A Commentary by the Venerable Master Hsuan Hua
The Shurangama Sutra
VOLUME 6
Chapter 1. The Three Non-Outflow Studies
Chapter 2. Establishing the Bodhimanda
Chapter 3. The Spiritual Mantra
THẦN CHÚ PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM
Chapter 4. The Two Upside-down Causes
Chapter 5. The Twelve Categories of Living Beings
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG
NGHIÊM KINH
QUYỂN 6
TAM VÔ LẬU HỌC
Ông A-nan sửa
áo chỉnh-tề, ở trong đại-chúng, chấp tay đỉnh-lễ; tâm-tính trọn-sáng,
vừa mừng vừa tủi; vì muốn lợi-ích cho các chúng-sinh vị-lai, cúi đầu bạch Phật:
"Thưa đức Thế-tôn đại-bi, tôi nay đã ngộ được pháp-môn thành Phật,
tu-hành trong đó, được không nghi-hoặc. Tôi thường nghe đức Như-lai dạy như thế nầy:
Tự mình chưa được độ, trước đã độ người, đó là chỗ phát-tâm của
các vị Bồ-tát; tự mình giác-ngộ viên-mãn, có thể giác-ngộ kẻ khác,
đó là sự ứng-thế của các đức Như-lai. Tôi tuy chưa được độ,
song nguyện độ tất-cả chúng-sinh trong đời mạt-pháp. Bạch Thế-tôn,
các chúng-sinh đó cách Phật ngày càng xa, những tà-sư thuyết-pháp; số như cát
sông Hằng; nếu muốn họ nhiếp-tâm vào Tam-ma-đề, thì nên khiến họ dựng-lập
đạo-trường thế nào để rời các ma-sự, được không thoái-khuất nơi
tâm Bồ-đề."
Khi bấy giờ,
đức Thế-tôn, ở trong đại-chúng, khen-ngợi ông A-nan: "Hay lắm,
hay lắm, như chỗ ông hỏi về dựng-lập đạo-trường, cứu-giúp
chúng-sinh chìm-đắm trong đời mạt-pháp, ông hãy nghe cho chín, tôi sẽ vì
ông mà nói". Ông A-nan và cả đại-chúng kính vâng lời-dạy của Phật.
Phật bảo ông
A-nan: "Ông thường nghe tôi, trong Tỳ-nại-gia, tuyên-nói ba nghĩa quyết-định
của sự tu-hành, đó là thu-nhiếp cái tâm là giới, nhân giới mà sinh định,
nhân định mà phát tuệ, thế gọi là 3 pháp Vô-lậu-học."
CHỈ VỀ QUYẾT
ĐỊNH ĐOẠN LÒNG DÂM
"A-nan,
thế nào thu-nhiếp cái tâm thì gọi là giới?
Nếu
chúng-sinh lục-đạo các thế-giới, cái tâm không dâm, thì không đi theo dòng
sinh-tử tiếp-tục. Ông tu phép Tam-muội cốt để ra khỏi trần-lao, nếu
không trừ lòng dâm, thì không thể ra khỏi trần-lao được. Dầu có nhiều
trí thiền-định hiện-tiền, nếu không đoạn lòng dâm, cũng chắc lạc vào ma-đạo, hạng
trên thành ma-vương, hạng giữa thành ma-dân, hạng dưới thành ma-nữ; các bọn ma
kia cũng có đồ-chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng. Sau khi tôi
diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều bọn ma nầy sôi-nổi trong thế-gian,
gây nhiều việc tham-dâm, lại giả làm người thiện-tri-thức, khiến cho các
chúng-sinh sa vào hầm ái-kiến; bỏ mất con đường Bồ-đề. Ông dạy người đời
tu pháp Tam-ma-đề, trước hết phải đoạn cái dâm trong tự tâm. Ấy gọi
là lời dạy-bảo rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ nhất của các đức Như-lai
Tiên-Phật Thế-tôn. Vậy nên ông A-nan, nếu không đoạn lòng dâm mà tu thiền-định,
thì cũng như nấu cát, nấu đá muốn cho thành cơm, dầu trải qua trăm nghìn
kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng, vì cớ sao? Vì đó là giống
cát, giống đá, không phải là bản-nhân của cơm vậy. Ông đem thân dâm cầu diệu-quả của
Phật, dầu được diệu-ngộ, cũng chỉ là gốc dâm, cỗi-gốc đã thành dâm, thì phải
trôi-lăn trong tam-đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu-chứng Niết-bàn Như-lai.
Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống dâm, cho đến tính-đoạn cũng
không còn nữa, thì mới trông-mong chứng quả Bồ-đề của Phật. Như lời
tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói
của ma Ba-tuần."
CHỈ VỀ QUYẾT ĐỊNH
ĐOẠN LÒNG SÁT
"A-nan,
lại các chúng-sinh lục-đạo trong các thế-giới, nếu cái tâm không sát, thì không
theo dòng sinh-tử tiếp-tục. Ông tu phép Tam-muội, cốt ra khỏi trần-lao, nếu
không trừ lòng sát, thì không thể ra khỏi trần-lao được. Dầu có nhiều
trí thiền-định hiện-tiền, nếu không đoạn lòng sát, thì chắc phải lạc vào thần-đạo;
người bậc trên thì thành đại-lực-quỷ, người bậc giữa thì thành phi-hành-dạ-xoa
và các loài quỷ-soái, người bậc dưới thì thành địa-hành la-sát, các loài quỷ-thần
kia cũng có đồ-chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng. Sau khi tôi
diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều quỷ-thần nầy sôi-nổi trong thế-gian,
tự nói rằng ăn thịt, được đạo Bồ-đề. A-nan, tôi khiến hàng tỷ-khưu ăn năm
thứ tịnh-nhục, thịt kia đều do thần-lực tôi hóa-sinh ra, vốn không có mạng-căn.
Xứ Bà-la-môn các ông, đất-đai phần nhiều nóng-ướt, lại thêm cát đá, rau-cỏ không
sinh được; tôi dùng sức đại-bi gia-bị, nhân sức đại-từ-bi, giả gọi là thịt
và các ông cũng nhận được cái vị như thịt; làm sao, sau khi Như-lai
diệt-độ, người ăn thịt chúng-sinh, lại gọi là Phật-tử! Các ông nên biết những
người ăn thịt đó, dầu cho tâm được khai-ngộ, giống như Tam-ma-đề, đều là
loài la-sát, quả-báo hết rồi, phải chìm-đắm trong bể khổ, không phải đệ-tử Phật.
Những người như vậy, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi, làm sao, lại
được ra khỏi ba cõi. Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-đề, thứ nữa, phải đoạn
lòng sát. Ấy gọi là lời dạy rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ hai của
các đức Như-lai Tiên-Phật Thế-tôn.
Vậy nên
A-nan, nếu không đoạn lòng sát mà tu thiền-định, thì cũng ví-như có người
tự bịt lỗ tai, cất tiếng kêu to mà trông-mong người khác không nghe;
bọn này gọi là muốn giấu thì càng lộ. Hàng tỷ-khưu thanh-tịnh và các vị Bồ-tát
đi trong đường rẽ, không dẫm cỏ non, huống nữa là lấy tay nhổ cỏ;
làm sao đức Đại-bi, lại lấy máu thịt của các chúng-sinh, mà làm đồ-ăn?
Nếu các hàng
tỷ-khưu không mặc những đồ tơ-lụa, là-lượt phương Đông và không dùng những
giày-dép, áo-cừu, áo-len hay các thứ sữa, phó-mát, đề-hồ, thì những tỷ-khưu
như thế, đối với thế-gian, thật là giải-thoát, trả hết nợ cũ
xong, thì không vào trong ba cõi nữa, vì cớ sao? Dùng những bộ-phận
thân-thể chúng-sinh, thì đều bị ảnh-hưởng chúng-sinh, cũng như con
người ăn giống bách-cốc trong đất, thì chân không rời khỏi đất. Quyết phải khiến
cho thân tâm, đối với thân-thể hay bộ-phận thân-thể của chúng-sinh, đều
không mặc, không ăn, thì những người như thế, tôi mới gọi thật là giải-thoát.
Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức
là lời nói của ma Ba-tuần."
CHỈ VỀ QUYẾT
ĐỊNH ĐOẠN LÒNG THÂU ĐẠO
"A-nan,
lại như chúng-sinh lục-đạo trong thế-giới, tâm không thâu-đạo, thì không
theo dòng sinh-tử tiếp-tục. Ông tu phép Tam-muội, cốt ra khỏi trần-lao, nếu
lòng thâu-đạo không trừ, thì không thể ra khỏi trần-lao được; dầu có nhiều
trí thiền-định hiện-tiền, nếu không đoạn được lòng thâu-đạo, thì chắc phải lạc
vào tà-đạo, hạng trên thì thành tinh-linh, hạng giữa thì thành yêu-mị, hạng dưới
thì thành người tà-đạo bị các loài quỷ-mị nhập vào; các bọn tà-đạo
kia cũng có đồ-chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng. Sau khi tôi
diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều những hạng yêu-mị tà-đạo ấy
sôi-nổi trong thế-gian, chúng lén-núp gian-dối, tự xưng là thiện-tri-thức,
mỗi người tự xưng đã được đạo-pháp thượng-nhân, lừa-gạt kẻ không biết,
doạ-dẫm khiến cho mất lòng chính-tín; chúng đi qua đến đâu, cửa nhà người ta đều
bị hao-tổn tan-nát. Tôi dạy hàng tỷ-khưu theo thứ lớp khất-thực để bỏ lòng
tham, thành đạo Bồ-đề. Các hàng tỷ-khưu không tự nấu ăn, gửi cái sống thừa
tạm-bợ trong ba cõi, thị-hiện chỉ đi về một phen, đi rồi không
trở lại nữa. Làm sao, bọn giặc mượn y-phục đạo Phật, buôn-bán Như-lai, gây
các thứ nghiệp mà đều gọi là Phật-pháp, lại còn chê-bai các vị tỷ-khưu
đầy-đủ giới-luật xuất-gia là đạo Tiểu-thừa; do chúng làm cho vô-lượng
chúng-sinh mắc phải nghi-lầm, nên sẽ bị đọa vào ngục vô-gián. Sau khi
tôi diệt-độ rồi, nếu có tỷ-khưu phát-tâm quyết-định tu phép Tam-ma-đề, biết ở trước
hình-tượng Như-lai, chính mình thắp một cây đèn, đốt một đốt ngón tay hay ở trên
thân, đốt một mồi hương, tôi nói người ấy, túc-trái vô-thủy, trong một thời
trả hết, cáo-từ thế-gian, thoát hẳn các lậu. Người ấy, tuy chưa
hiểu rõ đạo vô-thượng-giác, nhưng đối với Phật-pháp, tâm đã quyết-định; nếu
không làm được cái nhân nhỏ-mọn xả-thân ấy, thì dầu thành đạo vô-vi, cùng
phải lại sinh làm người, trả các nợ củ, như quả-báo mã-mạch của
tôi, thật không sai khác. Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-đề, sau nữa, phải đoạn
lòng thâu-đạo. Ấy gọi là lời-dạy rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ ba
của các đức Như-lai Tiên-Phật Thế-tôn. Vậy nên ông A-nan, nếu không đoạn lòng
thâu-đạo mà tu thiền-định, thì cũng như người lấy nước rót vào chén thủng,
mong cho đầy chén, dầu trải qua kiếp-số như vi-trần, rốt-cuộc không
thể đầy được. Nếu các hàng tỷ-khưu, ngoài y-bát ra, mảy-may không
tích-trữ, xin ăn có dư, thì bố-thí cho chúng-sinh đói, nơi nhóm Hội lớn, chấp
tay vái chào đại-chúng, có người đánh-mắng cũng đồng như khen-ngợi, quyết-định
rời-bỏ cả thân và tâm, thân-thịt xương-máu thành sở-hữu chung của
chúng-sinh, không đem những lời-dạy bất-liễu-nghĩa của Như-lai làm chỗ hiểu
của mình, khiến cho kẻ sơ-học phải lầm-lạc, thì Phật ấn-chứng người ấy,
thật được Tam-muội. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời
nói đó, tức là lời nói của ma Ba-tuần."
CHỈ VỀ QUYẾT
ĐỊNH ĐOẠN LÒNG VỌNG
"A-nan,
chúng-sinh lục-đạo trong thế-giới như thế, tuy nơi thân tâm không còn sát,
đạo, dâm, cả ba hạnh đã được viên-mãn, nếu mắc phải đại-vọng-ngữ, thì
Tam-ma-đề không được thanh-tịnh, thành giống ma ái-kiến và mất giống Như-lai;
tức như chưa được gọi rằng được, chưa chứng gọi rằng chứng, hoặc để cầu
thế-gian tôn-trọng tột-bậc, bảo người khác rằng: Nay tôi đã được quả Tu-đà-hoàn,
quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, đạo A-la-hán, thừa Bích-chi-Phật hay các
quả-vị Bồ-tát trong thập-địa hay trước thập-địa, trông-mong người kia lễ-sám,
tham sự cúng-dường. Những tên nhất-điên-ca ấy, tự tiêu-diệt giống
Phật, như người lấy dao chặt cây đa-la; Phật ấn-ký người ấy, mất
hẳn thiện-căn, không còn chính-tri-kiến, chìm-đắm trong ba bể khổ, không
thành-tựu pháp Tam-muội. Tôi bảo các hàng Bồ-tát và A-la-hán, sau khi tôi
diệt-độ rồi, hiện ra ứng-thân, sinh trong đời mạt-pháp kia, hiện ra
nhiều hình-tướng khác nhau, đề độ những người còn trong vòng luân-hồi,
hoặc làm sa-môn, bạch-y-cư-sĩ, vua-chúa, quan-lại, đồng-nam, đồng-nữ, như thế cho
đến người dâm-nữ, người quả-phụ, người gian-dối, trộm-cắp, người hàng-thịt,
buôn-bán, để khen-ngợi Phật-thừa với những người đồng-sự, khiến cho thân
tâm của họ vào được Tam-ma-đề; nhưng rốt-ráo không tự bảo rằng tôi thật
là Bồ-tát, thật là A-la-hán, khinh-xuất nói với những người chưa học, làm
tiết-lậu mật-nhân của Phật, chỉ trừ đến lâm-chung, hoặc chăng, thầm
có những lời di-chúc; làm sao, lại còn có lừa-gạt chúng-sinh, thành tội đại-vọng-ngữ.
Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-đề, sau-rốt phải đoạn-trừ các đại-vọng-ngữ. Ấy
gọi là lời-dạy rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ tư của các đức Như-lai
Tiên-Phật Thế-tôn.
Vậy nên ông
A-nan, nếu không đoạn-trừ lòng đại-vọng-ngữ, thì cũng như khắc phân
người làm thành hình cây chiên-đàn, mà muốn được hương-thơm, thật không có
lẽ nào như vậy. Tôi dạy hàng tỷ-khưu lấy trực-tâm làm đạo-trường,
trong hết thảy hành-động, nơi bốn uy-nghi, còn không có giả-dối, làm sao, lại
có kẻ tự xưng đã được đạo-pháp thượng-nhân! Ví-như người
dân-cùng xưng càn là đế-vương để tự chuốc lấy sự tru-diệt, huống
nữa, là vị Pháp-vương, làm sao, lại dám xưng-càn! Nhân đã không thật, quả ắt
quanh-co, như thế, mà cầu đạo Bồ-đề của Phật, thì cũng như người
muốn cắn rốn, làm sao, mà thành-tựu được. Nếu như các hàng tỷ-khưu, tâm như dây
đàn thẳng, tất-cả đều chân-thật mà vào Tam-ma-đề, thì hẳn không có các
ma-sự, tôi ấn-chứng người đó, thành-tựu được vô-thượng tri-giác của các
hàng Bồ-tát. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời
nói đó, tức là lời nói của ma Ba-tuần."
PHẬT KHAI
THỊ VỀ MẬT GIÁO,
THẦM GIÚP CHO
NHỮNG NGƯỜI TU HÀNH
"A-nan,
ông hỏi cách nhiếp-trì tâm-niệm, thì tôi đã nói rằng: Người muốn vào Tam-ma-đề,
tu-học pháp-môn nhiệm-mầu, cầu đạo Bồ-tát; trước hết cần giữ 4 thứ luật-nghi
đó trong-sáng như giá, như sương, tự không thể sinh ra
được tất-cả ngành lá; ba ý-nghiệp, bốn khẩu-nghiệp ác chắn không còn có nhân
mà sinh được. A-nan, nếu giữ 4 việc như vậy không thiếu-sót, thì tâm
còn không duyên với sắc, hương, vị, xúc, tất-cả ma-sự làm sao mà
phát-sinh được. Nếu có tập-khí cũ không thể diệt-trừ, ông dạy người
đó nhất-tâm tụng thần-chú vô-thượng "Phật-đỉnh quang-minh ma-ha tát-đát-đa
bát-đát-ra" của tôi, đó là cái tâm-chú do Vô-vi-tâm-Phật của Vô-kiến-đỉnh-tướng
Như-lai, từ nơi đỉnh hiện ra, ngồi trên hoa sen báu mà nói.
Vả lại,
ông cùng nàng Ma-đăng-già, do nhân-duyên nhiều kiếp đời trước thành tập-khí
ân-ái, không phải một đời hay là một kiếp; song, một phen tôi tuyên-dương thần-chú,
thì Nàng Ma-đăng-già thoát hẳn khỏi lòng yêu, thành quả A-la-hán. Nàng
kia, còn là dâm-nữ, không có tâm tu-hành, do sức thần-chú giúp, cũng mau chứng
quả vô-học; thế thì bọn ông, những hàng Thanh-văn trong Hội nầy, cầu
Tối-thượng-thừa, thì quyết-định sẽ thành Phật, cũng ví-như bụi bay gặp
gió thuận, có khó-khăn gì?
Nếu có người,
trong đời mạt-pháp, muốn ngồi đạo-trường tu-hành, trước hết phải giữ cấm-giới
tỷ-khưu thanh-tịnh và cần phải lựa-chọn những vị sa-môn giữ-giới thanh-tịnh
bậc nhất để làm thầy mình; nếu không gặp được tăng-chúng thật thanh-tịnh,
thì giới-luật-nghi chắc không thành-tựu được. Sau khi giới được thành-tựu rồi,
người đó đắp-y mới, sạch-sẽ, đốt hương, ở riêng một mình, tụng thần-chú,
do tâm-Phật nói, một trăm tám biến; về sau, kết-giới dựng-lập đạo-trường,
cầu các đức vô-thượng Như-lai, hiện ở trong các cõi-nước mười phương,
phóng hào-quang đại-bi đến rọi nơi đỉnh-đầu mình.
A-nan, những hàng thanh-tịnh tỷ-khưu, hoặc tỷ-khưu-ni, hoặc bạch-y
đàn-việt như vậy, trong đời mạt-pháp, tâm diệt được tham-dâm, giữ giới
thanh-tịnh của Phật, ở trong đạo-trường, phát-nguyện Bồ-tát,
khi ra, khi vào, khi tắm, khi rửa, cả trong sáu thời đều hành-đạo như vậy,
không ngủ, đến ba lần bảy ngày, thì tôi tự hiện-thân đến trước người ấy,
xoa đỉnh an-ủi, khiến cho khai-ngộ".
THIẾT LẬP ĐẠO TRÀNG
Ông A-nan bạch Phật rằng: Thưa Thế-tôn, tôi nhớ lời từ-bi dạy-bảo vô-thượng của đức Như-lai, tâm đã khai-ngộ, tự biết con đường tu-chứng thành-quả vô-học, song, những người tu-hành, trong đời mạt-pháp, muốn lập đạo-trường, cần kết-giới thế nào, cho hợp với quy-tắc thanh-tịnh của chư Phật Thế-tôn?"
Phật bảo ông A-nan: "Nếu người trong đời mạt-pháp, muốn lập đạo-trường, trước hết, phải lấy phân con đại-lực-bạch-ngưu ở núi Tuyết-sơn, bạch-ngưu nầy, ăn cỏ-thơm ngon-tốt trong núi và chỉ uống nước trong trên núi Tuyết-sơn, nên cái phân mịn-màng; nên lấy cái phân nó, hòa-hợp với hương chiên-đàn để quét trên mặt đất. Nếu, không phải ở Tuyết-sơn, thì phân bạch-ngưu hôi-nhớp, không thể trát đất được. Vậy thì, phải riêng ở nơi bình-nguyên, đào bỏ các lớp đất trên mặt, lấy thứ đất vàng từ 5 thước trở xuống; rồi lấy 10 thứ hương là chiên-đàn, trầm-thủy, tô-hợp, huân-lục, uất-kim, bạch-giao, thanh-mộc, linh-lăng, cam-tùng và kê-thiệt, nghiền-rây thành bột, trộn với đất ấy thành bùn, để trát trên mặt đất đạo-trường, mỗi bề 1 trượng 6, thành cái đàn bát-giác. Giữa trung-tâm đàn, an-trí một hoa sen làm bằng vàng, bạc, đồng, cây, giữa hoa để một cái bát, trong bát đựng trước nước mù-sương tháng Tám và trong nước ấy tùy-ý cắm các hoa lá hiện có. Rồi lấy 8 cái gương tròn, mỗi cái để một phía, chung-quanh hoa sen và bát hoa. Bên ngoài những gương ấy, an-trí 16 hoa sen và giữa các hoa sen để 16 lư-hương cho trang-hoàng. Trong lư-hương đốt toàn hương trầm-thủy, không cho thấy lửa. Lấy sữa bạch-ngưu để trong 16 khí-mãnh; lấy sữa làm bánh-nướng và các thứ đường-cát, bánh-rán, bột-sữa, tô-hộp, mứt-gừng, mật-ong, bơ tốt, mật tốt, mỗi thứ 16 khí-mãnh, đặt ở ngoài hoa sen và quanh vòng hoa sen; để cúng-dâng chư Phật và các vị Đại-bồ-tát.
Trong mỗi thời ăn cơm và ở giữa đêm, lấy nửa thăng mật và 3 cáp bơ, trước đàn để riêng một lư lửa nhỏ; lấy hương đâu-lâu-bà, nấu lấy nước thơm, rửa than cho sạch; rồi đốt than đỏ hồng trong lư và rót mật bơ vào, đốt cho hết khói để cúng-dường chư Phật, Bồ-tát.
Ở 4 phía ngoài, treo khắp phan và hoa; ở trong phòng đàn, an-trí hình-tượng hiện có của thập phương Như-lai và các vị Bồ-tát nơi 4 vách. Nên ở chính-giữa để hình-tượng Phật Lô-xá-na, Phật Thích-ca, Phật Di-lặc, Phật A-xơ, Phật Di-đà và các hình-tượng đại-biến-hóa của Ngài Quán-âm, lại thêm, hình-tượng các vị Kim-cương-tạng Bồ-tát để ở hai bên; những tượng của Đế-thích, Phạm-vương, Ô-sô-sắt-ma, Lam-địa-ca, Quân-trà-lỵ, Tỳ-câu-chi và Tứ-thiên-vương, Tần-na, Dạ-ca, vân vân..., treo ở hai bên cửa; lại lấy 8 cái gương treo úp trên hư-không, mặt gương nầy đối-chiếu với 8 gương trước, đã để trong đàn-tràng, làm cho các hình-ảnh lồng-nhau nhiều lớp.
Trong tuần 7 ngày đầu, chí-thành đỉnh-lễ danh-hiệu thập phương Như-lai, các vị Đại-bồ-tát và A-la-hán, thường tron 6 thời tụng-chú đi quanh đàn, chí-tâm hành-đạo, một thời thường là 108 biến. Trong tuần 7 ngày thứ 2, một mặt chuyên-tâm phát-nguyện Bồ-tát, tâm không gián-đoạn; trong luật-nghi đạo, ta đã có chỉ-dạy về nguyện. Trong tuần 7 ngày thứ 3, trong cả 12 thời, một mặt trì-chú Bát-đát-ra của Phật; đến ngày thứ 7, thì thấy thập phương Như-lai một thời xuất-hiện, trong chỗ ánh-sáng các mặt gương giao-xen và được Phật xoa đỉnh. Rồi, liền ở nơi đạo-trường đó, tu phép Tam-ma-đề, có thể khiến cho những người tu-học như vậy, trong đời mạt-pháp, thân tâm được sáng-suốt, trong-sạch như ngọc lưu-ly.
A-nan, nếu trong các thầy truyền-giới cho vị tỷ-khưu ấy, hay trong 10 vị tỷ-khưu đồng-hội, có một người giới-hạnh không thanh-tịnh, thì những đạo-trường như thế, phần nhiều là không thành-tựu.
Từ sau 3 tuần 7 ngày, ngồi nghiêm-chỉnh an-cư, trải qua một trăm ngày, thì những người có lợi-căn, không rời khỏi chỗ ngồi, đã được quả Tu-đà-hoàn; dầu cho nơi thân tâm thánh-quả chưa thành, nhưng đã quyết-định tự biết sẽ thành Phật, không sai-chạy. Ông hỏi về đạo-trường, thì cách dựng-lập như vậy".
THẦN CHÚ
PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM
PHÓNG HÀO QUANG, KHẮP THỊ HIỆN
Ông A-nan đỉnh-lễ chân Phật mà bạch Phật rằng: "Từ khi xuất-gia, tôi ỷ-lại nơi lòng thương-yêu của Phật; vì cầu tuệ đa-văn, chưa chứng quả vô-vi, nên bị tà-thuật Phạm-thiên kia bắt-buộc; tâm tuy rõ-ràng, nhưng sức không tự-do, nhờ gặp ngài Văn-thù, khiến cho tôi được giải-thoát. Tuy tôi thầm nhờ sức của thần-chú Phật-đỉnh Như-lai, nhưng chính mình còn chưa được nghe chú ấy, xin nguyện đức Đại-từ tuyên-nói lại cho, thương-xót cứu-giúp các hàng tu-hành trong Hội nầy và những người đời sau, còn trong luân-hồi, được nhờ mật-âm của Phật, mà thân-ý được giải-thoát". Lúc bấy giờ, tất-cả đại-chúng trong Hội thảy đều làm lễ, chờ nghe những câu chú bí-mật của Như-lai.
Nhĩ thời Thế Tôn, tùng nhục kế trung, dõng bách bảo quang, quang trung dõng xuất, thiên diệp bảo liên, hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung. Ðảnh phóng thập đạo, bá bảo quang minh, nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện, thập Hằng Hà sa, Kim cang mật tích, kình sơn trì sử, biến hư không giới, Ðại chúng ngưỡng quan, úy ái kiêm bão, cầu Phật ai hựu, nhất tâm thính Phật, vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai, tuyên thuyết thần chú :
( Lúc đó, đức Thế-tôn, từ nơi nhục-kế phóng ra trăm thứ hào-quang báu, trong hào-quang hiện ra hoa sen báu ngàn cánh, có hóa-thân Như-lai ngồi trong hoa sen, trên đình phóng ra mười đạo hào-quang bách-bảo; trong mỗi mỗi đạo hào-quang, đều hiện ra những vị Kim-cương mật-tích, số-lượng bằng mười số cát sông Hằng, xách núi, cầm xử, khắp cõi hư-không. Đại-chúng ngửa lên xem, vừa yêu vừa sợ, cầu Phật thương-xót che-chở, một tâm nghe đức Phóng-quang Như-lai, nơi Vô-kiến-đỉnh-tướng của Phật, tuyên-nói thần-chú : )
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
ÐỆ NHỨT
Nam-mô tát đát tha tô già đa da a ra ha đế tam-miệu tam-bồ-đà-tỏa. Tát đát tha Phật đà cu-tri sắc ni sam.
Nam-mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ.
Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam-bồ-đà cu-tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng-già nẩm.
Nam-mô lô kê a-la-hán đa nẩm.
Nam-mô tô lô đa ba na nẩm.
Nam-mô ta yết rị đà già di nẩm.
Nam-mô lô kê tam-miệu già đa nẩm. Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm.
Nam-mô đề bà ly sắt nỏa.
Nam-mô tất đà da tỳ địa da đà ra ly sắt nỏa. Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm.
Nam-mô bạt ra ha ma ni.
Nam-mô nhơn đà ra da.
Nam-mô bà già bà đế, lô đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da.
Nam-mô bà già bà đế.
Na ra dả noa da. Bàn-giá ma-ha tam mộ đà ra.
Nam-mô tất yết rị đa da.
Nam-mô bà già bà đế, ma ha ca ra da. Ðịa rị bác lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị già noa.
Nam-mô tất yết rị đa da.
Nam-mô bà già bà đế. Ða tha già đa cu ra da.
Nam-mô bát đầu ma cu na da.
Nam-mô bạt xà ra cu ra da.
Nam-mô ma ni cu ra da.
Nam-mô già xà cu ra gia.
Nam-mô bà già bà đế, đế rị trà du ra tây na, ba ra ha ra noa ra xà dà, đa tha già đa da.
Nam-mô bà già bà đế.
Nam-mô a di đa bà da, đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da, bát ra bà ra xà da, đa tha già đa da.
Nam-mô bà già bà đế, tam bổ sư bí đa, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da, đế biều nam-mô tát yết rị đa, ế đàm bà giá bà đa, tát đác tha già đô sắc ni sam, tát đác đa bác đác lam.
Nam-mô a bà ra thị đam, bác ra đế dương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra bí địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bát rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp bát na nể phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẫm, yết ra ha ta ha tát ra nhã xà, tỳ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẫm, na xoa sát đác ra nhã xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẫm, ma ha yết ra ha nhã xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhã xà, hô lam đột tất phạp nan giá na xá ni, bí sa xá tất đác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhã xà, a bát ra thị đa cu ra ma ha bác ra thiện trì, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạc xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng dõng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạc xà ra thiện trì, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, tô ma lô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra, a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạt xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đá na, bệ lô giá na cu rị da, dạ ra thố sắc ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thuế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám, quật phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa.
ÐỆ NHỊ
Ô hồng, rị sắt yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng, đô lô ung chiêm bà na. Hổ hồng, đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng, đô lô ung ba ra sắc địa da tam bác xá noa yết ra. Hổ hồng, đô lô ung, tát bà dược xoa hắt ra sát ta, yết ra ha nhã xà, tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng, đô lô ung, giả đô ra thi để nẫm, yết ra ha, ta ha tát ra nẫm, tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng, đô lô ung, ra xoa, bà già phạm tát đát tha già đô sắc ni sam, ba ra điểm xà kiết rị, ma ha ta ha tát ra, bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, cu tri ta ha tát nê đế lệ, a tệ đề thị bà rị đa, tra tra anh ca ma ha bạt xà lô đà ra, đế rị bồ bà na, man trà na, ô hồng, ta tất đế bạc bà đô, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.
ÐỆ TAM
Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàng trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu-bàn trà yết ra ha, bổ đơn na yết ra ha, ca tra bổ đơn na yết ra ha, tất kiền độ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha, xã đa ha rị nẩm, yết bà ha rị nẩm, lô địa ra ha rị nẩm, mang ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị tỷ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm, bà đa ha rị nẩm, a du giá ha rị nữ, chất đa ha rị nữ, đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, trà diễn ni hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha bát du bác đát dạ, lô đà ra hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma-ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ca ba rị ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma độ yết ra tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, giả đốt ra bà kỳ nể hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra dà noa bác đế, sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xa ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, a-la-hán hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ đa ra già hất rị đởm, tỷ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, bạt xà ra ba nể, cu hê dạ, cu hê dạ, ca địa bát đế hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ra thoa vỏng, bà dà phạm, ấn thố na mạ mạ tỏa.
ÐỆ TỨ
Bà già phạm, tát đát đa bác đá ra, Nam-mô tý đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bát đế rị, thập Phật ra thập Phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng. Hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra bà ra đà phấn, a tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà kiền thát bà tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà đột sáp tỷ lê hất sắc đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kê tệ phấn, tát bà tỳ đà da ra thệ giá lê tệ phấn, xà dạ yết ra ma độ yết ra, tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn; tỳ địa dạ giá lê tệ phấn, giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, bạt xà ra cu ma rị, tỳ đà dạ ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương xoa tỳ rị tệ phấn, bạt ra xa thương yết ra dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca ra dạ, ma ha mạt đát rị ca noa.
Nam-mô ta yết rị đa dạ phấn, tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết ra đàn trì duệ phấn, miệc đát rị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, giá văn trà duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bác rị duệ phấn, a địa mục chất đa ca thi ma xá na, bà tư nể duệ phấn, diễn kiết chất, tát đỏa bà tỏa, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.
ÐỆ NGŨ
Ðột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, ta bà ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thị tỷ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra, bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao đà ra chất đa, dược xoa yết ra ha, ra sát ta yết ra ha, bế lệ đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phật đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, lao đà ra nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ba ni yết ra ha, thập Phật ra yên ca hê ca, trụy đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra, tỷ sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tỷ để ca, thất lệ sắt mật ca, ta nể bác đế ca, tát bà thập phạt ra, thất lô kiết đế, mạt đà bệ đạt lô chế kiếm, a ỷ lô kiềm, mục khê lô kiềm, yết rị đột lô kiềm, yết ra ha yết lam, yết na du lam, đản đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt mạ du lam, bạt rị thất bà du lam, tỷ lật sắc tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạt tất đế du lam, ô lô du lam, thường già du lam, hắc tất đa du lam, bạt đà du lam, ta phòng án già bác ra trượng già du lam, bộ đa tỷ đa trà, trà kỳ ni thập bà ra, đà đột lô ca kiến đốt lô kiết tri, bà lộ đa tỳ, tát bác lô, ha lăng già, du sa đát ra, ta na yết ra, tỳ sa dụ ca, a kỳ ni ô đà ca, mạt ra bệ ra, kiến đa ra, a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, địa lật lặc tra, tỷ rị sắc chất ca, tát bà na cu ra, tứ dẫn già tệ yết ra, rị dược xoa, đác ra sô, mạt ra thị phệ đế sam, ta bệ sam, tất đát đa bác đát ra, ma ha bạc xà lô sắc ni sam, ma ha bác lặc trượng kỳ lam, dạ ba đột đà xá dụ xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da bàn đàm ca lô di, đế thù bàn đàm ca lô di, bát ra tỳ đà, bàn đàm ca lô di, đác điệc tha.
Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bán ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha.
THẬP PHƯƠNG NHƯ LAI NHÂN CHÚ TÂM NẦY,
THÀNH ĐƯỢC VÔ THƯỢNG CHÁNH BIẾN TRI GIÁC
"A-nan, những câu nhiệm-mầu, những kệ bí-mật "Tất-đát-đa-bát-đát-ra" của hóa-thân nơi hào-quang đỉnh-Phật, sinh ra tất-cả chư Phật thập phương. Thập phương Như-lai nhân chú-tâm nầy, thành được Vô-thượng-chính-biến-tri-giác. Thập phương Như-lai nắm chú-tâm nầy, uốn-dẹp các ma, chế-phục các ngoại-đạo. Thập phương Như-lai vận chú-tâm nầy, ngồi hoa sen báu, ứng-hiện trong các cõi-nước như số vi-trần. Thập phương Như-lai ngậm chú-tâm nầy, nơi cõi-nước như số vi-trần, xoay bánh xe Pháp lớn. Thập phương Như-lai giữ chú-tâm nầy, có thể nơi mười phương xoa đỉnh thụ-ký, tự mình quả-vị chưa thành, cũng có thể nơi mười phương nhờ chư Phật thụ-ký. Thập phương Như-lai nương chú-tâm nầy, có thể nơi mười phương cứu-vớt các khổ như địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, đui, điếc, ngọng, câm; các khổ oán-tăng-hội, ái-biệt-ly, cầu-bất-đắc, ngũ-ấm-xí-thịnh; những tai-nạn lớn nhỏ đồng-thời được giải-thoát; nạn giặc, nạn binh, nạn vua, nạn ngục, nạn gió, lửa, nước, cho đến đói-khát bần-cùng, liền được tiêu-tan. Thập phương Như-lai theo chú-tâm nầy, có thể nơi mười phương, phụng-sự thiện-tri-thức, trong bốn uy-nghi, cúng-dường được như-ý; trong Pháp-hội hằng-sa Như-lai, được suy-tôn là vị Đại-pháp-vương-tử. Thập phương Như-lai dùng chú-tâm nầy, có thể nơi mười phương, nhiếp-thụ các nhân-thân, khiến cho các hàng Tiểu-thừa nghe tạng bí-mật, không sinh lòng kinh-sợ. Thập phương Như-lai tụng chú-tâm nầy, thành-đạo Vô-thượng-giác, ngồi dưới cây Bồ-đề, vào Đại-niết-bàn. Thập phương Như-lai truyền chú-tâm nầy, sau khi diệt-độ rồi, phó-chúc Pháp-sự của Phật, được trụ-trì rốt-ráo; giới-luật nghiêm-tịnh, thảy đều trong-sạch."
"Nếu tôi nói chú "Phật-đỉnh-quang-tụ bát-đát-ra" nầy, từ sáng đến tối, các tiếng nối nhau, trong đó những chữ, những câu cũng không trùng-điệp, trải qua kiếp-số như cát sông Hằng, rốt-cuộc không thể hết được. Chú nầy cũng gọi tên là Như-lai-đỉnh."
"Hàng hữu-học các ông chưa hết luân-hồi, phát-lòng chí-thành tu chứng quả A-la-hán, nếu không trì-chú nầy, khi ngồi đạo-trường, mà khiến thân tâm xa-rời được các ma-sự, thì không thể được.
A-nan, nếu trong các thế-giới, có những chúng-sinh, tùy cõi-nước mình sinh ra, nào vỏ cây hóa, nào lá cây bối, nào giấy trắng, nào bạch-diệp, dùng để viết-chép chú nầy, đựng trong túi thơm; nếu người đó tối-tăm chưa tụng, chưa nhớ được, mà hoặc đeo trên mình, hoặc viết trong nhà ở, thì nên biết người ấy, trọn đời tất-cả các thứ độc không thể hại được.
A-nan, nay tôi vì ông tuyên lại chú nầy, cứu-giúp trong thế gian được đại-vô-úy và thành-tựu trí xuất-thế-gian cho chúng-sinh.
Nếu sau khi tôi diệt-độ rồi; chúng-sinh trong đời mạt-pháp, có người biết tự mình tụng, hoặc dạy người khác tụng-chú nầy, nên biết những chúng-sinh trì-tụng như vậy, lửa không đốt được, nước không đắm được, độc lớn, độc nhỏ không thể hại được, cho đến các hàng thiên, long, quỷ, thần, tinh, kỳ, ma, mị, có những chú-dữ, đều không làm gì được. Tâm người ấy được chính-thụ; tất-cả chú-trớ, yểm-cổ, thuốc-độc, kim-độc, ngân-độc và độc-khí muôn vật như cỏ, cây, sâu, rắn, vào miệng người ấy đều thành vị cam-lộ. Tất-cả ác-tinh với các quỷ-thần, lòng dữ hại người, đối với người ấy, cũng không thể khởi ra ác-niệm; Tần-na, Dạ-ca và các quỷ-vương dữ khác, cùng với quyến-thuộc, đều lĩnh-ơn sâu, thường gìn-giữ ủng-hộ.
A-nan, nên biết chú nầy, thường có 84.000 na-do-tha hằng-hà-sa câu-chi chủng-tộc Kim-cương-tạng-vương Bồ-tát, mỗi mỗi đều có những chúng Kim-cương làm quyến-thuộc, ngày đêm theo hầu. Giả-sử có chúng-sinh, với tâm tán-loạn, chứ không phải Tam-ma-đề, tâm nhớ niệm-trì chú nầy; thì các Kim-cương-vương đó, cũng thường theo bên thiện-nam-tử kia, huống nữa, là những người có tâm Bồ-đề quyết-định; đối với những người nầy, các vị Kim-cương-tạng-vương Bồ-tát đó, dùng tịnh-tâm thầm xúc-tiến, phát-huy thần-thức; người ấy liền khi đó, tâm nhớ lại được 84.000 hằng-ha-sa kiếp, rõ-biết cùng khắp, được không nghi-hoặc. Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối-cùng, đời đời người ấy không sinh vào các loài dược-xoa, la-sát, phú-đan-na, ca-tra-phú-đan-na, cưu-bàn-trà, tỳ-xá-già, vân vân..., cùng các loài ngạ-quỷ, có hình, không hình, có tưởng, không tưởng và những chỗ dữ như thế. Thiện-nam-tử đó, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc viết, hoặc chép, hoặc đeo, hoặc giữ, hoặc cúng-dường nhiều cách chú nầy, thì kiếp kiếp không sinh vào những nơi bần-cùng hạ-tiện, không thể ưa-thích.
Các chúng-sinh đó, dù cho chính mình không làm việc phúc, thập phương Như-lai có các công-đức đều cho họ hết, do đó, họ được trong những kiếp hằng-sa vô-số, không thể nói, không thể nói hết, thường cùng chư Phật đồng sinh một chỗ; vô-lượng công-đức nhóm-lại như trái ác-xoa, đồng một chỗ huân-tu, hằng không phân-tán. Vậy nên, có thể khiến người phá giới, mà giới-căn cũng được thanh-tịnh; người chưa được giới, khiến cho được giới; người chưa tinh-tiến, khiến cho tinh-tiến; người không trí-tuệ, khiến được trí-tuệ; người không thanh-tịnh, mau được thanh-tịnh; người không giữ trai-giới, tự thành có trai-giới. A-nan, thiện-nam-tử ấy, khi trì-chú nầy, giả-sử có phạm cấm-giới khi chưa thụ-trì, thì sau khi trì-chú, các tội phá giới, không luận nặng nhẹ, một thời, đều tiêu-diệt, dù đã uống rượu, ăn thứ ngũ tân và các thứ không sạch, tất-cả chư Phật, Bồ-tát, Kim-cương, Thiên-tiên, Quỷ-thần không cho là có lỗi; dù mặc y-phục rách-nát không sạch, thì một cái đi, một cái đứng, thảy đồng như thanh-tịnh; dù không lập đàn, không vào đạo-trường, cũng không hành-đạo mà tụng-trì chú nầy, thì công-đức cũng như vào đàn, hành-đạo, không có khác vậy; dù gây những tội nặng ngũ-nghịch, vô-gián và phạm những tội tứ-khí, bát-khí của tỷ-khưu và tỷ-khưu-ni, thì khi tụng-chú nầy rồi, cũng như gió mạnh thổi-tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy, đều diệt-trừ hết, không còn chút mảy-may.
TỤNG TÂM CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM
CHẲNG BAO LÂU CHỨNG ĐƯỢC VÔ SANH PHÁP NHẪN
MẶC Ý LÀM VÔ BIÊN PHẬT SỰ
A-nan, nếu có chúng-sinh, từ vô-lượng vô-số kiếp đến nay, có tất-cả những tội-chướng nhẹ, nặng mà trong các đời trước, chưa kịp sám-hối, nếu biết đọc, tụng, viết, chép chú nầy, giữ đeo trên thân mình hay để nơi chỗ ở, như trang, trạch, viên, quán, thì những nghiệp chứa-nhóm từ trước như vậy, đều tiêu-tan như nước sôi tiêu tuyết, chẳng bao lâu, đều ngộ được vô-sinh-nhẫn.
"Lại nữa, A-nan, nếu có người đàn-bà chưa sinh con trai, con gái, mong-cầu có thai, mà biết chí-tâm nhớ niệm-chú, hoặc ở trên mình đeo chú Tất-đát-đa-bát-đát-ra nầy, thì liền sinh những con trai, con gái có phúc-đức trí-tuệ; người cầu sống lâu, thì được sống lâu, người cầu quả-báo mau được viên-mãn, thì mau được viên-mãn, cho đến về thân-mệnh, sắc-lực, thì cũng được viên-mãn như vậy; sau khi mệnh-chung, tùy nguyện được vãng-sinh trong thập phương quốc-độ, chắc-chắn không sinh nơi biên-địa hạ-tiện, huống nữa là các tạp-hình.
"A-nan, nếu các cõi-nước, các châu, các huyện, các làng-xóm bị nạn đói-kém, dịch-lệ, hoặc ở những nơi có đao-binh, tặc-nạn, đánh nhau, cãi nhau và tất-cả những nơi có ách-nạn khác, viết thần-chú nầy, để trên bốn cửa thành, cùng các tháp hay trên các thoát-xà và khiến chúng-sinh hiện có trong cõi-nước, kính-rước chú nầy, lễ-bái cung-kính nhất-tâm cúng-dường, khiến trong nhân-dân, mỗi mỗi người đeo chú trong mình, hoặc để nơi chỗ ở, thì tất-cả tai-ách thảy đều tiêu-diệt. A-nan, chúng-sinh trong cõi-nước, chỗ nào, chỗ nào có được chú nầy, thì thiên-long vui-mừng, mưa-gió thuận-thời, ngũ-cốc được mùa, dân-chúng an-vui; lại có thể trấn được tất-cả ác-tinh, nó tùy nơi, biến ra những điều quái-dị; tai-chướng không khởi lên, người không hoạnh-tử, chết-yểu, gông-cùm, xiềng-xích không dính vào mình, ngày đêm ngủ yên, thường không ác-mộng. A-nan, cõi Sa-bà nầy có 84.000 ác-tinh tai-biến, 28 đại-ác-tinh làm thượng-thủ, lại có 8 đại-ác-tinh làm chủ, xuất-hiện trên đời với nhiều hình-trạng, có thể sinh ra các tai-nạn dị-kỳ cho chúng-sinh; chỗ nào có chú này, thì tất-cả đều tiêu-diệt, lấy 12 do-tuần làm vòng kết-giới, các tai-biến hung-dữ, hẳn không thể vào được.
"Vậy nên Như-lai tuyên-dạy chú nầy, bảo-hộ cho những người tu-hành sơ-học, trong đời vị-lai, vào Tam-ma-đề, thân tâm thư-thái, được đại-an-ẩn, không còn tất-cả các ma, quỷ-thần, và những oan-khiên đời trước, nghiệp cũ, nợ xưa, từ vô-thủy tới nay, đến khuấy-hại nhau. Ông với những người hữu-học trong chúng và những kẻ tu-hành đời vị-lai, y như lời-dạy của tôi mà lập đàn-trường, đúng theo pháp mà trì-giới, gặp được tăng-chúng thanh-tịnh chủ-trì việc thụ-giới, đối với chú-tâm nầy, không sinh lòng nghi-hối; những thiện-nam-tử như thế, chính nơi cái thân cha mẹ sinh ra, mà không được tâm-thông, thì thập phương Như-lai bèn là vọng-ngữ".
CHƯ VỊ THIỆN THẦN KHÔNG NHẬP NIẾT BÀN
PHÁT NGUYỆN BẢO HỘ NGƯỜI TRÌ CHÚ MAU THÀNH ĐẠO BỒ ĐỀ
Phật dạy lời ấy rồi, vô-lượng trăm ngàn Kim-cương trong Hội, một thời đứng trước Phật, chấp tay đỉnh-lễ mà bạch Phật rằng: "Như lời Phật dạy, chúng tôi phải thành tâm bảo-hộ những người tu-đạo Bồ-đề như vậy".
Khi bấy giờ, Phạm-vương và Thiên-đế-thích, Tứ-thiên đại-vương cũng ở trước Phật, đồng-thời đỉnh-lễ mà bạch Phật rằng: "Xét có người lành tu-học như vậy, chúng tôi phải hết lòng chí-thành bảo-hộ, khiến cho trong một đời, tu-hành được như nguyện".
Lại có, vô-lượng Đại-tướng-dược-xoa, các vua La-sát, vua Phú-đan-na, vua Cưu-bàn-trà, vua Tỳ-xá-già, các Đại-quỷ-vương như Tần-na, Dạ-ca, và các Quỷ-xoái, cũng ở trước Phật, chất tay đỉnh-lễ mà bạch Phật rằng: "Chúng tôi cũng thệ-nguyện hộ-trì cho người đó, khiến cho tâm Bồ-đề mau được viên-mãn".
Lại có, không lường Nhật, Nguyệt thiên-tử, Phong-sư, Vũ-sư, Vân-sư, Lôi-sư cùng với Điện-bá và các Niên-tuế-tuần-quan, chư tinh và quyến-thuộc, vân vân..., cùng ở trong Hội, đỉnh-lễ chân Phật mà bạch Phật rằng: "Chúng tôi bảo-hộ người tu-hành ấy, lập ra đạo-trường, được không e-sợ".
Lại có, vô-lượng Sơn-thần, Hải-thần, tất-cả tinh-kỳ, đất-đai muôn vật, thủy, lục, không, hành, với Phong-thần-vương và Chư-thiên Vô-sắc-giới, ở trước Như-lai, đồng-thời cúi đầu bạch Phật rằng: "Chúng tôi cũng bảo-hộ người tu-hành ấy, được thành Bồ-đề, hẳn không ma-sự".
Khi bấy giờ, 84.000 na-do-tha hằng-hà-sa Câu-chi Kim-cương-tạng-vương Bồ-tát, ở trong đại Hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Thế-tôn, như bọn chúng tôi, công-nghiệp tu-hành, đã thành đạo Bồ-đề lâu rồi, mà không nhận-lấy Niết-bàn, thường theo chú nầy, cứu-giúp những người chân-chính tu-hành pháp Tam-ma-đề trong đời mạt-pháp. Bạch Thế-tôn, những người tu-tâm vào chính định như thế, dù ở đạo-trường, hay là những lúc kinh-hành, cho đến khi tán-tâm đi chơi trong làng-xóm, đồ-chúng chúng tôi thường phải đi theo thị-vệ người ấy, dù cho Ma-vương, Đại-tự-tại-thiên muốn được phương-tiện khuấy-phá, cũng không thể được; các quỷ-thần nhỏ, phải cách xa người lành ấy, ngoài 10 do-tuần, trừ khi, họ phát-tâm thích người tu-thiền. Bạch Thế-tôn, những ác-ma như thế, hay quyến-thuộc của ma, muốn đến xâm-lấn khuấy-phá người lành ấy, chúng tôi dùng bảo-xứ đập-nát cái đầu như vi-trần, thường khiến cho người ấy tu-hành được như nguyện."
HAI CÁI NHÂN ĐIÊN ĐẢO
Ông A-nan, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đỉnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Chúng tôi ngu-độn, ưa tuệ đa-văn, đối với các tâm hữu-lậu, chưa cầu thoát-ly, nhờ Phật từ-bi dạy-bảo được lối huân-tu chân-chính, thân tâm khoan-khoái, được lợi-ích lớn. Bạch Thế-tôn, những người tu-chứng pháp Tam-ma-đề của Phật như thế, chưa đến Niết-bàn, thì thế nào gọi là Càn-tuệ-địa, trong 44 tâm, đến thứ-bậc nào, mới được danh-mục tu-hành, đến phương-sở nào, mới gọi là nhập-địa, thế nào, gọi là Đảng-giác Bồ-tát?" Nói lời ấy rồi, năm vóc gieo xuống đất, trong đại-chúng đều nhất-tâm, chăm-chỉ mong-đợi từ-âm của Phật.
Khi bấy giờ, đức Thế-tôn khen ông A-nan rằng: "Hay thay! Hay thay! Các ông lại biết, vì cả đại-chúng và hết thảy chúng-sinh tu Tam-ma-đề, cầu pháp Đại-thừa trong đời mạt-pháp, xin tôi chỉ trước đường tu-hành vô-thượng chân-chính từ phàm-phu đến Đại-niết-bàn; nay ông hãy nghe cho chín, tôi sẽ vì ông mà nói".
Ông A-nan và đại-chúng chấp tay sạch lòng, yên-lặng thụ-giáo.
Phật dạy: "A-nan, nên biết diệu-tính là viên-minh, rời các danh-tướng, bản-lai không có thế-giới chúng-sinh. Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh mà có diệt, sinh-diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chân, ấy gọi là hai hiệu chuyển-y vô-thượng Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Như-lai.
A-nan, nay ông muốn tu pháp Chân-tam-ma-đề, đến thẳng Đại-niết-bàn của Như-lai, trước hết, phải biết hai cái nhân điên-đảo của thế-giới và chúng-sinh nầy; điên-đảo không sinh, đó là Chân-tam-ma-đề của Như-lai.
A-nan, thế nào gọi là điên-đảo về chúng-sinh? Do cái tâm bản-tính là minh và tính-minh ấy viên-mãn cùng khắp, nên nhân tính-minh phát ra hình-như có tính; mà vọng-kiến nhận là có tính sinh ra, từ chỗ rốt-ráo là không, lại thành rốt-ráo là có. Có cái sở-hữu như thế, là do phi-nhân làm nhân và những tướng năng-trụ, sở-trụ rốt-ráo không có cỗi-gốc. Rồi gốc nơi cái vô-trụ đó, mà kiến-lập ra thế-giới và các chúng-sinh.
Vì mê, không nhận được tính viên-minh sẵn có, nên sinh ra hư-vọng, tính hư-vọng không có tự-thể, không phải thật có chỗ nương-đứng. Hầu muốn trở lại chân-tính, thì cái muốn chân đó, đã không phải là tính chân-như chân-thật. Cầu trở lại không đúng chân-lý, thì hiện-thành ra những phi-tướng: không phải sinh gọi rằng sinh, không phải trụ gọi rằng trụ, không phải tâm gọi rằng tâm, không phải pháp gọi rằng pháp.
Xoay-vần phát-sinh và sinh-lực phát-huy, huân-tập thành ra nghiệp-báo; đồng-nghiệp thì cảm với nhau, nhân đó, lại cảm ra các nghiệp diệt nhau, sinh nhau, do đó, mới có điên-đảo về chúng-sinh.
A-nan, thế nào gọi là điên-đảo về thế-giới? Do có cái sở-hữu đó, nên từng phần, từng đoạn giả-dối sinh ra, vì thế, mà không-gian thành-lập; do phi-nhân làm nhân, không có năng-trụ, sở-trụ, nên dời-đổi mãi, không có năng-trụ, sở-trụ, nên dời-đổi mãi, không an-trụ, vì thế, mà thời-gian thành-lập. Ba đời bốn phương, hòa-hợp can-thiệp cùng nhau, chúng-sinh biến-hóa thành 12 loài. Vậy nên trong thế-giới, nhân động có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp, sáu vọng-tưởng càn-loạn thành ra nghiệp-tính, do đó, 12 cách đối-hiện xoay-vần mãi mãi. Vậy nên trong thế-gian, những thanh, hương, vị, xúc biến-đổi cùng-tột, đến 12 lần xoay trở lại.
MƯỜI HAI
LOẠI CHÚNG SINH
Dựa trên
những tướng điên-đảo, xoay-vần đó, nên trong thế-giới có những loài noãn-sinh, thai-sinh, thấp-sinh,
hóa-sinh, hữu-sắc, vô-sắc, hữu-tưởng, vô-tưởng, hoặc phi-hữu-sắc, hoặc phi-vô-sắc, hoặc phi-hữu-tưởng, hoặc phi-vô-tưởng.
A-nan,
nhân trong thế-giới có hư-vọng luân-hồi, điên-đảo về động, nên hòa-hợp với khí, thành ra 84.000 loạn-tưởng
bay-lặn, vì vậy, nên có mầm-trứng trôi-lăn trong cõi-nước; cá,
chim, rùa, rắn, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có tạp-nhiễm luân-hồi, điên-đảo về dục, nên hòa-hợp với tư, thành ra 84.000 loạn-tưởng ngang dọc; vì vậy, nên có bọc-thai trôi-lăn trong cõi-nước; người, súc,
rồng, tiên, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có chấp-trước luân hồi, điên-đảo về thú, nên hòa-hợp với noãn, thành ra 84.000 loạn-tưởng nghiêng-ngửa vì vậy, nên
có tế-thi thấp-sinh trôi-lăn trong cõi-nước;
nhung-nhúc, quậy-động, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có biến-dịch luân-hồi, điên-đảo về giả, nên hòa-hợp với xúc, thành ra 84.000 loạn-tưởng mới cũ;
vì vậy, nên có yết-nam hóa-sinh trôi-lăn trong cõi-nước; chuyển-thoái,
phi-hành, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có lưu-ngại luân-hồi, điên-đảo về chướng, nên hòa-hợp với trước, thành ra 84.000 loạn-tưởng tinh-diệu; vì vậy, nên có yết-nam sắc-tướng trôi-lăn trong cõi-nước; hưu-cửu,
tinh-minh, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có tiêu-tán luân-hồi, điên-đảo về hoặc, nên hòa-hợp với ám, thành ra 84.000 loạn-tưởng thầm-ẩn, vì vậy, nên
có yết-nam vô-sắc trôi-lăn trong cõi nước; không tán tiêu trầm, các loại đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có võng-tượng luân-hồi, điên-đảo về ảnh, nên hòa-hợp với ức, thành ra 84.000 loạn-tưởng tiềm-kết; vì vậy, nên có yết-nam hữu-tưởng trôi-lăn trong cõi-nước; thần-quỷ
tinh-linh, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có ngu-độn luân-hồi, điên-đảo về si, nên hòa-hợp với ngoan, thành ra 84.000 loạn-tưởng
khô-cảo; vì vậy, nên có yết-nam vô-tưởng trôi-lăn trong cõi-nước;
tinh-thần hóa làm đất, cây, vàng, đá, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có tương-đãi luân-hồi, điên-đảo về ngụy, nên hòa-hợp với nhiễm, thành ra 84.000 loạn-tưởng nhân-y; vì vậy, nên có yết-nam, không phải có sắc mà có sắc, trôi-lăn trong cõi-nước; những giống thủy-mẫu, dùng
tôm làm mắt, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có tương-đẫn luân-hồi, điên-đảo về tính, nên hòa-hợp với chú, thành ra 84.000 loạn-tưởng
hô-triệu; vì vậy, nên có yết-nam, không phải vô-sắc mà vô-sắc, trôi-lăn trong cõi-nước,
chú-trớ, yếm-sinh, các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có hợp-vọng luân-hồi, điên-đảo về võng, nên hòa-hợp với dị, thành ra 84.000 loạn-tưởng hồi-hỗ; vì vậy, nên có yết-nam, không phải có tưởng mà có tưởng, trôi-lăn trong cõi-nước; những giống
tò-vò, mượn chất khác thành cái thân của mình,
các loài đầy-nhẩy.
Nhân
trong thế-giới có oán-hại luân-hồi, điên-đảo về sát, nên hòa-hợp với quái, thành ra 84.000 tư-tưởng ăn
thịt cha-mẹ; vì vậy, nên có yết-nam, không phải vô-tưởng mà vô-tưởng, trôi-lăn trong cõi-nước; như con thổ-kiêu, ấp khối đất làm
con, và chim phá-kính; ấp quả cây-độc làm con, con lớn lên, thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loài đầy-nhẩy.
Ấy gọi là mười hai chủng-loại chúng-sinh.
Comments
Post a Comment