CHÁNH VĂN
1.- Ẩn tu nào phải cố xa đời !
Mượn cảnh u-nhàn học đạo
thôi !
Những thẹn riêng mình nhiều
nghiệp chướng
Bốn ân còn nặng nghĩa đền
bồi.
2.- Ẩn tu cảm xót biển trần-ai !
Sóng gió trầm luân mãi lạc
loài
Thân khổ kiếp người muôn
nỗi khổ !
Nghiệp đời vay trả, trả rồi
vay !
3.- Ẩn tu hôm sớm niệm Di Đà
Lòng lặng mười muôn chẳng
cách xa
Canh vắng giường thiền khi
mãn định
Hoa sương cười nụ dưới
trăng tà.
4.- Ẩn tu uổng tiếc bạn đồng hành !
Nói lý cao huyền đắm lợi
danh !
Già, bịnh, đoạ sa, không
phản tỉnh
Bóng câu mấy nỗi thoáng bên
mành !
5.- Ẩn tu cõi tịnh nhẹ buông hồn !
Tưởng quán trời Tây nhớ
Bảo-thôn
Ráng đỏ sắp đưa, vầng
Nhật-lặn
Phất phơ tà áo gió hoàng
hôn.
GIẢNG GIẢI
BÀI SỐ
1
Ẩn tu nào phải cố xa đời !
Mượn cảnh u-nhàn học đạo
thôi !
Những thẹn riêng mình nhiều
nghiệp chướng
BỐN ÂN còn
nặng nghĩa đền bồi.
TẠI SAO PHẢI ẨN TU ?
Vì nếu không CHỨNG ĐẠO mà
lại không được VÃNG SANH, tất phải đọa luân hồi. Khi luân hồi trong cõi ngũ
trược, lại ở sâu vào thời mạt pháp đạo đức lần lần suy tàn này, nghiệp dữ dễ
tạo, duyên lành khó tu, kết cuộc vẫn phải đọa trong ba đường ác.
Cho nên sống chết là vấn
đề lớn lao, mà những vị tu hành quyết cầu giải thoát đều phải thao thức.
Ngài Bát Chỉ Đầu Đà, một
bậc cao tăng cận đại bên Trung Hoa, khi còn trẻ chưa xuất gia, thấy những đóa
hoa héo rụng trước nhà, liền suy tư rơi lệ. Đó là vì ngài có trí huệ, biết ý
thức sâu đến sự sống chết của kiếp người.
Một mảnh phương tâm không
chỗ gởi.
Giàn hoa chầm chậm ánh trăng soi.
Có thể mượn hai câu này,
để diễn tả tâm trạng người tu với mối tư lương thao thức ấy.
TẠI SAO PHẢI KIẾT THẤT ?
Kiết thất hay đả thất, ý
nghĩa cũng không xa. ĐẢ THẤT là dụng công trong bảy ngày. Chữ "đả"
rút từ nguyên ngữ "đả thành nhứt phiến", nghĩa là: đánh cho thành một
khối tịnh niệm. Đả thất niệm Phật, có khi nhiều người đồng tu, hoặc chỉ một
người cho dễ được thanh tịnh. Người đả thất chuyên tu, phải có ba bậc thiện tri
thức.
1. Giáo Thọ Thiện Tri
Thức: - Đây là một vị
thông hiểu Phật pháp và có kinh nghiệm về đường tu để thường chỉ dạy mình; hay
mình đến thỉnh giáo trước và sau khi kiết thất. Trong trường hợp nhiều người
đồng đả thất, nên thỉnh vị giáo thọ này làm chủ thất, mỗi ngày đều khai thị nửa
giờ hoặc mười lăm phút.
2. Ngoại Hộ Thiện Tri
Thức: - Đây là một hay nhiều
vị ủng hộ bên ngoài, lo việc cơm nước quét dọn, cho hành giả được yên tu. Theo
thông từ, vị này thường được gọi là "người hộ thất."
3. Đồng Tu Thiện Tri
Thức: - Đây là những người
đồng tu một môn với mình, để nhìn ngó sách tấn lẫn nhau. Vị đồng tu này có thể
là người đồng kiết thất chung tu, hoặc có một ngôi tịnh am tu ở gần bên mình.
Ngoài sự trông nhìn sách tấn, vị đồng tu còn trao đổi ý kiến hoặc kinh nghiệm,
để cùng tiến bước nhau trên đường đạo. Lời tục thường nói: "Ăn cơm có
canh, tu hành có bạn" là ý nghĩa này.
NGÀI SƠN KỲ, một bậc thạc
đức bên Thiền Tông đã dạy: "Bản sắc người tu, là phải lấy mười phương làm
đạo tràng viên giác, không cuộc hạn sự kiết kỳ dài ngắn. Nếu một năm không tỏ
ngộ thì tham đến mười năm; mười năm không tỏ ngộ, tham cứu hai hoặc ba mươi
năm, cho đến trọn đời, trước sau không dời đổi." Người niệm Phật cũng thế.
Đả thất là phương tiện để
cho mau được nhứt tâm; nếu một kỳ chưa nhứt tâm, nên kiết thất nhiều kỳ, chí
tiến tu không hề thối chuyển.
Ẩn tu nào phải cố xa đời !
Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi !
Lại sự ĐỘ SANH phải TỰ ĐỘ
trước, rồi mới đủ phương tiện để ĐỘ THA, chỉ có ĐỨC PHẬT mới được gọi là GIÁC
HẠNH VIÊN MÃN.
NHƯ Ý : THẬT HIỀN đại-sư than, “ÁO NÃO TỪ THÂN ĐA NGHIỆP
CHƯỚNG.” Dịch, Buồn thương thân mình nhiều nghiệp chướng, đại-sư còn tự trách
thế, hàng hậu học cũng nên tự kiểm lại.
ÁO NÃO TỪ THÂN ĐA NGHIỆP
CHƯỚNG: là đã tạo
thập-ác, ngũ-nghịch, báng pháp, báng người, phá giới phạm trai, hủy hoại chùa
tháp, trộm của tăng-kỳ, bức người tịnh-hạnh, xâm tổn thường-trụ, đồ vật thức
ăn, dù ngàn Phật ra đời, khó bề sám hối.
Những tội
như thế, không lường không ngằn, khi bỏ báo thân, phải đọa tam-đồ, chịu
vô-lượng khổ.
Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng
4 TRỌNG ÂN
1) Ân Phật tổ
2) Ân Thầy bạn, Thiện
tri thức
3) Ơn cha mẹ dưỡng dục
Sanh Thành
4) Ân đàn-việt và chúng
sanh hỗ trợ
BỐN ÂN còn nặng nghĩa đền bồi.
Con (PHÁP DANH)
nguyện lâm chung không chướng ngại.
A-Di-Đà đến rước từ xa.
Quán-Âm cam lồ rưới nơi
đầu.
Thế-Chí kim đài trao đỡ
gót.
Trong một sát-na lìa
ngũ-trược.
Khoảng tay co duỗi đến
liên-trì.
Khi hoa sen nở thấy
Từ-Tôn.
Nghe tiếng pháp sâu lòng
sáng tỏ.
Nghe xong liền
CHỨNG Vô-Sanh-Nhẫn.
Không rời An Dưỡng lại
Ta-Bà.
Khéo đem phương tiện lợi
quần sanh
Hay lấy trần-lao làm
Phật-sự,
Con nguyện như thế Phật
chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành-tựu.
Nam-mô Tây-phương Cực-Lạc thế-giới,
đại-từ, đại-bi tiếp dẫn đạo sư
A DI ĐÀ PHẬT.
(1 lần)
Nam-mô A DI Đ À Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
Hỏi:- Theo Quán kinh thì phải nhiếp tâm vào định, quán y báo
chánh báo cõi Cực lạc rõ ràng, mới có thể về Tịnh độ. Tại sao kẻ chưa vào định,
tu môn TRÌ DANH cũng được vãng sanh?
Đáp:- Chín phẩm sen ở Cực lạc gồm nhiếp tất cả công hạnh thấp
cao, song không ngoài hai điểm: Định tâm và Chuyên Tâm.
1. ĐỊNH TÂM hay định thiện, là những vị tu tập quán pháp
THÀNH CÔNG, hoặc trì danh hiệu được vào TAM MUỘI. Các vị này sẽ sanh về thượng
phẩm.
2. CHUYÊN TÂM hay tán thiện, là những người CHỈ niệm danh
hiệu chưa được vào tam muội, hoặc tu các công đức lành khác trợ giúp, rồi PHÁT
NGUYỆN hồi hướng. Hạng người này cũng được dự vào các phẩm thấp hơn. Nhưng cần
phải TRỌN ĐỜI quy mạng Tây phương và chuyên cần tu tập.
Lúc ngồi nằm thường xây
mặt về Tây phương. ( NẾU KHÔNG LÀM ĐƯỢC, THÌ QUÁN TƯỞNG
HƯỚNG TRƯỚC MẶT LÀ TÂY PHƯƠNG).Khi niệm Phật, lúc phát
nguyện, phải chí thành không xao lãng. Tâm niệm khẩn thiết ấy ví như kẻ bị gông
xiềng tù ngục cầu mau thoát ly; người lâm cảnh lửa cháy, nước trôi, hoặc giặc
cướp rượt đuổi mong được thoát khỏi nạn.
Lại phải vì sự sống
chết, phát lòng Bồ đề, cầu sanh Tây Phương, mau thành Thánh đạo để đền
đáp BỐN ÂN, nối thạnh Tam Bảo, độ khắp muôn loài. Chí thành như
thế, quyết chắc sẽ được kết qủa.
DIÊN THỌ ĐẠI SƯ
(Liên Tông Lục Tổ)
BÀI SỐ 2
Ẩn tu cảm xót biển trần-ai !
Sóng gió trầm luân mãi lạc loài
Thân khổ kiếp người muôn nỗi khổ !
Nghiệp đời VAY TRẢ, trả rồi vay !
Chúng sanh hết kiếp này
sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: cõi
trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục.
BÁT KHỔ tuy các loài khác
cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở CÕI NGƯỜI.
1. SANH
2. GIÀ
3. BỊNH
4. CHẾT
5. THƯƠNG XA LÌA
6. OÁN GẶP GỠ
7. MONG CẦU KHÔNG TOẠI Ý
8. NGŨ ẤM THẠNH, tức sự
khổ về năm ấm hừng thạnh. Năm ấm là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. SẮC ấm thuộc
về THÂN, bốn ấm kia thuộc về TÂM. Nói một cách đơn giản: Đây tức là sự khổ về
thân, tâm.
Điều thứ tám này bao quát
bảy món khổ trước: THÂN thì sanh, già, bịnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất
vả nhọc nhằn; TÂM thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy.
CÕI TRỜI tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn TƯỚNG NGŨ
SUY và những điều bất như ý.
1. HOA TRANG SỨC trên đầu
héo tàn
2. Y PHỤC bị lấm bụi dơ
3. HAI NÁCH tiết ra mồ hôi
4. THÂN không còn
mùi hương nữa
5. NGỒI ĐỨNG không yên
TƯỚNG NGŨ SUY
là báo hiệu vị TRỜI ấy sắp mạng chung
CÕI A TU LA bị sự khổ về GÂY GỔ, tranh đua.
CÕI BÀNG SANH như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ CHỞ KÉO NẶNG NỀ.
Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về BANH DA XẺ THỊT. Các loài khác chịu sự
khổ về NGU TỐI; nhơ nhớp ĂN NUỐT LẪN NHAU.
Ở CÕI NGẠ QUỶ chúng
sanh thân thể hôi hám xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây
kim, miệng phực ra lửa CHỊU ĐÓI KHÁT trong ngàn muôn kiếp.
Còn CÕI ĐỊA NGỤC thì
vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ KHÔNG THỂ TẢ XIẾT.
Bốn cõi rốt sau này, trong
kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ
tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi
này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên CÕI
TRỜI CÕI NGƯỜI thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều. Người xưa đã
than:
Lục đạo xoay vần không mối
hở.
Vô thường xô đến vạn duyên
buông!
NHƯ Ý: TAM KHỔ
1) Hành-khổ là sự vô
thường biến đổi làm cho chúng ta GIÀ, rồi CHẾT xoay vần trong vòng luân hồi
sanh tử
2) Hoại-khổ là có được
rồi BỊ MẤT nên buồn khổ
3) Khổ-khổ là đã không
có NHÀ ở, lại không có CƠM ăn…
Ba điều khổ này bao gồm
muôn nỗi khổ, nên cổ đức than: “TÚC TRÁI DỊ HOÀN CẢNH TẠO TÂN TRÁI”.
Dịch, Nợ cũ trải chưa xong lại vay thêm nợ mới. Chúng sanh vì thế mà cứ
sống chết luân hồi.
Nhìn gẫm đường trần đầy khổ nhọc
Lòng tưởng Tây Phương cõi Thiên Trúc (cõi PHẬT A DI ĐÀ)
Đầu non trăng sáng tiếng chuông ngân
Canh khuya cầm quyển Lăng Nghiêm đọc.
Tại sao người tu TỊNH ĐỘ
phải tụng CHÚ LĂNG NGHÊM, học KINH LĂNG NGHIÊM ?
Là vì còn có ngưòi tụng
CHÚ LĂNG NGHIÊM, học KINH LĂNG NGHIÊM, thì CHÁNH PHÁP còn trụ ở đời,
tất nhiên KINH VĂN tịnh độ sẽ không bị ẩn diệt.
Trong kinh Lăng Già, về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bồ Tát rằng:
Đại Huệ ông nên biết,
Chứng sơ Hoan hỷ địa,
Đời vị lai sẽ có,
Sau khi ta Niết bàn,
Tôn hiệu là LONG THỌ,
Tỳ kheo danh đức lớn,
Duy trì pháp của ta,
Ở nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã,
Phá các tông Hữu, Vô.
Như thế, ngài Long Thọ
ứng tích là bậc Sơ địa Bồ Tát bi trí rộng sâu, một thân làm TỔ SƯ của
tám tông, mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh độ.
THÁNH NHÂN KHUYẾN HÓA
( LONG THỌ Đại sĩ)
BÀI SỐ 3
Ẩn tu hôm sớm niệm Di Đà
LÒNG LẶNG mười muôn chẳng cách xa
Canh vắng giường thiền khi mãn định
Hoa sương cười nụ dưới trăng tà.
NHƯ Ý : Ý nghĩa “TỨC TÂM TỨC ĐỘ”, 10 phương quốc độ
không ngoài TÂM TA, tâm ta chính là 10 phương quốc độ, cõi CỰC LẠC tuy
cách TA BÀ 10 muôn ức Phật độ, nhưng khi niệm phật được THANH TỊNH thì tâm ta
dung hòa Mười Phương cõi nước. Miền cực lạc chẳng cách rời gang tấc.
Khi chúng ta, nhiếp cả 6
căn tịnh niện nối luôn thì vào được TAM MA ĐỊA. Tức là TÂM ta đã THANH TỊNH,
thì Y BÁO và CHÁNH BÁO ở miền CỰC-LẠC chẳng
cách rời gang tất.
KINH-VĂN:
“ Nếu tâm chúng-sinh nhớ
Phật, tưởng Phật, thì hiện nay hay về sau, nhất-định thấy Phật; cách Phật không xa thì không cần phương-tiện, tâm
tự được khai-ngộ như người ướp-hương thì thân-thể có mùi thơm, ấy gọi là hương-quang-trang-nghiêm.”
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
Ðại Thế Chí Bồ-tát
Niệm Phật Viên Thông
VIÊN THÔNG VỀ KIẾN ĐẠI (THẤY PHẬT)
BÀI SỐ 4
Ẩn tu uổng tiếc bạn đồng hành !
Nói lý CAO HUYỀN đắm lợi danh !
Già, bịnh, đoạ sa, không phản tỉnh
Bóng câu mấy nỗi thoáng bên mành !
NHƯ Ý : Đây là căn bệnh chung của phần đông người
tu, vì LÝ đạo tuy thế nhưng sự hành đạo và chứng đạo lại không phải dễ, bậc
chân tu dù hiểu lý như KIÊM NHƯỜNG ít nói, thật hành chắc từng bước một, trái
lại kẻ nói lý cao xa, dễ KHOE KHOANG và BÀI BÁC người khác, lời CHÂN KHÔNG mà
hạnh chẳng được không, tất phạm khẩu nghiệp dễ bị sa đọa, nên cổ đức đã than
trách rằng: “KHẨU ĐẦU THUYẾT ĐÁP THIÊN BANG DIỆU, KHƯỚC HẠ NAN LY NHẤT ĐIỂM
TRẦN”. Dịch, Đầu mồm nói suốt trăm phần diệu. Dưới gót không ly một
điểm trần!
Kinh nói:
"Chán bỏ công
đức hữu vi là nghiệp ma. Tham trước công đức vô vi CŨNG là nghiệp
ma."
Cổ đức cũng bảo:
"Pháp hữu vi tuy
huyễn, phế bỏ tất đạo nghiệp không thành. Pháp vô vi tuy chân, CHẤP LẤY thì huệ
tánh chẳng rộng."
Những lời này chứng minh
rõ, trên đường tu, SỰ LÝ không thể rời nhau.
Luận Trung Quán lại nói:
"Vì chúng sanh thông
thường chấp trệ nơi hình thức nên kinh giáo mới dùng lý không để phá trừ. Nếu
vừa lìa bịnh chấp có, lại rơi vào bịnh chấp không, tất chẳng còn thuốc gì chữa
khỏi."
Bởi lý CHƠN KHÔNG Bát Nhã
nghe cao siêu mầu nhiệm, nên hàng trí thức khi xem đến những loại kinh
này, phần nhiều hay VƯỚNG VÀO chứng bịnh "nói lý", việc gì cũng lý
thuyết hóa, khinh thường những người hành trì theo sự tướng, gây thành lỗi ngã
mạn tự kiêu. Miệng họ tuy nói không, nhưng HÀNH VI lại ở trong có, chính hợp
với câu:
Đầu mồm nói suốt trăm phần
diệu.
Dưới gót không ly một điểm
trần!
NIỆM PHẬT THẬP YẾU
Tiết 20 - Cần Phá Lối Chấp Nhị Biên
THÍCH VÔ NHẤT
(Lấy Ý câu : Nhất sự VÔ THÀNH thân tiệm lão)
HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM
BÀI SỐ 5
Ẩn tu cõi tịnh nhẹ buông hồn !
TƯỞNG QUÁN trời Tây nhớ Bảo-thôn
Ráng đỏ sắp đưa, vầng Nhật-lặn
Phất phơ tà áo gió hoàng hôn.
NHƯ Ý : Đây là chỉ cho PHÉP NHẬT QUÁN, môn quán ban đầu
trong THẬP LỤC QUÁN KINH, Bảo-thôn là làng quê thanh tịnh báo đẹp, Ý nói CỰC
LẠC do trăm ngàn THỨ BÁO hình thành.
PHÉP NHẬT QUÁN
1
Quán Mặt Trời Sắp Lặn
KINH VĂN:
Đức Phật bảo: "Vi Đề Hy! Ngươi và chúng-sanh nên
chuyên tâm, buộc niệm một chỗ, để tưởng cảnh-giới tây-phương. Phương-pháp
quán-tưởng ấy như thế nào ? Phàm tất cả những người, nếu không phải bị mù từ
lúc sơ sanh, đều thấy MẶT TRỜI LẶN.
Vậy ngươi nên ngồi ngay thẳng, hướng về phương tây, tâm
chú định một chỗ không được di động, rồi quán tưởng mặt trời sắp lặn hình như
cái trống treo. Khi đã thấy hình tướng ấy, phải chú tưởng cho thuần thục, làm
sao lúc NHẮM MẮT MỞ MẮT đều được thấy rõ ràng.
Môn NHẬT QUÁN này là phương pháp quán tưởng thứ nhứt.
SỚ GIẢI :
Câu "Vi Đề Hi! ngươi và
chúng sanh" là lời trân trọng
khuyến nhủ của đức Phật, ý bảo: Nếu Vi Đề Hy phu nhơn cùng chúng sanh muốn lìa
biển trần lao, lên bờ giải thoát, phải chú tâm nghe, suy nghĩ, và tu tập theo
phương pháp sau đây:
Môn quán thứ nhất "tưởng mặt trời sắp
lặn" có ba thâm ý:
1. Tâm ý chúng sanh vẫn thường TÁN LOẠN, muốn thành tựu
các phép quán vi diệu sau, trước phải tập trung tư tưởng để lần lần đi sâu vào
thâm định.
2. Cõi Cực Lạc ở phương tây, đức Phật muốn cho hành giả
tâm niệm KHUYNH HƯỚNG về Tây phương, để sự vãng sanh được thành tựu. Theo Kinh
Vô Lượng Thọ thì nếu kẻ nào dùng tâm NGHI NGỜ tu công đức tịnh độ, tất sẽ lạc
vào BIÊN ĐỊA cõi Tây phương và có thể bị đọa trở lại kiếp thai sanh. Vì thế cổ
đức cho đây là phương tiện phá nghi và KIÊN CỐ thêm niềm tin Cực Lạc.
3. Để cho hành giả TỰ BIẾT nghiệp chướng mình nhẹ hay
nặng mà chuyên tâm sám hối.
Theo Thiện Đạo đại sư, vị tổ thứ hai của Tịnh độ tông,
thì người muốn trụ tâm nơi NHẬT QUÁN, trước phải lựa chỗ THANH VẮNG NGỒI KIẾT
DÀ, tuần tự giữ đúng theo pháp ĐIỀU THÂN VÀ ĐIỀU TỨC.
( Khi thân đã nghiêm chỉnh rồi (ĐIỀU THÂN), lúc bấy giờ
hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ nhàng nhưng cho dài (ĐIỀU TỨC), Tâm nghĩ tất cả
Ô TRƯỢC trong thân đều theo KHÔNG KHÍ ra ngoài hết. Đến khi hít vô, cũng phải
nhẹ nhành cho dài, Tâm nghĩ tất cả THANH TỊNH ở bên ngoài đều vào trong THÂN
hết.
Làm như vậy 2, 3 lần hay 5, 7 lần nếu cần cho THÂN TÂM
được khoan khoái thanh tịnh.)
Kế đó lại tưởng tứ đại nơi thân mình, ĐỊA đại tan về
phương tây, THỦY đại tan về phương bắc, PHONG đại tan về phương đông, HỎA đại
tan về phương nam, cho đến không còn một mảy trần.
Lại tưởng KHÔNG đại của thân dung hợp với hư không mười
phương, khắp các nơi toàn là hư không, chẳng còn một điểm trần nào.
Xong, lại tưởng NĂM đại của tự thân đều không, duy còn
có THỨC đại ngưng đọng lặng trong, dường như mặt gương toàn sáng.
Sau khi trải qua các phương tiện trên, LOẠN TƯỞNG được
tiêu trừ, tâm lần lần an định.
Rồi mới từ từ XOAY TÂM hướng về phương Tây quán kỹ tướng
mặt trời sắp lặn.
Nếu là bậc thượng căn, thì khi khởi quán, liền thấy
tướng mặt trời lặn hiện ra, đang khi cảnh hiện, hành giả hoặc thấy vầng nhật
như ĐỒNG TIỀN lớn, hoặc như MẶT GƯƠNG tròn to.
Cứ nơi HIỆN TƯỚNG ấy mỗi người tự thấy nghiệp chướng
mình nặng hay nhẹ. Các tướng nghiệp ấy như sau:
1. HẮC chướng, như mây đen che mặt trời.
2. HOÀNG chướng, như mây vàng che mặt trời.
3. BẠCH chướng như mây trắng che mặt trời.
Đại để như khi mặt nhật bị các thứ mây khói che thì hình
tướng không hiển lộ; khi tâm chúng sanh BỊ NGHIỆP CHE, tất quán cảnh không được
sáng lặng rõ ràng.
Nếu thấy biết nghiệp tướng của mình, hành giả phải sửa
sang đạo tràng cho nghiêm sạch, rồi chí tâm sám hối, kỳ chừng nào nghiệp tiêu
hết mới thôi.
Lúc tâm được THANH TỊNH, tướng mặt nhật hiện ra SÁNG
SUỐT RÕ RÀNG, hành giả cũng đừng sanh tâm chấp trước.
Nếu khởi TÂM tham chấp, nhật tướng sẽ RUNG ĐỘNG, hoặc mờ
ám, hoặc biến đổi thành nhiều màu, tự tâm mình cũng không yên.
Phải dứt tâm THAM TRƯỚC, nhiếp tâm vào định, các tướng
ấy sẽ mất. sự tà, chánh, ĐẮC, THẤT của các môn quán sau cũng đồng như đây. Đại
để như quán mặt trời thấy mặt trời, TÂM CẢNH SÁNG LẶNG TƯƠNG ƯNG, gọi là CHÁNH
QUÁN. Nếu quán mặt trời thấy các hình tướng tạp, tâm cảnh rối động không tương
ưng là tà quán.
HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC
"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách
Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậy.
Mùa an cư năm Canh Tý (1960)
Dịch giả: Liên-Du kính ghi
Comments
Post a Comment