất cả VẬT
Sử dụng mười hai thì.
Nhứt cú Di Ðà
Ðắc Ðại Tổng Trì
Chuyển nhứt thiết vật
Sử thập nhị thì.
LƯỢC GIẢI
HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM
Ðại Tổng Trì là sự thông suốt nắm giữ tất cả pháp với tầm mức
lớn lao rộng rãi. "Muốn được tất cả, phải bỏ tất cả". Ví như tấm
gương sáng lớn mà đem vật gì che áng ở trước, dù là một bình hoa đẹp, tất chỗ
đó mất sự chiếu soi tự tại.
Chơn tâm của chúng
ta là tấm gương Ðại Viên Cảnh Trí, nếu chấp giữ một pháp nào, dù đó
là Phật lý cao siêu mầu nhiệm, tất cũng sẽ bị kém mất sức chiếu soi tự tại, sự
thông suốt tất cả pháp. Như thế làm sao được Ðại Tổng Trì?
Kinh nói:
"Thấy biết mà giữ sự
thấy biết là gốc vô minh. Thấy biết không giữ sự thấy biết, đó mới chính Niết
bàn".
(Tri kiến lập tri, tức vô
minh bản. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn).
Cho nên chuyên nhứt câu
niệm Phật, xả bỏ tất cả, hành giả quyết sẽ được Ðại Tổng Trì, Ðại Tam Muội.
Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Nếu chuyển được vật,
tức đồng với Như Lai".
(Nhược năng chuyển vật,
tức đồng Như Lai).
Chúng sanh tâm thường
hướng ngoại, không biết các pháp là huyễn, cho nên bị cảnh lục trần xoay
chuyển, như con trâu lâm cảnh xỏ giàm dắt đi, hằng chịu sự phiền não buộc ràng
không được tự tại. Nếu quán xét các pháp là huyễn, giữ một câu Phật hiệu xoay
chiếu vào trong thì tâm lần lần thanh tịnh tự tại, sẽ làm chủ được các pháp,
không còn bị các pháp sai sử làm chủ nữa.
Ðó gọi là "chuyển vật" là đồng với Như lai. Trái lại, tức là bị vật chuyển,
đồng với chúng sanh vậy.
Ấn Quang pháp sư bảo:
"Một lòng không
trụ, muôn cảnh đều nhàn!"
(Nhứt tâm vô trụ, vạn cảnh
câu nhàn).
Khi tâm trụ nơi các pháp
thì thấy thời gian có lâu mau, bị cảnh giới làm cho loạn động, sanh niệm ưa,
chán, ghét, thương, khổ, vui, cùng vô lượng phiền não.
Như trên, khi hành giả giữ
câu niệm Phật thanh tịnh, không để cho vật chuyển, thì trong mười hai thời của
ngày đêm, hằng được nhàn nhã, tự tại, tùy ý sử dụng mọi sự, việc nào đáng làm
trước hoặc làm sau đều theo tuần tự, chẳng khác vị Ðông y sĩ tùy nghi sử dụng
các hộc thuốc của mình.
Tóm lại, nếu khéo biết tu hành thì cách tự tại sử dụng trong mười hai thời,
sự làm chủ xoay chuyển các pháp, cho đến chứng đắc cảnh giới Ðại Tổng Trì, then
chốt đều do ở nơi câu niệm Phật.
Kinh văn:
Nếu chuyển được vật, tức
đồng Như Lai. Thân tâm tròn đầy sáng suốt, là đạo tràng bất động.
Giảng:
“Nếu chuyển được vật,
tức đồng Như Lai.
Nghĩa lý câu nầy như thế
nào?
Bị vật xoay chuyển có
nghĩa là dính mắc với bất kỳ cảnh vật bên ngoài nào mà ông gặp phải, bất kỳ
hoàn cảnh nào mà ông đang ở trong đó, và bị kẹt dính trong đó. Ngay khi ông bị
dính mắc, là ông bị chạy theo vật. Tâm tánh của ông bị mất tự chủ và chạy đuổi theo
cảnh vật bên ngoài.
Một khi đã chạy đuổi
theo cảnh vật bên ngoài rồi thì càng chạy đuổi theo, càng xa mục đích. Và càng
xa mục đích, càng chạy đuổi theo. Cũng như khi quý vị bị lạc đường, càng khó
tìm ra lối về càng trở nên bực dọc, càng trở nên bực dọc, càng đi xa lối về.
Càng đi xa lối về, càng rơi vào con đường lầm lạc. Chạy theo vật và bị vật xoay
chuyển cũng có cùng ý nghĩa như vậy.”
Thế nào là ý nghĩa
của “chuyển được vật?” Có nghĩa là không chạy theo cảnh vật; mà thay vì
vậy, khiến vật phải xoay chuyển theo mình và chạy theo mình.
“Vật thì vô tri,” - quý
vị nói - “Làm sao nó chạy theo con được?” Nhưng vật hữu tình có thể chạy theo
con người, và con người chúng ta có thể chạy theo vật, vì chúng ta đều là sinh
vật. Nhưng làm sao mà vật có thể chạy được?
Đừng nên quá cứng ngắt
trong kiến giải của mình.
Vật xoay chuyển quý vị,
hoặc quý vị xoay chuyển vật; nếu quý vị không chạy theo vật, thì vật sẽ bị xoay
chuyển bởi quý vị: ý nghĩa ở chỗ nếu quý vị nhận ra chân tâm, thì tất
cả mọi cảnh giới bên ngoài chỉ là biểu hiện từ tâm.
Nó chỉ là vật hiện ra từ
trong chân tâm quý vị. Vì nó là vật trong tâm quý vị, tại sao quý vị còn muốn
chạy theo nó nữa? Đừng chạy theo chúng nó nữa.
Cơ bản là vốn chẳng có
sự phân cách giữa quý vị và vật. Chuyển được vật có nghĩa là nhận ra mọi vật
chỉ là lưu xuất từ tâm.
Bị xoay chuyển bởi hoàn
cảnh có nghĩa là “quay lưng lại với giác ngộ và hòa nhập vào trần cảnh.” Đi
ngược lại với giáo lý giác ngộ và tạo mối quan hệ với cảnh trần, với thế gian,
đó là bị vật xoay chuyển. Quay lưng lại với giác ngộ và hòa nhập vào trần cảnh
là tạo mối quan hệ với vật.
Cũng như khi có người
muốn mở một dịch vụ thương mãi mà không có đủ vốn, và có người khác giúp đỡ
bằng cách đề nghị mua chứng khoán. Khi quý vị quay lưng lại với giác ngộ và hòa
nhập vào trần cảnh, đó là cũng như thể quý vị hùn chung phần với cảnh trần. Quý
vị đã tham gia cùng với nó. Có nghĩa là quý vị đã bị vật xoay chuyển.
Nếu quý vị xoay chuyển
được vật thì quý vị sẽ là “quay lưng lại với trần cảnh và hòa nhập cùng giác
ngộ.” Quý vị khác hẳn với những vật mà quý vị hiện đang nhìn thấy, quý vị tự
tách biệt hẳn chúng và hòa nhập cùng tánh giác. Cũng giống như khi quý vị xoay
bàn tay mình. Lưng bàn tay biểu tượng cho sự quay lưng lại với giác ngộ và hòa
nhập vào trần cảnh. Lật ngửa bàn tay biểu tượng cho sự quay lưng lại với trần
cảnh và hòa nhập cùng tánh giác.
Chỉ là trở bàn tay. Đó
là ý nghĩa chuyển được vật. Nếu quý vị có thể chuyển được vật thì quý vị đồng
với Như Lai. Tại sao Như Lai được gọi là Như Lai? Vì Ngài đã hồi đầu thị ngạn.
Ngài là Đấng hiểu biết chân chánh, thế nên được gọi là Như Lai. Nếu quý vị đã
nhận ra được chân tâm mình, thì quý vị tức đồng Như Lai.
“ Làm sao mà thân tâm
được tròn đầy sáng suốt? Ông đã đạt được sự giác ngộ và có đồng thể tánh với
Như Lai, thế nên ông có được sự sáng suốt và hòan
toàn viên mãn, là đạo tràng bất động.” Thế nên bất kỳ quý vị
ở đâu thì đó cũng là đạo tràng. Mọi nơi đều là Pháp thân.
“Đạo tràng” là nơi để công phu tu tập. Chẳng hạn như nơi Đức
Phật ngồi dưới cây bồ-đề, tu tập thiền định, được khai ngộ, nên gọi nơi đó là
Bồ-đề đạo tràng. Nay chúng ta đang ở trong Phật giáo Giảng đường, nên đây được
gọi là Đạo tràng Phật giáo Giảng đường.
Nếu quý vị có thể chuyển được vật, thì bất kỳ ở đâu cũng là Pháp thân. Bất luận quý vị ở đâu
đều là như như bất động. Bất luận đi đâu cũng là vô ngại. Bất luận đi đâu cũng
là bất động đạo tràng.
“Bất động” là biểu thị cho một loại định lực. Quý vị chuyển
được vật vì quý vị có định lực, là năng lực của Thủ Lăng Nghiêm đại
định.
TUYÊN HÓA Thượng Nhân,
Vạn Phật Thánh Thành, Bắc
Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.
Đệ tử thọ Bồ-tát giới
Phương Quả Ngộ ghi chép.
Thích Nhuận Châu, Tịnh
Thất Từ Nghiêm Đại Tòng Lâm dịch
Trời xanh-xanh,
Trăng thanh-thanh.
Xa đôi hạt trắng lướt bay nhanh,
Gió nhẹ khẽ rung cành.
Trên mặt NƯỚC,
Bóng TRĂNG in.
Dịu-dàng buông ánh-sáng lung-linh,
Một niệm dứt bao-tình.
Dưới mái tranh,
Giữ đạm thanh.
Chim chiều luyến ổ lượn chung-quanh,
Nguyện lòng tìm đến bến vô-sanh.
Nương-nép bóng cha lành,
Một dạ quyết tu-hành.
Hương-Giang Thất.
Vô-Nhất tăng.
THÍCH THIÊN TÂM.
BÀI SỐ
28
Ẩn tu nương tựa ánh từ
quang
Lần lữa trần tâm lắng nhẹ
tan
Năm tháng luyện thuần TRÂU
hoá trắng
Sáo thanh một khúc cỏ hoa
nhàn.
NHƯ Ý : LINH-HỰU thiền sư nói : “Khi ta mới lên núi
QUI SƠN chỉ thấy một con TRÂU ĐEN, nay nó đã hoàn toàn thành TRÂU
TRẮNG, nằm sờ sờ TRƯỚC MẮT đuổi cũng không đi.
Theo Thập Mục Ngưu Đồ, mục đồng muốn ngồi An-nhàn thổi sáo, phải luyện
cho trâu hoàn toàn HÓA TRẮNG không còn buông lung phá phách nữa.
Sống chết thịnh-suy lý vẫn
thường,
Tuổi cao gần Phật bận chi thương.
Sen thanh thơm-thoảng tòa kinh Phạn,
Trăng bạc soi ngần mái tóc sương.
Phai khách viếng thăm, phai tục-lụy,
Đậm câu trì niệm, đậm liên hương.
Nghìn tầm bặt dấu TRÂU NGƯỜI MẤT,
Muôn trượng đài kim ánh tỏ-tường.
VÔ NHẤT
Thích Thiền-Tâm.
GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát Ta-bà
TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh Cực-lạc
( Một câu “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”,
bao gồm GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát
TA-BÀ
và TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh CỰC-LẠC)
Kệ Niệm Phật
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không
hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn
nhau (Hạ Thủ Công Phu)
Thường niệm cho rành rõ
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời
đủ (Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện
tiền (Sự Nhất Tâm)
Tam-muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô
niệm (Lý nhất Tâm)
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm (Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
(HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH SOẠN)
THẬP MỤC NGƯU ĐỒ
Tỳ-kheo QUẢNG-TRÍ,
hiệu Pháp-Thông ở tại Kinh đô nước VIỆT luận giải.
Trần Đình-Sơn dịch
KINH-VĂN :
Đức Phật nói: “Lành
thay! A-Nan, các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu
sanh tử tương tục do vì không nhận ra “CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ”, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các
vọng tưởng. Các vọng tưởng này vốn
chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”
Nay ông muốn thấu rõ
quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp
ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm.
Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, đến khoảng thời gian trước, sau, và
thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói quanh-co.
A-Nan, nay tôi hỏi ông:
“Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích 32 tướng tốt của Như Lai, Vậy
ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì? A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Sự yêu thích như thế là do TÂM và MẮT của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa
thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”
Đức Phật bảo A-Nan:
“Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt. Nếu ông không biết tâm và
mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”
Ví như quốc vương, khi
có giặc đến xâm chiến nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải
biết giặc ở nơi đâu.
Lỗi lầm là ở tâm và mắt
khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng TÂM và mắt nay ở chỗ
nào?
(KINH LĂNG NGHIÊM)
Mỗi câu Tràng Hạt Phật là tâm
Phật rõ là tâm, uổng
chạy tìm!
Bể Phật dung hòa Tâm với Cảnh
Trời tâm bình đẳng Phật
cùng sanh
Bỏ tâm theo Phật còn mơ
mộng
Chấp Phật là tâm chẳng
trọn lành.
Tâm, Phật nguyên lai đều
giả huyễn
Phật, tâm đồng diệt
đến Viên Thành.
( NIỆM PHẬT THẬP YẾU )
SỰ TRÌ LÝ TRÌ
HT. THÍCH THIỀN TÂM
BÀI SỐ
29
Ẩn tu gió mát tỏa gương nga
Tĩnh-thất cài then tụng
Pháp-Hoa
Bừng sáng THÂN TÂM hoà ánh
NGUYỆT
Tầm Dương bổng dứt hận TỲ-BÀ !
NHƯ Ý : Người Kỹ-Nữ Khải đàn tỳ bà trong đêm khuya, ngồi
thuyền đưa khách ở bến Tầm Dương là cảnh thương tâm của một kiếp tài hoa lưu
lạc, có thể mượn đây để ví dụ cho sự KHỔ luân hồi chìm nổi của chúng sanh, khi
hành giả phiền vọng TẠM lắng yên, thân TÂM và cảnh GIỚI dung hòa trong ánh sáng
giác ngộ, tất sự an vui được thể hiện đây là giai đoạn, THẤY bờ giải thoát DỨT
hận Tỳ-bà.
Trăng chiếu Long-lanh khe
nước bích,
Gió đưa thoáng động nhánh hoa đào.
Rừng núi xanh-xanh cây phủ khắp,
Lòng nương mây bạc vút bay cao.
(THẤY bờ giải thoát DỨT
hận Tỳ-bà)
Sao gọi là "nhứt
tâm bất loạn?"
"Nhứt tâm" là duy có một tâm niệm Phật (hoặc TỤNG PHÁP HOA..), không xen tạp niệm chi khác.
"Bất
loạn" là lòng không rối
loạn duyên tưởng cảnh nào ngoài cảnh niệm Phật.
Bậc thượng căn niệm một
ngày có thể được nhứt tâm, bậc trung căn hoặc ba bốn ngày mới được nhứt tâm,
còn bậc hạ căn phải đến bảy ngày. Cũng có ý nghĩa khác, bậc thượng căn trong
bảy ngày hoàn toàn nhứt tâm, bậc trung căn chỉ nhứt tâm được ba bốn ngày, bậc
hạ căn duy nhứt tâm được trong vòng một ngày. Nhưng tại sao đức Thế Tôn ước hạn
trong BẢY NGÀY có thể được nhứt tâm, mà chúng ta nhiều kẻ niệm hai ba năm hoặc
nhiều năm vẫn chưa được nhứt tâm? - Điều này có ba nguyên nhân:
1. Về sự tướng, ta không
y theo lời Phật dạy KIẾT KỲ tu hành, khi kiết thất lại TẠP tu. Phải biết trong
kỳ thất, muốn được nhứt tâm, nên chuyên giữ một câu niệm Phật, không được xen
trì chú, tụng kinh hay tham thiền chi khác.
2. Trong bảy ngày chưa
tránh được tạp duyên, dứt được tạp niệm, chuyên chú tu hành. Bởi có vị kiết
thất, vì thiếu sự ngoại hộ, phải tự lo việc cơm nước, chưa yên lòng về các
chuyện lặt vặt bên ngoài, cho đến chưa có TÂM cầu sự tất chứng.
3. Ba căn như đã nói,
chỉ là ước lược. Chẳng hạn như trong thượng căn có thượng thượng căn, thượng
trung căn, thượng hạ căn; trung và hạ căn cũng thế, thành ra chín căn. Trong
chín căn nếu chia chẻ ra, còn rất nhiều căn nữa.
Lại nên biết lời Phật
nói chỉ là khái lược. Lệ như bậc thượng căn chỉ nó bảy ngày không loạn, mà
chẳng nói TÁM chín ngày. Thật ra bậc ấy, chẳng những tám chín ngày không loạn,
mà cho đến suốt ĐỜI cũng có thể không loạn. Và ngược lại, kẻ độn căn nghiệp
chướng nặng nhiều, chẳng những bảy ngày không được nhứt tâm, mà có thể niệm suốt
đời cũng chưa được nhứt tâm.
Cho nên đối với tất cả
kinh nghĩa phải khéo hiểu, không nên chấp văn hại lời, và chấp lời hại ý.
HT. Thích Thiền-Tâm.
Trí-Giả Đại sư TỤNG Kinh Pháp-Hoa đến câu:
“Đó là chơn tinh tấn, gọi
là chơn pháp cúng dường Như Lai...” trong phẩm Dược Vương Bản Sự, thoạt rỗng suốt đại ngộ, lặng lẽ
nhập định, thấy hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan.
Ngộ được như thế mới gọi
là đại triệt, đại ngộ, đại khai viên giải. Đó là NGỘ đạo,
nếu nói đến CHỨNG đạo vào thể thật tướng, thì lại không phải là việc làm của hạng cụ
phược phàm phu.
Ngài Nam Nhạc Huệ Tư, Thầy đắc pháp của Trí Giả Đại
sư, là bậc có thần thông trí huệ lớn. Khi sắp tịch, có người hỏi đến chỗ chứng
Ngài đáp:
“Ta ban sơ chỉ cầu Đồng
Luân, nhưng vì lãnh chúng quá sớm, chỉ chứng được Thiết Luân mà thôi.”
(Đồng Luân tức là vị Thập trụ,
phá vô minh, chứng thật tướng, vào cõi thực báo, phần chứng Tịch Quang. Bậc
sơ trụ có thể hiện làm thân Phật trong một trăm cõi Đại Thiên để giáo
hóa chúng sanh. Nhị trụ thì một ngàn cõi, tam trụ một muôn, mỗi trụ số tăng
lên gấp mười.
Thiết Luân tức là vị Thập tín. Sơ tín dứt kiến hoặc, thất tín
dứt tư hoặc, bát, cửu, thập, tín phá trần sa, phục vô minh. Ngài Nam Nhạc thị
hiện ở ngôi Thập tín, thì còn chưa chứng được thật tướng).
Trí Giả Đại sư là đức
Thích Ca hóa thân, lúc sắp tịch, có kẻ hỏi:
“Đại sư chứng đến vị nào?”
Đáp:
“Nếu ta không lãnh chúng,
tất thanh tịnh sáu căn, vì tổn mình lợi người nên chỉ được ngũ phẩm.”
(Sáu căn thanh tịnh tức là vị Thập tín,
như phẩm Pháp sư Công Đức trong Kinh Pháp Hoa đã nói.
Ngũ phẩm là vị quán hạnh, phục hết ngũ trụ phiền não mà
chưa dứt được kiến hoặc).
Lá Thư Tịnh Độ
HT. Thích Thiền-Tâm DỊCH
Tỳ-Bà Hành
Đêm đưa khách bến
Tầm-dương,
Gió thu san sạt lá vàng bông lau
Người xuống ngựa, khách đón chào,
Rượu kèo mời uống có đâu sáo đàn
Chén suông ngán nỗi hợp tan,
Trăng sông man mác, chứa chan nỗi lòng
Tiếng TỲ (ĐÀN TỲ-BÀ) chợt vẳng trên sông,
Chủ quên trở lại, khách không vội về
Lần tìm sẽ hỏi ai kia,
Tiếng đàn nín bặt, người e ngỏ lời
Ghé thuyền đến cạnh chào mời,
Khêu đèn thêm rượu, lại bày tiệc hoa
Nằn nỉ mời mãi mới ra,
Ôm đàn che nửa, mặt hoa thẫn thờ
Ướm dây vặn trục dạo qua,
Chưa thành khúc điệu, thiết tha hữu tình
Đắn đo, nắn nót, rõ rành
Dường như tố cáo bình sinh nỗi buồn
Dang tay cúi mặt gảy luôn,
Xiết bao tâm sự như tuôn mạch sầu
Tiếng đàn đi tựa thấp cao,
NGHÊ THƯỜNG vừa dứt, lại vào Lục yêu
Dây to sầm sập mưa dào,
Nỉ non dây nhỏ, thì thào nỗi tây
Nhặt thưa réo rắt mấy dây,
Hạt châu to nhỏ rơi đầy trên mâm
Trong hoa ríu rít oanh ngâm,
Cuối ghềnh nước suối réo ngầm bãi khơi
Tiếng đàn, suối lạnh không trôi,
Không trôi ngập ngừng, tạm thôi nhịp nhàng
Lắng nghe sầu oán ngổn ngang,
Bấy giờ lặng lẽ, lại càng hay hơn
Nước tuôn bình bạc vỡ tan,
Giáo gươm thiết kỵ tiếng ran rợn người
Khúc xong gảy một tiếng dài,
Bốn dây một tiếng như ai xé là
Đông tây thuyền lặng như tờ,
Giữa sông bóng sáng thẫn thờ GƯƠNG NGA
Trên dây cày móng ngẩn ngơ,
Dung y chỉnh đốn, đứng xa phân trình
Kể rằng xưa ở kinh thành,
Hà Mô lăng ấy gần quanh là nhà,
Học đàn từ thửa mười ba,
Giáo phường đệ nhất, tiếng đà đồn xa
Thiện tài phục ngón Tỳ-bà,
Thu nương tấm tức, khi đà giồi trau
Ngũ lăng tuổi trẻ đua nhau,
Đàn xong một khúc biết bao khăn điều
Lược trăm gõ nhịp gãy nhiều,
Chén mời, giọt rượu quần điều ố hoen
Năm qua năm lại bao phen,
Xuân thu trăng gió đã quen vui vầy
Nỗi buồn DÌ chết EM đày,
Sớm chiều thấm thoắt, mặt mày kém xuân
Ngựa xe lẻ tẻ trước sân,
Về già lấy một thương nhân bạn bè
Trọng tài lợi, nhẹ biệt ly,
Phu lương tháng trước chồng đi buôn chè
Một mình nấp bóng chiếc ghe,
Quanh thuyền nước lạnh trăng kề vẩn vơ
Đêm qua mộng thấy chuyện xưa,
Lệ rơi tầm tã, mắt mờ đỏ hoen
Tiếng TỲ đã gợi nỗi phiền,
Lại nghe mụ nói, chẳng yên nỗi lòng
Cùng nhau góc bể long đong,
Gặp nhau lọ phải đã cùng quen nhau
Đế kinh từ biệt bấy lâu,
Tầm-Dương bị chích lại đau bấy chầy
Có đâu âm nhạc chốn này,
Suốt năm tơ trúc chẳng ngày nào nghe
Bến Bồn đất thấp ở kề,
Lau vàng trúc cỗi bao vi bốn bề
Sớm chiều nghe tiếng vật gì
Cuốc kêu vượn hú, ùa bi đêm ngày,
Xuân thu hoa nguyệt khoả khuây,
Thường thường chuốc chén lại say một mình,
Ca rừng sáo nội đã đành,
Líu lo ríu rít nào mình có hay
TỲ bà giọng ấy đêm nay,
Nghe như TIÊN nhạc bên tai rach ròi.
Gảy thêm khúc nữa hãy ngồi,
TỲ-BÀ HÀNH sẽ vì ai đặt thành
Cảm lời, đứng lúc lặng thinh,
Lại ngồi lựa ngón, lanh lanh gảy bài
Véo von khác trước một hồi,
Những người ngồi đó lệ rơi ngắn dài
Khóc nhiều hơn cả là ai
Giang Châu tư mã đẫm mùi áo xanh.
Bản dịch: Trần Trọng Kim
Tầm dương giang đầu dạ
tống khách
Phong diệp dịch hoa thu sắt sắt
Chủ nhân há mã khách tại thuyền
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền
Túy bất thành hoan, thảm tương biệt
Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt
Hốt văn thủy thượng tỳ bà thanh
Chủ nhân vong qui, khách bất phát
Tầm thanh ám vấn đàn giả thùy ?
Tỳ bà thanh đình dục ngữ trì
Di thuyền tương cận yêu tương kiến
Thiêm tửu hồi đăng trùng khai yến
Thiên hô vạn hoán thủy xuất lai
Do bão tỳ bà bán già diện
Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh
Vị thành khúc điệu, tiên hữu tình
Huyền huyền yểm ức, thanh thanh tứ
Tự tố bình sinh bất đắc chí
Đê mi tín thủ tục tục đàn
Thuyết tận tâm trung vô hạn sự
Khinh lung mạn nhiên mạt phục khiêu
Sơ vi " Nghê thường" hậu "Lục yêu"
Đại huyền tào tào như cấp vũ
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ
Tao tao thiết thiết thác tạp đàn
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn
Gian quan oanh ngữ hoa để hoạt
U yết tuyền lưu thủy hạ than
Thủy tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt
Ngưng tuyệt bất thông thanh tạm yết
Biệt hữu u sầu ám hận sinh
Thử thời vô thanh thắng hữu thanh
Ngân bình sạ phá thủy tương bỉnh
Thiết kỵ đột xuất đao thương minh
Khúc chung thu bát đương tâm hoạch
Tứ huyền nhất thanh như liệt bạch
Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn
Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch
Trầm ngâm phóng bát sáp huyền trung
Chỉnh đốn y thường khởi liễm dung
Tự ngôn: " Bản thị kinh thành nữ ,
Gia tại Hà mô lăng hạ trú
Thập tam học đắc tỳ bà thành
Danh thuộc giáo phường đệ nhất bộ
Khúc băi tằng giao Thiện tài phục
Trang thành mỗi bị Thu nương đố
Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu
Nhất khúc hồng tiêu bất tri số
Điền đầu ngân tì kích tiết toái
Huyết sắc la quần phiên tửu ố
Kim niên hoan tiếu phục minh niên
Thu nguyệt xuân phong đẳng nhàn độ
Đệ tẩu tùng quân, a di tử
Mộ khứ triêu lai nhan sắc cố
Môn tiền lănh lạc xa mă hi
Lão đại giá tác thương nhân phụ
Thương nhân trọng lợi, khinh biệt ly
Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ
Khứ lại giang khẩu thủ không thuyền
Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thủy hàn
Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự
Mộng đề trang lệ hồng lan can "
Ngă văn tỳ bà dĩ thán tức
Hựu văn thử ngữ trùng tức tức
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân
Tương phùng hà tất tằng tương thức
"Ngã tằng khứ niên từ đế kinh
Trích cư ngọa bệnh Tầm Dương thành
Tầm dương địa tịch vô âm nhạc
Chung tuế bất văn ty trúc thanh
Trú cận Bồn giang địa đê thấp
Hoàng lô khổ trúc nhiễu trạch sinh
Kỳ gian đán mộ văn hà vật
Đỗ quyên đề huyết viên ai minh
Xuân giang hoa triêu thu nguyệt dạ
Văng văng thủ tửu hoàn độc khuynh
Khởi vô sơn ca dữ thôn địch
Ẩu á trào triết nan vi thính
Kim dạ văn quân Tỳ bà ngữ
Như thính tiên nhạc nhĩ tạm minh
Mạc từ cánh tọa đàn nhất khúc
Vị quân phiên tác tỳ bà hành"
Cảm ngã thử ngôn lương cửu lập
Khước tọa xúc huyền huyền chuyển cấp
Thê thê bất tự hướng tiền thanh
Măn tọa trùng văn giai yểm khấp
Tọa trung khấp hạ thùy tối đa ?
Giang châu tư mã thanh sam thấp !
Tác giả: Bạch Cư Dị
HÀNH SÁCH ĐẠI SƯ
(Liên Tông Thập Tổ)
Hành Sách Đại sư, tự là
Triệt Lưu, người đời nhà Thanh, con của Tưởng Toàn Xương, một bậc lão nho ở
vùng Nghi Hưng. Cha ngài là bạn phương ngoại với đức Đức Thanh Hòa Thượng, tức
Hám Sơn Đại Sư.
Niên hiệu Thiên Khải thứ
sáu, sau khi Hám Sơn Đại sư thị tịch được ba năm, một đêm Tưởng Toàn Xương
nằm mộng thấy ngài Hám Sơn vào nhà mình. Cũng trong đêm ấy, Hành
Sách Đại sư sanh ra, nên nhân đó ngài lại được cha đặt cho ngoại hiệu là Mộng
Hám. Đến khi khôn lớn, cha mẹ kế tiếp qua đời, ngài cảm sự thế vô
thường, có ý niệm thoát tục.
Năm hai mươi ba tuổi,
ngài thế phát xuất gia với Nhược Am Hòa THượng ở chùa Lý An. Tu hành tinh tấn
không đặt lưng xuống chiếu trải năm độ nắng mưa, ngài tỏ suốt nguồn chân, ngộ
và pháp tánh. Sau khi Nhược Am Hòa Thượng thị tịch, Đại sư trụ trì chùa Báo Ân.
Thời gian này, ngài được bạn đồng tham thức là Tức Am thiền sư khuyên tu tịnh
độ, lại gặp Thiều Thạch Pháp sư hướng dẫn về duyệt lãm về Thiên Thai Giáo Quán.
Kế đó, ngài cùng Tiều
Thạch Pháp Sư đồng nhập thất tu môn Pháp Hoa Tam Muội. Nhân đây,
túc huệ của đại sư khai phát, ngộ suốt đến chỗ cốt tủy của Thai giáo.
Niên hiệu Khang Hy thứ
hai, ngài cất am ở núi Pháp Hoa, bên bờ sông Tây Khê tại Hàng Châu, chuyên tu
Tịnh độ. Nhân đó lại đặt tên chỗ ở của mình là Liên Phụ Am. Đến năm Khang Hy
thứ chín, Đại sư trụ trì chùa Phổ Nhân ở Ngư Sơn, đề xướng thành lập Liên Xã. Học
giả các nơi hưởng ứng tu tập rất đông. Ngài từng làm bài văn khuyên phát lòng
tin chân thật rằng:
“Phần đông người tu tập
xưa nay, đều ưa thích Niệm Phật Tam Muội. Tuy nói quả cao để tu
tiến, mà kẻ sau ít được thành công. Ấy bởi do TÍN NGUYỆN không chuyên nên
chẳng thể đồng về cảnh Tịnh. Nay đã họp nhiều liên hữu, cùng nhau tu tập tịnh
nhân, nếu không xét kỹ chỗ phát tâm, đâu biết rõ lối đường thoát khổ. Đồng nhân
chúng ta dự và pháp hội, lòng tin chí nguyện phải thật phải chân.
Nếu không chân
chính, tuy ăn chay niệm Phật, tu phước phóng sanh, chỉ là người lành thế gian,
DUY hưởng nhân thiên phước báu. Lúc hưởng phước vui, dễ bề tạo nghiệp, đã tạo
nghệp ác, phải đọa khổ luân hồi. Điều này dùng chánh nhãn xét xem: Chỉ hơn bọn
xiển đề một bước! Nếu lòng tin như thế, đâu được gọi là chân? Vậy chân tín là
thế nào?
Thứ nhất phải TIN: Tâm,
Phật và chúng sanh, cả ba không sai khác. Chúng ta là Phật chưa thành. Di Đà là
Phật đã thành. Giác tánh đồng một vẫn không có hai. Ta tuy điên đảo mê lầm,
giác tánh chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, giác tánh chưa động.
Nên nói:
“Khi một niệm hồi QUANG
đồng về nơi bản đắc là như thế.”
Thứ hai phải TIN: Chúng
ta là Phật danh tự, Di Đà là Phật cứu cánh, tánh tuy không khác, ngôi cách vực
trời. Nếu không chuyên niệm đức Phật kia, cầu về cõi Tịnh; tất phải chịu theo
nghiệp lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Đây gọi là pháp thân lưu chuyển sáu nẻo,
không được thành Phật, mà vẫn cam phận chúng sanh.
Thứ ba phải TIN: Chúng
ta dù nghiệp sâu chướng nặng, sống lâu nơi cảnh khổ, vẫn là chúng sanh trong
tâm của Di Đà. Di Đà tuy muôn đức trang nghiêm an vui ở cõi Tịnh, cũng là vị
Phật TRONG tâm của chúng ta. Đã rõ chân tâm vốn không hai, tất biết cảm ứng tự
giao tiếp. Như đá nam châm hút sắt, việc này đâu lựa phải nghi? Đây gọi:
“Nhớ Phật, Niệm Phật,
hiện tiền hoặc tương lai, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật chẳng xa vậy.”
Đủ lòng tin chân thật
như trên, tuy chút phước điểm lành như hạt bụi mảy lông, đều có thể hồi HƯỚNG
Tây phương, trang nghiêm Tịnh độ. Huống nữa trì trai giữ giơi, bố thí, phóng
sanh, đọc tụng đại thừa, cúng dường Tam Bảo, tu các hạnh lành, há chẳng đủ làm
tư lương Tinh dộ ư? Chỉ e lòng tin chẳng chân thành, mới khiến bị chìm nơi hữu
lậu. Cho nên trong việc Tịnh tu, không chước chi lạ. Muốn công không luống
uổng, qủa được tròn nên, thì ngày đêm khi hành đạo, không rời ba điều tin trên
mà thôi!”.
Đại sư thường tổ chức
những KỲ ĐẢ THẤT, để khuyến khích đại chúng tinh tấn thêm. Trong các kỳ thất,
ngài khai thị đại ý rằng:
Bảy ngày trì danh, quí
nơi giữ một lòng không loạn, chớ để trần lụy xen vào, không phải niệm mau niệm
nhiều là hay. Cách trì danh, cần không hưỡn không gấp, bền bỉ chắc chắn, khiến
cho câu Phật hiệu RÀNH RÕ nơi tâm. Khi đi đứng nằm ngồi, ăn cơm mặc áo, nên giữ
câu hồng danh liên tục chẳng dứt, không tán loạn hôn trầm dường như hơi thở ra
vào nối tiếp. Trì danh như thế gọi là nhất tâm tinh tấn về phần SỰ.
Nếu thể cứu được sâu
vào, thì muôn pháp đều như, nguyên không hai tướng. Đó là chúng sanh cùng Phật,
mình cùng người, nhân với quả, y báo với chánh báo, nhơ cùng sạch, khổ cùng
vui, ưa với chán, lấy với bỏ, bồ đề cùng phiền não, sanh tử cùng Niết bàn…Các
pháp ấy đều không hai, đều đồng một tướng, đồng một thể thanh tịnh. Như thế cứ
thể cứu một cách thiết thật, không cần phải gắng gượng an bài. Thể cứu đến lúc
cùng cực bỗng nhiên khế hợp với bản tâm. Chừng đó mới biết mặc áo ăn cơm cũng
là tam muội, cười đùa giận mắng đều việc độ sanh. Khi ấy nhất tâm hay loạn tâm
trọn thành hý luận, ngày đêm sáu thời tìm một mảy tướng khác cũng không thể
được. Liễu đạt như thế, mới chân chánh là người học đạo. Và trì danh như thế,
gọi là nhất tâm tinh tấn về phần LÝ.
Sự nhất tâm như trước tợ
khó mà dễ. Lý nhất tâm như sau tợ dễ mà khó. Chỉ nhất tâm được như trước, quyết
chắc dự phần vãng sanh. Nếu kiêm thêm cảnh nhất tâm sau, tất có thể lên ngôi
Thượng phẩm. Nhưng hai thứ nhất tâm đây, đều là phần việc kẻ bạc địa phàm phu,
người hữu tâm đều có thể tu học. Khắp khuyên các hàng đạo tục trong Liên Xã,
đều phải sách tấn thân tâm. Gần trong BẢY ngày, xa suốt MỘT đời, nếu thường TIN
và tu như thế, thì dù không chứng qủa, cũng mạnh nhân sen. Ngài kia gởi chất
liên trì, tất KHÔNG thuộc phẩm trung hạ vậy.
Đại sư trụ trì chùa Phổ
Nhân được mười ba năm. Niên hiệu Khang Hy thứ hai mươi mốt, ngày mùng chín
tháng bảy, ngài thoát hóa, thọ 55 tuổi. Khi ấy có ông Tôn Hàn bị cấp bịnh tắt
hơi, hôm sâu bỗng sống lại nói:
“Tôi bị Minh ty bắt giam
cầm nơi điện Diêm La. Bỗng đâu trong chỗ tối tăm, thấy ánh sáng rực trời, hương
hoa đầy khắp hư không. Vua Diêm La quỳ mọp xuống đất, đưa một vị đại sư về Tây
phương. Tôi thưa hỏi đại sư nào được đáp là ngài Triệt Lưu. Nhờ sánh sáng của
đại sư chiếu đến, tôi mới được tha trở về. Đồng ngày ấy có con nhà họ Ngô chết,
qua một đêm sống lại, cũng thuật việc mình nghe thấy y như ông Tôn Hàn.
BÀI SỐ
30
Ẩn tu niệm Phật cảnh sâu
huyền !
Trong sáng linh hư hợp
Tịnh, Thiền
Không hữu đều TAN, Trung
đạo DỨT
Hoa vàng chợt nở Bảo trì
liên !
NHƯ Ý : TỊNH thuộc HỮU tông, THIỀN là KHÔNG
tông, trên bước dụng công sơ khởi, luối tu của đôi bên Tuy có khác nhau nhưng
tiêu điểm đi về vẫn là một.
Bởi lẽ huyễn hữu tức
chân không, chân như tam muội chẳng ngoài Niệm Phật tam-muội:
Cảnh cũ CHÂN-TÂM vạn nẻo
về,
Đường tuy khác lối vẫn đồng quê.
Trong THIỀN có TỊNH trời Lư-lảnh,
Trong TỊNH gồm THIỀN nước ĐỘNG-KHÊ.
Hàng tu Phật nên ý thức
điểm này.
Cảnh cũ CHÂN-TÂM vạn nẻo
về,
Đường tuy khác lối vẫn đồng quê.
Trong THIỀN có TỊNH trời Lư-lảnh,
Trong TỊNH gồm THIỀN nước ĐỘNG-KHÊ.
Tiến bước nguồn-tâm ngời tuyệt sáng,
Quay nhìn bể-tục ngát hương thề.
Bao giờ học kẻ cười hoa được,
Đem ý sen lành rải bến mê.
VÔ-NHẤT
THÍCH THIỀN-TÂM.
TRIỆT NGỘ ÐẠI SƯ
BÀI KỆ THỨ 24
Một câu A Di Ðà
Là duyên khởi pháp giới
Chánh nhân của Tịnh nghiệp
Và chủng tử Bồ Ðề.
Nhứt cú Di Ðà
Pháp giới duyên khởi
Tịnh nghiệp chánh nhân
Bồ Ðề chủng tử.
LƯỢC GIẢI
HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM
Phật Pháp chia thành hai hệ: Không tông và Hữu tông.
KHÔNG tông đề ra thuyết Chân Như Duyên Khởi; HỮU tông đề ra thuyết
A-lại-da Duyên Khởi. Dung nhập vào Trung Ðạo, tức Nhứt Chân Pháp Giới thì Không
và Hữu chẳng khác, Chân Như tức A-lại-da.
Ðây ý nói câu niệm Phật là
huyễn hữu, cũng lại là Chân Không, duyên khởi điểm của nó từ nơi pháp giới. Vậy
câu niệm phật là Pháp Giới Duyên Khởi, gồm Chân Như cùng A Lại Da duyên khởi,
dung nhiếp cả Hữu lẫn Không.
Bởi thế nên Niệm Phật là
chánh nhân của Tịnh nghiệp. Tịnh nghiệp đây gồm bốn Tịnh Ðộ mà tiêu điểm cuối
cùng là cõi THƯỜNG TỊCH QUANG. Và Niệm Phật cũng là hạt giống Bồ Ðề đưa đến sự
Toàn Giác, gồm giác ngộ mình, giác ngộ chúng sanh, hạnh giác ngộ đầy đủ.
TRIỆT NGỘ ÐẠI SƯ
BÀI KỆ THỨ 26
Một câu A Di Ðà
Như không hợp hư không.
Tuyệt không chút lằn dấu
Nhưng vẫn có Tây Ðông.
Nhứt cú Di Ðà
Tự không hợp không.
Liễu vô ngấn phùng
Khước hữu Tây Ðông.
LƯỢC GIẢI
HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM
Ðem một ly nước đổ vào chậu nước thì nước cùng nước dung hòa nhau, không làm
sao tìm thấy lằn dấu. Khi trút nước ra, khoảng hư không trong ly hợp với hư
không bên ngoài, cũng tuyệt không lằn dấu.
Hành giả niệm Phật, nếu
trong quên thân tâm, ngoài quên cảnh giới, chẳng thấy mình là người hay niệm,
Phật là vị được niệm, thì tâm rỗng rang, hồn nhiên, dung hợp với thể tánh Chân
Không.
Tâm cảnh ấy chẳng phải
là không có chi, vì như thế là lạc vào ngoan không của ngoại đạo. Trái lại,
hiện tượng Chân Không ấy sáng suốt vô tận bao hàm muôn pháp, vẫn có đầy đủ màu
sắc của cỏ cây, sông, núi, trời mây, vẫn có các phương hướng, cho đến cõi Ta Bà
thuộc phương Ðông, cõi Cực Lạc ở phương Tây. Ðó mới đích xác tánh không chân
chánh, cũng gọi là Như Lai nhứt thật cảnh giới.
Thuở xưa có vị cư sĩ đến hỏi đạo một cao tăng ở chốn sơn lâm. Bậc thượng nhân
này không đáp, chỉ trỏ mây trên trời cùng cái bình đựng nước của mình. Tuy
nhiên tuệ căn đã sẵn, vị cư sĩ liền ngộ vào thể đạo, tức thật tánh chân không,
liền làm bài kệ, trình lên rằng:
Luyện được thân hình tợ
hạc hình
Ngàn thông tươi tốt mấy pho kinh.
Ta nay hỏi đạo không chi khác
Mây ở trời xanh, nước ở bình!
Niệm Phật đến chỗ vô niệm, sẽ dung hợp với tánh không bao la, tìm không thấy
mối mang dấu vết, mà vẫn đầy đủ tất cả, không thêm bớt là như thế.
Không hữu đều TAN, Trung đạo DỨT
Hoa vàng chợt nở Bảo trì liên !
Tuy nhiên, như trong kinh
nói: chúng sanh sở thích và tánh dục có muôn ngàn sai biệt không đồng, nên chư
Phật phải mở vô lượng pháp môn mới có thể thâu nhiếp hết được.
Vì vậy Tịnh Độ tuy hợp
thời cơ, song chỉ thích ứng một phần, không thể hợp với sở thích của tất cả mọi
người, nên cần phải có Thiền Tông và các môn khác, để cho chúng sanh đều nhờ
lợi ích, và Phật Pháp được đầy đủ sâu rộng.
Cho nên dù đã tùy căn cơ,
sở thích của mình mà chọn môn Tịnh Độ, thâm ý bút giả vẫn mong cho Thiền Tông
và các môn khác được lan truyền rộng trên đất nước này. Và các môn khác, nếu
đem lại cho chúng sanh dù một điểm LỢI ích nhỏ nhen nào, bút giả cũng xin hết
lòng tùy hỷ.
Tóm lại, HỮU môn và KHÔNG
môn nói chung, THIỀN Tông và TỊNH Độ nói riêng, đồng cùng đi về chân tánh, tuy
hai mà một, đều nương tựa để hiển tỏ thành tựu lẫn nhau, và cũng đều rất cần có
mặt trên xứ Việt-Nam, cho đến cả thế giới.
Mấy vị đại đức sau khi nghe
xong đều tỏ ý tán đồng. Nhân tiện, bút giả lại trần thuật bài kệ của Tây-Trai
lão nhơn để kết luận, và chứng tỏ người xưa cũng đã từng đồng quan điểm ấy:
Tức tâm là độ lý không
ngoa
Tịnh khác Thiền đâu, vẫn một nhà !
Sắc hiển trang nghiêm miền Diệu-Hữu
Không kiêm Vô-ngại cõi hằng sa
Trời Tây sáng đẹp màu châu ngọc
Nguyện Phật bao la đức hải hà
Ngoảnh lại đường tu, ai sớm tỉnh?
Nỗi thương Ác-đạo mãi vào ra!
THÍCH THIỀN TÂM
cẩn chí
(Niệm
Phật Thập Yếu)
ĐẠO CÀN
Tỳ kheo ni Đạo Càn, tự
Thế Thiền, con nhà họ Trần ở Song Khê tại Gia Hòa. Năm mười bảy tuổi xuất gia
vào La Am ở Tú Châu. Tánh cô ưa thanh vắng, thích tịnh cư một mình. Duyệt xem
cơ duyên của cổ đức, cô phát chí hướng thượng, hôm sớm chuyên cần tham cứu câu
thoại đầu.
Sau khi thọ giới Cụ túc,
Sư cô đến chùa Quốc Thanh ở non Thiên Thai, tham phỏng với ngài Bảo Lâm Trân.
Lúc vào bái yết xong, liền hỏi:
“Bạch tôn đức! Thế nào
là tướng đại nhơn?”
Trân Công đáp:
“Đợi chừng nào ngươi trừ
hết ngũ chướng, tới đây ta sẽ nói cho!”
Đạo Càn thưa: “Phải đến
như thế sao? Vậy thì đã che lầm Hòa thượng rồi đấy!” Bảo Lâm Trân hỏi: “Ngươi
học ở đâu được cái hư đầu thiền như thế?” Sư cô nghe nói, bất giác xuất hạn đầm
mình, liền cúi xuống đảnh lễ. Trân Công lại hỏi:
“Thế nào là tướng đại
nhơn?”
Đạo Càn liền đứng giăng
tay ra. Ngài Bảo Lâm Trân gật đầu ấn khả, kế đó truyền cho y pháp.
Khi đắc tâm ấn rồi, Ni
sư về ở nơi thảo am tại Nam Hồ. Ngôi am đã hư mục, song Đạo Càn vẫn thản nhiên,
cứ giữ một mực chân thật tu hành, gặp cảnh thuận nghịch lòng không dao
động. Ni sư lễ toàn bộ kinh Hoa Nghiêm trải qua ba lượt, cứ mỗi chữ một
lạy. Ngoài ra còn khóa tụng kinh Đại Bát Nhã gồm sáu trăm quyển đến
vài mươi bộ. Do đó đạo phong vang xa, của cúng thí hội về, ngôi am được kiến
thiết lại thành cảnh điện lầu tráng lệ. Ni sư thường có bài kệ an cư rằng:
Năm tháng ân cần học đạo
chuyên
Có, không chẳng chấp, vượt TRUNG BIÊN
Về nhà chi nữa ngồi yên nghỉ
Vì chúng cày gieo KIẾP NGOẠI ĐIỀN.
(
TRUNG BIÊN: tức là trung đạo và nhị biên. Ý nói thể nhập môn
bất nhị, không lạc vào hai bên cho đến CHÍNH GIỮA.
KIẾP NGOẠI ĐIỀN: Ruộng công đức vượt ngoài thời gian, tức chỉ
cho chân tâm. Ý nói vì người mở lối VÀO chân tâm.
)
Trong am, Ni sư lại lập
ra Niệm Phật Đường, ngày đêm dẫn chúng tu hành, câu Phật tiếng mõ không dứt
tuyệt. Gần bốn mươi năm hóa độ như thế, vào mùa đông niên hiệu Gia Khánh thứ
25, Ni sư cảm bịnh nhẹ. Đến ngày mười một tháng mười một, gọi đồ chúng tới bảo:
“Rạng mai vào giờ Dần, ta sẽ về Tây phương!” Đến thời, lưu kệ rằng:
Tám mươi tám năm
Không tham không luyến
Nay trở về nhà
Nước trong trăng hiện!
Rồi dạy chúng đồng thanh
niệm Phật. Được một lát, ngồi an lành mà hóa.
LỜI BÌNH:
Từ xưa đến nay, bậc có THIỀN có TỊNH trong hàng nữ chúng rất ít người. Như Ni sư ĐẠO CÀN, ở không cầu an, siêng cần tu tập, nghiễm nhiên đã đầy đủ TƯỚNG ĐẠI NHƠN rồi. Nếu chẳng phải bậc chân thật thấu suốt muôn pháp NHƯ-HUYỄN, làm sao có thể thản nhiên như thế ư?
Comments
Post a Comment