Ngày Rằm Tháng 4 Âm Lịch , LẦN THỨ 2648
PHẬT LỊCH 2568
( Tức Ngày 22/5/2024 DƯƠNG LỊCH )
8 THÁNG 4 - 15 THÁNG 4 ÂM LỊCH
“Định nhật”: Theo cách tính thông thường trong lịch pháp phương Tây (Ấn Độ), tính toán trong một tháng thiếu, [thì ngày thông thường trong một tháng đủ] sẽ ứng hợp với ngày nào [trong tháng thiếu ấy]. Nếu tháng thiếu thuộc vào bạch nguyệt, ngày Mười Lăm tháng ấy sẽ thuộc vào hắc nguyệt, chẳng nên dùng. Lại nữa, lịch pháp tính chung chu kỳ vận chuyển của mặt trời và mặt trăng để tính toán ngày mồng Một mỗi tháng, đều là gồm một tháng thiếu, một tháng đủ. Do mặt trời và mặt trăng cùng vận hành, lại có sớm hay trễ, hoặc có lúc trùng nhau, có lúc chẳng trùng. Do vậy, ngày mồng Một sẽ được ấn định trước hay sau một ngày, ngày Rằm sẽ thuộc ngày mười bốn hay ngày mười sáu [trong tháng đó]. Đại để, ngày Rằm trong tháng nhằm lúc trăng tròn thì gọi là ngày Mười Lăm thuộc bạch nguyệt, khi mặt trăng vừa đúng một nửa như lúc thượng huyền thì cũng gọi là ngày mồng Tám. Chỉ dùng cách tính như vậy để suy ra “định nhật”.
Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh Sớ
ĐỨC PHẬT NHIÊN ĐĂNG THỌ KÝ
Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm-niệm của tất cả chúng-sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các thứ tâm đều là chẳng-phải-tâm, đó gọi là tâm. Vì cớ sao thế? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tâm quá-khứ không có chi mà đặng,“TÂM HIỆN-TẠI” không có chi mà đặng, tâm vị-lai không có chi mà đặng.
“KHÔNG CÓ CHỖ TRỤ MÀ TRỤ TÂM”
KINH KIM CANG
BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
LAM
Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo (3 lần)
Phạt Xà Da Ðế [28]
Án-- dược các sam nẳng, na dã chiến nại-ra,
đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.
Thiên Thủ Thiên Nhãn
Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát (1 lạy)
Hộ-Pháp Vi- Đà Tôn-Thiên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
CHUNG
25.-Ẩn tu lại thấy ở am mây
Lâu trượng Tay cầm kiếm qủy thần
Mật phái Lạt-ma y mão lạ
Quê xưa trúc tạng tợ xa gần
28. ÐỘ LÔ ÐỘ LÔ PHẠT XÀ DA ÐẾ
DHURU DHURU BHASHIYATI
DHURU DHURU is Sanskrit and means “crossing over the sea,” the bitter sea of
birth and death. It also means “bright and pure.”
Having crossed over the sea of birth and death, you gain the
light of wisdom and attain the clear, pure basic substance, arriving
at the other shore, which is Nirvana.
In brightness you have wisdom, you understand all the
Dharma-doors, and you are certain to end birth and death. With samadhi, you can
pure. Samadhi power will enable you to be born in the clear, pure Land of
Ultimate Bliss.
Which Hand and Eye is this? It’s the Moon Essence Mani
hand, and it is the Dharani spoken by Moonlight Bodhisattva. It causes
everyone to attain clarity and coolness.
BHASHIYATI is the
Shield Hand and Eye.
BHASHIYATI is Sanskrit and means “vast and adorned.”
It also means “vast and great,” and “to cross over birth and death.” If you
cultivate the Shield Hand and Eye, you can cross over the sea of
birth and death. If you don’t cultivate it, you can’t. With the Shield
Hand and Eye, you can cross over the bitter sea of birth and death, through
the massive flow of afflictions, and arrive at the other shore--Nirvana.
Đấng hiện Nguyệt-tinh-ma-ni-thủ-nhãn - Độ lô độ lô đã đến chỗ thanh tịnh hiện Bàng-bài-thủ-nhãn - Phạt xà da đế.
BỔN THÂN NGÀI NGHIÊM-TUẤN BỒ-TÁT
Đây là Nghiêm-Tuấn Bồ-tát, áp lãnh man-binh Khổng-tước-vương.
Nếu muốn xua đuổi loài hổ báo, sài lang và tất cả ác thú, nên cầu nơi Tay cầm cái Bàng-Bài.
UM! BÚT-RUM! HÙM!
(AUM ! BHRUM, HŪM.)
( Chữ HÙM! “Hồng” có nghĩa là “xuất sanh” —tất cả mọi thứ đều có thể được sanh ra từ chữ HÙM! “Hồng” nầy. Lại có nghĩa là “ủng hộ” —niệm chữ nầy thì liền cảm ứng chư hộ pháp thiện thần đến trợ giúp, che chở cho quý vị. Lại còn có nghĩa là “tiêu tai” —quý vị có tai nạn gì, tụng chữ nầy liền được tai qua nạn khỏi. Lại cũng có nghĩa là “thành tựu” —bất luận quý vị cầu nguyện điều gì, đều có thể được thành tựu như ý.
Án Ma Ni Bát Di Hồng
( OM MANI PADME HUM)
Tam Tạng Pháp Sư Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng vào năm 1971)
MỤC LỤC
1.- Ẩn tu nào phải cố xa đời !
6.- Ẩn tu bền chí giữ công phu
11.- Ẩn tu cửa đạo trải bao năm
16.- Ẩn tu nghĩ muốn thoát dòng mê !
21.-Ẩn tu Không có, Có mà Không !
26.-Ẩn tu được biết kiếp lâu xa
31.-Ẩn tu niệm dứt tướng vào ra
41.-Ẩn tu chợt nhớ Hổ Khê xưa !
46.-Ẩn tu lòng đạo sáng gương rằm
51.-Ẩn tu ngẫm diệu đạo Liên trì
61.-Ẩn tu tục lụy thấy muôn mầu
66.-Ẩn tu quyết chí gạt trần tình
71.-Ẩn tu tìm hỏi truyện Tây Thi
81.-Ẩn tu đàn suối cạnh triền non
86.-Ẩn tu xót cảnh đạo đời suy
91.-Ẩn tu khuyên khắp sớm hồi đầu
96.-Ẩn tu tâm PHẬT hội Tào Khê
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
ẨN TU NGẪU VỊNH
Vào đêm RẰM, ngày 15/5/1989 Âm lịch (nhằm ngày KỶ DẬU, tháng CANH NGỌ, năm KỶ TỴ), sau thời khóa, HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM bỗng ngẫu cảm viết luôn một mạch 108 BÀI VỊNH, mỗi bài 4 câu, trong ấy nói lược qua thời gian NHẬP THẤT trải qua, lấy đề mục là ẨN TU NGẪU VỊNH.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa Quý-vị !
Cách đây ít lâu, một hôm tôi sang vấn an sức khỏe thầy tôi bảo, đêm RẰM vừa rồi sau thời khóa, THẦY bỗng ngẫu cảm viết luôn một mạch 108 BÀI VỊNH, mỗi bài 4 câu, trong ấy nói lược qua thời gian NHẬP THẤT trải qua, lấy đề mục là ẨN TU.
Sau đó, thầy có chỉnh đốn lại đôi chút, nay nhân tiện đọc cho con nghe. Sau khi nghe xong, tôi xin phép ghi lại và muốn chuyển đọc cho các phật tử đến thăm nghe biết.
Thầy dạy: “ Điều ấy không nên vì người tu trong một lúc nào đó Tâm Thanh tịnh, bỗng nảy ra nhiều ý kiến cao siêu mới lạ nhưng phải liền gạt bỏ qua, nếu cứ ghi nhớ ý kiến hay ấy, tất Thành ra SỞ TRI CHƯỚNG, bởi Chân-Tâm là thể VÔ TRI LINH TRI, tuy không biết mà biết tất cả hoặc ngay khi trong lúc tâm thanh tịnh đó, hành giả có thể viết ra cả ngàn bài tụng một cách dễ dàng, song nếu chấp lấy danh từ cứ ưa viết mãi trong TÔNG MÔN gọi là thiền bịnh, giả lại cảnh giới người tu chỉ có người tu mới thấu đáo.”
Nên Thiền Quyển có câu:
“Gặp hàng kiếm khách nên trình kiếm,
chẳng phải thi nhân chứ nói thi.”
Nếu con đọc ra, sợ e kẻ nói một đằng người nghĩ một nẻo, rồi thành ra việc thị phi mà thôi. Tôi thưa, con thấy trong QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ ngài TÔNG BẢN khi ẩn trong núi có vịnh 100 bài thi gọi là “SƠN CƯ BÁCH VỊNH” việc ấy như thế nào?”
Thầy tôi đáp: So sánh sao được với TÔNG BẢN ĐẠI SƯ, ngài là một bậc đại ngộ đã vượt con đường muôn dặm về đến quê nhà, còn thầy thì chỉ mới tập tễnh đi một vài bước. Ngài ví như người sáng mắt thấy toàn thể con HƯƠNG TƯỢNG, còn thầy ví như người mù rờ VOI, nói ra dẽ lạc lầm.
Câu chuyện đến đó rồi cũng tạm trôi qua, tuy nhiên có 5 , 3 PHẬT TỬ đến viếng thăm Than Thở Đã lâu lắm rồi không gặp mặt HÒA THƯỢNG, lại không nghe được lời nhắc nhở, trong tình thế đáng thương ấy, tôi có lén thầy trích đọc ra một vài đoạn, để an ủi họ.
Nay gần tới ngày CHUNG THẤT của THÂN MẪU bổn sư, tôi lại cố gắng một lần thứ ba xin thưa thêm. Bạch thầy: Thầy nói cuộc đời của thầy là ẨN TU, ít hôm nữa là đến ngày chung thất cũng là ngày cuối cùng làm LỄ TRUY TIẾN bà về cõi Phật, con xin phép đọc mấy bài hôm trước cũng như thay lời tâm sự để GIÁC LINH bà thông cảm cảnh đời ẨN TU của thầy.
Thầy im lặng ý không muốn chấp nhận, nhưng cũng không nỡ Phủ Nhận lời xin của hàng đệ tử đã vì thân mẫu mình.
Tôi nghĩ thầy im lặng tức là tùy ý tùy duyên, nên hôm nay là cơ cảm để thầy có dịp tâm sự với Mẫu-Thân một lần sau rốt. Và đây xin đọc bài thứ nhất.
Tỳ-kheo-ni thích nữ PHƯƠNG LIÊN
Comments
Post a Comment