ĐẦU ĐÀ MINH TUỆ



 PHẬT THUYẾT

PHẠM VÕNG KINH

 

37.- GIỚI VÀO CHỖ HIỂM NẠN

 

Nếu Phật-Tử, mỗi năm phải hai kỳ HÀNH ĐẦU ĐÀ, mùa Đông mùa Hạ thời ngồi thiền kiết-hạ an-cư. Thường dùng nhành dương, nước tro, ba Y, bát, bình, tọa-cụ, tích-trượng, hộp lư-hương, đãy lược nước, khăn tay, con dao, đá lửa, cái nhíp, giường dây, kinh, luật, tượng Phật, tượng Bồ-Tát. Khi Phật-tử hành đầu-đà cùng lúc du-phương đi lại trăm dặm ngàn dặm, mười tám món này mang luôn bên mình. Đây là hai kỳ hành đầu-đà trong mỗi năm : Từ rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba, và từ rằm tháng Tám đến rằm tháng Mười. Trong hai kỳ hành đầu-đà luôn mang theo mình mười tám món ấy như chim hai cánh.

Nếu đến ngày Bố-tát, hàng tân-học Phật-tử, mỗi nửa tháng luôn Bố-tát, tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.

Lúc tụng giới, nên ở trước tượng Phật và Bồ-Tát mà tụng. Chỉ có một người Bố-Tát thời một người tụng, nếu hai người, ba người nhẫn đến trăm nghìn người cũng một người tụng, còn bao nhiêu thời lắng nghe. Người tụng ngồi cao người nghe ngồi thấp. Mỗi người đều đắp y hoại-sắc chín điều, bảy điều và năm điều. Trong lúc Kiết-Hạ an-cư cũng phải mỗi việc đúng theo phép tắc.

Lúc hành đầu-đà chớ đi đến chỗ có tai nạn, cõi nước hiểm-ác, nhà vua hung bạo, đất đai gập-gềnh, cỏ cây rậm-rạp, chỗ có giống sư-tử, cọp, sói, cùng lụt, bão, nạn cháy, giặc cướp, đường xá có rắn rít ... Tất cả nơi hiểm nạn ấy điều không được đến. Chẳng những lúc hành đầu-đà, mà lúc kiết-hạ, an-cư cũng không được vào những chỗ hiểm-nạn ấy.

Nếu cố vào những nơi ấy, Phật-Tử này phạm “Khinh cấu tội”.

 



ẨN TU NGẪU VỊNH



19.- Ẩn tu tế độ chẳng quên lòng !

Bi, Trí đôi đường phải suốt thông

Y sĩ nhân TÂM dù đã sẳn

Còn rành nhân THUẬT mới thành công !

 

NHƯ Ý : Muốn thực hiện lòng nhân ái, tất phải có trước nhân ái  HOÀN BỊ,  ví như Y BÁC SĨ tuy có tâm cứu đời, nhưng về Y THUẬT phải rành rẽ chắc chắn,  mới khỏi lầm lẫn làm CHẾT người, trái với LÒNG NHÂN của mình.

Người tu PHẬT cũng thế, muốn thực hiện TỪ BI, phải có đủ TRÍ HUỆ (PHƯƠNG TIỆN TÙY CƠ), muốn cứu độ chúng sanh trước phải CHỨNG Vô-sanh.



Kinh nói: "Bồ Đề tâm làm nhân, đại bi làm căn bản, phương tiện làm cứu cánh." Ví như người đi xa, trước tiên phải nhận định mục tiêu sẽ đến, phải ý thức chủ đích cuộc hành trình bởi lý do nào, và sau cùng dùng phương tiện hoặc xe, thuyền, hay phi cơ mà khởi tiến. Người tu cũng thế, trước tiên phải lấy quả Vô Thượng Bồ Đề làm mục tiêu cứu cánh; lấy lòng đại bi lợi mình lợi sanh làm chủ đích thật hành; và kế đó là tùy sở thích căn cơ lựa chọn các pháp môn hoặc Thiền, hoặc Tịnh, hoặc Mật, hoặc 12 HẠNH ĐẦU ĐÀ... làm phương tiện tu tập. Phương tiện với nghĩa rộng hơn, còn là trí huệ quyền biến tùy cơ nghi, áp dụng tất cả hạnh thuận nghịch trong khi hành đạo Bồ Tát. Cho nên Bồ Đề tâm là mục tiêu cần phải nhận định của hành giả, trước khi khởi công hạnh huân tu. Vì thế, chương trước đã đề cập sự thiết yếu của môn Niệm Phật cùng chủ đích cầu thoát sanh tử của môn này, chương tiếp đây lại cần ghi nhận Bồ Đề tâm là tiêu điểm cuối cùng phải đi đến. Đức Thế Tôn thuở xưa khi thuyết về Tứ Đế, đáng lẽ trước tiên phải nói Tập Đế là nguyên do, nhưng Ngài lại sắp Khổ Đế lên hàng đầu, là muốn trình bày quả khổ cho chúng sanh dễ nhận thấy để sanh lòng lưu ý kinh sợ, rồi sau mới tìm xét đến nguyên ủy cội nguồn. Cũng thế, nơi đây bút giả tuân theo ý kiến tiên đức, trước tiên nêu môn Niệm Phật cầu giải thoát làm vấn đề cấp thiết, rồi sau mới luận đến Bồ Đề tâm.

Kinh Hoa Nghiêm bảo: "Nếu quên mất tâm Bồ Đề mà tu các pháp lành, đó là nghiệp ma." Lời này xét ra rất đúng. Ví như người cất bước khởi hành mà chẳng biết mình sẽ đến đâu, và đi với mục đích gì, thì cuộc hành trình chẳng thành quanh quẩn, mỏi mệt, cùng vô ích lắm ư? Người tu cũng thế, nếu dụng công khổ nhọc mà quên sót mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình lợi sanh, thì bao nhiêu hạnh lành chỉ đem đến kết quả hưởng phước nhơn thiên, chung cuộc vẫn bị chìm mê quanh quẩn trong nẻo luân hồi, chịu vô biên nỗi khổ. Như vậy chẳng là nghiệp ma còn là gì? Thế thì phát lòng Vô Thượng Bồ Đề để lợi ích mình và chúng sanh, phải ghi nhận là điểm phát tâm rất cần yếu.



Tiết 9.- Bồ Đề Tâm Với Môn Tịnh Độ

 

* Phật pháp theo sự tùy hóa, thông thường có hai cấp bậc là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tiểu Thừa nói những pháp thấp nhỏ, trọng tâm hướng về mục tiêu gấp cầu liễu sanh tử cho chính mình, và chỉ đi đến quả vị A La Hán hoặc Duyên Giác. Đại Thừa nói các pháp rộng lớn, hướng về hoằng nguyện độ thoát tất cả chúng sanh, và đi đến quả vị Toàn Giác của Như Lai. Pháp môn Niệm Phật thuộc về Đại Thừa, nên chẳng những đi về chiều hướng tự độ mà còn kiêm cả độ tha.

Đạo Phật du nhập vào Trung Hoa, trải qua sự hoằng dương của chư vị Tổ Sư, kết quả lập thành mười tông. Trong đó có hai tông thuộc về Tiểu Thừa là Thành Thật Tông và Câu Xá Tông. Nhưng căn tánh của người Trung Hoa không hợp với pháp Tiểu Thừa, nên không bao lâu hai tông này đều bị tàn tạ. Còn tám tông kia thì thuộc về Đại Thừa, gồm có Thiên Thai Tông, Hiền Thủ Tông, Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Luật Tông, Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông. Môn hoằng dương của Tịnh Độ Tông là pháp Niệm Phật. Nếu pháp môn này chỉ giảng thuyết về sự tự độ, thì e cho đã bị tiêu mòn như hai tông Tiểu Thừa kia từ lâu rồi. Nước Việt Nam ta là một bán đảo thuộc miền duyên hải, dân tánh có chiều hướng hoạt động suy tư rộng, nên phần lớn thích hợp với Đại Thừa. Nên từ xưa đến nay, tại đất nước này, Thiền Tông và Tịnh Độ đã chiếm phần ưu thắng.

* Luận về pháp, những pháp nào đi đến Phật quả cứu cánh, giảng thuyết rộng về giới ngoại và sự lợi tha, đó là pháp Đại Thừa. Trái lại, chính là pháp Tiểu Thừa. Nhưng điểm chủ yếu để phân định Tiểu Thừa hay Đại Thừa, là thuộc về tâm chớ không phải pháp. Nếu dùng pháp Tiểu Thừa hoằng hóa làm phương tiện để dẫn đến Phật quả thì đó chính Đại Thừa. Chẳng thế, khi đức Như Lai giảng dạy về Tiểu Thừa giáo, Ngài cũng là hạng Tiểu Thừa hay sao? Vì lẽ ấy cho nên người niệm Phật cần phải chú trọng về chỗ phát tâm, tức là phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Môn Niệm Phật đã thuộc về pháp Đại Thừa nếu hành giả tu theo môn này lại phát đại Bồ Đề tâm nữa, thì tâm và pháp đều được toàn vẹn, sẽ đi đến quả Viên Giác kiêm cả tự lợi lợi tha. Nếu phát tâm nhơn thiên thừa mà niệm Phật, thì môn Niệm Phật thành pháp nhơn thiên. Người niệm Phật mà phát tâm như thế, chỉ hưởng được sự sang quý ở cõi người cõi trời, khi phước báo hết, lại chịu luân hồi sa đọa. Nếu phát tâm Tiểu Thừa mà niệm Phật, thì môn Niệm Phật thành pháp Tiểu Thừa. Người niệm Phật mà phát tâm này, thì chỉ được quả giác thấp kém không viên mãn của Thanh Văn, Duyên Giác, lại còn phạm lỗi nhỏ hẹp thiếu lòng từ bi, duy biết lo giải thoát cho mình, không đoái đến bao nhiêu chúng sanh đau khổ khác. Cho nên niệm Phật cần phải phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Lời tục thường nói: "Sai một ly, đi ngàn dặm." Người niệm Phật tu hành đối với điểm phát tâm có chính xác cùng không, há chẳng phải là một điều đáng chú ý lắm ư?


“NIỆM PHẬT” THEO “BÁT CHÁNH ĐẠO”?


KINH, LUẬT, LUẬN nào nói đều nầy?


NIỆM PHẬT 

Phải Phát Lòng Bồ Đề

 

Ba cõi không an dường hỏa trạch
Đâu miền chân lạc khỏi tang thương?
Người vô thường,
Cảnh vô thường!
Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Quay về bể giác thanh lương.

Khởi lòng bi trí
Nguyện độ mười phương.

Ba tăng kỳ kiếp tu muôn hạnh.
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị Pháp Vương!



Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp

Đầu Đà Đệ Nhất

Hòa Thượng Tuyên Hóa

(TRÍCH TỪ KINH PHÁP HOA LƯỢC GIẢNG)

 

 

12 HẠNH ĐẦU ĐÀ

 

1. MẶC Y BÁ NẠP

2. CHỈ DÙNG BA BỘ ÁO

3. KHẤT THỰC

4. KHẤT THỰC CÓ THỨ TỰ

5. NGÀY ĂN MỘT BỮA

6. ĂN CÓ TIẾT LƯỢNG

7. QUÁ GIỜ NGỌ KHÔNG UỐNG NƯỚC CÓ CHẤT BỔ

8. Ở NƠI A LAN NHÃ

9. Ở DƯỚI GỐC CÂY

10. Ở NGOÀI TRỜI

11. Ở NGOÀI NGHĨA ĐỊA

12. LƯNG KHÔNG CHẠM ĐẤT


 

13 HẠNH ĐẦU ĐÀ

Thanh Tịnh Đạo Luận

 

1. Hạnh phấn tảo y

2. Hạnh ba y

3. Hạnh khất thực

4. Hạnh khất thực từng nhà

 

5. Hạnh nhất toạ thực

6. Hạnh ăn bằng bát

 

 

7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)

8. Hạnh ở rừng

9. Hạnh ở gốc cây

10. Hạnh ở giữa trời

11. Hạnh ở nghĩa địa

12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong ?

13. Hạnh ngồi (không nằm)

13 HẠNH ĐẦU ĐÀ

ĐẦU ĐÀ MINH TUỆ

 

1. Mặc y phấn tảo

2. Chỉ mặc ba y

3. Phải khất thực để sống

4. Khất thực theo thứ lớp

(đến từng nhà)

5. Ăn ngồi một lần

6. Ăn bằng bình bát

(ăn trong một bát)


7. Không để dành đồ ăn 

8. Sống ở trong rừng

9. Ở dưới gốc cây

10. Ở ngoài trời

11. Ở nơi nghĩa địa, bãi tha ma

12. Nghỉ  ở đâu cũng được ?

 

13. Ngồi ngủ, không được nằm ngủ

 



MUỐN LÀM PHẬT THÌ “NIỆM-PHẬT”

(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)



KINH NIM PHT BA LA MT


 

- "Kính bch Đi-sĩ, con thường nghe chư v trưởng lão tng tham d nhng bui thuyết pháp đu tiên ca đc Thế-Tôn ti vườn Lc-Uyn, dy rng hoc nim Pht, hoc nim Pháp, hoc nim Tăng đ được hin ti lc trú. Ý nghĩa y như thế nào ? Cu cánh ca môn nim Pht có phi chăng là đ được như vy hay không ? Ngưỡng mong Đi-sĩ t bi ch dy, ngõ hu các chúng sanh thi Mt pháp khi rơi vào mê lm, thác ng".

 

Ph-Hin B-Tát bèn quán sát tâm nim ca hết thy đi chúng hin tin, mà dy rng :

 

- "Ny Pht t, khi đc Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni th hin thành đo, và bt đu hóa đ chúng sanh cang cường, Ngài đã vì hng tiu căn mà khai din tiu pháp ko h kinh nghi ... Nay đã ti thi kỳ ging nói Đi pháp. Cũng ch là mt pháp Nim Pht, nhưng k h lit chí nh, mong cu xut ly tam gii, thì nim Pht ch là pháp Thanh-văn, Duyên-giác. Như-Lai vì h mà dy hin ti lc trú.

 

“ Riêng chư v B-Tát sơ phát tâm, dùng nim Pht đ thâm nhp Như-Lai tng tâm thì không dính mc vào hin ti.


Đc Pht Thế-Tôn, Chánh Biến Tri

Tướng ho đoan nghiêm đu viên mãn,

R lòng đi t bi vô hn,

M bày đi pháp cu qun mê.


Nim Pht hin tin đc Pht tướng,

Thâm nhp cnh gii bt tư ngh.

Nhân đây B-Tát Sơ phát tâm,

Quyết đnh mt lòng xưng nim Pht,

Hng danh cha nhóm vô lượng nghĩa,

Li lc muôn c chúng hu tình.

Đc Pht Thế-Tôn, đng Vô-thượng

Tri kiến, giác ng đu quang minh,

Rc ri tu nht khp mười phương,

Rưới trn mưa pháp như Cam l.


Nim Pht vãng sanh cõi Cc-Lc,

An nhiên chng đc Vô-Sanh-Nhn.

Nhân đây B-Tát Sơ phát tâm,

Gìn gi thân tâm bng Pht hiu,

Hng danh t ng Chân Như Tánh,

Dn dt chúng sanh vào Tam-mui.

Đc Pht Như-Lai đng Bt-đng

Chng đến, chng đi, chng đon thường,

Xa lìa chp hu hoc chp vô,

T ti ch bày phương tin lc.


Nim Pht an tr nơi bn giác,

Tùy nghi hòa hp vi tánh Không.

Nhân đây B-Tát Sơ phát tâm,

Trang nghiêm t thân bng nim Pht,

Hng danh hin phát Hư-Không-Tng,

Tc thi thng vào Viên-giác-tánh.

Con nay xưng tán Đi Đo-Sư,

Khen ngi hng danh vô lượng lc.


Nguyn đem hi hướng khp chúng sanh,

Mong cu hết thy cùng nim Pht.




Niệm Phật Phải Quyết Định Nguyện Vãng Sanh



Kinh A Di Đà, đức Thích Tôn cứ mãi nhắc đi nhắc lại điểm ấy, qua các đoạn văn như sau:

* "Lại nữa, Xá Lợi Phất! Chúng sanh về cõi nước Cực Lạc đều là hàng A Bệ Bạt Trí. Trong ấy có nhiều bậc Nhất Sanh Bổ Xứ, số lượng rất đông, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể lấy số không lường không ngằn a tăng kỳ để nói mà thôi. Xá Lợi Phất! Chúng sanh nghe rồi, phải nên phát nguyện cầu sanh về cõi kia. Bởi tại sao? Vì được cùng các bậc thượng thiện nhơn như thế đồng họp một chỗ.

... Xá Lợi Phất! Ta thấy sự lợi ích đó, nên nói lời này. Nếu có chúng sanh nào nghe lời nói đây, phải nên phát nguyện cầu sanh về quốc độ ấy.

... Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh về nước Phật A Di Đà, những người đó hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, đều được không thối chuyển nơi quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ở cõi nước kia. Cho nên Xá Lợi Phất! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn nếu có lòng tin, phải nên phát nguyện cầu sanh về quốc độ ấy."

Như trên, ta thấy đức Thích Tôn mãi nhắc đi nhắc lại hai chữ "phát nguyện" lời ý đều khẩn thiết. Cho đến phần kết cuộc của kinh văn, Ngài cũng vẫn đôi ba phen bảo phải phát nguyện cầu sanh. Tại sao thế? Vì nếu về cõi Cực Lạc, sẽ được ở cảnh giới vô cùng mầu đẹp trang nghiêm, được thân kim cương đủ ba mươi hai tướng tốt, dứt hẳn nỗi khổ sanh già bịnh chết; được gần gũi Phật, chư đại Bồ Tát và hội họp với các bậc thượng thiện nhơn; được thần thông Tam Muội, không còn thối chuyển nơi quả vô thượng Bồ Đề. Bởi trí huệ của Phật nhìn thấy rất nhiều sự lợi ích như thế, Ngài mới vận lòng từ bi vì cứu độ loài hữu tình mà khuyên phát nguyện vãng sanh. Lòng bi mẫn của đức Thích Ca Thế Tôn, thật là vô lượng.

 

 

CHÚ “ĐẠI BI” KHÔNG PHẢI “PHÁP HÀNH”?



“Vấn đề hoằng dương Phật pháp không phải là sự dễ. 

Nói đâu phải có văn Kinh làm chứng đến đó, mới thủ tín được".


Phải biết chư PHẬT, BỒ TÁT hoằng pháp có nhiều cách : hoặc THUẬN hoặc NGHỊCH, hoặc ẩn hoặc hiển, kiến thức phàm phu không thể hiểu thấu. Biết chừng đâu ĐẦU ĐÀ MINH TUỆ thị hiện không rõ thấu để thúc đẩy thêm sự tín hướng CHÚ ĐẠI BI của người sau!” !?


“HÀNG PHỤC” LÀ LÀM CHO “CHÚNG SANH”

MAU THÀNH “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”.


Đây là bổn nguyện của Bồ tát, vì muốn cứu độ  tất cả chúng sanh sẽ thành PHẬT ĐẠO, đặc biệt là qủy, thần. Nhưng muốn độ qủy, thần thì phải cùng loại với họ thì mới độ được. Đây cũng có thể gọi là hoá thân của BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM để dạy tất cả qủy thần khác tu đạo.


Tại sao? Vì Bồ-tát do trì Chú đại bi và 42 thủ nhãn mà thành CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI. Cho nên, Qủy thần NGHE TRÌ  “Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp” TRONG 7 NGÀY LIÊN TỤC,  thì sẽ thành “PHẬT ĐẠO” như ngài không khác.


Có lẽ, đây là  chổ thần diệu nhất TRONG  42 THỦ NHÃN của KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI,  là có thể  Ngăn chặn tất cả việc ác không cho thành tựu, còn tất cả thiện căn công đức thì sớm được thành tựu viên mãn, lại làm cho thân tâm của QỦY THẦN thường an vui thanh tịnh.


 

LAM




( Ngồi kiết già hoặc bán già trước bàn Phật. Tịnh tâm trong giây phút, rồi Tưởng chữ  "LAM" sắc Trắng trên đầu, phóng ánh sáng Đỏ.


Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật 

Biến Pháp-giới Tam-Bảo (3 lần)

 

Y Hê Di Hê [36]

Án-- độ nẳng, phạ nhựt-ra xá.

UM! BÚT RUM!  HÙM!



 HÙM!


( Tụng mỗi ngày ít nhất là 108 LẦN THỦ NHÃN trở lên

như trì Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Phápchẳng hạn.)




12 HẠNH ĐẦU ĐÀ




Hỏi: Thầy có trì chú Đại Bi không?

Đáp: À, cái chú đó học làm cái gì đâu! Con không học chú Đại Bi. Con đọc qua, vậy thôi, cái đó không phải pháp hành.



Hỏi: Sao rất nhiều người hay đọc chú đó, rất là linh nghiệm?

Đáp: Dạ, nhưng cho con hỏi, anh có thể nói chú Đại Bi chắc anh cũng hiểu về chú Đại Bi rồi?



Hỏi: con có đọc nhưng không hiểu.

Đáp: Chú Đại Bi chẳng hạn như đọc cái thần chú đó lên với mục đích làm gì cơ? Nếu mà để trừ , trừ MA hay trừ QUỶ gì đó để cho mình yên ổn, được an ổn. Chẳng hạn như giờ con thấy một con quỷ ở đó, tới đọc thần chú để hại nó, để mình được an ổn thì mình độc ác, đâu có cần thần chú đó đâu? Mình TỪ BI, mình hại họ, đánh đập họ, đuổi họ đi để mình có chỗ ở, hay mình được an ổn thì cái đó học làm gì đâu? ĐÓ LÀ ĐIỀU ÁC!

 

(Nếu mà để trừ , trừ MA hay trừ QUỶ gì đó để cho mình yên ổn, được an ổn. KINH, LUẬT, LUẬN nào nói đều nầy?

 

Và từ (Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai) ấy đến nay, tôi (Bồ-tát Quán Thế Âm) vẫn hằng trì tụng chú (ĐẠI BI) này, chưa từng quên bỏ.

Bồ- tát Quán Thế Âm trong vô lượng kiếp về trước từng thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai mà chưa từng quên bỏ. (CHÚ ĐẠI BI)

 

Vậy Bồ-tát Quán Thế Âm không có “TÂM ĐẠI BI CHĂNG” ?

 

Lại nói, trì chú ĐẠI BI để được TÂM ĐẠI BI; nhưng ĐẦU ĐÀ MINH TUỆ

đã có TÂM ĐẠI BI rồi, cần chi phải trì CHÚ ĐẠI BI?

 

Vậy Bồ-tát Quán Thế Âm cũng phải hổ thẹn với “ĐẦU ĐÀ MINH TUỆ

” rồi phải không?

 

 

Đức Phật bảo: - Vị Bồ Tát ấy hiệu là Quán Thế Âm Tự Tại, cũng tên là Nhiên Sách, cũng gọi là Thiên Quang Nhãn.

 

Này thiện nam tử! Quán Thế Âm Bồ Tát thần thông oai lực không thể nghĩ bàn, trong vô lượng kiếp về trước từng thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới giáng tích hiện làm Bồ Tát. Vậy ông và đại chúng, các hàng Bồ Tát, Ma Ha Tát, Phạm vương, Đế Thích, Long thần đều nên cung kính, chớ sanh lòng khinh mạn, xem thường. Nếu tất cả hàng trời, người thường xưng niệm, cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, sẽ được vô lượng phước diệt vô lượng tội , mạng chung sanh về cõi nước của Phật A Di Đà.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: Bạch đức Thế tôn! Tôi nhớ vô lượng ức kiếp về trước, có Phật ra đời, hiệu là Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai, đức Phật ấy vì thương nghĩ đến tôi và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngài lại dùng tay sắc vàng xoa nơi đầu tôi mà bảo: Thiện nam tử! Ông nên thọ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi nước ở đời vị lai mà làm cho họ được sự an vui lớn.

 

Lúc đó tôi mới ở ngôi sơ địa, vừa nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Bấy giờ tôi rất vui mừng, liền phát thệ rằng:

 

Nếu trong đời vị lai, tôi có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt.

 

Khi tôi phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân, lúc ấy, cõi đất 10 phương rung động 6 cách, ngàn đức Phật trong 10 phương đều phóng ánh quang minh soi đến thân tôi, và chiếu sáng 10 phương vô biên thế giới. Từ đó về sau, tôi ở trong vô lượng pháp hội của vô lượng chư Phật, lại được nghe và thọ trì môn đà ra ni này. Mỗi lần nghe xong, tôi khôn xiết vui mừng, liền được vượt qua sự sanh tử vi tế trong vô số ức kiếp. Và từ (Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai) ấy đến nay, tôi (Quán Thế Âm Bồ-tát) vẫn hằng trì tụng chú này, chưa từng quên bỏ. Do sức trì tụng ấy, tùy theo chỗ sanh, tôi không còn chịu thân bào thai, được hóa sanh nơi hoa sen, thường gặp Phật nghe pháp. Nếu có vị Tì khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di hay đồng nam, đồng nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm từ bi đối với chúng sanh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:

 

Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau biết tất cả pháp. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm được mắt trí huệ. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau độ các chúng sanh, 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm được phương tiện khéo. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau lên thuyền bát nhã. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm được qua biển khổ, 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau được đạo giới định. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm lên non Niết Bàn. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con mau về nhà vô vi. 
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, 
nguyện con sớm đồng thân pháp tánh. 
Nếu con hướng về nơi non đao, 
non đao tức thời liền sụp đổ. 
Nếu con hướng về lửa, nước sôi, 
nước sôi, lửa cháy tự khô tắt. 
Nếu con hướng về cõi địa ngục, 
địa ngục liền mau tự tiêu diệt, 
“NẾU CON HƯỚNG VỀ LOÀI NGẠ QUỶ”. 
Ngạ quỷ liền được tự no đủ, 
Nếu con hướng về chúng Tu La, 
Tu la tâm ác tự điều phục, 
Nếu con hướng về các súc sanh, 
súc sanh tự được trí huệ lớn.

 

Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Nếu chúng sanh nào trì tụng thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào 3 đường ác, tôi thề không thành chánh giác. 

Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được sanh về các cõi Phật, tôi thề không thành chánh giác. 

Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được vô lượng tam muội biện tài, tôi thề không thành chánh giác. 

Tụng trì thần chú Đại Bi tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú này không được gọi là Đại Bi tâm đà ra ni, “DUY TRỪ CẦU NHỮNG VIỆC BẤT THIỆN”, trừ kẻ tâm không chí thành.

 

 

 

KINH THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT QUẢNG ÐẠI VIÊN MÃN

VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ÐÀ RA NI

 

 

Đời Đường, Sa-môn Dà-Phạm Đạt-Mạ người xứ Tây-Thiên-Trúc dịch 

Comments

Popular posts from this blog