TẠNG THƯ PHẬT HỌC
Ðôi Lời Phi Lộ
Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn
quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Ðấng Ðiều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ,
hàm ẩn Ðạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay
lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải
phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít
ai làm nổi. Vì lẽ ấy, đã từ lâu bút giả có ý muốn gom góp phần tinh yếu của
thánh-giáo viết ra thành tập, để giúp những vị mến đạo mầu của Ðức Thế-Tôn, có
sự hiểu biết khái quát về pháp Phật. Và ý định nầy đã được thực hiện từ năm
1963, nhân lúc sắp sửa ra đảm nhận trường Phật-Học Huệ-Nghiêm.
Nội dung của toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU sau đây gồm có nhiều thiên, mỗi thiên phân thành nhiều chương, và mỗi chương bao hàm nhiều mục. Ðó là hệ thống phân biệt để duyệt giả dễ ghi nhận. Ðiều đáng chú ý là phần trích dẫn những Kinh-luận trong đây, nghĩa lý nó không có tánh cách nhất định. Tại sao thế? Bởi giáo pháp của thánh-nhân nói ra đều tùy thời tùy cơ để dắt dìu, phá chấp. Có thể một lời thuyết giáo đối với căn cơ nầy thích hợp nhưng với cơ khác không thích hợp, với thời gian trước tiện nghi song với thời nay không tiện nghi. Cho nên một vị tôn túc đã bảo:
“Y theo Kinh giải nghĩa là oan cho chư Phật ba đời,
nhưng lìa Kinh một chữ tức đồng với ma thuyết”.
Vậy chỗ thu thập của người khéo học Phật là không chấp Kinh, không bỏ Kinh, như người đời đã bảo:
“Khôn chết, dại cũng chết, duy biết mới sống”.
Và người khéo học Phật
cũng đừng chấp lý bỏ sự, hay chỉ theo sự quên phần lý. Về việc được ý quên lời
nầy, duy mỗi người tự thể hội, không thể nói hết được.
“Trần chẳng tương quan, bể cả nương dâu mặc thay đổi.
Lòng không sở đắc, thông xanh mây trắng tự vui nhàn”.
Xin mượn hai câu nầy để chúc sự
thành tựu của duyệt giả sau khi đọc xong toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU.
Ngày 12-8-1965
Tỳ-khưu Thiền Tâm, tự Liên Du
MẤY ĐIỆU SEN THANH DÌU
DẶT TRỖI
VANG THÀNH ÁNH NGỌC NỐI
LIÊN PHƯƠNG
LỜI ĐẦU
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản TỊNH ĐỘ
THÁNH HIỀN LỤC của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành
Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện
niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang thanh triều, Liên
Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung
Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng
nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
Thật ra, người tu Tịnh độ vãng sanh rất nhiều, không
phải chỉ có ngần ấy mà thôi. Nguyên do bởi những cổ thư về Tịnh độ thất lạc,
phần ký lục kém thiếu, ngày xưa sự lưu thông chưa thuận tiện, nên các chuyện
niệm Phật vãng sanh không được truyền rộng và ghi chép đầy đủ. Thử nghĩ quang
cảnh lúc ngài Thiện Đạo ở Trường An, ngài Thiếu Khang ở Tân Định, tiếng niệm
Phật vang khắp các nẻo đường , tất biết người sanh về Tịnh độ số còn hơn muôn
ức. Nhưng bao nhiêu truyện tích sưu tập trên , cũng tạm gọi là đủ để làm khuôn
mẫu cho những người tu Tịnh độ đời sau.
Trong thời gian trước, bút giả có ghi chép được hơn
vài mươi chuyện niệm Phật vãng sanh ở Việt Nam, tiếc vì lúc chiến nạn bị thất
lạc mất. Bởi thế, đành phải đem những chuyện vãng sanh ở Trung Hoa để làm gương
khuyến tấn người tu Tịnh độ. Nơi quyển sách nầy, chỉ tuyển dịch ra những sự
tích có phần đặc sắc trong nguyên bản, vì e nhiều quá sẽ gây sự nhàm chán cho
độc giả. Trước kia, Thượng Tọa Vạn Đức (Thích Trí Tịnh) có dịch
được một phần ba, lấy tên là ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC, được nhiều người ưa thích. Một
vài liên hữu yêu cầu tôi xin tiếp tục công việc ấy, và dịch những chuyện vãng
sanh của hàng căn cơ thời gần đây, để người đời nay có thể theo dấu. Vì thế
quyển sách này, bút giả lưu ý dịch các truyện vào thời Dân Quốc cận đại nhiều
hơn.
Những lời và hạnh của thánh hiền tu Tịnh độ khi xưa,
là những điệu nhạc, những đài gương để khuyến khích, soi sáng cho các hàng liên
hữu. Cổ nhơn đã có vị viết sách Tịnh độ, nhan đề là LIÊN HẬU THANH ÂM. Liên hậu
là giờ khắc hoa sen, lấy sự tích đồng hồ sen nơi Bạch Liên Xà của ngài Huệ
Viễn. Thanh Âm là những âm điệu thanh tao để khuyến hóa mọi người niệm Phật.
Bút giả thể theo ý đó, đặt nhan đề quyển nầy là MẤY ĐIỆU SEN THANH.
Mỗi tông phái, ngoài lý thuyết còn có phần thật
nghiệm hay thật hành. Thật hành vừa để chứng minh cho lý thuyết , vừa là tấm
gương sáng nhắc nhở khuyến khích người tu. Quyển này là thiên sử liệu chứng
minh cõi Cực Lạc có thật, công đức niệm Phật có lợi ích ngay lúc hiện tại cho
đến khi mạng chung. Cõi Cực Lạc đã có thật, thì thiên cung, địa ngục, ba cõi
sáu đường, việc tội phước nhân quả, thánh thần quỉ ma, suy ra cũng đều có thật
không phải hư huyển. Từ điểm này xét kỹ sâu rộng thêm, tất có thể dứt trừ những
điều xấu ác, xu hướng về nẻo thiện lương vậy.
“Nương mình tựa án xem người cổ
Ẩn bóng trong gương ngẫm chuyện đời”
Mong độc giả khi xem quyển này, thức tỉnh cuộc đời là
khổ lụy vô thường, sớm phát tâm tìm lỗi giải thoát, tu các phước lành ăn chay
niệm Phật. Từ sự tự tu, khuyến hóa trong thân tộc cho đến mọi người đều tu
hành, thì cõi nầy tuy chưa thành Cực Lạc, song trong một vùng, một xứ, cũng
được nhiều phước lợi an vui.
Ngoài ra, những tình tiết của nội dung toàn quyển, có
thể dẫn đạo ý thâm trầm cho người xem. Như ăn mía nhai từ ngọn đến gốc, sẽ lần
lần tiến vào giai cảnh vậy.
LIÊN DU
LỜI SAU CÙNG
Bút giả cố gắng
hoàn tất quyển cuối Mấy Điệu Sen Thanh nầy, giữa lúc sức khỏe suy kém, thêm bị
sự khuấy rối lấn bức của cả ngoài lẫn trong rình rập bao vây. Nhớ lời Phật dạy
trong kinh Pháp Hoa: “Vào lúc kiếp trược rối loạn, chúng sanh cấu nhiễm
nặng nề, đầy niệm tham, sân, si, ganh ghét, thành tựu các căn chẳng
lành”. (Kiếp trược loạn thời, chúng sanh cấu trọng, tham si tật đố, thành tựu
chư bất thiện căn).
Lại xem trong Đà
Ra Ni Tạp Tập thấy một đoạn, xin trích dịch nguyên văn như sau:
“Bạch
đức Thế Tôn! Con là Thiện Danh Xưng Bồ Tát, từ cõi đức Phật Tịnh Nguyệt Âm
Vương ở phương Bắc, nay đến thế giới Ta Bà. Con thấy nơi cõi nầy vào thời mạt,
khi Phật pháp sắp muốn diệt, nhơn sanh phần nhiều tạo ác, tham đắm danh lợi, thị
phi bôi xấu giết hại lẫn nhau. Giữa vua tôi, chủ tớ, cha con, thầy trò, chồng vợ,
bè bạn, anh em, không còn đạo nghĩa, nước ngũ trược sôi trào, lửa tam tai bừng
cháy. Các việc vừa nói, đều do chúng sanh kiếp trước chấp chứa nhiều tội ác,
không tu đức lành, đời hiện tại mới bị cộng nghiệp sống trong hoàn cảnh như thế.
Vào thời gian đó, nhơn loại tuy bề ngoài mang thân người, nhưng trong tâm ngu
si độc dữ chẳng khác súc sanh ác quỉ. Thương thay cho thời mạt!
Trong
năm ngàn người, may ra chỉ được vài kẻ lương thiện biết lo tu hành. Nay xin đức
Thế Tôn hứa nhận cho con nói môn thần chú Vân Nhã Mật Tu, để chúng sanh đời sau
được dứt trừ gốc tội nhơ, thân tâm trở nên trong sạch, xa lìa ách nạn”.
Sau
khi được Phật chấp thuận, Bồ Tát liền thuyết chú rằng:
Ophú Ophú para
téna Jũgu jũgu para téna yujnamid yujnamid para téna Osuto. Chi paio Kụjnãto
Yamidto. Kúrato. Thopato. Svaha.
”Bạch
đức Thế Tôn! Đại thần chú nầy như chiếc lọng lớn che trùm tất cả. Lại cũng như
cơn mưa to thấm nhuần tất cả, như cầu thuyền nổi thông chở tất cả. Chúng sanh
hàng đạo tục đời sau, đều nương nhờ Đà ra ni đây mà nẩy mầm mộng lành, thắm nhuần
mùi pháp vị. Công năng của đại thần chú nầy, hay cứu vớt muôn hạng căn cơ sai
khác, đưa về cảnh giới nhứt không, khiến cho họ sớm chúng tam thừa thánh quả…”
Qua mấy đoạn văn
trên, lời đức Phật dạy và Bồ Tát Thiện Danh Xưng trần thuật, dường như đã ứng
hiện vào thời buổi nầy. Riêng trong nhà Phật còn có những cảnh:
Giường lau
đèn tối tăng vào định
Trăng lạnh cành thông bóng hạc về!
(Mâu tháp đăng hôn tăng nhập định
Tùng chi nguyệt lãnh hạt phi hoàn!)
Hoặc
Chợt sang
trúc viện cùng tăng luận
Trộm được phù sinh nửa buổi nhàn!
(Hối qua trúc viện phùng tăng thoại
Du đắc phù sinh bán nhựt nhàn!)
Lúc còn ở Phật học
viện Huệ Nghiêm, ưong cuộc mạn đàm với một bậc tiền bối, vị ấy có nói với bút
giả mấy lời vừa có tánh cách bông đùa vừa ngụ ý than thở như sau: “Hiện nay
trong cửa đạo có nhiều việc phức tạp, trừ phi Bồ Tát ra đời chấn hưng lại, còn
phàm Tăng như chúng ta không làm sao điều chỉnh nổi. Hoàn cảnh thật giống như
hai câu thi của một danh nhơn thời xưa:
“Ca sa vị trước
hềm đa sự.
Trước bãi ca sa sự cánh đa!”
(Chưa khoác ca sa chán việc nhiều.
Khoác rồi thêm việc biết bao nhiêu!)
Nhưng có điều
không đúng với nguyên ý của vị danh nhơn kia, đây chẳng phải việc đạo mà lại là
việc khác! Chẳng những riêng đạo Phật, mà tất cả các tôn giáo đều có tình trạng
tương tợ như thế. Đây đều do lòng người, thật quả là thời đạo đức suy mạt!’
Trong đạo đã như
thế, ngoài đời lại còn biến loạn hơn, từ quốc gia cho đến khắp thế giới cảnh bạo
ác ngày thêm tăng mạnh, con người hầu hết sống trong vòng lường gạt, sa đọa,
tranh đua, giết hại lẫn nhau. Cuộc diện kéo dài đến hiện tại, “buổi tận thế”
hay “cơ tận diệt” mà các tôn giáo khác mô tả, đã có phần lấp ló lộ hình. Tuy biết
đó là cộng nghiệp của nhơn sanh, nhưng khi nhìn thấy nỗi khổ đau khắp đồng loại,
trải nhiều cơn biến đồi dập dồn, những kẻ hữu tâm cũng sanh niềm hoài cảm! Họ
không biết tương lai sẽ đi về đâu, chán nản cho mình cùng người trong kiếp sống
thừa cảnh tạm! Thỉnh thoảng nghe vài nhơn sĩ cao niên đã mượn lời của Nguyễn Du
mà thầm lén than thở như sau:
Kể từ gây cuộc
binh đao
Đống xương vô định đã cao bằng đầu!
Hay là:
Chân trời mệt
bể linh đinh
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào?
Và cho đến như:
… Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi
Đã không biết sống là vui
Tấm thân nào biết thiệt thòi là
thương!
Trong hoàn cảnh ấy,
muốn thoát mối nguy tương hoại tương tàn, nhơn loại phải hướng về đạo đức. Theo
lời Phật dạy, ngày sau do chúng sanh buông lung theo nghiệp sát, đạo, dâm, vọng
nên sẽ có Tam tai ác kiếp là: chiến tranh tàn phá, tật bịnh lan tràn và đói
rách nghèo khó nổi lên. Kẻ nào muốn tiêu giảm nỗi thống khổ, phải giữ chắc bốn
giới: không sát sanh, trộm cướp, tà dâm, dối gạt, tùy sức mình mà gắng làm các
điều lành. Những người ấy sẽ được thiên thần ủng hộ, khiến cho nạn khỏi tai
qua. Nếu tiến thêm, muốn tìm nẻo thoát ly, phải tụng kinh hoặc trì chú và chí
tâm niệm hồng danh đức A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc.
Căn cứ theo luật
nhân quả, mọi sự khổ vui đều do nghiệp lành dữ và bởi vô minh gây tạo. Trong cảnh
nóng bức của nhà lửa tam giới, phải bền lòng an nhẫn, phải thiết thật phụng
hành đúng như lời Phật dạy Đùng nên mãi hờn trách thở than, vì kết cuộc sẽ hóa
ra vô ích. Trên đây là lời phụng khuyến, là đường lối thoát ly duy nhứt, mà những
kẻ học đạo muốn nhắn nhủ với đồng nhơn.
THÍCH VÔ NHẤT
(Lấy
ý câu: Nhất sự vô thành thân tiệm lão)
TỰ-CẢM
Sáu tám nhọc-nhằn kể
xiết chi,
Thăng trầm nhiều nổi chí không di.
Mài giũa cho thành ra ngọc quý,
Mới hay châu nọ thiệt “Ma-ni”.
Một niệm công-thuần hai bốn chẵn,
Cõi tạm khứ-hồi mấy kẻ tri!
Khỉ đến, mèo kêu, ba chuột chạy,
Trần-duyên vĩnh dứt, đoạn sầu bi.
Sáu tám năm qua việc
đáng kinh,
Thăng-trầm vùi-dập, lắm tai-tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù-sinh tạm múa hình.
Hai bốn năm ròng chuyên NHỨT-NIỆM,
DI-ĐÀ sáu chữ phóng quang-minh.
Hôm qua tin-tức trời TÂY báo,
GIỜ MẸO MAI ĐÂY TẠ THẾ TÌNH.
Nam mô Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng
TRÚC LIÊN BỔN THẤT
CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ
Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng
THÍCH THIỀN TÂM MỘT CAO TĂNG CẬN ĐẠI (audio)
Soạn Giả: Ưu Bà Di, Bồ Tát Giới BẢO ĐĂNG
Giảo Chánh: Sa môn THÍCH HẢI QUANG
Xuất Bản: Pháp Hoa Tự, Tucson-Arizona
KHEN ƯU BÀ DI BẢO ĐĂNG
Khá khen BẢO ĐĂNG Ưu bà di,
THIỀN TÂM lược sử quyết lòng ghi.
Thân yếu nhưng người tâm chẳng yếu,
Báo đức Sư Ông quản ngại gì.
PHÁP HOA PHẬT TỰ từ lâu đã,
Hoằng pháp gian truân kể xiết chi.
Đấy chính tại gia BỒ TÁT hạnh,
Nương theo đường PHẬT bước chân đi.
Trọng Đông – Quý Dậu niên Sa môn THÍCH HẢI QUANG
(Cảm tặng)
Những mong sao cho trong các hàng môn đệ của cố Hòa thượng Đại
Ninh, Vô Nhất Đại sư THÍCH THIỀN TÂM còn có thêm nhiều đệ tử, đồ tôn biết nhớ
ơn, báo đức cho THẦY, TỔ và sư môn cũng y như đồ tôn: Ưu bà di BẢO ĐĂNG đây vậy.
Thành kính và mong mỏi vậy thay.
Viết tại Hương Vân tịnh thất Omaha – Nebraska
Vào tiết Trọng Đông năm Quý Dậu
(Phật lịch 2538 – Dl. 1994)
THÍCH
HẢI-QUANG
(Cẩn bút)
100 Bài Kệ Niệm Phật Lược Giải (Audio) – Tạng Thư Phật Học (tangthuphathoc.net)
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Của Triệt
Ngộ Ðại Sư
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm
dịch từ Hán-văn ra Việt-văn
1) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
2) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
3) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
4) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
5) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
6) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
7) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
8) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
9) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
10) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
11) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
12) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
13) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
14) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
15) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
16) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
17) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
18) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
19) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
20) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
21) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
22) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
23) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
24) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
25) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
26) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
27) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
28) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
29) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
30) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
31) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
32) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
33) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
34) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
35) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
36) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
37) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
38) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
39) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
40) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
41) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
42) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
43) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
44) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
45) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
46) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
47) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
48) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
49) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
50) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
51) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
52) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
53) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
54) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
55) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
56) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
57) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
58) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
59) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
60) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
61) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
62) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
63) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
64) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
65) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
66) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
67) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
68) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
69) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
70) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
71) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
72) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
73) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
74) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
75) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
76) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
77) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
78) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
79) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
80) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
81) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
82) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
83) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
84) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
85) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
86) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
87) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
88) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
89) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
90) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
91) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
92) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
93) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
94) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
95) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
96) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
97) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
98) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
99) |
Nhứt cú Di Ðà |
Một câu A Di Ðà |
100) |
Nhứt cú Di Ðà
|
Một câu A Di Ðà |
CHUNG
Cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm
dịch và Lược giải
( Tông Bản Thiền Sư)
(21-11-92 ÂL)
Niệm Phật
Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt!
Dần-dà khó thể nhập Liên-Bang
Khi nao thật được nhàn?
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
ĐẲNG-GIÁC
Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.
[
ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.
]
A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.
]
“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).” ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).
Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG TÂM KIM-CANG.
]
DIỆU-GIÁC
Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
[
Tu Đơn, tu kép 12 vị :
1) CÀN HUỆ ĐỊA
2) THẬP TÍN
3) THẬP TRỤ
4) THẬP HẠNH
5) THẬP HỒI HƯỚNG
6) NOÃN
7) ĐẢNH
8) NHẪN
9) THẾ ĐỆ NHỨT
10) THẬP ĐỊA
11) ĐẲNG-GIÁC
12) TÂM KIM CANG
( dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)
]
Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.
[
1. Quán NGƯỜI như huyễn
2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn
3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn
4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn
5. Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn
6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn
7. Quán MỘNG như huyễn
8. Quán BÓNG như huyễn
9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn
10. Quán ẢO HÓA như huyễn.
]
A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán".
1) Không ăn NGŨ VỊ TÂN
2) PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
3) PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT SANH
1. Thập tín [10]
2. Thập trụ [10]
3. Thập hạnh [10]
4. Thập hồi hướng [10]
5. Tứ gia hạnh [4]
6. Thập địa [10]
7. Đẳng giác [1]
Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.
Ấn Quang đại sư đã bảo: "Mới xem qua, dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn nạn ma."
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
ẨN TU NGẪU VỊNH 2020 - YouTube
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
MỤC LỤC
1.- Ẩn tu nào phải cố xa đời !
Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi !
Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng
Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
2.- Ẩn tu cảm xót biển trần-ai !
Sóng gió trầm luân mãi lạc loài
Thân khổ kiếp người muôn nỗi khổ !
Nghiệp đời vay trả, trả rồi vay !
3.- Ẩn tu hôm sớm niệm Di Đà
Lòng lặng mười muôn chẳng cách xa
Canh vắng giường thiền khi mãn định
Hoa sương cười nụ dưới trăng tà.
4.- Ẩn tu uổng tiếc bạn đồng hành !
Nói lý cao huyền đắm lợi danh !
Già, bịnh, đoạ sa, không phản tỉnh
Bóng câu mấy nỗi thoáng bên mành !
5.- Ẩn tu cõi tịnh nhẹ buông hồn !
Tưởng quán trời Tây nhớ Bảo-thôn
Ráng đỏ sắp đưa, vầng Nhật-lặn
Phất phơ tà áo gió hoàng hôn.
6.- Ẩn tu bền chí giữ công phu
Ba cõi không an lửa ngục tù !
Ngũ-dục, Hoàng-lương say gối mộng
Kiếp người dường một thoáng phù du !
7.- Ẩn tu riêng chạnh nỗi riêng mình
Túc trái gây nên, mối bất-bình
Tích phước tu-hành rồi tạo nghiệp
Cánh bèo trôi giạt biển phù sinh.
8.- Ẩn tu tưởng lại quả đời nay
Bao lớp gian truân nỗi đoạ đày !
Ẩn nhẫn trả xong tròn nghiệp trước
Dấu hồng chuyện cũ tuyết mờ bay !
9.- Ẩn tu nhớ đến đức sanh thành
Lắm lúc vì con chẳng tạo lành
Con lớn Mẹ Cha oằn gánh nghiệp
Bảo châu đền đáp cũng mong manh !
10.- Ẩn tu nguyện trả nghĩa song đường
Hồi hướng công phu mỗi khoá thường
Lại khuyến nghiêm-từ tâm đạo phát
Nương thuyền Phật huệ đến Tây-phương.
11.- Ẩn tu cửa đạo trải bao năm
Kinh nghiệm nhiều phen vẫn lạc lầm
Quen lắm lại càng thêm việc lắm
Cung đàn Hạ-Lý, mấy tri âm ?
12.- Ẩn tu ngùi ngậm bạn chung sơ
Nối gót ra đi chẳng hẹn chờ
Ngàn dặm cố nhân hồn lẫn vẫn
Mười năm việc cũ nửa phai mờ !
13.- Ẩn tu ưu cảm bởi nhơn tình
Điên đảo luân thường lại sát sinh
Khiến lắm tai trời thêm ách nước
Vầng hồng xế bóng sắp tây khuynh.
14.- Ẩn tu xét thấy chốn Tăng-Già
Ganh-hại thị-phi lắm bất hoà !
Danh vị, chùa chiền tranh đệ tử
Ưu Đàm, Lan Huệ héo mầm hoa.
15.- Ẩn tu rõ biết chuyển cơ trời !
Nhân-quả lọc thanh đạo với đời !
Tai biến dập dồn trăm cảnh chết
Núi xương sông máu, thảm đầy vơi !
16.- Ẩn tu nghĩ muốn thoát dòng mê !
Vững lái phong ba lúc nặng nề
Niệm Phật, niệm Tâm, tâm niệm Phật
Mây tan thấy rõ lối đi về.
17.- Ẩn tu Tín, Nguyện Niệm hồng danh
Thời mạt chướng sâu đạo khó thành
Chờ đến Liên-bang lên pháp-nhẫn
Đem thuyền Bát Nhã độ quần sanh.
18.- Ẩn tu Hoa Tạng mến môn huyền
Muốn kết Dao-đài hội Thắng Liên
Theo bước Đàm-Loan chơi bảo-các
Bích Câu lạc dấu, Giáng-Kiều tiên.
19.- Ẩn tu tế độ chẳng quên lòng !
Bi, Trí đôi đường phải suốt thông
Y sĩ nhân tâm dù đã sẳn
Còn rành nhân thuật mới thành công !
20.- Ẩn tu chi quản nệ công-lao
Mà chẳng tuyên dương tiếng Hải-trào
Sông lớn khơi nguồn từ núi thẳm
Xuống trần càng đục biết làm sao ?
21.-Ẩn tu Không có, Có mà Không !
Phương tiện, từ bi khó biết lòng !
Ngôn thuyết hãy còn Thân thuyết-pháp
Sấm mưa ẩn hiện bóng Thần Long.
22.-Ẩn tu mây trắng nhẹ phiêu diêu
Uốn khúc sông-in giãi lụa chiều
Thanh thoát gió chim reo nhạc Phật
Lầu-Tần không lại lắng hơi tiêu.
23.-Ẩn tu an tĩnh chốn cao nguyên
Hoa cảnh lòng trăng đẹp dịu hiền
Mây núi điệp trùng đêm tịch tịch
Câu Kinh tiếng Phật lại triền miên !
24.-Ẩn tu tịnh thấy cảnh am mây
Thanh tuấn thiền sư dáng huệ gầy
Kiếp trước Đạo Dung là tớ đó
Mà nàng Thiên Thụy hỏi ai đây ?
25.-Ẩn tu lại thấy ở am mây
Lâu trượng Tay cầm kiếm qủy thần
Mật phái Lạt-ma y mão lạ
Quê xưa trúc tạng tợ xa gần
(25.-Ẩn tu dũng-tướng nhớ thời xa
Hoàng-tộc triều Lê điện Thái-Hoà
Vì Trịnh – Tú – Loan duyên trái khiến
Nửa chừng xuân gảy gánh tài hoa !)
26.-Ẩn tu được biết kiếp lâu xa
Từng ở Thiên cung cõi Đại La !
Đại Phước Lão-tiên là bạn cũ
Xuống tìm học Phật lạc mê hà.
27.-Ẩn tu luân chuyển nghĩ bao đời !
Thân-thế bèo đưa, sóng nghiệp trôi !
Lỗi bởi tâm mình chưa chuyển vật !
Những riêng thương thẹn khó nên lời.
28.-Ẩn tu nương tựa ánh từ quang
Lần lữa trần tâm lắng nhẹ tan
Năm tháng luyện thuần trâu hoá trắng
Sáo thanh một khúc cỏ hoa nhàn.
29.-Ẩn tu gió mát toả gương nga
Tĩnh-thất cài then tụng Pháp-Hoa
Bừng sáng thân tâm hoà ánh nguyệt
Tầm Dương bổng dứt hận Tỳ Bà !
30.-Ẩn tu niệm Phật cảnh sâu huyền !
Trong sáng linh hư hợp Tịnh, Thiền
Không hữu đều tan, Trung đạo dứt
Hoa vàng chợt nở Bảo trì liên !
31.-Ẩn tu niệm dứt tướng vào ra
Không thấy thân tâm Phật với ta
Thanh thoát rõ rành vang Thánh-hiệu
Trăm hoa đua sắc tiếng Oanh ca.
32.-Ẩn tu niệm chẳng thánh cùng phàm
Mắt huệ can chi dính mạt vàng ?
Hữu tướng tức đồng Vô tướng niệm
Chân Không huyễn sắc khắp bao hàm.
33.-Ẩn tu tuy biết ý cao siêu
Mà chẳng thích ưa lý luận nhiều
Căn tánh người nay đà kém loạn
Nói hay làm phỏng được bao nhiêu ?
34.-Ẩn tu ngại lỗi luận đua tranh
Nói cũng vì người thuyết khác hành
Thái cực ai-phân nhơn-ngã đó
Lạnh lùng huyễn lợi với hư danh !
35.-Ẩn tu suối bạc ánh màu ngân
Muốn gẫm gần xa chuyện túc nhân
Người cảnh ai bày vui với khổ
Hoa trăng cười cợt ý bâng khuâng.
Chỉ ước lâm chung dự biết thời
Nương nguyện Phổ-Hiền sanh Cực-Lạc
Rồi dong thuyền độ khắp nơi nơi.
37.-Ẩn tu an phó bịnh suy già
Nhơn thế xưa nay vẫn thế mà
Giữ chắc hồng-danh thuyền tế độ
Muôn trùng bao quản ngọn phong ba !
38.-Ẩn tu suy gẫm sức hồng danh
Phước huệ tăng-kỳ kết tụ thành
Sáu chữ chí tâm tiêu vạn tội
Một câu chín phẩm thoát siêu sanh.
39.-Ẩn tu tuy chửa đến Tây Phương
Cành ngọc chim linh ứng mộng thường
Rõ biết tâm lành sanh cảnh tịnh
Quả nhân cảm hiện lẽ chiêu chương.
40.-Ẩn tu niệm Phật suốt thâu canh
Cam lộ từ răng đượm ngọt thanh !
Khát nước đã nhờ công đức thuỷ
Lam Kiều chi nhọc hỏi Vân Anh ?
41.-Ẩn tu chợt nhớ Hổ Khê xưa !
Suối bạc non xanh đệ nhứt thừa
Một giống Bạch Liên truyền đất Việt
Hương sen còn đậm hạt thu mưa !
42.-Ẩn tu riêng mến đạo Đông Lâm
Biển Phật thuyền Sen thật chẳng lầm
Liên lậu trước chùa ghi nhựt khoá
Đến nay còn dậy khúc Thanh âm.
43.-Ẩn tu trần niệm chẳng còn dư
Kinh điển dường quên, tám vạn tư
Chẳng biết Lư Sơn mày mặt thật
Chỉ nhân mình ở tại non Lư.
44.-Ẩn tu nghĩ chuộng sắc thanh-duyên
Thanh sắc đâu bằng cõi Bảo Liên
Sắc rực ánh vàng thanh suối ngọc
Tô Đà hương phạn lại tham thiền.
-Ẩn tu nghĩ kẻ sắc thanh tranh
Thanh sắc đâu bằng cõi Thái Thành
Sắc đẹp ba hai thanh phạm tám
Ăn xong thiền duyệt lại kinh hành.
45.-Ẩn tu khuyên khách mến giang hồ !
Nên học Liên phương niệm Phật đồ
Về cõi Bảo Hoa đi dạo khắp
Muôn trời tịnh diệu nét Xuân tô !
46.-Ẩn tu lòng đạo sáng gương rằm
Bạn Cúc quê vàng cảnh vắng tâm
Cây biếc mây hồng che tĩnh xứ
Khói sương vùi dập mấy mươi năm.
47.-Ẩn tu Lan-Nhã ngắm tư bề
Ríu rít mây chim tiếng gọi về
Dâu biển người đời thương biến đổi
Đâu hay muôn cảnh vốn Bồ đề.
48.-Ẩn tu nhớ dạy Tịnh Liên Hoa
Trí Giả nguyên là Phật Thích Ca
Lại có Vĩnh Minh cùng Thiện Đạo
Tương truyền thân hóa của Di Đà
49.-Ẩn tu thấy nói Tổ bên Thiền
Long Thọ, Mã Minh chứng đạo huyền
Đều tín Liên tông khuyên NIỆM PHẬT
Sao hàng hậu học tạo khinh duyên ?
50.-Ẩn tu thương nghĩ cánh Nam tông
Tịnh độ cho là pháp viễn vông
Bác phá Đại thừa phi Phật thuyết
Yến Ly đâu biết dấu chim hồng ?
51.-Ẩn tu ngẫm diệu đạo Liên trì
Căn tiểu thừa nghi chẳng lạ gì ?
Thượng đức năm ngàn Linh Thứu hội
Thành quân bại Bắc rút lui đi.
52.-Ẩn tu chán kẻ nói loanh quanh
Đem hiệu Di Đà phối ngũ-hành
Bao-tử giả là ao Thất-bảo
Phật lành niệm Phật để làm danh !
53.-Ẩn tu than kẻ chấp ly kỳ
Không sắc thật quyền chẳng biết chi
Bảo Phật gỗ, đồng không độ lửa
Còn thân Phật đất, nước tan đi.
54.-Ẩn tu chẳng ngại hung yêu ma
Vì để biệt phân chánh với tà
Chỉ sợ cửa không hàng phá Kiến
Dắt người lầm lạc khó nhìn ra.
55.-Ẩn tu thời mạt nhớ Kinh ghi
Học đạo muôn ngàn ít ngộ kỳ
Duy niệm Hồng-danh cầu Tịnh-độ
Hiện đời giải thoát rất ly-kỳ.
Thiền, Tịnh, thị phi chấp trước dày
Kiên cố đấu tranh đà hiện rõ
Đạo đời phân hóa cảnh thời nay.
57.-Ẩn tu ý Tổ cảm thông tri
Bi trí tuỳ cơ độ Mạt-thì
Đâu phải chấp đua như thế tục
Mà riêng khen Tịnh đạo huyền vi.
58.-Ẩn tu thời mạt nhớ câu than
Đức Tín Tỳ Kheo kém Thiện-nam
Cư-sĩ lại thua hàng tín-nữ
Thiên Như huyền ký để lời vàng.
59.-Ẩn tu lòng đạo muốn tăng cao
Phải quán tam đồ khổ lớn lao
Phát ý Bồ đề siêng niệm Phật
Bởi cơ nước lửa sắp dâng trào.
60.-Ẩn tu nhìn khắp cảnh ban mai
Người vật ra đường chim nhảy bay
Tất cả chỉ vì lo vóc huyễn
Nhọc, già, bịnh, chết mấy ai hay?
61.-Ẩn tu tục lụy thấy muôn mầu
Trong cảnh giàu sang dễ bạc đầu
Việc đắc ý nên dừng nghĩ lại
Kiếp trần tạm gởi được bao lâu.
62.-Ẩn tu nhìn thế loạn đường tơ
Các nước phân tranh rối cuộc cờ
Đạo-pháp vang hồi chuông cảnh tỉnh
Mộng thành sấm dậy chẳng tan mơ.
63.-Ẩn tu niệm Phật gọi Liên-hương
Khắp nguyện đồng lên Tuyển-Phật trường
Hoàng Hạc lầu mây lòng chẳng tưởng
Non Tiên ba cõi vẫn vô thường.
64.-Ẩn tu thường thấy hạng ngu thành
Niệm Phật thiện chung hoặc vãng sanh
Khiến nghĩ làng tu huyền luận giỏi
Bởi đâu khi tịch chẳng an lành?
65.-Ẩn tu hằng tự nhủ riêng lòng
Đã biết đường Tây phải gắng công
Bình nhựt là nhân như chẳng thật
Lâm chung quả có nở Sen hồng.
66.-Ẩn tu quyết chí gạt trần tình
Mặc nỗi khen chê lẫn bất bình
Sức yếu phải cam phần kém yếu
Tình đời ví nhẹ đạo tâm sinh.
67.-Ẩn tu tưởng đến cảnh Lê-viên
Điệu múa Nghê thường đẹp áo Xiêm
Kim cốc sanh ca dìu dặt trổi
Mà nay suông lạnh ánh thu thiềm !
68.-Ẩn tu Chiêm-tộc nhớ Mường-Lan
Nữ chúa rừng xanh đẹp khác phàm !
Tướng sĩ trận voi uy-vũ thạnh
Nhạc mờ Phan Thiết núi sương lam !
69.-Ẩn tu liên tưởng dãy Giang Đông
Xích Bích trống quân dậy lửa hồng !
Tuyệt-đại song kiều, anh kiệt mất
Tài tình mấy đoạn phút hoàn Không.
70.-Ẩn tu Nguyễn Huệ nhớ Anh-hào
Điệp-điệp quân thanh, chiến cuộc thâu
Trúc kết sang sông mờ bóng cũ
Mây ngàn cỏ nội đỉnh Tây sầu !
71.-Ẩn tu tìm hỏi truyện Tây Thi
Dư lại hồn mai ánh nguyệt trì !
Hận nỗi ba sinh đâu vắng tá?
Thương tình một mối có ra chi?
72.-Ẩn tu tích cổ duyệt xa gần
Tan hợp bên trời áng bạch-vân !
Biển nổi dâu chìm duyên cảnh thế,
Bao giờ cảnh Phật tựa lầu ngân.
73.-Ẩn tu bốn mặt khói sương đầy
Hỏi gạn ai người niệm Phật đây?
Cười mỉm Duy Ma không phúc đáp
Song hồ nửa khép cánh am mây !
74.-Ẩn tu trì niệm cảnh hồn nhiên
Trong lặng âm-thanh vẫn dịu hiền
Đoan-đích tìm chi tin-tức thật?
Tiếng chuông đêm vắng đến ngư thuyền.
75.-Ẩn tu niệm Phật nhẹ lâng không
Hồn bướm Trang Chu tỉnh giấc nồng !
Ý vị âm thầm trăng tỏa sáng
Hình dung lóng lánh tuyết ngần trong.
Cao thấp đồi xa ủng hộ bày
Trước mắt rõ ràng chân cảnh lộ
Màu thu lai láng nét thu gầy.
77.-Ẩn tu mưa phới khắp ngàn tiêu
Bát ngát lâm tuyền cảnh tịch liêu !
Tiếng gió canh thâu hoà tiếng Phật
Bên thềm hoa rụng ít hay nhiều.
78.-Ẩn tu ca nhạc có chim rừng !
Bay hót vần quanh tợ đón mừng
Đủ sắc phi-cầm, tranh vẽ đẹp
Điểm-tô cảnh Phật, một màu Xuân.
79.-Ẩn tu hoa cỏ dáng thờ ơ
Thời mạt nhơn tâm đã khác xưa
Lòng thú hình người, đầy lớp lớp
Cảnh đời gió gió, lại mưa mưa !
80.-Ẩn tu kham nhẫn cõi Ta Bà
Nỗi khổ muôn ngàn, khó kể ra
Cực Lạc niềm vui vui bất diệt
Khổ vui đều bởi tự nhân mà !
81.-Ẩn tu đàn suối cạnh triền non
Tươi tỉnh hoa ngàn tợ phấn son
Sáng lạ vừa tan vầng ráng đỏ.
Đẹp xinh lại hiện bóng trăng tròn !
82.-Ẩn tu ai bảo chẳng Di Đà
Thiện Đạo quang-minh niệm niệm ra
Khang Tổ mỗi câu sanh hoá PHẬT
Cười hàng ngu chấp cố dèm pha.
83.-Ẩn tu ai bảo niệm hồng danh
Không có Tây-phương chẳng vãng sanh
Liên hữu xưa nay nhiều hiện ứng
Thánh-Hiền-Lục đã chép ghi rành.
84.-Ẩn tu chân thật chớ bề ngoài
Tu dáng tu hình lạc-lối sai
Tu tánh tu tâm lên giải thoát
Khuyên làng tu Phật chớ khoe tài.
85.-Ẩn tu hiếu thuận niệm Di Đà
Siêu độ cửu huyền đến mẹ cha
Hiếu đây mới là chăn thật hiếu
Đời tươi như gấm, đạo như hoa.
86.-Ẩn tu xót cảnh đạo đời suy
Lý học Đông Tây đã dự tri
Thiên giáo chỉ rành cơ tận thế
Tiên ghi tận diệt đến thời kỳ.
87.-Ẩn tu lý đạo nói sao cùng !
Nhân-quả nghiêm minh xử lạnh lùng !
Tài, sắc, giàu, sang âu cảnh tạm
Sáng tươi chiều héo đoá Phù Dung.
88.-Ẩn tu thế chiến biết kỳ ba
Nước lửa sơn lâm khắp hải hà
Mấy cuộc lọc thanh đầy huyết-lệ
Bay hồn thảm khổ, lướt khôn qua
89.-Ẩn tu bom đạn, rõ điềm hung
Tan-tác thành đô quả đất rung
Đổi cảnh, đổi người, thời tiết đổi
Núi nhô, núi sụp, chuyện khôn cùng.
90.-Ẩn tu mạt-kiếp thấy lời ghi
Trước mất Lăng Nghiêm pháp diệu kỳ
Lần lượt các kinh đều diệt hết
Duy còn Phật hiệu độ cơ-nguy.
91.-Ẩn tu khuyên khắp sớm hồi đầu
Lìa khỏi dòng mê, sóng nước sâu
Phước huệ đủ trong câu niệm PHẬT
Tám muôn tư pháp cũng gồm thâu.
92.-Ẩn tu chầm chậm bóng dương đi
Ngoài cửa hoa nhàn liễu rũ mi
Đại-mộng hỏi ai người sớm tỉnh?
Ngày xuân chưa dễ hẹn tiên-tri !
93.-Ẩn tu khẩn nguyện khắp nơi-nơi
Niệm PHẬT xứng cơ lại hợp thời
Biển mộng hỏi ai, thuyền lạc bến
Sông mê này chút ánh sen rơi !
94.-Ẩn tu nghĩ tiếc bậc tài cao !
Biển luỵ trần ai đắm kiệt hào !
Giọt lệ Tần-Đình thương đất nước
Bên song kiếm ẩn thán công hầu !
95.-Ẩn tu nhìn lắm kẻ chơi vơi
Gào khóc quên tu cũng huyễn thôi !
Niệm PHẬT để cho tròn tánh PHẬT
Kiếp người chẳng uổng được thân người.
96.-Ẩn tu tâm PHẬT hội Tào Khê
Kiếp ngoại trời xuân sáng bốn bề
Hoa nở sắc hương thành Chủng trí
Gió thông kim cổ đạo Bồ-Bề.
97.-Ẩn tu giải đạo phải dùng lời
Biển lớp ngôn âm cảnh lẫn người
Tự xét đã riêng không sở đắc
Nói nhiều thêm lỗi vọng mà thôi.
98.-Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
99.-Ẩn tu sống chết việc ưu tiên
Kinh cảm luân hồi trải khắp miền !
Sa đoạ ba đường như đại địa
Móng tay cát bụi cõi nhơn thiên !
100.-Ẩn tu tổng-yếu Tịnh môn mầu
Bí quyết đừng xa nghĩ ngợi cầu
Thanh tịnh chí thành trong mấy điểm
LỰC, HÀNH, NGUYỆN THIẾT với TIN sâu.
101.-Ẩn tu niệm niệm bút sanh hoa
Thi-tứ nguồn tâm một mạch ra
Danh-tự vị nguyên là Phật-nhãn
Non Tây rực rỡ dệt hồng hà.
102.-Ẩn tu trắc trắc, lại bình bình
Niệm đạt vô-tình lẫn hữu tình
Lầu tuyết rã tan ngàn thế giới
Chân trời pháp nhãn lộ bình-minh.
103.-Ẩn tu niệm vỡ chụp pha-lê
Muôn ổn ngàn yên lặng khắp bề !
Riêng một bóng Tăng ngồi tĩnh-tọa
Lâm-viên vừa bặt tiếng sơn khê.
104.-Ẩn tu sừng-sửng cội cây khô
Một ngón Thiên Long, dứt ý-đồ
Phật tử đến thăm như hỏi đạo
A Di Đà Phật lại NAM MÔ.
105.-Ẩn tu nhơn cảnh chợt đều quên
Sáng-rỡ vầng-nga rọi trước thềm
Mùi đạo Lan-thanh riêng tự biết
Kêu mưa đã vắng giọng cưu đêm.
106.-Ẩn tu suối lặng bóng chim qua
Chim nước đều như tự tại hoà
Di Lặc trao cho xem túi vải
Dưới trên đều rỗng, giọng kha kha !!!
107.-Ẩn tu bên viện tiếng chuông dồn!
Sấm nổ Oai âm tỉnh mộng hồn
Chồn nhảy vào hang Sư tử chúa
Sư-Vương lại dạo dã hồ thôn.
108.-Ẩn tu trì niệm tháng năm qua
Đạp lối Sen thanh trở lại NHÀ
Tin-tức ngày nay vừa thấy được
Tiếng chuông Sơn tự bóng trăng tà !
Nam mô Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng
TRÚC LIÊN BỔN THẤT
CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ
Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng
Comments
Post a Comment