NGÀY 19 THÁNG 9 ÂM LCH

(21-10-2024 DƯƠNG LCH)

VÍA ĐC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT



54.-Ẩn tu chẳng ngại hung yêu ma

Vì để biệt phân chánh với tà

Chỉ sợ cửa không hàng phá Kiến

Dắt người lầm lạc khó nhìn ra.

 

 NHƯ Ý : Phá-kiến là phá hư Chánh-kiến, làm mất sự thấy hiểu chân chánh của Mình và Người. Hạng yêu Tà cho đến Danh lợi, phá Giới không đáng ngại vì dễ nhận biết, dù cho Khéo dấu cũng lần lượt bị lộ Hình.

 

Vậy sự việc PHÁ KIẾN là như thế nào?

 

Chẳng hạn như kẽ nói lý KHÔNG, bác sự Ăn chay, Sám hối, niệm Phật, tụng Kinh, cho là phương tiện để độ hàng thấp kém, chỉ có giữ tâm KHÔNG KHÔNG mới thật là CAO SIÊU, mau được Giác ngộ, nhưng cái không của họ kết cuộc chỉ là cái không rỗng tuếch, là NGOAN không chứ chẳng phải là CHÂN không.

 

 Ví dụ như họ bảo ĐỊA là Tâm-địa, TẠNG là Tánh-tạng, chứ thực ra không có ĐỨC ĐỊA TẠNG, Tâm tham, sân, si, phiền não là Địa-ngục, chứ không có CÕI ĐỊA NGỤC nào khác, những người này thường là kẻ ở trong cửa Thiền, nói Lý Thiền, nhưng hiểu sai lầm rồi dẫn dắt không biết bao nhiêu người lầm lạc theo mình, lại tự cho là cao siêu.

 

Các bậc tu Thiền chân Chánh thấy thế rất đau lòng, buồn cho Phật Pháp, trong bài Chứng Đạo Ca, Vĩnh gia Huyền-Giác Thiền Sư có đề cập đến điều này qua mấy câu:

 

Nói rỗng không bác nhân quả,

Tràng Tràng đầy dẫy mang ương họa.

 

 Nguyên tác,

 

“Hoát đạt không, bát nhân quả,

Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.”

 

Có một vị bài bác việc Niệm Danh Hiệu Đức Bồ Tát Quán-Thế-Âm, thuộc phẩm PHỔ MÔN trong Kinh Pháp Hoa bảo:

 

Nói niệm Quán Thế Âm dứt trừ Tham Sân Si là không đúng, vì Tham Sân Si từ nơi TÂM SINH KHỞI, nếu chẳng dứt cái gốc của nó ở nơi tâm thì làm sao diệt trừ được. Cho nên, có nhiều bà niệm QUÁN ÂM mà vẫn đổ PHIỀN NÃO.

 

 Xin đáp:  Nói về LÝ niệm QUÁN ÂM mà chưa dứt được TAM ĐỘC là bởi sức TÍN Niệm và dụng Công không Triệt để,  ví như nhà tu Thiền tuy biết Tam độc phát từ tâm, mà sự nhiếp TÂM dứt trừ chưa cùng cực, thì Lữa Tham Sân Si vẫn còn kẽ hở để phát khởi Bừng Cháy, huống chi là những Bà Quê Mùa không biết đạo lý đó.

 Nếu nói về SỰ thì HỒNG DANH của Phật, Bồ tát có Vô-Lượng Công-Đức, kẽ niệm QUÁN ÂM tuy chưa hiểu đạo lý trên, nhưng nếu thường xuyên xưng Niệm thì Phiền não sẽ  giảm nhẹ dần, Tâm trí cũng lần sáng suốt khai ngộ rồi đi đến sự Nhiếp-Tâm dức trừ hẳn, cái lỗi của vị TU SĨ bài bác đó, đáng lẽ khi thấy hàng Phật tử đã thực hành được SỰ niệm, thì nói thêm phần LÝ để cho họ được mau tăng tiến, trái lại phủ nhận hẳn không cho NIỆM, Bảo phải nhiếp tâm tham Thiền mới có hiệu quả, đó là chấp Lý bỏ Sự, là lỗi Phá-kiến do niệm Phân-biệt môn phái.

Lại có tội hủy báng Kinh điển và Phật Bồ tát, lại có một Phật-tử trần thuật mình có đứa con yêu quý, trong lúc nó ĐAU NẶNG, Cha Mẹ tha thiết Chí Thành Niệm Danh Hiệu QUÁN THẾ ÂM, Cầu cho con An-Lành,  song Rốt cuộc đứa con vẫn CHẾT, từ đó cả hai vợ chồng nghe theo lời ông thầy Khuyên Bảo chỉ riêng lo tham Thiền, không còn tin tưởng nơi sự Tụng Kinh, Niệm Phật cùng danh hiệu Bồ-Tát nữa, thấy Phật-tử đó vì thương con, vì lầm nhận lời THẦY là đúng. Sanh niệm Cố chấp khó giải Tỏa, bút Giả không muốn nói nhiều, nhưng xin thuật lại một câu chuyện có thật, để khuyên những vị có trường hợp tương tự như trên.

 

Cách đây hơn 30 năm, nhân dịp xem một Nguyệt San Phật Giáo, dường như là tập VIÊN ÂM, bút Giả còn nhớ có một vị Phật-tử tự trần thuật lại việc mình đại khái như sau :

 

Do cơn SẢN  nặng bị mệt lã,  kể chắc khó sống, Bà Chí thành thầm niệm QUÁN ÂM, trong cơn mơ màng Bà thấy một vị đội mão mặc áo toàn trắng, đẹp như TIÊN NGA, bưng chậu LAN đi đến, NGỬI được mùi hương Thanh nhẹ của Hoa lan, Bà khỏe lần.

Kế đó, vị Nữ bưng ly nước bảo uống bà Thưa:  Vì con mới sanh Bác-sĩ Hoàng Mộng Lương không cho uống nước lã,  vị ấy bảo cứ uống rồi  sẽ LÀNH BỆNH, sau khi uống ly nước, bà cảm thấy như tăng thêm sức lực, tinh thần sáng tỉnh, liền Giật mình thức dậy biết Chắc đó là đức QUÁN THẾ ÂM, nhưng đứa con mới sanh cũng đang đau, Bà lại Niệm Danh Hiệu Bồ-tát, Cầu cho nó mau mạnh khỏe, lần này cũng thấy vị Nữ đến không nói chi cả, bồng đứa bé quay mình bước đi, nghe một tiếng con nít khóc thét lên, Bà tỉnh giấc xem lại thì đứa con ĐÃ CHẾT.

Sau khi ra nhà Bảo-sanh, bà đến Chùa hỏi Nguyên-nhân tại sao niệm Bồ-tát không Linh, vị sư Cụ là Viện Chủ đáp:  Chẳng phải không Linh Ứng vì nếu thế thì tại sao lần trước bà Niệm Bồ-Tát lại cứu cho MAU lành bệnh, nên biết chư Phật Bồ-tát đối với chúng sanh như CHA MẸ,  thương nghĩ lo sự an toàn cho con, điều nào con muốn nếu xét thấy được thì CHO, như thấy có hại tất không hứa KHẢ.

Có lẽ đứa bé đó là OAN GIA TRÁI CHỦ của bà đầu thai vào để BÁO OÁN. Bồ-Tát muốn cứu độ cho Bà khỏi khổ về sau,  nên mới bắt đi. Đây là một truyện nói về PHÁ KIẾN, lời nói của vị SƯ CỤ là đúng, lời ông THẦY Vợ Chồng Phật-tử kia là sai lầm, những khía cạnh về lỗi phá kiến rất nhiều, không thể kể hết ra đây được.



82.-Ẩn tu ai bảo chẳng Di Đà

Thiện Đạo quang-minh niệm niệm ra

Khang Tổ mỗi câu sanh hoá PHẬT

Cười hàng ngu chấp cố dèm pha.

 

 NHƯ Ý : Xưa nay ở Trung-Hoa lẫn Việt-Nam, có những kẻ tu Phật Trệ-chấp theo KHÔNG thuyết, cho rằng Phật A-Di-Đà chẳng CÓ thật, các vị ấy sao chẳng để ý việc Thiện-đạo Đại-sư mỗi câu Niệm-Phật Phóng ra Ánh-sáng rộng dài, và Thiếu-khang Đại-sư Niệm-Phật mỗi câu nơi Miệng đều hiện ra  một vị hóa Phật.

 

Nghe nói ở Nhật-Bản cũng có hành tu Thiền Sơ-cơ cũng đồng lối MÊ chấp ấy, các Vị đó sao không xét lại chuyện “DŌGEN THIỀN SƯ” ở nước mình, khi Ngồi THUYỀN  từ TRUNG QUỐC trở về NHẬT BẢN, gặp cơn GIÓ BÃO thổi Ghe-Thuyền của Ngài sắp CHÌM, trong giây phút SINH TỬ đó, Ngài không NGỒI THIỀN, mà lại  Niệm “ NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT”, còn KHUYÊN những người trên Thuyền cùng Niệm theo Ngài, tức thời HÓA THÂN của Bồ-tát Xuất-hiện, làm cho cơn bão lần lần dừng lại.

 

Cho nên, mọi người nhân đó đều đặng thoát khỏi NẠN GIÓ BÃO, NHỜ Niệm Hồng Danh Bồ-tát Quán-Thế-Âm.

  

Lời Than rằng:

 

“Nhất đại tạng kinh đô thuyết tận,

Bất tri thùy thị cá trung nhơn.”

 

Tạm dịch,  

 

“Một đại tạng Kinh xem đã hết,

Biết ai là kẻ ở TRONG đây.”

 

Có lẽ cũng một phần Phát-xuất từ mối MÊ chấp này.


Sơn cư độc xử lạc thiên chơn,

Minh nguyệt thanh phong chuyển pháp luân,

Nhất đại tạng kinh đô thuyết tận,

Bất tri thùy thị cá trung nhơn.

 

 (SƠN CƯ BÁCH VỊNH)



The statue memorializing Dōgen's vision of Avalokiteshvara 

at a pond in Eihei-ji, Japan.

 

Another famous incident happened when he was returning to Japan from China. The ship he was on was caught in a storm. In this instance, the storm became so severe, that the crew feared the ship would sink and kill them all. Dōgen then began leading the crew in recitation of chants to Kannon (Avalokiteshwara), during which, the Bodhisattva appeared before him, and several of the crew saw her as well. After the vision appeared, the storm began to calm down, and consensus of those aboard was that they had been saved due to the intervention of Bodhisattva Avalokiteshwara.



14. Hồ-Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp


Na Ra Cn Trì [49]

Na Ra Cn Trì [60]

Ta-bà ha [61]

Án-- yết lệ, thảm mãn diệm, tát-phạ hạ.



41. Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp


Tô Rô Tô Rô [45]

Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,

tố rô tố rô dã, Tát-phạ hạ.




12. Dương-Chi Thủ Nhãn Ấn Pháp


Mục Ðế Lệ [35]

Án-- Tô tất địa, ca rị phạ rị, đa nẩm đa,

                             mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra bạn đà,

        hạ nẳng hạ nẳng, hồng phấn tra.



Nhựt-Quang Bồ-tát 

Đà-ra-ni


Nam mô Bột-đà cù na mê. 

Nam mô Đạt-mạ mạc ha đê. 

Nam mô Tăng-già đa dạ nê.

Để ch b tt tát đt chiêm np mạ. 


Nguyệt-Quang Bồ-tát 

Đà-ra-ni

 

Thâm đê đế đ tô tra. A nhã mt đế ô đô tra. Thâm kỳ tra. Ba li đế. Gia di nhã tra ô đô tra. Câu la đế tra kỳ ma tra. Sá-ph h.


 

 Nam-mô Ði-Bi Hi-Thưng Pht B-Tát. (3 ln)



Kính lạy đời quá khứ

Chánh Pháp Minh Như Lai

Chính là đời hiện nay

Quán Thế Âm Bồ Tát

Bậc thành công đức diệu

Đủ lòng đại từ bi

Nơi trong một thân tâm

Hiện ra ngàn tay mắt

Soi thấu khắp pháp giới

Hộ trì các chúng sanh

Khiến phát lòng đạo sâu

Dạy trì chú Viên Mãn

Cho xa lìa đường ác

Được sanh trước Như Lai

Những tội nặng vô gián

Cùng bịnh ác lâm thân,

Khó nỗi cứu vớt được

Cũng đều khiến tiêu trừ

Các tam muội, biện tài

Sự mong cầu hiện tại

Đều cho được thành tựu

Quyết định chẳng nghi sai

Khiến mau được ba thừa

Và sớm lên quả Phật

Sức oai thần công đức

Khen ngợi chẳng hay cùng!

Cho nên con một lòng

Quy mạng và đảnh lễ 

Kính lạy Quán âm chủ Đại bi 

Sức nguyện rộng sâu thân tướng đẹp 

Ngàn mắt quang minh khắp chiếu soi 

Ngàn tay trang nghiêm khắp nâng đỡ 

Nơi tâm vô vi khởi lòng bi 

Trong thể chân thật tuyên lời mật 

Mau cho đầy đủ những mong cầu 

Hay khiến dứt trừ nhiều tội nghiệp 

Thiên long các thánh đồng từ hộ 

Trăm ngàn tam muội đã huân tu 

Thân thọ trì là quang minh tràng 

Tâm thọ trì là thần thông tạng 

Rửa sạch trần lao khơi bể nguyện 

Mở môn phương tiện đến Bồ đề 

Nay con khen ngợi thệ qui y 

Nguyện chỗ mong cầu được thành tựu. 


1)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau biết tất cả pháp.


2)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được mắt trí huệ.


3)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau độ các chúng sanh.


4)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được phương tiện khéo.


5)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.


6)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm được qua biển khổ.


7)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau được giới định đạo.


8)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.


9)   Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con mau về nhà vô vi.


10) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,

Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.


Nếu con hướng về nơi non đao,

Non đao tức thời liền sụp đổ.


Nếu con hướng về lửa, nước sôi,

Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.


Nếu con hướng về cõi địa ngục,

Ðịa ngục liền mau tự tiêu diệt.


Nếu con hướng về loài ngạ quỷ,

Ngạ quỷ liền được tự no đủ.


Nếu con hướng về chúng Tu La,

Tu la tâm ác tự điều phục.


Nếu con hướng về các súc sanh,

Súc sanh tự được trí huệ lớn".



 Nam mô Thiên Thủ Thiên Nhãn 

Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát



Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni



Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1

Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bác ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6Án!7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.

Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.

Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17đát điệt tha.18

Án, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu lô cu lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.

Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắc ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.

Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67

Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.

Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.

Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.

Án! Tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta-bà ha84.

UM! BÚT RUM!  HÙM! 


( Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 lần 

Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni trở lên )



 HÙM!


Phổ môn thị hiện

Cứu khổ tầm thinh

Từ bi thuyết pháp độ mê tân

Phó cảm ứng tùy hình

Tứ hải thanh ninh

Bát nạn vĩnh vô xâm. 



NAM MÔ THÁNH QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT MA HA TÁT. (3 lần)



DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN PHẨM

妙法蓮華經

觀世音菩薩普門品



Lúc bấy giờ, Ngài Vô Tận Ý Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"

Nhĩ thời, Vô-tận-ý Bồ-tát tức tùng tọa khởi, thiên đản hữu kiên, hiệp chưởng hướng Phật, nhi tác thị ngôn: Thế-Tôn, Quán-thế-âm Bồ-tát dĩ hà nhơn duyên danh Quán-thế-âm?

爾時,無盡意菩薩即從座起,偏袒右肩,合掌向佛,而作是言:世尊!觀世音菩薩以何因緣,名觀世音?

 

Phật bảo Ngài Vô Tận Ý Bồ tát: "Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các sự khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.

Phật cáo Vô-tận-ý Bồ-tát: Thiện-nam tử, nhược hữu vô-lượng bá thiên vạn ức chúng sanh, thọ chư khổ não, văn thị Quán-thế-âm Bồ-tát nhứt tâm xưng danh, Quán-thế-âm Bồ-tát, tức thời quán kỳ âm thinh giai đắc giải-thoát.

佛告無盡意菩薩:善男子!若有無量百千萬億眾生,受諸苦惱,聞是觀世音菩薩,一心稱名,觀世音菩薩即時觀其音聲,皆得解脫。 

Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ tát này vậy.

Nhược hữu trì thị Quán-thế-âm Bồ-tát danh giả, thiết nhập đại hỏa, hỏa bất năng thiêu; do thị Bồ-tát, oai thần lực cố. 

若有持是觀世音菩薩名者,設入大火,火不能燒,由是菩薩威神力故。 

Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ tát này liền được chỗ cạn.

Nhược vị đại thủy sở phiêu, xưng kỳ danh hiệu tức đắc thiển xứ.

若為大水所漂,稱其名號,即得淺處。



Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm các thứ châu báu như: vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu nên vào trong biển lớn. Giả sử gió bão thổi ghe thuyền của kẻ kia trôi tấp nơi nước quỉ La sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.

Nhược hữu bá thiên vạn ức chúng-sanh, vị cầu: kim ngân, lưu-ly, xa-cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân-châu, đẳng bảo, nhập ư đại hải; giả sử hắc phong xuy kỳ thuyền phưởng, phiêu đọa La-sát quỷ quốc, kỳ trung nhược hữu nãi chí nhất nhơn, xưng Quán-thế-âm Bồ-tát danh giả, thị chư nhơn đẳng giai đắc giải-thoát La-sát chi nạn. Dĩ thị nhân duyên, danh Quán-thế-âm.

若有百千萬億眾生,為求金、銀、琉璃、硨磲、瑪瑙、珊瑚、琥珀、真珠等寶,入於大海,假使黑風吹其船舫,飄墮羅剎鬼國,其中若有乃至一人,稱觀世音菩薩名者,是諸人等,皆得解脫羅剎之難,以是因緣,名觀世音。


Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, thời dao gậy của người kia cầm liền gãy từng khúc, người ấy được thoát khỏi.

Nhược phục hữu nhơn, lâm đương bị hại, xưng Quán-thế-âm Bồ-tát danh giả, bỉ sở chấp đao trượng, tầm đoạn đoạn hoại, nhi đắc giải-thoát.
若復有人,臨當被害,稱觀世音菩薩名者,彼所執刀杖,尋段段壞,而得解脫。 


Nếu quỉ Dạ xoa cùng La sát đầy trong cõi Tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, thời các quỉ dữ đó còn không có thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.

Nhược tam-thiên đại-thiên quốc độ, mãn trung Da-xoa, La-sát, dục lai não nhơn, văn kỳ xưng Quán-thế-âm Bồ-tát danh giả, thị chư ác quỷ, thượng bất năng dĩ ác nhãn thị chi, huống phục gia hại.

若三千大千國土,滿中夜叉羅剎,欲來惱人,聞其稱觀世音菩薩名者,是諸惡鬼尚不能以惡眼視之,況復加害。


Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.

Thiết phục hữu nhơn, nhược hữu tội, nhược vô tội, nữu giới già tỏa, kiểm hệ kỳ thân, xưng Quán-thế-âm Bồ-tát danh giả, giai tất đoạn hoại tức đắc giải thoát.

設復有人,若有罪,若無罪,杻械枷鎖檢繫其身,稱觀世音菩薩名者,皆悉斷壞,即得解脫。 

Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi Tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, đi ngang qua nơi đường hiểm trở. Trong đó có một người xướng rằng: "Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, vị Bồ tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu Ngài thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này". Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát!", vì xưng danh hiệu Bồ tát nên liền được thoát khỏi.

Nhược tam-thiên đại-thiên quốc độ, mãn trung oán tặc, hữu nhứt thương chủ, tương chư thương nhơn, tê trì trọng bảo kinh quá hiểm lộ. Kỳ trung nhứt nhơn, tác thị xướng ngôn: “Chư thiện-nam tử, vật đắc khủng bố, nhữ đẳng ưng đương nhứt tâm xưng Quán-thế-âm Bồ-tát danh hiệu; thị Bồ-tát năng dĩ vô-úy thí ư chúng-sanh; nhữ đẳng nhược xưng danh giả, ư thử oán tặc, đương đắc giải-thoát”. Chúng thương nhơn văn, câu phát thinh ngôn: “Nam-mô Quán-thế-âm Bồ-tát” xưng kỳ danh cố, tức đắc giải-thoát.

若三千大千國土,滿中怨賊,有一商主,將諸商人,齎持重寶,經過險路,其中一人作是唱言:諸善男子!勿得恐怖!汝等應當一心稱觀世音菩薩名號,是菩薩能以無畏施於眾生;汝等若稱名者,於此怨賊當得解脫!眾商人聞,俱發聲言:南無觀世音菩薩!稱其名故,即得解脫。


Vô Tận Ý! Quán Thế Âm đại Bồ tát sức oai thần to lớn như thế.

Vô-tận-ý! Quán-thế-âm Bồ-tát ma-ha-tát, oai thần chi lực, nguy nguy như thị.

無盡意!觀世音菩薩摩訶薩,威神之力,巍巍如是。 


Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, liền được lìa lòng dâm ý dục. Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, liền được lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, liền được lìa ngu si.

Nhược hữu chúng-sanh đa ư dâm dục, thường niệm cung kính Quán-thế-âm Bồ-tát tiện đắc ly dục. Nhược đa sân nhuế, thường niệm cung kính Quán-thế-âm Bồ-tát, tiện đắc ly sân. Nhược đa ngu si, thường niệm cung kính Quán-thế-âm Bồ-tát tiện đắc ly si.

若有眾生多於婬欲,常念恭敬觀世音菩薩,便得離欲;若多瞋恚,常念恭敬觀世音菩薩,便得離瞋;若多愚癡,常念恭敬觀世音菩薩,便得離癡。


Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ tát có những sức uy thần rộng lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ đến Ngài.

Vô-tận-ý! Quán-thế-âm Bồ-tát, hữu như thị đẳng đại oai thần lực, đa sở nhiêu ích. Thị cố chúng-sanh, thường ưng, tâm niệm.

無盡意!觀世音菩薩有如是等大威神力,多所饒益,是故眾生常應心念! 


Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ tát, liền sinh con trai phước đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.

Nhược hữu nữ nhơn, thiết dục cầu nam, lễ bái cúng dường Quán-thế-âm Bồ-tát, tiện sanh phước đức trí-huệ chi nam; thiết dục cầu nữ, tiện sanh đoan chánh hữu tướng chi nữ, túc thực đức bổn, chúng nhơn ái kính.

若有女人,設欲求男,禮拜供養觀世音菩薩,便生福德智慧之男;設欲求女,便生端正有相之女,宿植德本,眾人愛敬。


Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ tát có sức oai thần như thế.

Vô-tận-ý! Quán-thế-âm Bồ-tát hữu như thị lực.

無盡意!觀世音菩薩有如是力!


Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ tát, thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát.

Nhược hữu chúng-sanh, cung kính lễ bái Quán-thế-âm Bồ-tát, phước bất đường quyên, thị cố chúng-sanh, giai ưng thọ trì Quán-thế-âm Bồ-tát danh hiệu.

若有眾生,恭敬禮拜觀世音菩薩,福不唐捐。是故眾生,皆應受持觀世音菩薩名號。


Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ tát lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống y phục, giường nằm thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tử, người thiện nữ nhân đó có nhiều chăng?" Vô Tận Ý thưa: "Bạch Thế Tôn! Rất nhiều". Phật dạy: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.

Vô-tận-ý! Nhược hữu nhơn thọ trì lục thập nhị ức hằng-hà sa Bồ-tát danh tự, phục tận hình cúng-dường ẩm thực, y-phục, ngọa-cụ, y-dược. Ư nhữ ý vân hà? Thị thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn công-đức đa phủ? Vô-tận-ý ngôn: “Thậm đa, Thế-Tôn”. Phật ngôn: “Nhược phục hữu nhơn, thọ trì Quán-thế-âm Bồ-tát danh hiệu, nãi chí nhất thời lễ bái, cúng-dường, thị nhị nhơn phước, chánh đẳng vô dị! ư bá thiên vạn ức kiếp, bất khả cùng tận.

無盡意!若有人受持六十二億恆河沙菩薩名字,復盡形供養飲食、衣服、臥具、醫藥,於汝意云何?是善男子、善女人,功德多不?

無盡意言:甚多!世尊!

佛言:若復有人,受持觀世音菩薩名號,乃至一時禮拜供養,是二人福,正等無異於百千萬億劫不可窮盡。  


Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát được vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế."

Vô-tận-ý, thọ trì Quán-thế-âm Bồ-tát danh hiệu, đắc như thị vô lượng vô biên phước đức chi lợi”.

無盡意!受持觀世音菩薩名號,得如是無量無邊福德之利。


Ngài Vô Tận Ý Bồ tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ tát dạo đi trong cõi Ta bà như thế nào? Vì chúng sanh nói pháp như thế nào? Sức phương tiện của ngài như thế nào?"

Vô-tận-ý Bồ-tát bạch Phật ngôn: Thế-Tôn, Quán-thế-âm Bồ-tát, vân hà du thử Ta-bà thế giới? Vân-hà nhi vị chúng-sanh thuyết-pháp ? Phương-tiện chi lực, kỳ sự vân hà?

無盡意菩薩白佛言:世尊!觀世音菩薩云何遊此娑婆世界?云何而為眾生說法?方便之力,其事云何?


Phật bảo Vô Tận Ý Bồ tát: "Thiện nam tử! 

Phật cáo Vô-tận-ý Bồ-tát: “Thiện-nam tử! 

佛告無盡意菩薩:善男子!


Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ tát liền hiện thân Phật vì đó mà nói pháp.

Nhược hữu quốc độ chúng-sanh, ưng dĩ Phật thân đắc độ giả, Quán-thế-âm Bồ-tát tức hiện Phật thân nhi vị thuyết-pháp. 

若有國土眾生,應以佛身得度者,觀世音菩薩即現佛身而為說法。

Người đáng dùng thân Duyên giác đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Bích-Chi-Phật thân đắc độ giả, tức hiện Bích-Chi-Phật thân nhi vị thuyết-pháp.

應以辟支佛身得度者,即現辟支佛身而為說法。

Người đáng dùng thân Thanh văn đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Thanh văn mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Thanh-văn thân đắc độ giả, tức hiện Thanh-văn thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以聲聞身得度者,即現聲聞身而為說法。


Người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Phạm Vương thân đắc độ giả, tức hiện Phạm-Vương thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以梵王身得度者,即現梵王身而為說法。


Người đáng dùng thân Ðế Thích đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Đế-Thích thân đắc độ giả, tức hiện Đế-Thích thân, nhi vị thuyết-pháp. 

應以帝釋身得度者,即現帝釋身而為說法。 

Người đáng dùng thân Tự tại thiên đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tự tại thiên mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Tự-tại Thiên thân đắc độ giả, tức hiện Tự-tại Thiên thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以自在天身得度者,即現自在天身而為說法。

Người đáng dùng thân Ðại Tự tại thiên đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Ðại Tự tại thiên mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Đại Tự-tại Thiên thân đắc độ giả, tức hiện Đại Tự-tại Thiên thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以大自在天身得度者,即現大自在天身而為說法。

Người đáng dùng thân Thiên đại tướng quân đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Thiên đại tướng quân mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Thiên đại-tướng-quân thân đắc độ giả, tức hiện Thiên đại-tướng-quân thân nhi vị thuyết pháp.

應以天大將軍身得度者,即現天大將軍身而為說法。 


Người đáng dùng thân Tỳ Sa môn đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tỳ Sa môn mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Tỳ-Sa-Môn thân đắc độ giả, tức hiện Tỳ-Sa-Môn thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以毗沙門身得度者,即現毗沙門身而為說法。


Người đáng dùng thân Tiểu vương đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tiểu vương mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Tiểu-Vương thân đắc độ giả, tức hiện Tiểu-Vương thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以小王身得度者,即現小王身而為說法。 

Người đáng dùng thân Trưởng giả đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Trưởng giả mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Trưởng-giả thân đắc độ giả, tức hiện Trưởng-giả thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以長者身得度者,即現長者身而為說法。 

Người đáng dùng thân Cư sĩ đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Cư sĩ mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Cư-sĩ thân đắc độ giả, tức hiện Cư-sĩ thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以居士身得度者,即現居士身而為說法。


Người đáng dùng thân Tể quan đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tể quan mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Tể-quan thân đắc độ giả, tức hiện Tể-quan thân, nhi vị thuyết-pháp.

應以宰官身得度者,即現宰官身而為說法。

Người đáng dùng thân Bà la môn đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Bà la môn mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Bà-la-môn thân đắc độ giả, tức hiện Bà-la-môn thân nhi vị thuyết pháp.

應以婆羅門身得度者,即現婆羅門身而為說法。

 

Người đáng dùng thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thân đắc độ giả, tức hiện Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以比丘、比丘尼、優婆塞、優婆夷身得度者,即現比丘、比丘尼、優婆塞、優婆夷身而為說法。

Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà la môn đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Trưởng-giả, Cư-sĩ, Tể-quan, Bà-la-môn, Phụ nữ thân đắc độ giả, tức hiện Phụ-nữ thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以長者、居士、宰官、婆羅門婦女身得度者,即現婦女身而為說法。

Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Đồng-nam, Đồng-nữ thân đắc độ giả, tức hiện Đồng-nam, Đồng-nữ thân nhi vị thuyết-pháp. 

應以童男、童女身得度者,即現童男、童女身而為說法。

Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, nhân cùng phi nhân đặng độ thoát, Bồ tát liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhơn, Phi nhơn đẳng thân đắc độ giả tức giai hiện chi nhi vị thuyết-pháp. 

應以天龍、夜叉、乾闥婆、阿修羅、迦樓羅、緊那羅、摩睺羅伽、人非人等身得度者,即皆現之,而為說法。

Người đáng dùng thân Thần Chấp Kim Cang đặng độ thoát, Bồ tát liền hiện thân Thần Chấp Kim Cang mà vì đó nói pháp.

Ưng dĩ Chấp-kim-cang thần đắc độ giả, tức hiện Chấp-kim-cang thần nhi vị thuyết-pháp.

應以執金剛神得度者,即現執金剛神而為說法。


Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh như thế, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ tát.

Vô-tận-ý! Thị Quán-thế-âm Bồ-tát thành tựu như thị công-đức dĩ chủng chủng hình, du chư quốc độ, độ thoát chúng-sanh, thị cố nhữ đẳng, ưng đương nhứt tâm cúng-dường Quán-thế-âm Bồ-tát.

無盡意!是觀世音菩薩成就如是功德,以種種形,遊諸國土,度脫眾生。是故汝等應當一心供養觀世音菩薩

 

Quán Thế Âm Ðại Bồ tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta bà này đều gọi Ngài là vị "Thí Vô Úy". 

Thị Quán-thế-âm Bồ-tát ma-ha-tát, ư bố úy cấp nạn chi trung, năng thí vô-úy; thị cố thử Ta-bà thế-giới, giai hiệu chi vi thí vô-úy giả.

是觀世音菩薩摩訶薩,於怖畏急難之中,能施無畏,是故此娑婆世界皆號之為施無畏者。

 

Vô Tận Ý Bồ tát bạch Phật: "Thế Tôn! Con nay xin cúng dường Quán Thế Âm Bồ tát". Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lạng vàng, đem cúng dường cho Ngài Quán Thế Âm mà nói rằng: "Xin Ngài nhận chuỗi ngọc trân bảo pháp thí này." Khi ấy Quán Thế Âm Bồ tát chẳng chịu nhận chuỗi. 

Vô-tận-ý Bồ-tát bạch Phật ngôn: “Thế-Tôn! Ngã kim đương cúng-dường Quán-thế-âm Bồ-tátTức giải cảnh chúng bảo châu anh-lạc, giá trị bá thiên lượng kim, nhi dĩ dữ chi, tác thị ngôn: “Nhơn giả thọ thử pháp thí, trân bảo anh-lạc”. Thời Quán-thế-âm Bồ-tát bất khẳng thọ chi.

無盡意菩薩白佛言:世尊!我今當供養觀世音菩薩。即解頸眾寶珠瓔珞,價值百千兩金而以與之,作是言:仁者!受此法施珍寶瓔珞。時觀世音菩薩不肯受之。


Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ tát rằng: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này".

Vô-tận-ý phục bạch Quán-thế-âm Bồ-tát ngôn: “Nhơn giả mẫn ngã đẳng cố, thọ thử anh-lạc”.

無盡意復白觀世音菩薩言:仁者!愍我等故,受此瓔珞。 

 

Bấy giờ, Phật bảo Quán Thế Âm Bồ tát: "Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, nhân và phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó".

Nhĩ thời Phật cáo Quán-thế-âm Bồ-tát: “Đương mẫn thử Vô-tận-ý Bồ-tát cập tứ-chúng: Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhơn, Phi-nhơn đẳng cố, thọ thử anh-lạc”.

爾時,佛告觀世音菩薩:當愍此無盡意菩薩及四眾、天龍、夜叉、乾闥婆、阿修羅、迦樓羅、緊那羅、摩睺羅伽、人非人等故,受是瓔珞。

 

Tức thời Quán Thế Âm Bồ tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, Nhân, Phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng vào tháp của Phật Ða Bảo.

Tức thời Quán-thế-âm Bồ-tát, mẫn chư tứ chúng, cập ư Thiên, Long, Nhơn, Phi-Nhơn đẳng, thọ kỳ anh-lạc, phân tác nhị phần: Nhất phần phụng Thích-Ca Mâu-Ni Phật, nhất phần phụng Đa-bảo Phật tháp. 

即時觀世音菩薩愍諸四眾,及於天龍人非人等,受其瓔珞,分作二分,一分奉釋迦牟尼佛,一分奉多寶佛塔。

 

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ tát có sức oai thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta bà.

Vô-tận-ý, Quán-thế-âm Bồ-tát hữu như thị tự tại thần lực, du ư Ta-bà thế giới.

無盡意!觀世音 菩薩 有如是自在神力,遊於娑婆世界。

 

Lúc đó, Ngài Vô Tận Ý Bồ tát nói kệ hỏi Phật rằng:

Nhĩ thời, Vô-tận-ý Bồ-tát dĩ kệ vấn viết:

爾時,無盡意菩薩以偈問曰:

 

- Thế Tôn đủ tướng tốt!

Con nay lại hỏi kia

Phật tử nhân duyên gì 

Tên là Quán Thế Âm?

“Thế-Tôn diệu tướng cụ

Ngã kim trùng vấn bỉ

Phật-tử hà nhân duyên

Danh vi Quán-thế-âm?

世尊妙相具 我今重問彼 佛子何因緣 名為觀世音

 

- Ðấng đầy đủ tướng tốt

Kệ đáp Vô Tận Ý:

Ông nghe hạnh Quán Âm

Khéo ứng các nơi chỗ.

Cụ túc diệu tướng tôn

Kệ đáp Vô-tận-ý:

Nhữ thính Quán-âm hạnh

Thiện ứng chư phương sở.

具足妙相尊 偈答無盡意 汝聽觀音行 善應諸方所

 

- Thệ rộng sâu như biển

Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn 

Hầu nhiều nghìn ức Phật

Phát nguyện thanh tịnh lớn.

Hoằng thệ thâm như hải

Lịch kiếp bất tư nghị

Thị đa thiên ức Phật

Phát đại thanh-tịnh nguyện.

弘誓深如海 歷劫不思議 侍多千億佛 發大清淨願

 

- Ta vì ông lược nói

Nghe tên cùng thấy thân

Tâm niệm chẳng luống qua

Hay diệt khổ các cõi. 

Ngã vị nhữ lược thuyết

Văn danh cập kiến thân

Tâm niệm bất không quá

Năng diệt chư hữu khổ.

我為汝略說 聞名及見身 心念不空過 能滅諸有苦

- Giả sử sinh lòng hại

Xô rớt hầm lửa lớn

Do sức niệm Quán Âm

Hầm lửa biến thành ao.

Giả sử hưng hại ý

Thôi lạc đại hỏa khanh

Niệm bỉ Quán-âm lực

Hỏa khanh biến thành trì.

假使興害意 推落大火坑 念彼觀音力 火坑變成池 

- Hoặc trôi dạt biển lớn

Các nạn quỉ, cá, rồng

Do sức niệm Quán Âm

Sóng mòi chẳng chìm được.

Hoặc phiêu lưu cự hải

Long ngư chư quỷ nạn

Niệm bỉ Quán-âm lực

Ba lãng bất năng một.

或漂流巨海 龍魚諸鬼難 念彼觀音力 波浪不能沒


- Hoặc ở chót Tu di 

Bị người xô rớt xuống

Do sức niệm Quán Âm

Như mặt nhật treo không.

Hoặc tại Tu-di phong

Vi nhơn sở thôi đọa

Niệm bỉ Quán-âm lực

Như nhật hư không trụ.

或在須彌峰 為人所推墮 念彼觀音力 如日虛空住

- Hoặc bị người dữ rượt

Rớt xuống núi Kim Cang

Do sức niệm Quán Âm

Chẳng tổn đến mảy lông.

Hoặc bị ác nhơn trục

Đọa lạc Kim-cang sơn

Niệm bỉ Quán-âm lực

Bất năng tổn nhứt mao.

或被惡人逐 墮落金剛山 念彼觀音力 不能損一毛

- Hoặc gặp oán tặc vây

Ðều cầm dao làm hại

Do sức niệm Quán Âm

Ðều liền sinh lòng lành.

Hoặc trị oán tặc nhiễu

Các chấp đao gia hại

Niệm bỉ Quán-âm lực

Hàm tức khởi từ tâm.

或值怨賊繞 各執刀加害 念彼觀音力 咸即起慈心 

- Hoặc bị khổ nạn vua

Khi hành hình sắp chết

Do sức niệm Quán Âm

Dao liền gãy từng đoạn.

Hoặc tao vương nạn khổ

Lâm hình dục thọ chung

Niệm bỉ Quán-âm lực

Đao tầm đoạn đoạn hoại.

或遭王難苦 臨刑欲壽終 念彼觀音力 刀尋段段壞

- Hoặc tù cấm xiềng xích

Tay chân bị gông cùm

Do sức niệm Quán Âm

Tháo rã được giải thoát.

Hoặc tù cấm già tỏa

Thủ túc bị nữu giới

Niệm bỉ Quán-âm lực

Thích nhiên đắc giải-thoát.

或囚禁枷鎖 手足被杻械 念彼觀音力 釋然得解脫

- Nguyền rủa các thuốc độc

Muốn hại đến thân đó

Do sức niệm Quán Âm

Trở hại nơi bổn nhân.

Chú trớ chư độc dược

Sở dục hại thân giả

Niệm bỉ Quán-âm lực

Hoàn trước ư bổn nhơn.

咒詛諸毒藥 所欲害身者 念彼觀音力 還著於本人

- Hoặc gặp La sát dữ

Rồng độc các loài quỉ

Do sức niệm Quán Âm

Liền đều không dám hại.

Hoặc ngộ ác La-sát

Độc long chư quỷ đẳng

Niệm bỉ Quán-âm lực

Thời tất bất cảm hại.

或遇惡羅剎 毒龍諸鬼等 念彼觀音力 時悉不敢害

- Hoặc thú dữ vây quanh

Nanh vuốt nhọn đáng sợ

Do sức niệm Quán Âm

Vội vàng bỏ chạy thẳng.

Nhược ác thú vi nhiễu

Lợi nha trảo khả bố

Niệm bỉ Quán-âm lực

Tật tẩu vô biên phương.

若惡獸圍繞 利牙爪可怖 念彼觀音力 疾走無邊方

- Rắn độc cùng bò cạp

Hơi độc khói lửa đốt

Do sức niệm Quán Âm

Nghe tiếng tự bỏ đi.

Ngoan xà cập phúc yết

Khí độc yên hỏa nhiên

Niệm bỉ Quán-âm lực

Tầm thinh tự hồi khứ.

蚖蛇及蝮蠍 氣毒煙火然 念彼觀音力 尋聲自迴去

- Mây sấm nổ sét đánh

Tuôn giá xối mưa lớn

Do sức niệm Quán Âm

Liền được tiêu tan cả.

Vân lôi cổ xiết điện

Giáng bạc chú đại võ

Niệm bỉ Quán-âm lực

Ứng thời đắc tiêu tán.

雲雷鼓掣電 降雹澍大雨 念彼觀音力 應時得消散


- Chúng sinh bị khổ ách

Vô lượng khổ bức thân

Quán Âm sức trí diệu

Hay cứu khổ thế gian.

Chúng-sanh bỉ khổn ách

Vô lượng khổ bức thân

Quán-âm diệu trí lực

Năng cứu thế-gian khổ.

眾生被困厄 無量苦逼身 觀音妙智力 能救世間苦

 

- Ðầy đủ sức thần thông

Rộng tu trí phương tiện

Các cõi nước mười phương

Không cõi nào chẳng hiện.

Cụ túc thần-thông lực

Quảng tu trí phương-tiện

Thập phương chư quốc-độ

Vô sát bất hiện thân.

具足神通力 廣修智方便 十方諸國土 無剎不現身

 

- Các loài trong đường dữ:

Ðịa ngục, Quỉ, Súc sanh

Sinh, già, bịnh, chết khổ

Lần đều khiến dứt hết.

Chủng chủng chư ác-thú

Địa-ngục quỷ, súc-sanh

Sanh, lão, bệnh, tử, khổ

Dĩ tiệm tất linh diệt.

種種諸惡趣 地獄鬼畜生 生老病死苦 以漸悉令滅

 

- Chân quán, thanh tịnh quán

Trí tuệ quán rộng lớn

Bi quán và từ quán 

Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.

Chơn quán thanh tịnh quán

Quảng đại Trí-huệ quán

Bi quán cập Từ quán

Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.

真觀清淨觀 廣大智慧觀 悲觀及慈觀 常願常瞻仰

 

- Sáng thanh tịnh không nhơ

Tuệ nhật phá các tối 

Hay phục tai gió lửa

Khắp soi sáng thế gian.

Vô cấu thanh-tịnh quang

Huệ nhật phá chư ám

Năng phục tai phong hỏa

Phổ minh chiếu thế-gian.

無垢清淨光 慧日破諸闇 能伏災風火 普明照世間

 

- Lòng bi răn như sấm

Ý Tứ diệu dường mây

Xối mưa pháp cam lộ

Dứt trừ lửa phiền não. 

Bi thể giới lôi chấn

Từ ý diệu đại vân

Chú cam-lồ pháp võ

Diệt trừ phiền-não diệm.

悲體戒雷震 慈意妙大雲 澍甘露法雨 滅除煩惱焰

- Cãi kiện qua chỗ quan

Trong quân trận sợ sệt

Do sức niệm Quán Âm

Cừu oán đều lui tan.

Tránh tụng kinh quan xứ

Bố úy quân trận trung

Niệm bỉ Quán-âm lực

Chúng oán tất thối tán.

諍訟經官處 怖畏軍陣中 念彼觀音力 眾怨悉退散


- Diệu Âm, Quán Thế Âm

Phạm âm, Hải Triều Âm 

Tiếng hơn thế gian kia

Cho nên thường phải niệm.

Diệu âm Quán-thế-âm

Phạm-âm hải-triều âm

Thắng bỉ thế-gian âm

Thị cố tu thường niệm.

妙音觀世音 梵音海潮音 勝彼世間音 是故須常念

 

- Niệm niệm chớ sanh nghi

Quán Âm bậc tịnh thánh

Nơi khổ não nạn chết

Hay vì làm nương cậy. 

Niệm niệm vật sanh nghi

Quán-thế-âm tịnh thánh

Ư khổ não tử ách

Năng vị tác y hỗ.

念念勿生疑 觀世音淨聖 於苦惱死厄 能為作依怙

 

- Ðủ tất cả công đức

Mắt lành trông chúng sanh

Biển phước lớn không lường

Cho nên phải đảnh lễ.

Cụ nhứt thế công-đức

Từ nhãn thị chúng-sanh

Phước tụ hải vô lượng

Thị cố ưng đảnh lễ”.

具一切功德 慈眼視眾生 福聚海無量 是故應頂禮

 

Bấy giờ, Ngài Trì Ðịa Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: "Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ tát đạo nghiệp tự tại, Phổ môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức của người đó chẳng ít".

Nhĩ thời Trì-Địa Bồ-tát, tức tùng tòa khởi, tiền bạch Phật ngôn: “Thế-Tôn, nhược hữu chúng-sanh văn thị Quán-thế-âm Bồ-tát phẩm, tự-tại chi nghiệp, phổ môn thị hiện, thần thông lực giả; đương tri thị nhơn công-đức bất thiểu”.

爾時,持地菩薩即從座起,前白佛言:世尊!若有眾生聞是觀世音菩薩品自在之業,普門示現神通力者,當知是人功德不少。 

 

Lúc Phật nói phẩm Phổ môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm Vô đẳng đẳng, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Phật thuyết thị Phổ-môn phẩm thời, chúng trung bát vạn tứ thiên chúng-sanh, giai phát vô đẳng đẳng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm.

佛說是普門品時,眾中八萬四千眾生,皆發無等等阿耨多羅三藐三菩提心。

 

DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN PHẨM

妙法蓮華經

觀世音菩薩普門品



QUÁN ÂM LINH CM CHƠN NGÔN

 

Án, ma ni bác di hng, ma ht nghê nha np, tích đô đt ba đt, tích đt ta np, vi đt r cát, tát nhi cáng nhi tháp, bc r tt tháp cát np, b ra np, np bc r, thưu tht ban np, ni ma lô kiết, thuyết ra da, tá ha.

(108 lần) 


NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TẦM THANH CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT. 


Nam Mô Đại-Bi Quán Thế Âm.

(nim mau 10 hơi)



Chuyện Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thanh Cứu Khổ

 

Một chuyện linh cảm của đức Quan Thế Âm Bồ tát xảy ra vào năm 1940 (D.L.) do thầy giáo thọ Đạt Từ, trụ trì chùa Thiền Tôn (làng Thạnh Mỹ Lợi tỉnh Gia Định) tường thuật.

 

Hoặc trôi giạt biển lớn, các nạn quỉ cá rồng. Do sức niệm Quan Âm, sóng mòi chẳng chìm đặng.

 

Tại nam phần Việt Nam, gần đây có một người bổn xứ nhập tịch dân Pháp tên là Brillan. Bà thân của ông vốn tin trọng Phật, thường niệm Quan Thế Âm Bồ tát. Bà thường nhắc những chuyện linh cảm của Bồ tát để khuyên dạy con cháu. Vì thế ông Brillan sớm đã có tin tưởng Bồ tát. Lớn lên đi lính, lắm khi gặp việc bất tường ông thường niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ tát, thời đều được toại nguyện. Lúc ông được bổ vào sở thủy phi thoàn thời ông đã lên chức Thiếu úy.

 

Năm 1940 D.L. một hôm Thiếu úy Brillan cùng với đại úy Touf-fan, Trung úy Retourna, ba người ngồi phi thoàn ra Côn Lôn.

 

Lúc trở về phi thoàn hư, nên đồng ngộ nạn ngoài biển khơi. Trong lúc nguy khốn chỉ còn dự bị để chờ chết vì sóng to chụp lên phi thoàn, mặc cho hai ông kia ríu rít gọi nhau lo kế thoát khổ, Thiếu úy chỉ cả tiếng kêu cầu Quan Thế Âm Bồ tát. Chiếc phi thoàn vẫn lững đững lờ đờ trên lượng sóng đến mấy tiếng đồng hồ. Rất may, một chiếc tàu đánh cá của người Nhật bắt gặp.

 

Sau khi thòng thang dây xuống cho ba người leo lên, chiếc phi thoàn liền chìm! Toàn trên tàu cả khách lẫn chủ, ai cũng lấy làm lạ. Tại sao chiếc phi thoàn lúc có người thời mãi mấy giờ vẫn bập bềnh không chìm, bây giờ không có người lại chìm liền như vậy? Thiếu úy lần lượt thuật lại sự linh cảm của Quan Thế Âm, ngày trước cũng như vừa rồi ngộ nạn phi thoàn ông luôn kêu cầu Bồ tát mà đều có ứng nghiệm. Chiếc phi thoàn kia đáng lẽ chìm liền khi sóng biển chụp lên, nhưng vẫn bập bềnh chở cả ba lên tàu rồi mới chìm đắm, đó phải chăng là do ai thần của Quan Thế Âm Bồ tát cứu hộ?

 

Nghe Thiếu úy trịnh trọng giải bày. Đại úy Touffan rất chú ý, vì Đại úy công nhận rằng chiếc phi thoàn lúc nãy không chìm là do một sự lạ lùng không thể có được, và nhớ rõ rằng Brillan chỉ một mặt chắp tay kêu gọi nhớ cầu cứu với một thiêng liêng nào, trong lúc ông và Trung úy Retourna lính quýnh không tìm ra chước thoát thân.

 

Từ đó về sau, Đại úy rất tín ngưỡng đạo Phật, và biết ơn đối với Quan Thế Âm Bồ tát. Muốn tỏ lòng thành. Đại úy cất một cái am thờ Phật rất trang hoàng tại Cát Lái (làng Thạnh Mỹ Lợi Gia Định). Thường ngày hai lần Đại úy đến am dâng hoa chiêm ngưỡng. Thỉnh thoảng Đại úy cũng có đến chùa Thiền Tôn cúng Phật trong những ngày lễ hay ngày Tam ngươn. Ông thường nhắc đến câu chuyện ngộ nạn phi thoàn trên đây và cũng vì đó mà ông tin Phật.

 

Hiện nay Đại úy đã đổi đi nơi khác. Cái am đã biến thành trại xưởng, nhưng Cai Tham vẫn ghi rõ chuyện trên và thường thuật lại cho người khác nghe.




ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT

HOA NGHIÊM KINH

 

Phẩm Nhập Pháp Giới

Thứ ba mươi chín

 

Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà

Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH


Diễn Giảng

PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI


Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng


Ngày 29 tháng 4 năm 1990



27.- BỒ TÁT QUÁN TỰ TẠI

Này thiện nam tử ! Ta chỉ được môn Bồ Tát 

“ĐẠI BI HẠNH” này.


Lúc đó, Thiện Tài đồng tử nhất tâm tư duy lời dạy của Cư sĩ. Nhập tạng Bồ Tát giải thoát ấy. Ðược suất Bồ Tát tùy niệm ấy. Thọ trì thứ lớp danh hiệu của chư Phật ấy. Quán sát diệu pháp của chư Phật ấy nói. Biết chư Phật ấy đầy đủ trang nghiêm. Thấy chư Phật ấy thành Ðẳng Chánh Giác. Rõ bất tư nghì nghiệp của chư Phật ấy.

Thiện Tài đi lần đến núi Phổ Ðà tìm BỒ TÁT QUÁN TỰ TẠI.

Trong gành đá phía Tây, suối chảy lóng lánh, rừng cây rậm rợp, cỏ thơm mềm nhuyễn trải mặt đất.

Ðức Quán Tự Tại Bồ Tát ngồi kiết già trên tảng đá kim cang bửu. Xung quanh có vô lượng Bồ Tát cũng ngồi trên bửu thạch.

Bồ Tát Quán Tự Tại vì chúng Bồ Tát mà tuyên nói pháp đại từ bi, khiến nhiếp thọ tất cả chúng sanh.

Thiện Tài xem thấy vui mừng hớn hở, chắp tay nhìn kỹ, mắt không nháy, tự nghĩ rằng :

Thiện tri thức là Như Lai. Thiện tri thức là mây tất cả pháp. Thiện tri thức là tạng công đức. Thiện tri thức rất khó gặp. Thiện tri thức là nhơn duyên sanh Thập lực. Thiện tri thức là đuốc trí vô tận. Thiện tri thức là mầm gốc phước đức. Thiện tri thức là cửa Nhứt thiết trí. Thiện tri thức là trí hải Ðạo Sư. Thiện tri thức là công cụ trợ đạo đến Nhứt thiết trí.

Nghĩ xong, Thiện Tài đến chỗ Quán Tự Tại Bồ Tát.

Bồ Tát thấy Thiện Tài liền nói :

Lành thay thiện nam tử ! Ngươi phát tâm Ðại thừa nhiếp khắp chúng sanh. Ngươi khởi tâm chánh trực chuyên cầu Phật pháp. Ngươi có đại bi thâm trọng cứu hộ tất cả. Phổ Hiền diệu hạnh nối tiếp hiện tiền. Ðại nguyện thâm tâm viên mãn thanh tịnh. Siêng cầu Phật pháp có thể lãnh thọ tất cả. Chứa nhóm thiện căn hằng không nhàm đủ. Ngươi thuận thiện tri thức chẳng trái lời dạy. Từ biển lớn công đức trí huệ của Văn Thù Sư Lợi mà sanh. Tâm ngươi thành thục được thế lực của Phật. Ðã được tam muội quang minh quản đại. Chuyên tâm mong cầu diệu pháp thậm thâm. Thường thấy chư Phật tâm rất hoan hỷ. Trí huệ thanh tịnh như hư không. Ðã tự sáng tỏa lại vì người mà diễn nói. An trụ trí huệ quang minh của Như Lai.

Lúc đó Thiện Tài đồng tử đảnh lễ chân Quán Tự Tại Bồ Tát, hữu nhiễu vô số vòng, chắp tay cung kính thưa rằng :

Bạch đức Thánh ! Tôi đã phát tâm vô thượng Bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo ?

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

Bồ Tát nói :

Lành thay ! Lành thay ! Này thiện nam tử ! Ngươi đã có thể phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Này thiện nam tử ! Ta đã thành tựu Bồ Tát đại bi hạnh giải thoát môn.

Này thiện nam tử ! Ta dùng môn Bồ Tát đại bi hạnh này bình đẳng giáo hóa tất cả chúng sanh tiếp nối chẳng dứt.

Này thiện nam tử ! Ta trụ nơi môn đại bi hạnh này thường ở chỗ tất cả chư Phật, hiện khắp trước tất cả chúng sanh. Hoặc dùng bố thí, hoặc dùng ái ngữ, lợi hành, đồng sự để nhiếp thủ chúng sanh. Hoặc hiện sắc thân nhiếp thủ chúng sanh. Hoặc hiện những sắc bất tư nghì quang minh thanh tịnh để nhiếp thủ chúng sanh. Hoặc dùng âm thanh, hoặc dùng oai nghi, hoặc vì họ thuyết pháp, hoặc hiện thần biến, làm cho tâm họ tỏ ngộ mà được thành thục. Hoặc vì họ mà hiện thân đồng loại cùng họ ở chung mà thành thục họ.

Này thiện nam tử ! Ta tu hành môn đại bi hạnh này, nguyện thường cứu hộ tất cả chúng sanh, nguyện tất cả chúng sanh khỏi sợ con đường hiểm, khỏi sợ nhiệt não, khỏi sợ mê hoặc, khỏi sợ trói buộc, khỏi sợ sát hại, khỏi sợ nghèo cùng, khỏi sợ chẳng sống, khỏi sợ tiếng xấu, khỏi sợ sự chết, khỏi sợ đại chúng, khỏi sợ ác thú, khỏi sợ tối tâm, khỏi sợ dời đổi, khỏi sợ ái biệt ly, khỏi sợ oán thù gặp, khỏi sợ thân bức bách, khỏi sợ tâm bức bách, khỏi sợ lo buồn.

Ta lại phát nguyện : Nguyện tất cả chúng sanh hoặc nhớ đến ta, hoặc xưng tên ta, hoặc thấy thân ta, thời đều được khỏi tất cả sự bố úy.

Này thiện nam tử ! Ta dùng phương tiện này làm cho chúng sanh khỏi sự bố úy, lại dạy họ phát tâm Vô thượng Bồ đề trọn chẳng thối chuyển.

Này thiện nam tử ! Ta chỉ được môn Bồ Tát “ĐẠI BI HẠNH” này.

Như chư đại Bồ Tát đã thanh tịnh tất cả nguyện Phổ Hiền, đã an trụ tất cả hạnh Phổ Hiền, thường thật hành tất cả thiện pháp, thường nhập tất cả tam muội, thường trụ tất cả vô biên kiếp, thường biết tất cả tam thế pháp, thường đến tất cả vô biên cõi, thường dứt tất cả chúng sanh ác, thường lớn tất cả chúng sanh thiện, thường tuyệt dòng sanh tử của chúng sanh.

Ta thế nào biết được nói được công đức hạnh đó.

Bấy giờ phương Ðông có Bồ Tát tên là Chánh Thu từ hư không đến thế giới Ta Bà trên đảnh núi Luân Vi Sơn, Bồ Tát này lấy chân ấn đất. Ta bà thế giới chấn động sáu cách, biến thành thất bửu trang nghiêm.

Chánh Thu Bồ Tát phóng ánh sáng nơi thân che chói tất cả mặt nhựt mặt nguyệt. Tất cả quang minh của Thiên, Long, Bát Bộ, Ðế Thích, Phạm Vương Hộ Thế đều như đống mực đen.

Quang minh của Bồ Tát chiếu khắp tất cả địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, Diêm La Vương, làm cho chúng sanh nơi ác đạo hết khổ, chẳng khởi phiền não, đều rời lo buồn.

Lại khắp tất cả Phật độ mưa tất cả hoa, hương anh lạc, y phục, tràng phan, bửu cái, những đồ trang nghiêm để cúng dường chư Phật.

Lại tùy sở thích của các chúng sanh mà hiện thân khắp trong tất cả cung điện, ai thấy cũng đều hoan hỷ.

Sau đó Chánh Thu Bồ Tát mới đến chỗ của Quán Tự Tại Bồ Tát.

Quán Tự Tại Bồ Tát bảo Thiện Tài rằng :

Ngươi thấy Chánh Thu Bồ Tát đến pháp hội chăng ?

Ngươi nên đến hỏi Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo ?



KINH: Này thiện nam tử phương nam đây có tòa núi tên là Bổ Đặc Lạc Ca. Núi ấy có Bồ tát tên Quán Tự Tại. Ngươi nên đến hỏi bồ tát thế nào học bồ tát hạnh, tu bồ tát đạo. Cư Sĩ liền nói kệ rằng:

Trên biển có núi tên Thánh Hiền
Châu báu làm thành rất thanh tịnh
Hoa quả rừng cây đều sung mãn.
Suối chảy, ao mát đều đầy đủ
Dũng mãnh trượng phu Quán Tự Tại
Vì độ chúng sanh ở núi này
Ngươi nên đến hỏi các công đức
Bồ tát sẽ dạy đại phương tiện.

GIẢNG: Đặc biệt với ngài Quán Thế Âm thì Cư Sĩ Tỳ Sắc Chi La lại nói bài kệ, vì ngài Quán Thế Âm cao siêu quá, ngài Quán Thế Âm không phải là đại thiện tri thức mà là đại đại thiện tri thức. Nhưng tuy thế, khi Thiện Tài đến gặp ngài Quán Thế Âm, ngài lại dạy rất đơn sơ, bình dị, không có gì ghê gớm cả, rồi sau đó, chỉ sang người khác dạy bảo bí quyết của mình, về nhiều vị thiện thức khác, kinh tả những y báo rất lộng lẫy đẹp đẽ nhưng đến ngài Quán Thế Âm lại rất đơn sơ.

KINH: Thiện Tài đi lần đến núi Phổ Đà tìm bồ tát Quán Tự Tại. Trong gành đá phía tây, suối chảy lóng lánh, rừng cây rậm rợp, cỏ thơm mềm nhuyễn trải mặt đất. Đức Quán Tự Tại Bồ Tát ngồi kiết già trên tảng đá Kim Cương Bửu, chung quanh có vô lượng bồ tát cũng ngồi trên bửu thạch. Bồ tát Quán Tự Tại vì chúng bồ tát mà tuyên nói pháp đại từ bi, khiến nhiếp thọ tất cả chúng sanh. Thiện Tài xem thấy vui mừng hớn hở, chắp tay nhìn kỹ, mắt không nháy tự nghĩ rằng: Thiện tri thức là Như Lai, thiện tri thức là mây tất cả pháp…

GIẢNG: Trong kinh tả khi Thiện Tài đến chỗ Quán Tự Tại bồ tát thì tả vườn tược v.v… một cách rất đơn sơ, “rừng cây rậm rạp, cỏ thơm mềm nhuyễn v.v…” vì ngài cao quá không cần phải nói đến những thứ ấy. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn ngủi, ngài Quán Thế Âm lại chỉ đến một vị thiện tri thức khác lạ, vị đó lại giải thích cho Thiện Tài nghe bí quyết của bồ tát Quán Thế Âm và của bồ tát giới. Tuy ngài Quán Thế Âm nói đơn sơ nhưng trong đó cũng có nhiều ý nghĩa ghê gớm, ẩn mật. Chúng ta nhớ lại những vị thiện tri thức trước, như bà Hưu Xả, hoặc ngài Bất Động Ưu Bà Di, hay ngài Từ Hạnh, hoặc ngài Sư Tử Tần Thân v.v.. đều có quyến thuộc hay đồng nữ, thể nữ đứng hầu chung quanh rất nhiều nhưng ở đây lại không nói như thế mà nói đơn sơ, nói đến những vị chung quanh, nói rằng có vô lượng bồ tát cùng ngồi trên bửu thạch, vậy thì sự khác nhau giữa đồng nữ đứng hầu và vô lượng Bồ Tát vây quanh chỗ nào? Trong kinh, chữ nào cũng đều mang theo một nghĩa ẩn, có rất nhiều vẻ. Đồng nữ có hai nghĩa, nghĩa ngoài thì có đồng nữ hầu thật, nghĩa trong thì tượng trưng cho cái hạnh của người tu. Như tu theo hạnh bố thí, tu lâu thì hạnh đó trở thành một diệu đức, rồi từ diệu đức ấy dần dần trở thành diệu lực, diệu đức và diệu lực gọi là đà la ni, tức là một khả năng của tâm thức. Tu lên cao nữa thì từ mức độ phi thần hóa chuyển thành một thứ thần hóa, tức thành một vị bồ tát hóa thân để đi độ sanh. Nên chúng ta phải hiểu mức độ cô đọng của tâm vô hình tướng chuyển thành thân có hình tướng. Đi từ chỗ phi thần hóa đến chỗ thần hóa. Tất cả pháp giới đều như thế. Tóm lại, ngài Quán Thế Âm cao quá rồi, khả năng tâm thức của ngài không còn là những diệu đức và diệu lực nữa, mà đã trở thành Vô tác diệu lực. Diệu lực thường chiêu cảm bên ngoài có đồng nữ đứng hầu (hơi giống thế gian). Còn Vô tác diệu lực lại chiêu cảm thành vô lượng Bồ Tát hóa thân bời bời độ sanh. Vì vậy trong kinh, ta cần để ý và hiểu từng chữ một, đến khi hiểu nghĩa rồi mà không thấy vướng thì lúc đó mới gọi là hiểu kinh.

KINH: Bồ tát thấy Thiện Tài nói: “Lành thay thiện nam tử, ngươi phát tâm đại thừa nhiếp khắp chúng sanh. Ngươi khởi tâm chánh trực chuyên cầu phật pháp. Ngươi có đại bi thâm trọng cứu hộ tất cả. Phổ Hiền diệu hạnh nối tiếp hiện tiền…”

GIẢNG: Ngài Quán Thế Âm cũng khác với những vị khác. Đối với các vị thiện tri thức khác, khi Thiện Tài hỏi thì các ngài mới trả lời, còn ngài Quán Thế Âm thì cao quá, Thiện Tài không cần phải hỏi, ngài đã tiếp dẫn luôn. Nhưng sau đó, Thiện Tài cũng hỏi thì ngài Quán Thế Âm nói rằng, “ta tu đại bi hạnh giải thoát môn. Ta dùng ái ngữ lợi hành, dùng bố thí, đồng sự v.v… để nhiếp thủ…” Tất cả cũng giống như trong Phổ Môn đã nói không có gì khác lạ. Nhưng có chỗ hay nhất là ngài chỉ cho Thiện Tài đến gặp vị chánh Thụ bồ tát. Trong kinh tả rất lạ, vị này từ đâu đến mà kinh chỉ nói có mấy chữ thôi (Bồ Tát lấy chân ấn đất), nói về việc khởi vọng, vì sao khởi vọng, tại sao hiện được thần thông…, ngài sẽ giải hết những bí quyết của ngài Quán Thế Âm là đại bồ tát biến hiện ra sao, chúng sanh khởi vọng ra sao?!



KINH THỦ LĂNG NGHIÊM


Ngài Quán-thế-âm Bồ-tát

VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN

[25]


 

Thuật lại chỗ tu-chứng

 

Khi bấy-giờ, ngài Quán-thế-âm Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Thưa Thế-tôn, tôi nhớ vô-số hằng-sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời, hiệu là Quán-thế-âm; từ đức Phật kia, tôi phát-tâm Bồ-đề. Đức Phật kia dạy tôi, do nghe, nghĩ và tu, mà vào Tam-ma-đề.

Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh. Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết. Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không. Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt. Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền. Bỗng nhiên, vượt ngoài thế-gian và xuất thế-gian, sáng-suốt cùng khắp mười phương, được hai cái thù-thắng: Một là, trên hợp với bản-giác-diệu-tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực; hai là, dưới hợp với tất-cả chúng-sinh lục-đạo mười phương, cùng với các chúng-sinh đồng một bi-ngưỡng.

 

Do từ-lực, hiện ra 32 ứng-thân

 

Bạch Thế-tôn, do tôi cúng-dường đức Quán-âm Như-lai, nhờ Ngài truyền-thụ cho tôi Như-huyễn Văn-huân Văn-tu Kim-cương-tam-muội, được cùng chư Phật đồng một từ-lực, nên làm cho thân tôi thành-tựu 32 ứng-thân vào các cõi-nước.

Bạch Thế-tôn, nếu các vị Bồ-tát vào Tam-ma-đề, tiến-tu pháp vô-lậu, thắng-giải hiện đã viên-mãn, tôi hiện ra thân Phật, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu các hàng hữu-học tu phép Diệu-minh vẳng-lặng, chỗ thắng-diệu đã viên-mãn. Tôi ở trước người kia, hiện ra thân Độc-giác, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu các hàng hữu-học đoạn 12 Nhân-duyên; do các nhân-duyên đã đoạn mà phát ra thắng-tính và thắng-tính đó hiện đã viên-mãn, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Duyên-giác, vì họ mà thuyết-pháp khiến cho được giải-thoát.

Nếu các hàng hữu-học được phép-không của Tứ-đế, tu đạo-đế vào diệt-đế, thắng-tính hiện viên-mãn, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Thanh-văn, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu chúng-sinh muốn tâm được tỏ-ngộ, không phạm vào cảnh ngũ-dục và muốn cho thân được thanh-tịnh, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Phạm-vương, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát.

Nếu các chúng-sinh muốn làm Thiên-chúa, thống-lĩnh chư thiên, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Đế-thích, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn thân được tự-tại, đi khắp mười phương, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tự-tại-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn thân được tự-tại, bay đi trên hư-không, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Đại-tự-tại-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn thống-lĩnh quỷ-thần, cứu-giúp cõi-nước, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Thiên-đại-tướng-quân, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muống sinh nơi thiên-cung, sai khiến quỷ-thần, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Thái-tử, con của Tứ-thiên-vương, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn làm vua cõi người, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Vua, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn làm chủ gia-đình danh-tiếng, thế-gian kính-nhường, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Trưởng-giả vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh thích đàm-luận những lời hay, giữ mình trong-sạch, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Cư-sĩ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh muốn trị cõi-nước, chia-đoán các bang, các ấp, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tể-quan, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu các chúng-sinh thích các số-thuật, tự-mình nhiếp-tâm giữ thân, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Bà-la-môn, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con trai muốn học phép xuất-gia, giữ các giới-luật, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tỷ-khưu, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con gái muốn học phép xuất-gia, giữ các cấm-giới, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tỷ-khưu-ni, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con trai thích giữ ngũ-giới, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Ưu-bà-tắc, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con gái tự giữ ngũ-giới, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Ưu-bà-di, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người con gái lập-thân trong nội-chính, để tu-sửa nhà nước, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Nữ-chúa hay thân Quốc-phu-nhân, mệnh-phụ, đại-gia, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có chúng-sinh không phá nam-căn, tôi ở trước người kia, hiện ra thân đồng-nam, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có người xử-nữ, thích thân xử-nữ, không cầu sự xâm-bạo, tôi ở trước người kia, hiện ra thân đồng-nữ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có chư-thiên muốn ra khỏi loài trời, tôi hiện ra thân chư-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có các con rồng muốn ra khỏi loài rồng, tôi hiện ra thân rồng, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có dược-xoa muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân dược-xoa, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có càn-thát-bà muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân càn-thát-bà, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có a-tu-la, muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân a-tu-la, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có khẩn-na-la muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân khẩn-na-la, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có ma-hô-la-già muốn thoát khỏi loài mình; tôi ở trước họ, hiện ra thân ma-hô-la-già, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có chúng-sinh thích làm người, tu cho được thân người, tôi hiện ra thân người, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Nếu có loài phi-nhân, hoặc có hình, hoặc không hình, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân như họ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Ấy gọi là 32 ứng-thân diệu-tịnh, vào các cõi-nước. Những thân ấy đều do vô-tác-diệu-lực của Văn-huân Văn-tu Tam-muội, mà tự-tại thành tựu.

 

Do bi-ngưỡng, bố-thí 14 công-đức vô-úy

 

"Bạch Thế-tôn, do tôi lại dùng vô-tác-diệu-lực của Văn-huân Văn-tu Kim-cương-tam-muội ấy, cùng với tất-cả lục-đạo chúng-sinh trong mười phương ba đời, đồng một lòng bi-ngưỡng, nên khiến các chúng-sinh, nơi thân-tâm tôi, được 14 thứ công-đức vô-úy:

Một, là do tôi không tự quán cái tiếng, mà quán cái tâm năng-quán, nên khiến cho chúng-sinh khổ-não thập phương kia, quán cái âm-thanh, thì liền được giải-thoát.

Hai, là tri-kiến đã xoay trở lại, khiến cho các chúng-sinh, dầu vào đống lửa, lửa không thể đốt được.

Ba, là quán cái nghe đã xoay trở lại, khiến cho các chúng-sinh bị nước lớn cuốn đi, mà không chết-đuối.

Bốn, là diệt hết vọng-tưởng, tâm không sát-hại, khiến các chúng-sinh vào những nước quỷ, quỷ không thể hại được.

Năm, là huân-tập và thành-tựu được tính-nghe, cả sáu căn đều tiêu về bản-tính, đồng như cái nghe, cái tiếng, có thể khiến cho chúng-sinh, lúc đương bị hại, dao gãy từng đoạn, khiến cho các binh-khí chạm vào thân người như cắt dòng nước, như thổi ánh-sáng, bản-tính không hề lay-động.

Sáu, là huân-tập tính-nghe sáng-suốt thấu khắp pháp-giới, thì các tính tối-tăm không thể toàn được, có thể khiến cho chúng-sinh, tuy các loài dược-xoa, la-sát, cưu-bàn-trà, tỳ-xá-già, phú-dan-na, vân vân ... ở gần một bên, con mắt chúng vẫn không thể thấy được.

Bảy, là các tiếng đều viên-tiêu, thấy-nghe đã xoay vào tự-tính, rời các trần-cảnh hư-vọng, có thể khiến cho các chúng-sinh, những thứ cùm, dây, gông, xiềng không thể dính vào mình được.

Tám, là diệt tướng âm-thanh, viên-thông tính-nghe, phát-sinh từ-lực cùng khắp, có thể khiến cho chúng-sinh đi qua đường hiểm, giặc không cướp được.

Chín, là huân-tập phát ra tính-nghe, rời các trần-tướng, sắc-dục không lôi-kéo được, có thể khiến cho tất-cả chúng-sinh đa-dâm, xa rời lòng tham-dục.

Mười, là thuần một thật-tướng của âm-thanh, không còn gì là tiền-trần, căn và cảnh điều viên-dung, không có năng, sở đối-đãi, có thể khiến cho tất-cả chúng-sinh nóng-giận, rời-bỏ lòng thù-ghét.

Mười một, là tiêu-diệt trần-tướng, xoay về tính bản-minh, thì pháp-giới, thân, tâm đều như ngọc lưu-ly, sáng-suốt không ngăn-ngại, có thể khiến cho những kẻ ngu-ngốc u-mê, xa-rời hẳn sự si-mê tối-tăm.

Mười hai, là viên-dung các hình-tướng, xoay tính-nghe trở về đạo-trường bất-động, hòa vào thế-gian mà không hủy-hoại thế-giới, cúng-dường được chư Phật Như-lai như số vi-trần, cùng khắp mười phương, ở bên mỗi mỗi đức Phật, làm vị Pháp-vương-tử, có thể khiến cho trong pháp-giới, những chúng-sinh không con, cầu có con trai, sinh ra đứa con trai có phúc-đức trí-tuệ.

Mười ba, là sáu căn viên-thông, soi-sáng không hai, trùm khắp thập phương thế-giới, thành-lập đại-viên-kính Không-như-lai-tạng, vâng-lĩnh pháp-môn bí-mật của thập-phương vi-trần Như-lai, không có thiếu-sót, có thể khiến cho trong pháp-giới, những chúng-sinh không con, cầu có con gái, sinh ra người con gái có tướng-tốt, đoan-chính, phúc-đức, dịu-dàng, được mọi người yêu-kính.

Mười bốn, là trong tam-thiên đại-thiên thế-giới này, có trăm ức mặt trời, mặt trăng, các Pháp-vương-tử hiện ở trong thế-gian, số-lượng có đến 62 số cát sông Hằng, đều tu Phật-pháp, nêu gương-mẫu, giáo-hóa chúng-sinh, tùy-thuận chúng-sinh, phương-tiện trí-tuệ của mỗi mỗi vị không đồng nhau. Do tôi được tính viên-thông, phát ra diệu-tính của nhĩ-căn, cho đến thân-tâm nhiệm-mầu bao trùm khắp pháp-giới, nên có thể khiến cho chúng-sinh chấp-trì danh-hiệu của tôi, so với những người chấp-trì danh-hiệu của tất-cả các vị Pháp-vương-tử số-lượng bằng 62 số cát sông Hằng kia, phúc-đức hai bên thật bằng bậc, không sai khác.

Bạch Thế-tôn, một danh-hiệu của tôi cùng với rất nhiều danh-hiệu kia không khác, là do tôi tu-tập được tính viên-thông chân-thật. Ấy gọi là 14 sức thí-vô-úy, đem phúc khắp cho chúng-sinh.

 

Theo cơ-cảm hiện ra 4 diệu-đức không nghĩ-bàn

 

"Bạch Thế-tôn, do tôi đã được Đạo tu-chứng viên-thông vô-thượng đó, nên lại khéo được 4 vô-tác-diệu-đức không nghĩ-bàn:

Một, là do tôi chứng được tính-nghe chí-diệu, nơi tâm-tính không còn có tướng năng-văn, các sự thấy, nghe, hay, biết không còn cách-biệt và đều thành một bảo-giác viên-dung thanh-tịnh, nên tôi có thể hiện ra rất nhiều hình-dung nhiệm-mầu, nói ra vô-số thần-chú bí-mật. Trong đó, hoặc hiện ra một đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, như thế cho đến 108 đầu, 1000 đầu, 10000 đầu, 84000 cái đầu, đầy-đủ các tướng; hoặc hiện ra hai tay, 4 tay, 6 tay, 12 tay, 14, 16, 18, 20, 24, như thế cho đến 108 tay, 1000 tay, 10000 tay, 84000 cái tay bắt-ấn; hoặc hiện ra hai mắt, 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, như thế cho đến 108 mắt, 1000 mắt, 10000 mắt, 84000 con mắt báu thanh-tịnh; hoặc khi thì từ, hoặc khi thì oai, hoặc khi thì định, hoặc khi thì tuệ, cứu-giúp chúng-sinh được rất tự-tại.

Hai, là do cái nghe, cái nghĩ của tôi, thoát ra ngoài sáu trần như cái tiếng qua bức tường, không thể bị ngăn-ngại, cho nên diệu-dụng của tôi có thể hiện mỗi mỗi hình, tụng mỗi mỗi chú, hình đó, chú đó đều có thể đem sức vô-úy mà bố-thí cho các chúng-sinh; vì thế, cõi nước thập phương như vi-trần đều gọi tôi là vị Thí-vô-úy.

Ba, là tôi tu-tập, phát ra căn-tính bản-diệu viên-thông thanh-tịnh, nên đi qua thế-giới nào, đều khiến cho chúng-sinh xả-thân, xả đồ trân-bảo, cầu tôi thương-xót.

Bốn, là do tôi được tâm Phật, chứng đến chỗ rốt-ráo, nên có thể đem các thứ quý-báu cúng-dường thập phương Như-lai, cả đến chúng-sinh lục-đạo trong pháp-giới, ai cầu vợ thì được vợ, cầu con thì được con, cầu Tam-muội thì được Tam-muội, cầu sống lâu thì được sống lâu, như thế, cho đến cầu Đại-niết-bàn thì được Đại-niết-bàn.

 

Kết-luận về viên-thông nhĩ-căn

 

"Phật hỏi về viên-thông, tôi do văn-chiếu Tam-muội nơi nhĩ-căn mà duyên-tâm được tự-tại; nhân tướng nhập-lưu, được Tam-ma-đề, thành tựu quả Bồ-đề, đó là thứ nhất. Bạch Thế-tôn, đức Phật Như-lai kia, khen tôi khéo được pháp-môn viên-thông, ở trong Đại-hội, thụ-ký cho tôi cái hiệu là Quan-thế-âm; do tôi thấy-nghe thấu-suốt mười phương, nên danh-tiếng Quan-âm cùng khắp thập phương thế-giới".

 

Khi bấy giờ, đức Thế-tôn nơi sư-tử tọa, năm vóc đồng phóng ra hào-quang báu, rọi xa trên đỉnh thập phương Như-lai số như vi-trần và trên đỉnh các vị Pháp-vương-tử, các vị Bồ-tát. Các đức Như-lai kia, năm vóc cũng đồng phóng ra hào-quang báu, từ các thế-giới số như vi-trần đến rọi trên đỉnh Phật và trên đỉnh các vị Đại-bồ-tát và A-la-hán trong Hội; rừng cây, ao hồ đều diễn ra pháp-âm; hào-quang giao-xen cùng nhau như lưới tơ báu. Cả trong đại-chúng được cái chưa từng có; tất-cả đều được Kim-cương-tam-muội. Liền khi ấy, trời mưa hoa sen bách-bảo màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng xen-lộn lẫn nhau, thập phương hư-không hóa-thành sắc thất-bảo. Đất liền, núi sông của cõi Sa-bà nầy cùng một lúc không hiện ra, chỉ thấy vi-trần quốc-độ thập-phương hợp-thành một giới, tiếng hát ca-ngợi tự-nhiên nổi lên.

 

 

PHẬT BẢO NGÀI VĂN-THÙ LỰA-CHỌN CĂN VIÊN-THÔNG

 

Khi bấy-giờ, đức Như-lai bảo Ngài Văn-thù-sư-lỵ Pháp-vương-tử rằng: "Ông hãy xét trong 25 vị vô-học Đại-bồ-tát và A-la-hán, mỗi mỗi đều trình-bày phương-tiện hành-đạo lúc đầu, đều nói tu-tập tính viên-thông chân-thật; chỗ tu-hành của các vị kia, thật không có hơn, kém, trước, sau gì khác nhau. Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ, thì trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy; lại, sau khi tôi diệt-độ rồi, chúng-sinh trong cõi nầy vào thừa Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng, thì do pháp-môn phương-tiện gì, được dễ thành-tựu hơn?"

 

Tán-thán tính-giác vốn diệu và chỉ rõ mê-vọng vốn không

 

Ngài Văn-thù-sư-lỵ Pháp-vương-tử, vâng từ-chỉ của Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật, dựa vào uy-thần của Phật, nói bài kệ đáp lại:

 

"Bản-tính biển Giác khắp đứng-lặng,
Tính khắp đứng-lặng  vốn nhiệm-mầu,
Bản-minh chiếu ra hình-như sở,
Lập tướng sở, bỏ mất bản-minh.
Do mê-vọng, mà có hư-không,
Nương hư-không, lập-thành thế-giới;
Tư-tưởng chăm-chú thành cõi-nước,
Hay-biết mọi việc, là chúng-sinh.
Hư-không sinh ra trong đại-giác,
Như một bọt-nước sinh trong bể;
Các nước hữu-lậu, như vi-trần
Đều nương hư-không, mà phát-sinh;
Bọt-nước diệt, vốn không hư-không,
Huống nữa là, hình-tướng ba cõi.

 

(

Giác hải tánh trừng viên
Viên trừng giác nguyên diệu
Nguyên minh chiếu sanh sở
Sở lập chiếu tánh vong.

 

Mê vọng hữu hư không
Y không lập thế giới
Tưởng trừng thành quốc độ
Tri giác nãi chúng sanh.

 

Không sanh đại giác trung
Như hải nhất âu phát
Hữu lậu vi trần quốc
Giai tòng không sở sanh

Âu diệt không bổn vô
Huống phục chư tam hữu.

)

 

Nêu rõ phương-tiện có mau chậm

 

"Bản-tính xoay về, vốn không hai,
Phương-tiện tu-chứng có nhiều cách,
Cách nào cũng thông vào bản-tính,
Nói thuận, nghịch, chỉ là phương-tiện;
Do hàng sơ-tâm vào Tam-muội,
Bên mau, bên chậm không đồng nhau.

 

(

Quy nguyên tánh vô nhị
Phương tiện hữu đa môn

Thánh tánh vô bất thông
Thuận nghịch giai phương tiện
Sơ tâm nhập tam muội
Trì tốc bất đồng luân.

)

 

Lựa ra 6 trần

 

"Vọng-tưởng kết-lại thành sắc-trần,
Hay-biết không thể thông-suốt được;
Làm sao, chính chỗ không thông-suốt,
Tu-hành, lại được tính viên-thông?
Âm-thanh xen-lộn với lời nói,
Chỉ nương theo ý-vị danh-từ;
Nếu một, không trùm được tất-cả,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Hương, chỉ lúc hợp, mới rõ-biết,
Lúc rời-cách, thì vốn không có;
Nếu sở-giác, không được thường-xuyên,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Vị, không phải bản-nhiên tự có,
Cần phải nếm, mới biết có vị;
Nếu giác-quan, không thường duy-nhất,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Xúc, do các vật chạm mà biết,
Không vật chạm, thì không thành xúc;
Khi hợp, khi ly, không nhất-định,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Pháp, cũng có tên là nội-trần,
Nương theo trần, tất phải có sở;
Năng sở, không viên-dung nhập một,
Thì làm sao, được tính viên-thông?

 

(

Sắc tưởng kết thành trần.
Tinh liễu bất năng triệt.
Như hà bất minh triệt.
Ư thị hoạch viên thông?

Âm thanh tạp ngữ ngôn.
Đãn y danh cú vị.
Nhất phi hàm nhất thiết.
Vân hà hoạch viên thông?

Hương dĩ hợp trung tri.
Ly tắc nguyên vô hữu.
Bất hằng kỳ sở giác.
Vân hà hoạch viên thông?

Vị tánh phi bản nhiên.
Yếu dĩ vị thời hữu.
Kỳ giác bất hằng nhất.
Vân hà hoạch viên thông?

Xúc dĩ sở xúc minh.
Vô sở bất minh xúc.
Hợp ly tánh phi định.
Vân hà hoạch viên thông?

Pháp xưng vi nội trần.
Bằng trần tất hữu sở.
Năng sở phi biến thiệp.
Vân hà hoạch viên thông?

)

 

Lựa-ra 5 căn

 

"Cái thấy, tuy rỗng-suốt rất xa,
Nhưng thấy trước, mà không thấy sau;
Bốn-bề, còn thiếu mất một nửa,
Thì làm sao, được tính viên-thông!
Mũi, có thở ra và thở vào,
Chặng giữa, hiện không có hơi-thở,
Nếu không viên-dung sự cách-bức,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Ngoài sở-nhập, tính-nếm không thành,
Nhân các vị, mới có hay-biết;
Không có vị, rốt-ráo không có,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Thân biết-xúc với cảnh sở-xúc,
Đều có hạn, không phải cùng khắp;
Nếu không nhận tính không bờ-bến,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Ý-căn xen với các loạn-tưởng,
Đứng-lặng, rốt-cuộc không thấy gì;
Nếu không thoát được các tưởng-niệm,
Thì làm sao, được tính viên-thông?"

 

(

Kiến tánh tuy đỗng nhiên.
Minh tiền bất minh hậu.
Tứ duy khuy nhất bán.
Vân hà hoạch viên thông?

Tỵ tức xuất nhập thông.
Hiện tiền vô giao khí.
Chi ly phỉ thiệp nhập.
Vân hà hoạch viên thông?

Thiệt phi nhập vô đoan.
Nhơn vị sanh giác liễu.
Vị vong liễu vô hữu.
Vân hà hoạch viên thông?

Thân dữ sở xúc đồng.
Các phi viên giác quán.
Nhai lượng bất minh hội.
Vân hà hoạch viên thông?

Ý căn tạp loạn tư.
Trạm liễu chung vô kiến.
Tưởng niệm bất khả thoát.
Vân hà hoạch viên thông?

)

Lựa-ra 6 thức

 

"Nhãn-thức, phát-khởi nhờ căn trần,
Gạn-cùng, vốn không có tự-tướng;
Cả tự-thể, còn không nhất-định,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Tâm nghe rỗng-thấu cả mười phương,
Là do sức hoằng-thệ rộng-lớn;
Sơ-tâm, không thể đến chỗ ấy
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Quán đầu-mũi, vốn là duyên-cơ,
Chỉ để nhiếp-tâm được an-trụ;
Nếu cảnh-quán, lại thành sở-trụ,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Thuyết-pháp, diệu-dụng các danh-từ;
Cốt phải đã được khai-ngộ trước;
Nếu lời nói, không phải vô-lậu,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Giữ giới, chỉ câu-thúc cái thân,
Ngoài cái thân, lấy gì câu-thúc;
Vốn không phải cùng khắp tất-cả,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Thần-thông, do túc-tập từ trước,
 Nào dính gì ý-thức phân-biệt;
Tưởng-niệm, không thoát-ly sự-vật,
Thì làm sao, được tính viên-thông?

 

(

Thức kiến tạp tam hoà.
Cật bổn xưng phi tướng.
Tự thể tiên vô định.
Vân hà hoạch viên thông?

Tâm văn đỗng thập phương.
Sanh vu đại nhân lực.
Sơ tâm bất năng nhập.
Vân hà hoạch viên thông?

Tỵ tưởng bổn quyền cơ.
Kỳ linh nhiếp tâm trụ.
Trụ thành tâm sở trụ.
Vân hà hoạch viên thông?

Thuyết pháp lộng âm văn.
Khai ngộ tiên thành giả.
Danh cú phi vô lậu.
Vân hà hoạch viên thông?

Trì phạm đãn thúc thân.
Phi thân vô sở thúc.
Nguyên phi biến nhất thiết.
Vân hà hoạch viên thông?

Thần thông bổn túc nhơn.
Hà quan pháp phân biệt.
Niệm duyên phi ly vật.
Vân hà hoạch viên thông?

)

Lựa-ra 7 đại

 

"Nếu quán cái tính của địa-đại,
Thì nó ngăn-ngại, không thông-suốt;
Pháp hữu-vi, không phải chân-tính,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của thủy-đại,
Quán-tưởng, đâu phải là chân-thật,
Nếu không đi đến Diệu-chân-như,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán hỏa-đại, trừ dâm-dục,
Chán cái có, không phải thật ly;
Phương-tiện, không hợp với sơ-tâm,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của phong-đại,
Động, tĩnh, đâu phải không đối-đãi;
Đối-đãi, trái với vô-thượng-giác,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của không-đại,
Hư-không vô-tri, không hay-biết;
Không biết, khác hẳn với Bồ-đề,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của thức-đại,
Thức sinh-diệt, đâu phải thường-trụ,
Để tâm trong phân-biệt hư-vọng,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Tất-cả các hành đều vô-thường,
Tưởng-niệm, vốn trong vòng sinh diệt,
Nhân và quả, khác nhau như thế,
Thì làm sao, được tính viên-thông?"

 

)

Nhược dĩ địa tánh quán.
Kiên ngại phi thông đạt.
Hữu vi phi thánh tánh.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ thủy tánh quán.
Tưởng niệm phi chơn thật.
Như như phi giác quán.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ hoả tánh quán.
Yếm hữu phi chơn ly.
Phi sơ tâm phương tiện.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ phong tánh quán.
Động tịch phi vô đối.
Đối phi vô thượng giác.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ không tánh quán.
Hôn độn tiên phi giác.
Vô giác dị bồ đề.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ thức tánh quán.
Quán thức phi thường trụ.
Tồn tâm nãi hư vọng.
Vân hà hoạch viên thông?

Chư hành thị vô thường.
Niệm tánh vô sanh diệt.
Nhân quả kim thù cảm.
Vân hà hoạch viên thông?

)

 

 Hợp với giáo-thể cõi Sa-bà

 

"Tôi nay xin bạch đức Thế-tôn,
Phật ra đời trong cõi Sa-bà,
Trong cõi nầy, lối dạy chân-thật,
Thanh-tịnh, do chỗ nói và nghe;
Nay muốn tu-chứngTam-ma-đề,
Thật nên do cái nghe mà vào."

 

(

Ngã kim bạch Thế Tôn
Phật xuất ta-bà giới
Thử phương chơn giáo thể
Thanh tịnh tại âm văn

Dục thủ tam ma đề
Thật dĩ văn trung nhập.

)

 

Xưng-tán ngài Quán-thế-âm

 

"Rời cái khổ và được giải-thoát,
Hay thay cho ngài Quán-thế-âm;
Trong kiếp số như cát sông Hằng,
Vào cõi Phật như số vi-trần,
Được sức tự-tại rất to-lớn,
Bố-thí vô-úy cho chúng-sinh.
Ngài Quán-thế-âm, tiếng nhiệm-mầu,
Tiếng trong-sạch và tiếng hải-trào,
Cứu đời, mọi việc được yên-lành,
Xuất-thế-gian, được quả thường-trụ."

 

(

Ly khổ đắc giải thoát
Lương tai Quán Thế Âm

Ư hằng sa kiếp trung
Nhập vi trần phật quốc
Đắc đại tự tại lực
Vô úy thí chúng sanh

Diệu âm Quán Thế Âm
Phạm âm hải triều âm
Cứu thế tất an ninh
Xuất thế hoạch thường trụ.

)

Xưng-tán nhĩ-căn

 

"Tôi nay kính bạch đức Như-lai,
Như lời ngài Quán-âm vừa nói:
Ví-như, có người trong yên-lặng,
Chung-quanh mười phương đều đánh trống,
Thì đồng-thời nghe khắp mười nơi,
Như thế, mới là viên-chân-thật.
Mắt bị ngăn-che, không thấy được,
Thiệt-căn, tỷ-căn cũng như vậy,
Thân-căn, lúc hợp mới biết-xúc,
Ý-căn, phân-vân không manh-mối;
Cách tường, nhĩ-căn vẫn nghe tiếng,
Dầu xa, dầu gần, đều nghe được;
Năm căn so-sánh thật không bằng,
Như thế, mới là thông-chân-thật.
Tính thanh-trần, có động, có tĩnh,
Trong tính-nghe thành có, thành không;
Khi không tiếng, gọi là không nghe,
Đâu phải thật không còn tính-nghe;
Không tiếng, tính-nghe đã không diệt,
Có tiếng, tính-nghe đâu phải sinh;
Trọn-rời cả hai thứ sinh-diệt,
Như thế, mới là thường-chân-thật.
Dầu cho, trong lúc đương ngủ mê,
Không vì không nghĩ, mà không nghe;
Tính-nghe ra ngoài sự suy-nghĩ,
Thân, ý không thể so bằng được.

 

(

Ngã kim khải Như Lai
Như Quán Âm sở thuyết
Thí như nhân tĩnh cư
Thập phương câu kích cổ

Thập xứ nhất thời văn
Thử tắc viên chơn thật
Mục phi quán chướng ngoại
Khẩu tỵ diệc phục nhiên

Thân dĩ hợp phương tri
Tâm niệm phân vô tự
Cách viên thính âm hưởng
Hà nhĩ câu khả văn

Ngũ căn sở bất tề
Thị tắc thông chơn thật
Âm thinh tánh động tĩnh
Văn trung vi hữu vô

Vô thinh hiệu vô văn
Phi thật văn vô tánh
Thinh vô ký vô diệt
Thinh hữu diệc phi sanh

Sanh diệt nhị viên ly
Thị tắc thường chơn thật
Túng linh tại mộng tưởng
Bất vị bất tư vô

Giác quán xuất tư duy
Thân tâm bất năng cập.

)

 

Chuyển mê thành ngộ

 

“Hiện nay, trong cõi Sa-bà nầy,
Các thứ thanh-luận được truyền-bá,
Do chúng-sinh bỏ mất tính-nghe,
Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển;
A-nan, tuy có tính nhớ dai,
Vẫn không khỏi mắc các tà-niệm;
Há không phải tùy chỗ chìm-đắm,
Xoay ngược dòng, thoát khỏi hư-vọng.
A-nan, ông hãy nghe cho chín,
Nay tôi nương uy-lực của Phật,
Tuyên-nói phép Tam-muội chân-thật,
Chắc như Kim-cương-vương, như-huyễn,
Không nghĩ-bàn, xuất-sinh chư Phật.
Ông nghe tất-cả pháp bí-mật
Của chư Phật, số như vi-trần,
Nếu trước hết, không trừ dục-lậu,
Nghe nhiều, chứa-chấp thành lầm-lỗi;
Dùng cái nghe thụ-trì Phật-pháp,
Sao lại không tự nghe cái nghe?
Tính-nghe không phải tự-nhiên sinh,
Nhân thanh-trần mà có danh-hiệu,
Xoay cái nghe, thoát-ly thanh-trần,
Cái thoát-ly ấy, gọi là gì?
Một căn, đã trở về bản-tính,
Thì cả sáu căn, được giải-thoát,
Thấy, nghe như bệnh lòa huyễn-hóa,
Ba cõi như hoa-đốm hư-không;
Xoay tính-nghe, gốc lòa tiêu-trừ,
Trần-tướng tiêu, giác-tính viên-tịnh.
Tột thanh-tịnh, trí-quang thông-suốt,
Thể tịch-chiếu trùm khắp hư-không,
Trở lại xem các việc thế-gian
Thật giống như chiêm-bao không khác.
Nàng Ma-đăng-già là chiêm-bao
Thì còn ai bắt ông được nữa?
Như các huyễn-sư khéo trong đời,
Làm trò, thành ra các trai, gái;
Tuy thấy các căn đều cử-động,
Cốt-yếu, do cái máy dật dây;
Nghỉ máy, tất-cả đều yên-lặng,
Các trò, trở thành không có tính.
Cả sáu căn cũng giống như thế,
Vốn đều nương một tính tinh-minh
Chia ra thành sáu thứ hòa-hợp;
Một nơi, đã rời-bỏ quay về,
Thì cả sáu, đều không thành-lập;
Trong một niệm, trần-cấu đều tiêu,
Chuyển-thành tính Viên-minh tịnh-diệu,
Còn sót trần-cấu là học-vị,
Sáng-suốt cùng-tột, tức Như-lai.
Hỡi đại-chúng và ông A-nan,
Hãy xoay lại cái nghe điên-đảo,
Xoay cái nghe về, nghe tự-tính,
Nhận tự-tính, thành đạo vô-thượng;
Thật-tính viên-thông là như thế."

 

(

Kim thử ta-bà quốc.
Thanh luận đắc tuyên minh.

Chúng sanh mê bổn văn.
Tuần thinh cố lưu chuyển.
A-nan túng cường ký.
Bất miễn lạc tà tư.

Khởi phi tùy sở luân.
Triền lưu hoạch vô vọng.
A-nan nhữ đế thính:
Ngã thừa Phật oai lực.

Tuyên thuyết Kim cang vương.
Như huyễn bất tư nghị.
Phật mẫu chơn tam muội.
Nhữ văn vi trần Phật.

Nhất thiết bí mật môn.
Dục lậu bất tiên trừ.
Súc văn thành quá ngộ.
Tương văn trì phật phật.

Hà bất tự văn văn?
Văn phi tự nhiên sanh.
Nhơn thinh hữu danh tự.
Triền văn dữ thinh thoát.

Năng thoát dục thùy danh?
Nhất căn ký phản nguyên.
Lục căn thành giải thoát.
Kiến văn như huyễn ế.

Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ.
Trần tiêu giác viên tịnh.
Tịnh cực quang thông đạt.

Tịch chiếu hàm hư không.
Khước lai quán thế gian.
Du như mộng trung sự.
Ma-đăng-già tại mộng.

Thùy năng lưu nhữ hình?
Như thế xảo huyễn sư.
Huyễn tác chư nam nữ.
Tuy kiến chư căn động.

Yếu dĩ nhất cơ trừu.
Tức cơ quy tịch nhiên.
Chư huyễn thành vô tánh.
Lục căn diệc như thị.

Nguyên y nhất tinh minh.
Phân thành lục hoà hợp.
Nhất xứ thành hưu phục.
Lục dụng giai bất thành.

Trần cấu ứng niệm tiêu.
Thành viên minh tịnh diệu.
Dư trần thượng chư học.
Minh cực tức Như Lai.

Đại chúng cập A-nan.
Triền nhữ đảo văn cơ.
Phản văn văn tự tánh.
Tánh thành vô thượng đạo.

Viên thông thật như thị.
Thử thị vi trần Phật.

)

Chọn lấy nhĩ-căn làm phương-tiện thích-hợp

 

"Đây thật là một đường thẳng tiến
Vào Niết-bàn của vi-trần Phật;
Các đức Như-lai trong quá-khứ
Đều đã thành-tựu pháp-môn nầy;
Các vị Bồ-tát trong hiện-tại
Điều viên-minh vào pháp-môn ấy;
Những người tu-học đời vị-lai
Đều nên nương theo pháp-môn đó;
Tôi cũng do pháp ấy mà chứng,
Không phải chỉ ngài Quán-thế-âm.
Thật như lời đức Phật Thế-tôn
Đã hỏi tôi về các phương-tiện
Để cứu-giúp, trong đời mạt-pháp,
Những người cầu pháp xuất-thế-gian
Thành-tựu được tâm-tính Niết-bàn
Thì ngài Quán-âm là hơn cả.
Còn tất-cả các phương-tiện khác
Đều là nhờ uy-thần của Phật,
Tức nơi sự, rời-bỏ trần-lao,
Không phải phép tu-học thường-xuyên,
Nông hay sâu cũng đồng nghe được.

 

)

Nhất lộ niết-bàn môn.
Quá khứ chư Như Lai.

Tư môn dĩ thành tựu.
Hiện tại chư bồ tát.
Kim các nhập viên minh.
Vị lai tu học nhơn.

Đương y như thị pháp.
Ngã diệc tòng trung chứng.
Phi duy Quán Thế Âm.
Thành như Phật Thế Tôn.

Tuân ngã chư phương tiện.
Dĩ cứu chư mạt kiếp.
Cầu xuất thế gian nhơn.
Thành tựu niết-bàn tâm.

Quán Thế Âm vi tối.
Tự dư chư phương tiện.
Giai thị Phật oai thần.
Tức sự xả trần lao.

Phi thị trường tu học.
Thiển thâm đồng thuyết pháp.

)

 

Đỉnh-lễ cầu gia-bị

 

"Xin đỉnh-lễ tính Như-lai-tạng,
Vô-lậu, không còn sự nghĩ-bàn,
Nguyện gia-bị cho đời vị-lai,
Nơi pháp-môn nầy, không lầm-lẫn.
Đây là phương-tiện dễ thành-tựu,
Nên đem dạy cho ông A-nan
Cùng những kẻ trầm-luân mạt-kiếp,
Chỉ dùng nhĩ-căn mà tu-tập,
Thì viên-thông chóng hơn pháp khác;
Tâm-tính chân-thật là như thế."

 

(

Đảnh lễ Như Lai tạng.
Vô lậu bất tư nghị.

Nguyện gia bị vị lai.
Ư thử môn vô hoặc.
Phương tiện dị thành tựu.
Kham dĩ giáo A-nan.

Cập mạt kiếp trầm luân.
Đãn dĩ thử căn tu.
Viên thông siêu dư giả.
Chơn thật tâm như thị.

 )

 

 

NGHE PHÁP ĐƯỢC CHỨNG

 

Lúc ấy, ông A-nan cùng cả đại-chúng, thân tâm tỏ-rõ, nhận được sự khai-thị to-lớn, xem quả Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Phật, cũng như có người nhân có việc phải đi xa, chưa trở về được, song đã biết rõ con đường về nhà. Trong Pháp-hội, cả đại-chúng, thiên-long bát-bộ, hàng Nhị-thừa hữu-học và tất-cả các Bồ-tát mới phát-tâm, số-lượng bằng mười số cát sông Hằng, đều được bản-tâm xa trần-tướng, rời cấu-nhiễm, được pháp-nhãn thanh-tịnh. Bà Tính-tỷ-khưu-ni nghe nói bài kệ xong, thành quả A-la-hán; vô-lượng chúng-sinh đều phát-tâm Vô-đẳng-đẳng-vô-thượng Chính-đẳng-chính-giác.



PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ CỨU CÁNH KIÊN CỐ 

ĐẠI BẠCH TÁN CÁI THẦN CHÚ






TAM VÔ LẬU HỌC

 

Thu nhiếp tâm ý gọi là GIỚI, nhân giới phát ĐỊNH lực, nhân định có trí HUỆ.

Nếu có tập khí các đời trước không thể diệt trừ, 

ông dạy người đó nên nhất tâm tụng thần chú của ta:

 

PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ

MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA

THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ

 



MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA

ĐÀ RA NI CHÚ




ĐÁC ĐIỆC THA.


ÁN, A NA LỆ, TỲ XÁ ĐỀ, BỆ RA, BẠT XÀ-RA, ĐÀ RỊ, BÀN ĐÀ BÀN ĐÀ NỂ, BẠT XÀ-RA BÁN NI PHẤN. HỔ HỒNG ĐÔ LÔ UNG PHẤN, TA- HA.



Nam-Mô Hộ-Pháp Vi- Đà Tôn-Thiên  Bồ-Tát Ma-Ha-Tát 



HỘ PHÁP CHƠN NGÔN

 

Nam-mô Su sít đi Ta ri Ta ri, 

Măng đa Măng đa, Xóa-ha.


CHUNG

Comments

Popular posts from this blog