Từ sau ba tuần bảy ngày, ngồi nghiêm chỉnh an cư, trải qua một trăm ngày, người có lợi căn không rời khỏi chỗ ngồi liền được quả Tu-đà-hoàn, mặc dù thân tâm thánh quả chưa thành, nhưng đã quyết định tự biết sẽ thành Phật không sai khác.

 

 

THIT LP ĐO TRÀNG

 

 

Ông A-nan bạch Phật rằng: Thưa Thế-tôn, tôi nhớ lời từ-bi dạy-bảo vô-thượng của đức Như-lai, tâm đã khai-ngộ, tự biết con đường tu-chứng thành-quả vô-học, song, những người tu-hành, trong đời mạt-pháp, muốn lập đạo-trường, cần kết-giới thế nào, cho hợp với quy-tắc thanh-tịnh của chư Phật Thế-tôn?"

 

Phật bảo ông A-nan: "Nếu người trong đời mạt-pháp, muốn lập đạo-trường, trước hết, phải lấy phân con đại-lực-bạch-ngưu ở núi Tuyết-sơn, bạch-ngưu nầy, ăn cỏ-thơm ngon-tốt trong núi và chỉ uống nước trong trên núi Tuyết-sơn, nên cái phân mịn-màng; nên lấy cái phân nó, hòa-hợp với hương chiên-đàn để quét trên mặt đất. Nếu, không phải ở Tuyết-sơn, thì phân bạch-ngưu hôi-nhớp, không thể trát đất được. Vậy thì, phải riêng ở nơi bình-nguyên, đào bỏ các lớp đất trên mặt, lấy thứ đất vàng từ 5 thước trở xuống; rồi lấy 10 thứ hương là chiên-đàn, trầm-thủy, tô-hợp, huân-lục, uất-kim, bạch-giao, thanh-mộc, linh-lăng, cam-tùng và kê-thiệt, nghiền-rây thành bột, trộn với đất ấy thành bùn, để trát trên mặt đất đạo-trường, mỗi bề 1 trượng 6, thành cái đàn bát-giác. Giữa trung-tâm đàn, an-trí một hoa sen làm bằng vàng, bạc, đồng, cây, giữa hoa để một cái bát, trong bát đựng trước nước mù-sương tháng Tám và trong nước ấy tùy-ý cắm các hoa lá hiện có. Rồi lấy 8 cái gương tròn, mỗi cái để một phía, chung-quanh hoa sen và bát hoa. Bên ngoài những gương ấy, an-trí 16 hoa sen và giữa các hoa sen để 16 lư-hương cho trang-hoàng. Trong lư-hương đốt toàn hương trầm-thủy, không cho thấy lửa. Lấy sữa bạch-ngưu để trong 16 khí-mãnh; lấy sữa làm bánh-nướng và các thứ đường-cát, bánh-rán, bột-sữa, tô-hộp, mứt-gừng, mật-ong, bơ tốt, mật tốt, mỗi thứ 16 khí-mãnh, đặt ở ngoài hoa sen và quanh vòng hoa sen; để cúng-dâng chư Phật và các vị Đại-bồ-tát.

 

Trong mỗi thời ăn cơm và ở giữa đêm, lấy nửa thăng mật và 3 cáp bơ, trước đàn để riêng một lư lửa nhỏ; lấy hương đâu-lâu-bà, nấu lấy nước thơm, rửa than cho sạch; rồi đốt than đỏ hồng trong lư và rót mật bơ vào, đốt cho hết khói để cúng-dường chư Phật, Bồ-tát.

 

Ở 4 phía ngoài, treo khắp phan và hoa; ở trong phòng đàn, an-trí hình-tượng hiện có của thập phương Như-lai và các vị Bồ-tát nơi 4 vách. Nên ở chính-giữa để hình-tượng Phật Lô-xá-na, Phật Thích-ca, Phật Di-lặc, Phật A-xơ, Phật Di-đà và các hình-tượng đại-biến-hóa của Ngài Quán-âm, lại thêm, hình-tượng các vị Kim-cương-tạng Bồ-tát để ở hai bên; những tượng của Đế-thích, Phạm-vương, Ô-sô-sắt-ma, Lam-địa-ca, Quân-trà-lỵ, Tỳ-câu-chi và Tứ-thiên-vương, Tần-na, Dạ-ca, vân vân..., treo ở hai bên cửa; lại lấy 8 cái gương treo úp trên hư-không, mặt gương nầy đối-chiếu với 8 gương trước, đã để trong đàn-tràng, làm cho các hình-ảnh lồng-nhau nhiều lớp.

 

Trong tuần 7 ngày đầu, chí-thành đỉnh-lễ danh-hiệu thập phương Như-lai, các vị Đại-bồ-tát và A-la-hán, thường tron 6 thời tụng-chú đi quanh đàn, chí-tâm hành-đạo, một thời thường là 108 biến. Trong tuần 7 ngày thứ 2, một mặt chuyên-tâm phát-nguyện Bồ-tát, tâm không gián-đoạn; trong luật-nghi đạo, ta đã có chỉ-dạy về nguyện. Trong tuần 7 ngày thứ 3, trong cả 12 thời, một mặt trì-chú Bát-đát-ra của Phật; đến ngày thứ 7, thì thấy thập phương Như-lai một thời xuất-hiện, trong chỗ ánh-sáng các mặt gương giao-xen và được Phật xoa đỉnh. Rồi, liền ở nơi đạo-trường đó, tu phép Tam-ma-đề, có thể khiến cho những người tu-học như vậy, trong đời mạt-pháp, thân tâm được sáng-suốt, trong-sạch như ngọc lưu-ly.

 

A-nan, nếu trong các thầy truyền-giới cho vị tỷ-khưu ấy, hay trong 10 vị tỷ-khưu đồng-hội, có một người giới-hạnh không thanh-tịnh, thì những đạo-trường như thế, phần nhiều là không thành-tựu.

 

Từ sau 3 tuần 7 ngày, ngồi nghiêm-chỉnh an-cư, trải qua một trăm ngày, thì những người có lợi-căn, không rời khỏi chỗ ngồi, đã được quả Tu-đà-hoàn; dầu cho nơi thân tâm thánh-quả chưa thành, nhưng đã quyết-định tự biết sẽ thành Phật, không sai-chạy. Ông hỏi về đạo-trường, thì cách dựng-lập như vậy".

 


THIẾT LẬP ĐẠO TRÀNG

 

 

KINH VĂN:

 

 阿難白佛言。世尊。我蒙如來無上悲誨。心已開悟。自知修證無學道成。末法修行建立道場。云何結界。合佛世尊  淨軌則。

A-Nan bạch Phật ngôn: Thế-Tôn! Ngã mông Như-Lai, Vô-Thượng bi hồi, tâm dĩ  khai-ngộ, tự tri  tu-chứng, vô-học đạo thành. Mạt pháp tu-hành, kiến-lập Đạo-Tràng, vân hà kiết-giới, hiệp Phật Thế-Tôn, thanh-tịnh quỹ tắc.   

 

VIỆT DỊCH:

 

Ông A Nan thưa với Phật: Bạch Thế Tôn, con nhớ lời dạy từ bi vô thượng của Đức Như Lai, tâm đã khai ngộ, tự biết con đường tu chứng thành quả vô học. Nhưng người tu hành trong thời mạt pháp muốn lập đạo tràng phải kết giới thế nào để hợp với qui tắc thanh tịnh của chư Phật Thế Tôn?

 

GIẢNG GIẢI:

 

Sau khi ông A Nan nghe Phật giảng dạy, ông nghĩ phải hỏi về cách kết giới và lập đạo tràng.

 

Ông A Nan thưa với Phật: Bạch Thế Tôn, con nhớ lời dạy từ bi vô thượng của Đức Như Lai, tâm đã khai ngộ, tự biết con đường tu chứng thành quả vô học.

 

Ông A Nan tự biết sẽ trọn nghiệp thành tựu quả vị A-la-hán và hơn thế nữa, nhưng người tu hành trong thời mạt pháp muốn lập đạo tràng phải kết giới thế nào để hợp với qui tắc thanh tịnh của chư Phật Thế Tôn.

 

Trong tương lai, vào thời mạt pháp sẽ có người muốn lập đạo tràng, vậy họ phải làm thế nào để kết giới? Làm thế nào để hợp với quy tắc thanh tịnh của chư Phật?



KINH VĂN:




佛告阿難。若     願立道場。先取雪山  大力白牛。食其山中   肥膩香草。此牛 唯飲雪山清水。其糞微細。可取其糞。和合栴檀。以泥其地。

Phật cáo  A-Nan: Nhược mạt-thế-nhân, nguyện lập Đạo-Tràng, tiên thủ Tuyết-sơn, đại-lực bạch-ngưu, thực kỳ sơn trung, phỉ nị hương-thảo, thử ngưu duy ẩm Tuyết-sơn thanh-thủy, kỳ  phẩn vi  tế, khả thủ kỳ phẩn, hòa-hiệp chiên-đàn, dỉ nê kỳ địa.      

  

VIỆT DỊCH:

 

Phật bảo ông A Nan: Nếu người trong đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, đầu tiên phải lấy phân con đại lực Bạch ngưu ở núi Tuyết Sơn. Con Bạch Ngưu này chỉ ăn cỏ thơm ngon trong núi, uống nước trong trên núi. Do đó phân của nó mịn màng, lấy phân đó hòa với hương chiên đàn để trát nên nền đất.

 

GIẢNG GIẢI:

 

Phật Thích Ca Mâu Ni nghe A Nan hỏi về cách kết giới và lập đạo tràng, bảo ông A Nan: Nếu người trong đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, đầu tiên phải lấy phân con đại lực Bạch ngưu ở núi Tuyết Sơn. Con Bạch Ngưu này chỉ ăn cỏ thơm ngon trong núi, uống nước trong trên núi. Do đó phân của nó mịn màng, lấy phân đó hòa với hương chiên đàn để trát nên nền đất.

 

Phân của con bò ăn cỏ ấy, đem trộn với hương chiên đàn, sau đó trát lên nền đất.

 

KINH VĂN:




若非雪山。其牛臭穢。不堪塗地。別於平原。穿去地皮五尺已下。取其黃土

Nhược phi Tuyết-sơn,  kỳ ngưu xú-uế, bất kham đồ địa. Biệt ư bình-nguyên, xiên khử địa bì, ngũ xích dĩ hạ, thủ kỳ huỳnh-thổ. 

 

VIỆT DỊCH:

 

Nếu không phải ở Tuyết Sơn thì phân của Bạch ngưu hôi bẩn, không trát đất được. Như vậy phải chọn nơi bình nguyên, đào sâu xuống năm thước lấy lớp đất vàng.

 

GIẢNG GIẢI:

 

Nếu không phải ở Tuyết Sơn thì phân của Bạch ngưu hôi bẩn.

 

Nếu Bạch Ngưu không ở tại Tuyết Sơn thì phân của nó hôi bẩn, không thể dùng để trát lên nền đất được.

 

Như vậy phải chọn nơi bình nguyên, đào sâu xuống năm thước lấy lớp đất vàng.

 

Trong trường hợp ấy, ông phải chọn nơi đất bằng, đào sâu xuống năm thước lấy đất có sắc vàng trát lên nền.

 

KINH VĂN:

 

和上   檀、沈水、蘇合、薰陸、鬱金、白膠、青木、零陵、甘松、及雞舌香。以此十種細羅為粉。合土成泥。以塗場地。方     六。為八角壇。

Hòa thượng chiên-đàn, trầm thủy, tô-hiệp, huân-lục, uất-kim, bạch-giao, thanh-mộc, linh-lăng, cam-tùng, cặp  kê-thiệt-hương, dĩ thử thập chủng, tế la vi-phấn, hiệp thổ thành nê, dĩ  đồ  tràng-địa. Phương viên trượng lục, vi  bát  giác  đàn.      

 

VIỆT DỊCH:

 

Lấy mười thứ hương là chiên đàn, trầm thủy, tô hợp, huận lục, uất kim, bạch giao, thanh mộc, linh lăng, cam tùng và kê thiệt, nghiền thành bột, trộn với đất ấy thành bùn, đoạn trát lên nền đất đạo tràng, mỗi bên một trượng sáu, thành cái đàn bát giác.

 

GIẢNG GIẢI:

 

Lấy mười thứ hương là chiên đàn, trầm thủy, tô hợp, huận lục, uất kim, bạch giao, thanh mộc, linh lăng, cam tùng và kê thiệt.

 

Phải lấy đất vàng trộn với mười loại hương đó, nghiền thành bột, trộn với đất ấy thành bùn, đoạn trát lên nền đất đạo tràng, mỗi bên một trượng sáu, thành cái đàn bát giác.



KINH VĂN:

 

壇心置一金銀銅木所造蓮華。華中安鉢。鉢中先盛  八月露水。水中隨安所有華葉。取八圓鏡。各安其方。圍繞華鉢。鏡外建立  十六蓮華。十六香爐。間華鋪設。莊      爐。純   水。無令見火。

Đàn-tâm trị nhứt kim ngân đồng mộc sở tạo liên-hoa, hoa trung an bát, bát trung tiên thạnh, bát nguyệt lộ thủy, thủy trung tùy an sở hữu hoa quả. Thủ bát viên cảnh, các an kỳ phương, di nhiểu hoa bát, cảnh ngoại kiến-lập, thập lục liên-hoa, thập lục hương-lư, gián hoa phô thiết, trang nghiêm hương-lư, thuần thiêu trầm-thủy, vô  linh  kiến  hỏa.

 

VIỆT DỊCH:

 

Nơi giữa đàn, đặt một hoa sen làm bằng vàng, bạc, đồng, gỗ. Ở giữa hoa để một cái bát, trong bát ấy đựng trước nước sương tháng Tám, trong nước ấy cắm các hoa lá. Đoạn lấy tám cái gương tròn, mỗi cái đặt một phía, chung quanh hoa và bát. Bên ngoài những gương ấy đặt mười sáu hoa sen, giữa các hoa sen đặt mười sáu lư hương trang hoàng. Trong lư hương chỉ đốt hương trầm thủy, không để thấy lửa.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Nơi giữa đàn, đặt một hoa sen làm bằng vàng, bạc, đồng, gỗ. Ở giữa hoa để một cái bát, trong bát ấy đựng trước nước sương tháng Tám, trong nước ấy cắm các hoa lá. Đoạn lấy tám cái gương tròn, mỗi cái đặt một phía, chung quanh hoa và bát.

 

Lấy tám cái gương tròn đặt đúng theo tám phía làm thành hình bát giác.

 

Bên ngoài những gương ấy đặt mười sáu hoa sen, giữa các hoa sen đặt mười sáu lư hương trang hoàng.

 

Mười sáu hoa sen và mười sáu lư hương cùng đặt quanh đàn. Những lư hương trang hoàng để mọi người cùng cảm thấy thích thú, dễ chịu.

 

Trong lư hương chỉ đốt hương trầm thủy, không để thấy lửa.

 

Chỉ duy nhất đốt loại hương ấy và đừng để thấy lửa, có nghĩa là gương và hoa không thấy được lửa, nói khác đi, hương đặt bên trong lò sao cho ngọn lửa không thể thấy gương hay hoa.

 

 

KINH VĂN:

 

取白牛乳。置十六器。乳為煎餅。並諸砂糖、油餅、乳糜、蘇合、蜜薑、純酥、純蜜。於蓮華外。各各十六圍繞華外。以奉諸佛及大菩薩。

Thủ bạch-ngưu nhũ, trí  thập  lục  khí, nhũ vi  tiển  bỉnh, tinh  chư sa đường, du bỉnh nhũ mê, tô-hiệp mật-cương, thuần-tô thuần-mật, ư liên-hoa ngoại, các các thập lục vi nhiễu hoa ngoại, dĩ phụng chư Phật cập đại Bồ-Tát.     

 

VIỆT DỊCH:

 

Lấy sữa Bạch ngưu đựng trong mười sáu bình, dùng sữa làm bánh nướng cùng các thứ đường cát, bánh rán, bột sữa, tô hợp, mứt gừng, mật ong, bơ tốt, mật tốt, mỗi thứ đều mười sáu bình đặt bên ngoài và quanh vòng hoa sen để cúng dường chư Phật và các Đại Bồ tát.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Lấy sữa Bạch ngưu đựng trong mười sáu bình, dùng sữa làm bánh nướng.

 

Sữa trộn với bột làm bánh.

 

Ngoài ra còn có các thứ đường cát, bánh rán, bột sữa. Loại gạo nấu nhừ với sữa, hương tô hợp, mứt gừng, mật ong, bơ tốt, mật tốt, mỗi thứ đều mười sáu bình đặt bên ngoài và quanh vòng hoa sen.

 

Đặt bình trước mỗi hoa sen, tổng cộng mười sáu bình như vậy, để cúng dường chư Phật và các Đại Bồ tát.

 

 

KINH VĂN:

 

 每以食時。若在中夜。取蜜半升。用酥三合。壇前別安一小火爐。以兜樓婆香。煎取香水。沐浴其炭。然令猛熾。投是酥蜜於炎爐内。燒令煙盡。享    薩。

Mỗi dĩ thực thời, nhược tại trung dạ, thủ mật bán thăng, thuần-tô tam lạng đàn  tiền  biệt an, nhứt tiểu hỏa lư, dĩ đâu lâu bà-hương, tiển thủ hương thủy, mộc dục kỳ thán, nhiên linh mãnh xí, đầu thị tô mật, ư  viêm lô   nội, thiêu linh yên tân hướng Phật Bồ-Tát.

 

VIỆT DỊCH:

 

Trong mỗi thời dùng cơm và vào lúc giữa đêm, lấy nửa thăng mật và ba cáp bơ, nơi trước đàn để riêng một lư lửa nhỏ; lấy hương lâu đâu bà nấu lấy nước thơm để rửa sạch than, đốt than trong lư cho đỏ hồng rồi rót mật bơ vào, đốt cho hết khói đoạn cúng dường chư Phật Bồ tát.

 

CÁP = 1/10 lít

 

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Trong mỗi thời dung cơm và vào lúc giữa đêm. Thời gian suốt bữa ăn trong ngày và lúc nửa đêm. Lấy nửa thăng mật và ba cáp bơ, nơi trước đàn để riêng một lư lửa nhỏ. Nơi phía trước đàn đặt duy nhất lư lửa. Lấy hương lâu đâu bà nấu lấy nước thơm để rửa sạch than. Than trước khi đem đốt phải được rửa sạch bằng nước có hương thơm. Đốt than trong lư cho đỏ hồng. Lửa đốt trong lư phải mạnh và rất nóng. Rồi rót mật bơ vào, đốt cho hết khói đoạn cúng dường chư Phật Bồ tát. Mọi việc xong hết mới dâng cúng Phật Bồ tát.

 

Điều ấy giống như trong Mật giáo, người ta thường đốt cả mật và bơ để cúng dường Phật, thậm chí họ còn đốt nhiều vật giá trị như vàng, bạc, châu báu…cúng dường chư Phật.

 

 

KINH VĂN:

 

令其四外徧懸幡華。於壇室中。四壁敷設十方如來及諸菩薩所有形像。

Linh kỳ tứ  ngoại  biến huyền phan hoa. Ư đàn-thất  trung, tứ  bích phu thiết, thập phương Như-Lai cập chư Bồ-Tát sở hữu hình tượng.     

 

VIỆT DỊCH:

 

Nơi bốn phía ngoài, treo khắp phướn và hoa, ở trong phòng đàn, an trí hình tượng hiện có của mười phương Như Lai và các vị Bồ tát trên bốn vách.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Nơi bốn phía ngoài, treo khắp phướn và hoa.

 

Bốn phía ngoài tường là phạm vi vây quanh phòng đàn. Ở trong phòng đàn, an trí hình tượng hiện có của mười phương Như Lai và các vị Bồ tát trên bốn vách.



 

 

KINH VĂN:

 

 應於當陽。張盧舍那、釋迦、彌勒、阿閦、彌陀。諸大變化觀音形像。兼 金剛 藏。安其左右。帝釋、梵王、烏芻瑟摩、并藍地迦、諸軍茶利、與毗俱胝、四天王等。頻那夜迦。張於門側。左右安置

Ưng  ư  đương dương, thiết Lô-Xá-Na, Thích Ca, Di-Lặc, A-Xúc, Di-Đà,           Chư Đại biến hóa,  Quán-Âm hình tượng,  kiêm Kim-Cang-Tạng, an  kỳ  tả  hữu. Đế-Thích, Phạm-Vương, Ô-Sô Sắc-Ma, tinh Lam Địa-Ca, chư Quân-Trà-Ly, dữ  Tỳ- Cu- Đê, Tứ-Thiên-Vương đẳng, Tần-Na, Dạ-Ca, trương ư môn tắc, tả hữu an trí.         

 

VIỆT DỊCH:

 

Nên ở chính giữa đặt hình tượng Phật Lô Xá Na, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Súc, Phật Di Đà, các hình tượng đại biến hóa của Quán Thế Âm, lại thêm hình tượng các vị Kim Cang Tạng Bồ tát ở hai bên. Những tượng của Đế Thích, Phạm Vương, Ô Sô Sắc Ma, Lam Địa Ca, Quân Trà Lợi, Tỳ Câu Chi và Tứ Thiên vương, Tần Na Dạ Ca, treo ở hai bên cửa.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Nên ở chính giữa đặt hình tượng Phật Lô Xá Na, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Súc, Phật Di Đà, các hình tượng đại biến hóa của Quán Thế Âm.

 

Tỳ Lô Xá Na có nghĩa tràn khắp các cõi. Bồ tát Di Lặc là vị Phật tương lai trong thế gian này. Hình tượng ngài là vị Bồ tát béo tròn. Phật A Súc ở phương Đông, ngài còn có danh hiệu Dược Sư Phật.

 

A Súc có nghĩa là Bất Động. Phương Đông thường biến động, nhưng vị Phật ở đây là Bất động. A Di Đà có nghĩa là ánh sáng vô cùng, thọ mạng vô lượng. Về sự biến hóa của đức Quán Âm, bản kinh này cũng đã nói đến, đoạn diễn tả Ngài có thể hiện thân có một đầu, có ba đầu, năm đầu, bảy đầu, chín đầu, mười một đầu, hoặc một trăm lẻ tám đầu. Hoặc diễn tả Ngài có một tay, ba tay, năm tay, bảy tay, chín tay, hoặc nhiều đến một trăm lẻ tám tay, một nghìn tay, mười nghìn tay, hoặc tám mươi bốn nghìn tay.

 

Lại thêm hình tượng các vị Kim Cang Tạng Bồ tát ở hai bên.

 

Đấy là các thần hộ pháp, thường biểu hiện vẻ mặt rất nghiêm khắc, đáng sợ.

 

Những tượng của Đế Thích, Phạm Vương.

 

Đế Thích là vua tầng trời thứ ba mươi ba. Ngài là Thượng đế, hoặc còn gọi là Thiên chủ. Phạm vương là Đại Phạm Thiên.

 

Ô Số Sắc Ma, Lam Địa Ca, Quân Trà Lợi, Tỳ Câu Chi.

 

Ô Sô Sắc Ma là Hỏa Đầu kim Cang. Lam Địa Ca có mặt xanh và là vị thần Hộ pháp. Quân Trà Lợi có nghĩa là Điều phục, hoặc còn có hiệu khác là Kim Cang Trí. Tỳ Câu Chi cũng là thần Hộ pháp.

 

Sắp bày hình tượng của Tứ Thiên vương, Tần Na Dạ Ca, treo  hai bên cửa.

 

Tần Na Dạ Ca là thần Hộ pháp: Vị này đặc biệt xấu và rất dữ tợn. Người Trung Quốc diễn tả có hai Hộ pháp, một vị là Pin Na, mình người đầu lợn, một vị là Yeh Chia, mình người đầu voi, thân hình rất dài. Người Ấn Độ mô tả thần Tần Na Dạ Ca VIỆT DỊCH:Vinayaka là thần Ganapata, thân hình người, đầu voi. Sự xuất hiện hình dạng kỳ dị, đáng sợ như thế nhằm khiến cho mọi người khiếp sợ mà đối xử nhau cho phải đạo. Nơi cửa của Bồ đề đạo tràng đều có đặt thần hộ vệ.

 

 

 

KINH VĂN:

 

 又取八鏡。覆懸 虛空。與壇場中 所安之鏡。方面相對。使其形影重       

Hựu thủ bát cảnh, phúc huyền hư-không, dữ đàn trưởng trung, sở an chi cảnh, phương diện tương đối, sử kỳ hình ảnh trùng  trùng tương-hiệp.

 

VIỆT DỊCH:

 

Lại lấy tám cái gương treo úp trên không, mặt gương này đối chiếu với tám gương trước đã đặt trong đàn tràng, làm cho hình ảnh phản chiếu với nhau nhiều lớp.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Lại lấy tám cái gương treo úp trên không, mặt gương này đối chiếu với tám gương trước đã đặt trong đàn tràng.

 

Làm thế nào để treo được gương trong hư không? Quý vị đều lấy làm lạ. Chẳng hạn như ngọn đèn treo trên trần nhà. Nhưng làm sao để treo nó lơ lửng như mặt trời? Ở đây chẳng có gì lạ cả - Đấy là treo các chiếc gương lơ lửng trên không trong phòng. Gương phải đặt sao cho đối diện với các gương khác.

 

Làm cho hình ảnh phản chiếu với nhau nhiều lớp.

 

Những hình ảnh sẽ lồng vào nhau trùng trùng đến vô tận.

 

 

 

KINH VĂN:

 

於初七中。至        如來。諸大菩薩。阿羅漢號。恆於六時誦咒圍壇。至心行道。一時  行一百八徧。

Ư   sơ  thất trung, chí-thành đảnh lễ, Thập phương Như-Lai, chư Đại  Bồ-Tát, A-La-Hán hiệu, hằng ư lục  thời tụng chú vi đàn, chí tâm hành đạo,      nhứt thời thường hành, nhứt bá  bát  biến.     

 

VIỆT DỊCH:

 

Trong tuần bảy ngày đầu, chí thành đảnh lễ danh hiệu mười phương Như Lai, các vị đại Bồ tát và A-la-hán. Thường trong sáu thời, tụng chú đi quanh đàn, chí tâm hành đạo, một thời thường tụng một trăm lẻ tám biến.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Trong tuần bảy ngày đầu, chí thành đảnh lễ danh hiệu mười phương Như Lai, các vị đại Bồ tát và A-la-hán. Thường trong sáu thời, tụng chú đi quanh đàn.

 

Chú ở đây là thần chú kinh Thủ Lăng Nghiêm.

 

Chí tâm hành đạo, một thời thường tụng một trăm lẻ tám biến.

 

Chí tâm có nghĩa giúp quý vị không nghĩ ngợi gì khác, chỉ duy nhất chú tâm vào chú. Mỗi lần tụng đọc là tụng suốt một trăm lẻ tám biến, không dừng nghĩ.

 

 

 

KINH VĂN:

 
第二七中。一         發菩薩願。心無間斷。我毗奈耶先有  教。

Đệ nhị thất trung, nhứt hướng chuyên tâm, phát Bồ-Tát nguyện, tâm vô gián đoạn, ngã  Tỳ-nại-da, tiên hữu  nguyện giáo.

 

VIỆT DỊCH:

 

Trong tuần bảy ngày thứ hai, một mặt chuyên tâm phát nguyện Bồ tát, tâm không gián đoạn, trong luật nghi, ta đã chỉ dạy về nguyện.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Trong tuần bảy ngày thứ hai hành đạo, một mặt chuyên tâm phát nguyện Bồ tát.

 

Quý vị phải thành tâm và chuyên chú đọc bốn lời nguyện của Bồ tát:

 

1.       Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

2.     Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

3.     Pháp môn vô thượng thệ nguyện học.

4.     Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

 

Tâm không gián đoạn, tâm không dừng niệm chú Lăng Nghiêm và luôn nhớ lấy bốn điều thệ nguyện.

 

Trong luật nghi, ta đã chỉ dạy về nguyện.

 

Khi nói về giới luật, ta đã dạy thực hành nguyện.

 

 

KINH VĂN:

 

 第三七中。於十二時。一    般怛囉咒。至第七日。十     一時出現。鏡交光處。承佛摩頂。

Đệ tam thất trung, ư  thập  nhị  thời, nhứt hướng trì Phật  Bác-Đác–Ra   chú, chí đệ thất nhựt, thập-phương Như-Lai, nhứt thời xuất-hiện, cảnh giao quang xứ, thừa Phật ma đảnh.    

 

VIỆT DỊCH:

 

Trong tuần bảy ngày thứ ba, trong suốt mười hai thời, một mặt trì chú Bát-đát-la chú của Phật, đến ngày thứ bảy sẽ thấy mười phương Như Lai nhất thời xuất hiện, trong chỗ ánh sáng của các mặt gương giao nhau và được Phật xoa đỉnh.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Trong tuần bảy ngày thứ ba, trong suốt mười hai thời, một mặt trì chú Bát-đát-la chú của Phật.

 

Tụng đọc thần chú Đại Bạch Tán Cái, tức chú kinh Lăng Nghiêm của Phật.

 

Đến ngày thứ bảy sẽ thấy mười phương Như Lai nhất thời xuất hiện.

 

Cùng lúc ấy, chư Phật sẽ bất ngờ xuất hiện tại đạo tràng, trong chỗ ánh sáng của các mặt gương giao nhau và được Phật xoa đỉnh.

 

Quý vị sẽ được các Đức Phật trong mười phương xuất hiện và xoa lên đỉnh đầu, hình ảnh động tác ấy sẽ hữu hiện trong anh sáng các mặt gương phản chiếu đến vô cùng tận.

 

 

KINH VĂN:

 

 即於道場 修三摩地。能  如是末世修學。身心明  猶如瑠璃。

Tức ư  Đạo-Tràng, tu Tam-ma-địa, năng linh như thị, mạt-thế  tu  học, thân-tâm minh-tịnh do như lưu-ly. 

 

VIỆT DỊCH:

 

Đoạn, ở nơi đạo tràng đó tu pháp Tam ma địa, có thể khiến cho những người tu học như vậy, trong thời mạt pháp, thân tâm được sáng tỏ và trong sạch như ngọc lưu ly.

 

  GIẢNG GIẢI:

 

Đoạn, ở nơi đạo tràng đó tu pháp Tam ma địa.

 

Nơi đạo tràng như miêu tả trên, khi được các Như Lai khắp mười phương hiện đến xoa đỉnh, liền tu pháp Tam ma địa, tức quay trở lại tánh nghe để nghe tự tánh, có thể khiến cho những người tu học như vậy, trong thời mạt pháp, thân tâm được sáng tỏ và trong sạch như ngọc lưu ly.

 

Thân và tâm người ấy sẽ trong suốt như pha lê và sáng lóng lánh.

 

 

KINH VĂN:

 

阿難。若此比丘本受戒師。及同會中十比丘等。其中有一不清淨者。如是道場多不成就。

A-Nan! Nhược thử Tỳ-Khưu, bổn thọ giới sư, cập đồng hội trung thập Tỳ-Khưu đẳng, kỳ trung hữu nhứt bất thanh-tịnh giả, như thị Đạo-Tràng, đa bất thành tựu.       

 

VIỆT DỊCH:

 

A Nan, nếu như thầy truyền giới cho vị Tỳ kheo ấy, hoặc trong mười vị Tỳ kheo đồng hội, có một người giới hạnh không thanh tịnh thì các đạo tràng như vậy đa phần là không được thành tựu.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

A Nan, ông nên biết nếu vị Tỳ kheo tu dưỡng và trì chú Lăng Nghiêm không đúng cách, ngay cả vị thầy truyền giới không được thanh tịnh, hoặc vị ấy tu học từ vị Tỳ kheo khác có giới đức không thanh tịnh, vậy pháp hành ấy sẽ không có kết quả.

 

Nên đừng thực hiện nếu có những người không thanh tịnh.

 

Có thể họ đã giữ giới và chưa phạm lỗi. Đức Phật đề ra các giới như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối thì họ phạm tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói những lời không chân thật. Trong trường hợp đó, sự lập Bồ đề đạo tràng sẽ chẳng thành tựu.

 

Tất cả sự tu dưỡng, mọi lời thần chú đều không có hiệu quả. Do đó, nếu quý vị thực hiện giáo pháp này thấy không được như ý, quý vị đừng nói:

 

“Tôi hành trì trong đàn suốt ba tuần, nhưng Phật Thích Ca, các Phật trong mười phương không đến xoa đỉnh đầu tôi. Tôi không thấy các vị ấy. Có thể Phật Thích Ca dối tôi.”

 

Không phải như vậy. Có thể là do tự thân quý vị không thanh tịnh, hoặc một trong ai đó trong số mười vị truyền giới không được thanh tịnh. Chỉ cần một người không thanh tịnh thì tất cả đều bất thành. Đây là điều chúng ta nên hết sức chú ý.



 

KINH VĂN:

 

從三七後。端坐安居。經一百日。有利根者。不起於座。得須陀洹。縱其身心聖果未成。決定自知成佛不謬。

Tùng tam thất hậu, đoan tọa an cư, kinh nhứt bá nhựt, hữu lợi căn giả,          bất khởi ư tòa, đắc Tu-Đà-Hoàn, túng  kỳ  thân-tâm, Thánh quả vị thành,    quyết-định tự tri thành Phật bất mậu.

 

VIỆT DỊCH:

 

Từ sau ba tuần bảy ngày, ngồi nghiêm chỉnh an cư, trải qua một trăm ngày, người có lợi căn không rời khỏi chỗ ngồi liền được quả Tu-đà-hoàn, mặc dù thân tâm thánh quả chưa thành, nhưng đã quyết định tự biết sẽ thành Phật không sai khác.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Từ sau ba tuần bảy ngày, ngồi nghiêm chỉnh an cư, trải qua một trăm ngày.

 

Việc ngồi thiền không giống như một số người, họ ngồi được hai tiếng đồng hồ và xem đó là kỳ công, tự cho là mình đã hơn được nhiều người. Thực ra, điều ấy có thể ví như chú mèo con đấu sức cùng sư tử vậy.

 

Ngồi nghiêm chỉnh có nghĩa là không nghiêng trái, phải, cũng chẳng phải cúi về phía trước, ngã ra sau, hoặc duỗi dài chân. Đấy không phải là ngồi yên và lo nghĩ: “Ôi! Chân tôi tê quá!”.

 

Ngồi trải qua có nghĩa là không nghĩ tưởng gì khác. Ngồi một trăm ngày là không đi ăn, cũng chẳng tự thư giãn, tự làm cho mình dễ chịu. Đơn giản chỉ là ngồi một trăm ngày.

 

Người có lợi căn không rời khỏi chỗ ngồi liền được quả Tu-đà-hoàn.

 

Người thông minh và có lợi căn sẽ ngồi một trăm ngày, chắc chắn người đó sẽ được Thánh quả thứ nhất của A-la-hán. Ngày nay, quý vị không thể ngồi được trọn ngày, tuy vậy, cũng có người nghĩ mình sẽ đạt được Thánh quả. Thực là buồn cười! Quý vị phải có khả năng ngồi trong một trăm ngày mới có được kết quả.

 

Mặc dù thâm tâm thánh quả chưa thành, những đã quyết định tự biết sẽ thành Phật không sai khác.

 

Trong hiện tại họ chưa chứng được quả vị vô học, nhưng tin chắc mình sẽ thành Phật.

 

 

KINH VĂN:

 

汝問  場。建立如是。

Nhữ vấn Đạo-Tràng, kiến-lập như thị.




VIỆT DỊCH:

 

Ông hỏi đạo tràng thì cách thành lập như vậy.

 

 GIẢNG GIẢI:

 

Cách thức dựng lập đạo tràng là vậy.

Comments

Popular posts from this blog