HAI CÁI NHÂN ĐIÊN ĐẢO
Ông A-nan, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đỉnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Chúng tôi ngu-độn, ưa tuệ đa-văn, đối với các tâm hữu-lậu, chưa cầu thoát-ly, nhờ Phật từ-bi dạy-bảo được lối huân-tu
chân-chính, thân tâm khoan-khoái, được lợi-ích lớn. Bạch Thế-tôn, những người tu-chứng pháp Tam-ma-đề của Phật như thế, chưa đến Niết-bàn, thì thế nào gọi là Càn-tuệ-địa, trong 44 tâm, đến thứ-bậc nào, mới được danh-mục tu-hành, đến phương-sở nào, mới gọi là nhập-địa, thế nào, gọi là Đảng-giác Bồ-tát?" Nói lời ấy rồi, năm vóc gieo xuống đất, trong đại-chúng đều nhất-tâm, chăm-chỉ mong-đợi từ-âm của Phật.
Khi bấy giờ, đức Thế-tôn khen ông A-nan rằng: "Hay thay! Hay thay! Các ông lại biết, vì cả đại-chúng và hết thảy chúng-sinh tu
Tam-ma-đề, cầu pháp Đại-thừa trong đời mạt-pháp, xin tôi chỉ trước đường tu-hành vô-thượng chân-chính từ phàm-phu đến Đại-niết-bàn; nay ông hãy nghe cho chín, tôi sẽ vì ông mà
nói".
Ông A-nan và đại-chúng chấp tay sạch lòng, yên-lặng thụ-giáo.
Phật dạy: "A-nan, nên biết diệu-tính là viên-minh, rời các danh-tướng, bản-lai không có thế-giới chúng-sinh. Nhân cái vọng mà có sinh,
nhân cái sinh mà có diệt, sinh-diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chân, ấy gọi là hai hiệu chuyển-y vô-thượng Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Như-lai.
A-nan, nay ông muốn tu pháp Chân-tam-ma-đề, đến thẳng Đại-niết-bàn của Như-lai, trước hết, phải biết hai cái nhân
điên-đảo của thế-giới và chúng-sinh nầy; điên-đảo không sinh, đó là Chân-tam-ma-đề của Như-lai.
A-nan, thế nào gọi là điên-đảo về chúng-sinh? Do cái tâm bản-tính là minh và
tính-minh ấy viên-mãn cùng khắp, nên nhân tính-minh phát ra hình-như có tính; mà vọng-kiến nhận là có tính
sinh ra, từ chỗ rốt-ráo là không, lại thành rốt-ráo là có. Có cái sở-hữu như thế, là do phi-nhân làm nhân và những tướng năng-trụ, sở-trụ rốt-ráo không có
cỗi-gốc. Rồi gốc nơi cái vô-trụ đó, mà kiến-lập ra thế-giới và các chúng-sinh.
Vì mê, không nhận được tính viên-minh sẵn có, nên sinh ra hư-vọng, tính hư-vọng không có tự-thể, không phải thật có chỗ nương-đứng. Hầu muốn trở lại chân-tính, thì cái muốn chân đó, đã không phải là tính chân-như chân-thật. Cầu trở lại không đúng chân-lý, thì hiện-thành ra những phi-tướng: không phải sinh gọi rằng sinh, không
phải trụ gọi rằng trụ, không phải tâm gọi rằng tâm, không phải pháp gọi rằng pháp.
Xoay-vần phát-sinh và sinh-lực phát-huy, huân-tập thành ra nghiệp-báo; đồng-nghiệp thì cảm với nhau, nhân đó, lại cảm ra các nghiệp diệt nhau, sinh nhau, do đó, mới có điên-đảo về chúng-sinh.
A-nan, thế nào gọi là điên-đảo về thế-giới? Do có cái sở-hữu đó, nên từng phần, từng đoạn giả-dối sinh ra, vì thế, mà không-gian thành-lập; do phi-nhân
làm nhân, không có năng-trụ, sở-trụ, nên dời-đổi mãi, không có năng-trụ, sở-trụ, nên dời-đổi mãi, không
an-trụ, vì thế, mà thời-gian thành-lập. Ba đời bốn phương, hòa-hợp can-thiệp cùng nhau, chúng-sinh biến-hóa thành 12
loài. Vậy nên trong thế-giới, nhân động có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp, sáu vọng-tưởng càn-loạn thành ra nghiệp-tính, do đó,
12 cách đối-hiện xoay-vần mãi mãi. Vậy nên trong thế-gian, những thanh, hương, vị, xúc biến-đổi cùng-tột, đến 12 lần xoay trở lại.
HAI CÁI NHÂN ĐIÊN ĐẢO
KINH VĂN:
阿難即從座起。頂禮佛足。而白佛言。我輩愚鈍。好為多聞。於諸漏心未求出離。蒙佛慈誨。得正熏修。身心 快然。獲大饒益。
A-Nan tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn: Ngã bối ngu-độn, háo vi đa văn, ư chư lậu tâm, vị cầu xuất ly. Mông Phật từ hối, đắc chánh huân-tu, thân tâm khoái nhiên, hoạch đại nhiêu-ích.
VIỆT DỊCH:
Ông A Nan, liền từ chỗ ngồi đứng lên đảnh lễ nơi chân Phật mà thưa với Phật rằng: “Chúng con ngu độn, tham cầu đa văn, đối với các tâm hữu lậu chưa cầu thoát ly, nhờ Phật dạy bảo, được lối huân tu chân chánh, thân tâm khoan khoái, được nhiều lợi ích”.
GIẢNG GIẢI:
Ông A Nan, liền từ chỗ ngời đứng lên đảnh lễ nơi chân Phật mà thưa với Phật rằng: “Chúng con ngu độn, đấy là sự học hỏi và phải nhờ vào trí nhớ của chúng ta, tham cầu đa văn, đối với các tâm hữu lậu chưa cầu thoát ly”.
Chúng ta ưa đọc sách, học tập và nhớ nhiều. Chúng ta thông minh và hiểu biết nhiều. Nhưng ngoài tư tưởng và hành động, chúng ta không còn nhận thấy gì khác. Thật sự, mọi người chúng ta không muốn vượt khỏi ba cõi, không chú tâm thoát khỏi căn nhà đang bốc cháy.
Nay, nhờ Phật dạy bảo, được lối huân tu chân chánh, thân tâm khoan khoái, được nhiều lợi ích.
Phật chỉ dạy chúng ta cách thức tu tập, điều ấy khiến cho mọi người cảm thấy rất hạnh phúc, có được nhiều lợi lạc.
KINH VĂN:
世尊。如是修證佛三摩地。未到涅槃。云何名為乾慧之地。四十四心。至何漸次。得修行目。詣何 方 所。名入地中。云何名為等覺菩薩。
Thế-Tôn! Như thị tu chứng Phật Tam-ma-địa, vị đáo Niết-Bàn, vân-hà danh vi, căn-huệ chi địa, tứ thập tứ tâm, chí hà tiệm thứ, đắc tu hành mục? Nghệ hà phương sở, danh nhập địa trung, vân hà danh vi Đẳng-Giác Bồ-Tát?
VIỆT DỊCH:
Bạch Thế Tôn, những người tu chứng pháp Tam-ma-địa của Phật như thế, chưa đến Niết bàn thì sao gọi là Càn huệ địa? Trong 44 tâm đến thức bậc nào mới được danh mục tu hành? Đến phương sở nào mới gọi là nhập địa? Thế nào mới gọi là Đẳng giác Bồ tát?
GIẢNG GIẢI:
Bạch Thế Tôn, những người tu chứng pháp Tam-ma-địa của Phật như thế, chưa đến Niết bàn thì sao gọi là Càn huệ địa?
Bạch Phật, chúng con tu theo pháp này và đạt được chánh định của Phật. Nhưng trước khi đến Niết bàn, còn phải qua nhiều cấp khác nhau – chẳng hạn, thế nào gọi là Càn-Huệ địa?
Trong 44 tâm đến thức bậc nào mới được danh mục tu hành? Đến phương sở nào mới gọi là nhập địa? Làm thế nào chúng con biết là mình đạt tới địa vị Thập địa Bồ tát? Và thế nào mới gọi là Đẳng giác Bồ tát? Phần này sẽ giải thích trong các đoạn sau.
KINH VĂN:
作是語已。五體投地。大眾 一心。佇佛慈音。瞪 瞢 瞻 仰。
Tát thị ngữ dĩ, ngũ-thể đầu-địa, đại-chúng nhứt tâm, trử Phật từ âm, trừng mông chiêm-ngưỡng.
VIỆT DỊCH:
Nói lời ấy xong, năm vóc gieo xuống đất, cả đại chúng cùng một lòng, chăm chỉ mong chờ lời từ của Phật.
GIẢNG GIẢI:
Sau khi ông A Nan nói lời ấy xong, năm vóc gieo xuống đất, A Nan cùng tất cả mọi người trong đại hội dùng năm vóc – tức đầu, đôi chân, đôi tay cùng gieo xuống đất hành lễ.
Cả đại chúng cùng một lòng, chăm chỉ mong chờ lời từ của Phật. Mọi người đều hết sức chăm chú nhìn Phật và chờ đợi Phật nói pháp. Quý vị thử nghĩ Phật sẽ nói gì?
KINH VĂN:
爾時世尊讚阿難言。善哉善哉。汝等乃能普為大眾。及諸末世 一切 眾 生。修三摩地求大乘者。從於凡夫終 大 涅 槃。懸 示無上 正 修行路。汝今諦聽。當 為汝 說。阿難大眾。合 掌 刳 心。默然受教。
Nhĩ thời Thế-Tôn tán A-Nan ngôn: Thiện-tai! Thiện-tai! Nhữ đẳng nãi năng, phổ vị đại-chúng, cập chư mạt thế, nhứt-thiết chúng-sanh, tu Tam-ma- địa, cầu Đại-thừa giả, tùng ư phàm-phu chung Đại-Niết-Bàn, huyền thị vô-thượng, chánh tu hành lộ, nhữ kim đề thính, đương vị nhữ thuyết: A-Nan, Đại-chúng hiệp chưởng khóa tâm, mặc-nhiên thọ giáo.
VIỆT DỊCH:
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ông A Nan rằng: “Hay thay! Hay thay! Các ông lại biết vì đại chúng và hết thảy chúng sinh tu Tam-ma-địa, cầu pháp Đại thừa trong thời mạt pháp, xin ta chỉ trước đường tu hành vô thượng chơn chánh, từ phàm phu cho đến Đại Niết Bàn; nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói”. Ông A Nan và đại chúng chắp tay sạch lòng, lặng yên thọ giáo.
GIẢNG GIẢI:
Lúc bấy giờ, tại đại Hội rất đông người, cùng chăm chú chiêm ngưỡng, Đức Thế Tôn khen ông A Nan. Nhận thấy A Nan và đại chúng rất thành tâm, do đó, Ngài nói: “Hay thay! Hay thay! Các ông lại biết vì đại chúng và hết thảy chúng sinh tu Tam-ma-địa, cầu pháp Đại thừa trong thời mạt pháp”.
Ông muốn cùng mọi người tu học chứ không phải vì lợi lạc cho riêng mình. Ông hành động vì đại chúng nơi đây, và cả những người muốn học pháp Đại thừa sau này, vì vậy ông xin ta chỉ trước đường tu hành vô thượng chơn chánh, từ phàm phu cho đến Đại Niết Bàn.
Niết bàn là bất sinh, là tịch diệt, ông chưa đạt đến nhưng muốn biết cách thực hiện cho được. Nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói. Hãy hết sức chú ý, ta sẽ giảng giải cho ông.
Ông A Nan và đại chúng chắp tay sạch lòng, lặng yên thọ giáo. Sạch lòng có nghĩa là trừ tất cả vọng tưởng, tạp niệm ra khỏi tâm thức. Có năm loại kiến giải cần loại trừ là:
1. Thân kiến
2. Biên kiến
3. Giới cấm thủ kiến
4. Kiến thủ kiến
5. Tà kiến.
Cùng với năm nguyên nhân làm cho si độn:
1. Tham
2. Sân
3. Si
4. Mạn
5. Nghi
Như chiếc thuyền trống rỗng, họ vất ra khỏi tâm trí mọi điều học hỏi, và yên lặng lắng nghe Đức Thích Ca giảng giải.
KINH VĂN:
佛 言阿難。當知妙性圓明。離諸名相。本來無有世界眾 生。
Phật ngôn: A-Nan! Đương tri Diệu-Tánh viên-minh, ly chư danh-tướng, bổn-lai vô hữu thế-giới chúng-sanh.
VIỆT DỊCH:
Phật dạy: “A-Nan, ông nên biết diệu tính là viên minh, rời các danh tướng, bản lai không có THẾ GIỚI CHÚNG SINH”.
GIẢNG GIẢI:
Phật dạy: “A Nan, ông nên biết diệu tính là viên minh, bản lai vốn rất sáng suốt, rất màu nhiệm nên xa rời các danh tướng, như kinh Kim Cang nói: “Phàm là tướng sở hữu đều là hư vọng, nếu thấy tướng là phi tướng ắt sẽ thấy Như Lai”.
Nếu chấp tướng, mọi sự việc quý vị thấy biết cũng đều là chấp trước. Căn bản là không có danh, cũng chẳng có tướng. Vậy tại sao không có danh tướng? Đấy là vì bản lai không có thế giới chúng sinh, chỉ vì chính con người gây ra ảo tưởng và tạo nghiệp mới hình thành thế giới báo ứng của chúng sinh như vậy.
KINH VĂN:
因 妄 有 生。因生有滅。生 滅 名 妄。
Nhân vọng hữu sanh, nhân sanh hữu diệt, sanh-diệt danh-vọng.
VIỆT DỊCH:
Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh nên có diệt, sinh diệt gọi là vọng.
GIẢNG GIẢI:
Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh nên có diệt. Nếu không có sinh sẽ không có diệt, sinh diệt gọi là vọng. Cái sinh sau khi sinh, cái diệt sau khi diệt, mọi sinh diệt đó đều là hư vọng, nó không thực có.
KINH VĂN:
滅妄名眞。是稱如來 無上 菩提。及大涅槃。二轉 依號。
Diệt vọng danh chơn, thị xưng Như-Lai Vô-Thượng Bồ-Đề, cập Đại-Niết-Bàn, nhị chuyển y hiệu.
VIỆT DỊCH:
Diệt vọng gọi là chân, đấy gọi là hai hiệu chuyển y vô thượng Bồ đề và Đại Niết bàn của Như Lai.
GIẢNG GIẢI:
Diệt vọng gọi là chân. Khi đạt được chân như của tự tánh, ông sẽ đạt được Phật tánh, đấy gọi là hai hiệu chuyển y vô thượng Bồ đề và Đại Niết bàn của Như Lai, một đàng là chuyển khổ đau đến Bồ đề và một là chuyển sinh từ vào Niết bàn.
KINH VĂN:
阿難。汝今欲修眞三摩地。直詣如來大涅槃者。先當識此 眾生 世界 二顚 倒因。顚倒不生。斯則如來眞三摩地。
A-Nan! nhữ kim dục tu chơn Tam-ma-địa, trực nghệ Như-Lai Đại Niết-Bàn giả, tiên đương thức thử, chúng-sanh thế-giới, nhị điên-đảo nhân, điên-đảo bất sanh, tứ tắc Như-Lai, chơn Tam-ma-địa.
VIỆT DỊCH:
A-Nan, nay ông muốn tu pháp chân Tam-ma-địa, đến thẳng Đại Niết bàn của Như Lai, trước hết phải biết hai cái nhân điên đảo của thế giới và chúng sinh này, điên đảo không sinh, đấy là chân Tam-ma-địa của Như Lai.
GIẢNG GIẢI:
A-Nan, nay ông muốn tu pháp chân Tam-ma-địa, đến thẳng Đại Niết bàn của Như Lai. Ông muốn tu pháp Đại Bồ tát và đại Chánh-định. Ông muốn tiến đến địa vị Phật và được bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
Trước hết phải biết hai cái nhân điên đảo của thế giới và chúng sinh này, điên đảo không sinh, đấy là chân Tam-ma-địa của Như Lai. Có thể nhận thực nhân điên đảo và tránh không để sinh khởi – đấy là chánh định của Phật.
KINH VĂN:
阿難。云何名為眾 生顚倒。阿難。由性明心。性明圓故。因明發性。性妄見生。從畢竟無。成究竟有。
A-Nan! Vân hà danh vi, chúng-sanh điên-đảo? A-Nan do tánh minh tâm, tánh minh viên cố, nhân minh phát tánh, tánh vọng kiến sanh, tùng tất kiến vô, thành cứu kiến hữu.
VIỆT DỊCH:
A-Nan, thế nào gọi là điên đảo của chúng sinh? A Nan, do cái tâm bản tánh là minh, và tánh minh ấy viên mãn cùng khắp, do đó nên nhân tánh minh phát ra mà vọng kiến nhận là có tánh sinh ra, từ rốt ráo là không lại thành rốt ráo là có.
GIẢNG GIẢI:
Nan, thế nào gọi là điên đảo của chúng sinh? A Nan, do cái tâm bản tánh là minh, và tánh minh ấy viên mãn khắp cùng. Tánh vốn sáng rỡ và biến chiếu cùng khắp. Do đó nên nhân tánh minh phát ra mà vọng kiến nhận là có tánh sinh ra.
Vì mê lầm, không nhận được bản tánh viên mãn sáng suốt nên sinh ra các thứ hư vọng, biến thành vô minh. Vô minh là một loại ảo tưởng, là sự mê muội, do đó nên nghiệp sinh khởi – sinh và tử cũng thành hiện hữu.
Do một vọng niệm mà dấy lên Tam tế
Do Tam tế phát triển thành lục thô.
Quan điểm này đã được luận đến trong phần đầu của bản Kinh. Một khi từ chân khởi vọng thì nghiệp chướng liền sanh khởi. Cùng với nghiệp tướng là Chuyển tướng, và sau cùng là Năng kiến tướng.
Tam tế - tức tướng trạng cực kỳ vi tế.
1. Nghiệp tướng
2. Chuyển tướng
3. Năng kiến tướng.
Từ Tam tế duyên với cảnh giới của hiện tướng mà sinh sáu loại mê tướng, tức lục thô như sau:
1. Trí tướng, tức trí huệ của thế gian.
2. Tương tục tướng, mọi sự đều diễn tiến không ngớt.
3. Chấp thủ tướng.
4. Kế danh tự tướng.
5. Khởi nghiệp tướng.
6. Nghiệp hệ khổ tướng.
Từ rốt ráo là không lại thành rốt ráo là có, đấy là sự biểu hiện của Tam tế, cũng từ vọng niệm sai lầm nên mới hiện diện như vậy.
KINH VĂN:
此有所有。非因所因。住所住相。了無根本。本此無住。建立世界。及諸 眾生。
Thử hữu sở hữu, phi nhân sở nhân, trụ sở trụ tướng, liễu vô căn bản, bổn thử vô trụ, kiến-lập thế-giới, cập chư chúng-sanh.
VIỆT DỊCH:
Có cái sở hữu như vậy là do phi nhân làm nhân, và những tướng năng trụ sở trụ, rốt ráo không có cội gốc. Đoạn lại từ cái gốc vô trụ ấy mà kiến lập nên thế giới và các chúng sanh.
GIẢNG GIẢI:
Có cái sở hữu như vậy, sở hữu ở đây đều là do vô minh, vì:
Do một vọng niệm mà dấy lên Tam tế
Do Tam tế phát triển thành lục thô.
Mọi sở hữu đều hiện hữu, nhưng là do phi nhân làm nhân. Nhân là nương theo. Tại sao gọi là phi nhân? Vì, mặc dù Tam tế được biết là khởi từ vô minh, và vô minh thì không có thực thể, do đó, nó không phải là chỗ nương tựa đáng tin cậy.
Và những tướng năng trụ sở trụ, rốt ráo không có cội gốc.
Từ vô minh, hư vọng nên có chúng sanh, do đó, những tướng năng trụ, sở trụ đều để nương tựa, nhưng lại dựa vào cái gốc vô minh, không an trụ ấy thành lập thế giới và các chúng sanh.
Như vậy, sự hiện hữu đó là bất thực, hoàn toàn trống rỗng và hư vọng.
KINH VĂN:
迷本圓明。是生虛妄。妄性無體。非有所依。
Mê bổn viên-minh, thị sanh hư-vọng, vọng tánh vô thể, phi hữu sở y.
VIỆT DỊCH:
Vì mê không nhận ra tánh viên minh vốn có, nên sinh ra hư vọng, tánh hư vọng không có tự thể, không phải là có chỗ nương tựa.
GIẢNG GIẢI:
Vì mê không nhận ra tánh viên minh vốn có, nên sinh ra hư vọng.
Mê là hư vọng sinh ra từ chân tánh. Đối với Như Lai tạng tánh, thực sự không có danh, không có tướng. Khi vô minh sanh thì đầy dẫy vọng động. Từ vọng động, con người không còn nhận ra tánh giác ngộ, tựa như đánh mất đi căn nhà của chính mình vậy.
Tánh hư vọng không có tự thể, không phải là có chỗ nương tựa.
Hư vọng, tự nó không phải là thực chất – nó chỉ là hư tưởng, không thực. Do vậy, vô minh không phải là thực chất nên Tam tế cũng chẳng có căn để thực sự.
KINH VĂN:
將 欲 復眞。欲眞已非眞眞如性。非眞求復。宛成 非相。
Tương dục phục chơn, dục chơn dĩ phi chơn chơn như tánh, phi chơn cầu phục, uyển thành phi tướng.
VIỆT DỊCH:
Muốn cầu trở lại chân tánh thì cái muốn chân thật đó đã không phải là tánh chân như chân thật. Cầu trở lại không đúng chân lý thì hiển thành những phi tướng.
GIẢNG GIẢI:
Muốn cầu trở lại chân tánh thì cái muốn chân thật đó đã không phải là tánh chân như chân thật.
Về căn bản, vô minh không có thực chất riêng biệt, đo dó Tam tế thực sự cũng chẳng có cội gốc thực sự gì. Vậy nên thực là sai lầm nếu ông quyết định muốn quay trở lại với chân lý, quay trở lại căn cội để tìm kiếm chân lý. Ông sẽ càng khởi thêm hư vọng. Nếu muốn trở lại với chân tánh, ông đừng gia thêm sự sáng vào tánh giác ngộ, đừng gắn thêm cái đầu đã có, đừng tìm con lừa khi đang cưỡi lừa.
Cầu trở lại không đúng chân lý.
Đừng truy tìm chân lý vốn có, tốt hơn hết, ông chỉ cần hóa giải (THẤY THẬT TƯỚNG) vô minh VIỆT DỊCH:LÀ HƯ VỌNH), đó chính là chân lý. Không nhất thiết phải tìm kiếm gì khác. Lý do ông không nắm bắt được chân lý là vì ông đang giữ chặt lấy vô minh. Nếu biết vô minh không có thực chất thì ông đừng khởi vọng tưởng, đừng kiếm tìm chân lý. Khi vô minh diệt thì pháp tánh tự nhiên sẽ hiển thiện.
Hiển thành những phi tướng.
Không tìm chân lý, hoặc loại trừ vọng tưởng, cần thiết là phải phá vỡ vô minh, như vậy tự tánh giác ngộ sẽ tức thì hiện hữu. Nhưng nếu vô minh chưa phá mà vẫn kiếm tìm chân lý thì khác nào bỏ gốc, nắm lấy ngọn. Một khi vô minh diệt thì Tam tế cũng biến mất, cả lục thô cũng vậy.
KINH VĂN:
非生非住。非心非法。展轉發生。生力發明。熏以成業。同業相感。因有感業相滅相生。由是故有眾生 顚 倒。
Phi sanh phi trụ, phi tâm phi pháp, triển chuyển phát sanh, sanh lực phát minh, huân dĩ thành nghiệp. Đồng nghiệp tương cảm, nhân hữu cảm nghiệp, tương diệt tương sanh. Do thị cố hữu chúng-sanh điên-đảo.
VIỆT DỊCH:
Không phải sinh, không phải trụ, không phải tâm, không phải pháp. Xoay vần phát sinh và sinh lực phát huy, huân tập thành ra nghiệp báo, đồng nghiệp thì cảm với nhau, nhân đó mà cảm ra các nghiệp diệt nhau, sinh nhau, do đó mới có điên đảo về chúng sanh.
GIẢNG GIẢI:
Không phải sinh, là tướng sinh của vô minh, không phải trụ, chỉ nghiệp thức, đấy là thức thứ tám. Không phải tâm, chỉ về kiến phần, không phải pháp, chỉ về tướng phần. Những vô minh, nghiệp thức và kiến phần, tướng phần đều không có căn để, không có thực chất. Sự hiện hữu của chúng chỉ là giả tạo, không phải thực pháp, do đó nên xoay vần phát sinh, điều đó như sự liên hệ giữa mắt, tai mũi, lưỡi, thân và Ý vậy.
Và sinh lực phát huy, huân tập thành ra nghiệp báo, sự liên tục sinh khởi và triển chuyển làm phát huy sinh lực, càng phát triển càng hiển hiện, do đó mà mọi hoặc, nghiệp, khổ càng nhiều, càng mạnh mẽ. Đồng nghiệp thì cảm với nhau, do các quan hệ hỗ tương nên cùng diệt nhau, do đó mới có điên đảo về chúng sanh, các chúng sinh điên đảo vì vọng tưởng của chính mình.
KINH VĂN:
阿難。云何名為世界顚倒。是有所有。分段妄生。因此界立。非因所因。無住所住。遷流不住。因此世成。三 世 四 方。和合 相 涉。變 化 眾 生 成 十 二類。
A-Nan! Vân hà danh vi thế-giới điên-đảo? Thị hữu sở hữu, phân đoạn vọng sanh, nhân thử giới lập, phi nhân sở nhân, vô trụ sở trụ, thiên lưu bất trụ, nhân thử thế thành. Tam thế tứ phương, hòa hiệp tương-hiệp, biến hóa chúng-sanh thành thập nhị loại.
VIỆT DỊCH:
A-Nan, thế nào gọi là điên đảo về thế giới? Do có cái sở hữu đó nên từng phần, từng đoạn giả dối sinh ra, vì thế mà giới thành lập, do phi nhân làm nhân, không có năng trụ, sở trụ nên dời đổi không dừng, nhân đó mà thế giới thành lập. Ba đời bốn phương hòa hiệp can thiệp nhau, chúng sinh biến hóa thành mười hai loại.
GIẢNG GIẢI:
A-Nan, thế nào gọi là điên đảo về thế giới?
A Nan, ta sẽ giảng về sự điên đảo của thế giới. Ông lắng nghe. Do có cái sở hữu đó. “Đó” – chỉ sự vô minh. “Cái sở hữu” là thân vọng tưởng của chúng sinh, nên từng phần, từng đoạn giả dối sinh ra, vô minh và chúng sinh.
“Phần” là chỉ căn thân của chúng sinh. “Đoạn” là chỉ đời người từ sinh đến tử. Nhân vì vô minh bất giác nên chúng sinh cứ mãi trôi lăn theo nghiệp, vọng tưởng là có sinh có tử, có căn thân giả tạo, vì thế mà giới thành lập, do phi nhân làm nhân, không có năng trụ, sở trụ nên dời đổi không dừng.
Vô minh là vô căn, là hư trống, nó không có thực chất. “Phi nhân” cũng là vô minh, nó không phải là cái nhân thực sự, chỉ vì vọng tưởng nên sinh ra thế giới. Do đó, thế giới cũng là hư trống, không thực, nó không có cảnh tướng thường trụ, cảnh tướng trụ của nó chỉ là hư vọng, luôn thay đổi không dừng, nhân đó mà thế giới thành lập.
Ba đời bốn phương, mọi ảnh hưởng hòa hiệp để tạo nên thế giới. Thế giới có ba đời là quá khứ, hiện tại, tương lai. Bốn phương là bốn hướng trong không gian, hòa hiệp can thiệp nhau, chúng sinh biến hóa thành mười hai loại, đấy là nhờ vào các động lực khác nhau.
Mười hai loại chúng sinh sẽ giảng giải phần sau.
KINH VĂN:
是故世界因動 有聲。因聲有色。因色有香。因 香有觸。因觸有味。因味知法。六亂妄想成 業性故。十二區分由此輪轉。
Thị cố thế-giới, nhân động hữu thinh, nhân thinh hữu sắc, nhân sắc hữu hương, nhân hương hữu xúc, nhân xúc hữu vị, nhân vị tri pháp, lục loạn vọng-tưởng, thành nghiệp tánh cố, thập nhị khu phân, do thử luân-chuyển.
VIỆT DỊCH:
Vậy nên trong thế giới, nhân động nên có tiếng, nhân tiếng nên có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị nên biết pháp, sáu vọng tưởng càn loạn thành ra nghiệp tánh, mười hai đối hiện, do đó mà xoay chuyển mãi mãi.
GIẢNG GIẢI:
Vậy nên trong thế giới, nhân động nên có tiếng, do có động nên sinh ra âm thanh, tiếng vang.
Nhân tiếng nên có sắc, khi có tiếng vang thì liền có sắc.
Nhân sắc có hương, sắc tác động làm khởi hương.
Nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị nên biết pháp, sáu vọng tưởng càn loạn thành ra nghiệp tánh.
Sáu cảnh ở đây là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Cả sáu loại vọng tưởng ấy được xem như những tên trộm cắp. Chúng tạo nghiệp rất mạnh. Và mười hai đối hiện, do đó mà xoay chuyển mãi mãi, đấy là nguyên nhân tựu thành mười hai loại chúng sinh, do nghiệp chiêu cảm nghiệp quả, lại từ quả báo thọ sinh mười hai loại, sống đây chết đó, luân chuyển trong các nẻo đến không bao giờ dứt.
KINH VĂN:
是故世間聲香味觸。窮十二變 為一旋復。
Thị cố thế-gian, thinh hương vị xúc, cùng thập nhị biến, vi nhứt truyền phục.
VIỆT DỊCH:
Do đó, trong thế gian, những thanh, hương, vị, xúc biến đổi tột cùng, đến mười hai lần vần trở lại.
GIẢNG GIẢI:
Do đó, trong thế gian, những thanh, hương, vị, xúc, đấy là sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp - biến đổi tột cùng, đến mười hai lần xoay trở lại, sau khi biến đổi, chúng lại tiếp tục biến đổi cùng tận đến mười hai cách thì xoay trở lại cách ban đầu.
Sáu trần ở đây là duyên tạo nghiệp, nghiệp tánh là nhân của luân hồi, do nhân duyên hòa hợp sinh ra hư vọng, luân hồi không dứt, do vậy nên thường có chúng sinh.
Comments
Post a Comment