LAM
Thất Na Thất Na [37]
Án-- vỉ tát phổ ra, na ra các xoa,
phạ nhựt-ra, mạn trà lả, hồng phấn tra.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 108 LẦN THỦ NHÃN trở lên
như trì “Bảo-Cảnh Thủ Nhãn Ấn Pháp” chẳng hạn.)
THẬP NHỊ DANH NHƯ LAI LỄ SÁM DIỆT TỘI
Đại-từ đại-bi mẫn chúng-sanh,
Đại-hỷ đại-xả tế hàm-thức,
Tướng hảo quang-minh dĩ tự-nghiêm,
Đệ-tử nhứt tâm quy-mạng lễ. (1 lạy)
1) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Đông phương giải-thoát, chủ thế giới hư không Công đức mục tịnh vô cấu vi trần, Đẳng đoan chánh công đức tướng, Quang minh hoa ba đầu ma, điểm lưu ly quang sắc, Bảo thể hương, Tối thượng hương, Diệu cúng dường, Chủng chủng diệu thái trang nghiêm, Đảnh kế diệu tướng, Vô lượng vô biên, Nhựt Nguyệt quang minh, Nguyệt lực trang nghiêm, Biến hóa trang nghiêm, Quảng đại trang nghiêm, Pháp giới cao thắng, VÔ NHIỄM BẢO VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy)
2) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Hào tướng thù thắng như nhựt nguyệt quang minh diệm, Bảo liên hoa quang sắc thân kiện như Kim cang, Tỳ lô giá na vô chướng ngại nhãn, Viên mãn thập phương, Phóng quang phổ chiếu, Nhất thiết Phật Sát TƯỚNG VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy)
3) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Nhất thiết trang nghiêm VÔ CẤU QUANG NHƯ LAI. (1 lạy)
4) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Nam phương thế giới BIỆN TÀI ANH LẠC TƯ NIỆM NHƯ LAI. (1 lạy)
5) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Tây phương thế giới VÔ CẤU NGUYỆT TRÀNG TƯỚNG VƯƠNG DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy)
6) - NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Bắc phương thế giới HOA TRANG NGHIÊM TÁC QUANG MINH NHƯ LAI. (1 lạy)
7) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Đông Nam phương thế giới TÁC ĐĂNG MINH NHƯ LAI. (1 lạy)
8) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Tây Nam phương thế giới BẢO THƯỢNG TƯỚNG DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy)
9) NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Tây Bắc phương thế giới VÔ ÚY QUÁN NHƯ LAI. (1 lạy)
10)-NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Đông Bắc phương thế giới VÔ ÚY VÔ KHIẾP MAO KHỔNG BẤT THỤ DANH XƯNG NHƯ LAI. (1 lạy)
11) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Hạ phương thế giới SƯ TỬ PHẤN TẤN CĂN NHƯ LAI. (1 lạy)
12) -NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Thượng phương thế giới KIM QUANG OAI ĐỨC TƯỚNG VƯƠNG NHƯ LAI. (1 lạy)
NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ:
Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư, PHÁP GIỚI TẠNG THÂN A DI ĐÀ NHƯ LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
(Hồng-Danh Bửu-Sám)
(Quỳ Tụng) – Đức Phật bảo Di Lặc Bồ Tát:
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào phạm các tội Tứ trọng ngũ nghịch, Thập ác phỉ báng Tam Bảo , hàng tăng ni phạm tội Tứ khí, Bát khí, người ấy tội nặng, giả sử như đem cõi Diêm phù đề này, nghiền nát thành bụi nhỏ, mỗi hạt bụi là một kiếp tội, chỉ xưng lễ danh hiệu một vị Phật đầu tiên một lạy, thì bao nhiêu vi trần kiếp tội ấy điều được tiêu trừ . Huống chi ngày đêm đọc tụng, thọ trì, nhớ niệm không quên, kẻ đó sẽ được công đức không thể nghĩ bàn.
Lại nếu xưng lễ 12 lạy Danh hiệu của chư Phật trên đây, trong vòng 10 ngày Sám hối tất cả tội, khuyến thỉnh chư Phật trụ thế, và chuyễn pháp luân, tùy hỉ tất cả công đức của tất cả chúng sinh, đem các căn lành mình tu, hồi hướng về giải thoát, hành trì như thế sẽ diệt được tất cả tội, sẽ trừ được tất cả nghiệp chướng, sẽ được trang nghiêm đầy đủ Phật độ, sẽ được đầy đủ đức vô úy, đầy đủ tướng hảo, đầy đủ hạnh Bồ Tát, quyến thuộc vây quanh, đầy đủ vô lượng tam muội, Đầy đủ cõi Phật trang nghiêm như ý, cho đến đầy đủ quả báo tốt đẹp, đáng ưa thích của quả Vô thượng bồ đề.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Nếu có thiện nam tử,
Cùng với thiện nữ nhơn,
Xưng lễ hiện Phật trên.
Trong đời đời kiếp kiếp.
Sẽ được người yêu kính,
Tùy chỗ sanh ngôi vị,
Cao quý hơn tất cả.
Ánh sáng oai lực lớn,
Thành tựu đạo Bồ Đề.
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO (3 lần)
Cúi lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Con nay phát nguyện rộng
LỄ THẬP NHỊ DANH NHƯ LAI
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát Bồ-Đề TÂM
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
(niệm mau 10 hơi)
Thiên Thủ Thiên Nhãn
Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát (1 lạy)
Hộ-Pháp Vi- Đà Tôn-Thiên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng THIỀN hạ TÂM thùy từ minh chứng (1 lạy)
CHUNG
25.-Ẩn tu lại thấy ở am mây
Lâu trượng Tay cầm kiếm qủy thần
Mật phái Lạt-ma y mão lạ
Quê xưa trúc tạng tợ xa gần.
37. THẤT NA THẤT NA
SHINA SHINA
Đấng Đại-trí-hoằng-thệ hiện Bảo-cảnh-thủ-nhãn.
Thị thiện Thị ác nhiếp chúng sanh
Hốt thuận Hốt nghịch chiết tánh linh
Phản bổn Hoàn nguyên tu chư kỷ
Ma-ha Bát-nhã nhật dạ minh.
THẤT NA THẤT NA. Câu chú này được dịch là “Đại trí huệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Bảo cảnh được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.
Đại trí huệ là gì? Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Có đại trí huệ, thì mỗi niệm đều là biểu hiện của trí bát nhã, mỗi tâm niệm đều lưu xuất từ Đại Quang Minh. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí huệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.
Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí huệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn.
Những người có trí huệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chính tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chính lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí huệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chính tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vạy.
Nhưng quý vị không thể nào biết rõ việc làm nào hư ngụy nên cứ mãi khăng khăng tạo nghiệp ác. Quý vị không thể nào biết được rõ ràng thế nào là phạm giới, nên cứ thế mà làm, ráng hết sức để làm cho được, cứ muốn nhìn cho được dù thực sự đó là những thứ chướng ngại. Những hành vi như thế là sự ngu muội tột cùng, biểu lộ hoàn toàn sự non yếu trí huệ.
Ồ! Không-Quý vị có thể phản đối-Tôi là người có trí huệ, tôi chỉ sai lầm trong nhất thời thôi!
Chỉ sai lầm một lần thôi cũng có nghĩa là vô minh, không có trí huệ rồi. Người có đại trí huệ không hề có tư tưởng sai lầm. Thế nên Tôn giả A Nan đã phát nguyện:
Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng
Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.
Nghĩa là:
“Giúp cho con tiêu trừ vọng tưởng sai lầm trong muôn ức kiếp”.
Khiến con chẳng cần trải qua a tăng kỳ kiếp mà chứng ngộ được pháp thân”.
Tôn giả đã phát nguyện tiêu trừ vọng tưởng không những chỉ một, hai, ba, bốn, năm hay một trăm kiếp nhưng trong vô số kiếp.
Nhưng tại sao trong tâm ta lại có quá nhiều vọng tưởng như thế? Khi một vọng tưởng đi qua, vọng tưởng khác kế tiếp theo, và khi vọng tưởng ấy tiêu mất, vọng tưởng sau lại sinh khởi tiếp nối. Giống như sóng trên mặt biển. Quý vị cứ nghĩ rằng đại dương là vật vô tình, nhưng thực sự nó chẳng phải là thứ ở ngoài tâm quý vị mà có. Biển cả cũng được lưu xuất từ trong tâm niệm của chúng sanh. Sóng biển không ngừng nổi lên rồi chìm xuống, cũng hoàn toàn giống như vọng tưởng của chúng sanh chẳng bao giờ ngừng. Nó liên tục mãi. Vọng tưởng trước vừa biến mất, vọng tưởng sau liền tiếp nối, vọng tưởng này tiếp nối vọng tưởng kia, xoay vần tương tục, nối theo nhau không dứt, như dòng thác không bao giờ ngừng. Không có vọng tưởng nào muốn rơi lại đằng sau cả, chúng đều hoàn toàn muốn phóng vọt lên phía trước. Vì sao mà quý vị lại mắc phải quá nhiều vọng tưởng như vậy? Chỉ vì không có trí huệ. Nếu quý vị có trí huệ, thì chẳng còn mảy may vọng tưởng và sóng cũng không còn xao động nữa. Như trong câu thơ:
Thanh phong đồ lai
Thủy ba bất hưng
Nghĩa là:
“Gió trong lành thổi đến,
Biển không còn sóng xao”.
Khi trong công phu mà quý vị đạt được định lực, cũng như sóng biển đã lặng yên. Khi có được định lực thì nước trí huệ hiển hiện, không còn một gợn sóng, chẳng còn một niệm vọng tưởng nào nữa. Lúc đó là thanh tịnh chân thực. Đó là lúc:
“Nhất trần bất nhiễm
Vạn lự giai không”
Thực vậy, khi một người không còn bị vướng dù chỉ một hạt bụi vô minh thì chẳng còn phải lo nghĩ một điều gì nữa cả, mọi thứ trên đời này đều là không. Đó chính là biểu hiện của đại trí huệ.
Người có trí huệ thường thành công trong bất kỳ mọi việc, còn người thiếu trí huệu thường bị thất bại trong bất kỳ việc gì mà họ nhúng tay vào. Do vậy nên trí huệ là vô cùng quan trọng.
Ngu muội là gì? Vô minh chính là ngu muội. Ngu muội cũng chỉ là từ vô minh mà ra. Khi vô minh sinh khởi, con người hoàn toàn bị mất sáng suốt. Quý vị hãy hỏi một người vừa mới làm một việc sai lầm xong thì rõ:
- Tại sao anh lại làm việc đó?
Họ sẽ trả lời:
- Tôi không rõ nữa …
Đó chính là do ngu muội, do sự thiếu sáng suốt, thiếu trí huệ. Nhưng dù họ hành động mê lầm do vô minh, nhưng họ lại không chịu từ bỏ vô minh. Họ lại khăng khăng:
- Tôi biết chứ. Tôi biết nó sai mà! Thật là quái lạ. Con người mê muội chỉ do vì không có trí huệ, không đạt được Đại viên cảnh trí, vì họ không chịu công phu hành trì Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Nếu họ tu tập ấn pháp này, thì sẽ không còn ngu muội nữa; bất luận chuyện gì xảy ra. Đó là khi:
Phùng quỷ sát quỷ
Phùng Phật sát Phật
Đây cũng như việc cầm một cây dao thật bén, chặt ngay mọi vọng tưởng vừa lóe lên. Đại trí huệ cũng như một con dao bén hay còn được ví như thanh gươm.
Quý vị có thể nói: “Gươm trí huệ rất nặng, không, không dễ gì cầm kiếm ấy được”! Đó là vì quý vị chưa từng cầm nó. Thực ra, sử dụng kiếm này chẳng cần sử dụng chút sức lực nào cả. Nếu quý vị chưa từng cầm nó lên thì thấy nó quá nặng. Nếu quý vị đã cầm lên rồi, thì thấy nó nhẹ. Nếu quý vị không chịu cầm lên, thì nhẹ biến thành nặng. Nếu quý vị chịu cầm lên, thì nặng biến thành nhẹ. Sao vậy? Vì quý vị đã cầm lên rồi!
Nếu quý vị nói: “Tôi biết rằng gươm trí huệ rất quan trọng, nhưng quá nặng. Tôi không thể nhấc lên nổi”. Và quý vị không sờ tới gươm. Thế nên gươm trí huệ càng nặng thật. Nhưng một khi quý vị đã sờ vào kiếm, đã vung gươm lên rồi thì mọi sự hiểu biết đều bén nhọn như lưỡi gươm, chẳng còn một chút rắc rối nào nữa cả. Thế nên tôi thường nói với quý vị rằng:
“Mọi việc đều tốt đẹp cả”. Chính là phát xuất từ đạo lý này. Nếu quý vị gặp nhiều việc rắc rối, là vì quý vị không có thanh gươm trí huệ. Nếu quý vị có được thanh kiếm trí huệ ấy, thì sẽ chẳng còn chuyện gì rắc rối nữa cả. Màu nhiệm là ở điểm này.
Núi sông đất liền, lâu đài nhà cửa, thế giới y báo cũng như chánh báo đều không vượt ra ngoài tâm niệm hiện tiền của chúng ta.
Cái gì là thế giới y báo? Núi sông, đất liền, lâu đài nhà cửa gọi là thế giới y báo. Thế giới chánh báo là thân tâm của chúng ta, chính là nơi mà con người chúng ta thọ nhận sự báo ứng. Nếu quý vị đã hiểu được sự báo ứng khi chính mình thọ nhận, nghĩa là quý vị không còn vô minh nữa. Không còn vô minh nghĩa là có trí huệ. Điều này được ví như tấm gương:
Vật lai tắc ánh
Vật khứ tắc không.
Nghĩa là: “Vật đến liền chiếu. Vật biến hoàn không”. Tấm gương chẳng lưu giữ dấu vết gì cả. Kẻ trí thường thản nhiên với mọi chuyện và cứ để nó trôi qua mà lòng chẳng còn vướng bận điều gì.
Mặc dù kẻ trí chẳng lưu giữ điều gì lại trong lòng, nhưng mọi vật thường tự hiển bày. Và mặc dù nó thường tự hiển bày nhưng chẳng hề bị vướng mắc.
Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí huệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê di hê, Thất na thất na”.
Khi đã tụng một lần rồi là không còn quên nữa, đã tụng được hai, ba lần, vài trăm lần rồi thì chẳng thể nào quên được nữa. Đó là phải cố gắng để ghi nhớ. Còn khi quý vị chỉ cần nhìn hoặc nghe lướt qua một lần rồi nhớ mãi không quên, chẳng cần phải dụng công ghi nhớ nữa, đó là khi trí huệ của quý vị chiếu sáng như một đài gương trong.
Người có trí huệ đều biết rằng mọi hiện tượng đều lưu xuất từ tự tâm của mình. Nếu quý vị hiểu được điều này thì mình sẽ không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Sao vậy? Vì mọi sự việc đều lưu xuất từ tâm mình, nên những thứ vui buồn giận ghét đều là sở hữu của chính mình. Dù nó tốt hay xấu, cũng chẳng có vấn đề gì cả.
Mặc dù nói về cảnh giới ấy thì rất dễ, nhưng tiếp xúc với cảnh giới ấy không phải dễ dàng gì, cần phải có công phu mới tiếp xúc được với cảnh giới ấy. Những người không có công phu sẽ nói:
“Đối với tôi, chẳng có vấn đề gì rắc rối cả”.
Bên ngoài thì như thế, nhưng vấn đề rắc rối đang phát sinh và chống đối với nhau ở bên trong. Những người có trí huệ chân chính thì rất hiếm.
Quý vị cũng nên phân biệt rõ trí huệ thế gian và trí huệ xuất thến gian. Trí huệ thế gian còn gọi là Thế trí biện thông, là có thể nhào nặn ngay ra một đạo lý khi nào cần đến. Nơi nào không có đạo lý, họ có thể tạo dựng ra, khiến mọi người nghe rất hợp lý. Những kẻ mê muội nghe họ nói liền nghĩ rằng:
“Ồ! Họ đề cập đến những đạo lý rất đúng”. Thực ra, nếu quý vị có được trí huệ chân chính, quý vị sẽ không bị đắm chìm trong mớ lý luận ngu muội của họ. Người ta thường nói: “Trong dương có âm”.
Cũng vậy, trong trí huệ cũng có sự ngu muội-sự ngu muội một cách trí huệ. Mặt khác, trong âm có dương. Bên trong sự ngu muội ẩn chứa một trí huệ. Chẳng hạn như quý vị có thể thấy một người chẳng nói năng gì cả, dường như là kẻ quê mùa dốt nát, nhưng anh ta làm những việc chân chính. Anh ta có thể hiện thân một kẻ hồ đồ mê muội, nhưng luôn luôn ứng xử khế hợp với đạo lý. Có rất nhiều người như vậy.
Khi quan sát người khác, quý vị sẽ tự chiêm nghiệm ra chính tự thân mình có được trí huệ sáng suốt hay không. Nếu quý vị có trí huệ chân chính, thì quý vị không bị người khác sai sử, dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Còn nếu quý vị không có trí huệ, quý vị sẽ bị người khác xui khiến làm điều xằng bậy.
Trí huệ và ngu muội có một mối quan hệ trực tiếp. Đó là hai mặt của một chỉnh thể. Vắng bóng vô minh thì trí huệ hiển bày. Và vô minh sinh khởi khi thiếu vắng trí huệ. Trong vô minh có trí huệ và chính trong trí huệ có bóng dáng của vô minh. Sao lại như thế? Vì trí huệ và vô minh là một. Nếu quý vị biết vận dụng, thì đó là trí huệ. Còn nếu không biết vận dụng thì đó là vô minh. Chẳng hạn như khi quý vị nâng thanh gươm trí huệ lên thì đó chính là trí huệ; còn khi quý vị buông thanh gươm ấy xuống thì đó là vô minh. Đó không phải là hai mà chỉ là một. Thế nên quý vị đừng bao giờ nói rằng mình đang đi tìm kiếm trí huệ và đang xua đuổi vô minh. Không ai làm được việc ấy bao giờ. Chủ yếu chỉ là sự “hồi đầu”.
Có thể lấy ví dụ của bàn tay để biểu tượng cho trí huệ và mặt kia là biểu hiện cho vô minh. Nếu quý vị muốn cầm nắm một đồ vật bằng mặt kia của bàn tay thì không thể nào làm được cả, nhưng nếu quý vị dùng chính bàn tay của mình thì mới lấy được đồ vật. Việc không lấy được đồ vật là biểu tượng cho vô minh và việc sử dụng bàn tay để lấy được vật là biểu tượng cho trí huệ. Đó là hai khía cạnh của chỉ một ý nghĩa chung nhất, tùy thuộc vào sự vận hành của quý vị.
Có người lại nói: “Nay tôi đã hiểu rồi. Vô minh và trí huệ chính là bàn tay của tôi”. Lại sai lầm nữa! Bàn tay chỉ là ví dụ. Đừng nên cho rằng trí huệ và vô minh chính là bàn tay. Cũng giống như ví dụ ngón tay và mặt trăng (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Đức Phật lấy ví dụ dùng ngón tay để chỉ cho người thấy mặt trăng. Đừng nhầm lẫn ngón tay chính là mặt trăng.
Thất na thất na là “đại trí huệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện”-là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng. Như đức Phật A Di Đà trước khi thành chánh giác, khi đang tu tập nhân địa với hình tướng của một Tỳ kheo, Ngài đã phát 48 lời nguyện rộng lớn. Bồ tát Phổ Hiền cũng đã phát 10 Đại nguyện Vương. Bồ tát Quán Thế Âm cũng phát vô số lời nguyện cũng như các vị Tổ sư đã từng phát nguyện. Tôi đang giảng cho quý vị nghe về việc phát đại nguyện. Còn có lập nguyện được hay không là do ở quý vị. Tôi đưa đề tài này ra giảng vì tôi đoán chắc là quý vị chưa được thông hiểu. Nhưng không phải là tôi bắt buộc quý vị phải phát nguyện. Nay quý vị đang tu học Phật pháp, mỗi người nên tự mình lập hạnh nguyện, càng lớn càng tốt. Lập nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng cao. Hiện nay chúng ta đều đang tu nhân và chưa ai thành Phật cả, chúng ta nên phát lời nguyện ở nơi nhân địa mà tu hành. Mỗi người nên viết rà lời nguyện của mình thật chi tiết. Đừng phát nguyện một cách hời hợt, qua loa, cho có nguyện mà phải thiết thực như: “Con nguyện cứu độ tất cả mọi loài chúng sanh”.
Thật chứ? Làm sao quý vị có thể độ chúng sanh được. Khi suốt ngày quý vị cứ tìm mọi cách để được ăn ngon, mặc đẹp, ở nơi xa hoa tráng lệ. Việc cứu độ chúng sanh trước hết là độ chúng sanh nơi cái miệng chuyên nói lời vọng ngôn của quý vị, độ cái bụng ham ăn, độ cái thân ham thích sung sướng của chính mình trước đã. Cho nên quý vị phải thẳng thắn và minh bạch trong khi phát nguyện. Hiện tại mình phát nguyện gì? Tương lai sẽ ra sao? Như ở trong quá khứ, chúng ta có thể quên lãng những gì đã từng ứng dụng tu hành. Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ thực hành điều gì? Mỗi người Phật tử đều phải nên có lời phát nguyện. Nay ở trong nhân địa, lời phát nguyện càng lớn thì trong tương lai, kết quả sẽ càng cao. Nếu quý vị đặt tất cả nguyện lực của mình vào một lỗ chân lông, thì quý vị có thể phát một thệ nguyện lớn ngay từ trong lỗ chân lông.
Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến.
Tại sao chư Phật và chư Bồ tát đều phát nguyện khi tu đạo? Vì khi đã phát nguyện rồi, mình mới tự mình hành động tương ứng với nguyện đã lập. Ví dụ như Bồ tát Địa Tạng khi tu hành ở nhân địa, Ngài đã phát lời nguyện vĩ đại:
…“Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận
Phương chứng Bồ đề”.
Nghĩa là:
“Chúng sanh độ hết
Mới chứng Bồ đề
Địa ngục nếu còn
Con chưa thành Phật”.
Nguyện lực này cực kỳ vĩ đại. Chúng ta cũng nên phát nguyện. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm.
Nếu muốn được trí huệ lớn, nên cầu nơi Tay cầm cái Kính-Báu.
Đại-viên-cảnh-trí Cùng pháp nguyên
Chiếu yêu Kính lý tróc quái tiên
Diêm vương kính trung Ác nghiệp hiện
Pháp Bảo Cảnh Thủ chủng trí viên.
UM! BÚT RUM! HÙM!
(AUM ! BHRUM, HŪM.)
( Chữ HÙM! “Hồng” có nghĩa là “xuất sanh” —tất cả mọi thứ đều có thể được sanh ra từ chữ HÙM! “Hồng” nầy. Lại có nghĩa là “ủng hộ” —niệm chữ nầy thì liền cảm ứng chư hộ pháp thiện thần đến trợ giúp, che chở cho quý vị. Lại còn có nghĩa là “tiêu tai” —quý vị có tai nạn gì, tụng chữ nầy liền được tai qua nạn khỏi. Lại cũng có nghĩa là “thành tựu” —bất luận quý vị cầu nguyện điều gì, đều có thể được thành tựu như ý.
Án Ma Ni Bát Di Hồng
( OM MANI PADME HUM)
Tam Tạng Pháp Sư Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng vào năm 1971)
MỤC LỤC
1.- Ẩn tu nào phải cố xa đời !
6.- Ẩn tu bền chí giữ công phu
11.- Ẩn tu cửa đạo trải bao năm
16.- Ẩn tu nghĩ muốn thoát dòng mê !
21.-Ẩn tu Không có, Có mà Không !
26.-Ẩn tu được biết kiếp lâu xa
31.-Ẩn tu niệm dứt tướng vào ra
41.-Ẩn tu chợt nhớ Hổ Khê xưa !
46.-Ẩn tu lòng đạo sáng gương rằm
51.-Ẩn tu ngẫm diệu đạo Liên trì
61.-Ẩn tu tục lụy thấy muôn mầu
66.-Ẩn tu quyết chí gạt trần tình
71.-Ẩn tu tìm hỏi truyện Tây Thi
81.-Ẩn tu đàn suối cạnh triền non
86.-Ẩn tu xót cảnh đạo đời suy
91.-Ẩn tu khuyên khắp sớm hồi đầu
96.-Ẩn tu tâm PHẬT hội Tào Khê
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
ẨN TU NGẪU VỊNH
Vào đêm RẰM, ngày 15/5/1989 Âm lịch (nhằm ngày KỶ DẬU, tháng CANH NGỌ, năm KỶ TỴ), sau thời khóa, HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM bỗng ngẫu cảm viết luôn một mạch 108 BÀI VỊNH, mỗi bài 4 câu, trong ấy nói lược qua thời gian NHẬP THẤT trải qua, lấy đề mục là ẨN TU NGẪU VỊNH.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa Quý-vị !
Cách đây ít lâu, một hôm tôi sang vấn an sức khỏe thầy tôi bảo, đêm RẰM vừa rồi sau thời khóa, THẦY bỗng ngẫu cảm viết luôn một mạch 108 BÀI VỊNH, mỗi bài 4 câu, trong ấy nói lược qua thời gian NHẬP THẤT trải qua, lấy đề mục là ẨN TU.
Sau đó, thầy có chỉnh đốn lại đôi chút, nay nhân tiện đọc cho con nghe. Sau khi nghe xong, tôi xin phép ghi lại và muốn chuyển đọc cho các phật tử đến thăm nghe biết.
Thầy dạy: “ Điều ấy không nên vì người tu trong một lúc nào đó Tâm Thanh tịnh, bỗng nảy ra nhiều ý kiến cao siêu mới lạ nhưng phải liền gạt bỏ qua, nếu cứ ghi nhớ ý kiến hay ấy, tất Thành ra SỞ TRI CHƯỚNG, bởi Chân-Tâm là thể VÔ TRI LINH TRI, tuy không biết mà biết tất cả hoặc ngay khi trong lúc tâm thanh tịnh đó, hành giả có thể viết ra cả ngàn bài tụng một cách dễ dàng, song nếu chấp lấy danh từ cứ ưa viết mãi trong TÔNG MÔN gọi là thiền bịnh, giả lại cảnh giới người tu chỉ có người tu mới thấu đáo.”
Nên Thiền Quyển có câu:
“Gặp hàng kiếm khách nên trình kiếm,
chẳng phải thi nhân chứ nói thi.”
Nếu con đọc ra, sợ e kẻ nói một đằng người nghĩ một nẻo, rồi thành ra việc thị phi mà thôi. Tôi thưa, con thấy trong QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ ngài TÔNG BẢN khi ẩn trong núi có vịnh 100 bài thi gọi là “SƠN CƯ BÁCH VỊNH” việc ấy như thế nào?”
Thầy tôi đáp: So sánh sao được với TÔNG BẢN ĐẠI SƯ, ngài là một bậc đại ngộ đã vượt con đường muôn dặm về đến quê nhà, còn thầy thì chỉ mới tập tễnh đi một vài bước. Ngài ví như người sáng mắt thấy toàn thể con HƯƠNG TƯỢNG, còn thầy ví như người mù rờ VOI, nói ra dẽ lạc lầm.
Câu chuyện đến đó rồi cũng tạm trôi qua, tuy nhiên có 5 , 3 PHẬT TỬ đến viếng thăm Than Thở Đã lâu lắm rồi không gặp mặt HÒA THƯỢNG, lại không nghe được lời nhắc nhở, trong tình thế đáng thương ấy, tôi có lén thầy trích đọc ra một vài đoạn, để an ủi họ.
Nay gần tới ngày CHUNG THẤT của THÂN MẪU bổn sư, tôi lại cố gắng một lần thứ ba xin thưa thêm. Bạch thầy: Thầy nói cuộc đời của thầy là ẨN TU, ít hôm nữa là đến ngày chung thất cũng là ngày cuối cùng làm LỄ TRUY TIẾN bà về cõi Phật, con xin phép đọc mấy bài hôm trước cũng như thay lời tâm sự để GIÁC LINH bà thông cảm cảnh đời ẨN TU của thầy.
Thầy im lặng ý không muốn chấp nhận, nhưng cũng không nỡ Phủ Nhận lời xin của hàng đệ tử đã vì thân mẫu mình.
Tôi nghĩ thầy im lặng tức là tùy ý tùy duyên, nên hôm nay là cơ cảm để thầy có dịp tâm sự với Mẫu-Thân một lần sau rốt. Và đây xin đọc bài thứ nhất.
Tỳ-kheo-ni thích nữ PHƯƠNG LIÊN
Comments
Post a Comment