MẬT TÔNG VÀ KINH
ĐẠI THỪA
Tịnh
Liên – Nghiêm Xuân Hồng
CHƯƠNG 1: LỜI DẪN
Trước khi bước vào cuộc hành trình tìm hiểu những miền chân trời
kỳ- dị lạ lùng của Kim – cang – thừa (VAIRAYANA, tức Mật thừa), thiển nghĩ cần
minh định mấy điểm sau đây:
1. Kẻ viết những dòng này, cũng như nhiều người học Phật và cố gắng
tu theo lời Phật, trong nhiều năm đọc tụng cũng suy ngẫm về kinh điển Đại thừa,
thường hay bị bồi hồi ngơ ngác trước những trang tôn kinh… Là vì những lời dạy
của kinh thường là ẩn mật cô đọng, nửa hiện nửa ẩn; Phật lại ít khi giảng giải
kỹ càng ngọn ngành, Ngài thường chỉ khẳng định hoặc nhắc đi nhắc lại một vài điểm
chân lý tối thượng, hoặc mô tả những cảnh giới siêu xuất huyền diệu của cái tâm
– bí – mật – trang – nghiêm trong những cơn đại – định vô trụ, rồi chỉ rải rác
một vài công hạnh phải làm hay là phương thức tu tập… hoặc là Ngài phóng quang
để chỉ cho tứ chúng thấy rõ cái biển hào quang của Tâm ấy nó biến hiện như thế
nào!?…
Chứ rất ít khi Ngài giảng giải kỹ càng ngọn ngành… Tỷ dụ như
trong Kinh Lăng – già, nơi một ít trang ở phần đầu kinh, sau khi Ngài Đại Huệ đặt
108 câu hỏi, Phật cũng có giảng về Duy Thức, về cái vòng huyễn – hiện của Thức
biến, nhưng lời dạy thực là ẩn mật cô đọng, khó có mấy ai có thể lãnh hội được
ngay, trừ những vị Đại – bồ – tát đã “thông đạt Đại thừa” như Ngài Đại Huệ…
Thực ra, trong các Kinh Đại thừa, có lẽ chỉ có Kinh Lăng Nghiêm
và Đại Bát Niết Bàn là trong đó, Phật đã giảng giải nhiều hơn cả.
Tại sao lời kinh xưa lại ẩn mật như vậy?
Là vì để cho người đọc tụng phải suy ngẫm nhiều và tự tìm lấy.
Vì có suy ngẫm nhiều thì mới thấm được. Hoặc phải hành trì tu tập thì mới biết
được, như kẻ uống nước pháp, nóng lạnh tự biết… Vả lại, nếu còn những điểm nào
khúc mắc khó khăn, thì sẽ có những bậc đại Bồ Tát thị hiện viết những bộ đại luận
để lý giải, hoặc có những vị Tổ giải thích thêm cho kẻ tu học…
Nhưng trên đường tu học, chúng ta thường còn bị bồi hồi ngơ ngác
lâu dài hơn nữa, mỗi khi vấp phải những đoạn kinh trong đó, Phật hình như giảng
dạy xen lẫn cả Hiển – giáo lẫn MẬT THỪA…
Ta thường băn khoăn thầm nghĩ: “Cái này không biết có phải là Mật
thừa hay không? Mật thừa là gì vậy? Mật thừa có hay không có?…
Phật thường nói rằng Chư Thế Tôn không hề lẩn tiếc Pháp, bàn tay
Phật bao giờ cũng xòe ra, không nắm và lẩn dấu một pháp nào, vậy thì làm gì có
Mật thừa?!…
Nhưng nếu không có Mật thừa, thì ý nghĩa u- huyền của đoạn kinh
này là như thế nào?… Và nếu có Mật thừa, thì thừa này có nằm trong khung cảnh của
Đại thừa không, có khác với Đại-thừa không? Là một hay là khác
biệt?…”
Những đoạn kinh xen lẫn giữa Hiển và Mật ấy, có thể lấy tỷ dụ
như sau:
a. Đoạn kinh Hoa Nghiêm: Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp
Giới thứ 39, có Ngài Thiện Tài đồng tử đi Ta bà, tìm các bậc thiện tri thức đại
Bồ Tát để cầu đạo và học Bồ Tát hạnh. Lần đó, Ngài đến gặp một bậc Bồ Tát lớn,
thị hiện hình tướng nữ nhân tên là Bà Tu Mật Đa. Đoạn kinh viết: (trang 275):
“Thiện Tài vui mừng hớn hở đến cong nhà Bà Tu Mật Đa Nữ.
Thấy nhà này rộng rãi nghiêm lệ, tường báu, cẩy báu, hào báu, mỗi
mỗi vây quanh 10 lớp. Trong hào báu đầy nước thơm, cát vàng trải đáy, những bửu
hoa bông sen 4 mầu xanh, vàng, đỏ, trắng – đua nở trên mặt nước.
Thiện Tài thấy Bà Tu Mật Đa Nữ, nhân mạo đoan nghiêm, sắc tướng
viên mãn. Da màu chân kim. Tóc và mắt màu xanh biếc, chẳng dài ngắn, chẳng thô
te. Tất cả hàng nhẩn thiên cõi Dục không ai sánh bằng. Tiếng nói thanh tot hơn
trời Phạm Thiên. Tất cả ngôn âm sai biệt của tất cả chúng sanh đều biết đều hiểu…
Được Trí như – huyễn nhập môn Phương tiện… (có thể hiểu là: vị này tu tập Như
huyễn tam ma đề, và tu 10 độ, đã bước đến độ thứ 7 tức Phương tiện độ, hay Upaỵa).
Bà Tu Mật Đa Nữ nói:
Này thiện nam tử! Ta được Bồ Tát giải thoát môn tên là Ly Tham Dục
Tế tùy chỗ sở thích của chúng sanh mà hiện thân.
Nếu Chư Thiên thấy ta, thời ta là THIÊN NỮ xinh đẹp chói sáng…
Như vậy nhẫn đến nhơn hay phi nhơn thấy ta, thời ta là nhơn NỮ hay phi nhơn NỮ
xinh đẹp vô song.
Nếu có người vì lòng Dục mà đến tìm ta, gặp ta thuyết pháp, họ
nghe pháp rồi thời hết tham dục, được Bồ Tát – vô – trược – cảnh – giới – tam –
muội.
Nếu có chúng sanh TẠM NHÌN ta, thời lìa tham dục, được Bồ Tát tịch
tĩnh trang nghiêm tam muội.
Nếu có chúng sanh tạm cùng ta NÓI CHUYỆN, thời lìa tham dục, và
được Bồ Tát vô – ngại – âm – thanh – tam – muội.
Nếu có chúng sanh CẦM TAY ta, thời lìa tham dục và được Bồ Tát
tam muội đến khắp tất cả cõi Phật.
Nếu có chúng sanh tạm lên trên CHỖ NGỒI của ta, thời lìa tham dục
và được Bồ Tát giải thoát quang minh tam muội.
Nếu chúng sanh thấy MẮT TA NHÁY, thời lìa tham dục và được Bồ
Tát Phật cảnh giới quang minh tam muội.
Nếu có chúng sanh ÔM TA, thời lìa tham dục và được Bồ Tát tam muội
nhiếp tất cả chúng sanh hằng chẳng bỏ lìa.
Nếu có chúng sanh NÚC MÔI ta, thời lìa tham dục và được Bồ Tát
tam muội tăng trưởng phước đức tạng cho tất cả chúng sanh.
Phàm có chúng sanh nào THÂN CẬN ta, tất cả đều lìa tham dục và
được nhập Bồ Tát nhứt thiết trí hiện tiền giải thoát vô ngại… ”(bản dịch Hòa
Thượng Thích Trí Tịnh, trang 275).
Cần đặt câu hỏi: đoạn kinh bí hiểm trên đây có ý nghĩa như thế
nào, và kinh muốn dạy điều gì?
Tại sao lại: THIÊN NỮ xinh đẹp, nhơn NỮ, NHÌN ta, cùng ta NÓI
CHUYỆN, CẦM TAY ta, thấy MẤT TA NHÁY, ÔM TA, NÚC MÔI ta, THÂN CẬN ta…, tại sao
dùng những chữ như vậy mà kinh thì không hề vọng ngôn?!
Hơn nữa, trên giải đất lục địa Ấn Độ hiện nay, kẻ du khách hoặc
hành hương thường gặp nhan nhản những đền miếu của phái Mật tông Ấn Độ giáo (gọi
là Tantrisme hindou), và ở những miền gần Hy Mã Lạp Sơn thường thấy nhiều ngôi
chùa thuộc những phái Mật tông Tây Tạng của Phật giáo (gọi là Tantrisme
tibétain)… Và trong những đền miếu hay chùa này, đều có trung thờ những bức tượng
kỳ dị: đền miếu Ấn Độ giáo thì tôn thờ bức tượng của vị thần tối cao Shiva
đương ôm ấp trong vòng tay vị nữ thần Shakti, còn những chùa Tây-tạng thì tôn
thờ những bức tượng của một vị Phật hay hóa thân Phật có nhiều tay nhiều mắt,
thường được gọi là Heruka, đương ôm ấp trong vòng tay một vị nữ thần cũng nhiều
tay nhiều mắt thường được gọi là Dakini… Và ở phía trên cao, cao hơn đầu vị
Heruka, thường có hình ảnh của mặt trời tròn, và mặt trăng lưỡi liềm ở hai bên…
Và bức tượng nào cũng đều là những sản phẩm nghệ thuật, cực kỳ linh động, uy
nghi đẹp đẽ…
Vậy thì kẻ tu học biết nghĩ sao đây?… Nhất là trong khi đó, thì
hầu hết những lời dạy của kinh cùng giới luật nhà Phật thường nhắc đi nhắc lại
rằng: kẻ tu hành mong cầu giải thoát, phải nhàm chán cái thân bất tịnh này, coi
nó như ung nhọt, như bãi đờm dãi, và gần như tuyệt đối, cần phải xa lìa dâm dục,
hay ít nhất cũng xa lìa tà dâm…!
Đoạn kinh trên đây của Hoa Nghiêm, hình như muốn ám chỉ về một sự
GIAO HỢP HUYỀN BÍ, một thứ Union mystique. Nhưng giao hợp giữa cái gì và cái
gì, hay giữa ai và ai??… Phải chăng sự giao hợp ấy là một động tác cực kỳ bí mật
trang nghiêm của cái TÂM cực kỳ nhỏ nhiệm vi tế, còn ngôn từ hay hình ảnh chỉ
là biểu tượng tượng trưng? Hay phải chăng sự giao hợp đó cũng có hình tướng,
cũng thô kệch, tương tự như người phàm nam-nữ chúng ta vẫn thường ôm ấp giao họp
lẫn nhau (intercourse sexuelle)?… Vị nữ thần Dakini hay vị Bà Tu Mật Đa Nữ ấy,
phải chăng là một người nữ bên ngoài (external woman) hay chỉ là một người nữ
bên trong tâm tưởng {thường được dịch là internal woman hoặc Knowledge woman)
?!…
Đó là một điểm thiết yếu mà ngày nay, những nhà học giả Âu – Tây
chuyên phiên dịch và nghiên cứu Mật Tông, thường phân vân và tranh luận sôi nổi,
và phần đông cũng chưa biết quyết nghi ra sao?… Còn một số rất ít những vị tu
và chứng, thì chắc là các ngài biết đáp số. Nhưng lại ít khi chịu nói ra rõ
ràng.. .Vì có lẽ nói ra cũng rất khó diễn tả, lại có thể dễ reo rắc sự hiểu lầm
nguy hại bởi những kẻ đã sẵn tâm tham dục phóng túng…
Nói cho đúng và theo Lý, thì chữ Tantra chính có nghĩa là giao hợp,
là nhập một. Yoga cũng có nghĩa là giao hợp, là nhập một, vì Thiền quán là để
nhằm đi tới Định hay Tam muội (samadhi), và Định tức là trạng thái chú tâm liên
tục (dharana) vào một đối tượng nào, và cao hơn nữa, là sự thẩm thấu nhập một
giữa cái tâm năng quán với các vật sở quán… Còn chữ Tantra lại bao hàm một ý
nghĩa mông lung cao vời hơn nữa, vì muốn chỉ cho sự giao hợp, nhập một giữa tâm
thức chúng sanh với toàn thể pháp giới, đồng nhất hóa thân – tâm kẻ hành giả với
pháp giới… Nói theo danh từ Hoa Nghiêm là NHẬP PHÁP GIỚI.
Thực ra, thì đường lối tu hành có muôn vạn nẻo vì căn cơ chúng
sanh có vô lượng dị biệt… Mọi kẻ hành giả thường đều phải nhờ thầy, hoặc nhờ
kinh, hoặc thiện tri thức, hoặc tự tìm ra một con đường thuần nhất, hoặc tham
bác… thích hợp nhất với căn cơ của mình để tu. Tương tự như vô vàn những con suối
nhỏ hoặc sóng lớn, đều phải len lỏi giữa nhiều vùng cát sỏi lau lách, để chảy dần
ra biển cả.
Nhưng tuy đường tu thì muôn vạn nẻo, xong mục tiêu tối hậu của mọi
sự tu hành cũng chỉ là vậy: là giao – hợp, là nhập – một, là Nhập – pháp – giới…
Hoặc nhập với TÂM mình, hoặc nhập với cả THÂN TÂM mình… Hoặc nhập được vô vạn
vô số vô lượng vô biên tất cả thế giới hải của cái pháp giới chẳng phải TẬN mà
cũng chẳng phải VÔ TẬN này.
Cho nên, tất cả các tôn giáo lớn nảy nở trên trái hành tinh nhỏ
nhoi và bụi bặm này, cũng đều nhằm mục tiêu tối hậu là như vậy: NHẬP… Hoặc là
muốn đem tiểu ngã atman nhập với Đại ngã Phạm Thiên, hoặc là muốn đánh thức chúa
Christ trong lòng con người để nhập vương quốc của Chúa cha, hoặc là muốn mang
cái tiểu-vũ-trụ con người nhập với Đại-vũ-trụ, hoặc là muốn nhập đến tột-bờ-mé
của Pháp giới này.
Do đó, nên tất cả tôn giáo lớn này đều hàm chứa những Chân lý lớn
cả. Vì vậy, mới tồn tại lâu dài… Nhung chỉ khác biệt nhau ở mức độ chân lý,
nông hay sâu và ở bình diện CHÚNG NHẬP, đến chỗ tuyệt cùng hay chưa đến chỗ tuyệt
cùng mà thôi… Cũng tương tự như rặng núi Tuyết Sơn bao gồm nhiều ngọn núi. Ngọn
núi nào cũng nhập, cũng giao – hợp với mây trời cả, nhưng riêng chỉ có ngọn Tuyết
Sơn là cao hơn cả hoặc sâu hơn cả, nên có thể giao- họp với những áng mây trời ở
bình diện tuyệt vời tột bờ mé mà thôi… Và xét cho kỹ, thì sẽ thấy rằng trong vụ
biến cố lớn lao là việc Phật ra đời, một trong những đại sự nhân duyên của Ngài
là muốn chỉ cho hàng ngoại đạo không nên tự mãn, và chớ nên dậm chân hay dừng
chân trên những ngọn núi chưa phải là tuyệt vời. Cho nên, khi Phật thị hiện đản
sanh tại miền Tây trúc, thì ngoại đạo đương tung hoành ngang dọc ở dải đất này,
và các đại đệ tử từ nhiều kiếp của Ngài cũng thọ sanh theo tương tự như một
chùm trái cây, rồi phần đông các đệ tử đều đi vào ngoại đạo, để sau này có cơ
duyên dẫn dắt các phần tử ngoại đạo vào Giáo pháp vô thượng…
Tại sao có thể nói như vậy?
Là vì phần đông các đại đệ tử đầu tiên của Phật đều xuất thân từ
hàng ngũ ngoại đạo mà ra, rồi dẫn theo những người khác. Ngoại đạo thường là những
vị đã dày công tu hành, dày công thiền định, đã từng đắc thần thông này nọ…, vậy
nếu quả thật giáo lý Phật không có gì siêu xuất hơn thì hà tất họ phải cởi
giáp, lai hàng làm gì…?
Là vì chỉ cần đọc kỹ những kinh Đại Thừa rồi đọc những kinh ngoại
đạo (nhất là Ấn Độ giáo), thì kinh nào hay pháp môn nào cũng chỉ là dạy việc MỞ
TÂM, mở tâm từ những bình diện thô kệch đến những bình diện vi tế, đến chỗ ngày
càng vi tế, đến chỗ mịt mùng vô cùng tận tột bờ mé… Nhưng con đường đi vào vi tế
và vô cùng tận này cũng có nhiều mức độ sâu nông, cao thấp, vậy biết thế nào là
tột bờ mé? Tức là phải đạt tới cái trạng thái trong đó, tất cả mọi tâm niệm lăn
tăn chấp ngã cùng chấp pháp đều bặt hết, nhưng đồng thời lại có thể hằng khởi mọi
thứ tâm niệm vô niệm để làm huyễn hiện các sắc tướng diệu hữu không lưu ngại để
độ sanh… Và như thế, mới có thể gọi là Nhập pháp-giới trọn vẹn được… Nói cách
khác, là phải nhập được cái vô cùng tận Nhỏ, phải nhập được cái vô cùng tận Lớn
(conscience microscopique và conscience macroscopique), và đồng thời vẫn giữ được
tâm thức ở mức độ thông thường (conscience à 1’échelle normale.
Nói cho đúng ra, các kinh ngoại đạo thường là ngắn hơn, đơn sơ
bình dị hơn, nên dễ hiểu dễ tin hơn. Lại thường thiên trọng về lòng tin, về
ân-điển cứu độ hay cứu chuộc, về hành trì tôn sùng thờ phượng, về Nhất nguyên
thần hoá (monisme déifié), nên kẻ học và tu dễ được an ủi và khấp khởi hy vọng
nhiều hơn.. .Giới luật cũng nhẹ nhàng ít nghiêm ngặt hơn, và những cách thức
quán chiếu cũng ít khó khăn phức tạp hơn… Nhưng đọc kỹ các kinh đó, thì sẽ thấy
rằng còn nhiều thứ tâm mong cầu vương vất lảng vảng, tâm tri kiến cũng quá nặng,
thường là rất thiên về chấp Có, và còn nhiều những tâm niệm lăn tăn chấp pháp,
mặc dầu vẫn nhắc nhở đến giải thoát và ra khỏi luân hồi… Vả lại, những lời kinh
thường chưa có cái phong độ Nhứt thiết chủng trí của những Bậc vẫn ngồi sâu
trong những cơn đại định vô trụ mà vẫn nói kinh.
Trái lại, những lời kinh Đại Thừa, nhất là Hoa Nghiêm, Lăng
Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn, Lăng Già… nhiều khi thực là khó tin, khó hiểu, khó nhận,
khó vào. Chính Phật cũng nhiều lần nhắc nhở và công nhận như vậy: “Này Xá-lợi
Phất! Tri kiến Phật thực là khó nhận, khó vào… Neu có chúng sanh nào nghe những
lời này, mà khóng sợ hãi, không sa vào ho kinh nghi, thì ta thọ ký cho người ấy…”.
Do đó, chỉ có những người đã vun trồng nhiều túc duyên, mới có thể nhận hiểu được
đôi phần…
Vì sao?
Vì lời kinh xưa thường như nước chảy mây trôi, như hư như thực,
như có như không, như ngược như xuôi, như cao như thấp, mịt mùng mông lung vô
cùng VÔ tận, khó biết được chỗ nào là bắt đầu và chỗ nào chung cuộc. Tương tự
như con Thần Long hiện thần biến giữa không trung, tung hoành ngang dọc, ẩn ẩn
hiện hiện, mắt phàm khó mà nhìn rõ đâu là đầu rồng, và đâu là đuôi rồng… Biện
chứng của lời kinh thực là đa dạng, lung linh uyển chuyển mọi màu sắc tuỳ theo
sự động niệm của tâm thức chúng sanh… Lúc thì nói rằng: “Trong một hạt bụi, có
chứa đựng vô vàn những cõi Phật.” Lúc thì nói: “Tất cả những the giới chủng, thế
giới hải vô lượng vô biên này kết lại thành một bông Bửu liên hoa, và Bậc có nhứt
thiết chủng trí có thể NHÌN thấy rõ như một trái Am-ma-la đặt trong lỏng bàn
tay…” Hoặc là nói: “Neu không có Vô biên thân, hoặc không có hoá thân vô lượng
hoặc không có thân vi trần, thì làm sao độ hết chúng sanh và nhập Pháp giới trọn
vẹn?!”
Do đó, nên trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật căn dặn rằng: “Phật
pháp không có gì quyết định hết, không có ý niệm gì quyết định cả. Vì còn móng
niệm lăn tăn là còn rơi vào ma ý. Vì tuyệt nhiên không cỏn móng niệm chấp pháp
lăn tăn, nên mới ôm trọn được cái thực tại mông lung mịt mùng… Nói là quyết định
Có thì không nhầm, mà nói là quyết định Không cũng sai lệch… Bởi vậy, nên Chư
Phật thường nói hai lời, nhưng là để hiển lộ một lời: đó là Trung đạo, là Phật
tánh, là Đại Niết Bàn tịch diệt của Chư Như Lai, không phải là Niết Bàn một
ngày của Thanh Văn hay giải thoát của ngoại đạo…”
Suy ngẫm kỹ về cái biến hiện lắt lay của tâm thức, thì sẽ nhận
thấy rằng lời kinh xưa thực có phong độ của Nhứt thiết chủng trí, của những Bậc
thường trực ngồi sâu nơi Không hải vô trụ, nhưng biết rõ từng giọt mưa, nhìn rõ
từng vi trần, từng tâm niệm, từng thế giới chủng, thế giới hải…
Cũng bởi thế, nên xưa kia, khi Phật còn tại thế, một số phần tử
ngoại đạo vì không đủ túc duyên để hiểu nổi cái lễ biến hiện lung linh của tâm
thức, đã lớn tiếng chê bai kêu ca rằng: “Khổ thay! Khổ thay!… Sa môn Cù Đàm ăn
nói rối loạn, lúc thì nói có ngã, lúc thì không ngã; lúc nói thường, lúc nói vô
thường… Tôi nhớ ra rằng xưa kia, các bậc tiên tri Bà La Môn đã nói trước là sẽ
có một Đại yêu huyễn ra đời. Thì nay, Cù Đàm chính là Đại yêu huyễn ấy… Cù Đàm
cậy rằng mình trẻ, mình khoẻ, mình đẹp, lại dòng dõi cao sang quyền quí, lại có
nhiều yêu thuật, nên đã nhan tâm thu hết tất cả tín đồ của chúng ta. Cù Đàm nhẫn
tâm như vậy, đâu có thể gọi là từ bi… Khổ thay! Khổ thay! Chúng ta mất hết tín
đồ, thì cỏn lấy ai cúng dường vật thực nuôi song chúng ta nữa?!… ”
Suy ngẫm kỹ, và so sánh với ngoại đạo thì thiển nghĩ rằng Chư Phật
ra đời chỉ là cốt lưu bố một thông điệp vi mật. Và bản thông điệp vi mật này chỉ
gồm có mấy điểm SIÊU XUẤT sau đây:
– Tuyên xướng Chân lý tối thượng Duy tâm sở hiện cùng giáo lý
Như huyễn trùng trùng tưong ứng tương sanh tương duyên về pháp giới. Và chỉ rõ
ràng Thực tại cuối cùng ấy, Diệu tâm ấy chẳng phải là Có (Being) cũng chẳng phải
là Không (Not-Being), và bao gồm cả Nhất nguyên thần hoá cùng Nhất nguyên phi
thần hoá (Monisme non déifié)
– Từ chân lý ấy, suy diễn ra cái Vòng mênh mang chập chùng của
THỨC BIẾN, và do đó, có thể KHAI TRIỂN ĐẾN CÙNG cực giáo lý Tánh không của Trí
huệ Đại Bát Nhã và Tâm Đại Từ Bi. Để có thể nhập cái biển Không hải của tâm thức
tới mức tột không, và từ nơi đó, hằng khởi tâm Đại Bi hoá hiện vô lượng hoá
thân để độ sanh đến tột vi lai tế… Như vậy mới có thể nhập Pháp giới trọn vẹn
được.
Xưa kia, ngoại đạo thường chưa biết rõ mấy về giáo lý Tánh không
này. Tới thế kỷ 9, Cankara sáng lập phái Vedanta, hầu như đã du nhập giáo lý
Như huyễn của nhà Phật, nên hình như đã từng bị một số phần tử Bà La Môn chính
thống nghi ngờ rằng Cankara nghiêng theo Phật giáo.. .Và nếu không hiểu rõ giáo
lý Tánh không, thì vị tu sĩ Bà La Môn vẫn có thể lọt vào nổi Không hải của Tàng
thức sơ năng biến được, nhưng chỉ là một thứ Không tam muội mới chớm, khó thể
vào sâu được. Cũng như vị Dalai Lạt-ma đệ nhứt, Gendun Drub từng nói: “Người Phật
tử tu Mật tông nếu không hiểu rõ và chiếu sâu về Tánh không thì kết quả tu tập
cũng không hơn gì bên Mật tông Ấn Độ giáo. Nghĩa là thường sẽ chỉ được thọ sanh
làm một vị Thiên tử ở cõi Sắc hoặc Vô Sắc, tức là một vị samsaric god…” (Cuốn
Unbridging Sutra and Mantra Paths.)
Còn về điểm Đại Từ Bi, thì ngoại đạo vẫn thường nói đến lòng từ
– bi, nhất là lòng yêu – thương (love). Nhưng từ bi hay yêu – thương này vẫn
còn hàm chứa nhiều tập khí chấp trước ái-kiến. Nên chưa phải là tâm Đại bi bình
đẳng phát xuất từ trí-huệ Bát-Nhã và Như huyễn… Nên các tu sĩ ngoại đạo thường
không có thể khởi diệu dụng vô cùng, hoá hiện hoá thân vô lượng để độ sanh được…
Thường chỉ có thể hoá hiện một vài hoá thân, và những hoá thân
này cũng không có nhiều tự – tại – lực mầu nhiệm như hoá thân của một Đại Bồ
Tát. Như trong bộ Đại Trí Độ Luận, ngài Long – Thọ có nói rõ về điểm này.. .Tỷ
dụ như khi vị tu sĩ Bà La Môn đương thuyết pháp, thì hóa thân của vị đó không
thuyết pháp được V.. .V… Cho nên việc hoá hiện hoá thân vô lượng là điểm đặc biệt
của tâm Đại Từ Bi, quảng đại tự tại lực của Đại Bồ Tát… Một vị tu hành có thể
nghĩ rằng mình đã thấy Tánh, nhưng nếu chưa có thể khởi tâm Đại Từ Bi cùng hoá
thân vô lượng, thì cũng chưa phải là bậc cao siêu.
– Chỉ rõ cho các căn cơ Định tánh Thanh văn cùng ngoại đạo biết
rằng: trên con đường tu tập, việc gột sạch những phiền não chướng (tham sân si
mạn, nghi, ác kiến…) cùng ngã chấp, để lọt vào Tàng thức sơ năng biến, CHƯA ĐỦ.
Chỉ mới là Dứt mạng căn, ra khỏi tam giới, đạt được thứ Niết Bàn hoá thành của
Không tam muội mới chớm, chưa phải là viên mãn việc tu hành, chưa phải là nhập
pháp giới trọn vẹn và thành tựu Phật quả… Muốn được như vậy, còn cần phải Vượt
Mạng trược, gột nốt những Biến dịch sanh tử vi tế, những sở tri chướng LĂN TĂN
VI TẾ CHẤP PHÁP trong Tàng thức sơ năng biến để chuyển toàn Thức này thành Diệu
tâm… (về điểm này, xin xem cuốn Nguồn Thiền Như huyễn, cùng một tác giả).
– Chỉ rõ cái BÍ ẨN THÙ THẮNG của những cõi TỊNH ĐỘ, nói rõ ràng
các cõi uế hay tịnh đều chỉ là những phương tiện Đại bi do Chư Phật hoá hiện ra
để độ sanh… Và kẻ hành giả, nếu không biết đi qua con đường vãng sanh Tịnh độ,
thì dù có tu công phu đến mấy, cũng khó lòng mà vượt qua được Viễn hành địa và
gột nốt những phẩm vô minh vi tế cuối cùng (xin xem cuốn Nguồn Thiền Như huyễn).
Và ngay cho đến phái Mật-tông là phái chủ trương Đốn ngộ thẳng tắt bậc nhất, chủ
trương “Tức thân thành Phật”, cũng phải mở một pháp môn Thiền quán trong lúc
trung ấm thân (Doctrine du Yoga du Bardo), để dạy hành giả cầu vãng sanh Tịnh độ.
Điểm Tịnh độ này thực là một phương tiện tối thắng, mà chỉ có Chư Phật mới nói
rõ ra mà thôi… Ngoại đạo không hề biết vì chưa có Pháp nhãn và Phật nhãn, và
không nói đến bao giờ… Và những thiên đường (paradis) được mô tả bởi những kinh
ngoại đạo, thường chỉ mang máng giống như những từng trời ở cõi Dục hay sắc-giới
mà thôi…
Đó đều là những điểm đặc biệt siêu xuất của giáo lý nhà Phật…
Nay nếu nhắc đến Mật tông của Phật giáo, và đem so sánh với Mật
tông Ấn Độ giáo tức Tan-trism hindou, thì sẽ thấy rằng có những điểm khác biệt
rất xa vời, nếu ta biết nhìn kỹ.
Những pháp môn của 4 tông phái Mật tông Tây Tạng đều nhiều và
khá phức tạp… Nhưng trên chính yếu đại cương, có thể thâu tóm trong 6 Pháp môn
thiền quán của ngài Naropa…
Như:
1- Thiền quán mở luồng Hỏa hầu tam muội (Yoga de la chaleur
psychique, hay Tummo),
2 – Thiền-quán về việc hoá hiện sắc thân như huyễn (Yoga du
Corps illusoữe),
3- Thiền quán về mộng (Yoga du Reve),
4- Thiền quán về Hào quang sáng chói của Không hải (Yoga de la
Claire lumière du Vide),
5- Thiền quán về trạng thái Trung ấm thân (Yoga du Bardo),
6- Thiền quán về sự Chuyển Thần thức để thọ sanh (Yoga du
Transfert de conscience)…
Như sẽ được trình bày rõ, trong 6 pháp môn này, chỉ có pháp môn
mở luồng Hỏa hầu tam muội là có nhiều điểm khá giống với môn Kunda-lini-yoga của
Mật tông Ấn Độ giáo, vì Kundalini-yoga nhằm mở luồng hoả hầu tam muội được gọi
là Con rắn lửa Kundalini (Le Serpent de feu Kundalini), thường nằm cuộn tròn ở
phía dưới luân xa (chakra) Muladhara… Còn về 5 pháp môn kia, thì Mật tông Án Độ
giáo hầu như không có, chỉ đôi khi đả động tới những trạng thái Tĩnh – lặng gọi
là Turya…Nhưng riêng về pháp môn Chuyển thần thức, thì chắc là họ có, vì dã sử
ghi rằng Cankara đã có lần xuất thần thức mình để nhập vào thi hài một vị vua mới
chết. Tuy nhiên, các kinh sách Mật tông Án Độ giáo không thấy triển khai rõ rệt
về pháp môn này, và họ thường chỉ chú trọng nhất về Kundalini-yoga, cũng được gọi
là Mahayoga hoặc Siddhayoga (Siddha là vị có siddhis, tức là có thần thông)…
Nhìn qua như vậy, thì tạm thấy rằng Mật tông Ấn Độ giáo còn vướng nhiều ở bình
diện sự tướng, nhiều lắm là lọt được vào Biển hào quang của Tàng thức sơ năng
biến, được nhìn thấy Thần Shiva ở giữa viên ngọc hào quang màu xanh biếc (Blue
Pearl), rồi khởi ma ý chấp trước vào hình tướng ấy và dừng chân nơi đó. Và
không nghĩ tới việc khởi Giả quán và Trung quán để khởi diệu dụng vô cùng và
hoá thân vô lượng để độ sanh.
Cũng cần ghi rằng trong 6 pháp môn của ngài Naropa, thì pháp môn
thứ 5 về Trung ấm thân là nhằm vãng sanh Tịnh Độ… Xem thế thì đủ rõ rằng các
pháp môn nhà Phật, dù là Tịnh hay Thiền đốn ngộ, hay Mật thừa đốn ngộ, cũng đều
dung thông cả. Vì pháp môn nào cũng chỉ là dùng sức thiền quán. Tu Tịnh cũng vẫn
là dùng niệm lực và sức thiền quán để niệm niệm nối nhau không dứt, lọt vào
Tàng thức, mở được tâm nhãn tịnh diệu và thấy hào quang của Đức A Di Đà. Nhưng ở
pháp môn này, kẻ hành giả lại được nương vào nguyện lực phương tiện Đại bi của
Tam Thánh Tây Phương cùng Chư Phật, nên có thể gọi là thẳng tắt thù thắng…
Cần ghi thêm rằng: Mật tông của Phật giáo cũng hay nêu lên vấn đề:
Tức thân thành Phật hay là không Tức thân thành Phật?… Thành Phật ở chỗ nào, ở
ngay Dục giới này, hay là ở tầng trời sắc cứu cánh ở sắc giới, hay là ở một cõi
Tịnh Độ nào khác?… Đó cũng là một điểm rất hay và thiết yếu, sẽ được trình bày ở
những chương sau…
Bởi các lẽ trên đây, nên có thể nói rằng giáo lý Phật là cái biết
tột sâu của Không hải tâm thức, là ngọn núi Tuyết Sơn cao hơn, những đỉnh núi
tâm linh khác… Nhưng có lẽ cũng vì những điểm quá siêu xuất ấy, mà đa số dân Ấn,
sau những cuộc xâm lăng bằng binh lực của dân Hồi giáo tàn phá rất nhiều chùa
chiền tại Ắn Độ đã lần lần trở về những tín ngưỡng của Ắn Độ giáo. Và đúng như
lời Phật từng truyền ký, giáo lý của Chư Thế tôn lại lan tràn sang những miền đất
xa lạ có căn cơ phù họp với giáo lý Đại Thừa hơn như Tây Tạng, Mông Cổ, Trung
Hoa, Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam v.v…
Lược kiểm lại lịch trình TIẾN HOÁ TÂM LINH của nhân loại trên
trái đất này, ta sẽ nhận thấy rằng: cái truyền thống THẦN BÍ MẬT TRUYỀN,
(tradition ésoterique), ở Đông cũng như ở Tây, bao giờ cũng tiềm ẩn bàng bạc,
lúc mờ lúc tỏ… Tương tự như những làn sóng ngầm, song song với sự diễn tiến của
ngoại vật, luôn luôn thúc đẩy và hướng dẫn những bước đi quờ quạng của nhân loại.
Tương tự như một niềm nuối tiếc ngậm ngùi ngàn đời, dai dẳng và miên viễn, của
tâm linh con người đối với cái biển nước hoang vu an lạc
Như ở phía trời Tây, ở phần nhân loại mà tiềm năng tâm thức thường
nghiêng về hướng ngoại (extrovertỉỵ nhưng đoá hoa tâm linh vẫn nhiều lần bừng nở…
Tỷ dụ như ở miền cổ Hy-Lạp, thì có Pythagore, Platon, Zenon, Parmenide.
Py-thagore và Platon chắc chắn đã đi tầm đạo ở nhiều nơi, học đạo ở những Kim tự
tháp Ai Cập và khi trở về xứ sở, lập môn phái, giảng dạy về những môn học thần
bí của tâm linh. Vào thời đó, những vị tu sĩ Ai Cập cũng đều là những người tu
theo đạo của những vị thần Isis và Orisis, và trong những kim tự tháp, ngay nơi
dùng làm phần mộ của những vị vua Pharaon, lại chính là nơi mà họ thường dùng để
làm lễ điểm đạo (inừiation) cho những đệ tử có nhiều căn cơ.
Rồi thì có những bộ lạc du mục Do Thái lang thang bị đày ải sang
miền Ai Cập. Nhưng lần lần, những dân Do-thái này cũng tập họp nhau lại, mở cuộc
hành trình vượt qua sa mạc và Hồng Hải để trở về mảnh đất quê hương. Cuộc hành
trình được hướng dẫn bởi một vị tên là Moi-de (MoiseỴ Và theo một câu nói ngắn
ngủi bí ẩn trong Cựu Ước (Ancien testament), thì Moise là một vị đã đánh thức
được Con rắn lửa, tức là luồng hoả hầu tam muội tương tự như trong Kundalini
yoga, nên đã đắc một số thần thông.
Rồi Jean Baptiste xuất hiện. Rồi đến chúa Christ ra đời, và chắc
chắn là một bậc thần linh lớn… Lúc đêm ngài giáng sanh, có mấy vị vua ở những
miền lân cận, vì giỏi về thiên văn, nên đã cất bước nhìn theo ánh sao để tìm đến
chỗ Chúa giáng sanh… Khi ngài lớn lên, các sách ghi rằng có lẽ ngài đã học đạo ở
phái Essènes, tức là một môn phái thần bí thời đó. Hoặc cũng có thể là học ở Ai
Cập hay Ấn Độ. Nhưng cần nhớ rằng đối với một bậc thần linh lớn sự học đạo nào cũng
chỉ là nhân duyên thị hiện… Đen năm ngoài 30 tuổi, ngài đi lang thang, truyền dạy
giáo lý, đuổi quỷ, chữa những kẻ sanh manh và tê liệt. Theo sách, thì có lẽ
ngài đã truyền dạy bằng một thứ tiếng Do Thái thời đó, gọi là tiếng Aramaic.
Cả bộ kinh Tân Ước (Nouveau testament) thường tường thuật nhiều
vụ đuổi quỷ và chữa bệnh của ngài. Sau này, một số tông đồ của ngài cũng được
nhờ ân điển của chúa Thánh thần (Holy Spữit), nên cũng có năng lực đuổi quỷ chữa
bệnh… Do đó, giáo lý Cơ đốc đã lan tràn mạnh mễ…
Ngài chỉ cần nói một lời nhẹ nhàng là quỷ, dù là quỷ độc dữ,
cũng phải ra khỏi người bị quỷ ám. Ngày nay, cũng có khá nhiều những trường họp
quỷ ám nặng nề, nhưng phần đông người hiện nay không nhận ra mà thôi… về chữa bệnh
cũng vậy, ngài cũng chỉ nói một lời. Ngài thường cầm tay, hoặc mó vào người bệnh,
rồi nói rằng: “Tội loi của con đã được tha thứ. Và đó là do lòng tin của con…”
Thế là kẻ sanh manh trông thấy sáng, và kẻ tê liệt đứng dậy đi được.
Đó thường được gọi là những phép lạ. Nhưng phép lạ nào thì cũng
có những quy luật của nó, những quy luật vi tế và huyền diệu của tâm linh, của
tâm lực, song chúng ta vì chưa hiểu, chưa sử dụng nổi những quy luật ấy, nên
hay nghi ngờ, hoặc cho là phép lạ… Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rằng mọi sự vật
trong pháp giới này đều được dệt nên bằng quang minh, hoặc thô hoặc tế, và cái
Biển quang minh uyên nguyên hoặc năng lực uyên nguyên lại chính là Tâm, thì ta
không đến nỗi ngỡ ngàng trước những sự việc khác thường
Cái màng thịt che lấp con mắt mù là cái gì? Và cái gân tê liệt
là cái gì? Nó chỉ là những luồng quang minh xoay vần miên viễn từ vô thuỷ (tức
là những vọng tưởng kiên co, nói theo danh từ của kinh Lăng Nghiêm), suy động bởi
sức hành của nghiệp lực, tới nay hiển lộ ra, rung chuyển theo một nhịp điệu nào
đó, rồi kết lại thành một hình tướng mà chúng ta gọi là cái màng hay cái gân.
Nhưng nếu có một bậc siêu xuất, rủ lòng thương xót hay từ bi, dùng ngay những
luồng quang minh rất vi tế và mãnh liệt của tâm lực mình, để thay đổi nhịp điệu
rung chuyển của những quang minh thô của cái màng, thì những cực vi của nó liền
rung chuyển theo một nhịp điệu khác, hoặc tan biến vào hư không, hoặc chuyển
sang một hình thái vi tế khác… Và kẻ sanh manh lại trông thấy sáng. Nhưng cái
thần kỳ là ở chỗ tâm-lực của ngài có thể tác động, khiến biến hiện ngay tức khắc…
Cũng hơi tương tự như ngày nay, các nhà khoa học có thể dùng một thứ quang tuyến
nào đó, hay tia la-de (laser) để oanh tạc và gây biến thái trong một đám tế bào
bị ung thư, vì đám tế bào này đều là những trường từ-điện-lực (champ de force
électro magnétique) đã bị lệch lạc và nảy nở sinh sôi vô tổ chức. Nhưng tia
la-de vốn là một thứ quang minh thô kệch kém cỏi, chưa thể so sánh với quang
minh tâm lực, và sự tác động của nó vẫn có thể lệch lạc theo một chiều hướng
khác, và gây biến chứng.
Mỗi khi chữa bệnh, chúa Christ nói: “Tội lỗi của ngươi đã được
tha thứ…”’’ Có nghĩa là: hầu hết những trọng bệnh của con người là do tội lỗi
quá khứ, tức là Nghiệp quá khứ. Nay ngài đã rủ lòng xót thương, đem cái biển
công đức lớn lao của ngài để ghé vai gánh chịu hộ nghiệp cũ của kẻ kia, thì dĩ
nhiên là người bệnh hết nghiệp đó và lành bệnh… Nhưng không phải bất cứ ai cũng
có túc duyên được ngài chữa lành bệnh. Những người được chữa đều là những kẻ có
túc duyên sâu nặng đối với ngài, đã có lòng tin thâm sâu, đã có CHIÊU CẢM, nên
ngài mới ÚNG… Vì thế, ngài mới nói thêm: “Đó là do lỏng Tin của ngươi…” Ngài chữa
như vậy, nhưng vẫn là Vô tác, vì ngài vẫn là vô ngã… Rồi sau đó, khi các vị
tông đồ hỏi ngài về những người bệnh đó, thì ngài nói một câu bí hiểm: “Những kẻ
đó đều là đế làm sáng Danh Đức Chúa Trời…” Tức là ngài muốn dạy rằng: tất cả những
vụ đó đều là những cơ duyên để gây lòng tin và cảm hoá mọi nguời.
Như thế, chúng ta cần hiểu rằng các ngành giáo lý lớn, để phù họp
với căn cơ của từng miền nhân loại, nhiều khi có thể dùng những danh từ sai biệt,
nhưng ý nghĩa thâm sâu thường là tương đồng.
Cần ghi rằng: những vị tu sĩ đầu tiên của giáo hội Cơ đốc, tỷ dụ
như Origène, vẫn thường giảng dạy là có luân hồi, và không hề có địa ngục vĩnh
cửu (enfer eterneĩỵ.. Nhưng lần lần, từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 9, giáo hội La
-mã đã quyết định thay đổi bằng những giáo điều khác: giáo điều chỉ có một kiếp
sống thôi (dogme de la vie unique), và có địa ngục vĩnh cửu… Là để nhằm củng cố
cái Thế-quyền tối thượng của giáo hội, nhưng đồng thời, lại làm lệch lạc chân
lý.
Cũng vì thế, nên trong suốt thời Trung cổ, ở phía trời Tây, đã nảy
nở khá nhiều những phong trào thần bí nhằm chống đối ngấm ngầm hay bộc lộ với
giáo hội La-mã. Tỷ dụ như giáo hội chính thống Cơ-đốc (Église orthodoxe), bành
trướng ở Hy-Lạp và nước Nga… Ngoài ra, có nhiều phong trào khác ngấm ngầm bàng bạc
như: Rosecroix và phái Alchimists (có thể dịch là phái Luyện đơn, hoặc Điểm thạch
thành kim). Những phái này, tuy có pha lẫn nhiều màu sắc pháp thuật hay yêu thuật,
nhưng cũng có sức chiêu dụ khá lớn đối với nhiều dân tộc Âu châu từ thời Trung
cổ cho đến ngày nay… Trong cuộc cách mạng 1789 của Pháp, có một số nhân vật
hành tung kỳ bí nhu hầu tuớc De Cagliostro… dính líu vào cách mạng, thường là
thuộc phong trào Rosecroix…
Ở phía trời Tây, sơ lược đại cương là như vậy…
Còn ở phía cực Đông-á, tại Trung Hoa, thì có nền Dịch học Hà đồ
lạc thư của Phục Hy cùng Văn Vương để lại. Nhất là có tư tưởng Hoàng Lão (Hoàng
đế và Lão tử), cùng các phái tu luyện theo Thần tiên phái nhưng phát xuất tự do
(Yoga taoiste).
Thần tiên phái này chủ trương tu luyện Tinh khí thần để đưa tới
trạng thái Ngũ khí triều nguyên và Tam hoa tụ đỉnh tại huyệt Bách hội ở đỉnh đầu
rồi kết Thánh thai. Trên đại lược, lối tu luyện này giống với pháp môn
Kundalini yoga của Mật tông Ản Độ giáo, vì pháp môn này cũng nhằm tới sự kết họp
giữa luồng khí lực Ida (Mặt trăng) và luồng khí lực Pingala (Mặt trời), rồi đưa
toàn thể luồng khí lực đi qua con đường sạn đạo trung tâm gọi là Sushuma, để
lên tới luân xa Sahasrara nơi đỉnh đầu.
Chỉ tiếc một điều là những sách vở của Thần tiên phái nay khá ít
ỏi, sự phiên dịch lại càng ít hơn. Nhưng lời lẽ quá bí truyền, thường là tượng
trưng và cô đọng… Trong khi các kinh sách về Ản Độ giáo như upanishads, hay
Kundalini yoga, hay Raja yoga thường rõ ràng minh bạch hơn.
Các luồng giáo lý Đông phương hiện nay đương lan tràn mạnh mẽ
sang những chân trời Âu-tây… Mạnh mẽ nhất là phong trào Zen, hoặc sâu sắc hoặc
đã bị thông tục hoá một phần. Rồi đến những phong trào Ấn Độ giáo và Mật Tông của
Phật giáo Tây Tạng.
Các kinh luận của giáo lý Phật đã được phiên dịch hầu như hết. Bộ
kinh đồ sộ Hoa Nghiêm mới đây cũng đã được một học giả Mỹ Thomas Cleary phiên dịch
gần xong. Riêng hình như chỉ còn bộ Đại Bát Niết Bàn là chưa được phiên dịch…
Chúng ta hãy chờ xem tâm thức của người Tây phương sẽ đón nhận tư tưởng Đại Thừa
ra sao?
b)- Đoạn kinh trong Tâm-địa-quán:
Kinh Tâm Địa Quán là một bộ kinh lạ lùng cũng như những kinh Đại
Thừa khác, nhưng ít được lưu thông.
Nơi phẩm 11 của kinh, tức phẩm Phát bồ đề tâm, có đoạn như sau:
“Lúc đó, ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn!
Tâm không có hình tướng cũng không có cho ở, người phàm phu tu hành khi tới sơ
phát tâm, phải y vào những chỗ nào và quán những tưởng gư .
Đức Phật bảo: Thiện nam tử! Muốn quán tướng của tâm, phải quán
như là VÀNH TRĂNG TRÒN ĐẦY sáng sủa đứng yên trên ngực… Nếu muốn mau được bất
thối chuyển, khi ở nơi A -lan-nhã, cần phải đoạn thân chính niệm, kết Kim Cang
phộc ấn của Như Lai (giơ 2 tay trong sạch lên, 10 ngón tay tả và hữu bắt tréo lại
với nhau, rồi lấy bàn tay tả ép trên bàn tay hữu, nắm chặt lấy nhau như hình giầy
buộc, gọi là Kim Cang phộc ấn), rồi nhắm mắt quán sát mặt trăng tròn sáng giữa
ngực, và suy nghĩ rằng: Vành trăng tròn đầy này to lớn 50 do tuần, sáng sủa
thanh tịnh, trong ngoài lắng suốt, không chút bụi nhơ và trong mát rất mực… Mặt
trăng tức là tâm, tâm tức là mặt trăng, vết trần không nhiễm thời vọng tưởng
không sanh, thân tâm thanh tịnh, tâm đại bồ đề bền vững không thoái… Kết tay ấn
ấy, và trì niệm quán sát chương cú vi diệu đại bồ đề tâm của hết thảy Bồ Tát
khi tới sơ phát tâm là: ÚM, BỒ ĐỊA, THẤT ĐA, MƯU CHÍ BA, ĐÀ GIA NHỊ… Hết thảy Bồ
Tát trong quá khứ, vị lai, hiện tại khi tại nhân địa phát sơ tâm, đều chuyên
trì niệm chân ngôn này, mà được bất thối chuyển và mau viên thành Chánh- giác…
” (Bản dịch H.T Thích Tâm Châu, trang 435).
Rồi tới phẩm 12, tức phẩm Thành Phật có đoạn như sau:
“Khi ấy, Phật bảo ngài Văn Thù rằng:
Người tu hành Du Già (yoga) quán vành trăng thuần thục rồi, nên
quán 3 pháp ĐẠI BÍ MẬT. Những gì là ba? – Một là tâm bí mật, hai là ngữ bí mật,
ba là thân bí mật.
Thế nào gọi là Tâm bí mật pháp?… Người tu hành Du Già quán trong
mặt trăng tròn đầy, thấy HIỆN ra cái chày Ngũ cổ kim cương sắc vàng, ánh sáng rực
rỡ như vàng chảy, phóng ra vô-so ánh sáng trắng lớn. Lay sự ấy mà quán sát gọi
là Tâm bí mật… (Chày Ngũ cổ kim cương còn được gọi là Ngũ trí kim cương, tức là
cái chày kim cương; kết bằng hào quang vi diệu, có đầy đủ diệu lực của 5 Trí, lần
lần quán chiếu lâu sẽ Hiện tướng thành 5 đức Phật:
– Pháp giới thể tánh trí hiện thành đức Đại Nhật, tức Tỳ Lô Giá
Na, tức Quang Minh Biến Chiếu Như Lai,
– Đại viên kính trí thành A-XÚC Như Lai,
– Bình đắng tánh trí thành Bảo Sinh Như Lai,
– Diệu quán sát trí thành Vô Lượng Thọ Như Lai,
– Và Thành sở tác trí thành Bất Không Thành Tựu Như Lai… 5 vị
Như Lai hiện ra ở giữa, và 4 phương hướng).
Thế nào gọi là Ngữ bí mật pháp? Là chuyên trì niệm chân ngôn:
ÚM, ĐỊA THẤT ĐA BÀ NHĨ LA… Đà la ni này có đủ uy lực lớn, là chân ngôn của hết
thảy Bồ Tát THÀNH PHẬT, thế nên gọi là ngữ bí mật.
Thế nào gọi là Thân bí mật pháp? Là ở trong đạo tràng, đoạn thân
chính niệm, tay kết Dan đạo vô thượng bồ đề toi đệ nhất ấn, đặt giữa tâm nguyệt
luân nơi ngực.
Thiện nam tử! Tôi sẽ vì ông nói về tướng dạng của ấn đó: trước
tiên, lấy 2 ngón tay cái của 2 bàn tay tả hữu, đều đặt nó vào trong bàn tay tả
hữu, rỏi lấy ngón tay trỏ, ngón tay giữa, và ngón thứ 4 của 2 bàn tay tả hữu, đế
nắm chặt lấy ngón tay cái, làm thành 2 nắm tay, gọi là Kiền lao kim cương quyền
ấn… Sau rỏi, không đổi nắm tay, chỉ duỗi một ngón tay trỏ của nắm tay tả, chỉ
thẳng lên hư-không, và đem nắm tay tả ấy đặt trên chỗ trái tim. Rồi lấy ngón
tay út của nắm tay hữu, nắm chặt lấy đốt đầu ngón tay trỏ của nắm tay hữu. Sau
lại lấy đầu ngón trỏ của nắm tay hữu, chỉ vào một đốt của ngón cái của nắm tay
hữu. Và cũng đặt nắm tay hữu ở trước trái tim…
Thế gọi là Dẫn đạo vô thượng bồ đề đệ nhất trí ấn, cũng gọi là
Năng diệt vô minh hắc ám đại quang minh ấn. Bởi kết ấn ấy, nên có sức gia trì
được chư Phật mười phương xoa đầu, trao cho Đại Tỳ Lô Giá Na vô lượng phúc tụ đại
diệu trí ấn.
Khi kết ấn ấy rồi, hành giả liền làm phép quán này.
Hết thảy chúng sanh cùng kết ấn này, trì niệm chân ngôn này, 10
phương thế giới không bị quá khổ trong 3 đường ác và 8 nạn, vầ đều hưởng pháp lạc
thanh tịnh thứ nhất. Nay trên ĐẦU TA, CÓ MŨ ĐẠI BẢO, trong mũ thiên quan ấy 5 đức
Như Lai ngồi kết già phu, ta là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, đầy đủ viên mã 32 tướng,
80 thứ tốt, phóng hào quang lớn soi khắp 10 phương, đem lợi ích an vui cho hết
thảy chúng sanh…
Quán chiếu như vậy gọi là Nhập Tỳ Lô Giá Na Như Lai tối thắng
tam muội… ” (Kinh Tâm Địa Quán, trang 445)
Đoạn kinh trên đây rõ rệt là đẩy chúng ta tu tập để chóng thành
Vô thượng giác và theo một vài lề lối phương thức của Mật Thừa.
Vì có dạy về việc thể hiện Tam Mật: Tâm bí mật, Ngữ bí mật, Thân
bí mật… Và trong đoạn quán chiếu: “Ta chính là đức Tỳ Lô Giá Na, phóng hào
quang soi sáng khắp 10 phương, đem lại lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh ”,
thì phép quán chiếu ấy chính là một pháp môn của Mật Thừa, được gọi là Deity
yoga. Tức là tự quán chiếu mình như một bậc Đại thần-linh, một Đại Bồ Tát hoặc
Phật, đồng thời quán chiếu tất cả ngoại cảnh chung quanh mình đều là cảnh giới
Phật, tất cả những âm thanh dù thô hay diệu cũng đều là những diệu âm, những thần
chú, những chương cú vi mật, và quán chiếu tất cả chúng sanh đều là Phật..
Lối quán chiếu này bàng bạc trong tất cả các pháp môn Mật Thừa,
vì đó chính là nuôi dưỡng cái Tâm bí mật trang nghiêm… Đồng thời, Bồ đề tâm
cũng phải bàng bạc thấm nhuần khắp Mật Thừa. Bồ đề tâm thường gồm 2 khía cạnh:
giác ngộ tâm tức là sự hiểu và quán chiếu thâm sâu về Tánh không để có thể hư
vô hoá tất cả pháp giới phù du hư ảo này và ĐI VÀO biển Không hải của tâm thức,
và Đại từ-bi-tâm để có thể ĐI TRỞ RA huyễn hiện các thứ cảnh giới cùng sắc tướng
để độ sanh và nhập pháp giới… Nếu không có Bồ đề tâm ấy, thì kẻ tu hành giã từ
Mật Thừa, dù dũng mãnh đến mấy, dù căn cơ mãnh lợi, dù tu công phu đến mấy…
nhưng kết quả vẫn là thấp kém sai lệch.
Nhưng tại sao lại phải quán chiếu chính mình là Đức Tỳ Lô Giá
Na, và cảnh giới này chính là Phật cảnh?
Là vì Phật hay chúng sanh, sắc thân như vàng ròng của Phật hay sắc
thân xấu xa của phàm phu, tâm vi diệu bí mật trang nghiêm của Phật hay tâm thức
tán loạn lăng xăng của chúng sanh… cũng đều chỉ là ảnh tượng biến hiện, đều là
do thức biến, đều được dệt nên bằng những quang minh phát xuất từ Tâm, chỉ khác
nhau ở mức độ hay nhịp điệu rung chuyển, ở thể tốc (speed) chuyển động, và ở mức
độ thô kệch hay vi tế mà thôi… Nên cần phải quán chiếu như vậy, để CHUYỂN HIỆN
lần lần sắc thân cùng tâm thức chúng sanh thành sắc thân cùng tâm thức vi diệu
kia. Và một khi thân tâm đã chuyển, thì tâm nhãn tịnh diệu được mở, có thể nhìn
thấy những lớp quang minh vi diệu chung quanh, nên ngoại cảnh cũng trở nên vi
diệu.
Chắc có người e ngại rằng quán chiếu như vậy có thể làm tăng trưởng
lòng kiêu mạn vô lối của hành giả.. .Tuy nhiên, nếu kẻ hành giả luôn luôn nhớ
giữ Giác ngộ tâm về Tánh không cùng Đại Từ bi tâm, thì mỗi niệm ngã mạn vô lối
đều không có cơ duyên gì để tăng trưởng…
Do đó, nên muốn hiểu rõ về những đoạn kinh Đại Thừa trên đây, kẻ
hành giả cũng cần phải hiểu biết ít nhiều về Mật Thừa…
c)- Đoạn kinh trong Lăng Nghiêm:
Bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm vương là một bộ kinh đứng trấn giữ cả 2
cửa ải Hiển và Mật…
Mục tiêu chính của kinh là dạy phép quán chiếu Như huyễn tam ma
đề, và tất cả Mật Thừa cũng không đi ra khỏi giáo lý tối thượng này…
Nhưng có những đoạn mà Phật dạy thẳng vào một số phương thức của
Mật-thừa.
Tỷ dụ như khi ngài dạy về cách thức lập đàn tràng, hoặc tụng chú
Đại Phật đảnh để giữ Ngữ mật và tránh các ma chướng… Lại có một đoạn kinh chỉ
thẳng vào một pháp môn tu luyện của Mật Thừa. Đó là đoạn ngài Ô Sô Sắc Ma trình
bày việc tu Viên thông về Hoả đại, như sau:
“Ông Ô Sô Sắc Ma, ở trước đức Như Lai, chắp tay đảnh lễ nơi 2
chân Phật và bạch Phật rằng: tôi thường nhớ trước kia, ở kiếp xa xói, tính có
nhiều THAM DỤC. Lúc ấy, có đức Phật ra đời hiệu là Không Vương, bảo rằng người
ĐA DÂM giong như đong lửa hồng, và dạy tôi quản khắp những hơi nóng lạnh nơi
trăm vóc tứ chi. Tôi nhờ quán như vậy, mà được giác tính sáng suốt đứng trong,
HÓAA TÂM ĐA DÂM THÀNH LỬA TRÍ HUỆ. Từ đấy, các đức Phật đều gọi tôi là HOA ĐẨU.
Tôi dùng sức HỎA QUANG TAM MUỘI mà thành quả A La Hán. Trong tâm phát ĐẠI NGUYỆN,
khi các đức Phật thành đạo, thì làm lực sĩ, thân ở bên Phật, uốn dẹp bọn tà-ma
quấy phá… Nay Phật hỏi viên thông, tôi dùng pháp quán các hơi ấm nơi thân tâm đều
lưu thông KHÔNG NGĂN NGẠI, các lậu đều tiêu, sinh ra ngọn LỬA ĐẠI TRÍ quý báu,
đó là thứ nhất… ” (Bản dịch Tâm Minh, quyển 1, trang 543)
Đọc đoạn kinh trên, ta có thể nêu câu hỏi: “Tại sao lửa đa – dâm
lại có thể hóa thành lửa Trí – huệ? Tại sao ngài Ô Sô sắc Ma lại dùng sức hỏa
quang tam muội mà đắc quả A-La-Hán?
Nhưng nếu ta đọc hiểu được ít nhiều về những phương thức tu luyện
của Mật Thừa, thì sẽ hiểu rằng ngài Ô Sô Sắc Ma đã tu theo pháp môn quán chiếu
Luồng hỏa hầu tam muội, tức là pháp môn thứ nhất trong 6 pháp môn của ngài
Naropa đã nói ở trên. Nên ngài đã thăng hoa đuợc lửa đa-dâm (lửa là một thứ
tinh lực hay énergie) thành lửa Trí-huệ. Đồng thời, dùng luồng hỏa-hầu ấy để
vào những cơn định ngày càng sâu, rồi được Không tam muội, lọt vào Tàng thức sơ
năng biến, gột sạch những phiền não thô và đắc quả A La Hán. Rồi sau đó, ngài
chuyên tâm vào Đại Thừa, để đi sâu vào quán Giả cùng Song chiếu…Vì một trong những
nguyên lý chính yếu của Mật Thừa là nhắm ngay vào những luồng lửa hay tinh lực
hiện có trong thân tâm, để quán chiếu chúng, và THĂNG HOA (sublỉmation hay
transmutaion) những luồng tinh-lực thô kệch ấy (tức là những quang minh thô kệch)
thành những tinh lực ngày càng vi diệu, và cũng do đó, hành giả có thể nhập những
cơn định mỗi ngày một sâu hơn…
Thêm nữa, các kinh sách của nhà Phật thường rất hay nói tới vụ
những vị A La Hán, vì nhàm chán cái nhục thân tạp thực này, nên đôi khi đã dùng
luồng Hỏa tam muội để tự đốt thân… Hoặc khi đức Phật thị hiện nhập Niết Bàn,
khá nhiều vị A La Hán đã dùng ngọn lửa đó để tự đốt thân theo Phật.
Phần đông các vị A La Hán này đâu có tu theo Mật Thừa, thế mà
rút cuộc các ngài vẫn khai mở được luồng hỏa hầu tam muội… Là vì: kẻ hành giả
tu Phật, dù tu theo pháp môn nào cũng vậy, dù là tu sổ tức, hay quán Tứ đế hay
Tứ niệm xứ… cũng lần lần đều khai mở đuợc luồng hỏa hầu. Và khi đã thành tựu
Không tam muội và lọt vào tàng thức, thì sự khai mở đuọc trọn vẹn. Có điều là nếu
tu theo Mật Thừa, thì kết quả đạt đuợc sẽ mau lẹ hơn. Tuy nhiên, sự mau lẹ
chóng vánh thường kèm theo khá nhiều rủi ro nguy hại cho giới thân huệ mạng: tỷ
dụ như nếu đưa luồng hỏa hầu đi lạc nẻo hoặc ngược đường, hoặc trở thành tham dục
vô độ… như trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã nhắc nhở tới ở những đoạn ma chướng
và Hành ấm và Tưởng ấm… Bởi thế, nên người tu Mật Thừa tuyệt đối cần có thầy giỏi
hướng dẫn.
Do đó, nên nếu muốn hiểu nhiều về đoạn kinh Đại Thừa, cũng cần
có sự am hiểu về Mật Thừa, mới dễ nhìn thấy lý Nhất quán trong giáo lý nhà Phật.
d)- Đoạn kinh trong Đại Bát Niết Bàn:
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, có phẩm 13 gọi là phẩm VĂN TỰ,
trong đó Phật giảng cho ngài Ca Diếp Bồ Tát về ý nghĩa của BÁN TỰ (half-words)
và MÃN TỰ (full-words\.. Đồng thời, Ngài dạy rằng: “14 ÂM là căn bản của tất cả
văn tự, thần chú, chú thuật… cũng như là ngôn ngữ và dị luận của thế gian…”
Hoặc trong các kinh khác, luôn luôn Ngài thường dạy phải trì tụng
những thần chú Đà la ni (mantra), hoặc đôi khi dạy quán chiếu những thứ như ÚM
(Án) hay chữ HUM (hay Hồng) v.v….
Nếu không am hiểu ít nhiều về Mật Thừa, thì thực khó lòng lãnh hội
những lời dạy này.
Tại sao lại Mãn tự, tại sao Bán tự? Tại sao cần trì tụng những thần
chú Đà la ni? Tại sao phải quán chiếu những hình tướng của chữ úm, Hum… hay chữ
A hoặc một chữ nào khác… (cần nhớ rằng phải quán chiếu những hình tướng các chữ
đó theo lối viết của Phạn văn tức sanscrit, chứ không phải theo lối viết la-
tinh)??
Vì điểm này quan trọng, nên thiết tưởng cần lược giải ngay:
Mãn tự là để chỉ cho cái Thực tại cuối cùng, cho Biển Diệu tâm,
Chân không, Phật tánh… tức là biển quang minh uyên nguyên vô tướng mạo của Chân
thực, và chưa HIỆN TƯỚNG. Còn Bán tự là chỉ cho biển quang minh của Tàng thức
sơ năng biến, của Hiện thực, tức là đã bắt đầu HIỆN TƯỚNG để tạo dựng nên pháp
giới.
Tất cả giáo lý Phật (cũng như các giáo lý khác, những giáo lý Phật
dạy cao và sâu hơn vì Phật nhãn nhìn rõ hơn các thứ biến hiện của cảnh giới)
thường chỉ là dạy có bấy nhiêu: dạy về diễn trình hiện tướng của quang minh vô
tướng mạo để làm ảnh hiện nên pháp giới tuỳ theo sức hành chiêu cảm nở xòe ra của
những chủng tử nghiệp lực của tâm thức chúng sanh, rồi lại dạy phải quán chiếu
để vi tế hoá cùng hoá giải những ảnh tượng Thức biến ấy để trở về thể nhập biển
quang minh vô tướng mạo không sanh không diệt.
Về diễn trình hiện tướng của biển quang-minh vô tướng mạo, thì
kinh Lăng-nghiêm dạy rằng: “Nhân Động mà có Tiếng, nhân tiếng mà có sắc, nhân sắc
mà có mùi Hương v.v..
Động có nghĩa là: ở nơi biển của Tàng thức sơ năng biến (tức là
Kiến đại và Thức đại), có những tạp khí chủng tử nở xòe ra, và nổi lên hiện
hành, tức là tạo nên những cơn lốc ba động của quang minh hết sức vi tế. Sự hiện
hành của những ba động ấy liền chuyển xuống một bình diện thô kệch hơn, tức là
bình diện của Không đại (ether) và tạo nên tiếng tức âm thanh. Nhưng âm thanh ở
đây là những diệu âm, hay âm thanh rất vi diệu (tiếng Phạn gọi là Nada), mà tai
phàm chúng ta chưa thể nào nghe được, trừ phi tu luyện lâu dài và đắc thiên
nhĩ… Rồi những cơn lốc ba động ấy mỗi lúc mỗi chuyển xuống những bình diện thô
kệch hơn, tức là Phong hoả thuỷ địa, để tạo thành những ảnh tượng về hình sắc,
hương, vị, xúc…
Vậy thì những Diệu âm ấy là những luồng quang minh cực kỳ vi tế
và màu nhiệm, nhiều tự tại lực biến hiện vì chúng là sự chuyển biến tối sơ của
Hiện thức và Chân thức. Đó là những tuyên ngôn, những mật ngữ, chương cú vi mật,
những thần chú lưu xuất ra từ Diệu tâm… mà Như Lai cùng Bồ Tát thường trì tụng.
Chúng cũng tức là những hình dạng hay nhịp điệu rung chuyển hết sức vi tế quang
minh Thức biến… Cho nên, khi kẻ hành giả trì tụng thần chú, dù sự trì tụng là
đúng điệu hay sai điệu, thì những ba động quang minh của các diệu âm ấy lần lần
cũng tác động vào tâm thức hành giả, và chuyển những nhịp điệu thông thường và
thô kệch của tâm thức trở thành mỗi lực mỗi vi tế hơn. Đồng thời, có thể nương
vào và tiếp xúc với cái biển thần lực cùng nguyện lực sẵn có, của các bậc Như
Lai và Bồ Tát vẫn thường trì tụng thần chú đó. Bởi vậy nên: mầu nhiệm.
Nhưng tại sao phải quán chiếu những chữ như Úm, Hum, A hay Lam
v.v.. theo lối viết của Phạn văn?
Là vì có những thứ cổ ngữ, mà văn tự thường được coi là thứ văn
tự của thánh thần… nghĩa là không phải đã được chế định ra bởi một bộ óc phàm
phu, mà bởi những vị đã từng đắc nhiều thứ thần thông, nhất là thiên nhãn và
thiên nhĩ thông… Các vị đó (rishis) đã nhìn thấy, nghe thấy những hình dạng
cùng nhịp điệu rung chuyển của quang minh (ỵibrilles lumineuses) của các diệu
âm ấy, nên đã y cứ vào để viết thành văn tự.
Cho nên, khi kẻ hành giả quán chiếu lâu ngày về hình dáng những
chữ ấy, thì những nhịp điệu rung chuyển của quang minh của chữ cùng tác động
vào tâm thức, khiến tâm thức dễ trở thành vi tế. Những chữ đó thường được coi
là CHỦNG TỰ (syl-labes-germs), những chữ Cái, vì lưu xuất từ Diệu tâm. Nhưng
không phải tất cả chữ Phạn đều là chủng-tử…
Do những điểm trên đây, nên sự am hiểu về Thiền Đốn ngộ cũng như
về Mật Thừa đều cần thiết cho người Phật tử để nhìn thấy lý Nhất quán trong
giáo lý Phật, và hiểu rằng các pháp môn Tịnh Thiền Mật đều dung thông.
Xét kỹ thì thấy rằng: Mật Thừa hay Kim Cang Thừa VẪN NẰM TRONG
KHUNG CẢNH CỦA GIÁO LÝ ĐẠI THỪA, vì vẫn chịu sự chi phối của những điểm giáo lý
căn bản như: Trí huệ Đại Bát Nhã, Tâm Đại Từ Bi bình đẳng, giáo lý Như huyễn và
Duy tâm sở hiện.
Mật Thừa có thể coi như sự Bùng nổ tối hậu của giáo lý Đại Thừa.
Và điểm độc đáo của Mật Thừa là đã XIÊN DƯONG ĐƯỢC NHŨNG PHƯONG THỨC THẮNG TẤT
VÀ HỮU HIỆU (song con đường thắng tắt nào cũng có những rủi ro nguy hiếm, chỉ
trừ con đường Vãng sanh Tịnh độ) để chóng đạt những thành quả, tỷ dụ như là:
quán chiếu đó có thể mau lẹ mở luồng hoả hầu tam muội đi vào nơi Không hải của
Tàng thức, biết lợi dụng những cơ hội tự nhiên chuyển biến của tâm-thức nhu giấc
ngủ-mộng hoặc lúc chết (giấc ngủ, giấc mộng, hay lúc chết đều là những cơ hội tự
nhiên để tâm thức chuyển từ bình diện này sang bình diện khác, tức là những trạng
thái CHUYẾN HOÁ của tâm thức, và tiếng Tây Tạng gọi là Bardo), để đẩy tâm thức
mình lọt vào những bình diện vi tế hơn… Hoặc biết nhận định các thứ hào quang,
hào quang của 6 nẻo chúng sanh cũng nhu hào quang của Chu Phật, để biết đuờng
tránh né hoặc đi theo… Hoặc biết nhận định để vãng sanh Tịnh độ một cách dễ
dàng hơn… Hoặc biết cách trì tụng thần chú cùng quán chiếu chủng tự để chiêu cảm
mạnh mẽ nguồn thần lực của những bậc thần linh lớn, chóng làm đầy biển công đức
cũng nhu biển trí huệ của mình… Nhung dĩ nhiên là những nguời tu Mật Thừa cần
có căn cơ mãnh lợi, thân thể cường tráng, ý chí thật cương quyết nhẫn nại, và
nhất là có thầy giỏi vì trong các pháp môn đều có một phần khẩu truyền bí mật.
Nếu không hội đủ những điều kiện ấy, sự tu tập sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu
nguy hại.
Tóm tắt đại lược là như vậy.
Giáo lý của Chư Phật thường được gọi là Vô thượng thậm thâm vi
diệu pháp, nhưng thâu tóm lại, chỉ là giáo lý về sự BIẾN HIỆN của Tự tâm, của
Thức biến, của những quang minh tâm thức, của những Tia chóp nháng tương tợ
tương tục khởi lên vô vàn từ nơi Chân không rồi lại tan biến đi… để dệt nên những
ảnh tượng về cảnh giới cùng thân tâm chúng sanh… Có quang minh thì tức là có
Trường lực (champ de force\ Chư Phật là Tạng quang minh, chúng sanh cũng là
quang minh nhưng mờ đục hơn. Nên vật nào cũng là trường lực cả, dính mắc và nằm
trong những trường lực lớn hơn và vi diệu hơn… Và sự tu hành nào cũng chỉ là
quán chiếu các thứ quang minh đó.
Giáo lý Quang minh cùng thuyết Sát-na đều là những điểm chân lý
siêu xuất trong nhận thức quan về pháp giới.
Cho nên, nền khoa học thần tượng ngày nay cũng lần lần bắt buộc
phải đi tới những kết luận tương tự, vì đó là Chân lý và chân lý không thể khác
được…
Chỉ cần đơn cử vài lời kết luận của nền tân vật
Nhà bác học Eddington từng viết rằng: “Chất liệu của vũ trụ này
có lẽ thuần túy chỉ là thức tâm ” (le materiau de cet univers est peut-être
puremen MENTAL)… Tức là được dệt nên bằng những quang minh Thức biến.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học đã bác bỏ không chấp nhận kết luận
xưa kia của Eistein cho rằng không thể có một thứ tốc-độ (speed) nào vượt qua tốc
độ 300.000 cây số/giây của ánh sáng. Hiện nay, nhiều viện nghiên cứu ở Mỹ, Thuỵ
Điển và khắp thế giới, với những nhà vật lý học như John Boccio… đương mải miết
tìm kiếm những hạt-tử (particules) có tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Và họ gọi những
hạt tử ấy là Tachyons.
Một số bác học Nga, Mỹ hay Âu Châu cũng đưa ra nhiều lập luận
tương tự với cái Biển quang minh uyên nguyên của nhà Phật. Có người cho rằng:
vũ trụ này là một Trường lực hiệp nhất và xoáy tròn (océan unitaữe spinoriel)…
Có người cho rằng: vũ trụ này là một Biển quang tử chất hiệp nhất và xoáy tròn
(océan de photo-matière spinoriel et unitaire)… Tuy còn có những chủ trương dị
biệt, nhưng phần lớn đều đồng ý về mấy điểm sau:
– Trường lực ấy vượt ngoài không gian và thời gian.
– Nó không có nguyên nhân nào sanh ra nó cả, và cũng không hề có
sự tạo sanh (ịl est acausal, inengendrế)
– Nó tự tại, tự động và tự khởi (il est auto gène, auto-actif)
– Nó khắp giáp hết cả, và thẩm thấu tất cả (il est omniprésent,
omnipénétrant)..v.v…
Đó đều là những lời giảng dạy về Biển Diệu tâm uyên nguyên đã được
nhắc nhở nhiều trong kinh Đại Thừa. Có điều là các nhà bác học, tuy kết luận
tuơng tự như vậy, nhưng vẫn chưa hiểu được rằng những hạt tử hay quang tử, hay
quang minh ấy… đều đột khởi lên từ Biển Diệu Tâm vô tướng mạo. Và tâm thức con
người chính là cửa ngõ trực tiếp để đi vào Biển ấy, chứ không phải là những dụng
cụ khoa học hoặc phương trình toán số…
Trước khi Newton là một trong những người đã sáng lập nên khoa học
hiện đại, vì ông đã khám phá ra luật hấp dẫn lực (loi de gravitation) của trái
đất và các hành tinh… Nhưng chính ông cũng là người đã từng bỏ ra gần 20 năm trời
để nghiên cứu về khoa học thần bí học của phái Luyện đơn Alchimist. Và có viết
một bộ sách gồm một triệu chữ mà không mấy ai nhắc nhở đến. Trong đó có một đoạn
ông nhận định đại lược rằng: có 2 thứ ánh sáng, một thứ có thế gọi là ánh sáng
của Hiện tượng (lumière phénoménale) tỷ dụ như ánh sáng của lửa, của mặt trời,
mặt trăng… thứ ánh sáng này quan trọng cho sự song của các sinh vật, nhưng chưa
phải là cội nguồn của mọi vật. cỏn một thứ ánh sáng thứ hai có thể gọi là ánh
sáng của Bản thể (lumière nouménale), thì cái đó mới chính là cội nguồn để tạo
dựng nên sự vật… Xem thế thì hiểu rằng Newton có cái nhìn trực giải khá thâm
sâu về cội nguồn của vũ trụ…
2)- ĐIỂM THỨ 2:
Những kinh sách Mật Tông được phiên dịch ra Việt ngữ tương đối
thật là ít ỏi, lơ thơ lác đác, và ít được phổ biến.
Xưa kia, ở Việt Nam dưới những triều đại Lý,Trần, chắc rằng cũng
có nhiều vị tăng tu theo Mật Thừa, và đôi khi có vị lặn lội sang tận Hy Mã Lạp
Sơn để học Mật Thừa. Nhưng tuân theo luật tắc bí truyền, có lẽ các vị đó không
trước tác gì nhiều. Và dù có trước tác chăng nữa, thì cũng thất lạc hoặc không
được phiên dịch sang Việt ngữ ngày nay.
Mãi tới khoảng 1960, tại nam Việt Nam, mới có Thượng toạ Thích
Thiền Tâm, phiên dịch và ấn tống bộ kinh THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI
TÂM ĐÀ LA NI KINH, tức là bộ kinh về chú Đại bi. Vị thượng tọa này rất tinh
thông giáo lý, và hình như có dịch một số kinh Mật Thừa khác, nhưng không thấy ấn
hành. Ông cũng có lẽ có nhập thất tu Mật Thừa một thời gian, nhưng sau đó, lại
chuyển sang tu Tịnh độ, viết nhiều sách cực lực cổ xuý pháp môn niệm Phật.
Khoảng 1970, có Thượng tọa Thích Viên Đức phát tâm dịch và ấn
hành được khá nhiều bộ kinh luận Mật Thừa như: ĐẠI THỪA, TRANG NGHIÊM BẢO
VƯƠNG, PHẬT MẴU CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI, Luận HIỂN-MẬT VIÊN THÔNG v…v…cùng nhiều bộ
kinh ngắn khác về các Đà-la-ni. Bộ Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương giảng nói về
thần lực của chú Lục tự đại minh: ÚM MA NI PÁT MÊ HÙM, và nhắc đi nhắc lại các
chư Như Lai cũng phải tìm câu thần chú ấy… Bộ Phật mẫu Chuẩn đề Đà la ni nói về
thần chú Chuẩn Đề, và lời chú giải của ngài Hoằng Tán rất hàm súc sâu sắc…
Riêng bộ Hiển Mật Viên Thông là một bộ luận, giảng nói bởi ngài Hiển Mật Viên
Thông – Pháp sư ngụ ở Ngũ Đài Sơn, và biên soạn bởi một vị đệ tử là cư sĩ Trần
Giác. Bộ luận này rất đặc sắc, và quán thông các cửa ngõ giáo lý của nhà Phật.
Ngoài ra, những bộ kinh khác, thường chỉ dạy cách lập đàn tràng
(mandala), trì chú hay man-tra, kết ấn (mudra), hoặc dạy quán chiếu một số chú
CHỦNG TỰ (syllabe-germs) như chữ UM hay HUM, hay LAM… mà thôi. Chứ không có luận
giải gì mấy nỗi…
Hiện nay, tại Mỹ quốc, có một nhóm đạo hữu, gọi là nhóm Mật giáo
Colorado, đương ấn hành lại một số những kinh sách phiên dịch bởi Thượng tọa
Viên Đức.
Tuy nhiên, những bộ kinh thiết yếu của Mật Thừa như kinh Đại Nhật,
Kim Cang Đảnh… vẫn chưa hề được phiên dịch…
Thêm nữa, việc tu tập Mật Thừa tuyệt đối cần có bậc thầy chân
truyền, thì mới thành tự cao độ được. Bậc thầy phải là bậc Quán đảnh sư, có đủ
đạo lực để làm lễ Điểm đạo truyền pháp và lễ Quán đảnh để truyền nối luồng thần
lực của các vị Tổ tông môn vào tâm thức người đệ tử, thì mới tu tập nổi… Một bậc
như vậy dĩ nhiên là hy hữu, và nếu có, thì các ngài cũng thường giấu kín hành
tung, có nhiều túc duyên mới gặp được… Bởi vậy, nên trong nhiều năm gần đây, đa
số Phật tử Việt Nam thường là tu theo Tịnh hay Thiền, và tham bác ít nhiều
phương thức thông dụng của Mật Thừa như trì chú, kết ấn thôi…
Hiện nay, hầu hết các tài liệu cùng kinh sách Mật Thừa đều bằng
chữ Phạn, của Tây Tạng hoặc Hán văn hay Nhật văn. Và đa số chúng ta đều khó đọc
nổi.
Túc duyên may mắn là gần đây, một số học giả Âu-Mỹ đã gia công
nghiên cứu, và phiên dịch được nhiều kinh sách về những pháp môn tu tập của Mật
Thừa Tây Tạng sang những tiếng Âu Mỹ. Cho nên sự tìm hiểu trong tập sách nhỏ
này chỉ có thể là cục hạn và đại lược.
Ngoài ra, kẻ viết không phải là người chuyên tu Mật Thừa… Sở dĩ
muốn tìm hiểu, rồi mạo muội viết ra, chỉ là muốn góp ý với bạn đọc, để dễ nhận
định về cái LÝ NHẤT QUÁN trong các ngành giáo lý nhà Phật. Lý Nhất-quán ấy
chính là sự chi phối toàn diện và tối thượng của giáo lý Như huyễn cùng Duy tâm
sở hiện, và chẳng có pháp môn nào có thể lọt ra ngoài chân lý ấy. Và thiển nghĩ
rằng nếu hiểu rõ được Lý Nhất quán, thì người Phật tử ít nhất cũng sẽ được Lý
Nhất tâm, và một khi được Lý Nhất tâm, thì dù tu theo pháp môn nào cũng dễ dàng
tiến bước…
3)- ĐIỀM THỨ 3:
Cội nguồn hay xuất xứ của một ngành giáo lý càng thâm sâu bao
nhiêu, lại càng mông lung mờ mịt bấy nhiêu. Pháp nhĩ phải là như thị. Là vì
càng thấm sâu bao nhiêu lại càng phải xa lìa hình tướng, đi vào chỗ vô tướng mạo
bấy nhiêu. Do đó, nên bắt buộc phải mông lung mờ mịt… Nếu cội nguồn ấy hiển
nhiên và sáng tỏ như 2 với 2 là 4, hoặc rõ rệt như cái bàn, cái chén… thì đâu
còn sự huyền nhiệm?! Lão tử thường nói: “Đạo mà có thể nói rõ được, thì khâng
còn là Đạo..:,
Bản lai diện mục của pháp giới này không phải là cố định ỳ ra
đó, mà chỉ có thể là lạ lùng huyền nhiệm.
Và muốn đi vào những miền dị kỳ huyền nhiệm, thì kẻ hành giả cần
vận dụng phân biệt trí của mình, nhưng cần hơn nữa là phải vận dụng Vô phân biệt
trí. Và vô phân biệt trí này thì thường được quy định bởi căn cơ, tín căn của
riêng hành giả… cũng như bởi luồng lực tín ngưỡng truyền thông tiếp nối của môn
phái và của vị thầy điểm đạo cho hành giả.
Do đó nên cội nguồn của kinh Đại Thừa thường ẩn hiện và mông
lung mịt mùng, khiến một số người hay khởi nghi ngờ không biết có phải là do Phật
nói ra hay không? Vì ám chưong ngăn che, không nhận nổi sự vận hành vi diệu của
pháp giới cùng tâm thức, nên khởi tâm nghi ngờ.
Về cội nguồn của Mật Thừa cũng vậy, có nhiều sự nghi lầm tưong tự…
Có người từng cho rằng Mật Thừa không phải là Phật giáo thuần tuý, mà là một thứ
Phật giáo đã bị Bà La Môn hoá, hoặc đã bị pha trộn quá nhiều với những tập tục
tín ngưỡng phiếm thần xưa kia (Bon hay Shamanism) của Tây Tạng.
Ngay ở trong hàng ngũ các chi phái Mật Thừa, cũng có ít nhiều những
chủ trưong dị biệt… Tỷ dụ như phần đông các tông phái Mật Thừa đều cho rằng:
kinh sách Mật Thừa đều là do Pháp thân Phật thuyết giảng, tức là do Đức Đại Nhật
Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói ra. Nhưng cũng có tông phái khác lại chủ trương rằng cả
Hiển giáo lẫn Mật giáo đều là do kim khẩu của Đức Thích Ca Mâu Ni nói… Hoặc có
phái cho rằng kinh Đại Nhật cao hơn và thâm sâu hơn kinh Pháp Hoa, nhưng có
phái lại chủ trương kinh Pháp Hoa ngang hàng và cùng thâm sâu như kinh Đại Nhật.
Tuy nhiên, nếu người Phật tử thâm hiểu rằng cả pháp giới này đều
chỉ là do Tự tâm huyễn hiện chiêu cảm bởi nghiệp lực cùng nguyện lực, hiểu rằng
Chư Phật đều như huyễn mộng, chẳng phải một chẳng phải khác, vì đều từ Diệu tâm
khởi lên và hoá hiện những hình tướng khác biệt do tâm Phương tiện đại bi… thì
ta sẽ thấy rằng sự việc do Đức Đại Nhật hay Đức Thích Ca nói cũng không phải là
tuyệt đối quan yếu… Trên con đường tu hành, khi tâm lực của hành giả đạt tới
cao độ, thì pháp giới cùng chư Phật và chư đại thần linh bao giờ cũng ảnh-hiện
trước mắt hành giả đó, dưới những hình thái TƯƠNG ƯNG với tâm lực, tín lực hay
nguyện lực của vị đó… Tỷ dụ như một người, về tuổi già, trong nhiều năm lúc nào
cũng lo sợ kinh hãi về cái chết sắp tới, thì lúc lâm chung, rất có thể chiêu cảm
sự ảnh hiện của những cảnh giới đáng sợ. Nhưng nếu một người khác, trong nhiều
năm tụng niệm, luôn luôn quán chiếu rằng cái chết chỉ là một trạng thái chuyển
hiện của tâm thức, và khi nó đến, nó có thể phá vỡ cái ngục tù hình hài này,
khiến thần thức bay ra như con chim sổ lồng, có thể bay tới những phương trời
vô-tận quang minh đầy hoa sen báu của Tây Phương Cực Lạc… thì tới khi lâm chung
pháp giới sẽ ảnh hiện như vậy cho người ấy…
Xưa kia, có ngài Milarepa, một vị thánh của Mật Thừa Tây Tạng,
thường đi lang thang trú ngụ nơi các sơn cốc hẻo lánh để tu luyện. Một lần, đến
một sơn cốc ngài chợt động tâm, nghĩ rằng: “Nơi đầy âm u, chắc có loài quỷ
Khoáng dã…” Vừa nghĩ vậy, thì quỷ hiện lên, đứng trân-trân ra đó. Hồi lâu, quỷ
mới thua rằng: “Tâm ỉực của tôn giả mạnh quá, khiến tôi không thể ẩn hình được,
phải hiện lên. Nay chỉ xin tôn giả dứt cái mộng niệm ấy đi, thì tôi mới biến dạng
đi được.’1” Tâm lực có sức mạnh nhu truyền lệnh là như vậy.
Bởi vậy, nên khi tìm hiểu về Mật Thừa, người tu học không cần
lưu tâm nhiều về một vài chủ trương dị biệt. Chỉ cần chú trọng nhiều về yếu lý,
xem có phù hợp với những điểm chân lý chính yếu đã được xiển dương bởi Chư Thế
Tôn không?
về yếu lý, thì nhiều phần chắc rằng các tông phái Mật Thừa đều
chủ trương tương đồng, và rất phù họp với kinh Đại Thừa.
Các vị Tổ Mật Thừa thường đề xướng 2 thuyết lớn: thuyết LỤC ĐẠI
VÔ NGẠI va thuyết TỨC THÂN THÀNH PHẬT. Thuyết Lục đại vô ngại thì cũng tương tự
như những lời dạy trong kinh Lăng Nghiêm về lẽ Ẩn hiện của 7 đại không có gì
lưu ngại lẫn nhau. Và trong 25 vị thánh trong kinh Lăng Nghiêm, phần đông các
ngài đều tu quán chiếu các căn trần thức (tức là các đại) thường dung thông vô
ngại và bình đẳng… Có điều là trong Mật Thừa, có xiển dương thêm một số những
chi tiết để quán chiếu như màu sắc, hình thù, ba động quang minh của các đại
v.v…
Riêng thuyết Tức thân thành Phật thì quả là một chủ trương khá độc
đáo của Mật Thừa, và khác biệt với Hiển giáo… Mật Thừa chủ trương rằng: ở ngay
cái thân tạp thực khổ lụy này mà có thể thành Phật được, có thể chuyển nhục
thân này thành thân Kim Cang, thành Pháp thân, Báo thân, ứng thân cùng hoá thân
được.. .Thực ra, thì trong kinh Hoa Nghiêm Phật cùng các Đại Bồ Tát cũng nhiều
lần tuyên xướng rằng: “Trong một niệm, có thể thành Chánh giác…” Có điều là
trong pháp hội Hoa Nghiêm, các vị ngồi nghe đều đã thông đạt cả Đại Thừa lẫn Mật
Thừa, nên các bậc diễn nói không giảng giải về những phương thức cùng chi tiết
tu tập… Trong khi ở Mật Thừa, thì có truyền dạy về những phương thức cùng chi
tiết tu tập… Nhưng đây là một điểm sẽ được trình bày kỹ càng hơn ở những chương
sau.
Các vị Tổ Mật Thừa cũng thường tuyên xướng rằng thừa này là tối
thượng, rất viên rất đốn… rằng: Chân ngôn Mật Thừa (Secret mantra Path) là do
Pháp thân thuyết, là Bí mật kim cang tối thắng chân… Các ngài cũng thường nhắc
tới 10 trụ tâm, tức là 10 bình diện cao thấp của tâm thức, gồm đại lược như là:
mức độ tâm thức của phàm phu, của ngoại đạo, của Thanh Văn, của Duyên Giác, của
Đại Thừa thỉ giáo… rồi đến tâm thứ 9 là tâm Đại Thừa cùng cực vô tự tánh, rồi
sau rốt đến tâm thứ 10 là tâm Bí mật trang nghiêm của Mật Thừa.
Chúng ta dĩ nhiên là chưa thể lãnh hội được gì mấy nỗi về cái
tâm bí mật trang nghiêm này. Nhưng suy luận ra, thì có lẽ trạng thái này cũng
chỉ là cái tâm thuần phác nhưng hết sức kỳ diệu của lúc ban sơ, khi niệm chưa
khởi sanh (cũng tương tự như trong luận Khởi Tín, ngài Mã Minh dạy rằng những vị
Bồ Tát tu Pháp Văn Địa trở lên mới có thế nhìn rõ sự khởi sanh của tâm niệm),
hoặc là cái tâm lúc ban sơ khi hoa chưa nở hoặc hạt bụi chưa dầy lên như nhà
Thiên văn nói mà thôi…
Nhưng có điều cứ thế và dễ dàng nhận định là: Mật thừa có xiển
dương được những phương thức độc đáo, những lối nhìn độc đáo (nhưphương thức
khai mở chóng vánh luồng hỏa hầu tam muội, hoặc loi nhìn về các trạng thái chuyển
hiện của tẩm thức gọi là Bardos) để tu tập và đẩy mạnh tâm thức tới những bình
diện thâm sâu.
về diễn trình sự tu tập, thì trên đại lược, Mật Thừa thường chia
làm 2 giai đoạn là:
Giai đoạn đầu (thường được dịch là Generation stage) gọi là Tâm
mật gia trì… Trong giai đoạn này, hành giả gìn giữ nghiêm mật được thân ngữ ý rồi,
thì lần lần biển tâm như vũng nước vắng lặng và đứng yên, nên được những hào
quang màu nhiệm của Đại Nhật Như Lai cùng chư Phật chiếu rọi vào, nên gọi là
Gia. Biển tâm thuỷ của hành giả tiếp nhận những nguồn thần lực ấy, rồi gìn giữ
nghiêm mật để tăng trưởng nguyên lực của mình và làm nảy nở mọi diệu đức, nên gọi
là Trì…
Giai đoạn thứ 2 tức là giai đoạn thành tựu (dịch là Completion
stage, hay étape de l ’Accompỉisse-ment) gọi là Tam mật du già. Du già là
Union, là Nhập một. Khi giai đoạn đầu thuần thục rồi, thì hào quang của chư Như
Lai cùng biển quang minh của tâm thuỷ hành giả hiệp nhất với nhau, không hai
không khác… Lúc đó, hành giả thông suốt được mọi sự màu nhiệm của thân tâm
chúng sanh cũng như của pháp giới, nhập được pháp giới, và khai mở mọi diệu đức
của nguồn tâm.
Mức độ thành tựu siêu xuất ấy cũng thường được gọi là Vô tướng
tâm mật… Lúc đó, mỗi hành vi cử động của hành giả như nhắc chân, cất tay, nhíu
mày, nhướng mắt… đều trở thành kì diệu như mật ấn cả (Mudras), mọi lời nói đều
trở thành thần chú hay chân ngôn (Mantras), và mọi ý nghĩ đều là diệu quán cả…
Có thể tác động dễ dàng vào pháp giới, và chuyển pháp giới… Lúc đó là: “Mở miệng
ra tiếng, chân ngôn diệt tội, giơ tay động chân đều thành mật ấn, tuỳ việc khởi
niệm, diệu quán tự thành…” Đó cũng là ý nghĩ của Tức thân thành Phật, nghĩa là
hiện đời thành Phật…
Nay cần lược qua những dữ kiện có ít nhiều tính cách lịch sử,
trong diễn trình bành trướng của giáo lý Mật Thừa tại những miền đất ở Trung và
Đông Á nầy…
Theo sự ghi chép của những sách vở thường được thừa nhận, thì phần
lớn các tông phái Mật thừa đều tôn Đức Đại Nhật Như Lai làm Giáo chủ bí mật…
Nhưng nếu ta hiểu rằng Chư Phật đều như huyễn mộng, chẳng phải một, chẳng phải
khác, thì sự phân biệt giữa Đức Đại Nhật và Đức Thích Ca cũng không có gì là
tuyệt đối, mà chỉ là những đổi thay trong những hình tướng biến hiện của Tự
tâm… Chỉ cần ghi nhận một điểm là: trong các pháp hội, mỗi khi nói về pháp quyền
của Tiểu Thừa, thì Phật thường chỉ dùng ứng thân đon sơ để nói pháp, không hề
nhập tam muội, không phóng quang, không hiện thần biến. Nhưng tới khi ngài nói
pháp lớn về Đại Thừa, thì ngài thường nhập tam muội, phóng quang, và nhiều khi
hiện các thần biến rồi mới nói… Rồi tới khi ngài nói tới những thần chú chương
cú vi mật, tỷ dụ như chú Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm (tức Mật Thừa), thì Ngài
lại thị hiện một vị Hoá Phật ngồi trên đảnh đầu, hào quang chiếu khắp, các vị
thần Kim Cang đứng hầu quanh đầy khắp hư không, rồi vị Hoá Phật tuyên nói thần
chú…
Xem thế, thì đủ hiểu rằng tất cả những thần-biến về hình tướng
cùng cảnh giới đều chỉ là tuỳ thuộc sức Phương tiện Đại Bi của Phật để độ sanh,
cũng như để nhấn mạnh về tính cách lớn lao và trang nghiêm của giáo lý…
Vậy thì ngài Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na là Giáo chủ bí mật của Mật Thừa.
Rồi đến Ngài Kim Cang Thủ Bồ Tát đích thân nhận lễ Quán đảnh, kế thừa pháp mầu
nhiệm của Đức Đại Nhật,
Ngài Kim Cang Thủ có ghi chép lại 2 bộ kinh thiết yếu của thừa
này là bộ Đại Nhật và bộ Kim Cang Đảnh Kinh. Rồi thì hình nhu ngài đem cất giấu
những bộ kinh ấy vào một bảo tháp ở vùng Tuyết Sơn… Rồi ngài truyền thừa cho
ngài Long Thọ.
Ngài Long Thọ quả thực là khuôn mặt kỳ bí, lạ lùng và đặc biệt
nhất của lịch sử và huyền sử Phật giáo… Ngài không những quán thông tất cả những
ngành giáo lý Phật, đồng thời lại quán triệt các giáo lý cùng pháp thuật ngoại
đạo. Ngài ung dung tung hoành ra vào giữa các trường phái, tương tự như một tay
kiếm khách chẳng có ai địch nổi. Sự xuất hiện nơi đời của Ngài đã từng được Phật
huyền ký tại pháp hội Lăng Già… Ngài đã xuống long cung lấy bộ Đại Bát Nhã cùng
Hoa Nghiêm để mang lên lưu bố nơi trần thế. Ngài đã tập đại thành nền tư tưởng
Trung quán (Madhy-amika) sau này làm nền tảng cho tất cả tông phái… Ngài cũng
đã tới nơi bảo tháp, lấy các kinh Đại Nhật cùng Kim Cang Đảnh để truyền bá…
Ngài là vị Tổ thứ 14 của ngành Thiền Tông Ân Độ, ngài cũng là
Tổ của Mật Thừa, và đồng thời, ngài cũng phát nguyện xin VÃNG
SANH Tịnh Độ.
Xem thế thì đủ hiểu rằng các pháp-môn nhà Phật đều dung thông,
Bát Nhã và Đại Bi đều triển chuyển tương nhiếp, và sự dung thông cụ thể chính
là thân thế cùng những tâm hành của ngài.
Sau này, ngài Long Thọ truyền cho ngài Long Trí, rồi lần lần đến
các ngài Thiện Vô úy, Kim Cang Trì và Bất Không.
Sau khi đắc pháp, ngài Long Trí đi xuống miền nam, hoang dương
ngành Mật Thừa ở Tích Lan, Miến Điện, Nam Dương, Thái Lan v.v… Đây là ngành Mật
Thừa Nam Tông, về ngành này, không có mấy tài liệu được phổ biến, nên không phải
là mục tiêu tìm hiểu của tập tiểu luận này.
Mặt khác, nền giáo lý Mật Thừa lan tràn mạnh mẽ và rực rỡ tại
nhiều nước miền Bắc, như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Bổ, Nhật-bản… Đây là Mật Thừa
Bắc Tông.
Tại Trung Hoa, các ngài Thiện Vô úy, Kim Cang Trí và Bất Không…đều
lần lượt đến thành Lạc Dương, kinh đô của nhà Đường. Nơi đây, các ngài dịch
kinh, lập đàn tràng, hoang dương giáo lý, thu thập môn đệ, thành lập Mật Tông tại
Trung-quốc, được gọi là CHÂN NGÔN TÔNG. Phụng mệnh sắc chỉ của nhà vua, các
ngài kiến lập 2 bộ Mạn Đà La (mandala), tức
Thai Tạng Giới và Kim Cang Giới, mở đàn truyền pháp Quán đảnh để
gia trì cho tâm thức những môn đệ lần lần đạt tới trạng thái bí mật trang
nghiêm… Những đàn pháp này thuờng làm phát hiện khá nhiều hiện tượng kỳ lạ, cảm
hoá được nhiều người, khiến tông phong của môn phái ngày càng lẫy lừng. Các
ngài đều lần lượt được tấn phong làm quốc sư tại Trung Quốc.
Nơi đây, Mật Thừa được truyền lần lần tới ngài Huệ Quả… Ngài Huệ
Quả lại truyền thừa cho 2 vị đại sư người Nhật Bản là ngài Hoang Pháp và Truyền
Giáo.
Tới đầu thế kỷ thứ 9,2 ngài này trở về Nhật Bản, và Mật Thừa du
nhập miền đất này.
Ngài Truyền Giáo trở về Kyoto, và chọn ngọn núi Tỉ Duệ làm nơi
thiết lập môn đình. Tông phái của ngài lập ra thường được gọi là THAI MẬT, vì
có tham bác và dung hội giữa Mật Thừa và giáo lý của Thiên Thai Tông lấy căn cứ
ở kinh Pháp Hoa.
Ngài Hoang Pháp thì chọn núi Cao Dã Sơn, thiết lập một tông phái
gọi là ĐÔNG MẬT. Tông phái này có tính cách triệt để Mật Thừa hơn, nên cũng phổ
biến hơn Thai Mật.
Tuy nhiên, giữa 2 phái, những yếu-lý vẫn là tương đồng. Cả 2 đều
nằm trong truyền thống của Chân Ngôn Tông, đặt trọng tâm vào lễ Quán đảnh để
chiêu cảm thần lực, lập đàn tràng Mạn Đà La, chuyên trì tụng
thần chú và quán chiếu những chủng tự… để đua tâm thức tới bình
diện bí mật trang nghiêm.
Các kinh sách chính yếu là: Kinh Đại Nhật, kinh Kim Cang Đảnh,
kinh Tô Tất Địa… cùng những tạp bộ khác. Danh từ Tô Tất Địa là dịch phiên âm từ
Phạn ngữ Susidhi, có nghĩa là thiên viên thành hay diệu thành tựu (terre de l
‘accomplis-sementỴ Nghĩa là phép tu này rất nhiệm màu, khéo viên mãn các hạnh
nguyện, cả Bi lẫn Trí, cả Phước lẫn Huệ. Kinh này chỉ bày những chon ngôn, cùng
quy tắc lập đàn pháp để hành giả tu hành chóng thành tất địa…
Ngoài ra, ngài Hoang Pháp cũng trước tác khá nhiều những bộ luận
về Mật Thừa…
Về phía Tây Tạng thì miền đất này vốn nằm sát Ản Độ, và những
con đường đèo hiểm trở của vùng Tuyết Son thường là nơi qua lại của những bậc
thánh như ngài Long Thọ, hoặc những bậc cao tăng Ân Độ. Do đó, ảnh hưởng của nền
tư tưởng Long Thọ tràn ngập các tông phái Tây Tạng, và chịu ảnh hưởng sâu nặng
nhất là phái Geluptas tức Hoàng Mão hay Mù Vàng… Trong tất cả các ngành giáo lý
của Phật, có lẽ dân Tây Tạng chỉ tiếp nhận – nhưng tiếp nhận rất sâu đậm – có
ngành Thiền Đốn ngộ (Mahamudra) và Mật Thừa.
Miền này trước kia theo đạo Bon, tức là một thứ tôn giáo bản xứ
còn thấp kém, chỉ chuyên cúng lễ sùng mộ những thần linh nhỏ, kể cả hung thần
và ác quỷ, vì nguời dân quá sợ những tai họa thiên nhiên khốc liệt… Đạo Phật đã
lần lần thay thế nền tôn giáo thô sơ đó, và thành tựu một cuộc thăng hoa tâm
linh lớn lao cho nguời dân Tây Tạng… Ngày nay, hầu hết dân Tây Tạng của Mông cổ
đều theo Mật Thừa và Đại Thủ Ấn..
Khoảng thế kỷ 7, một vị vua Tây Tạng nằm mộng thấy Đức Quán Thế
Âm nhắc nhở tiền căn của mình, nên sanh lòng luyến mộ Phật Pháp. Vua lại có 2
bà hoàng hậu cũng rất sùng mộ Phật.
Tới thế kỷ 8, nhà vua cho người thỉnh rước mấy vị cao tăng Ấn Độ,
thuộc viện Phật học Na Lan Đà, trong đó có ngài Padnasambhava tức Liên Hoa Sanh
Bồ Tát. Tương truyền rằng ngài Liên Hoa Sanh là một hóa thân của Đức A Di Đà,
và sanh trong hoa sen… Cuộc đời của Ngài cũng đầy rẫy những thành tích kỳ bí,
khó suy lường… Ngài sang Tây Tạng, rồi thành lập ở đó một phái Mật Thừa thường
được gọi là phái cổ Mật (Adiyoga) hay là Hồng Mạo, tức Mũ Đỏ.
Tới thế kỷ 10, có Ngài Marpa người Tây Tạng dấn thân sang Ắn Độ
học đạo nơi một vị tăng bác học về môn thần bí học là Ngài Naropa. Và Ngài
Naropa là đệ tử của ngài Tilopa.
Khi Marpa trở về Tây Tạng, Ngài thành lập một môn phái gọi là
Kargyupas, dịch là phái những Người Áo Vải. Phái này có khuynh hướng hay tu khổ
hạnh trong những hang động hẻo lánh. Đường lối tu hành cũng rất đặc sắc, vì bao
gồm cả 2 chiều hướng: lối thiền quán vượt qua các sự tướng (yoga sans signes) để
trực chỉ đi thẳng vào việc Quán cái tâm năng quán, lối này thường được gọi là
Mahamudra và tương tự như lối Thiền Đốn ngộ của Ấn Độ hay Trung Hoa… và lối thiền
quán của sự tướng (yoga avec sỉgnes), nhằm thăng hoa ngay những sự tướng ấy để
đạt tới trạng thái bí mật trang nghiêm… Lối thiền quán có sự tướng này tức là 6
pháp môn của Ngài Naropa đã nói ở trên.
Ngài Marpa có dạy được 4 đệ-tử đạt được thành quả cao siêu.
Trong số, có Ngài Milarepa, thường được gọi là vị đại hành giả Du Già Tây Tạng…
Truyền thống Tây Tạng thường cho rằng ngài Milarepa đã thành tự viên mãn Phật
quả. Nhưng đó là một điều khó ước lượng. Cũng có thể rằng Ngài mới đạt tới một
tắt địa cao độ, tỷ dụ như Pháp Vân Địa… Nhưng theo cuốn ký sự về cuộc đời của
ngài, viết bởi vị đệ tử Rechung, thì khi nhập Niết-Bàn, Ngài hoá hiện hoá thân
cùng thần biến khá nhiều. Nhưng ngài cũng nói rằng: “Ta sẽ thọ sanh ở cõi Hoan
Hỷ, nơi phương đông, để thành Phật…”
Phật pháp vào thời đó rất hưng thịnh, kéo dài khoảng 500 năm.
Tới thế kỷ 14, cũng như mọi việc ở đời, giới tăng-lữ lại bắt đầu
suy vi sút kém, phần đông chuyên về phù phép, ếm quỷ, trừ tà, vẽ bùa, đoán vận
mạng thiên cơ…. để cầu mong sự cung kính cúng dường lợi dưỡng… Không mấy ai còn
nghĩ tới việc siêu thoát, cùng đạt tới trạng thái tâm thức bí-mật trang nghiêm.
Nên có một bậc đại tăng tên Tsongkhapa đứng lên cổ xuý nhiều việc
cải cách, thành lập một tông phái lấy tên là phái Hoàng Mạo hay Gelugpas… Phái
này cũng tu thiền quán phối hợp với chân ngôn, tương tự như vậy. Nhưng đồng thời,
chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của tư tưởng Trung quán Madhyamika của ngài Long Thọ,
phái này cũng nhấn mạnh về sự tu học giáo lý, cũng giữ giới luật tinh nghiêm…
Phái này hiện nay có nhiều tín đồ nhất tại Tây Tạng và Mông cổ, và 14 vị Phật-sống
Dalailama đều thuộc về phái này.
Mật Thừa Tây Tạng cũng thường được gọi là Tạng Mật, và có vẻ đa
dạng hơn Chơn ngôn tông của Trung Hoa, vì bao gồm cả những pháp môn thiền quán
có sự tướng của ngài Naropa… Sở dĩ như vậy, có lẽ là vì tại Trung Quốc, đã có
ngành Thiền Đốn ngộ tương xứng với Mahamudra rồi, lại có phép tu thiền quán của
Lão Giáo có khá nhiều tương tự với phép tu luồng hỏa hầu của ngài Naropa…
Các ngành giáo lý thực là mênh mang phức tạp, song những điểm yếu
lý vẫn là tương đồng. Tập sách nhỏ này chỉ có hoài bão muốn trình bày sơ lược về
giáo lý cùng lối tu của Chơn ngôn tông Trung Hoa, cũng nhu tìm hiểu về những
pháp môn quán chiếu của Mật Thừa Tây Tạng, tức là 6 pháp môn của ngài Naropa.
CHƯƠNG
2 : NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT ĐẶC THÙ GIỮA
HIỂN
GIÁO VÀ MẬT THỪA
Trước khi đi sâu vào Mật Thừa, vào Chơn – Ngôn – Tông của Trung
Hoa và Tạng Mật của Tây Tạng thiết tưởng cần phải nói tới những điểm dị biệt đặc
thù giữa Hiển Giáo và Mật Giáo… để có thể nắm vững những cương lĩnh chính yếu
và dễ dàng nhận định hơn.
Hiển Giáo (doctrine exotérique) cũng thường được nhiều vị Lạt Ma
gọi là Kinh Thừa (Sũtra path) để đối chiếu với Chân Ngôn Mật Thừa (Secret
man-tra path hay doctrine ésoterique)… Nhưng như ta đã thấy ở mấy đoạn kinh
trích dẫn ở chương 1, các kinh Đại Thừa tuy thường giảng theo Hiển Giáo, đôi
khi vẫn có nói đến lối tu Mật Thừa mặc dầu không nói rõ rệt gì nhiều về phương
thức tu tập…
Các ngành giáo lý của các tôn giáo đều là những môn học về Tâm –
linh, có thể nói là khoa-học về tâm- linh chứng-nghiệm, nhằm nghiên cứu sự chuyển-hiện
của những trạng-thái-bờ-mé (situ-ations ultimes) của tâm thức, để đẩy tâm thức
tới những miền Tột – bờ – mé của tâm linh… Các tư tưởng gia cùng khoa học gia
ngày nay đã nhận thấy tầm quan trọng thiết-yếu của tâm – linh ấy (Esprit, ce
grand Inconnu), vì từ trước đến nay suốt ngày họ sử dụng đến tâm linh mà vẫn
chưa hiểu rõ nó là cái gì cả…
Cần nhận định ngay rằng: trên con đường tu tập đi vào tâm –
linh, thì con đường nào cũng vậy, dù thuộc Hiển Giáo nay Mật Thừa, rốt cuộc vẫn
đưa hành giả vào được Biển Tâm, nếu hành giả chịu khó đi và biết đi… Tỷ dụ như
về điểm mở Luồng hỏa-hầu tam-muội để vào Định, thì những người tu theo Hiển
Giáo vẫn có thể lần lần tu những thứ-bực Thiền-Quán… rồi cũng vào định, tức là
mở được Luồng-hỏa-hầu-tam-muội như người tu Mật Thừa… Hoặc tỷ dụ như người tu
Vãng sanh theo Hiển Giáo, nếu cứ chăm chú giữ chặt lấy câu niệm Phật, thì rốt
cuộc cũng được vãng sanh Tịnh Độ, như người tu theo phép quán chiếu về trung- ấm-thân
của Mật Thừa (yoga du Bardo).
Nhưng có điều khác biệt là: mau hay chậm, thẳng tắt hay từ-từ mà
thôi… Thẳng tắt thì dĩ nhiên là tốt thật, nhưng ngược lại, có nhiều sự hiểm
nghèo nguy hại, nên cần có thầy giỏi (mà thầy giỏi đẩu có phải dễ kiếm) cũng cần
có manh lợi… Tương tự như người muốn leo một vách núi đứng sững.
Bởi thế, nên trong các kinh, Phật thường chỉ dạy những phương thức
từ-tốn của Hiển-Giáo để phù hợp với đa số căn cơ, thường là trung căn và hạ
căn. Nếu Ngài bộc lộ ngay những phương thức bí truyền thẳng tắt, thì e rằng một
số chúng sanh sẽ khởi tâm ngã-mạn, khởi tâm gấp gáp, mong cầu, chấp trước, rồi
vì hiếm thầy giỏi, sẽ rớt vào những tình trạng hiểm nghèo cho giới – thân huệ mạng…
Vậy thì những điểm DỊ BIỆT giữa Hiển Giáo và Mật Thừa là những
gì?
Có thể lược tóm những nét chính như sau:
1)- LỐI TU TỪ TỐN THỨ BẬC THEO HIỂN GIÁO:
Khi mới bước vào đạo, kẻ hành giả trước hết là phải tập lìa bỏ
những sự ham muốn thông thường… như thích ăn, thích uống, ngủ nghỉ, thích áo đẹp,
giường êm, thích nói chuyện tầm phào, thích nghĩ lăng xăng, thích vênh vang đua
ganh tật đố, thích danh lợi cùng sắc đẹp..v.v… Tức là lìa bỏ THAM DỤC.
Tham-dục là những tập quán tâm-tưởng thô kệch tích lũy từ vô lượng
kiếp. Tới kiếp này, nó được kết tụ vào ý, vào ngữ, nhưng nhất là kết tụ vào cái
THÂN máu thịt khổ lụy này. Thân này tương tự như ngục tù, như một tấm bình
phong dày và tối, luôn luôn ngăn che, khiến cho cái hư-minh le lói của tâm thức
thường chiếu soi cùng nhận định lệch lạc hết thảy.
Bởi thế, bước đầu là phải giữ giới, cùng suy nghĩ để NHÀM CHÁN
cái thân này, đừng lưu tâm nuông chiều nó nữa… Tỷ dụ như suy nghĩ quán thân bất
– tịnh.
Nhưng đó mới chỉ là suy nghĩ quán chiếu để nhàm chán cái thân
thôi, để giảm và lìa tham-dục… chứ chưa thể tiêu dung cái Thân vào Không được.
Vì sao? Vì lúc đầu, sức quán chiếu của hành giả cỏn yếu kém, chưa thể tiêu dung
ngay thân hay sắc – ấm được.
Nhưng một khi lìa được tham dục thông thường rồi, thì hành giả
thấy thân-tâm nhẹ nhàng thanh thản. Và như thế là vào được Sơ-thiền: Ly-sanh-hỷ-lạc-địa.
Mới chỉ có Ly thôi, chưa có Định.
Lúc đó, mới đi vào sâu hơn, quán chiếu những cái vi tế hơn như cảm
giác (Thọ-ấm) và Tâm – Tưởng (Tưởng-ấm). Tiêu dung những giác quan, để đi vào Định,
vào Nhị-thiền: Định-sanh-hỷ-lạc-địa. Thấy Tâm vui mừng chưa từng có.
Nhưng niềm vui-mừng ấy vẫn còn thô, phải lìa bỏ niềm vui mừng ấy
để được cái vui thanh thoát nhẹ nhàng của bậc tiểu thánh… Vào được Đệ-Tam-Thiền.
Niềm vui ấy, tuy nhẹ nhàng thanh thoát, nhưng vẫn còn làm chao động
thân – tâm… Nên lại phải tiêu dung cả niềm vui ấy, để bước vào miền đất thanh tịnh
của đệ-tứ-thiền: Xá-Niệm-Thanh-Tịnh-địa. Thân-tâm không còn chao động, gần như
Bất-động, có thể bặt hơi thở (thở bằng lo chân lông hoặc như thai-tức), có thể
phóng quang, và biến hoá ít nhiều được…
Đến đây, định-lực cùng quán-lực của hành giả đã khá thâm sâu rồi…
Nhưng theo kinh Lăng Nghiêm, thì cái Thân tức sắc-ấm vẫn còn ngăn ngại, vì nó
thô kệch quá. Nên phải quay lại quán chiếu cái thân, tiêu dung nó vào hư-không,
vào không-đại. Vào định Không-Vô-Biên-xứ.
Rồi vào định Thức-Vô-Biên-xứ, Vô-Sở-Hữu- xứ, Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-xứ…
tức là những lớp thức-tâm rất vi-tế của thức Mạt-na thứ 7, luôn luôn âm thầm chấp
Ngã.
Rồi vào Diệt-Tận-ĐĐịnh. Phá được tấm lăng- kính bền chặt chấp
ngã của thức thứ 7, lọt đuợc vào Tàng-thức sơ-năng-biến, 6 căn rỗng lặng, nhìn
thấy pháp giới chỉ là một biển quang-minh chan hòa và trong vắt như pha lê, và
thấy rằng thân tâm cùng mạng- căn của mình dính mắc với mạng căn của tất cả
chúng sanh. Thành tựu Không Tam-Muội, vào biển Không- Hải của tâm-thức. Gột hết
những phiền não thô, mầm mong của Phần-đoạn-sanh-tử đắc quả A La Hán, nhìn thấy
rõ một đại-thiên thế-giới như nhìn quả Am-Ba-La đặt trong lòng tay.
Đến đó, có thể triền-miên thụ hưởng niềm thiên lạc, rồi khi mãn
báo-thân này, ra khỏi giòng sanh tử của tam giới.
Hoặc có thể khởi hùng tâm, khởi đại tâm, đại- nguyện, đi vào Đại-Thừa,
vào Bồ-Tát-đạo… Trải qua rất nhanh 30 thứ bậc đầu tiên là Thập-trụ, Thập-Hạnh,
Thập-hồi-hướng, rồi vào các Địa… Khởi Giả-Quán rộng lớn thâm sâu, tu tập quán
chiếu Như-Huyễn, vào Trung-đạo song chiếu ngày một bay bổng tuyệt vời, lên Viễn-Hành-Địa,
vào Đệ-Bát- Địa tức Bất-Động-Địa, rồi Diệu-Giác. Tới bờ-mé-Tột-Không- Diệu-Hữu,
nhập trọn vẹn pháp giới … (vé những thứ bậc này, xin xem cuốn Nguồn Thiền
Như-huyễn, cùng tác giả, có trình bày rõ ràng).
Cũng cần ghi rõ ràng: các bậc Bồ-tát thường là phải sanh Tịnh-Độ
mới có thể dễ dàng vượt Viễn- Hành-Địa và vào Đệ-Bát-Địa được… Cũng theo Hiển –
Giáo và lời kinh, thì hành giả thường chỉ có thể đắc Vô- Thượng-Giác tức quả Phật,
ở những cõi Tịnh Độ hoặc ở tầng trời Sắc cứu cánh nới sắc Giới mà thôi, chứ
không phải ở Dục Giới. Cho nên, những vụ giáng-thân xuống Dục Giới rồi thành
Chánh-Giác, đều chỉ là thị- hiện do lòng Đại-bi phương tiện thôi…
Nói cho đúng ra, thì sự phân biệt giữa Hiển Giáo và Mật Thừa chỉ
rõ rệt và chân xác ở những giai đoạn đầu của lộ trình tu tập mà thôi. Tức là ở
những giai đoạn tu tập vào Không Tam Muội, và ở những giai đoạn Thập Trụ, Thập
Hạnh, Thập Hồi hướng thôi.
Một khi đã vào các Địa rồi, thì các bậc Bồ-tát thường đều thông
đạt cả Đại Thừa lẫn Mật Thừa, và cùng dùng nhiều phương-thức Mật Thừa để tiến
tu… Vì sao? Là vì: điểm độc đáo chính yếu của Mật Thừa cũng như của Đại Thừa Nhập
Địa là cốt nhằm CHIÊU CẢM sự gia trì của Thần-lực thì mới đi nhanh được, và
càng lên cao bao nhiêu, càng gần sự gia trì bấy nhiêu mới có thể tiến bước được.
Cũng tương tự như chiếc thuyền đã ra biển khơi, cần nương nhiều vào sức gió, vì
sức chèo chống của thuỷ thủ chẳng được là bao… Tuy nhiên, thần-lực ấy là của
chư Phật cùng Đại- Bồ- Tát, song nó cũng là thần-lực của Tạng-Thức, của Chân-Thức,
của Diệu-Tâm của chính hành giả. Có điều là lúc đầu, vì nghiệp chướng cỏn ngăn
che, nên hành giả phải nương vào thần-lực kia mới có thể khai mở lần lần cái
kho tàng diệu-đức của chính mình.
Cũng theo Hiển-Giáo, các chúng sanh thường phải trải qua 3
A-tăng-kỳ kiếp mới đặt chân lên bờ Vô- Thượng-Giác được… Nhưng đó là nói chung
cho những chúng sanh không chịu tu hành, cứ mải miết trôi-lăn lưu chuyển, hoặc
cho những kẻ tuy tu hành nhưng tu lắt lay, trồi lên trụt xuống. Vì trải qua vô
lượng kiếp, diễn trình tâm linh của bất cứ chúng sanh nào cũng có những khúc rẽ
kỳ đặc, trong đó, những đóa hoa tâm thức thường bùng nổ rầm rộ, khiến chúng
sanh ấy vượt-bực dễ dàng. Lại thêm có những cơ hội tự nhiên rất thuận lợi như
lúc lâm-chung, hoặc lúc kiếp- hoại v.v.. Lúc chết, nếu biết cách, thì thần thức
cũng dễ vãng sanh, và vãng sanh là một bước tiến hết sức quyết định VÌ vượt qua
mấy chục thứ bực tu chứng. Hoặc lúc một thế giới nào đó gặp kiếp hoại, thì tất
cả chúng sanh trong đó, dù tu hay không tu, cũng được đẩy lên những tầng trời
Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam hay Tứ Thiền. Vì đạo lý vận hành của pháp giới là như-
thị, pháp-nhĩ là như-thị. Tương tự như ngọn nước thuỷ- triều đẩy lên bãi cát tất
cả những tử-thi cũng như người còn sống đương lóp ngóp muốn bơi vào bờ… Bởi thế,
nên trong các kinh, chư Phật ”thường nói 2 lời, để làm hiển lộ một lời”… Lúc
thì nói phải 3 A-tăng-kỳ mới thành chánh giác, lúc nói phải nhàm chán và lìa bỏ
cái sắc-thân máu thịt này, lúc lại nói phải dùng ngay cái thân đó để chuyển nó
thành Kim Cang-thân… Vì tất cả chỉ là Phương-tiện Đại-Bi tuỳ theo căn cơ thời
tiết, cũng như vì tất cả chỉ là sự Biến-hiện huyễn mộng của Diệu-tâm…
Tóm lại, có thể nói rằng: tu theo Hiển-giáo là xa lìa mọi tham dục
thô kệch thấp kém, và tu tập quán chiếu lần lần giác ngộ được Tỳ Lô Pháp Giới tức
là hiểu rằng pháp-giới này cùng thân-tâm mình chỉ là sự huyễn hiện của Tự-tâm,
rồi khởi Đại-Bi-Tâm để tu Phổ-Hiền hạnh-nguyện-hải… để lần lần làm đầy biển
công đức cùng biển trí-huệ của mình và đặt chân lên bờ-mé Diệu- Giác.
Thực ra thì tu Mật-Thừa cũng tương tự như vậy thôi, vẫn là
giác-ngộ Tỳ-Lô Pháp-gGới, rồi tu Phổ- Hiền hạnh-nguyện hải… Có điều là ở nơi Mật
Thừa, có xiển dương nhiều phương thức thẳng tắt và thiện xảo, để chiêu cảm mạnh
mẽ những luồng thần-lực gia trì của các bậc thần linh lớn, khiến có thể
mau-chóng-làm-đầy biển công đức cùng trí huệ của hành giả.
2)- NHỮNG ĐIỂM ĐỘC ĐÁO VỀ LỐII TU THẲNG TẮT BÍ MẬT KIM CANG TỐI
THẮNG CHÂN CỦA MẬT THỪA:
Có thể lược tóm những điểm độc đáo của Mật – Thừa như sau:
A) – THUYẾT THẬP TRỤ TÂM của Mật- Thừa:
Người tu học Đại-Thừa cần hiểu rằng sự phân chia thành nhiều
ngành giáo lý, hoặc thành thừa này thừa nọ… chỉ là phương-tiện Đại-Bi của Chư
Phật để thích ứng với các loại căn cơ, cũng như các MỨC ĐỘ TÂM THỨC của chúng
sanh mà thôi. Lên tới chỗ tột- bờ-mé, thì chỉ có Nhất-Thừa tức Phật-Thừa, và
ngay đến thừa này cũng chỉ là huyễn mộng, tương tự như vết chim bay thôi.
Cho nên, sự nhận định về mức độ tâm thức của các loại chúng sanh
là điểm quan hệ.
Trong Mật-thừa, có ngài Hoằng Pháp Đại-sư đã y cứ vào kinh Đại-Nhật,
để xếp loại thành 10 giai đoạn phát triển của tâm-thức như sau:
Trước hết là loại thấp kém nhất, gọi là Dị-Sanh- Kỳ-Dương-Tâm.
Nghĩa là tâm-thức của chúng sanh ấy như con dê đực… Dị-sanh là chỉ cho những
chúng sanh thấp kém, chưa từng nghe nói về đạo-lý lớn vận hành của pháp giới,
hoặc có nghe, cũng u-u-mê-mê chẳng hiểu gì cả, mà cũng chẳng biết đường chê bai
hay chế riễu. Song theo bản năng mù quáng, chỉ biết chạy theo ngoại vật và tham
dục như ăn uống, ngủ nghê, dâm dục…, khờ khạo và ngu muội như con dê vậy. Hoặc
tỷ dụ như con bò, suốt ngày chỉ nghĩ đến nước và cỏ.
Loại này chỉ cho những chúng sanh ở địa-ngục, ngã-quỷ, súc-sanh…
Tuy nhiên, cần nhớ rằng chúng cũng là do những quang-minh của Diệu-Tâm huyễn hiện
ra rồi kết tập nên, do sự suy động của nghiệp lực. Có điều là ở nơi tâm thức của
chúng sanh ấy, cái mầm ánh sáng của Diệu-Tâm bị chôn vùi quá sâu dưới những lớp
thể chất thô kệch, nên phải chìm nổi lâu dài mới ngoi lên được. Tương tự như mầm-sen
bị chôn vùi quá sâu dưới những lóp bùn lầy.
Thứ nhì là Ngu-Đồng-Trì-Trai-Tâm, tức là ở mức độ tâm thức của đứa
bé còn ngu muội, nhưng đã biết trì trai giới. Bực này là chỉ cho nhân-thừa, tức
là đa-số loài người, vì những người này, tuy chưa thông hiểu được đạo-lý lớn của
pháp giới, nhưng do ít nhiều thiện căn huân tập từ những kiếp trước, nên có ít
nhiều thiện-tâm hướng thượng. Tuân theo ít nhiều đạo lý tam- cương ngũ thường,
hoặc giữ vài giới cấm của nhà Phật… Bắt đầu ngoi lên ánh sáng, tương tự như cọng
sen nhô lên mặt bùn lầy.
Thứ ba là Anh-Đồng-Vô-Úy-Tâm, nghĩa là tâm thức của đứa bé không
biết sợ, tỷ dụ như đứa bé con đi- theo-mẹ, nên không biết sợ… Bực này chỉ cho
những người biết cố gắng trì 10 giới, hoặc tu Thập-thiện để sau này thọ sanh
lên các tầng trời, hoặc chỉ cho các vị thiện-tu đã được thọ sanh rồi. Chưa hiểu
rõ được đạo- lý lớn, vẫn còn nhiều vọng-niệm mong cầu và chấp ngã, nhưng đã biết
trì giới nghiêm mật. Vì trì giới và làm lành, nên tâm hết sự sợ hãi… Nên bực
này là chỉ cho Thiên-Thừa.
Bực này cũng chỉ cho các tu-sĩ ngoại-đạo, tỷ dụ như tu những
phép thiền-quán của Bà-La-Môn giáo để cầu mong thần thông hoặc thọ sanh ở tầng
trời, hoặc tu theo Thần-Tiên-Phái của Lão-Giáo, tu theo vọng niệm và cầu mong
kiên cố hình hài… Vì khá có định lực, nên hết sợ hãi. Nhưng vì còn nhiều vọng
niệm cầu mong chấp ngã, tâm tri-kiến chấp có còn quá nặng, chưa hiểu được đạo
lý lớn là Như-Huyễn và Duy-Tâm Sở Hiện, nên trên đường tu đạo, vẫn còn như đứa
trẻ nhỏ.
Bực này cũng chỉ cho các hành giả tu Chơn- Ngôn-Tông của Mật-Thừa
đã biết quán chiếu về Tâm- Mật-TưOTig-ứng, nhưng chưa được cao độ. Bồ-Đe- Tâm
cũng chưa được kiên cố mấy, và chưa hiểu rõ về đạo lý lớn.
Tương tự như cọng sen đã ngoi khỏi mặt nước, tiếp nhận được ánh
mặt trời.
Thứ tư là Duy-Uẩn-Vô-Ngã-Tâm. Nghĩa là mức độ tâm thức đã hiểu
được rằng không hề có ngã, nhưng vẫn còn vướng kiến chấp cho rằng các uẩn là thật
có… Bực này là chỉ cho các vị ở Thanh-Văn-Thừa. Do sự trì giới cùng thiền quán
lâu ngày, các vị này đã có khá định-lực nhưng còn ít huệ-lực. Hiểu rõ rằng ngã
chỉ là một ảo tưởng tạo dựng nên bởi sự giả-hợp của các uẩn mà thôi. Nhưng còn
chấp rằng các uẩn sắc-thọ- tưởng-hành- thức là thật có, vì chưa hiểu giáo lý
Như- huyễn. Do đó, chỉ có thể gột nổi những phiền não thô kệch, chưa thể gột nổi
những Sở-Tri-Chướng chấp pháp.
Tương tự như cọng sen đã nở thành búp, nhưng còn phải chờ ánh
sáng mặt trời thấm nước Đại-Bi, cùng ánh sáng mặt trăng thấm nước Đại-Trí… mới
có thể nở xoè được.
Thứ năm là Bạt-Nghiệp-Nhân-Chủng-Tâm. Nghĩa là đã bặt trừ được
hành-nghiệp tham dục của mình… Đây là chỉ cho các bậc ở Duyên-Giác-Thừa. Các vị
này ngồi ở nơi rừng sâu núi thẳm, quán chiếu cái vòng thập-nhị-trùng-thành của
12 nhân duyên. Hiểu rằng những hành-nghiệp đều là do vô-minh mà ra, nên quán
chiếu tiêu trừ được các hành-nghiệp tham dục, đắc quả Duyên-Giác hay Bích-Chi
Phật. Có khá nhiều định-lực cùng một thứ tự-nhiên-trí, biết được tổng- tướng của
các pháp cùng một số biệt-tướng. Nhưng chưa có lòng đại-bi muốn độ sanh và nhập
Pháp Giới, cũng như chưa có Nhứt-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tổng tướng cùng biệt
tướng của các Pháp.
Tương tự như búp hoa sen mới hé nở, chưa thấm ánh mặt trời mặt
trăng, nên chưa có mùi hương.
Thứ sáu là Tha-Duyên-Đại-Thừa-Tâm. Đây là chỉ cho các bậc Bồ-Tát
của Đại-Thừa Thỉ-Giáo, bắt đầu chớm hiểu giáo lý vi-diệu của Đại-Thừa và muốn
phát tâm… Hiểu rằng pháp giới này là do vô lượng vô số những màn Thiên-La-võng
quang minh thẩm thấu và xen-lẫn-lòng-nhau, là một màn nhân-duyên chằng chịt
tương-sanh-tương-duyên, và không có cái gì có thể tách khỏi cái gì được, và
cũng không nhất định là cái gì. Pháp giới và mình đều dính mắc chằng chịt, chẳng
thể tách rời, sinh-mạng của mình cũng dính mắc chằng chịt với giới-thân huệ-mạng
của các chúng sanh khác, vì đều khởi lên từ cái biển Diệu-Tâm cả… Do đó, nếu
các chúng sanh chưa được độ, thì giới-thân huệ-mạng của mình cũng khó mà thành
tựu. Nên phát Bồ-Đe- Tâm, cố gắng hằng khởi tâm đại-bi bình đẳng, lập đại nguyện,
cầu Nhứt-Thiết-Chủng-Trí để độ sanh… Tuy đã dám phát đại-tâm như vậy, nhưng về
định lực, huệ lực và nghiệp lực, cũng chưa có gì sâu dày. Bực này cũng tương xứng
với Thập-Tín. Và cũng tương xứng với những hành giả của Chơn-Ngôn-Tông đã phát
Bồ- Đề-Tâm, chịu lễ điểm-đạo để chuẩn bị bước vào giai đoạn Tam-Mật-Gia-Trì.
Tương tự như hoa sen, trong những đêm thanh vắng, đã phảng phất
mùi hương của từ bi và trí huệ.
Thứ bảy là Giác-Tâm-Bất-Sanh-Tâm. Nghĩa là lần lần nhận thấy cái
tâm-ấy vốn dĩ không-sanh- không-diệt, vì nó là thực tại cuối cùng, là Chân-
Không, là Diệu-Tâm vừa trong sáng tột-bực lại vừa nhiệm màu tột-bực… Bực này là
chỉ cho những vị Bồ-Tát ở Thập- Trụ, Thập-Hành, Thập-Hồi-hướng… đi sâu vào
Không- Quán, quán Bất-sanh-bất-diệt, Biệt-đoạn-bất-thường, Bất-khứ-bất-lai, Bất-nhất-bất-dỊ,
và đồng thời cũng khởi Giả-Quán và Trung-Quán.
Đồng thời, cũng chỉ cho các vị hành giả Chơn- Ngôn-Tông đã thành
tựu giai đoạn Tâm-Mật-Gia-Trì và sắp bước vào Tâm-Mật-Du-Già.
Hoa sen càng ngày càng nở xòe, và mùi hương bát ngát.
Thứ tám là Nhất-Đạo-Vô-Vi-Tâm. Chỉ cho các bậc Bồ-tát đã nhập địa,
lần lần thành tựu Như-Huyễn Tam-Ma-Đe, cũng như muốn thành tựu Vô-Công- Dụng-Hạnh
cùng Vô-Tắc-Diệu-Lực nên gọi là Vô-Vi-Tâm… Cũng tương xứng với các bậc hành giả
Mật- Thừa đã bước vào Tâm-Mật-Du-Già.
Lúc này, hoa sen trở thành một bông Bửu- liên- hoa dệt bằng
quang minh rực rỡ, phát ra vô số diệu-âm cùng diệu hương, nên gọi là liên-hoa bất
tư nghi.
Thứ chín là Cực-Vô-Tự-Tánh-Tâm. Nghĩa là cái tâm cùng cực không
có tự tánh gì hết. Đây là nơi bờ-mé của Tột-Không-Diệu-Hữu, sắp trôi vào biển
Diệu-Giác cùng cực vô sở đắc… Chỉ cho bậc Đẳng- Giác. Cũng chỉ cho bậc hành giả
Mật-Thừa sắp thành tựu Tâm-Mật-Du-Già, và sắp nhập trọn vẹn Pháp Giới.
Từ đây trở đi, là bông liên-hoa Đại-Bửu và Đại- Bất-Tư-Nghì,
quang minh cũng diệu âm cùng diệu hương bao trùm khắp các cõi.
Thứ mười là Bí-Mật-Trang-Nghiêm-Tâm. Chỉ cho trạng thái tâm thức
của bậc Diệu-Giác ở ngoài ngôn từ. Cũng chỉ cho Kim-Cang-Thừa của những bậc
hành giả đã thành tựu Tâm-Mật-Du-Già và nhập trọn vẹn Pháp Giới…
b)- PHÁP GIỚI: MỘT SIÊU TRƯỜNG LỰC VĨ ĐẠI, BAO GỒM VÔ LƯỢNG VÔ SỐ
NHỮNG TRƯỜNG LỰC.
Đây là một nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật, chung cho cả Hiển-Giáo
lẫn Mật-Giáo. Nhưng điểm độc đáo của Mật-Thừa là dạy nguyên lý ấy tới cũng cực,
tới cho cực-kỳ linh động.
Đối với nhà Phật, Pháp Giới này không phải là một cái gì cố định
ù lỳ, có một bộ mặt cố định, và gồm những vật này vật nọ như một thân cây, một
bức tượng, một hạt bụi, con sông, trái núi, những vì sao, dải ngân hà V…V… Trái
lại, nó là một cái gì cực-kỳ-linh động, luôn luôn biến-hiện, vừa là không-diện-mục
(non- visage) lại vừa có muôn bộ mặt. Tất cả sự vật đều chỉ là ảnh-tượng, chiêu
cảm bởi nghiệp-lực và nhãn-lực của chúng sanh đứng nhìn. Vật cùng âm thanh, màu
sắc, hình thù… không thể nói là có, cũng không thể nói là không được. Tỷ dụ như
một thân cây hoặc một trái núi: có những chúng sanh có nghiệp-lực tương ứng như
loài người chẳng hạn, thì nhìn thấy chúng, đụng chạm phải chúng… nên cho chúng
là có. Trái lại, có những loại quỷ-thần đi qua được thân cây, núi đá, nên không
vấp phải chúng, nhiều khi không nhìn thấy chúng… nên cho chúng là không. Tất cả
những vật khác cũng đều như vậy: chúng không phải là không là vì có những loại
chúng sanh trông thấy và khởi phiền não vì chúng, nhưng chúng cũng không phải
thật-có, vì có những loại chúng sanh chẳng hề nhìn thấy và chẳng hề khởi phiền
não… Hãy lấy tỷ dụ như ngay chúng ta chẳng hạn. Giờ này đây, ta còn mang thân
người với nghiệp lực cũng nhãn lực của người, thì vũ trụ xuất hiện dưới mắt ta
với những ảnh-tượng như nhà cửa, núi non, trăng sao… Nhưng tới khi ta lìa bỏ
báo thân này, mang một thân nghiệp khác như trung-ấm-thân v.v.., thì vũ trụ lại
xuất hiện khác, và lúc đó, ta đi qua lỏng đất được. Hoặc nếu ta vãng sanh Cực-Lạc,
được thân hào quang với nghiệp thù thắng, thì vũ trụ lại xuất hiện dưới những cảnh
giới sáng ngời, thuần là Diệu-Bửu, Diệu-Âm, Diệu-Hương…
Cho nên, tất cả mọi cuộc sống, mọi hình thái hiện hữu… đều là những
trạng-thái-tâm-thức le-lói- chiếu-soi mà thôi. Và Chư Phật ra đời, chỉ là cốt dạy
chúng ta về cách CHUYỂN HIỆN những trạng thái tâm thức.
Do đó, pháp giới là một thực thể cực-kỳ linh động, vì nó là những
ảnh-tượng BIẾN HIỆN của quang minh, của vô lượng vô số những màn thiên-la-võng
quang minh khởi lên từ cái biển Diệu- tâm rồi xoay vần xen lẫn lồng vào nhau và
kết tập nên… Khởi lên từ cái Biển Thần-lực-hải phương tiện Đại-Bi của Chư Phật,
từ cái biển Nguyện-lực-hải cùng Đại-Bi của Chư Bồ- Tát, cũng như từ cái biển
Nghiệp-lực-hải vô minh của các loài chúng sanh. Nếu không có những quang minh của
những trung- tâm, tâm thức rực rỡ hay le lói chiếu soi đó, thì vũ trụ này không
thể tồn tại hay hiện hữu đuợc một sát na.
Cũng vì nó chính là một biển chập chùng quang minh hoặc thô hoặc
tế, nên pháp giới này là một SIÊU TRƯỜNG LỰC (super-champ de force) mênh mang
bát ngát, vì bao gồm tất cả mức độ Tinh-lực (energies), không phải riêng gì những
tinh lục thô kệch như điện- lực, từ-lực, sức nóng, ánh sáng mặt trời, hay
nguyên- tử-lực.
Và tất cả các vật cũng vậy, mọi vật đều được kết tập bằng quang
minh hoặc thô kệch kiên cố, hoặc vi tế huyền diệu. Nên mọi vật, từ hạt bụi, cây
cỏ, núi sông, con giun, con dế, đến người, đến tinh tú, thần linh… cũng đều TỎA
RA một thứ trưởng lực quang minh của mình. Và tất cả vô lượng vô số những trường
lực ấy đều giao thoa, xen lẫn thẩm thấu lẫn nhau, và XOAY VẨN MIÊN VIỄN đi theo
những lộ-tuyến-lực (lignes de force) của cái Trường -lực vĩ đại mênh mang là
pháp giới… Do đó, biển Diệu-Tâm ấy luôn luôn có sức thâu hút các vật cùng chúng
sanh, và trong cuốn Khởi tín luận, ngài Mã Minh mới nhắc tới sức huân-tập của
Chân Như.
Hãy tỷ dụ như ta lấy một thỏi sắt dài có nam châm. Đặt thỏi sắt
trên tờ giấy, và rắc nhiều mảnh sắt vụn chung quanh. Những mảnh sắt vụn sẽ tự
di- động, và tự đặt mình vào trong những lộ-tuyến-lực của trường từ-điện-lực
(champ électro- magnetique) của thỏi sắt nam châm… Ta nhấc thỏi sắt lên, xóa bỏ
những lộ- tuyến-lực, rồi lại đặt thỏi sắt vào, thì các mảnh sắt vụn lại tập họp
theo những lộ-tuyến như trước.
Các vật hay thân con người cũng vậy, cũng có một thứ trường-lực
tương tự, nhưng cao hơn từ điện trường, sâu hơn, vi-tế và vô hình hơn… tạo dựng
nên bởi những tập quán cùng hành-nghiệp từ vô thủy. Chính trường-lực ấy chi phối
mạnh mẽ vào đời sống tâm lý và sinh lý của một người. Các tế bào trong thân ta
đều luôn luôn bị thay thế, mau hay chậm là tuỳ theo mức độ thiết yếu, sâu hay
nông của tế bào.Tương tự như những giọt nước trong lòng sông vậy, luôn luôn đổi
khác… Khi ta ăn uống hoặc thở ra thở vào, thì có những cực-vi mới của đất- nước-gió-lửa-hư
không đột nhập vào trường-lực của thân ta. Và trường-lực vô hình này lại thâu
hút, sắp xếp những cực vi đó theo những lộ- tuyến-uyên-nguyên để thay thế những
cực-vi đã bị loại… Tới khi nào sức hành nghiệp phai nhạt đi, không hiện hành được
như trước, thì trường lực không đủ sức để thu hút và sắp xếp những cực-vi mới,
và các cực-vi này lần lần nảy nở lu bù, tung hoành ngang dọc, không noi theo những
lộ tuyến cũ nữa… Và đó là nguyên nhân của lão-bệnh-tử.
Khoa học ngày nay cũng lần lần nhận thấy nhu vậy. Thấy rằng mỗi
vật chỉ là hình tướng giả-hiện ở nơi trung-tâm của cơn-lốc quang minh
(tourbillon de radiations)… Ngay từ trước kia, Eins- tein đã linh cảm thấy rằng
hư-không chẳng phải đơn thuần là ngoan- không, mà chính là một trường lực mênh
mang. Ông đã ôm hoài bão muốn xây dựng một thuyết về trường- lực hiệp nhất
(champ de force unitaừe) và đặt những phương-trình số học, nhưng công việc chưa
xong thì ông sớm mất. Nhưng lối nhìn của ông cũng chưa được thông suốt cho lắm,
vì ông còn bám vào một định đề (postulat) cho rằng thể-tốc ánh sáng là giới hạn
không thể vượt qua được.
Nhưng ông mất đi rồi, thì nhiều khoa học cùng triết gia đã nắm lấy
ý kiến đó và tiếp tục đào sâu… Họ đi sâu thêm vào lãnh vực cực-vi, thì thấy rằng
có những thứ hạt-tử gọi là tachyons có thể-tốc còn nhanh hơn ánh sáng. Họ lại tạo
dựng nên những ngành nghiên cứu mới về sinh-vật-học, về bộ-não-học cũng như về
siêu-tâm- lý-học… và nhận thấy các tế bào cũng bộ não sinh vật đều luôn luôn
làm phát xuất những luồng ba-động-điện lực hoặc alpha, hoặc beta, delta hay
theta. Họ cũng nhận thấy rằng: trong lúc thức, lúc ngủ không mộng, lúc ngủ có mộng,
hoặc lúc vào samadhi, hoặc lúc ngủ thôi-miên v.v.., bộ óc con người mỗi lúc thường
phát những làn sóng điện khác nhau… Họ bàng hoàng tự hỏi: thế ra trong sự vật,
vật não cũng phát ra sóng-điện cả hay sao? (Elec-tricity is the way Nature
behaves?)… Rồi Kirlian lại nghĩ ra một phương pháp chụp hình, để chụp các kim
khí, các thứ lá cây… và thấy rằng hình như vật nào cũng được kết tập nên bằng
muôn vàn những tia-đóm ánh sáng.
Lần lần, nhiều khoa học gia đều đổ xô vào nghiên cứu, và tạm thời,
họ đi đến kết luận đại cương rằng: hình như vật nào, nhất là các sinh vật, đều
có thể phát ra những làn sóng điện lực của nó… và đều TỎA RA MỘT THỨ TRƯỜNG LỰC
và trường-lực ấy quy định những đặc-tính sinh hoạt của nó… Nên họ gọi trường lực
đó là L. Field, tức là field of life.
Nhưng có điều mà các khoa học gia chưa biết rõ là: tất cả nhưng
quang minh ấy, trường lực ấy, chỉ là những hình thái biến-hiện của những quang
minh cực- kỳ-vi-tế và vô tướng mạo phát xuất ra từ cái biển-tinh- lực-uyên-nguyên,
tức Diệu Tâm, hay Tàng- Thức của chúng sanh.
Hơn nữa, giáo lý Mật-Thừa của nhà Phật còn dạy sâu hơn là: trường-lực
của các vật hay chúng sanh
không những phát ra những làn-sóng quang minh riêng biệt, nhung
lại còn phát ra những âm- thanh hoặc diệu- âm riêng biệt, những màu sắc riêng
biệt… để tạo dụng những hình thù riêng biệt.
Nhung trong lịch-trình-hiện-tuọng-hóa của pháp giới này
(processus phénoménologique du manifesté\ tại sao tạo dựng thành vật và truờng
lực??
Là vì do cái HÌNH THÁI CHUYÊN ĐỘNG {modalité de mouvement) phổ-biến
của cả pháp giới… Và hình thái chuyển-động phổ biến ấy là hình thái XOAY TRÒN
TRÔN Ốc {en spirale, tourbillon hay vorstex)
Là vì những quang-minh vô tuớng mạo của Diệu-Tâm, hoặc quang
minh hu-vô vi tế của Tàng- Thức Sơ-Năng-Biến, thuờng bị suy động bởi những tạp-khí
hằng khởi từ vô thủy của u-mê và bóng tối. Vì bóng-tối cũng là một khía cạnh
thiết- yếu của bức tranh pháp giới, tuơng tự nhu một màn suơng-mù nổi lên trên
mặt biển, và pháp giới là nhu- thị. u mê và bóng tối khởi lên, thì liền có sở-tri-chuớng
chấp pháp, rồi phiền- não-chuớng chấp ngã… và đã có sở-tri-chuớng thì cũng có
vô-tri-chuớng. Rồi thì có vọng tuởng cũng vọng- tình… tình và tuởng đều phổ vào
khiến những quang minh uyên-nguyên trở thành nặng nề.
Lần lần trở thành nặng nề, nên lần chuyển động chậm lại,
xoay-tròn-chôn-ốc, hướng về một trung tâm giả-tưởng tức là cái ngã le lói chiếu
soi của vật… Xoay- vần miên viễn như vậy, những lớp quang minh ngày càng sút
kém tính chất vi-diệu và trở nên thô kệch, nên ở nơi trung-tâm cơn lốc, lần lần
kết-tụ lại và HIỆN lên một hình-tướng của vật hay sinh vật… Và cái đó tức là
thân của vật, hoặc thân của chúng sanh.
Hình thái chuyển động xoay-tròn-trôn-ốc là hình thái phổ biến của
cả Pháp Giới. Cho nên, nhà Phật đưa ra biểu tượng CHỮ VẠN tượng trưng cho những cơn-lốc của Pháp Giới.
Bất cứ vật gì, từ dải ngân-hà, tinh tú, mặt trời, mặt trăng, âm-điện-tử, cực-
vi… cũng đều chuyển động theo hình thái ấy, không thể khác được. Một mặt phải
xoay tròn đối-với-một-vật- khác như trái đất xoay quanh mặt trời, mặt khác lại
xoay tròn đối-với-tự thân-của-chính-nó (spin). Ngay đến cái lá cây cũng vậy. Những
cực-vi ở trong chiếc lá dĩ-nhiên là xoay tròn rồi, như những cực-vi khác. Và cả
đến cái tổng- tướng-ảnh-tượng tức chiếc lá cây, cũng lần lần rơi rụng, mục nát
tan biến đi… rồi đến một lúc nào đó, cái trường lực vô hình của nó lại hiện
hành trở lại, quyện những cực-vi mới, và luân hồi trở lại đầu thai thành chiếc
lá non ở đầu cành… Ngay đến những chúng sanh có tâm thức khá cao độ cũng ít nhiều
tự do, cũng chưa thoát ra ngoài lịch trình xoay-tròn- trôn-ôc-ây. Giống tâm tư
của chúng ta thường là ngả nghiêng từ bên này sang bên kia, lúc vui lúc buồn,
lúc tinh tấn lúc lười biếng, lúc sáng láng lúc mờ tối… trải theo thời gian, tạo
thành một lịch-trình xoáy trôn ốc, chồng chất những vòng tròn lên nhau, nhưng
khác biệt ở giai đoạn cùng mức độ thôi… cỏn về thân-căn ta, thì tuy nó chạy
lăng-xăng lít-xít, đi ngang đi dọc, nhưng kỳ thực vẫn là chạy vòng-tròn. Sáng
trở dậy, rửa mặt đánh răng, đi đến sở làm, rồi đi đây đó, gặp bạn chuyện trò
trà rượu, rồi tối lại về nhà. Rồi sáng mai lại tái diễn gần giống như vậy… Nên
vẫn là đi vòng tròn… Và sự tu hành chính là nhằm chấm dứt những tâm-tưởng
lăng-xăng vòng tròn ấy.
***
Trong lịch trình xoay vần miên viễn từ vô thủy của các cơn lốc ấy,
những quang minh lần lần trở thành trọng trược, thô kệch và lưu ngại… Và tới
khi kết-tụ thành hình tướng kiên cố, thì bao giờ cũng làm phát hiện hình thái
LƯỠNG cực HÓA (phénomère de polarisation)… Nghĩa là thường phân hóa thành 2 cực-
độ đối-đãi lẫn nhau để trùng-sinh-trùng-thanh… Tỷ dụ như thành âm và dương,
thành sáng và tối, thành khinh thanh hay trọng trược, nhẹ nhàng hay nặng nề,
thành chiều hướng ly-tâm (centrifuge) muốn nở xòe ra bên ngoài hoặc hướng tâm
(centripètè) muốn trở về tiêu chìm vào bên trong, thành chiều hướng bốc cao
ngùn ngụt như ngọn núi hoặc chiều hướng muốn trút sâu xuống như thung lũng, như
đầm lầy hay như hố thẳm của biển cả… Do đó, nên ngoài khí thế giới, thì ta thấy
có sáng và tối, thấy có những hiện tượng khinh thanh sáng láng tròn đầy như vòm
trời hoặc hiện tượng trọng trược mờ tối có vẻ nặng nề cố định như trái đất, có
mặt trời mà ánh sáng là tượng trưng cho khuynh hướng ly- tâm muốn làm nở bừng vạn
vật cùng cây cỏ hoặc mặt- trăng mà ánh sáng là tượng trưng cho chiều hướng hướng-tâm
muốn thúc-liễm đà sống của vạn vật trở về cái cội nguồn nguyên sơ của chúng, có
lửa và gió chỉ muốn bốc lên ngùn ngụt hoặc có nước và đất chỉ muốn chảy xuống
thật sâu, có những ngọn núi nhọn hoắt chỉ muốn nhô lên 9 tầng mây hoặc có những
đầm lầy thung lũng chỉ muốn uốn cong xuống hoặc những hố-thẳm biển cả chỉ muốn
trút sâu xuống đến lớp Kim-Cang-Tế, có những dải ngân-hà chỉ muốn nổ tung ra
(big-bang) như những cánh hoa nở xoè hoặc có những thế-giới- hải chỉ muốn co
rút lại thành những vết hố thẳm đen (black holes) tương tự như những bông hoa
muốn cụp lại…, có những cực-vi âm-điện-tử xoay vần không thôi nghỉ chung quanh
một hạt nhân dương- điện-tử rồi tới một lúc nào đó lại rớt vào hạt-nhân trở
thành dương-điện-tử, và có những hạt-tử biến ảo chập chùng, lúc tan biến trên
môi trường, lúc lại tái xuất hiện…
Cuộc chuyển vận mênh mang và lung linh là như vậy. Và trời-đất,
nhật-nguyệt… tuy xa cách, song vẫn ôm ấp lẫn nhau để trùng-sinh-trùng-thanh.
Trong khoảng trời xanh mang mang kia, vẫn có một chút khí- âm lảng vảng để
gìn-giữ, và trong những hành tinh hay trái đất nặng nề đen tối này, vẫn có những
luồng dưỡng- khí luôn luôn thúc đẩy…
Nay nhìn vào lãnh vực chúng sanh giới, thì có trống có mái, có
nam có nữ… Người nam thì sáng láng nhẹ nhàng hơn, ít hờn giận, nhưng phiêu hốt
ít vững chãi bền bỉ. Người nữ si mê trọng trược hơn, nhưng bền-bỉ dai dẳng. Nên
cổ thi đã có câu:
Chàng như mây mùa thu
Thiếp như khói trong lò,
Cao thấp tuy có khác
Một thả cùng tuyệt vời…
Nhưng trong người nam nào cũng có ít nhiều nữ tính, và ngược lại
cũng vậy. Và trong trường họp chuyển nam thành nữ hoặc nữ thành nam, tuy hy hữu,
nhưng không phải là không có… Xem thế thì đủ hiểu rằng mỗi hình tướng chỉ là sự
chuyển hiện của những quang minh do những chủng-tử nghiệp lực nở xoè ra… Và chỉ
tới khi nào một chúng sanh được vãng sanh các cõi Tịnh-Độ, thì những hành-nghiệp
tham dục phân- cực-hóa mới tiêu chìm trong biển thần lực của Chư Phật, nên
không cỏn phần hình hài nam-nữ nữa. Chỉ còn thuần một sắc tướng đại trượng-phu,
dệt bằng hào quang màu vàng ròng, đầy đủ ngũ thông và tam muội… Cũng tương tự
như xưa kia, Platon từng nhắc tới thuyết Androgyne, nghĩa là có những thời kỳ
mà loài người chưa hề phân thành nam nữ.
Nay nếu hỏi đến thân thể của người, thì bên phải thân thể là thuộc
Dương, và nơi đó, song song với xương sống, có một luồng kinh mạch vô hình
tương- ứng với ánh sáng mặt trời. Bên trái thân thể thì thuộc âm, và nơi đó, có
một luồng kinh mạch vô hình tương- ứng với ánh sáng mặt trăng… Mặt trước của
thân thể là thuộc dương, và mặt sau lưng là thuộc âm… Và đó là lời dạy của giáo
lý Mật-Thừa Phật-Giáo, cũng như của nhiều truyền thống thần bí khác. Và pháp
môn mở luồng hỏa hầu của ngài Naropa cũng như Kun-dalini- yoga hay lối tu của
Thần-Tiên-Phái của Lão Giáo, là nhằm quán chiếu những luồng sinh khí ấy.
Trên phương diện tâm thức hay tâm linh của con người, thì cũng
có 2 mặt: Bi và Trí, hoặc Đại-Bi và Đại Trí… Bi là thuộc mặt trời, thuộc dương
tính, có chiều hướng ly-tâm và muốn làm nở bừng thành sự vật. Còn Trí là thuộc
mặt trăng, thuộc âm-tính, có chiều hướng hướng-tâm, muốn tiêu dung mọi sự vật để
trở về trạng thái nguyên sơ rỗng-lặng. Và mọi sự tu hành là chỉ nhằm làm nảy nở
viên mãn 2 khía cạnh lưỡng-cực của tâm linh ấy.
Do diễn trình phân cực-hóa, nên mọi vật đều trở thành những trường-lực,
và mỗi vật đều cưỡi lên những làn-sóng quang minh hay âm-thanh của nó… Và cũng
bởi thế, nên Mật-Thừa thường thiết lập những Mạn-Đà- La, tức là những biểu tượng
về các luồng thần-lực hay khí-lực vận hành trong pháp giới.
Do đó, nên cần hiểu rằng 2 khía cạnh Động và Tĩnh chỉ là hư ảo
và tương-đối, và tùy thuộc mức độ tâm thức của người đứng nhìn:
Nếu ta dùng tâm thức phàm phu để nhìn nông cạn theo bề mặt, thì
thấy rằng sự-vật có lúc động có lúc tĩnh.
Nếu ta nhìn sâu hon nữa, thì sẽ thấy rằng mọi vật đều động không
ngừng, nhung trong cái động đó, vẫn có một khía cạnh nhu-nhu bất biến.
Và nhìn sâu hon nữa, thì sẽ bước vào lãnh vực Bất-Nhị, thấy động
và tĩnh chỉ là 2 cực-độ giả tướng hư-ảo của tâm thức, và thấy rằng mỗi vật cũng
như pháp giới đều vừa là cực-tĩnh lại vừa cực- động… Và cái Trạm-Nhiên-Bất Động
của nhà Phật cũng chính là cực-động, hết sức thần tốc và nhiệm màu. Vì Đại Trí
chính là Đại-Bi vậy.
***
Cần nêu thêm một câu hỏi nữa về cái pháp giới này: pháp giới
cùng các luồng thần-lực của nó, đành rằng nó là trường lực rồi, nhưng trường lực
ấy là sao? Là thuần túy phi-thần-hóa (monisme non-déifié), hay là có thần-hóa
(monisme déifié)??
Nói một cách khác, tức là: cái Thực tại nguyên- sơ cực kỳ linh động
ấy, nó mang một cá-tính nhân-ảnh, hay tuyệt đối là phi-ngã và phi-nhân ảnh?
Điểm này rất quan hệ, vì có nhiều người học Phật cũng như học giả,
vẫn thường băn khoăn: có lẽ Ngài Quán-Thế-Âm chỉ là tượng trưng cho sức Đại-bi,
cho luồng thần-lực đại-bi cứu độ, và không biết có một vị đại thần-linh THẬT CÓ
tên là Quán Thế Âm để giơ tay tiếp dẫn mình không?!… Còn Đức A Di Đà cũng vậy,
Ngài là thật-có, hay chỉ là tuợng trung cho luồng thần lực cứu độ?
Câu trả lời vẫn là: chân lý vẫn là bất-nhị, nghĩa là chẳng-phải-có-chẳng-phải-không.
Hoặc nói thấp hơn nữa, là: vừa-có-vừa-không, vừa là thật-có vừa là tuợng-trung,
vừa là thần-hóa vừa phi-thần-hóa.
Là vì tất cả pháp giới này chỉ là do sự Biến-Hiện của Tự-Tâm, và
Biến-Hiện-tuơng-ứng giữa trong và ngoài, nhu điểm tiếp theo đây sẽ trình hãy rõ
ràng hơn.
Do đó, nên ở trong bất cứ một luồng thần-lực nào, cũng có hiện-tuợng
một vị Phật hoặc Đại Bồ-Tát để điều khiển luồng thần lục ấy tùy theo căn cơ cảm-
ứng. Và ở trong bất cứ một luồng nghiệp-lục nào nhu gió-lửa-đất-nuớc, cũng có
hiện tuợng một vị quỷ thần vuơng nhu Kiên-Lao địa-thần, phong-thần, hỏa-thần,
thần sông, thần biển v.v… để điều khiển luồng nghiệp- lực ấy tùy theo căn cơ cảm
ứng… Đó cũng là một điểm bí ẩn của pháp giới, và cũng là một điểm then chốt của
Mật-Thừa. Cũng tuơng tụ nhu ở nơi trung tâm của mọi truờng-lực cục hạn, bao giờ
cũng hiện tuớng một vật để cuỡi những làn sóng quang minh của trường lực ấy.
c) – SỰ BIẾN HIỆN TƯƠNG ỨNG GIỮA TRONG VÀ NGOÀI, GIỮA MỘT TÂM THỨC
CHÚNG SANH VÀ NHỮNG ẢNH TƯỢNG PHÁP CỦA NÓ:
Đây cũng là một nguyên lý cơ bản của nhà Phật, chung cho cả Hiển-Giáo
lẫn Mật-Giáo. Những người tu Mật-Thừa, vì phải quán chiếu nhiều, nên cần hiểu
rõ và thâm tín hơn.
Theo giáo lý Phật, thì Pháp-Giới này hay không- gian, thời-gian…
đều chỉ là những ảnh-tượng, những vọng-tưởng hoặc kiên cố hoặc hư minh, và xuất
hiện trước mặt chúng sanh tuỳ theo sức chiêu cảm của những chủng-tử nghiệp lực
nở xoè ra ở kiếp này trong Tàng-Thức của chúng sanh ấy. Pháp Giới huyễn hiện
ra, bao la bát ngát hay lù mù hạn hẹp, linh động hay lê thê, nhỏ bẩn xấu xa hay
sáng láng đẹp đẽ… đều là do sức chiêu cảm của nghiệp lực nở ra, cũng như là do
sức gia trì của thần-lực.
Cho nên, đối với một con giun hay loài giun chẳng hạn, thì vũ trụ
chỉ có thể xuất hiện lù mù hạn hẹp, đâu có thể bao la bát ngát? Vì nó đâu có thể
nhìn thấy người cùng cây cối chung quanh, cũng như không thể nhìn thấy vòm trời
xanh cùng tinh tú trăng sao, và không thể ngửi thấy hương thơm của hoa hồng được…
Lên đến con chim, con chó hay con ngựa… thì vũ trụ lại xuất hiện
khác, rộng lớn hơn, sáng sủa hơn, linh động hơn chứ không đến nỗi quá lê-thê,
và chúng cũng nhìn thấy hay nghe thấy nhiều thứ hơn. Song những thứ này cũng vẫn
chỉ là những ảnh- tuợng chiêu cảm, vẫn lã huyễn-mộng không hơn không kém.
Lên đến loài người, thì tâm thức đã khá bừng nở và bắt đầu thăng
hoa, nên vũ trụ xuất hiện có thể tạm gọi là bao la bát ngát… Con người có thể
biết cười, biết tưởng-tượng, biết suy tư, biết tự đặt những câu hỏi về thân-phận
của mình… tức là những khả năng mà loài súc sanh cùng ngạ quỷ đều không có. Con
người lại nhìn thấy chân trời xa tắp, những áng mây, nhìn vòm trời tinh tú
trăng sao, có thể mơ tưởng về những loài chúng sanh phi-nhơn hoặc các loài thần
linh… Nhưng mới chỉ đến thế thôi, chưa nhìn thấy núi Tu-Di, chưa thấy những tầng
trời cùng các vòm trời khác, chưa nhìn thấy rồng cùng Kim Súy Điểu, ngửi được
hương của nhiều loại hoa nhưng chưa ngửi được hương của hoa Mạn-Đà-La, nhìn thấy
những trái núi nhưng chưa thể nhìn thấy những vi-trần, nghe được nhiều thứ âm
thanh còn thô kệch nhưng chưa nghe nổi những diệu âm…
Nên còn phải lên, và lên mãi nữa… Khi lên tới những bậc đại-thần-linh,
thì vũ trụ lại xuất hiện khác hẳn, ở bờ-mé của không-thời-gian và toàn là những
cảnh giới bất-tư-nghị khó thể diễn tả. Quang minh sáng lạn chan hoà, Diệu Bửu
trang nghiêm, hoa sen đầy khắp, Bồ-Tát ngồi đầy khắp, cây cỏ hữu tình đều tự
nhiên trỗi những khúc nhạc Diệu-Âm… Có thể nhìn từng vi trần, từng giọt nước,
nhìn thấy nhiều vòm trời, nhiều Thế-giới-hải, nhìn thấy những quang minh tâm thức
và nói chuyện với nhau bằng quang minh hay diệu âm. Ngửi thấy các Diệu-hương,
các thứ mùi thân của chúng sanh, nhìn thấy vô số loài chúng sanh… nhìn thấy rõ
các thế giới hải như những cánh hoa và kết lại thành một bông Đại-Bửu-Liên-Hoa
tức Hoa-Tạng-Thế-Giới.
Nhưng dù cảnh giới thô kệch hay vi-diệu sáng lán, tất cả đều chỉ
là ảnh tượng chiêu cảm, vì đều là huyễn-hiện-tương ứng của tự Tâm. Sở dĩ loài
người chúng ta cho trái núi hay con sông kia… là THẬT, là do ảo tưởng của giác
quan ta, do những tập khí mê lầm từ vô lượng kiếp của riêng ta, cũng như do trò
hề múa rối của công nghiệp.
Chúng ta nhìn thấy, sờ mó thấy núi và nước sông, nên ta yên trí
cho là thật. Kỳ thực, chúng chẳng phải là đá, cũng chẳng phải nước… mà chỉ là
những biến hiện của quang minh, của những quang minh thuộc vọng-tưởng kiên cố,
tức là những cơn- lốc quang minh khởi lên từ những chủng tử nơi Tàng-Thức, rồi
xoay vần miên viễn từ vô thủy, tới kiếp này làm đột khởi lên thành những loạt-tia-
chóp-nháng-tương-tợ- tương-tục và dệt nên những ảnh tượng mê-đồ-ảo-phố ấy.. Rồi
lại có rất nhiều chúng sanh khác, mang những nghiệp-lực tương đồng, nên tới kiếp
này, cũng sanh làm người. Và những màn Thiên-la-võng quang minh của họ cũng khởi
lên, xoay vần, cũng kết tập thành những ảnh- tượng tương tợ. Và tất cả ảnh tượng
ấy đều xen lẫn, lồng vào ảnh tượng của ta, khiến cho ảnh tượng trở thành có vị-trí
như cố định. Họ lại cũng đồng ý gọi ảnh tượng đó là đá, là nước… nên ta càng
yên trí, cho là thật… Kỳ thực, thì chúng chỉ là quang minh biến hiện, và kỳ thực
hơn nữa, thì chúng chẳng là gì cả, và bổn- lai-vô-nhất-vật.
Về điểm này, kinh Lăng Nghiêm và Duy- Thức- học đã giảng giải kỹ
càng, nhưng vẫn còn là một điểm khó nhận.
Chỉ cần nhớ rằng: từ Tàng Thức Sơ -Năng -Biến của riêng ta cũng
như của chung cả pháp giới, mỗi khi một cơn lốc hư minh nổi lên xoay tròn miên
viễn, thì nó lần lần chuyển-hiện thành 2 phần đối đãi: một là Kiến-Phần sau này
sẽ chuyển hiện thành cái hư-minh ỉe loi chiếu soi của thân tâm chúng sanh, hai
là Tưóng-
Phần sau này sẽ chuyển hiện thành những ảnh-tượng của Pháp Giới
bên ngoài.
Và 2 thành phần ấy, tâm thức và pháp giới, bao giờ cũng CHUYỂN
HIỆN TƯƠNG ỨNG, không hề sai trệch… Tâm-Thức không thể lìa Pháp-Giới, cũng nhu
Pháp-Giới không thể lìa tâm-thức, và bao giờ cũng huyền hiện tương ứng.
Cho nên, bất cứ một cái gì nở ra trong Tàng Thức chúng ta và được
nuôi dưỡng thuần thục (nuôi dưỡng hoặc bằng những tập-khí ỉâu đời của những kiếp
trước, hoặc bằng công phu chú-tâm thiền quán trong kiếp này), thì liền có một ảnh-tượng
tương ứng ngoài pháp giới hiện ra để đáp-ứng, không hề sai trệch.
Tỷ dụ như khi kẻ hành giả ngồi trong hang sâu, quán chiếu hình ảnh
một vị thần dữ-dội, có 3 đầu, 9 tay, mỗi tay cầm 1 cái sọ người. Lúc đầu, thì
hình ảnh trong tâm tưởng của kẻ ấy khởi lên mờ nhạt chập chờn. Nhưng ở ngoài
Pháp-Giới, cũng đã có một hình ảnh tương tự khởi lên mờ nhạt chập chờn để
tương-ứng… Quán chiếu lâu hơn nữa, thì cả 2 hình ảnh đều trở nên rõ rệt hơn.
Quán chiếu thuần thục đến cao độ, thì 2 hình ảnh đó sẽ nhập một, trở thành cực
kỳ linh động như một thực thể vậy.
Quán chiếu về Đức A Di Đà cũng vậy.
Cho nên, trên con đường tu hành, trên nguyên tắc, những người tu
có thể quán chiếu một bậc đại- thần-linh tượng trưng cho Diệu-Tâm, theo hình ảnh
nào cũng được, tùy theo căn cơ sở thích của mình hay tiềm năng mường-tượng của
dân tộc mình… Có thể quán chiếu Đức Quán The Âm hay Chuẩn Đe theo hình ảnh Tara
hoặc Tchenrezigs của người Tây Tạng, hoặc quán chiếu theo hình ảnh của người
Trung Hoa vẽ ra.
Nhưng trên thực tế, thì kẻ hành giả thường phải quán chiếu theo
những mẫu-tượng (arché-types) đã có sẵn và lưu lại từ lâu đời, chứ không nên
quán chiếu theo sở thích riêng mình được. Vì sao? Là vì những mẫu tượng ấy đã
được rất nhiều người, rất nhiều vị có đạo- lực quán chiếu, đã làm khởi lên vô
vàn những cơn-lốc quang minh, và những cơn lốc này đã kết tụ lại thành một trường
lực mãnh liệt… Tương tự như một luống cây đã được cày rất nhiều lần. Nên khi kẻ
hành giả quán chiếu theo những ba-động rung chuyển ấy, thì những quang minh tâm
thức dễ kết tụ lại thành hình ảnh rõ rệt hơn… Đó cũng là một hiện tượng chuyển
hiện, mà các nhà phân tâm học như Jung thường gọi là archetypes của cái Vô-thức
tập-thể (Inconscient collectif).
Cũng tương tự như khi một người thọ giới, nếu tâm thức người ấy
phát được giới-quang, tức là đã tiếp xúc và chạm được cái trường-lực quang minh
của Định-cộng-giới hoặc Đạo-cộng-giới lưu lại từ trước.
Điểm trong-ngoài-tương-ứng này là một điểm bí-ẩn của giáo lý… Nếu
kẻ tu Mật Thừa mà chưa hiểu rõ ràng Pháp-Giới chỉ là Thức-biến, và chưa kiên cố
Bồ-Đe-Tâm, thì dù có dụng công tu công phu đến mấy, cũng chỉ lạc vào những đường
tẽ…
b) SỰ TU HÀNH LÀ THĂNG HOA:
Con đường tu hành là một diễn trình Thăng-hoa (processus de
transmutation, de sublima-tion), hay chuyển-hiện. Thăng-hoa những ngọn lửa
sinh-khí thô kệch thành những ngọn lửa vi diệu, thăng hoa những quang minh trọng
trược chậm chạp thành những quang minh vi-tế thần-tốc, thăng hoa cái SẤC THÂN
bùn lầy nhơ bẩn ù lỳ này thành Diệu- Sắc-Thân hay Kim-Cang- Thân của chư Phật.
Đây cũng là nguyên lý chung cho Hiển-Giáo và Mật-Thừa. Nhưng Mật-Thừa
áp dụng nguyên lý ấy và thể hiện triệt để hơn.
Như ở trên đã nói, trong Hiển-Giáo, người mới bước vào đường tu
hành, vì thiếu thầy giỏi cũng như do sức quán chiếu còn yếu kém, nên lúc đầu phải
tạm bỏ qua cái sắc-thân này đã, và không quán chiếu để tiêu dung cùng thăng hoa
nó ngay… Chỉ quán thân bất-tịnh để nhàm chán nó, để lìa bớt tham dục, rồi đi
vào quán tâm thức… Tới khi đạt được Đệ- Tứ-Thiền rồi, định lực cùng sức quán
chiếu đã mãnh liệt, lúc bấy giờ mới trở lại nhận thấy thân là lưu ngại, và quán
chiếu tiêu-dung nó vào Hư-Không để bước vào Không-Vô-Biên-Xứ- định. Trái lại,
người tu theo Mật-Thừa, vì căn co mãnh lợi hơn hoặc có thể gặp được thầy
chân-truyền, nên có một lối nhìn khác về sắc-thân, và thường theo một con đường
khác, thẳng tắt hơn
Họ không chú trọng tu tập nhàm-chán sắc thân, nhưng coi nó như một
pháp-khí hy hữu và quý báu, nuôi dưỡng nó vừa phải và dùng làm phương tiện tu tập…
Rồi thường là nói theo pháp-môn mở luồng hỏa- hầu tam muội của ngài Naropa, để
quán chiếu ngay những luồng Tinh-lực nhật-nguyệt (souffles vitaux solaires et
lunaire) trong sắc thân này, để thăng-hoa chúng và nhập một. Và mở luồng hỏa-hầu
tam-muội, đưa luồng này lần lần đi qua các luân-xa (chakras hay channel wheels)
lên tới luân-xa ở bạch hào hay ở đỉnh đầu.
Và như thế, là thành tựu Không-Quán, vào được Không-Tam-Muội, bước
vào nơi Không-Hải quang- minh chan hòa, chói sáng và rỗng-lặng của Tàng Thức Sơ
Năng Biến. Và như thế, là thành tựu Trí-Huệ Bát- Nhã của Huệ-Nhãn.
Rồi lại nói theo những pháp môn khác, như thiền quán về việc
hóa-hiện những sắc thân như huyễn (yoga du corps illusoire), để thành tựu tâm Đại-Bi
cùng Pháp nhãn, và mau chóng làm đầy biển công đức.
Hoặc tu tập thiền-quán về trung-ấm-thân, hay chuyển thần-thức thọ
sanh… để cầu xin vãng sanh các cõi Tịnh Độ, để chóng làm đầy 2 biển Trí-Huệ và
Công Đức.
Những pháp môn nói trên sẽ được trình bày kỹ càng hơn ở chương 4
khi nói tới Mật-Thừa Tây Tạng.
Cũng vì chủ trương thăng hoa hay chuyển hiện ngay sắc-thân này
thành diệu-sắc-thân, nên Mật-Thừa cổ xúy 2 thuyết: thuyết Lục-Đại-Vô Ngại, và
thuyết Tức-Thân-Thành-Phật.
Thuyết Lục-Đại-Vô-Ngại thực ra, đã được giảng giải kỹ càng trong
kinh Lăng Nghiêm, khi Phật nói về lẽ Ẩn-Hiện của các đại. Các đại vốn chỉ là Thức-Biến,
là quang minh biến hiện lúc thô lúc tế, nên dĩ nhiên có thể thẩm
thấu xen lẫn lồng vào nhau, và bởi thế, nên vô ngại… Và trong 25 vị thánh trong
kinh Lăng Nghiêm, một số các ngài đều là quán chiếu các đại vô-ngại mà đắc quả
viên thông.
Còn nhu thuyết Tức-Thân-Thành-Phật, thì Mật- Thừa thường tuyên
xướng rằng: người tu hành có thể sang các cõi Tịnh-ĐỘ để thành Phật, hoặc lên
cõi trời Sắc-Cứu-Cánh để thành Phật… nhưng đồng thời, với những phưong thức của
Mật-Thừa, có thể, ở ngay Dục Giới này, với SẢC THÂN thô kệch này, mà vẫn thành
Phật được…
về điểm này, cần ghi thêm rằng: theo Mật- Thừa, giữa thân chúng
sanh và thân diệu-sắc của Phật, có sự tưong-ứng mật thiết. Thân chúng sanh là
thân khổ lụy và cục hạn, tương tự như hòn bọt nổi trên biển cả. Còn thân Phật
là thân vô-biên, là thân chẳng-sắc- chẳng-phải-sắc, là pháp giới… Nhưng giữa 2
bên, vẫn có sự tương-ứng mật thiết, nên có thể chuyển hiện được…
c) – Nhưng cái điểm ĐỘ ĐÁO nhất của Mật thừa là đã xiển dương được
nhiều PHƯƠNG THỨC THIỆN XẢO, để chiêu cảm sự GIA TRÌ mạnh mẽ của thần lực, làm
ĐẦY mau chóng 2 biển Trí-Huệ và Công Đức.
Những phương thức thiện xảo ấy có thể thâu tóm như sau:
– Làm lễ Điểm-đạo truyền pháp (initiation), cùng lễ Quán-danh…
khiến người đệ tử có thể tiếp nhận được cái khí-phần mầu nhiệm của tông môn, tức
là tiếp nhận sức gia trì của luồng thần- lực truyền lại từ các vị Tổ. Do đó,
nên dễ tiến bước.
– Thiết lập những đàn-tràng Mạn-Đà-La, để KẾT TỤ những luồng thần-lực
của Chư Phật và Bồ- Tát, nhất là luồng thần-lực của vị đại-thần-linh thủ hộ cho
người đệ-tử… Vị thủ hộ này thường được gọi là Yidam.
– Sử dụng triệt để những thần chú, tức là sức màu- nhiệm huyền
bí của những Diệu-Âm vi mật, để nâng tâm thức hành giả lên những bình diện cao
và sâu hơn.
– Quán chiếu những chủng-tự (syllabes germs), tức là quán chiếu
những nhịp-điệu rung chuyển của những ba-động quang minh vi tế (vibri les
lumineuses)… cũng là để nâng tâm thức lên những bình diện vi-tế hơn.
– Khai thác triệt để những Bardos, tức là những trạng thái bờ-mé
chuyển-hiện của tâm thức như là giấc ngủ, cơn mộng mị, lúc lâm chung, trạng
thái trung-ấm-thân, lúc nhập thai V…V…, để đẩy tâm thức lên những bình diện
cao.
– Quán chiếu miên man về cái Biển hào quang sáng ngời và rỗng lặng
của Không-Hải-Tam-Thức (Claire lumière du Vide), để chóng thành tựu biển Trí-Huệ.
– Luôn luôn khởi Đại-Bi-Tâm, tu tập thiền quán hóa hiện các sắc
thân như-huyễn để độ sanh (yoga du corps illusoire), hoặc tu tập tự quán chiếu
mình như một bậc đại-thần-linh (Deity yoga) để phóng hào quang bao trùm các cõi
độ sanh… Hai pháp môn này là nhằm chóng làm đầy biển công đức, khiến cho hành
giả không cần phải trải qua A-tăng-kỳ kiếp tu hành mà vẫn có thể mau chóng
thành Phật…
Những chương sau đây sẽ lần lượt trình bày về các điểm đó.
CHƯƠNG
3 : CHÂN NGÔN TÔNG TRUNG HOA
Chương 3 này sẽ trình bày đại lược những nét chính về CHÂN NGÔN
TÔNG, tức là ngành Mật-Thừa của Trung-Hoa và Nhật-Bản, do các Ngài Thiện-
Vô-úy, Kim-Cang-Trí và Bất-Không truyền sang.
Chương 4 sẽ nói tới điểm độc đáo của ngành Mật-Thừa Tây-Tạng, tức
là 6 pháp-môn thiền quán có sự-tướng của ngài Naropa… như là pháp môn mở luồng
hỏa hầu tam muội, pháp môn quán chiếu hóa- hiện sắc thân như-huyễn v.v…
Chân-Ngôn-Tông Trung-Hoa mang một sắc thái đơn độc, hơi thở khác
biệt với ngành Mật-Thừa Tây- Tạng, ở chỗ là: Chơn-Ngôn-Tông Trung-Hoa thường chỉ
xiển dương những phương thức tu tập căn cứ trên 3 điểm chính yếu tức là việc
thiết lập đàn-tràng Mạn-Đà- La, việc tụng niệm những thần chú mantras, việc
quán chiếu nhưng chủng-tử như chữ úm hay chữ Hồng hay Hum, chữ Lam, chữ Ra, chữ
A v.v…, chứ không xiển dương nhiều những pháp-môn thiền quán có sự tướng như 6
pháp môn của ngài Naropa.
Trong khi ngành Mật-Thừa Tây-Tạng có vẻ hoàn bị hơn, vừa bao gồm
đàn tràng, thần chú, chủng- tử, lại vừa xiển dương phép thiền quán có sự tướng
như của ngài Naropa.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà Chân-Ngôn-Tông Trung-Hoa kém sút
về tính cách linh nghiệm hay màu nhiệm. Là vì thực ra, người tu học Phật, tuy cần
có cái nhìn quán thông các pháp môn để tạo một tín- tâm rộng sâu, nhung tới khi
hành trì, chỉ cần bám chặt một phương thức, một cửa ngõ, rồi khéo tu tập, thì vẫn
có thể bước tới chỗ bờ-mé rồi… Tuy nhiên vẫn cần tạo dựng nhiều pháp môn, tuyên
nói nhiều thần chú, quy định nhiều chủng-tự, để phương tiện tùy thuận mọi căn
cơ sở thích của người tu tập.
Các kinh và sách bằng Việt-ngữ hiện nay có vẻ Mật-Thừa, thường
là viết theo Chân-Ngôn-Tông Trung-Hoa. Và hình như chưa có cuốn nào về Mật- Thừa
Tây Tạng.
Sở dĩ ngành Chơn-Ngôn-Tông Trung-Hoa đã phát triển đơn độc như vậy,
là vì sao?
Có lẽ là vì môi trường tâm linh của Trung Quốc vốn dĩ đã quá
phong phú rồi, và có nhiều trào-lưu giáo lý cùng tông phái để bổ khuyết vào những
chỗ thiếu sót… Tỷ dụ như về pháp môn thiền quán để thăng hoa những luồng tinh-lực
cũng mở hỏa-hầu tam muội, thì Trung-Hoa đã có phép tu Thần-Tiên-Phái của Lão-
Giáo, tuy rằng phép này chưa được cao sâu bằng Mật- Thừa Phật-Giáo. Hoặc về
phép quán chiếu hóa-hiện sắc thân như-huyễn, thì Trung-Hoa đã có Thiên-Thai-Tông,
dạy lối quán chiếu ngài Nhất-Thiết-Chúng-Sanh-Hỷ-Kiến-Bồ-Tát để đắc Hiện-Nhứt-Thiết-Sắc-Thân
tam muội… Còn về phép quán chiếu Tánh-Không để đi vào nơi Không-Kải, thì đã có
Tam Luận Tông. Rồi về phép quán chiếu trung-ấm-thân để vãng sanh Tịnh-Độ, thì
đã có đầy rẫy sách vở cùng tông phái để dạy vãng sanh… Ấy là chua kể ngành thiền
Đốn-Ngộ Đông-Độ.
Có lẽ vì vậy mà các vị tổ Tổ Chân NgônTông thấy chỉ cần xiển-duơng
nhiều về đàn-tràng, thần chú cùng chủng-tự… làm con đường đưa tới tâm bí-mật
trang nghiêm của Mật-Thừa. Và về con đường này, thì có lễ các ngài đã luận giải
kỹ càng và minh bạch hơn ngành Mật-Thừa Tây-Tạng.
Trong khi đó thì ở Tây-Tạng, Phật-Giáo du nhập là để thay thế nền
tôn giáo bản xứ Bon, nên cần phát triển toàn bộ và mọi mặt. về đàn tràng cùng
thần chú chủng-tự, về những pháp môn thiền quán có sự tướng, cũng như về ngành
thiền trực chỉ vượt sự tướng thường được gọi là Đại-Thủ-Ấn tức Mahamudra.
về Chân-Ngôn-Tông Trung-Hoa, sách Việt-ngữ có cuốn Hiển-Mật-Viên-Thông
Luận… Bộ luận này rất hàm xúc sâu sắc, được giảng dạy bởi ngài Hiển-Mật-
Viên-Thông Pháp-sư tại Ngũ-Đài-Sơn, ghi chép lại do một đệ tử là cư-sĩ Trần-Giác,
và T.T. Thích Viên Đức dịch sang Việt-ngữ. Chỉ tiếc rằng, nơi hải ngoại này, cuốn
sách ấy chưa được tái bản.
Sau đây là lược tóm những điểm giáo-lý cùng phương thức chính yếu
của Chân-Ngôn-Tông Trung- Hoa và Nhật-Bản:
A- Về vấn đề CHÂN SƯ, lễ ĐIỂM ĐẠO và QUÁN ĐẢNH
Người tu tập Thiền Đốn Ngộ cần phải có chân sư, nếu không thì dễ
lạc vào tà kiến ma chướng. Người tu Mật Thừa lại tuyệt đối càng cần chân-sư hơn
nữa, nếu không thì khó đạt thành quả và trở thành một cuộc phiêu lưu nguy hại.
Theo giáo lý Đại Thừa, chân-sư có thể là một người bằng xương bằng
thịt (tức là dệt bởi những quang minh của vọng-tưởng-kiên-cố), hoặc một vị xuất
hiện trong cơn mộng của hành-giả (tức là được dệt bằng những quang minh dung
thông của tâm tưởng), hoặc một bậc đại-thần-linh như Ngài Văn Thù hay Phổ Hiền…
hiện hình tướng cùng ngôn thuyết để chỉ dạy trong những cơn Định của hành-giả
(tức là dệt bằng những quang minh vi tế hơn).
Việc gặp gỡ chân-sư không phải là sự ngẫu nhiên, mà là một túc
duyên hy hữu, do những nhân duyên kết lại từ nhiều kiếp, cũng như do lòng khát
ngưỡng lớn lao trong kiếp này.
Việc tìm cầu chân-sư, kinh Hoa Nghiêm dạy: “Phải quán chiếu các
cảnh giới 10 phương đề tìm cầu thiện tri thức, phải dũng mãnh tự tại du hành khắp
10 phương để tìm cầu thiện tri thức, phải quán thân mình như mộng-huyễn (nghĩa
là phải sẵn sàng thí thân) để tìm cầu thiện tri thức… ”
Tìm cầu đã khó khăn rồi, nhưng tới khi gặp được một vị, cũng thực
là khó phân biệt. Biết thế nào là chân, thế nào là giả?… Nếu hành-giả có túc
duyên sâu dày, gặp được một vị cao siêu, mở tâm từ bi, chỉ cần nắm tay hành giả
là đã có thể đưa hành giả vào một con định sâu rồi, thì trường hợp đó dễ quyết
nghi.
Nhưng nếu túc duyên chỉ trung bình, lại gặp một vị muốn ẩn đạo-lực
của mình, chỉ thị hiện hình tướng xấu xa bê bối, hoặc có những tác động thử
thách… Thì kẻ tìm cầu thực khó phân biệt quyết định. Cũng như xưa kia, ngài Thiện-Tài-Đồng-Tử
còn khởi tâm nghi ngờ, nghĩ rằng Bà-La-Môn Thắng-Nhiệt có lẽ là ma chăng?!
Trong trường họp này, thì người đệ tử phải ở lại lâu để tìm hiểu
về chân diện mục của vị thầy. Nhưng cũng phải hiểu giáo-lý và có phưong-tiện-huệ
thì mới tìm hiểu nổi… Nếu một người gặp bất cứ một vị nào có chút gì khác thường,
cũng bái lạy làm thầy cả, thì kẻ đó có tâm thành khẩn muốn cầu đạo, nhưng còn
ngu si tà kiến và không có huệ.
Nhưng một khi có túc duyên gặp chân sư rồi, kẻ đệ-tử dĩ nhiên là
phải xả-thân phụng dưỡng hầu hạ. Tương tự như trong phẩm 12 của kinh Pháp-Hoa,
một tiền-thân Phật đã bỏ ngôi đi theo hầu hạ thiện tri thức Đề-Bà-Đạt-Đa…
Theo giáo lý Đại-Thừa cũng như Mật-Thừa, thì vị chân-sư thường
phải hỏi những điều kiện sau:
Phải ít nhất đắc được Không-Tam-Muội, lọt vào Tàng-Thức-Sơ-Năng-Biến,
nhìn thấy biển quang-minh hư-vô-vi-tế chan hòa cả pháp giới. Để có thể nhìn thấy
những ba động tâm thức, thấy căn cơ cùng túc mạng của người đệ tử.
Phải được giải-thoát, tức là gột sạch những não thô.
Phải có giải-thoát-tri-kiến, tức là ít nhiều pháp- nhãn, biết rằng
đối với người đệ tử này, phải cần tu pháp môn gì để dễ tiến bước.
Phải có lòng đại-bi và biết nhiều phương-tiện thiện xảo…
Sơ lược là như vậy. Nếu không hội đủ những điều kiện ấy, thì vị
truyền dạy chỉ có thể là thọ-nghiệp- sư, hoặc một thiện-hữu.
***
Khi đã gặp được thầy rồi, người tu Mật-Thừa thường phải trải qua
một thời gian chuẩn-bị hay thử thách khá nghiêm nhặt… Thời gian này có thể kéo
dài vài tháng, một vài năm hay 5, 7 năm… Tùy theo căn cơ của người đệ tử cũng
như sự xét đoán của thầy.
Trong thời gian này, người đệ tử trên đại cương thường phải tu tập
chuẩn bị như sau:
Phải phát Bồ-Đề-Tâm rộng lớn. Và luôn luôn suy ngẫm về Giác-Ngộ-Tâm,
về Tánh-Không của tất cả sự vật, và sự cần thiết lọt được vào nơi Không-Hải của
tâm thức để nhìn thấy cội nguồn của sự vật… Muốn suy nghĩ những điểm này, dĩ
nhiên là cần thông hiểu kinh điển giáo lý. Tuy nhiên, có phái Mật-Thừa chú trọng
nhiều về sự học tập kinh điển, và cũng có phái học tập ít hơn, thường chỉ nghe
theo lời giảng dạy của vị sư phụ… Đồng thời, phải suy ngẫm về Đại-Bi-Tâm của
chư Phật cùng Bồ-Tát, và sự cần thiết độ sanh đến cùng cực không-gian-tế và vị-lai-tế
thì mới nhập Pháp Giới trọn vẹn được.
Lúc đầu, vị sư phụ thường trao cho một bài thần- chú ngắn và người
đệ tử phải tụng chú đó chừng 100.000 biến hoặc 2, 3 trăm ngàn biến.
Người đệ tử phái đối trước tượng Phật lễ lần lần và đều đặn cho
tới số chừng 100.000 lễ lớn, tức là có lên gối và xuống gối, hoặc có khi nằm rạp
xuống sát đất.
Phải tập quán-tưởng về vị sư phụ mình y như là Đức Phật vậy.
Cũng có tâm Đại-Bi sâu thẳm mênh mang như vậy, cũng có Nhứt-Thiết-Chủng-Trí biết
từng hạt mưa từng vi-trần như vậy. Cũng có báo-thân rực rỡ hào quang, cùng
pháp-thân vắng lặng chói sáng, và cũng có những sắc tướng hóa-thân bời bời như
Phật vậy.
Phải tập quán tưởng, nhìn thấy hải-hội Chư Phật và Bồ-Tát rực rỡ
đầy rẫy trên thinh không, rồi dùng tâm lực, quán-tưởng chính mình cùng đi tới hải-hội
ấy và hóa hiện nhiều hóa-thân để tới trước cúng dường chư Phật cùng Bồ-Tát.
Hoặc dùng Tâm-lực, quán tưởng chính mình có thể hóa hiện một cõi
thế giới đầy vàng bạc châu báu, với các loài chúng sanh ở các đạo… rồi dâng cõi
đó làm vật cúng dường, để cúng dường chư Phật và Bồ- Tát.
Hoặc quán tưởng thân mình là rỗng-không, là hào quang… rồi quán
thân ấy tiêu-dung, chìm vào biển hào quang của pháp giới.
Sơ lược là như vậy.
Lẽ dĩ nhiên là trong thời gian chuẩn bị, những quán tưởng trên
đây của kẻ hành giả chưa thành tựu gì mấy nỗi, vì nếu thành tựu được thì đã đắc
quả rồi… Nhưng điều cần thiết là cố gắng tu tập theo chiều hướng
Tới một lúc nào đó, vị sư phụ sẽ làm lễ Điểm- đạo truyền pháp
(initiation) cho hành giả. Trong cuộc lễ này, vị sư phụ thường là trao ấn-khế
cho hành giả, tức là trao một ấn quyết tức mudra cùng một bài thần chú mantra
riêng biệt, và hành giả phải giữ bí-mật trong suốt cuộc đời tu học. Đồng thời,
theo như Mật-Tông Tây-Tạng, cũng trao cho hành giả một hình ảnh bậc đại-thần-linh-thủ-hộ
cho hành giả, được gọi là Yidam.
Lễ điểm đạo này thường có nhiều lần, nhiều thứ bực… Tỷ dụ như có
lễ điểm-đạo để nối tiếp thần-lực cho hành giả tiêu trừ những nghiệp chướng của
mình. Hoặc để truyền sức tự-tại cho lời nói của hành giả. Hoặc truyền sức tự-tại
cho tâm thức hành giả để gia tăng sức quán chiếu… Theo thông lệ, thì có chừng
3, 4 thứ lễ điểm-đạo.
Tới khi sự tu tập của hành giả đã thuần thục cao độ, sẽ có cuộc
lễ QUÁN ĐẢNH, gọi là Abhisekha… Thọ lễ quán-đảnh rồi, thì tương tự như vị thái
tử được tấn phong, đội mũ vương miện để sau này lên làm vua… Hành giả trở thành
một quán-đảnh-sư, có thể kế thừa pháp bí mật màu nhiệm của tông môn.
Cho nên, đó là việc khó… Tuy nhiên, đó cũng là tùy thuộc truyền
thống của tông môn: có phái chỉ đòi hỏi một mức độ thành tựu thấp hơn cũng có
thể thọ lễ quán đảnh, trái lại, có phái đòi hỏi một mức độ thành tựu cao hơn.
Trong những lễ điểm-đạo hay quán-đảnh, thường có những lối chỉ dạy
khẩu-truyền của vị sư phụ… Các cuộc lễ này đều có khía cạnh bí-truyền, và người
ngoại cuộc khó biết được chi tiết…
Chỉ cần ghi thêm rằng: nhiều tôn giáo lớn khác cũng có những
nghi lễ điểm-đạo hoặc quán-đảnh của họ… Tỷ dụ như xưa kia, chúa Ki-Tô đi tới bờ
sông Jourdain gặp thánh J. Baptiste đương làm phép rửa tội bằng nước sông. Phép
rửa tội (bapteme) tức là nghi lễ điểm đạo. Nhưng J. Baptiste trông thấy chúa,
thì NHẬN ra chúa, nên từ chối không dám khinh mạn làm lễ rửa tội cho ngài.
Nhưng chúa nói ngươi cứ rửa tội cho ta, và J. Baptiste đã vâng lời.
Sau đó, thì chúa Ki-Tô thọ ngay lễ quán-đảnh bởi chúa Thánh-thần
tức Holy Spirit, cũng tức là luồng hào quang thần-lực nối-liền Thiên-Chúa với ứng-thân
của ngài chúa Ki-Tô. Và luồng hào quang đó đã nhập đảnh đầu của Chúa, thành
hình dáng như con bồ câu trắng… Nên sau này, Thiên-Chúa giáo hay lấy 2 con vật
làm ký-hiệu tượng trưng là con rắn và con bồ-câu trắng, con rắn thì tượng trưng
cho trí-huệ khôn ngoan của người tín đồ. Còn con bồ câu tượng trưng cho lòng từ
và bác ái.
Sau này, chúa Ki-tô cũng truyền phép quán đảnh cho một số tông đồ.
Và các vị này đã đắc những quyền năng như chữa bệnh, đuổi quỷ, hoặc hiểu những
ngôn ngữ lạ…
B) – Về giáo lý THẬP TRỤ TÂM, tức là 10 mức độ tâm thức:
Điểm này đã được trình bày ở chương 2:
C- Về thuyết LỤC ĐẠI VÔ NGẠI:
Lục đại (six elements) là: đại, thủy, hỏa, thổ, phong, không (hư
không hay esther) và Thức (conscience), tức là 6 yếu-tố căn bản tạo dựng nên
pháp giới này.
Lục đại được sắp xếp để đi lần lần từ chỗ sắc- tướng đến chỗ
vô-tướng-mạo, từ chỗ có vẻ ù-lỳ-bất- động kém linh hoạt tới chỗ cực kỳ linh hoạt…
Như địa- đại có sắc tướng rõ rệt và có vẻ ù lỳ bất động kiên cố, thủy-đại tuy vẫn
có sắc tướng rõ rệt, nhưng đã linh hơn, hỏa-đại thì sắc tướng đã bắt đầu hư-ảo
nên linh hoạt hơn nữa, phong-đại thì gần như vô hình tướng và thuần túy linh hoạt
nên khắp giáp nhiều hơn, không-đại thì vô hình tướng, vô ngại và chu biến khắp
giáp pháp giới nên linh hoạt hơn nữa, còn Thức-đại là cao và sâu hơn cả, vô
hình tướng hơn nữa, vô ngại, chu biến và cực kỳ linh hoạt… vì nó chính là cội
nguồn làm phát sinh 5 đại kia.
Trong kinh Lăng-Nghiêm, Phật lại sắp xếp thành 7 đại và giảng
nói kỹ càng về lẽ ẨN-HIỆN trùng-trùng-tương-sanh-tương-duyên giữa 7 đại… Sở dĩ
có thể chia thành 7 đại vì Thức-Đại có thể chia làm 2 phần: một phần là thức-tâm
thường lăng-xăng-giao-động làm LÓE lên những ảnh-tượng méo mó lệch lạc về sự vật,
và vẫn được gọi là Thức-Đại. Còn một phần Thức-Tâm thì lắng xuống, đứng lặng và
trong sáng như mặt nước hồ thu, nên phản chiếu trung thành các ảnh-tượng sự vật
tương tự như trăng-đáy-nước, và được gọi là Kiến- đại… Nhưng Kiến-đại, trên bản
chất, vẫn là Thức-Đại, nhưng đứng lặng mà thôi.
Nên thực ra, thuyết Lục-Đại-Vô-Ngại cũng chỉ là giáo lý 7 đại ẩn-hiện
lẫn nhau của kinh Lăng- Nghiêm.
Nhưng vì sao các Đại lại có thể vô-ngại và ẩn- hiện lẫn nhau?
Chỉ là vì các Đại, tuy đối với mắt phàm phu đều mang những sắc
tướng cùng tính-chất có vẻ khác biệt, nhưng thực ra đều do THỨC BIẾN cả. Đều là
do những cơn-lốc-ba-động-quang-minh tâm thức, khởi lên rồi xoay vần miên viễn từ
vô thủy, giao thoa xen lẫn thẩm thấu lẫn nhau, cái thô cái tế… tới nay kết tập
lại thành những ảnh-tượng đó. Địa-đại và Thủy-đại được kết tập nên bởi những
quang minh của vọng-tưởng-kiên-cố. Hỏa-đại và Phong-đại được kết tập bằng quang
minh của vọng-tưởng-hư-minh. Không-đại được kết tập bằng những quang minh của vọng-tưởng-dung-thông.
Còn Thức-đại hay Kiến-đại thì được dệt nên bởi những quang minh
của vọng-tưởng-u-ẩn chấp ngã, cùng vọng-tưởng-hư-vô-vi-tế chấp pháp.
Chúng ta trôi lăn lưu chuyển từ vô thủy, do những tập-khí mê muội,
nhị-biên và lưu ngại, nên luôn luôn lầm tưởng rằng: địa-đại là khác với thức-đại,
vật khác với tâm, và thân khác với tâm… Nhưng kỳ thực chúng đều là hư-huyễn cả,
chẳng phải một chẳng phải khác, và trên bản chất, chỉ có thể là một. Nên vật ấy
chính là tâm đây, sự ấy chính là Lý đây (câu Tức-sự- nhi-chân của Mật-Thừa), sắc
ấy chính là chân-không và không chính là chân-sắc, phiền não chính là bồ-đề
đây, và những cảnh-giới nhật dụng thường ngày ù lỳ và lê thê của 6 nẻo luân hồi
chính là những cảnh giới bất- tư-nghị chập chùng thần biến của Hoa-Nghiêm.. .Vì
sao? Vì đều là quang minh cả, đều là do quang minh biến-hiện, chuyển-hiện lẫn
nhau từ thô đến tế, và trùng- trùng-tưong- s anh-tương-duyên.
Bởi thế, nên ẩn-hiện và vô ngại. Lúc ẩn lúc hiện, tùy theo sức
chiêu cảm của nghiệp-lực nở xòe ra của chúng sanh đứng nhìn sự vật hay Pháp Giới.
Vậy thì, nói tóm lại, giáo lý các Đại vô-ngại-ẩn- hiện là giáo
lý chung của Đại-Thừa cũng như Mật- Thừa.
Có điều là trong Mật-Thừa, giáo lý Lục-đại-vô- ngại là căn bản của
sự quán chiếu về Mạn Đà La của pháp giới. Nên đã được chỉ bày thêm ít nhiều chi
tiết về tính chất các Đại, như hình-thù, màu sắc, cũng như các chủng-tự tức là
những nhịp-điệu rung chuyển (vibrilles lumineuses) của các ba-động quang minh
đã kết tập nên các Đại… Đe làm gì? Là để vẽ những bức Mạn-Đà-La và giúp cho sự
quán chiếu của hành giả.
Là vì tất cả Phật-Giáo hay Mật-Thừa, trước sau cũng chỉ là
quán-chiếu hay quán-tưởng… Người tu Tịnh thì phải quán tưởng Đức A Di Đà hay cảnh
giới Tây-Phương, hoặc quán chiếu ngay âm thanh cùng câu niệm Phật của mình. Người
tu thiền thì chỉ quán chiếu cái tâm-năng-quán, và không-hải của tâm-thức. Còn
người tu Mật thì phải quán chiếu những luồng khí-lực, những chủng-tự luân-xa,
những diệu-sắc-thân của các bậc đại-thần-linh, những hải-hội, và những mạn-đà-la
về pháp giới.
***
Cần nói thêm ít chi-tiết về 6 Đại, để hiểu rõ hơn về Mạn Đà La
và lối quán chiếu của Mật-Thừa:
Về Địa-đại, đại này tiêu biểu cho khía cạnh ù-lỳ kiên cố bất động,
kém linh hoạt nhất của sự vật hay của pháp giới. Nhưng nó có năng-lực nâng đỡ
và bảo-trì vạn vật. Cho nên, nếu biểu thị ở hình thù, thì nó là hình VUÔNG. Biểu
thị ở màu sắc, thì nó là màu VÀNG. Đó là ý nghĩa của Địa-đại.
Chủng-tự của nó là chữ A…, hay chữ LAM… viết theo Phạn-văn.
Về Thủy-đại, thì đại này đã vi tế và linh hoạt hơn, nên có có thể
thẩm thấu và thấm ướt địa-đại… nó có tác dụng duy trì vạn vật và làm tăng trưởng.
Neu biểu thị ở hình thù, thì nó là hình KHỐI, vì có chiều hướng chảy xuống và đọng
lại thành vũng như đầm-lầy hay biển-sâu. Neu biểu thị ở màu sắc, thì nó là màu
TRẮNG NHẠT. Đó là ý nghĩa của Thủy-đại.
Chủng-tự của nó là chữ VAM, viết theo Phạn- văn.
Hỏa-đại lại vi-tế và linh hoạt hơn nữa. Tính chất của nó là
nóng. Tác dụng của nó là làm thành thục vạn vật. Đồng thời, nó cũng có thể
thiêu trụi vạn vật, thiêu rụi những trần-cấu để thành tinh hoa vạn vật, tức là
phá hủy những hình thái thô kệch để chuyển sang những hình thái vi-tế hơn… Nếu
biểu thị cho hình dáng thì nó là hình TAM GIÁC có đầu nhọn, vì có chiều hướng bốc
lên. Nếu biểu thị ở màu sắc, thì nó là màu ĐỎ. Đó là ý nghĩa của Hỏa-đại
Chủng-tự của nó là chữ RA…, hay RAM.
Phong-đại lại vi-tế và biến-ảo hơn nữa. Tính chất của nó là thuần
túy động, nhưng là cái động tương- đối, còn có thể-tốc và rớt vào vòng không-thời-gian.
Tác dụng của nó vừa là tăng trưởng vạn vật vừa là biến đổi vạn vật. Trong thời
kỳ kiếp thành của một thế giới,
những cơn phong luân lớn lao làm phát-hiện hình tướng thế giới.
Nhưng trong thời kỳ kiếp hoại, thì nó cũng làm tan hoại tiêu dung thế giới…
Hình dáng của nó được biểu thị bằng hình BÁN NGUYỆT, tức là cái bất-động của
hình vuông và cái động của hình tròn kết họp thành. Màu sắc của nó là màu ĐEN,
vì màu đen là bất-biến nhưng lại có khả năng hàm chứa nhiều màu khác.
Chủng-tự của nó là chữ HA… hay YAM… Biểu thị cho sức tự-tại khá
cao của nó, và ít bị nhân duyên ràng buộc.
Không-đại còn vi-tế và kỳ-ảo hơn nữa…
Trông có vẻ như tĩnh-lặng, nhưng thực ra hết sức thần-tốc, hơn cả
Phong-đại. Vì vi-tế và thần tốc, nên nhiều sức tự-tại vô ngại, và thẩm thấu cả
4 Đại trên… Nếu biểu thị ở hình dáng thì là hình BẢO CHÂU, vì bảo châu có sức
màu nhiệm tùy theo các vật mà hiện hình, và không có vật nào là không hàm chứa
hư-không cả. Biểu thị theo màu sắc, thì nó là màu XANH thẳm.
Chủng-tự của nó là chữ KHA… hay chữ HAM…
Thức-đại tức là Hiện-thức hay vọng-thức, tức là những ba-động
quang minh của tâm thức còn bị ô nhiễm bởi vọng-tưởng và vọng-tình, nên có chiều
hướng xoay tròn muốn làm phát hiện các thứ hình tướng… Đại này hư-vô vi-tế, hết
sức kỳ-ảo và thần tốc, và nó chính là cội nguồn là phát hiện 5 đại trước. Nó đồng
thời lại sáng láng và hay-biết… Hình dáng của nó là tất cả mọi thứ hình dáng,
và màu sắc của nó cũng là mọi thứ màu sắc. Tuy nhiên, tạm được biểu thị bởi
hình TRÒN, tức là xoay-tròn, và màu sắc là trắng CHÓI SÁNG.
Chủng-tự của nó là chữ HUM… hay HỒNG.
Kiến-đại cũng là thức-đại, nhưng nó là Chân- thức, vì đã gột sạch
hết mọi cấu nhiễm tức vọng-tưởng và vọng-tình. Nên nó đứng-lặng-và-chiếu-soi-sáng-
ngời. Nó cũng chính là Diệu-tâm vô tướng mạo, hay hào-quang pháp thân của chư
Phật… Tuy có vẻ đứng lặng, trầm nhiên bất động, nhưng kỳ thực là cực kỳ thần-tốc,
vượt ra ngoài cả không-thời-gian. Vì cực kỳ thần-tốc nên cực kỳ nhiệm màu kỳ ảo.
Đồng thời, cũng cực kỳ sáng ngời, khiến cho đạo-nhãn các bậc Thanh- Văn cũng
không chịu đựng nổi, nên nó cũng không thể biểu thị bằng hình dáng hay màu sắc
được.
Chỉ tạm biểu-thị nò bằng chủng-tự UM… hay ÁN…
Những chủng-tự cùng ý nghĩa vi-mật của chúng là một vấn đề phiền
toái khó hiểu… Tuy nhiên, trong các chủng-tự, người sơ cơ chỉ cần nhớ 2 chữ: Chữ
UM hay là AN, và chữ HUM hay là HỒNG. Chữ UM là để chỉ cho cái vô-cùng-tận-vô-tướng-mạo
của biển Tâm (infini sans forme), còn chữ HUM là chỉ cho cái vô- cùng-tận-đã-hiện-tướng,
tức là nằm trong những sắc- tướng có cùng tận (infini dans lefini). Song 2 trạng
thái đó chẳng phải là cố định ù lỳ, vì cái vô-cùng-tận vốn sẵn có khả năng nhiệm
màu, thuận giòng ĐI XUỐNG, phan duyên và hóa-hiện các thứ sắc-tướng… còn cái
vô-cùng-tận đã hiện tướng cũng có khả năng nhiệm màu, ngược giòng ĐI LÊN, để vượt
qua sắc tướng và trở về trạng thái vô tướng mạo và thuần nhất… Nói theo danh từ
kinh Lăng Già cùng Duy Thức, thì ÚM tượng trưng cho Chân Thức và được biểu thị
bởi đức Tỳ Lô Giá Na hay Đại-Nhật Như-Lai, còn HUM là tượng trưng cho Hiện-thức
và được biểu thị bởi đức Bất-Động Như-Lai. Hai chữ đó là 2 trạng thái cực-độ
(poles), và ở khoảng giữa, là tất cả cái vòng huyễn-hiện của tâm thức hay của
pháp giới.
D)- Về giáo lý MẠN-ĐÀ-LA (mandala), và về những Linh-phù
(Yantras).
Mạn Đà La có nghĩa là viên-mãn-tròn-đầy, nên đôi khi cũng được dịch
là luân-viên-cụ-túc.
Nhưng cái gì viên mãn tròn đầy, cái gì vừa luân viên lại vừa cụ
túc?
Là tất cả những cái gì phát-hiện (manifesté), huyễn-hiện trên mặt
biển tâm này. Tất cả những cái đó, từ cái cực-nhỏ đến cái cực-lớn, từ cái tế-vi
mờ ảo đến cái thô-kệch rõ rệt, tất cả đều viên mãn tròn đầy cả.
Vì sao?
Là vì tất cả những cái đó dù là cái có vẻ tầm thường nhỏ nhoi
thô kệch nhất, cũng đều là những vết- tích-biến-hiện của diệu-tâm, cũng đều hàm
chứa diệu- tâm, cũng đều BỔN cụ tức là sẵn có đầy đủ cả… Và tuy nhiều khi xuất-hiện
như có vẻ ù lỳ cố định, nhưng không một sát-na nào là không rùng mình chuyển-hiện.
Một hạt bụi cũng chiếu soi, và cũng hàm chứa tiềm- năng chuyển-hiện thành một
thế giới. Một thế-giới hay cả pháp-giới cũng chiếu soi, và cùng hàm chứa tiềm
năng thu nhỏ lại để chuyển-hiện thành vi-trần… Một chiếc lá cây, một cọng cỏ, một
bông hoa cũng viên mãn tròn đầy, cũng là một Mạ Đà La, một trường-lực, và hình
thù đường nét của nó, màu sắc, mùi hương, âm thanh của nó… đều diễn tả về cái lịch
trình biến-hiện kỳ ảo của nó khởi lên từ vô thủy ở giữa biển Diệu-Tâm.
Tất cả giáo-lý của chư Phật Thế -Tôn chỉ là như vậy. Chỉ nhằm dạy
ta cái lẽ Huyễn-hiện-nhiệm-màu- kỳ-ảo của tự-Tâm, chiêu cảm bởi cái màn
thiên-la-võng của nghiệp-lực nở xòe ra cũng như được gia trì bởi cái biển thiên
la võng quang minh của thần-lực chư Phật… Cho nên, người tu Phật, dù là theo Hiển-
Giáo hay Mật- Thừa, nếu chưa hiểu rõ tin sâu ở lễ biến-hiện kỳ ảo ấy, thì chưa
biết nương vào những vết-tích phát hiện của vật để tìm tung-tích của tâm, và
khó thể trở về nguồn tâm được.
Do đó, chữ Mạn Đà La có thể có vô lượng nghĩa… Nhưng lược tóm lại,
thì có vài ba nghĩa, nghĩa hẹp hay nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, Mạn Đà La có nghĩa là Đàn- tràng, hay Đàn-pháp,
hay Đạo-tràng.
Tức là nơi chỗ ngồi của kẻ hành giả để tu tập, để tịnh thân nghiệp,
khẩu nghiệp và tĩnh tâm, rồi đắc những đạo quả hoặc đắc bồ-đề. Neu đắc được bồ-đề,
thì nơi đó gọi là bồ-đề đạo-tràng (Bodhimandala).
Muốn đắc những đạo quả, nhất là đạo-quả cao, thì hành giả không
thể trông cậy đơn độc vào Tự-lực nhỏ nhoi và hữu biên của mình, và điều cần thiết
là phải chiêu cảm được sức gia trì mạnh mẽ của Thần-lực.
Muốn chiêu cảm sức gia trì của thần lực, thì kẻ hành giả, một là
phải dùng Tâm-lực của mình để tạo lập một đàn tràng. Tức là phải quán chiếu
miên man chỗ ngồi ấy như một nơi màu nhiệm, chập chùng quang minh, một nơi hải-hội,
và ở nơi đó, chư Phật cùng bồ- tát sẽ vân tập đến và tỏa sức gia trì cho mình.
Hai là nếu hành giả chưa đủ Tâm lực để quán chiếu, thì cần phải
dùng những hình tướng cùng nghi lễ để tạo lập một đàn-tràng, tức là những
phương-tiện để chiêu cảm sức gia trì của Thần lực.
Cho nên, trong kinh Đại Nhật, Ngài Kim Cang Thủ hỏi: “Bạch Thế-Tôn!
Sao gọi là Mạn Đà La?” Đức Đại Nhật dạy: “Phát sanh chư Phật gọi là Mạn Đà La,
không gì hơn được… Chư Phật đều ở đạo-tràng mà ra, nếu không có đạo-tràng thì
không thể có chư Phật…”. Lời dạy đó có nghĩa là nếu muốn đắc những đạo-quả cao
và thành Phật, điều cốt thiết là phải được sức gia trì của Thần-lực. Vì nếu chỉ
đơn độc trông cậy vào Tự- lực không thôi, thì kẻ hành giả đã tự tách mình ra khỏi
Pháp Giới rồi, và không thể ôm trọn vẹn pháp giới làm thân tâm mình được.
Tóm lại, đối với một bậc cao như Ngài Duy Ma Cật hay một vị Bồ
Tát Đệ Bát Địa trở lên, thì ngồi ở bất cứ chỗ nào cũng đều trở thành đàn-tràng
hay đạo- tràng cả. Dù là ngồi ở một căn nhà ọp ẹp, ở một gốc cây, ở nơi đồng
sâu núi thẳm, ở bãi sa mạc, ở đảnh núi Tu-Di… thì tâm lực của ngài cũng đủ khiến
nơi đó trở thành cực kỳ màu nhiệm, thành một hải-hội, thần-biến chập chùng. Một
cọng cỏ, một hòn sỏi, một con kiến… cũng trở thành nguyên hình, hiện rõ cái bản-lai-diện-
mục vốn là những cơn-lốc quang minh chập chờn biến hiện. Tất cả những oai nghi
đều trở thành ấn quyết, tất cả âm thanh trở thành Diệu-Âm vi mật, và tất cả cảnh
giới đều khó thể nghĩ bàn.
Nhưng đối với những ai chưa đủ Tâm-lực bất tư nghi, thì vẫn cần
phải dùng hình tướng cùng nghi lễ để thiết lập một đàn tràng Mạn Đà La làm chỗ
tu tập.
Đàn tràng vừa có nghĩa là SANH, lại vừa có nghĩa là TẬP. Sanh là
có thể làm nảy nở phát sanh vị Phật ở trong tâm thức của hành giả. Còn Tập là
có thể kết-tập, khiến chư Phật cùng Bồ Tát đều vân tập nơi ấy, kết thành một hải-hội
nhiệm màu ở ngoài, và tỏa sức gia trì cho hành giả. Tương tự như một tấm gương
kết- tụ để gom góp những luồng lực, những luồng quang minh tốt lành… Và sự sanh
ở bên trong, cùng sự tập ở bên ngoài, bao giờ cũng tương-ưng với nhau cho tới
khi có thể hiệp-nhất làm một. Nên dĩ nhiên là kẻ hành giả vẫn phải cố gắng dùng
tâm lực quán chiếu, để màu- nhiệm-hóa-đàn-tràng.
Vậy thì những phương-thức để thiết lập đàn- tràng ra làm sao?
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật có dạy ngài A Nan cách thức tỉ mỉ
rõ ràng. Lược trích như sau: “Neu ở thời mạt pháp, có người muốn lập đàn tràng,
thì phải lấy phân con Bạch-Ngưu ở núi Tuyết-Sơn, trộn với hương chiên đàn đế
quét trên mặt đất… Neu không có phân Bạch-Ngưu, thì phải đào bỏ các lớp đất thô
trên mặt đất, rồi lấy thứ cát vàng nhỏ mịn, trộn với các thứ hương, rồi làm
thành bùn, lấy bùn đó trát lên mặt đất đạo-tràng, thành một cái đàn bát-giác, mỗi
bề 1 trượng 6… Giữa trung tâm đàn, an trí một hoa sen ỉàm bằng vàng, bạc, đồng
hoặc cây, giữa hoa để một cái bát đựng nước mù-sương, và trong nước ấy, tùy ý cắm
các hoa lá hiện có… Rồi lấy 8 cái GƯƠNG tròn, đặt ở 8 phía chung quanh hoa sen.
Bên ngoài những tấm gương ấy, lại an trí 16 hoa sen và 16 lư-hương thành vỏng
tròn, trong lư-hương đot toàn hương trầm-thủy…
Ở ngoài 4 phía, treo khắp tràng phan và an trí các hình tượng của
chư Phật và Bồ-Tát 10phương nơi 4 vách. Ở chính giữa, đề hình tượng Phật Tỳ Lô
Giá Na, Phật Thích Ca, Di Lặc, A-XÚC, Phật A Di Đà… cùng các hình tướng đại-biến-hóa
của ngài Quán Thế Ảm cùng các vị Kim Cang Thần…
Lấy 8 cái GƯƠNG treo úp trên hư không, mặt gương này đoi chiếu với
8 gương trước ở trung tâm đàn tràng, khiển cho các HÌNH ANH lồng nhau nhiều lớp…
”
(Lược trích kinh Lăng Nghiêm, trang 171 trở đi Cách thức lập đàn
tràng, rất sơ lược là như vậy.
ĐÀN TRÀNG CHUẨN ĐỀ:
Phương thức lập đàn-tràng của kinh Lăng- Nghiêm rất kỹ càng và
công phu, người thời nay ít ai có thể noi theo được.
Nên trong kinh Phật-Mầu Chuẩn-Đề Đà La Ni có dạy một cách thức lập
đàn tràng rất đơn giản mà vẫn thành tựu được Đàn Pháp… Hành giả chỉ cần lấy một
tấm GƯƠNG tròn rất mới, chưa dùng, để trước bàn thờ Phật, rồi tùy sức trang
nghiêm bằng hoa, hương và tịnh thủy. Rồi ngồi trước tấm gương đó, kết ấn Chuẩn
Đề, trì 108 biến chú Chuẩn Đề để phổ thần-lực vào tấm gương ấy. Như vậy, tấm
gương trở thành một đàn- tràng, gọi là Kính-đàn, và hành giả có thể bỏ gương
vào một bao vải, đi đâu cũng mang theo như vật tùy thân… Mỗi khi muốn tụng niệm,
chỉ lấy kính-đàn ra để trước mặt, rồi kết ấn tụng chú, hoặc niệm Phật, hoặc ngồi
thiền quán chiếu…
Bộ Hiển-mật-viên-thông ghi rằng: “Trong Mật- tạng, Kính-đàn Chuẩn-đề
này là yếu-diệu, tổng nhiếp tất cả đàn-pháp… ” Kính-đàn này vừa yếu-diệu lại vừa
giản dị, nên chắc nhiều người có thể tu tập theo cách thức này…
NHỮNG BỨC VẼ MẠN-ĐÀ-LA:
Còn một cách thức nữa để thiết lập đàn-tràng, là vẽ những bức họa
Mạn Đà La, coi đó là đàn-tràng để hành giả ngồi tu tập và quán chiếu.
Cách thức này rất thông dụng trong những phái Mật-Thừa Tây-Tạng.
Những bức họa này thường được vẽ bằng phấn màu, vẽ ngay trên mặt
đất hoặc trên vách tường ở nơi tu tập, hoặc vẽ trên những tấm lụa có thể cuộn lại
và mang theo như vật tùy thân của hành giả… Thông thường thì với một bức họa Mạn
Đà La và một kính- đàn, kẻ hành giả có thể tạo dựng một đàn-tràng đầy đủ và tốt
đẹp.
Việc vẽ Mạn Đà La dĩ nhiên là một việc khó, không phải ai cũng
có thể làm được… Và một vị Chân- sư, ngoài những điều kiện co bản phải hội đủ
đã nói ở trên, cũng cần phải biết vẽ Mạn Đà La và hiểu các ý nghĩa tượng trưng
của những hình tướng trong bức họa.
Theo nghĩa RỘNG, thì Mạn Đà La không những chỉ tượng trưng cho
chỗ ngồi tu tập (đàn-tràng) của hành giả, mà còn tượng trưng cho cái biển
tâm-thức mông lung mịt mùng của người tu (tiểu vũ trụ hay microcosme) với tất cả
những luồng tâm-tưởng cùng lực-đạo của nó… cũng như tượng trưng cho toàn thể
pháp giới (đại vũ trụ hay macrocosme) với tất cả những luồng lực-đạo, những thế-giới-hải,
và những hải-hội nhiệm màu của nó.
Tượng trưng cho một hạt bụi cũng như cho pháp giới. Vì trong một
hạt bụi, cũng có những cuốn kinh lớn cùng vô số những hải hội nhiệm màu.
Những luồng lực-đạo hay tâm-tưởng ấy… tỷ dụ như lòng đại-bi, đại-xã,
đại-trí hoặc các hạnh, các nguyện cùng các lực trong Phổ-Hiền-hải… hoặc các luồng
nghiệp-lực bất-tư-nghì… thường thì là vô hình vô ảnh, nhưng tới lúc hiện-tướng
thần-hóa, đều là mang những sắc-tướng hao hao siêu nhân-ảnh, hoặc tốt đẹp uy
nghi, hoặc cực kỳ hung dữ, và được tượng trưng bởi những vị Phật, những đại Bồ-Tát,
những quỷ-thần- vương, những vị Phật Heruka hay nữ-thần Dakini v.v…
Cho nên, người vẽ Mạn Đà La hoặc người tu tập Mạn Đà La, cần phải
thấm nhuần sâu xa mấy điểm chân-lý chính yếu sau đây:
– Pháp giới này, hạt bụi này, thân này, tâm thức này… chẳng phải
là gì khác cả, mà chỉ là sự HUYỄN HIỆN của tự-Tâm.
– Giữa tâm thực và pháp-giới, cũng như giũa hạt bụi và pháp giới,
đều có sự TƯƠNG ƯNG bất tư nghi, không mảy may sai lệch, và tưoug-
sanh-tương-duyên.
– Trong lịch trình hiện-tướng của các luồng lực- đạo để tạo dựng
nên pháp giới cùng sự vật, thì sự chuyển động bao giờ cũng xoay-tròn-trôn-ốc biểu
thị bởi chữ VẠN. Vì vật là do thức biến, và những quang minh tâm thức bao giờ
cũng xoay tròn thành những cơn-lốc (tourbiỉỉon) những vòng phong-luân để kết-tụ
cô động lại thành hình tướng.
– Và trong sự kết tụ thành hình-tướng, bao giờ cũng có tác động
phân-cực-hoa (polarisation), hay nhị-biên-đối-đãi-hóa (dualities)… Tỷ dụ như
phân-cực thành đại-trí và đại-bi, thành Heruka và Dakini, thành mặt trời và mặt
trăng, thành âm-dương, thành tiềm thức và ý thức, thành xuôi giòng đi xuống và
ngược giòng đi lên, thành ÚM và HỒNG…
Và các mạn-đà-la thường là phải tuân theo những luật tắc hay điểm
chân-lý chính yếu trên đây…
Thực ra, Mạn Đà La có vô lượng nghĩa, nên các bức vẽ Mạn Đà La
cũng có thể vô lượng vô số… Vì về một hiện-tượng nào cũng là Mạn Đà La cả, miễn
là tin- hiểu sâu xa và tuân theo mấy luật tắc trên đây.
Nên có thể vẽ một bức Mạn Đà La về 6 nẻo luân-hồi (mandala cỵcle
des 6 existences). Hoặc vẽ cái vòng triển-chuyển của nghiệp-lực trôi lăn lưu
chuyển và đi xuống. Hoặc vẽ các lịch trình của con cá tích, vượt qua 5 màn
sương mù là 5 ấm, để yết-đế yết-đế ngược dòng đi lên và trở về biển tâm… Hoặc vẽ
một cọng hoa nở từ chỗ vô hình ra chỗ hữu hình, rồi lại tàn lụi đi để tiêu dung
vào biển không…
Nhưng thực ra, tuy pháp giới lung linh muôn hình vạn trạng, song
cái nhịp điệu bềnh bồng của nó cũng chỉ có 2 chiều hướng: thở ra hay thở vào,
ly tâm hay hướng-tâm, thuận dòng đi xuống để trở thành thô kệch hay ngược dỏng
đi lên để trở thành vi tế từ chỗ vô-hạn ra chỗ hữu-hạn hay từ hữu-hạn trở về
vô-hạn… tức là đi từ chữ ÚM ra chữ HỒNG hay là ngược lại… Do đó, nên ngày nay,
các nhà thiên văn học đã nhận thấy rằng trong các giải ngân hà (galaxies), ở
nơi trung tâm, thường thấy xuất hiện những vết-hố-thẳm-đen (black holes), và ở
nơi đó, các cực-vi vật chất hình như tan biến đi, nhập vào hư-không, trở về với
biển tinh-lực vô tướng mạo của tâm.
Và cũng bởi thế, nên trong Mật-Thừa, nơi các kinh Đại-Nhật và
Kim-Cang-đảnh, thường chỉ nói tới 2 loại Mạn Đà La chính yếu là: THAI TẠNG GIỚI
Mạn Đà La chuyển hiện từ chữ HỒNG đến chữ ÚM, và KIM CANG GIỚI Mạn Đà La chuyển
hiện từ chữ ÚM đến chữ HỒNG:
a) THAI TẠNG GIỚI Mạn Đà La:
Thai Tạng Giới được dịch là Garbhadhatu.
Mạn Đà La này lấy xuất phát điểm ở chữ Hồng, và mô tả cái lịch
trình chuyển hiện cùng những luồng- lực-đạo của nó, đi từ chữ Hồng để trở về nhập
vào chữ Úm. Hồng là tượng trưng cho cái mầm-vô-cùng-tận nằm trong cái hữu-tận,
nay lên đường trở về nhập vào cái biển sáng ngời và rỗng lặng của Diệu Tâm hay
là chữ Úm vô cùng tận.
Cũng tức là cái mầm tâm thức le lói chiếu soi của chúng sanh, nằm
trong cái sắc-thân bùn nhơ thô kệch, nay quyết tâm làm con cá tích lên đường trở
về, muốn tiêu dung vượt qua các màn sương mù ảo-ảnh, để trở về nhập vào nguồn
Tâm. Nên cũng thường được dịch là Le quintuple epanouissement de la voie de l
‘integration.
Sỡ dĩ được gọi là Thai- Tạng là vì vậy. Là cái mầm tâm thức sáng
ngời ấy lần lần lớn lên, bồi dưỡng bởi sức sáng của Đại-Trí cùng nước của Đại
Bi, rồi lớn lên, trở thành một thứ thánh THAI sáng ngời, hào quang bao trùm các
cõi, và làm phát hiện một vị Phật để tiếp-nối giòng giống của chư Như Lai… Theo
kinh Lăng Nghiêm cùng Hoa Nghiêm, thì Thánh Thai Phật này được bắt đầu kết tụ ở
giai đoạn Thập-trụ trên con đường Bồ Tát đạo… Cũng tương tự như cái thai một đứa
trẻ trong bụng mẹ, được bồi dưỡng bởi tinh của người cha và máu của người mẹ, đồng
thời suy động bởi sức hành của nghiệp-lực cực kỳ mãnh liệt, làm nổi lên các cơn
phong luân trong bụng mẹ, rồi quyện các thứ cực-vi của máu huyết để tạo dựng một
thân căn đầy đủ.
Vậy thì Mạn Đà La này được vẽ ra sao, những luồng lực-đạo được tượng
trưng như thế nào và chuyển hiện thế nào?
Những luồng lực-đạo hay tâm tưởng hay hạnh nguyện, được tượng
trưng bởi 5 vị Phật (thường được gọi ỉà Jinas có nghĩa ỉà les Conquérants), và
lịch trình chuyển hiện vẫn là đi theo một lộ-trình xoay-tròn.
Khởi đầu là đức Bảo-Tràng Phật, ngự trị ở phương Đông. Rồi chuyển
hiện sang phương Nam, ngự trị bởi đức Khai-Phu-Hoa-Vương Phật. Rồi chuyển sang
phương Tây, ngự trị bởi đức A Di Đà Vô Lượng Quang Phật. Rồi chuyển sang phương
Bắc, ngự trị bởi đức Thiện-Cổ-Lôi-Âm Phật… Rồi rớt vào trung tâm, ngự trị bởi đức
Đại-Nhật, tức Tỳ-Lô-Giá-Na Phật. Cũng tương tự như sự xoay vần của một âm-điện-tử
(electron), xoay vần hoài mãi trên quỹ đạo rồi cũng rớt vào hạt nhân (noyau).
Vậy thì khởi đầu ở phương Đông và đức Bảo Tràng Phật… Phương
đông là tượng trưng cho nguồn động-chuyển, cho mặt trăng tâm thức mát mẻ và dịu
dàng, cho tiềm thức và Tàng-Thức Sơ Năng Biến chứa đựng hết thảy các tập-khí chủng
tử. Khởi đầu ở đây, là vì một chúng sanh hay một người chỉ có thể quyết tâm lên
đường trở về một khi những chủng-tử đạo lý lớn, những mầm Đại Trí cùng Đại Bi
trở thành hiện hành và nở xòe ra trong Tàng Thức. Trong khi ý-thức cùng 5 thức
trước thường có chiều hướng muốn miên man rong ruổi theo sự vật và ly-tâm, thì
những chủng tử đó nở ra, và giục giã kẻ hành giả phải hướng-tâm và trở về… Những
chủng tử ấy chính là chủng-tử-Bồ Đề Tâm, mầm mong của Đại Bi và Đại Trí, và khiến
cho hành giả phải phát những đại-nguyện trang nghiêm. Nó tương tự như là cờ hiệu
lệnh, để hướng dẫn sự tiến thoái của các lộ quân. Vì thế mới gọi là Bảo Tràng
Phật, nghĩa là lá cờ quý báu, hoặc tràng hạnh nguyện quý báu… Ở chặng đường này
của Bồ Tát-đạo, đây là giai đoạn của Thập-trụ, thập hạnh và thập hồi hướng… Tuy
nhiên, chớ lầm tưởng rằng đức Bảo Tràng Phật chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà
thôi. Vì những lời kinh hay danh từ Phật bao giờ cũng hàm chứa 2 nghĩa: vừa là
tượng trưng cho luồng lực-đạo tâm tưởng, lại vừa là một vị Phật có thật để tỏa
sức gia trì cho hành giả. Và pháp giới là như vậy, bao giờ cũng thâu gồm 2 mặt.
Vậy thì đức Bảo Tràng tượng trưng cho lá cờ Bồ Đe tâm cùng những
đại nguyện trang nghiêm… Rồi hành giả bước vào hạnh, ngày càng thiện xảo trong
phương-tiện-huệ để khởi các thứ Phật sự độ sanh. Bồ Đe Tâm tương tự như búp sen
mới nhô ra, nhưng cần phải có ánh nắng của mặt trời cũng như sự bồi dưỡng của
các hạnh, mới có thể nở hoa tròn đầy được. Khi các công hạnh đã thuần thục rồi,
thì các Diệu Đức cùng Diệu Lực của Tâm đều nở ra rầm rộ, tương tự như một cánh
rừng đầy hoa thơm cỏ lạ… Vì thế, mới được tượng trưng bởi Phật Khai Phu Hoa
Vưong, ngự trị ở phương Nam. Nghĩa là đức Phật nở hoa, và phương
Nam tượng trưng cho ánh nắng mặt trời vào lúc xế trưa… Chặng đường
tâm linh này là giai đoạn của các bậc Bồ Tát nhập địa.
Rồi chuyển sang phương Tây ngự trị bởi đức A Di Đà Vô Lượng
Quang Phật… Phương Tây là tượng trưng cho giai đoạn thành-tựu rực rỡ trong
chu-kỳ tuần hoàn của mặt trời, sau khi mặt trời đã hoàn tất công quả chiếu sáng
trái đất cùng các hành tinh, bơm sức nóng cùng ánh sáng khiến cho cây cỏ vạn vật
đều tăng trưởng thuần thục. Mặt trời ở phương Đông hay nam thì thường có màu
vàng, hoặc hồng hoặc trắng, nhưng ở phương Tây thì là màu đỏ chót tượng trưng cực-quả
của sự thành tựu... Đức A Di Đà cũng vậy, cũng ngự trị ở phương Tây, và cũng hiện
báo-thân hào quang lung linh đỏ chói, tượng trưng cho cực-quả thành tựu trong
việc tiếp dẫn và cứu độ. Tại sao dám nói là cực quả cứu độ? Là vì trong số các
chư Phật nhiều hơn vi- trần, thì phần đông đều chỉ nán lại nơi đời một thời
gian ngắn, rồi thì nhập đại Niết Bàn, vào biển Đại Tịch Diệt của Chư Như-Lai. Một
số khác như đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thì khởi tâm đại-bi nán lại ngự trị nơi
một cõi uế-độ trung bình như cõi Ta-bà, và ở trong đó, ngài lại ẩn một phần những
quang minh vi-diệu của mình và không hiển-lộ toàn thân, chỉ hiện ứng thân, khiến
cho những màn thiên la võng quang minh của nghiệp lực có thể tung hoành ngang dọc
và buộc chúng sanh phải trả một phần nhân quả nghiệp báo. Bởi thế nên ở cõi
này, chúng sanh chúng ta chỉ được tiếp dẫn và cứu độ nửa chừng… Trong khi những
đại thệ nguyện của đức A Di Đà lại khác. Ngài không hề chịu nhập Niết Bàn, nán
lại nơi đời trong những kiếp không thể tính đếm, rồi hiển lộ toàn thân những
quang minh vi-diệu của thân tâm mình, HÓA HIỆN một cõi thuần tịnh và cực kỳ
trang nghiêm, làm nơi y-báo thù thắng để tiếp dẫn cho những chúng sanh nào hiểu
được đạo-lý vận hành của pháp giới, hiểu được cái bí-ẩn thù thắng của những cõi
Tịnh Độ, rồi phát tâm xin sang đó với cái núi nghiệp chướng của mình. Và Ngài cứ
làm hoài như vậy, cho đến tột vị lai tế. Rồi một khi sang đó, thì các chúng
sanh chỉ trong một đời là lên Đệ Bát Địa, một đời là thành Phật… Nói cho đúng
ra, thì không phải riêng đức A Di Đà làm như vậy, và có nhiều vị Phật khác cũng
hóa- hiện những Tịnh Độ như vậy. Nhưng cõi Ta Bà của chúng ta thì nằm trong Thế
Giới Hải thuộc vòng số 13 của kinh Hoa Nghiêm, và cõi Tịnh Độ thắng duyên gần
nhất là cõi Cực Lạc. Bởi thế, nên phải xin sang đó.
Tuy nhiên, chớ vội lầm tưởng rằng như thế, thì lòng Đại Bi của Đức
Thích Ca là sút kém so với lòng Đại Bi của Đức A Di Đà đâu… Chứng cớ là chính đức
Bốn Sư đã chỉ cho chúng ta nẻo đường Cực Lạc. Vả lại, trong cái màn huyễn-hiện
vĩ đại của pháp giới này, mỗi vị Như Lai thường đều thị-hiện khác nhau tùy theo
mức độ nghiệp-lực của chúng sanh. Và nếu tỷ dụ như tất cả chúng sanh chúng ta đều
rắp tâm thanh tịnh, quyết ăn năn sám hối đến rớt máu mắt để gột nghiệp chướng,
thì lúc đó, LẬP TỨC cõi Ta Bà này sẽ chuyển- hiện thành Cực Lạc. Vì 2 cõi vẫn
dung thông về quang minh vi tế.
Cũng cần ghi thêm rằng ở phương Tây này, là CHÓI LÒA quang minh.
Cũng tương tự như mặt trời thường rực lên chói sáng, trước khi rời vào biển tịch
mịch vắng lặng… Vì thế, Phật được gọi là Vô Lượng Quang.
Đến đây, đến chặng đường tâm linh này, vị hành giả đại Bồ Tát
nuôi dưỡng thánh thai Phật, đã thành tựu rực rỡ những hạnh nguyện độ sanh, đã
viên mãn Phổ Hiền Nguyện Hải, đã được vô-tác diệu lực cùng vô công dung hạnh của
một bậc Pháp Vân Địa. Tương tự như mặt trời đã thành tựu công việc tăng trưởng
và thành tựu vạn vật.
Rồi chuyển sang phương Bắc, ngự trị bởi đức Thiên Cổ Lôi Âm Phật…
Phương Bắc là tượng trưng cho sự vắng lặng tịch mịch, hình như không còn gì cảm
chỉ còn mấy đám mây vần vũ, và ở trong nghe như ầm- ỳ tiếng SẪM động… Lúc này,
thì mặt trời tượng trưng cho Đại Bi, đã lặn sau đèo rồi, không còn chiếu rọi những
quang minh hiện-tướng của mình nữa. Và mặt trăng, tượng trưng cho Đại Trí soi
sáng những con đường mòn lên. Nên cảnh giới hoàng hôn đượm vẻ tịch mịch, vắng lặng,
tranh tối tranh sáng, miên man như buổi ban sơ vậy.
Vì sao?
Vì mặt trời mặt trăng còn là tượng trưng cho cái lãnh vực nhị
biên đối-đãi, và có hiện tướng rồi. Còn ở đây, là cái trạng thái BỜ MÉ, trong
đó, các sắc tướng đều tan biến dần để rớt vào biển Vô Tướng Mạo Vô Sở Đắc.
Chặng đường tâm linh này là biểu thị cho những cõi. ĐẠI ĐỊNH bất-nhị
và vô trụ như Như Huyễn tam muội, Chân Như tam-muội, Phổ Quang Minh Sát Na Te
Tam Muội… của những bậc Đẳng Giác đương trôi và biển Diệu Giác Vô Sở Đắc.
Trong những cơn đại định này, các ngài không còn phóng ra những
Quang Minh hiện-tướng nữa, và chỉ phóng ra những quang minh vô-tướng-mạo hết sức
thần kỳ. Và trong những quang minh ấy, các ngài làm phát hiện những DIỆU ÂM
tương tự như những tiếng SẦM ầm-ỳ, như kinh Hoa Nghiêm vẫn thường nhắc tới. Vì
Diệu Âm thường là cao hơn, sâu hơn những quang minh hiện tướng, cũng như tịnh-sắc-căn
của nhĩ- căn thường là gần diệu-tâm hơn nhãn-căn.
Tức là các ngài nói thần chú, nói những mantras, những Đà La Ni,
những chương-cú vi-mật của Chư Như Lai, những nguyện-ngôn muôn thủa ầm-ỳ như tiếng
sấm động, vì chính những diệu-âm ấy nó tạo dựng nên Pháp Giới… Bởi thế, trong
kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy: “Khi có tiếng sấm ù-ỳ, thì các thứ hoa dễ nở,
và loài voi cũng dễ mọc ngà… ” Nhưng đây chỉ mới là nói về những âm thanh thô kệch
tầm thường, chưa phải là nói về Diệu Âm.
Do đó, nên trong Mật Thừa, các thần-chú có mức độ quan-hệ bực nhất,
như sau đây sẽ trình bày kỹ càng hơn.
Và cũng vì thế, nên ở chặng đường này, Đức Phật ngự trị là ngài
Thiên Cổ Lôi Âm, tức là tiếng-sấm muôn thủa…
Rồi thì chuyển-hiện thành đức Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na Phật, ngự trị
ở phương giữa… Tượng trưng cho Pháp-thân vô tướng mạo, cho biển Diệu Giác vô sở
đắc rỗng lặng và sáng ngời, viên mãn tròn đầy vừa Đại Bi vừa Đại Trí, vừa Tột
Không vừa Diệu Hữu. Vì tuy bổn lai không có một vật, nhưng vẫn hằng khởi lên tất
cả những sắc-tướng không lưu ngại.
Trên đây là lịch trình đi từ chữ HÔNG trở về chữ ÚM, từ hữu-hạn
trở về vô-hạn, từ cái nhiều trở về cái một phi-nhất-phi-dị… là lịch trình của
con cá Tích ngược dòng, kết Thánh Thai và làm phát sanh một vị Phật để tiếp nối
dòng giống của Như Lai.
Cần ghi thêm rằng: trong Mật Thừa, có một câu chân-ngôn gọi là Tổng
Trì-chân-ngôn, chỉ gồm 3 chữ:
ÚM A HỒNG… Chữ ÚM được tượng trưng bởi đức Đại Nhật, chữ HỎNG được
tượng trưng bởi đức Bảo Tràng. Còn chữ A là mô tả cho cái lộ-trình chuyển hiện,
và được tượng trưng bởi Đức A Di Đà… Và chỉ cần tụng mấy chữ đó, là có thể thâu
tất cả nhịp điệu vận hành bồng bềnh thở ra thở vào của cái Pháp Giới mênh mang
này.
b) KIM CANG GIỚI Mạn Đà La:
Thường được gọi là Kim Cang Giới Ngũ Trí Như Lai hay Ngũ cổ Như
Lai. Và được dịch là Vajradhatu.
Lấy xuất phát điểm ở chữ ÚM, và mô tả lịch trình chuyển hiện của
cái Pháp Giới thể tánh trí sáng ngời tột bực, trong khi đi xuống PHỔ vào những
lóp thể chất ngày càng lưu ngại, để chuyển hiện thành 4 thứ trí của các bậc Như
Lai, cũng như thành 8 thứ thức của các loài chúng sanh… Tức là đi đến chữ HỎNG.
Bởi thế, nên cũng được dịch là Le quintuple épanouissement de la Vision
intérieure.
Sở dĩ được gọi là Kim Cang là vì vậy. Vì nói đến sự chuyển hiện
của các thứ trí, các thức Tâm, và Kim Cang thường là chỉ cho cái linh-minh chiếu
soi. Trí thì sáng ngời và vô phân biệt, liễu-tri rành rễ mà không hề khởi mảy
may vọng tưởng vọng tình. Còn thức Tâm thì hay phân biệt và khởi vọng tưởng vọng
tình, nên dễ mù mịt kém sáng láng, và hay phản chiếu lệch lạc các thứ hình
bóng.
Trong khi Thai Tạng Giới chỉ cho các lộ trình- trình đi từ chữ HỎNG
(tức là cái thức-tâm đã hiện- tướng mà kinh Lăng Già gọi là Hiện-thức) để ngoi
lên trở-về nhập vào chữ ÚM (tức là cái biển tâm vô-tướng mạo mà kinh Lăng Già gọi
là Chân Thức), thì Kim Cang Giới là lộ-trình của chữ ÚM đi xuống và đi ra để
chuyển hiện thành các thứ trí, thành thức tâm của chữ HỎNG cùng các thức Tâm
khác (mà kinh Lăng-già gọi là chuyển-thức). Và lộ trình Thai Tạng có thể gọi là
cycle d’involution.
Vậy thì trong Kim Cang Giới, cái biển hào quang sáng ngời của
Pháp Giới thể tánh trí đã chuyển hiện thành những luồng trí-lực như thế nào, và
Mạn Đà La này được vẽ ra sao?
Những luồng trí-lực này cũng được tượng trưng bởi 5 vị Phật, và
lịch trình chuyển-hiện vẫn là một lộ- trình xoay-tròn.
Khởi đầu dĩ nhiên là chữ ÚM, tức là đức Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na Phật
tượng trưng cho Pháp Giới thể tánh trí và ngự trị ở trung tâm… Pháp Giới thể
tánh trí là gì vậy?… Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là quang-minh- biến-chiếu, nên Pháp
Giới thể tánh trí chỉ có thể là một biển quang minh uyên-nguyên, sáng ngời và cực
kỳ
thần tốc, vô tướng mạo vì chưa hiện tướng, nhưng trong cái vô tướng
mạo đó vẫn là bổn-cụ và hàm chứa đủ mọi tiềm-lực để huyễn hiện mọi thứ sắc-tướng…
Tuy nhiên, theo các kinh sách Mật Thừa, biển quang minh này có thể tạm khoác một
thứ màu sắc XANH Lơ thăm thẳm nhẹ nhàng, tương tự như ánh-trăng xanh ngày rằm
vào lúc xế nửa đêm… Biển này tức là cái Thực-tại phi nhất phi dị, chẳng có chẳng
không của giáo lý nhà Phật, và là cội nguồn của Pháp Giới. Nhưng tuy có vẻ bất-
động bất biến, nó lại hằng khởi hằng chuyển-hiện, và đó là cái bí-ẩn tuyệt cùng
vượt ra khỏi ngôn ngữ cùng tri thức đối đãi.
Vậy thì nó hằng chuyển hiện. Tức là hiện-tướng, làm phát hiện
các thứ trí, các thứ thức-tâm từ cực kỳ vi-tế đến thô kệch, song-song-tương-ứng
với các lớp ảnh-tượng Tướng phần y-báo như trong Duy Thức-học đã dạy rõ.
Bước đầu tiên chuyển-hiện là hóa thành Hiện- thức, từ Chân-thức
vô tướng mạo chuyển thành Hiện- Thức có tướng mạo và khả dĩ hình dung được… Tượng
trưng bởi đức Bất Động Phật, ngự trị ở phương Đông. Ánh trăng hư-ảo như có như
không của tâm chân-thức, nay đã chuyển thành ánh sáng mặt trời có thể trông thấy
được, và đương ló mọc ở phương Đông, và phương Đông vẫn là nguồn động-chuyển, cội
nguồn trực tiếp của Pháp Giới này.
Nhưng tại sao đức Phật ấy được gọi là Bất Động?
Là vì cái biển Hiện Thức ấy là một biển quang minh chan hòa,
trong suốt như pha-lê và bao trùm khắp pháp giới. Những quang minh này, tuy đã
hiện tướng và chớm rớt vào không-thời-gian, song vẫn còn rất hư- vô-vi-tế, và
chuyển động hết thần-tốc nên có vẻ như đứng lặng… Vì thế, gọi là Bất Động.
Các chúng sanh cũng đều bắt nguồn và mọc lên từ biển hiện-thức
này, tuy chúng ta không hề hay biết. Ở nơi chúng sanh, biển đó được gọi là Vô
Thức, thức thứ 8, là Tàng Thức Sơ Năng Biến, và chính thức này sẽ chuyển hiện
thành 7 thức kia do sự chuyển động ngày càng xoay-tròn trôn ốc… Ở bình diện
này, chấp ngã chưa khởi, những vọng-tình cùng phiền-não- chướng (mầm móng của mạng-căn
cùng phân-đoạn sinh tử) cũng chưa khởi, mới chỉ có những vọng-tưởng cùng sở-tri-chướng
chấp pháp (mầm móng của mạng- trược và biến-dịch sanh tử) khởi lên mà thôi.
Tương tự như những gợn sóng lăn tăn nổi lên mặt biển thức, nhưng chưa xoay-tròn
để kết lại thành những vết-xoáy- nước… Tuy nhiên, những gợn sóng lăn tăn vi-tế ấy
cũng đủ khiến cho biển thức chao động, và không phản chiếu được trọn vẹn Pháp
giới.
Nhưng ở nơi chư Phật cùng đại Bồ Tát từ Pháp Vân-địa trở lên thì
lại khác. Biển hiện-thức của các ngài đã được gột sạch mọi vọng-tưởng sở-tri-chướng
chấp pháp, mọi vết tích mạng-trược, và làm bặt hết thảy các gợn sóng lăn tăn.
Và tuy các ngài có khởi những tâm niệm để hiện tướng, nhưng vẫn là những tâm-niệm
vô- niệm vì không mong cầu không tự-tha, vì chỉ là để độ sanh cùng Nhập Pháp Giới
và mình với Pháp Giới vẫn không 2… Bởi thế, nên biển hiện-thức của các ngài là
cực-kỳ đứng lặng sáng ngời và cực kỳ thần-tốc, tương tự như một tấm gương lớn
trong sáng tròn đầy, phản chiếu trọn vẹn tất cả pháp giới.
Và cái khả năng hay trạng thái của trí-lực, có thể đứng-lặng-sáng-ngời-phản-chiếu-trọn-vẹn
này, được gọi là Đại Viên Cảnh Trí, tức là trí huệ của tấm gương lớn trong sáng
tròn đầy… Và không có một giọt mưa nào rớt xuống, không một vi-trần nào phôi
thai, không một thế giới nào băng hoại, không một tâm niệm nào phụt lên… mà các
ngài không liễu tri rành rẽ. Vì đều là những tướng biến-hiện của biển hiện-thức
cả.
Như thế là Pháp Giới Thể Tánh Trí của chữ ÚM đã bắt đầu hiện tướng,
chuyển hiện thành Đại Viên Cảnh Trí của chữ HỒNG… Nhưng chữ HỒNG này không những
là chửng-tự riêng biệt của Phật Bất Động cùng giai đoạn chuyển hiện này, nó vẫn
bàng bạc chi phối những giai đoạn chuyển hiện kế tiếp, vì 7 thức tâm kia cũng đều
do Thức Sơ Năng Biến này mà ra. Tuy nhiên, trong Mật Thừa, cũng có thể lấy chữ
A để thay thế chữ HỒNG trong những chặng đường kế tiếp.
Sự chuyển hiện thành Đại Viên Cảnh Trí này có thể ví dụ như mặt
trời mọc ở phưong Đông… Ánh trăng lặng lễ và hư ảo đã nhường chỗ và chuyển
thành ánh sáng mặt trời, chói lọi một thứ ánh sáng có thể trông thấy được, tức
là hiện tướng.
Diệu sắc thân của Phật Bất Động là một vầng hào quang MÀU TRĂNG
chói lọi, nổi bật lên trên nền trời xanh lơ thăm thẳm của Diệu Tâm.
Phật Bất Động được vẽ trong Mạn Đà La, lấy tay phải chấm xuống
tòa-sen, tức là chấm xuống đất. Có nghĩa là: hiện-thức sơ năng biến sẽ mở cuộc
hành trình đi xuống, phổ vào những lớp thể chất ngày càng thô kệch lưu ngại, để
chuyển hiện và làm nở ra các thứ thức-tâm khác…
Cần ghi thêm rằng: Phật Bất Động chính là Phật A Súc ở cõi Hoan
Hỉ ở phương Đông, và cõi của Ngài cũng là một cõi Tịnh Độ đẹp đẽ trang nghiêm.
Nhưng đối với các chúng sanh ở cõi Ta Bà, thì cõi Hoan Hỉ xa hơn và dễ lạc đường
hơn cõi Cực Lạc… Ngài Duy Ma Cật cũng là một vị Phật ở cõi Hoan Hỉ, sang Ta Bà
thị hiện làm một trưởng giả cư sĩ để nói rõ về cái bí-ẩn hóa-hiện của các cõi.
Và ngài Milarepa, đại hành giả của Mật-Thừa, khi thị tịch, cũng nói rằng sẽ
vãng sanh cõi Hoan Hỉ để thành Phật…
***
Rồi thì chuyển hiện sang phía Nam, ngự trị bởi đức Bảo Sanh Phật.
Biển hiện-thức tiếp tục chuyển hiện, theo chiều hướng đi xuống,
phổ vào những lóp thể chất ngày càng lưu ngại, để làm nảy nở những thức Tâm
khác. Cũng tương tự như mặt trời mọc, mỗi lúc mỗi lên cao, lúc ban đầu chỉ chiếu
soi các đảnh núi, rồi lần lần chiếu soi đến các thung lũng âm u.
Ở giai đoạn trên, mới chỉ có những vọng-tưởng chấp pháp khởi
lên… tương tự như những gợn-sóng lăn tăn. Lần lần, những vọng-tình cũng khởi dậy.
Tình vốn nặng nề hơn tưởng, nên làm nặng trĩu những làn sóng quang minh hiện-thức.
Vì nặng trĩu, nên lần lần phải xoay tròn. Vì xoay-tròn miên viễn, nên kết tụ lại
thành một vết-xoáy-nước, một cột-gút bền chặt, một tấm lăng kính cong queo kiên
cố, gọi là ngã-chấp của thức thứ 7 tức mạt-na thức… Với sự kết tụ này, vết xoáy
nước đi sâu vào cơn mê sảng, bỗng quên mình chính là biển cả và lại muốn tách rời
ra để chiếu soi, nên cái trong sáng tột bực uyên-nguyên bỗng bị lưu mờ đi, và
trở thành cái hư-minh le lói chiếu soi.
Tuy nhiên, sự kết tụ thành vết xoáy nước, thành ngã-chấp, thành
một thứ linh-ngã… cũng là một sự nảy nở kỳ-diệu. Vì thế, đức Phật mang tên là Bảo
Sanh, tức là một sự sanh quý báu.
Nhưng tại sao linh-ngã ấy lại quý báu kỳ-diệu?
Chúng ta học kinh Phật, thường thấy kinh dạy rằng: vô minh là bất-tư-nghì,
nghiệp-lực bất tư nghi, ngã-chấp là hòn núi Tu Di của nghiệp lực… và con người
hay các chúng sanh cần phải tiêu dung được ngã chấp ấy thì mới trở về biên tâm
được. Vì luôn luôn thấy dạy như vậy, nên chúng ta trở thành e-sọ ngã-chấp, lãng
quên mất phương-tiện-huệ của chư Phật cùng tính cách bất tư nghi của ngã chấp
cùng vô minh.
Sở dĩ kinh luôn luôn dạy như vậy là vì sao?
Là vì con người hay các chúng sanh đọc kinh… đều là những hữu-tình
đã bước tới một giai đoạn thăng hoa tâm thức, và thành-tựu được ngã-chấp hay
linh-ngã rồi. Thành tựu được rồi, thì cần phải phá, phải tiêu dung nó đi, mới
có thể bước vào vô-ngã, vào Bình-đẳng- tánh-trí để trở về Diệu Tâm được.
Nhưng trong Pháp Giới này, có vô lượng vô số những thực thể hay
chúng sanh mà thức giác còn so khai, chưa đủ thăng hoa để làm nảy nở một thức
linh- ngã. Tỷ dụ như tảng đá, cây cỏ, con giun, con chuồn- chuồn, con chim sẻ…
và hầu hết những loài chúng sanh thuộc ngạ-quỷ và súc sanh. Những loài đó đều
chỉ có một thứ thức-giác sơ khai (mà nhà Phật gọi lầ phi-tình- thần-thức), hoặc
một thứ tâm thức hạn hẹp thấp kém, và chưa có linh-ngã. Nên chưa biết suy tư,
chưa đọc được kinh, chưa nghe được pháp, chưa thọ được giới, mờ mờ mịt mịt chẳng
biết đường nào mà tu cả… Đối với các loài này, đâu có thể nói chuyện thực-hiện
vô ngã được, vì trước khi tiến tới vô-ngã thì phải thành tựu ngã đã. Và cũng bởi
thế, nên đối với loại này, sự phát hiện linh-ngã quả thực là một sự nảy-nở kỳ-diệu
quý báu.
Cũng tương tự như một giọt hào-quang hay một đốm lửa, bỗng chợt
biết suy tư, rồi reo lên rằng: “A ha! Ta chính là hào quang đẩy, chính là lửa đẩy!!
”…
So với những tâm thức hạn hẹp thấp kém, thì linh ngã có những đặc
điểm sau đây: trước hết là biết cười, biết chế-riễu và tự chế-riễu. Thứ hai là
biết suy- tư, tức là chơi với những tâm tưởng của mình và vẽ ra những tác-phẩm
nghệ thuật của mình. Thứ ba là tự-suy- tư (retour réflexif de la conscience), tức
là mang cái hư-minh le lói của mình chiếu soi vào chính mình, tức là làm công
phu thiền-quán. Và có như thế mới có thể lên đường trở về diệu-tâm được… Trong
khi hầu hết các loài súc sanh đâu có những đặc-điểm ấy, vì không biết cười,
không biết suy tư và tự-suy-tư. Như loài bò chẳng hạn, chỉ có nghĩ đến nước và
cỏ, hoặc đôi khi sợ- hãi mà thôi. Ngay cho đến loài rồng là loài bàng-sanh cao
quý nhất, nhiều phước báo và thân thông nhưng ít trí-huệ, cũng thường thường
chưa thể thọ-giới được vì chưa hiểu giới, thì Phật dạy rằng: “việc thọ-giới ấy
sẽ làm tăng trưởng thiện căn cho rồng, nhưng không thể đắc giới được… ” Dĩ
nhiên là không dám kể đến các vị long-vương, vì các vị này phước-huệ đều cao rồi,
nhưng vì một thứ nghiệp-báo nào đó hay một lời nguyện nào đó, nên phải mang hoặc
muốn mang thân rồng.
Vì thế, nên trong diễn-trình thăng hoa của tâm- thức, loài người
chiếm một vị trí đặc biệt. Vì là điểm- bờ-mé, và ở noi đó, tâm thức được thăng
hoa và thành tựu linh ngã. Để có thể lên đường trở về diệu-tâm.
Tóm lại, giai đoạn chuyển hiện này là sự nảy nở quý báu của
linh-ngã noi mặt-na-thức của chúng sanh, nên được tượng trưng bởi đức Bảo Sanh
Phật.
Ở nơi tâm thức chúng sanh thì là sự nảy nở của Mạt-na-thức chấp
ngã, luôn luôn so đo, lo nghĩ, chấp chước. Nhưng ở nơi chư Phật, thì Đại Viên Cảnh
Trí chuyển hiện thành Bình Đẳng Tánh Trí… luôn luôn thấy rõ ràng các cảnh giới,
các ảnh-tượng đều bình đẳng vì đều là vô-ngã, là huyễn hiện, và tự-tha là vô ngại.
Phương nam là tượng trưng cho mặt trời ở giữa trưa, tức là đã
thành tựu đủ sức nóng để thuần thục tăng trưởng mọi mặt.
Ánh sáng mặt trời giữa trưa thường có màu vàng. Nên đức Bảo Sanh
là một vầng hào quang màu VÀNG.
về ấn-quyết, thì tay phải của ngài thòng xuống và MỞ XÒE ra. Là
chỉ cho sự bố-thí hết thảy để đi tới vô-ngã, xã-bỏ hết thảy các cảnh giới để
thành tựu Bình Đẳng Tánh Trí.
Chủng-tự riêng biệt của ngài là chữ TRẠM. Nhung chữ này cũng nằm
trong chữ HỒNG hay chữ A, nên có lẽ cũng không cần phải nhớ lắm… Tóm lại, về chủng-tự,
chỉ cần nhớ nhất là 3 chữ: ÚM A HỒNG, viết theo Phạn-văn.
Rồi chuyển-hiện thành ý-thức hoặc Diệu Quán Sát Trí, tượng trưng
bởi đức A Di Đà, ngự trị ở phương Tây.
Chặng đường tâm-linh này tương tự như mặt trời vào lúc xế chiều,
sáng rực lên một màu ĐỎ CHÓI, trước khi lặn xuống sau đèo để biến vào nơi hư vô
tịch mịch.
Những tia sáng của mặt trời xế chiều thường vẫn được gọi là tia
nắng quái. Nó khác với ánh mặt trời buổi giữa trưa. Vì trong khi mặt trời buổi
trưa là thuần- dương, mải mê say đắm chiếu soi để dồn sức nóng cho mọi vật, thì
mặt trời xế chiều đã phảng phất một chút thiếu-âm, nên tuy vẫn sáng chói lộng lấy,
nhưng đã đượm một vẻ trầm-tư… như biết rằng sắp có một làn gió hư vô thổi tới.
Mặt trời buổi trưa có thể ví với sức-hành mải mê say đắm của
nghiệp-lực chấp ngã ở nơi mạt-na-thức, luôn luôn làm phụt lên những tia-chớp-nhoáng
của những chủng tử nghiệp để hiện tướng… Nhưng tới khi mặt trời xế chiều, thì
những tia-chớp-nhoáng mải mê say đắm và đầy vọng tình của thức thứ 7 ấy đã chuyển
hiện thành những tâm-tưởng của thức thứ 6 tức ý-thức.
Nhưng tâm tưởng của ý-thức này là một thứ cực- độ (pole) chuyển-hiện
của sức hành mải mê của nghiệp lực chấp ngã. Nên một mặt, nó vẫn tiếp tục chói
sáng lộng lẫy phân biệt liễu tri rành rễ các sự vật để mở con đường đi vào mê-đồ-ảo-phố
chập chùng. Nhưng một mặt khác, nó cũng tương tự như con sông Thương nước chảy
đôi dòng, có thể mở một con đường khác để đi ra khỏi mê-cung tức là con đường của
suy-tư, của trầm- tư. Vì tuy đắm mình trong những tâm tưởng phân biệt, nó đôi
khi cũng suy tư, giật mình chợt nhận ra rằng có lẽ sự hiện-hữu của mình cũng chỉ
là hư-ảo và mọi sự lao-xao ồn ào của mình cũng chỉ là trống vắng tịch mịch… Bởi
thế, nên những buổi xế chiều là gió của tâm-thức, tuy vẫn phân biệt nhìn rõ các
sự vật, nhưng vẫn thầm cảm thấy rằng hình như sự vật không còn thức như ban
trưa nữa, và tâm thức muốn đi vào suy tư, tự-suy-tư, đi vào thiền định.
Ở nơi tâm thức chúng sanh thì là như vậy. Là những tâm tưởng đôi
khi chập chờn của ý-thức, thường là thấy sự vật rất rõ rệt, nhưng đôi khi cũng
chợt thấy chúng như là hư ảo… Song ở nơi biển tâm của chư Phật, thì Bình Đẳng
Tánh Trí vô-ngã lại chuyển hiện thành Diệu Quán Sát Trí và tượng trưng bởi đức
A Di Đà.
Tại sao vậy?
Ở nơi Thai Tạng Giới, đức A Di Đà cũng ngự trị ở phương Tây, và
tượng trưng cho sự thành tựu viên mãn của Phổ Hiền Hạnh Nguyện-hải cứu độ. Ở
đó, là hạnh-nguyện… Nhưng ở nơi Kim Cang Giới này, Ngài cũng vẫn ngự trị ở đó,
vẫn tượng trưng cho sự thành tựu viên mãn cứu-độ, nhưng cứu độ bằng Diệu Quán
Sát Trí.
Diệu Quán Sát Trí, so với ý-thức, thì chẳng phải một, chẳng phải
khác. Nhưng chẳng phải một là vì, trong khi ý-thức phân biệt sự vật rồi khởi
lên đủ các thứ vọng-tưởng vọng-tình, thì Trí kia cũng liễu tri rành rẽ các sự vật
mà không hề khởi lên mảy mún vọng tưởng vọng tình… Vì không khỏi vọng, nên nó
không lao xao và đứng lặng sáng ngời, phản chiếu hết thảy sự vật, liễu tri tất
cả các pháp không mảy may thiếu sót.
Đức A Di Đà đã dùng trí này để soi sáng cho giải-thoát-tri-kiến.
Ngài dùng tri-kiến này, nhìn thấy rõ tất cả tâm-niệm chúng sanh, tất cả những
núi Tu-Di đè nặng của nghiệp-lực, thấy rõ pháp môn nào là thích hợp nhất. Ngài
thấy rằng trong đạo lý vận hành của pháp giới, ngũ trược thường hoành hành và
nghiệp lực quá nặng nề, nên không có mấy chúng sanh có thể ngoi lên
bờ giải thoát nếu không có những cảnh thắng-duyên của y-báo,
cùng sức gia trì của thần-lực. Và con đường thắng tắt nhất, dễ dàng nhất, chỉ một
đời thành Phật, đối với tối-đại-đa-số, chỉ có thể là con đường vãng sanh Tịnh-Độ.
Bởi thế, nên ngài đã trầm tư trong không biết bao nhiêu kiếp, để
lựa chọn các cảnh thắng-duyên y- báo và chánh-báo. Rồi dùng trí-lực, nguyện-lực
và thần-lực, để HÓA HIỆN một cõi Phật… Như thế là ngài vẫn hiển bày con đường sự-tướng
của ý-thức phân biệt. Nhưng sự-tướng này lại thuần-tính trang nghiêm, không mảy
may vọng tưởng vọng tình, nên rực rỡ hào quang vi-diệu và đi thẳng vào Vô-tướng.
Niệm Phật, hoặc quán cảnh Tây Phưong rồi vãng sanh… tức là nhập
thiền-định, nhưng nhập định với sức gia trì của thần-lực. Nên trong bức vẽ Mạn
Đà La, đức A Di Đà được vẽ 2 tay bắt ấn Thiền định (Dhyana mudra), tức là
Tam-muội-ấn.
Chủng-tự của ngài là chữ A hay chữ HRIH (đọc là Hật-ri).
Thân ngài là một vầng hào quang màu ĐỎ chói sáng.
Rồi chuyển hiện tới 5 thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức)
hay là Thành Sở Tác Trí. Tượng trưng bởi đức Bất Không Thành Tựu Phật, ngự trị ở
phương Bắc.
Phương Bắc thì bao giờ cũng mịt mùng và khó suy lường. Vì là nơi
biên-địa bờ-mé. Nó vừa có thể là một nơi mê-đồ-ảo-phố chập chùng trôi lăn lưu
chuyển đến cùng cực, lại vừa có thể là một trạng thái đại-định rất sâu của
vô-tác-diệu-lực.
Chặng đường tâm linh này tương tự như mặt trời vào lúc gần nửa-đêm.
Lúc sắp bước qua bờ-mé để chuyển thành ánh sáng mặt trăng dịu dàng và tịch mịch.
Ở nơi chúng sanh, đến đây, thì thức tâm đã chuyển thành 5 thức
trước để mò mẫm quờ quạng nhận thức về pháp giới, và ngụp lặn giữa những ảnh tượng
cảnh giới y-báo lưu ngại nhất. Năm thức này có những phù-trần-căn rõ rệt, và được
dệt bằng những quang minh thô kệch, nên luôn có chiều hướng muốn rong ruổi nắm
bắt các ngoại vật. Chúng cúng ít tự-tại-lực để nhận thức, nên không phân biệt
được gì nhiều, thường chỉ biết về hình thù vuông-tròn-dài-ngắn, có màu sắc hay
không màu sắc, có mùi hương hay không hương, có vị hay không vị, là nặng hay nhẹ,
mềm hay cứng, hoặc trơn hay rít V.. .V… Và thường là phải nhờ tới ý- thức mới
phân biệt rõ rệt hơn được.
Vì luôn ưa rong ruổi theo ngoại cảnh, nên nơi đây là cùng cực của
mê-đồ-ảo-phố, của trôi-lăn lưu chuyển, của những huân tập những thói quen của
ái- dục khiến trôi lăn không ngừng nghỉ.
Vì trôi lăn theo ngoại cảnh, nên dĩ nhiên là chấp Có đến cùng cực,
coi các sự vật nhất định là Thật có, không thể không có đuợc.
Vì thế, vị Phật tượng trưng mang danh hiệu có 2 chữ đầu là: Bất
Không, nghĩa là không thể không có được.
Nhưng danh hiệu này không đơn thuần chỉ là Bất Không , mà là: Bất
Không Thành Tựu Như Lai… nghĩa là là thành tựu được cái Bất Không ấy mà chẳng hề
bị lưu ngại…, thành tựu được Diệu Hữu, đi vào tất cả những sự tướng có vẻ như
có ấy mà vẫn thấy là Tột Không nên chẳng hề dính mắc gì cả.
Tại sao vậy?
Là vì ở nơi biển tâm của chư Phật, thì 5 thức ấy bắt buộc phải
chuyển-hiện thành Thành Sở Tác Trí. Chư Phật không thể ngưng ở Diệu Quán Sát
Trí được, cũng như mặt trời không thể đứng lại ở chân trời phía tây và từ chối
đi vào những khu bóng tối thăm thẳm của mê-đồ được.Vì nếu ngimg ở đó, thì không
hoàn mãn được việc độ sanh, không nhập Pháp Giới trọn vẹn được… Nên phải chuyển
hiện thành Thành Sở Tác Trí, dấn thân đi vào những sắc-tướng chập chùng thô kệch
nhất, hóa hiện vô lượng những sắc tướng hữu-tình cùng vô-tình, làm tất cả mọi
Phật-sự để độ sanh, mà vẫn giữ tâm trụ ở nơi không-hải, vẫn thấy tất cả chỉ là
mộng- huyễn, thấy mọi thi-vị tạo tác chỉ là vô-tác… Do đó, nên hoàn mãn việc độ
sanh và nhập trọn vẹn pháp giới… Trạng thái tâm thức đó chính là trạng thái đại-
định rất sâu của Vô Tác Diệu Lực. Vì Phật vẫn ngồi trong đó, mà vẫn thuyết
pháp, vẫn hóa hiện các thứ thân hình, vẫn thí thân vô lượng để độ sanh…
Bởi thế, nên đức A Di Đà, tuy đã hóa hiện một cõi ở phía mặt trời
lặn với sắc tướng Báo-thân rực rỡ, nhưng mỗi khi có sức chiêu cảm, ngài vẫn hiện
những hóa-thân đi xuống những cõi uế, để tiếp-dẫn những kẻ đáng được vãng sanh…
Mỗi khi hiện hóa-thân như vậy, tức là đức A Di Đà đã chuyển-hiện thành đức Bất
Không Thành Tựu để đi vào những sắc tướng thô kệch chập chùng… Và cần nhớ rằng
trong Phật Pháp, không có cái gì nhất định là cái gì cả, và tất cả chỉ là chuyển-
hiện, không một cũng không khác.
Thân tướng của đức Bất Không Thành Tựu là một vầng hào quang màu
XANH LÁ CÂY XẴM. Tức là sự pha trộn của màu xanh-đen của bóng tối nơi mê- đồ, cộng
với màu vàng của Diệu Quán Sát Trí.
Tay của ngài bắt ẤN VÔ ÚY. Nghĩa là đi vào tất cả những bóng tối
chập chùng, mà lòng không e ngại sợ sệt.
Chủng-tự của ngài vẫn có thể là chữ A.
Trên là đã nói về giáo-lý Mạn-đà-la.
Thiết tưởng cũng cần nói mấy câu về Yantras, tức là những LINH
PHÙ.
Linh Phù có đôi chút tương tự với Mạn Đà La, nhưng ở một bình diện
thấp kém cục hạn hơn.
Linh Phù cũng là những bức vẽ biểu-tượng, những ký-hiệu mật truyền,
có thể tạo dựng những luồng lực-đạo của tâm thức hay của Pháp Giới… để gia trì
cho người mang linh phù.
Có nhiều thứ linh-phù như: linh-phù hộ-mệnh, linh-phù diên-thọ
kéo dài thọ mạng, linh-phù khiến may mắn, linh-phù để trừ tà… hoặc để tiến triển
tâm linh v.v…
Tuy nhiên, có được tỏa sức gia trì hay không, cũng là do mức độ
đạo-lực của vị vẽ linh-phù, cũng như mức độ thành khẩn hay không của tâm thức
người đeo. Và cũng tùy thuộc thời gian đeo linh-phù nữa…
– TÂM MẬT:
Hành giả đã ngồi nơi đàn tràng rồi, thì phải tu tập ra sao?
Tâm Mật là nguyên-lý tu tập của Mật Thừa, và đồng thời cũng là
nguyên-lý chung cho mọi sự tu tập.
Tâm Mật là Thân Mật, Ngữ Mật, Ý Mật… Nếu 3 thứ đó song-song và
tương-ưng, thì tâm thức hành giả sẽ dễ dàng chuyển hiện tới những bình diện
vi-tế, và kết quả sẽ mau chóng trọn vẹn. Neu sự tuơng-ứng kém sút, thì hiệu-lực
vẫn có, nhung chậm chạp ít ỏi.
Bởi thế nên Thân phải giữ oai nghi, tay phải bắt ấn-quyết, miệng
phải trì tụng thần-chú, và Ý phải quán chiếu nhất là những chủng-tự… Đuợc nhu
thế, thì biển tâm sẽ lần lần nhỏ nhiệm, đứng lặng và sáng láng, và sẽ chiêu cảm
được khí-phần màu nhiệm của chư Phật, tức là Tâm Mật gia trì trong giai đoạn đầu…
Lần lần sẽ bước vào giai đoạn Tâm Mật Du Già, tức là nhập một với cái biển thần-lực
của Như Lai cùng Bồ Tát.
Kinh sách Mật Thừa dạy rằng: Neu lấy Tâm Mật làm môn tu hành,
thì không cần phải trải qua nhiều kiếp-số, không cần phải tu đủ các hạnh, vẫn
có thể đầy đủ 10 ba-la-mật…
– ẤN QUYẾT (MUDRAS):
Tay hoặc 2 tay của hành giả cần bắt ấn-quyết, Ấn-quyết là gì?
Là những oai-nghi hay cử-chỉ của tay, có thể khiến cho Thân ỨNG
HỢP (gestes de Tunion) với Pháp Giới, ứng hợp với Tâm, và dễ khiến cho tâm trở
thành nhỏ nhiệm sáng láng… Trái lại, những cử chỉ thông thường là nhằm chạy
theo nắm bắt ngoại vật, dễ khiến cho biển quang minh tâm thức trở thành thô kệch,
chao động và mờ tối.
Cần phải hiểu sâu và tin chắc rằng: pháp giới, thân căn, lời
nói, tâm thức,… 4 thứ đó đều chẳng phải ỉà một, nhưng cũng chang phải khác. Vì
đều là do những quang minh thức-biến cả, chỉ khác nhau ở mức- độ thô hay tế, tức
là những nhịp-điệu rung chuyển của quang minh mà thôi. Cũng đều là một tuồng hư-vọng,
những tương sanh tương duyên và luôn luôn hổ-tương ảnh hưởng lẫn nhau… Một tâm
tưởng khởi lên thì sẽ ảnh hưởng tới sự chuyển động của thân, và trái lại, một cử
chỉ của thân sẽ trở thành một chuyển-hiện của tâm thức.
Cho nên, Ấn-quyết tức là những cử chỉ-chỉ mô- hình (gestes
archétypes) để khiến tâm-thức chuyển- hiện trở thành vi-tế sáng láng và đứng-lặng
chiếu soi.
Ấn-quyết thì rất nhiều, học không thể hết, và mỗi thứ đều có diệu
dụng. Hành giả chỉ cần chọn lấy một số thích hợp.
Thông thường, thì người tu hay dùng những ấn-quyết sau:
Đại Tam Muội ấn: 2 tay ngửa ra, lấy tay hữu đặt lên trên tay tả,
2 đầu ngón tay cái giám lại nhau, để ngang dưới rốn. Ắn này hay diệt tất cả vọng
niệm cuồng loạn tạp nhiễm.
Kim Cang Quyền ấn: lấy ngón tay cái đặt trong lòng bàn tay, và bấm
lại đốt cuối của ngón tay vô danh, rồi nắm chặt bàn tay lại. Ấn này hay trừ những
nội- ngoại chướng nhiễm, và thành tựu các thứ công đức.
Chuẩn Đề Ấn-quyết: ấn này có thể coi như một thứ ấn tổng-trì.
Hoặc ấn Dẫn Đạo Vô Thượng Giác Đệ Nhứt ấn: đoạn kinh Tâm Địa
Quán, trích dẫn ở chương 1, đã có mô tả ấn này.
Đại lược là như vậy… Khi tụng chú Thủ Lăng Nghiêm, thì nên kết ấn
Kim Cang Quyền ấn.
– THẦN CHÚ (MANTRAS):
Các bộ thần-chú là yếu tố tối quan hệ của Mật Thừa. Nếu không có
thần-chú, thì sự tu tập Mật Thừa khó thể thành tựu được… Cũng bởi thế, nên Mật
Thừa còn có tên là Mantra Path, và trên 3 tạng Kinh Luật Luận, còn có riêng tạng
Đà La Ni gồm 5 bộ thần-chú.
Do đó, nên kẻ tu hành, nếu không hiểu được diệu-dụng vi mật của
thần-chú thì thực là cô phụ giới- thân huệ mạng của mình… Ngay cho đến các bậc
thiền- sư luôn luôn chủ trương vô-tướng, cũng cần phải trì tụng thần chú.
Sở dĩ như vậy vì sao?
Là vì thần-chú thuộc về Ngữ Mật. Lời nói tức là hơi thở, và hơi
thở là cái nhịp-cầu nối liền cái vũ trụ hữu hình thô kệch với những tâm tưởng
vi-tế vô biểu sắc. Nên lời nói có ảnh hưởng trực tiếp vào những tâm tưởng. Bởi
thế, nên trong đạo Phật, thiệt-căn có những 1200 công đức, trong khi nhãn-căn
chỉ có 800 công- đức.
Là vì những Diệu Âm (tức thần chú) lại còn cao và sâu hơn nữa.
Còn cao và sâu hơn những quang minh của Hiện Thức Sơ Năng Biến… Trong khi những
âm thanh thô kệch của lời nói chỉ nối liền những sắc tướng thô kệch với những
luồng quang-minh dung thông của tâm tưởng, thì những diệu-âm lại là nhịp-cầu nối
liền những quang minh hư-vô vi tế của hiện-thức với những quang minh vô tướng mạo
của chân-thức… Trên lịch trình chuyển hiện của Diệu Tâm, trước khi có những
quang minh hiện-tướng, những Diệu Âm đã phát hiện rồi. Nên các Diệu Âm là ở nơi
bờ-mé chuyển hiện, nối liền Diệu Tâm nhất nguyên phi-thần-hoá với các sắc- tướng
thần hoá của các bậc Đại thần linh như Phật cùng Bồ Tát.
Là vì các thần-chú, tuy được nói ra bởi chư Phật trong những cơn
đại-định rất sâu, đều thuộc về Chân Như-huân-tập, về Pháp-lực, về nhất nguyên
Phi-thần- hoá, về sức thâu hút thường hằng mênh mang của biển Diệu Tâm, tương tự
như làn nước thuỷ triều vậy, nên không có tử-thi nào là không bị đánh rạt vào bờ…
Và so với thần-lực của chư Phật, tượng trưng cho nhất nguyên thần-hoá, thì
Pháp-lực còn cao hơn một bậc. Bởi thế, nên trong các kinh Mật Thừa, đôi khi có
những vị Phật thường thị hiện đi tìm cầu thần-chú, tỷ dụ như tìm cầu thần chú Lục-tự
đại minh ÚM MA NI PÁT ME HÙM. Là vì Pháp-lực còn cao hơn Phật-lực, và mỗi khi một
vị Phật hiện-tướng từ biển Diệu Tâm nổi lên thì hình như thần-lực của ngài cũng
bị sút giảm một phần so với Pháp-lực… Điểm này quan hệ cho việc hiểu diệu dụng
của thần-chú.
Là vì đối với các quỷ thần trong Pháp Giới. Thì kẻ hành giả chỉ
cần biết tên tức là nhận-diện được, và biết Diệu Tâm thích hợp… là có thể huy động
Pháp Giới, có thể chuyển vật. Tỷ dụ như khi có một con rồng độc dữ đến phá hại,
hoặc một quỷ dữ đến ám hại một người, kẻ hành giả chỉ cần biết tên vị quỷ ấy,
và đọc câu thần chú thích ứng, thì quỷ đó phải bỏ đi… Dĩ nhiên là hành giả phải
có đạo-lực cao, nhưng nếu có đạo-lực cao song lại không biết tên cùng thần-chú,
thì cũng chưa chắc đã đuổi được. Như trong ngữ-lực nhà Thiền, có kể chuyện một
con rồng độc tới phá hại mùa màng. Có 500 vị A-la-hán tới họp lại, dùng sức thiền
định cũng không đuổi nổi… Sau có một vị tới chỉ nói: “Này Hiền Thiện! Nhà người
chớ nên làm quấy như vậy… ”, là rồng liền bỏ đi.
Thần-lực của thần-chú Diệu Âm, các tôn giáo lớn khác cũng đều biết
cả. Nhung không biết được rõ ràng nên không triển khai đầy đủ. Vì sao? Chỉ là
vì những con tam muội của các vị tu sĩ ngoại đạo thường chỉ mới lọt được vào
Tàng Thức Sơ Năng Biến, rồi dừng lại ở hiện-thức nhất nguyên thần hoá, chưa vượt
được vào hàng rào Diệu Âm để nhập vào biển Tâm vô tướng mạo và phi thần hoá.
Nên chưa biết rõ được các thứ Diệu Âm.
Tỷ dụ như Ấn Độ Giáo dùng mantras khá nhiều… Song các thần-chú
thường chưa phải là rốt ráo cao siêu, và họ chưa có một bài thần-chú nào nói về
Biển Tâm như chú Thủ Lăng Nghiêm. Tuy nhiên, họ có chữ ÚM, nhưng úm mà thiếu chữ
HỒNG thì cũng chưa trọn vẹn.
Cơ Đốc Giáo cũng hiểu biết về Diệu Âm. Như trong Phúc Âm của
Thánh John, có nói: “Ở lúc bắt đầu thì có Ngôi Lời (Le Verve), Ngôi-lời ở với
Chúa, và ngôi-lời chính là Chúa… ” Nhưng trong các kinh sách, rất ít thấy triển
khai về môn tu Diệu Âm. Có lẽ chỉ có chữ: Amen. Amen có nghĩa là: Hãy được nên!
(Ainsi soit-il!), tương tự như chữ Ta Bà Ha trong các bài thần chú của nhà Phật.
Thực ra, từ xưa đến nay, trên mặt đất này, nhiều truyền thống
tâm linh của nhiều dân tộc đều hiểu biết và tin tưởng ít nhiều về năng-lực lạ
lùng của các âm thanh cùng diệu âm. Và đến ngày nay, một số khoa học gia cũng bắt
đầu nhận thấy.
Tại cổ Hy Lạp, cuốn Odyssée của Homère có ghi: “Họ đã dùng một
câu hát có ma-thuật để khiến cho vết thương của Uỉysse ngưng chảy máu… ” (A
l’aide d’un chant magique, ils ont arrêté la sang noir qui coulait de la
blessure d’Ulysse).
Hoặc ở Trung Hoa, sách của Liệt Tử có ghi rằng: “Sư-văn khéo gẩy
đàn cầm, nhằm mùa xuân mà gảy giây Thương để dẫn khúc Nam, thì gió mát ỉiền thổi
đen, cẩy cỏ liền kết trái. Nhằm mùa thu mà gảy giây Giác, đánh khúc Giáp-chung,
thì gió mát liền trở lại, cẩy cỏ phát xum-xuê. Đường mùa hạ mà gảy giây Vũ để
đánh khúc Hoàng Chung, thì sương tuyết liền rơi xuống, sông suối đóng băng lạnh
cứng… Mùa đông mà gảy giây Chuỷ, đánh khúc Nhuỵ Tân, mặt trời lại chiếu sáng và
băng tuyết tiêu tan… ”
Về đoạn văn kỳ dị này, Liệt Tử bình luận: “Giây Giác là thuộc
âm-mộc, nên thuộc mùa xuân, khúc Giáp Chung là thuộc tháng hai, nên đánh nó lên
thì sinh ra xuân-khí, khiến một vùng cây cỏ đơm hoa… Giây Chuỷ là âm-hỏa thuộc
mùa hạ, khúc Nhuy Tân thuộc tháng năm, nên làm phát sanh hạ-khí khiến một vùng
băng tuyết tiêu tan… ”
Liệt Tử cùng Sử Văn chỉ là những bậc Hiền, mới chớm bước vào
hàng Tiểu Thánh… mà đã có thể dùng những âm thanh thế-gian cùng thuật gảy đàn để
biến chuyển mùa nọ sang mùa kia… Huống hồ là những thần-chú Diệu Âm của chư Thế
Tôn, khởi lên từ lòng Đại Bi không gì so sánh, dĩ nhiên là phải có những diệu dụng
khó thể suy lường…
Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy rằng: âm-thanh
cũng như màu-sắc, đều có thể tác động vào sự vật, cây cỏ, vào những tế bào cơ
thể của động-vật, cùng những tế bào thần-kinh hệ… Tỷ dụ như là tâm-lý học
Kellogg đã dùng âm thanh phát xuất từ một cây đàn vĩ cầm để thổi phụt tắt một
ngọn nến, hoặc nhà vật-lý Langevin đã chứng minh ảnh hưởng của những siêu-thanh
(ultra-son) đối với sự biến thể của các hồng huyết cầu… Hiện nay, có nhiều công
cuộc nghiên cứu để áp dụng âm thanh vào công việc trồng cây cối, hoặc chữa bệnh.
Đối với các màu sắc cũng tương tự như vậy.
về diệu-dụng gia trì của thần-chú, các kinh sách Mật Thừa đều đồng
thanh tuyên xướng rằng Đà-la-ni giáo là mật-viên, và nếu không có thần-chú thì
cũng không có Mật-thừa.
“Nay Mật-viên thần chú, tất cả chúng sanh cho đến nhân-vị Bồ
Tát, tuy không hiểu được, nhưng chỉ nhất tâm trì tụng liền được nhập Tỳ Lô Pháp
Giới, đầy đủ Phổ Hiền hạnh nguyện hải. Được lìa sanh tử, thành tựu 10 thân vô
ngại Phật quả, như bịnh nhân gặp được môn Diệu-dược. Tuy bịnh nhân không hiểu
rõ có những vị thuốc gì, không biết phân lượng phép tắc hòa hợp, nhưng chỉ cần
uống thuoc là tự nhiên bệnh được tiêu trừ, thân tẩm an lành… Kinh Tạng tương tự
như sữa bò, Bát Nhã tạng như sữa chín, Đà La Ni tương tự như đề-hồ, uống vào tự
nhiên thân thể mạnh mẽ cường tráng… ”
Cho nên, kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: Mật Chú của chư Phật là phép
bí mật, chỉ có Phật với Phật tự biết với nhau, các vị thánh nhập địa cũng chưa
thông đạt được… Thần-chú là MẬT-ẤN của chư Phật, Phật với Phật truyền nhau, người
khác không thể thông hiểu… Nhưng chỉ cần tụng trì là diệt được nghiệp sâu nặng,
mau lên Thánh vị.
Người trì tụng chú Đại Phật Đảnh (tức chú Thủ Lăng Nghiêm), dù
thân thể không tắm rửa cũng được các quỷ-thần-vương coi như thanh tịnh, dù phạm
giới cũng được coi như không phạm giới, tâm tán loạn cũng được coi như nhất
tâm, không lập đạo tràng cũng được coi như có vào đạo-tràng… Chóng diệt trừ các
tội chướng sâu nặng, xa lìa ma chướng, lúc lâm chung tuỳ nguyện vãng sanh, mau
lên thánh vị, đầy đủ công đức cùng trí-huệ.
Đời mạt-thế chúng sanh, muốn tu tam muội, e dễ lạc vào tà-ma,
nên phải trì thần-chú này… Nếu chua có thể nhớ tụng, thì phải chép lại để nơi
thiền-đường hoặc đeo nơi thân mình, thì tất cả ma-chuớng đều không dám động đến…
Kinh Kim Quang Minh cũng dạy: hàng Thập Địa Bồ Tát vẫn cần lấy
thần-chú để hộ trì, huống hồ là phàm phu!?
Các bộ Thần biến sớ sao, hoặc Mạn Đà La sớ sao cũng đều dạy nhu
vậy cả… (Lược-trích Hiển Mật Viên Thông, bản dịch Thích Viên Đức, trang 48 và
105)
Nay nói lựợc về CÁCH THỨC TRÌ TỤNG thần-chú.
Điểm đầu tiên dĩ nhiên là người trì tụng thần-chú phải lắng tâm
và nhất tâm… Tuy nhiên, Đà La Ni vốn là những Diệu Âm bất tư nghi, nên thần-lực
gia trì cũng không thể suy lường. Bởi vậy, nên người trì chú, tuy tâm vẫn còn
đôi chút TÁN LOẠN, nhưng nếu trì đều dần và lâu dài, thì vẫn rất nhiều hiệu
nghiệm. Nên kinh Thủ Lăng Nghiêm mới dạy: “Giả sử có chúng sanh nơi tâm côn tán
ỉoạn, nhưng miễn van trì tụng thần-chú này, cũng vẫn thường được 84000 hàng hà
Kim Cang Thần ngày đêm đi theo giữ gìn hộ vệ… Các tiểu-quỷ-thần đều phải xa
lánh kẻ thiện-nhân này ngoài ỈO do tuần, và các chúng ma có muốn rình rập quấy
nhiễu cũng không thể được… ” Xem thế thì đủ hiểu oai- lực của thần-chú là nhường
nào?! Vì là Diệu Âm và Mật Ấn của chư Phật.
Oai-lực ấy còn khó suy lường hơn nữa, vì đến kẻ HUỶ BÁNG cũng vẫn
gặt hái được lợi ích… Vì kinh Bất Không Quyền Tác có dạy rõ: “Neu có chúng sanh
nào nghe Đầ La Ni mà lại sanh tâm chê bai huỷ báng, thì kẻ đó van có lợi ích. Tỷ
dụ như một kẻ có ác- tâm mà đi vào nơi khu rừng Chiên Đàn, roi lấy tay chân chặt
bẻ, đâm đập… khiến cho Chiên Đàn bị gãy ngã tất cả, nhưng chính chân tay, thân
mình của kẻ phá hoại ấy cũng phảng phất dính được mùi hương thơm ngát của Chiên
Đàn. ”
Kẻ huỷ báng ấy, trong kiếp này hay những kiếp sau, dĩ nhiên là
phải trả nghiệp-báo của việc huỷ báng trước. Nhưng sau khi trả nghiệp rồi, vì
đã dính được mùi hương thơm ngát của Chiên Đàn đạo-lý, nên khi mùi hương này hiện
hành nở ta trong Tàng Thức, thì kẻ đó tự nhiên sẽ chiêu cảm những túc duyên tốt
lành để tu tập tiến bước. Tất cả giáo lý nhà Phật chỉ là vấn đề cơ-duyên… Thà
là kết một cơ-duyên nghịch còn hơn là hoài-nghi lừng khừng không theo cũng
không chống báng, vì những kẻ này chẳng kết được cơ-duyên gì hết. Những người
này thì không phải trả nghiệp-báo về sự chống báng, song trong nhiều kiếp lai
sinh, vẫn chỉ sống trong lù-mù lờ-mờ, không chiêu cảm đưọc một túc-duyên tốt
lành nào hết và tiếp tục chìm nổi…
Bởi thế, nên kệ nhà Phật mới dạy: “Một câu nhiễm tâm thần, dù lấy
hay là bỏ, qua tai đều thành duyên… ” Và mỗi khi đi nghe Pháp Phật, thì nên cầu
nghe Pháp cao sâu, đừng nên cầu nghe pháp quyền và nhỏ. Nghe pháp cao sâu, thì
lúc đó ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, có khi thấy bàng hoàng khó chịu, nhưng những
mầm đạo-lý lớn ấy sẽ rớt vào Tàng Thức của mình. Rồi tới khi thuần thục chín
mùi, những mầm ấy sẽ hiện hành nở ra thành một cây cổ-thụ-lớn, đem lại sự mát mẻ
cho thân-tâm mình và cho nhiều chúng sanh…
Người trì tụng thần-chú vẫn có thể, trong lúc ban đầu, giữ những
tâm THAM CẦU thấp kém. Tỷ dụ như cầu cho mình được mạnh khoẻ sống lâu, hoặc như
người xưa, cầu được vào cung A Tu La để lấy A Tu La nữ làm vợ vì người A Tu La
nữ rất đẹp, hoặc cầu cho mình được trụ sắc-thân này đến lúc Phật Di Lặc ra đời
để thưa hỏi về ý nghĩa huyền-nhiệm của 2 chữ sắc- Không… Tham cầu như vậy là
trái với đạo-lý lớn. Nhưng do oai-lực của thần-chú, và nếu kẻ trì tụng thành khẩn
và nhất tâm, thì những vị quỷ-thần-vương hộ trì cho thần-chú, vẫn bắt buộc phải
thoả mãn tâm niệm mong cầu của người ấy… Là vì chư Phật có rất nhiều phương-tiện
độ sanh không thể nghĩ bàn. Chúng sanh có nhiều khi tương tự như đứa trẻ nhỏ,
có bịnh mà không chịu uống thuốc. Nên vị thầy thuốc có phương- tiện-huệ, liền
đem thuốc đó thoa vào đầu vú của người mẹ. Đứa trẻ núc sục, nên uống luôn cả
thuốc hay và trừ được bịnh khổ… Cũng vậy, nhiều người trì thần-chú, lúc ban đầu
có thể có những tâm tham cầu thấp kém, nhưng lần lần, diệu-lực của thần chú sẽ
tác động vào Tàng Thức, và người đó sẽ đi tới tâm không mong cầu, bước lên bờ
giải thoát.
Cần nhớ rằng: sức của chơn-ngôn thần chú là sức huân-tập của
Chân Như Diệu Tâm, nên rất là bất- tư-nghì. Và Đà La Ni giáo thường được gọi là
Đại Bất Tư Nghi thừa… Bởi thế, nên kinh Lăng Nghiêm mới dạy: “Một người có thể
không trì giới, nhưng khi nghe Đại Phật Đảnh Đà La Ni, liền được Cụ Túc Thanh
Văn giới… ” Hoặc trong những kinh khác, có vị Phật từng nói: “Ta tu những kiếp
không thể tính đếm, tuy tu hạnh khó làm mà van không được Bồ Đe. Nay nhờ vừa
nghe Đà La Ni này, nên tăng thêm hạnh tương-ứng, liền thành Chánh Giác… ” Vì là
sức huân tập của Chân Như, nên chơn-ngôn gồm đủ 2 lực Tự và THA. Và trên con đường
tu hành, nếu người nào chưa hiểu Diệu-ỉực của thần-chú, thì người đó tự cô phụ
giới-thân huệ mạng của mình.
Ở thời mạt pháp này, cũng chớ nên nghĩ rằng: “Mình ỉà một tay
thiền-giả có hạng, có the hiên ngang đơn độc bước lên niềm cô-liêu tuyệt đối của
ngọn Tuyết Sơn, nên đâu cần phải nương vào cái gì, và đâu cần trì-chú đe lạc
vào miền sự-tướng?! ” Chớ nên nghĩ như vậy, vì Thiền-định là gì?… Thiền quán
chính là đi vào biển-tam-muội, vào miền Bất-nhị, vào biển Vô Sở Đắc của Diệu
Tâm. Và những Đà La Ni chính là những lộ- tuyến-lực (lignes de force) lưu-xuất
ra từ biển Chân Như ấy, mà chư Phật đã chỉ bày, để thâu hút chúng ta nhập vào
biển ấy. Nên Đà Là Ni tạng chính là Thiền Định tạng tối cao, là con đường màu
nhiệm thẳng tắt nhất để đi vào tam muội và Diệu Tâm… Nên xưa kia, ngài Long Thọ
vốn là vị Tổ Thiền lẫy lừng, vẫn phải tán thán hoằng dương thần-chú Chuẩn Đề.
Ngài Trí Giả là bực đã đắc tam muội cùng Túc-mạng-thông, vẫn phải viết để hoang
dương về nghi quỹ trì-chú. Rồi ngài Khế-Phù thiền sư, khi có người đến nói về Tối
thượng thừa Pháp, thì ngài liền dạy phải tụng chơn-ngôn!!!… riêng ngài Long Thọ
từng làm bài kệ như sau để tán thán thần-chú Đại Chuẩn Đề:
Cúi đầu lạy Pháp Tô Tất Đế
Chân thành đảnh lễ 7 ức Phật
Con nay ca ngợi đức Đại Chuẩn Đề
Xin duỗi lòng Từ Bi gia hộ…
Tô Tất Đế chính là Tô Tất Địa, nghĩa rộng là chỉ Mật Thừa, nghĩa
hẹp là chỉ pháp môn trì tụng Đà La Ni, tức là pháp môn Diệu Viên Thành, để đưa
hành giả tới chỗ thành tựu viên mãn… Còn thần chú Đại Chuẩn Đề là do 7 ức Na Do
Tha Câu Chi Đức Phật nói…
Cần nêu câu hỏi: Các thần-chú nhà Phật có quá nhiều, học không
thể xiết, vậy thì giữa các chân-ngôn, pháp-khí có gì hơn kém không, diệu-lực của
các chân ngôn có gì sai khác không? Và một kẻ hành giả cần phải trì tụng nhiều
thần-chú hay chỉ cần trì tụng một thần-chú?
Có thể trả lời rằng:
Các chân-ngôn, cũng như mọi sự vật ở đời, thường đều bao gồm 2
khía cạnh, và đều có thể nhìn theo 2 lối: lối-sai-biệt và lối vô-sai-biệt… tuỳ
theo tâm thức của người đứng nhìn hay tiếp xúc.
Tỷ dụ như một hòn sỏi hay một con kiến… Một hòn sỏi, nếu nhìn
theo lối sai biệt thông thường, thì nó chỉ là một vật thô kệch, ù-lỳ, vô tri
giác. Nhưng nếu nhìn theo lối vô sai biệt, thì nó lại là Như Như, là vết- tích
biến hiện của Diệu Tâm, ngang bằng giá trị và cũng màu-nhiệm như một giải Ngân-
Hà, vì bản-lai diện mục của nó cũng là sự kết tụ của nhiều cơn lốc quang minh.
Một vị có đạo-lực cao, có thể chỉ ngồi quán hòn sỏi, cũng lần lần
thấy được những quang minh của hiện-thức và chân-thức, rồi nhập Diệu-tâm.
Nhưng một kẻ thấp kém như đại đa số chúng ta, nếu ngồi quán hòn
sỏi, thì chắc rằng phải trải qua nhiều kiếp lắm mới gặt hái được đạo-quả… Bởi
thế, nên cần phải quán hình-tướng đức A Di Đà hay đức Quán Thế Âm thì chóng màu
nhiệm hon, mau đạt đạo quả hơn. Vì hình tướng ấy dễ làm dấy động biển tâm mình
hơn là hình tướng hòn sỏi…
Các chân-ngôn cũng tương tự như vậy… vẫn là một mà vẫn là nhiều,
vẫn là sai biệt hơn kém mà vẫn là Như Như vô sai biệt, tuỳ theo mức-độ căn cơ của
chúng sanh cùng tính cách TƯƠNG ỨNG giữa tâm thức người trì tụng và câu thần-chú.
Nếu đứng về khía cạnh sai biệt mà nhìn (mà cổ-đức gọi là khía cạnh
Tùy-tha-ý), thì pháp-lực của các câu thần-chú có sai biệt hơn kém… Tỷ dụ như
các thần- chú của ngoại đạo không có nhiều tự-tại-lực, chỉ có thể gột nổi phần
lớn những phiền-não-chướng thôi, không gột được sạch, và dĩ nhiên không gột nổi
những sở-tri- chướng… Bên nhị-thừa, kinh A Hàm cũng có một tạng thần-chú, gọi
là Minh Tạng. Song những thần-chú này chỉ đủ tự-tại-lực gột sạch những phiền
não chướng, và không gột nổi những sở-tri-chướng chấp pháp… Còn như bên Đại Thừa,
thì những câu chân-ngôn cao siêu vi-diệu nhất thường là nói về những HẢI HỘI
màu nhiệm nổi lên trên biển Tâm, hoặc nói về sự BIẾN HIỆN của biển Tâm ấy. Tỷ dụ
như chú Lục Tự Đại Minh, chú Đại Chuẩn Đề, chú Đại Bi, chú Tâm Kinh Bát Nhã, và
nhất là chú Đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm. Trì tụng những thần-chú này, thì do
sự tương- ứng của âm-hưởng (resonances évanescentes), tâm thức hành giả có thể
tiêu dung cả phiền não chướng cùng sở-tri-chướng, để làm lắng tâm mình thành
Trí- huệ-bát-nhã cũng như để khởi tâm mình thành tâm Đại Bi… Sở dĩ chư Phật nói
ra nhiều thần-chú như vậy, là để thích ứng với mọi loại sở thích cùng căn cơ
chúng sanh.
Nhưng đứng về khía cạnh vô-sai-biệt (Cổ đức gọi là khía cạnh
Tùy-Tự-ý) mà nhìn, thì các chơn-ngôn đều là một, không hơn không kém, vì đều là
những lộ- tuyến-lực lưu xuất ra từ biển Diệu Tâm, từ Tỳ Lô Tánh Hải… Bởi thế,
nên nếu lấy một câu minh-chú của nhị- thừa, nhưng nếu người trì tụng là một bậc
Đại Bồ Tát, thì diệu-lực của câu chú vẫn đạt đến chỗ tuyệt vời. Trái lại, nếu lấy
một tâm-chú rất viên đốn của Mật Thừa, nhưng nếu người trì tụng lại chỉ là định-tánh
Thanh Văn, không muốn nghe không muốn hiểu về chân lý Tự Tâm biến hiện, thì hiệu
quả vẫn không thể tuyệt vời được.
Cho nên, về vấn đề trì tụng, có thể trì tụng nhiều chân-ngôn hoặc
một chân-ngôn cũng được… Nhưng thông thường thì người trung căn và hạ căn nên lựa
chọn lấy 5, 7 câu chân-ngôn theo sở thích, rồi trì tụng đều đặn và lâu dài. Vì
có những bài chú tương-ứng nhiều với mình, hoặc có bài tưong-ứng ít… Tới khi
thuần thục cao độ rồi, có thể vẫn tiếp tục như vậy, hoặc thu lại tụng một
chân-ngôn cũng được.
Người trì tụng thần-chú, cần PHÁT TÂM như thế nào?
Người trì tụng không nên quá lo ngại về việc phát âm của thần
chú… Cứ việc theo chân người-xưa mà trì tụng, theo những bài thần-chú đã tụng
được phiên-âm sang thổ-âm mà trì. Nếu phát âm được chân- xác thì càng tốt,
nhưng nếu có sai-lệch đôi chút cũng không sao.
Là vì thần chú gồm những diệu-âm tạo dựng nên do sức rung động của
những quang minh tâm thức, không phải là những âm thanh vật-lý tạo dựng nên bởi
sức rung động của hơi-thở vốn dĩ còn thô kệch.
Bởi thế nên lấy chữ ÚM chẳng hạn, thì người Ân Độ tụng là úm,
nhưng người Trung Hoa lại tụng là Án, còn người Nhật Bản tụng là Ong… Mà vẫn
linh nghiệm như thường.
Có một câu chuyện cổ Tây Tạng kể rằng: một vị sư nọ trong mùa kết-hạ,
bỗng sực nhớ tới mẹ già. Nghĩ rằng mẹ mình già yếu Ịụm cụm, không ai nuôi dưỡng,
chắc giờ này đang đói khổ ỉắm. Ông bền bỏ dở việc kết hạ, trở ve. Ông ngạc
nhiên thấy mẹ vẫn khỏe mạnh vui vẻ. Ông kinh ngạc hơn nữa khi thấy mẹ nói rằng
bà đã học được một câu thần-chú rất đặc biệt, có thể nấu chín sỏi đá thành cơm…
Tới khi bà trì tụng cẩu thần chú ấy, thì vị sư lắng nghe, và sửa ỉại cách
phát-âm cho bà. Lạ thay khi bà mẹ tụng theo cách phát-âm sửa lại, thì không thấy
linh nghiệm gì hết. Cuối cùng, vị sư đành bảo mẹ trì tụng theo ý bà muốn, thì
quả nhiên, nhờ tâm lực cùng lỏng tin của bầ, sỏi đả lại bị nấu chín và hóa
thành cơm.
Cần nhớ rằng mỗi sự vật ở đời đều phát-hiện do sự ỨNG HỢP huyễn-hiện
(conjonction illusoire) của nhiều cơ-duyên. Và trong sự linh-nghiệm của thần-chú,
thường là do sự ứng-hợp của những cơ duyên sau:
– Pháp lực của thần-chú, tức là những lộ-tuyến- lực luôn thâu
hút của biển Tâm để chuyển-hiện các tâm thức chúng sanh sang những nhịp điệu
vi-tế. Đây là khía cạnh Phi-thần-hóa trong đạo lý vận hành của pháp giới, và
người trì tụng cần tin sâu hiểu chắc.
– Thần lực gia trì của chư Phật cùng các hải-hội nhiệm màu. Thần
lực này luôn luôn gia trì không ngừng nghỉ, cả người tin lẫn người không tin,
tương tự như ánh nắng mặt trời sưởi ấm cả người sáng lẫn người mù. Nhưng người
tin thì chiêu cảm sức gia trì mạnh hơn. Sức gia trì này thường hằng, không gián
đoạn, nhưng đại đa số chúng ta vẫn chẳng hay biết, như lời kinh Pháp Hoa thường
nhắc nhở… Và đây là khía cạnh thần-hóa trong đạo lý vận hành.
– Đạo lực của bậc chân sư đã truyền bài chú, cộng với những luồng
tâm-lực của các thế-hệ những người đã trì tụng bài thần chú ấy.
– Tâm lực tương-ưng, tin sâu hiểu chắc và nhất tâm của người trì
tụng, để khởi tâm và chuyển theo những nhịp điệu rung chuyển vi-tế.
Là vì, theo lời kinh Hoa Nghiêm đã dạy, tất cả pháp giới Tỳ Lô
này chỉ là sự ứng-họp huyễn hiện của Pháp-lực-hải, Thần-lực-hải và Nghiệp-lực-hải
bất tư nghi mà thôi…
Thiết nghĩ cần ghi thêm mấy lời về CÁC BỘ thần chú.
Các thần chú hay mantras thì nhiều không kể xiết, nhung đều gồm
trong 5 bộ:
Phật-bộ, tức là những thần-chú nói bởi các vị Phật. Tỷ dụ nhu
chú Thủ Lăng Nghiêm.
Liên Hoa bộ gồm những thần chú đuọc nói ra bởi các bậc Đại Bồ
Tát. Tỷ dụ nhu chú Đại-bi, đuợc nói bởi đức Quán Thế Âm.
Kim Cang bộ gồm những thần-chú đuọc nói ra bởi các vị Kim Cang
Thần.
Bảo Hộ gồm các thần chú nói bởi các vị Thiên Vuơng.
Yết Ma bộ gồm các thần chú nói bởi các vị Quỷ Thần Vương.
Cần nhớ rằng: khi 1 vị Phật tuyên xướng thần- chú, thì ngài thường
nương vào Pháp-lực của biển Tâm cùng thần lực của Phật để nói chú. Pháp lực của
biển Tâm, tượng trưng cho khía cạnh phi-thần-hóa viên- viên-quả-hải, còn cao và
sâu hơn một bực so với thần- lực của vị Phật tượng trưng cho khía cạnh thần-hóa
(monisme défilé).
Khi một bậc Đại Bồ Tát nói chú, thì Ngài thường nương vào biển
thần-lực của chư Phật, cũng như Pháp-lực của biển Tâm.
Cỏn những vị Kim Cang Thần, Thiên Vương, hoặc Quỷ Thần Vương,
thì thực ra không thể nói thần- chú được. Các ngài chỉ tuyên xướng thần-chú mỗi
khi có sức gia trì đặc biệt của một vị Phật khiến cho nói chú… Hoặc nhiều khi
do phương tiện độ sanh, chính chư Phật đã thị hiện dưới hình tướng Thiên Vương
hay Quỷ Thần Vương để nói chú, vì có những chúng sanh hay khởi lòng tin ở quỷ-thần
hơn là tin ở chư Phật…
Thông thường thì những người tu hành hay trì tụng những thần chú
sau đây:
Thần-chú Lục Tự Đại Minh Úm Ma Ni Pát Mê Hồng. Chú này được giảng
kỹ càng trong kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương… Có nghĩa là: hạt Bảo
châu-trong-bông-Liên-hoa. Khi chữ úm chuyển hiện thành chữ Hồng, thì làm huyễn
hiện nên tất cả những sắc tướng hữu hạn, tỷ dụ như bông-Liên-hoa. Nhưng trong
bông Liên hoa hữu hạn, vẫn có cái mầm vô cùng tận, tức là chữ Hồng, và tượng
trưng bởi hạt Bảo châu. Và hạt bảo châu này sẽ hiện hành dấy động, để đưa chúng
sanh ngược giòng trở về nhập biển tâm vô cùng tận, tức là chữ úm.
Thần chú Đại Bi
Thần chú Bát Nhã Tâm Kinh
Chú Vãng Sanh
Thần-chú Đại Phật Mầu Chuẩn Đề: ÚM CHIÉT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA
PHA HA, được diễn nói trong kinh Chuẩn Đề Đà La Ni. Có nghĩa là: “Do tất cả
Pháp vốn không sanh, nên tức được bất sanh bất diệt. Do bất sanh bất diệt nên
được tướng vô sở đắc. Do tướng vô sở đắc nên tức được vô sanh diệt. Do vô sanh
diệt nên tức được vô cấu. Do vô cấu nên tức được vô đẳng giác. Do vô đẳng giác
nên tức được vô thủ xả. Do vớ thủ xả nên tức được bình đẳng vô ngôn thuyết. Do
bình đẳng vó ngôn thuyết nên được vô nhơn, vỏ quả, bát nhã tương ứng, vô sở đắc
làm phương tiện nhập thắng nghĩa, thật chứng pháp giới chân như. Đẩy là TAM MA
ĐỊA niệm tụng vậy… ” (Trích trong những lời chú giải của ngài Hoàng Tân về kinh
Chuẩn Đề Đà La Ni)
Và thần chú Đại Phật Đảnh Như Lai mật nhân Tu chứng liễu nghĩa
Chư Bồ-tát vạn hành Thủ Lăng Nghiêm thần chú: thần chú này được gọi là Tâm-chú,
nói về sự chuyển hiện của biển Tâm, cùng những hải- hội nhiệm màu nổi lên trên
mặt biển Tâm ấy…
Kinh Mật Thừa cũng thường dạy rằng: đoi với những thần-chú như Lục
Tự Đại Minh hay chú Chuẩn Đe, nếu có người nào lấy ngón tay vẽ lên hư không, hoặc
lấy bút viết ra giấy những chủng-tự Phạn-văn của thần chú, thì nếu chỉ viết một
biến, công đức cũng bằng ngồi chép một tạng kinh…
E)- QUÁN CHIẾU NHỮNG CHỦNG TỰ:
Đây là pháp môn quán chiếu những chủng-tự theo Phạn-văn, nên được
gọi là Quán-môn Phạn-tự (Visualisation des syllabes-germes ensanscrit).
Pháp môn này cũng quan yếu như việc trì tụng thần-chú, vì có ảnh
hưởng trực tiếp tới nhịp-điệu rung chuyển của những làn sóng quang minh của tâm
thức.
Sở dĩ phải quán chiếu theo Phạn-tự, là vì một số những chữ-cái
trong Phạn-tự đã có sẵn thần-dụng bất tư nghị như vậy… Theo lời bình giải của cổ
đức, thì khi thế-giới này mới phôi thai thành tựu, vị Phạm Vương cai quản từ
cõi sắc trở xuống đã truyền nói những chữ ấy, vì thế nên có bất tư nghi thần dụng.
Rồi thì vô lượng vô số những bậc đại-thần-linh tối thượng là chư Phật, lại dùng
những chữ đó để tuyên nói các thần-chú, nên đã phổ thêm vào đó rất nhiều thần lực.
Do đó, nên có diệu dụng không thể nghĩ bàn.
Cũng có thể lập luận rằng: những chữ-cái đó đều được mô-phỏng
theo những nhịp điệu rung chuyển của những quang minh uyên-nguyên của hiện-thức,
khi bắt đầu xuất hiện trên biển chân-không. Rồi những bậc tu-sĩ cổ xưa
(rishis), trong những con tam muội sâu, đã đạt thần thông cùng thiên-nhãn
thiên-nhĩ, nhìn thấy các nhịp điệu rung chuyển ấy và ghi lại thành chữ-cái. Nên
những chữ này đã trở thành ngôn-ngữ thánh thần. Trong khi hầu hết những ngôn ngữ
thế gian đều được chế ra theo những công-thức thường nghiệm, bởi những người
phàm, chưa phải bậc thánh, nên dĩ nhiên không thể so sánh với ngôn-ngữ thánh thần
(langue sacree) được…
Hãy lắng tâm suy ngẫm giây lát về cái bí-ẩn lạ lùng là sự
phát-triển của pháp giới này trên mặt biển Chân- Không… Trong Pháp Giới này, mọi
sự mọi vật, từ một hạt tuyết, một giọt nước, một lá cây, một cọng cỏ, một
nguyên tử của kim khí hay hoá-chất, một tế bào của cây hay động-vật… cũng đều
khởi lên lên từ biển hư-không theo những lộ-tuyến-lực, những mô-hình
(archetypes), nhưng cơ-cấu gần như cố định của nghiệp-lực. Vì thế, xưa kia, ở cổ
Hy Lạp, Platon mới hay nhắc đến những mô-hình hay tâm-tưởng tiên-thiên (Idees
hay archetypes a priori)… Và nếu nghĩ kỹ, sẽ thấy rằng chúng chỉ có thể phát-hiện
do những làn sóng quang minh uyên-nguyên, lần lần lóng lại và kết tụ thành những
cơ-cấu, thành vật. Và đó chính là lời dạy của lối kinh xưa.
Vì thế, nên cần quán chiếu những chữ-cái ấy, thì dễ chuyển-hiện
được tâm thức… Nhưng cũng cần nhớ rằng không phải chữ Phạn nào cũng là
nguyên-ngôn thần thánh, mà chỉ có một số chữ-cái mà thôi. Cồn những chữ kia đều
là do những người đời sau thêm vào, để đáp ứng với nhu-cầu thường dụng.
Tuy nhiên, lối quán chiếu chủng-tự này khá khó khăn, và cần có
quán lực cao mới làm được.
Nên sau đây, chỉ xin đơn cử vài thí-dụ:
– “Hành giả ngồi trong đàn tràng, kết ấn, tụng chú, rồi nhiếp
tâm quán tưởng… Quán tưởng trên đảnh đầu mình có chữ LAM rõ ràng chói sáng, rồi
lần lần biến thành vòng lửa đỏ, đốt hết tự-thân hữu-lậu của mình… Rồi lại tưởng
chữ LAM biến thành biển lửa lớn đốt cháy thế giới hữu vi này tương tự như trong
cơn hỏa-kiếp, cháy sạch không sót một vi-trần, chỉ còn lại một biển rỗng lặng
không-tịch… Rồi lại tưởng ở phía hạ phương, có chữ KHIÊM chói sáng, màu tạp-sắc,
lần lần lớn rộng mênh mang đồng như hư-không. Nơi trên không-luân, quán tưởng
chữ HAM, sắc đen, lần lần khởi lên biến thành những vòng phong-luân. Nơi trên
phong-luân, tưởng khắp chữ LAM, sắc đỏ, biến thành hỏa-luân. Nơi trên hỏa-luân,
tưởng khắp chữ VAM, sắc trắng, biến thành thủy-luân. Nổi trên thủy-luân, tưởng
khắp chữ A sắc vàng, biến thành Kim Cang Địa… Trên Kim Cang Địa, quán tưởng có
vô số bông đại Liên hoa khắp giáp mọi chỗ. Trên mỗi hoa sen, đều có đức Chuẩn Đề
Bồ Tát, vô lượng thánh-chúng vi nhiễu vây quanh, và nơi nơi đều có tự-thân hành
giả hiện ra trước, vời đầy đủ các món cúng dường để cung kính đảnh lễ… ” (Lược
trích bộ Hiển Mật Viên Thông, trang 84, bản dịch T. Viên Đức).
– “Hành giả ngồi nơi đàn tràng, trước hình-tướng hoặc hình ảnh đức
Chuẩn Đề, nhiếp tâm thở ra, thở vào… Khi thở ra, thì tưởng tưởng nơi tâm-nguyệt-luân
(phía ngực gần tim) của mình, rực rỡ như mặt-trăng tròn sáng. Trong mặt trăng,
quán tưởng rõ rệt có 9 chữ Phạn của thần-chú Chuẩn Đề, chiếu ra ánh sáng 5 màu
và xoay vần miên viễn. Rồi vòng vòng chữ Phạn đó, theo hơi thở từ miệng mình
lưu-xuất ra, rồi nhập vào miệng đức Chuẩn Đề Bồ Tát, chuyển xuống Ấn Độ nơi
tâm-nguyệt-luân của đức Bồ Tát, và luôn xoay quanh theo bên hữu… Tới khi thở
vào, lại tưởng vòng chữ đó, chuyển lên miệng đức Bồ Tát, và lưu xuất ra, rồi nhập
vào miệng mình và chuyển xuống nơi tâm-nguyệt-luân, luôn luôn xoay vần theo bên
hữu… Rồi bắt đầu trở lại… ”
– “Hành giả ngồi nơi đàn tràng, quán tưởng trên đảnh đầu mình,
có chữ LAM… chói sáng, biền lần thành vỏng tròn lửa, đốt cháy tự-thân mình cùng
Pháp Giới. Rồi lại quán chữ A, tượng trưng cho biển vô-tướng-tịch-mịch, nhưng từ
nơi vô-tướng đó lại khởi sanh thành thân-tâm hành giả… Rồi lại tưởng chữ A chói
sáng, như nước quang minh của 10 phương chư Phật rưới lên đảnh đầu mình… Hoặc
quán tưởng nơi tâm- nguyệt-luân của mình chói sáng và êm dịu như mặt trăng tròn
đầy, và trong mát, trong đó có chữ ÚM rõ ràng. Rồi chữ ÚM xoay vần miên viễn rồi
biến thành chữ HỒNG. Rồi xoay ngược trở lại… ”
Thông thường thì có lẽ nên quán chữ LAM… trên đảnh đầu, biến
thành vòng tròn lửa đỏ đốt cháy tự- thân mình cùng Pháp Giới. Rồi quán nơi
tâm-nguyệt- luân như vầng trăng tròn sáng, trong đó có chữ ÚM…, xoay vần miên
viễn và biến thành chữ HỒNG… Vì phép quán này không đến nỗi khó lắm, mà vẫn rốt
ráo…
G)- VỀ CÔNG ĐỨC SẲU RỘNG CỦA MẬT-CHÚ:
Thiết tưởng cần nói về công-đức sâu rộng của thần-chú, để khiến
người trì tụng tăng thêm phần tín- tâm.
Trên đại cương, về công đức không thể suy lường của thần-chú, chỉ
cần nhắc lại lời dạy của kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Nếu có chúng sanh nào trí tụng
đều đặn lâu dài chú Đại Phật Đảnh này, thì dù tự-thân chúng sanh ấy không làm
phước nghiệp gì, nhưng 10 phương Như Lai có bao nhiêu công đức, cũng phải đem
ban cho người ấy…”
Tuy nhiên, cần nhớ 1 điểm thiết yếu này: sự gia trì của thần-lực
hay nguyện-lực của 10 phương Như Lai, nhiều khi chúng ta thường không thể hay
biết được, tương tự như ánh sáng mặt trời vẫn gia trì cho sức sống của kẻ
sanh-manh, mà kẻ sanh manh không hề hay biết… Và trong kinh Pháp Hoa, đã từng
nhắc đi nhắc lại điểm này.
Là vì sao?
Là vì thần-lực của chư Phật và Bồ Tát không phải là những lớp
quang-minh thô kệch, mà thường là những lớp quang minh rất vi-diệu và nhằm tác
động thẳng vào những tầng-lóp-vi-tế sâu thẳm của tâm thức chúng sanh. Tác động
thẳng vào những tâm tưởng của ý-thức, vào Mạt-na thức và Tàng Thức, để chuyển-hiện
những chủng-tử sâu sa của nghiệp-lực, làm nảy nở huệ-tâm, từ-bi tâm, giác-ngộ
tâm… Khiến phát sanh những công đức vô lậu, và cái đó mới là đáng kể cho giới-thân
huệ mạng. Chứ rất ít khi tác động thẳng vào thân-căn chúng sanh, vì thân căn chỉ
là ngọn trong khi những tâm tưởng mới chính là gốc. Nhưng đa-số người đời thường
hay suy nghĩ lệch lạc, và ưa thích những gì thô kệch… Tỷ dụ như trong một cuộc
lễ điểm-đạo nào đó, một số người thủ-lễ bỗng thấy chân tay mình như được truyền
một luồng sức lực mới, muốn cựa quạy nhảy múa, liền khấp khởi vui mừng nghĩ rằng
mình đã được truyền một thứ power và được thần lực gia trì. Không hiểu rằng những
vụ phát động thô kệch ấy chi là do sự động của những quỷ-thần nhỏ hoặc tiểu linh
quỷ mà thôi, chứ không phải là sức gia trì của Phật hay Bồ Tát, vì không bao giờ
chư Phật hay Bồ Tát lại gia trì cho ta cựa quạy nhảy múa cả.
Chỉ trừ trường hợp một chúng sanh bị bịnh tật nguy kịch sắp chết,
hoặc lâm vào tai nạn hiểm nghèo sắp mất mạng, thì sự gia trì có thể rõ rệt hơn.
Nhưng ngay trong những trường hợp này, các bậc đại-thần- linh cũng thường chỉ
đáp ứng một cách rất kín-nhiệm, khiến chúng sanh khó tế nhận nổi nên nhiều khi
vẫn tưởng là ngẫu-nhiên. Tỷ dụ như trong trường hợp một kẻ rớt xuống biển, nếu
kẻ đó trì tụng thần-chú đến mức đủ chiêu cảm, thì có thể rằng các bậc thần-linh
sẽ làm nổi một cơn gió thổi giạt vào bờ, hoặc sui khiến một miếng ván lớn trôi
tới cạnh người đó… Nên rất khó tế nhận.
Sự tác động để chuyển-hiện tâm thức cùng những chủng-tử là một
tác động rất vi-tế kín nhiệm, và tích lũy lần lần, nên khó hay biết… Bởi thế,
nên trong việc trì tụng chú, lòng tin là tối cần thiết… Cứ khởi lỏng tin đi, rồi
trì tụng đều đặn và lâu dài, mà không mong cầu gì hết, thì lần lần, mọi sự mong
cầu thầm-kín của hành giả sẽ được toại nguyện lúc nào không hay… Cái khó khăn lạ
lùng là ở chỗ đó: chưa thấy gì hết, mà vẫn giữ vững niềm tin. Còn như nếu thấy
rồi, mới đem lòng tin, thì cũng là tốt, nhưng chưa là phải là kỳ-đắc.
Công đức sâu rộng của Mật-chú có thể lược tóm vào mấy điều như
sau:
a) – Có thể đem lại sự 10-ích an-lạc cho Quốc-độ:
Đây là một điểm vi-tế và khó tin.
Thông thường, một người trì tụng thần chú, nếu nghe nói rằng thần-chú
có thể khiến cho bản-thân mình bớt bịnh tật hoạn nạn, được sức gia trì của một
số quỷ thần khiến mình gặp được phước duyên thuận lợi tốt lành, thì người đó có
thể mường tượng nổi. Nhưng nếu nghe nói rằng mật-chú sẽ mang lại lợi-ích an lạc
cho cả miền mình cư ngụ, cho cả thành ấp, cho một quận huyện, một nước, một quốc-độ…
khiến mưa gió thuận hòa, ngũ cốc phong đăng, các thiên tai lớn như động đất lụt
lội phải tiêu dung, các thứ giặc giã đều lần lần đoạn dứt… thì thực khó mường
tượng nổi.
Nhưng nếu ta hiểu rằng pháp giới này là một trường-lực mênh
mang, nhưng luật tắc vận hành nghiêm mật tuy thưa mà không sót, và chẳng có gì
là ngẫu nhiên cả, hiểu rằng tất cả những luồng lực thiên nhiên như gió mưa sấm
chóp lửa chấn động… đều không phải là những trò du-hý vô duyên cớ, và đều có
cái khía cạnh thần-hóa của chúng, tức là có những vị Quỷ Thần Vương cai quản về
sự vận hành, và các vị ấy thường là phải an bài những luồng lực đó theo sự
chiêu cảm của luật tắc nhân quả nghiệp báo về cộng-nghiệp cùng biệt-nghiệp của
loài người và các chúng sanh khác…, thì ta sẽ thấy rằng vụ này có thể mường tượng
được.
Vì thế kinh Lăng Nghiêm mới dạy: “Này A Nan! Nếu các cõi nước,
các châu, các huyện, các làng xóm… bị nạn đói kém, dịch lệ, đao binh, cùng các
ách-nạn khác, thì phải viết thần-chú Đại Phật- Đảnh này, đề trên 4 cửa thành,
và khiển CHÚNG SANH HIỆN CÓ trong cõi nước, kính rước chú này, nhất tâm lễ bái
cung kính cúng dường, khiến cho nhân dân MỌI MỌI NGƯỜI đều đeo chú trong mình
hoặc đế nơi chỗ ở, thì tất cả ách-nạn đều lần lần tiêu dung…
Này A Nan, cõi Ta Bà nàỵ có 84000 ác tinh thường làm tai biến,
28 vị đại-ác-tinh làm thượng-thủ, lại có 8 đại-ác-tinh làm chủ, thường xuất hiện
nơi đời với nhiều hình trạng không thể kể xiết, gây ra nhiều ách-nạn dị kỳ cho
các chúng sanh. Nhưng ở cho nào có thần-chú này, thì tất cả đều tiêu dung, lấy
12 do tuần (chừng 4 dặm) làm vòng kết-giới, các tai biến hung dữ đều không vào
được… ” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trang 757)
Trong đoạn kinh trên đây, là trường họp hầu hết nhân dân đều đeo
chú và trì chú, nên chắc chắn là chuyển được cộng-nghiệp, nên các vị quỷ thần lại
phải an bài các luồng lực theo một cách khác, và các ách-nạn đã lần lần tiêu
dung… Hoặc thị hiện hình như có thiên binh thần tướng (vì tất cả chỉ là ảnh-tượng),
khiến đám giặc giã phải rút lui… Hoặc tác động ngay vào tâm thức của đám giặc,
khiến chúng khởi tâm khác, rồi kéo đi nơi khác để cướp phá.
Xưa kia, ngài Đạo Tín một hôm tới một nơi thành ấp để hóa-độ.
Trong khi ngài thuyết pháp, bỗng có một đám giặc cỏ tới vây thành. Ngài bèn lớn
tiếng tụng kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa. Do thần-lực của kinh ứng-hợp với đạo-lực
của Ngài, các thiên binh thần tướng đã hiện thân trên mặt thành, khiến bọn giặc
sợ hãi rút lui… Ngài là bậc có đạo-lực cao nên mới có thể làm như vậy, và trong
trường hợp này, ngài đã gánh bớt những cộng-nghiệp nặng nề hộ cho dân chúng miền
đó… Dân chúng này cũng biết khởi lòng tin và tụng Bát Nhã theo ngài, và dĩ
nhiên đã từng kết nhiều túc duyên với ngài.
Cũng xưa kia, có vua Lương Võ Đế, khi thấy giặc tới chân thành,
vội ngồi tụng Bát Nhã, nhưng rút cuộc vẫn bị giặc giết. Vị vua này có đạo lực
khá, đôi khi tụng kinh cũng có chư Thiên đến nghe. Nhưng lần này, sự tụng niệm
của vua không đủ sức chiêu cảm, và có lẽ nghiệp-lực quá nặng nề dồn dập. Vì làm
vua trong nhiều năm, chắc phải chinh phạt và giết nhiều người. Trong lúc sinh
thời, có làm nhiều chùa, nhưng vẫn chấp vào sự tướng…
Về điểm an-lạc quốc độ này, thiết tưởng cần nhắc tới một đoạn
kinh khá hay trong kinh Cựu Ước của Ki Tô giáo. Đoạn kinh này thường được gọi
là câu chuyện của 10 người công-chính (Les 10 Justes). Người công chính tức là
người có trực-tâm, thiện-tâm, tín-tâm, sống đời công bình trong sạch, và hay cầu
nguyện Chúa, trong đoạn kinh này, một vị tiên-tri của xứ cổ Do Thái, trong một
cơn xuất-thần nhập hóa, nhìn thấy Chúa và hỏi Chúa rằng:
– Thành phổ Sodome mà con hiện cư ngụ đây, vì chất chứa tội ác
quá nhiều, nên con biết chừng vài ngày nữa, Chúa sẽ giáng cơn Lửa lớn đế thiêu
hủy trọn phải không?
– Đúng vậy!
– Nhưng thưa Chúa! Nếu tỷ dụ như trong đám nhân dân của thành phố
tội ác này, lại có chừng 50 người công chính, song đời trong sạch và cầu nguyện,
thì Chúa có buông tha được cho cả thành phố này không?
– Nếu có 50 người như vậy, thì buông tha được.
– Nhưng thưa Chúa, 50 người như vậy thật là hiếm có, khó có thể
đủ được… Nếu có chừng độ 30 người, thì có buông tha được không?
– Có thể buông tha được.
– Người công chính rất là hy hữu, nên con e rằng khó mà kiếm đủ
được 30 người… Nếu thảng hoặc trong thành Sodome này, chỉ kiếm nổi được chừng
10 người, thì không biết Chúa có thể dẹp cơn thịnh nộ và buông tha được không?
– … Neu chỉ có chừng 10 người, cũng có thể buông tha được.
– Nhưng nếu là dưới 10 người?
– … Neu dưới 10 người, chắc là không được.
Đoạn kinh Cựu ước trên đây đáng cho chúng ta suy ngẫm.
Về vụ an-lạc quốc độ này, thì ách-nạn có thể được tiêu dung hoàn
toàn, hoặc ách-nạn lớn sẽ chuyển thành ách-nạn nhẹ nhàng hon… Tùy theo mức độ
chiêu cảm của những người trì tụng chú, cũng như mức độ chuyển hiện nghiệp-lực
của chúng sanh miền đó.
b) – Trừ bịnh thân-tâm, tăng trưởng Phước – Huệ:
Trì tụng thần-chú sẽ làm tăng trưởng phước-huệ rất nhiều, miễn
là phải khởi lòng tin sâu chắc, tụng đều đặn lâu dài, và đừng khởi tâm mong cầu
gấp gáp… Sự mong cầu gấp gáp là điểm trở ngại lớn, cần phải tránh, vì phạm phải
lỗi “trước ý” và chấp ngã thô kệch. Vì càng mong cầu bao nhiêu, thì càng chấp
chước bấy nhiêu, và các Quỷ Thần Vương càng khoanh tay, làm chậm trễ sự linh
nghiệm. Nên cần giữ tâm như hư- không, và hiểu rằng pháp-giới là như-thị… Riêng
việc trì tụng chú Thủ Lăng Nghiêm có thể mở huệ rất nhanh và sâu, vì đó là
tâm-chú nói về giáo lý như-huyễn.
Về việc trị bịnh cũng vậy. cần trì tụng đều đặn lâu dài, và đừng
khởi tâm gấp gáp. Đừng khinh bịnh, đừng sợ bịnh, cứ chữa vừa theo lối thế-gian,
và vừa trì tụng. Cần trì tụng đều đặn, từ trước khi lâm bệnh, chứ đừng theo kiểu
khi bịnh tới mới vội ôm chân Bồ Tát và hốt hoảng trì tụng… Trì tụng lâu dài thì
bịnh tự nhiên sẽ khỏi lúc nào không biết. Hoặc sẽ bớt, hay ít nhất cũng không nặng
thêm nữa.
Cần nêu câu hỏi: nguời trì tụng chú có nên đi chữa bịnh cho người
khác không?
Có thể trả lời: người trì tụng có thể dùng sức chân-ngôn gia trì
để đi chữa lành bịnh cho kẻ khác, Nhưng cần lưu tâm 2 điểm. Thứ nhất là sức
trì-tụng phải khá thuần thục, nếu mới trì tụng độ 1,2 năm thì không nên làm vì
chưa đủ sức… Thứ hai là phải coi tâm mình, xem có thực là do lòng đại-bi sâu rộng
hay không, vì nếu không, thì việc chữa bịnh lần lần sẽ khiến mình khởi tâm mù
quáng cao ngạo, cho rằng mình hơn người, hoặc đã đắc quả, và những tâm-niệm ấy
sẽ trở thành ma-chướng, làm ngăn trở đạo Thánh.
c) – Năng-diệt tội chướng, xa lìa ma chướng, được sức gia trì của
nhiều loại quỷ-thần lớn:
Một vị trì chú lâu dài, thuần thục, và với không- tâm, sẽ được sức
gia trì không thể suy lường.
Phàm sở cầu thầm kín điều gì, đều lần lần thành tựu. Như người
xưa đã từng dùng sức chân-ngôn để được vào cung A Tu La, lấy vợ là A Tu La nữ,
hoặc để duy trì nhục thân mình chờ tới ngày đức Di Lặc ra đời để hỏi về diệu-nghĩa
của 2 chữ Có-Không.
Kinh còn dạy rằng: đối với một vị trì-tụng thần chú đến cao độ,
thì những người chung quanh cũng được hưởng sức gia trì, những người đi qua
bóng của vị đó cũng được hưởng sức gia trì, và ngay đến những con thi-trùng trú
ngụ trong thân vị đó cũng được hưởng sức gia trì để dễ chuyển thân… Vì sao? Là
vì: những người đó đều rớt vào trong vòng trường-lực của tâm thức vị đó, và được
hưởng sự tác động của những làn sóng tâm thức của vị ấy, cũng như hưởng sức tác
động của những vị quỷ-thần lớn thường đi theo gia trì cho vị đó.
Và xưa kia, vì nhìn thấy những oan hồn vất vưởng quá nhiều, đức
Phật đã bảo ngài Liên Hoa Minh Vương Bồ-tát trì chú Đại Phật Đảnh vào đất cát,
rải lên những thây ma, khiến thần thức những thây ma ấy đều được vãng sanh Cực-lạc.
Thần-lực của chân-ngôn là như vậy. Nếu không biết hiểu và tin,
hóa chẳng phải là tự cô phụ giới-thân huệ mạng của mình hay sao?!!
d) – Lợi lạc hữu tình, cứu thoát u-linh, hoàn mãn PHỔ HIỀN hạnh
nguyện hải, và NHẬP PHÁP GIỚI thành tựu đạo quả vô thượng…
Rất đại lược là như vậy…
H) – CÁC HÀNH TƯỚNG THÀNH TỰU VÀ QUẢ VỊ CHỨNG ĐẤC:
Người trì tụng thần chú hoặc quán chiếu những chủng-tự, khi tới
mức-độ thuần thục, thường thấy những hành-tướng linh nghiệm, tức là những cảnh
giới kỳ đặc hay triệu chứng báo hiệu về sự tăng trưởng của công phu tu tập.
Tỷ dụ như mộng thấy chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Thiên-nữ. Hoặc
mộng thấy tự-thân bay lên hư- không một cách tự tại, hoặc thấy mình đi trên nước
vượt qua biển lớn, hay trôi nổi trên sông, trên những ngọn cây cao, hoặc trèo
lên núi trắng. Hoặc thấy cưỡi sư tử, voi trắng. Hoặc mộng thấy mặc áo vàng
sa-môn. Hoặc thấy nuốt những vật trắng tức là những thiện-căn, hay nhả những vật
đen tức là những tội chướng… Hoặc thấy ngậm nuốt mặt trời mặt trăng v.v….
Hoặc đương lúc trì tụng, thấy các thứ ánh sáng lạ kỳ, thấy trong
hư-không có những hoa cỏ chưa từng thấy. Hoặc thấy đèn sáng cao 1 thước hay 1
trượng. Thấy trong lư hương vốn không có lửa mà tự nhiên có khói. Thấy tràng
phan hay tượng Phật tự nhiên như dao động. Thấy tai như thoảng nghe những
âm-thanh của các tầng trời hay của cõi khác… Thấy Phật cùng Bồ-Tát hoặc thấy
cõi Tịnh Độ…
Hoặc tự thấy như thần mình nguy-nga vòi vọi cao lớn, lừng lững
giữa hư-không. Thấy răng rụng lại mọc, thấy thân thể mình màu sắc trắng nhuần,
mịn màng, không còn dấu vết tham sân si… Hoặc thấy trí-huệ đốn sanh, tự nhiên
hiểu các yếu-lý trong kinh luận, mỗi mỗi đều nhớ rõ ràng, lại có thể diễn nói
thành nhiều nghĩa mà vẫn không sai sót. Hoặc thấy tăng oai đức, các tứ-chúng ngồi
nghe hết thảy đều khởi tâm kính ái, mến phục, chẳng hề nghi ngờ… Hoặc thấy
tam-muội nhu hiện tiền…
Đại cuơng những hành-tuớng linh nghiệm là như vậy.
Kinh Lăng Nghiêm giảng giải về điểm này khá rõ ràng. Những cảnh-giới
ấy đều là do sự dụng công trì tụng hay quán chiếu của hành giả, làm thay đổi những
luồng trường-lực của những màn sương-mù sắc-ấm và Thọ-ấm, nên làm phát hiện những
ảnh tượng ấy.
Nếu gặp những hành-tuớng ấy, hành giả cần phải giữ tâm bình thản,
không mừng cũng không sợ hãi, không thủ cũng không xa lánh, và luôn luôn phải
hiểu rằng tất cả mọi cảnh giới đều như mộng-huyễn, đều khởi ra từ chỗ vô-tướng…
Neu khởi tâm mừng sợ hay thủ xả, hoặc nếu nghĩ rằng mình đã đắc quả thánh là sẽ
lạc vào ma-chướng hoặc dẫn chân tại đó…
Trong trường họp hành giả trì tụng đã lâu mà chẳng thấy hành-tướng
linh nghiệm gì mấy nỗi, thì cần giữ tâm vững vàng lặng lẽ, và không thối thất…
Cứ việc tiếp tục trì tụng như nước cứ chảy, mây cứ trôi, mà mây nước vẫn vô
tâm. Và hiểu rõ rằng đó là con đường nhiệm màu mà chư Phật đại-bi đã bày ra,
thì mình cứ việc đi, dù có hành tướng hay không hành tướng cũng vậy… Và như thế,
dễ đi tới chỗ tâm vô-sở-cầu…
Nếu một hành giả, khi thấy ít nhiều hành-tướng linh nghiệm, dã
khởi tâm khấp khởi vui mừng rối rít, thì người đó dễ làm mồi cho ma-chướng và
không thể tiến xa được.
Cũng cần hiểu rằng tất cả các cảnh giới hành tướng đều có cái
hay và cái hiểm nguy của nó, và điều quan trọng là việc giữ thái-độ tâm thức
thích ứng. Vì chính tâm ấy mới là cỗi nguồn của mọi cảnh giới…
Còn về những hành-tướng THÀNH TỰU, thì thường được chia làm 9 phẩm,
hoặc 9 bực.
Bắt đầu là 3 phẩm HẠ:
Người hạ phẩm thành tựu thì hay có thể nhiếp phục tứ-chúng, 4
chúng thường kính-ái và mến phục. Phàm có sở cầu thầm kín và họp đạo-lý lớn, đều
được toại ý. Các hàng Thiên Long hay thăm hỏi và gìn giữ cho vị này. Có thể
hàng phục các loài trùng-thú hay quỷ-mị v.v…..
Lên cao hơn một bực nữa, thì có công năng sai sử các hàng Thiên
Long bát bộ, hay khai mở những kho tàng giấu kín để làm lợi ích cho người… Nếu
cần đi vào Long cung hay cung A Tu La vì một mục đích họp với đạo-lý lớn, sẽ được
tùy tâm đi vào.
Lên một bực nữa, thì thành tựu Tiên-đạo. Được thân sống lâu vài
ngàn năm, thưa nương hư-không mà bay dạo chơi, sáng ở biển nam, chiều ở biển bắc,
hay ở đảnh núi Tu Di. sống cuộc sống tiêu dao tự tại nơi trung giới, giữa khoảng
trời đất. Những việc thế-gian hay xuất-thế-gian đều có đủ huệ-tâm để hiểu được
vài phần… Nhưng còn thiếu sót lớn lao về Trí Bát-nhã và đại-bi-tâm bình đẳng…
Những vị tiên nào chẳng cần phải nhọc công luyện-đơn luyện-thuốc gì hết, chỉ cần
trì tụng thần-chú chân-ngôn thôi mà vẫn thành tựu…
Thứ là đến 3 phẩm TRUNG:
Hạ-phẩm thành tựu của những bực này, thì được làm các vị vua
trong Tiên-đạo. Trụ thọ vô số tuổi, phước-đức trí huệ thì người thế gian cùng
các quỷ-thần đều không sánh kịp.
Lên cao hơn một bực nữa, thì được thần thông tự tại không những ở
thế giới này, mà có thể qua lại nơi nhiều thế giới, kể cả các Tịnh Độ, nên nếu
muốn vãng sanh, thì cũng dễ dàng… Thường được làm vua Chuyển Luân Vương ở nơi
nhân-thế, trong những thời- kỳ kiếp tăng, tức là loài người có thọ-mạng những 8
vạn tuổi… Có đủ 7 báu như Luân-bảo, Nữ-bảo v.v… Sở dĩ vua Chuyển Luân Vương được
đặt cao hơn các vua trong Tiên-đạo, là vì đã có Đại-bi-tâm sâu rộng, ngồi trị
vì để bàn hành Chánh Pháp và thực thi việc tu hành theo Đạo-lý lớn của chư Phật…
Tức là Đại Bát Nhã và Đại Bi, cùng tâm vô-sở-cầu để trôi vào biển Diệu-tâm.
Lên một bực nữa, tức là những bực Bồ Tát từ Sơ ĐỊA trở lên… thường
làm vua ở các tầng trời Dục- giới và sắc-giới. Luôn luôn tu hành theo chánh
pháp của chư Như Lai, thành tựu lần lần Như Huyễn tam muội, khiến đầy đủ Bát
Nhã và Đại Bi.
Rồi đến 3 phẩm THƯỢNG:
Hạ-phẩm thành tựu tức là những bậc Bồ Tát từ Đệ Ngũ Địa trở lên…
chứng rõ Ngã-Không và 5, 6 phần Pháp-Không. Thuần thục Như -Huyễn tam muội, ngồi
trong tam muội tịch bất động, nhạo-ý-sanh-thân, hóa hiện rất nhiều hóa thân đi
các cõi để độ sanh… Thường làm vua một tiểu-thiên hay một trung-thiên thế-giới.
Lên nữa là những bậc Đại Bồ Tát Đệ Bát Địa trở lên, chứng rõ gần
như hoàn toàn Pháp-Không. Biến hóa không lường theo lối Giác-Pháp-tự-tánh-tánh-ý-sanh-
thân. Khởi Tâm Đại Bi cùng vô-công-dụng-hạnh, hóa hiện hóa-thân không thể tính
đếm đi khắp các cõi độ sanh… Thường làm vua một trung-thiên thế giới.
Lên đến tột cùng là bậc Đẳng Giác cùng Diệu Giác, Trôi vào biển
Diệu Giác Vô Sở Đắc… Tương tự như ngài Quán Thế Âm trong phẩm Phổ Môn dùng Vô
Tác Diệu Đức cùng lối Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân để hóa hiện
hóa-thân không nơi nào không có để độ sanh…
Hành-tướng thành tựu là như vậy…
CHƯƠNG
4 : MẬT
THỪA TÂY TẠNG
Chương 3 đã trình bày về Chân Ngôn Tông Trung Hoa với những pháp
môn độc đáo về việc thiết lập Đàn-tràng Mạn Đà La, về sự trì tụng thần-chú cùng
quán chiếu những chủng-tự.
Chương 4 này sẽ trình bày về Mật Thừa Tây Tạng, với những
pháp-môn quán chiếu có sự-tướng (Yogas avec signes), thường được gọi là 6
Pháp-môn thiền quán của ngài Naropa… Lẽ dĩ nhiên là Mật Thừa Tây Tạng cũng sử dụng
đến cùng cực những đàn-tràng, thần-chú và chủng tự.
Sở dĩ Chân Ngôn Tông Trung Hoa không triển khai rõ rệt về những
pháp-môn quán chiếu có sự-tướng này, là vì môi-trường giáo lý của Trung Quốc đã
quá phong phú rồi, đã có nhiều trào lưu để bổ khuyết vào chỗ đó… Tỷ dụ như về
Pháp-môn thiền quán để thăng hoa luồng tinh-lực cũng mở hỏa-hầu tam muội, thì
Trung Hoa đã có phép tu Thần Tiên Phái của Lão Giáo, tuy rằng phép này chưa cao
sâu bằng Mật Thừa của Phật Giáo. Hoặc về phép quán chiếu hóa-hiện sắc thân Như
Huyễn, thì Trung Hoa đã có Thiên Thai Tông, hay Hoa Nghiêm Tông… dạy lối quán
chiếu của ngài Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát để đắc Hiển Nhứt Thiết Sắc
Thân tam muội. Còn như về phép quán chiếu Tánh Không để đi vào nơi Không Hải,
thì đã có Tam Luận Tông… Rồi về phép quán chiếu trung-ấm-thân để vãng sanh Tịnh
Độ, thì có đầy rẫy sách vở cùng tông phái dạy vãng sanh… Ấy là chưa kể ngành
thiền Đốn Ngộ Đông Độ.
Trong khi đó thì ở Tây Tạng, Phật Giáo du nhập là để thay thế nền
tôn giáo bản xứ Bon, nên cần phát triển toàn bộ và mọi mặt… về đàn-tràng cùng
thần-chú chủng-tự về những pháp môn thiền quán có sự tướng, cũng như về ngành
thiền trực-chỉ vượt sự-tướng thường được gọi là Đại Thủ Ản tức Mahamudra… Dân
Tây Tạng vốn sống ở miền rừng núi cao, khí hậu cực kỳ lạnh lẽo, lại thêm chịu
nhiều về thiên tai đột ngột và khủng khiếp, nên có ý chí kiên quyết cùng nhiều
tín- tâm về sự hiện-hữu của các vị thần-linh. Do đó, nên thường ngả theo những
phương pháp tu tập cam go của Mật Thừa…
Vậy thì nay nói tới 6 PHÁP MÔN THIỀN QUÁN CÓ SỰ TƯỚNG của ngài
Naropa trong Mật Thừa Tây Tạng… Những pháp môn này, tuy tu tập theo sự-tướng,
nhưng đều nhằm đạt tới Vô Tướng Pháp Giới.
Trên đại thể, lối tu tập cùng quán chiếu thường cam go khó khăn,
cần dụng công nhiều. Ket quả cũng thường mau lẹ thẳng tắt, nhưng cũng rất nhiều
nguy cơ rình rập, nhất là trong pháp-môn mở luồng hỏa-hầu tam muội… Tương tự
như một người trèo núi, lại chọn một vách đá dựng thẳng để trèo, chứ không chịu
đi theo những con đường vòng lên cao lần lần như trong những pháp-môn khác.
Bởi vậy, nên những người tu thường cần có một thân thể cường
tráng, ý chí kiên quyết, cần có mãnh lợi, lại cần có thầy giỏi, phải ở những
nơi hẻo lánh hay núi sâu để nhập thất nhiều tháng hay nhiều năm mới có thể dụng
công đến nơi đến chốn được.
Và trong các tu-sĩ Tây Tạng, không phải là người nào cũng tu
theo lối triệt để Mật Thừa này đâu… Phần đông đều tu theo lối tham bác xen lẫn,
vừa tụng kinh, vừa lễ Phật, niệm Phật, vừa quán tâm theo lối Bát Nhã tức Thiền
Không sự-tướng, đôi khi cũng xen lẫn ít nhiều lối quán chiếu theo Mật Thừa tùy
theo căn cơ từng người… Nhưng có điều chắc chắn là hầu hết đều sử dụng
đàn-tràng, nhất là thần-chú, cùng ít nhiều quán chiếu về chủng-tự…
6 pháp môn thiền-quán của ngài Naropa là:
1- Pháp môn quán chiếu để mở luồng hỏa-hầu tam muội (Yoga de la
chaleur psychỉque, hay Tummo)
2- Pháp môn quán chiếu để hóa-hiện sắc-thân Như-Huyễn (Yoga du
cóp illisoire)
3- Thiền quán về mộng (Yoga du Rêve)
4- Thiền quán về Hào-quang chói sáng của Không- Hải (Yoga dela
Claire lumiere du Vide)
5- Thiền quán về trạng thái trung-ấm-thân (Yoga du Bardo)
6- Thiền quán về sự chuyển thần-thức để thọ sanh (Yoga du
Transfert de conscience)
Trong 6 pháp môn này, thì pháp môn hỏa-hầu tam muội là khởi đầu
và cơ bản… Vì có mở được luồng hỏa-hầu tam muội, mới dễ vào tam muội và đủ sức quán
chiếu để thành tựu những pháp môn kia. Do đó, nên kẻ hành giả, sau khi đã trải
qua một thời gian dài để thuần thục vụ hỏa-hầu tam muội, dù muốn bước sang tu tập
những pháp môn kia, vẫn thường phải dành Vĩ thời giờ cùng công phu để làm kiên
cố tăng trưởng vụ hỏa hầu tam muội.
Riêng pháp-môn thứ 5, tức là pháp môn quán chiếu trung-ấm-thân để
cầu vãng sanh tịnh-độ, thì không nhất thiết là phải mở được luồng hỏa-hầu tam
muội mà vẫn có thể tu tập được…
Những trang sau đây không có hoài bão chỉ dẫn đầy đủ về những lề
lối tu tập cùng chi tiết vi-mật, mà chỉ mong phác lược những nét thống-quan về
lối tu tập của Mật Thừa Tây Tạng… Nên chỉ trình bày kỹ càng hơn cả về Pháp-môn
hỏa-hầu tam muội mà thôi, còn về 5 pháp môn kia thì chỉ sơ lược vài nét chính…
1)- PHÁP MÔN THIÈN QUÁN MỞ LUỒNG HỎA HẦU TAM MUỘI
Đây là cửa ải đầu tiên và cơ bản, một cửa ải cheo leo và nguy cơ
rình rập, nên không mấy ai có thể tự đi đuợc và cần có chân-su huớng dẫn và gia
trì. Neu không thì những luồng khí-lực hay hỏa-hầu rất dễ đi lạc đuờng, khiến kẻ
hành giả mắc ma-chuớng THAM DỤC VÔ ĐỘ, hoặc lâm trọng bệnh, hoặc điên cuồng, hoặc
chết… khiến giới-thân huệ-mạng trong nhiều kiếp chua chắc đã phục hồi được.
Ngoài ra, người tu Mật Thừa cũng như người tu Hiển Giáo, cần ghi
xương khắc cốt một điều thiết-yếu: luôn luôn nhớ đến Tánh-Không của Bát-Nhã, nhớ
Đại Bi Tâm, và giữ tâm Vô Sở cầu… Tuy rằng tu hỏa-hầu tam muội, hoặc tu hóa hiện
sắc-thân Như Huyễn, hoặc tu Vãng Sanh, nhưng vẫn luôn nhớ và hiểu rằng ngay luồng
hỏa hầu ấy rốt ráo vẫn chỉ là không-tịch vắng lặng, và sở dĩ mình tu hỏa-hầu chỉ
là vì muốn đạt những đạo-quả để làm hoàn mãn những đại-bi-nguyện độ sanh từ nhiều
kiếp, còn như trong tâm mình thì tuyệt nhiên chẳng có một số cầu nào vị-kỷ và hữu-biên
cả, mà chỉ toàn là những tâm-nguyện bất-nhị tự-tha vô ngại mà thôi… Neu không
như vậy, thì dọc đường, tất sẽ khởi ma-ý, rớt vào ngoại đạo, và không thể thành
tựu tuyệt vời được. Cũng như ngài Đệ Nhất Đa Lai Lạt Ma Gendum Drub từng căn dặn:
“Người tu Mật Thừa, nếu không biết quán Không của Bát Nhã, thì dù có tử công
phu tu tập, nhiều lắm cũng chỉ như những người tu Mật Thừa của ngoại đạo thôi…
” Vì những ngoại đạo, khi tu mở hỏa-hầu Kundalini, thường đinh ninh rằng hỏa- hầu
ấy là có-thật, không mấy ai có thể nghĩ rằng chính cái đó cũng chỉ là huyễn mộng.
Đồng thời, tuy có tâm Từ Bi, nhưng chưa phải là Đại Từ Bi tự-tha vô ngại, nên vẫn
âm thầm chấp trước mong cầu hữu-biên… Và mấy điểm Bát Nhã, Đại Bi cùng Vô Sở cầu
hạnh chính là những cánh chim bay tuyệt vời, khiến giáo lý của chư Thế-Tôn thắng
vượt lên trên những giáo lý khác. Nên người Phật-tử đừng quên điều đó.
Cũng cần ghi ngay rằng: về Pháp-môn mở luồng hỏa-hầu này, không
phải chỉ riêng Mật Thừa Phật Giáo là có, mà nhiều truyền-thống thần bí của các
giáo lý lớn đều có triển khai… Tỷ dụ như Mật Thừa Ấn Độ Giáo thì có Kundalini
Yoga, Thần Tiên Phái trong Lão-giáo cũng có những phương thức hơi tương tự (nay
đã khá thất truyền) để tu luyện khiến cho ngũ khí triều nguyên, tam hoa tụ đỉnh,
vào được Tàng Thức và kết thành một thứ Thánh-thai có thể bay đi bay lại tự tại
của các vị trong Tiên-đạo. Hoặc xưa kia, trong truyền thống cổ Do Thái của kinh
Cựu-Ước, đã có những nhân vật tiên tri như Moise, từng khai mở được con rắn lửa,
tức luồng hỏa hầu tam muội và đắc ít nhiều thần thông…
Và mở luồng hỏa hầu tam muội tức là lọt được vào Tàng Thức Sơ
Năng Biến, vào biển quang minh hư-vô vi tế của thức biến.
Song hầu hết những truyền thống ấy mới chỉ vào được tới đó thôi…
Vì không có giáo lý Bát Nhã Tánh Không rốt ráo, không hiểu Như- Huyễn cùng Duy
Tâm Sở Hiện, vì không biết khởi Đại Bi Tâm đến cùng cực để nhập trọn vẹn Pháp
Giới, nên các vị tu sĩ ấy thường khởi ma-ý, dừng chân tại đó, không thể tiến xa
hơn nữa để trôi vào biển Diệu Giác Vô Sở Đắc…
a. VỀ NHỮNG BÌNH DIỆN THỰC TẠI, NHỮNG LUÂN XA, NHỮNG ĐƯỜNG KINH
MẠCH VI DIỆU, CÙNG NHỮNG SANH TỬ HUYỀN MÔN TRONG TIỂU VŨ TRỤ TỨC THÂN TÂM CON
NGƯỜI:
Nền Mật Thừa Phật Giáo, cũng như nhiều truyền thống thần bí
khác, đều được xây dựng trên cơ sở một nền khoa học huyền-bí về Pháp Giới tức Đại-vũ-trụ
(macrocosme) và về thân-tâm con người hay chúng sanh, thường được gọi là Tiểu-vũ-trụ,
tức Microcosme.
Tức là về những bình diện thực tại (plans de réalité), về cái guồng-trục
của sự sống tức núi tiểu-tu- di, về những luân-xa (chakras hay channel-wheels)
rải rác trên guồng-trục ấy, về những đường kinh-mạch vi- diệu và tịnh sắc
(matière subtile) của tiểu-vũ-trụ… cũng như luồng khí-lực (souffles vitaux) thường
đi qua lại trong các thứ đó, và làm huyễn-hiện nên sức sống của thân căn và tâm
linh.
Cái vòng-vãng-lai-qua-lại của những luồng khí- lực ấy thường được
gọi là tiểu-chu-thiên (lepetit cycle), nó thường sinh hoạt theo cái nhịp-điệu bồng
bềnh của nó, lúc đóng lúc mở. Nó là một vòng tuần-hoàn của các bình diện tinh-lực
(Circuit energetique) từ thô kệch đến tế-vi… Neu người tu hành biết giữ gìn
vòng đó an toàn, không mất mát, không rỉ lậu, và ngày càng tăng trưởng, thì kẻ ấy
lần lần ngày càng đi sâu vào những bình-diện tinh-lực vi-tế, sẽ đạt được một thứ
trường-sanh bất tử nào đó và đắc những thần-thông khác người. Trái lại, kẻ thế-nhân
mờ mịt không biết tu hành, thường trôi lăn theo ngoại vật, chỉ chạy theo nắm bắt
những tinh-lực thô kệch không bao giờ nghĩ đến việc thăng hoa chúng, nên lần lần
vòng tuần hoàn tinh-lực ấy bắt buộc phải mất mát, rỉ lậu, rồi sụp xuống trong
những cơn khổ-lụy lão-bệnh-tử.
Khoa học ngày nay, tuy đã tiến mạnh và xa, nhưng vẫn còn luẩn quẩn
trong vòng những dữ-kiện thô kệch của sắc-ấm, chỉ mới làm phát hiện nổi một số
tinh- lực thấp kém lân cận với sắc-ấm,… nên dĩ nhiên chưa thể hiểu nhiều về cái
vòng-vãng-lai-qua-lại của những tinh-lực tế vi hơn như hơi thở (soụffle hay
prana), như gió, lửa… hư không (ether) và thức-tâm sơ năng biến. Tức là những
tinh lực vi diệu của Thọ-ấm, Tưởng-ấm, Hành-ấm và Thức-ấm.
Thực ra thì tất cả mọi thứ trong thế gian này đều là tinh-lực và
đều là thức-biến cả, chỉ khác nhau ở mức độ thô hay tế, nhiều hay ít tự-tại-lực
mà thôi… Hành- ấm, Tưởng-ấm, Thọ-ấm cũng đều là Thức-biến, nhưng đã chuyển hiện
xuống những mức độ ngày càng thô kệch và kém tự-tại-lực. Còn sắc-ấm thì cũng là
thức- biến, nhưng ở vào cực-độ của lịch trình phổ vào những lớp lưu-ngại thô kệch.
Và tất cả công phu tu hành chỉ là thăng-hoa những tinh-lực thô-kệch
này ngày càng trở thành vi- tế… để lọt được vào Tàng Thức Sơ Năng Biến rất hư-
vô-vi-tế, rồi nhập vào nguồn Tâm mà thôi. Vì ngoài nguồn Tâm ấy, thì bổn-lai chẳng
có một vật…
Vậy thì tất cả pháp giới này, dù là Đại-vũ-trụ hay Tiểu-vũ-trụ,
dù là Đại-chu-thiên hay Tiểu-chu- thiên , cũng chỉ là những bình-diện tinh-lực
thô hay tế, trong cái trường-lực mênh mang của thức-tâm chuyển- hiện.
Neu chúng ta hay một loài chúng sanh nào, do những hành-nghiệp từ
vô thủy cũng như do sự chú tâm trong kiếp này, chỉ biết trụ-tâm mình ở bình diện
sắc-ấm thô kệch và ưu thích những cái đó… thì lẽ dĩ nhiên sự xoay vần miễn viễn
của những cơn-lốc quang minh của các vọng tưởng kiên cố ấy, đến kiếp này, phải
kết tụ lại thành thân-căn máu mủ này, với những phù-trần- căn thô kệch của nó. Ở
bên trong những phù-trần-căn này, tất nhiên cũng có tịnh-sắc-căn cùng tâm linh
nữa, song mấy thứ đó, chúng ta chưa thể biết được, vì ta thường chỉ thích chú
tâm vào sắc-ấm thô kệch thôi… Đã có những căn thô phù như vậy, thì do luật tắc
tương- ứng, cái Tướng-phần trong Tàng-thức chúng ta bắt buộc phải ảnh-hiện nên
những cảnh-giới bên ngoài để các căn có thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ
mó thấy. Và đó là những Trần-cảnh thô kệch, ít sáng láng, nhiều khi tối tăm mờ
đục, bụi bặm, gồ ghề hiểm trở, có vẻ như ù-lỳ cố định lưu ngại và khó lay chuyển.
Và chúng ta chỉ có thể nhìn thấy như vậy thôi, không thể nhìn thấy những cảnh
giới vi-diệu hon như núi Tu Di, các tầng trời hoặc Chư Thiên v.v… Là vì tâm-thức
ta còn nặng trĩu tham-dục thô kệch, làm sao tương-ưng với hào quang của những cảnh
giới ấy được!?… Ngoài ra, thân này là máu mủ, tạo nên bởi tinh-khí cùng dâm- thủy,
nên phân thành nam-nữ, có dương-căn và âm- căn. Và hầu hết mọi người, do hành
nghiệp suy động, đều nghĩ rằng có lẽ khoái-lạc lớn nhất ở đời chỉ có thể là sự
giao-họp nam-nữ, và ngoài ra, khó có thể có một sự Diệu-hỷ hay Diệu-lạc nào
khác… Đã nghĩ như vậy rồi, thì chỉ cỏn một cách là lao đầu vào, khó thể nghĩ rằng
chính cái đó có thể thăng hoa thành một thứ Diệu- lạc. Và mỗi khi giao hợp, thì
tuy có gặt hái được một khoái lạc phù du, song những giọt tinh-khí dâm-thủy lại
bắt buộc phải noi theo con-đường-đi-xuống, và thoát ra khỏi theo lỗ hổng của
dương-căn hay âm-căn. Tức là gì? Tức là những giọt-tinh-lực kỳ dị đã lọt ra khỏi
vòng tuần-hoàn tiểu-chu-thiên của thân-tâm, và đó là một rỉ-lậu mất mát lớn
lao. Khiến cho vòng-tinh- lực tuần hoàn lần lần bắt buộc phải tan rã sụp đổ…
Nên lối tu tập của Mật Thừa, lúc khởi đầu, chính là nhằm vào điểm
then chốt này. Để thăng hoa nó.
Nay nếu người tu, do công phu tu hành của kiếp này hoặc do những
túc duyên sanh-đắc-thông rơi rớt từ những kiếp trước, mà vượt nổi cái
màn-sương-mù thô kệch của sắc-ấm, thì người đó sẽ bước vào một bình- diện vi-diệu
hơn gọi là màn-sương-mù của thọ-ấm… Ngoại đạo thường gọi cái này là thứ body, tức
là astral body (hình hài của thế-phách), tức là một hình hài của các cảm-thọ cảm-giác.
Trong các kinh nhà Phật, nhất là kinh Lăng Nghiêm, thì tránh không muốn dùng chữ
body hay hình hài mà chỉ gọi nó là một ấm, một aggregat, một màn-sương-mù-vọng-tưởng
hư-minh, và chính màn sương mù này đã làm lóe lên các thứ huyễn-tướng cảm thọ lệch
lạc, mà nhà Phật gọi là Kiến- trược.
Tại sao nhà Phật chỉ gọi như vậy, mà không muốn gọi là bodyl
Là vì để tránh cho người tu sự khởi-niệm chấp chước, cũng như để
luôn nhắc rằng tất cả những gì phát-hiện (manifesre) đều chỉ là huyễn-mộng, rốt
ráo vắng lặng không-tịch… các chúng sanh vốn đã có kiến- chấp rất nặng nề về
thân-căn thô kệch này rồi, nay vừa bước lên được một bước, lại vội chui đầu vào
một kiến chấp khác, chấp vào cái hình-hài của cảm-thọ. Đã chấp có hình-hài, thì
lại khởi tâm chấp có ngã, rồi đủ các thứ ngã-sở, tức là chấp monde astral là có
thật, rồi lan man triền-miên trong đó, quên mất lẽ huyễn-mộng, thì đến bao giờ
mới ngoi đầu ra được… Cho nên, người tu Mật Thừa Phật Giáo, dù là quán chiếu nhữnglLuân-xa
cùng kinh mạch của màn-sương-mù-thọ-ấm, không bao giờ được phép quên lý Như Huyễn,
Bát Nhã Tánh Không cùng Đại Bi Tâm. Vì nếu quên, thì rớt vào ngoại đạo rồi, còn
gì mà bay bổng tuyệt vời nữa? Còn gì mà có thể đạt quảng-đại-tự-tại-lực, cùng
hóa-thân vô lượng để nhập trọn vẹn Pháp Giới?!…
Bước vào bình diện vi-diệu hơn của màn-sương- mù-Thọ-ấm rồi, thì
dĩ nhiên Căn cũng khác, và Cảnh cũng khác. Ở đây, không còn là những Phù-trần-căn
có hình tướng rõ rệt và thô kệch như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và hệ thống thần-kinh-hệ
bằng gân bằng thịt nữa. Mà là những Tịnh-sắc-căn, gồm những luân-xa, những đường
kinh mạch vi-diệu… được kết tập nên bằng quang minh của những vọng tưởng
hư-minh, nên có hình tướng linh động kỳ ảo hơn, và nhiều tự-tại-lực hơn. Các
luân-xa đều có hình tướng giống như những vệt-nước-xoáy, những cơn-lốc quang
minh, những chiếc bánh xe xoay tròn miên viễn, những bông-hoa- hào-quang có nhiều
hay ít cánh và xoay-tít không ngừng nghỉ. Còn các kinh mạch (Nadis) thường giống
như những ống-thủy-tinh dài đầy hào quang, có màu sắc khác biệt, và rỗng ruột,
hoặc chạy dài theo dọc xương-sống, hoặc vòng vèo ôm tròn lấy xương sống như
hình những con-rắn uốn-khúc vậy.
Nhưng tuy các Căn có khác biệt giữa bình diện sắc-ấm cùng Thọ-ấm,
song giữa 2 bình diện ấy vẫn có sự tương-ứng mật thiết (correspondance
étroite).
Các căn ở Thọ-ấm đã khác biệt, thì dĩ nhiên các cảnh-giới phát
hiện cũng khác biệt… Tỷ dụ như người tu, khi sử dụng được 1, 2 tịnh sắc căn ấy,
thì có thể mở được ít nhiều thiên-nhãn, nhìn thấy núi Tu Di, thấy vài tầng trời
thấp, một số Chư Thiên hay chúng sanh ở trung-giới, hoặc có thể thấy vi-trần,
hoặc thoáng thấy một vài nẻo luân hồi V.. .V… Ở bình diện Thọ-ấm này, cũng
tương tự như con dao sắc 2 lưỡi, vì đây là bình diện của sự lóe lên những cảm-thọ
mãnh liệt. Nơi đây, những niềm hỷ-lạc rất bồng bột mãnh liệt, song những nỗi sợ
hãi kinh hoàng cũng ghê gớm hơn nhiều so với bình diện sắc-ấm. Cơ hội thăng tiến
rất mạnh, song những cơ hội sa-đọa trở thành tham dục vô độ cũng dễ có, như
trong kinh Lăng Nghiêm đã nói rõ nơi đoạn ma-chướng của Thọ-ấm… Màn-sương-mù
này tương tự như một biển lớn, sóng gió rất mạnh và thay đổi mau lẹ, nên cần vững
tay chèo, và phải có thầy giỏi. Người tu Mật Thừa, là người muốn đột nhập mau lẹ
vào biển Thọ-ấm này, nên nếu không có thầy giỏi, nếu quên Như Huyễn cùng Bát
Nhã Đại Bi, thì dễ trở thành một thứ mồi làm trò hý-lộng cho các thứ ma-chướng…
Cho nên, nếu không có thầy giỏi cùng căn cơ cao độ, chớ nên phiêu lưu vào miền
này, cứ nên theo lối từ tốn của Hiển Giáo mà đi, vì trước sau cũng đến nơi và
an-toàn hơn nhiều.
Về các luân-xa cùng kinh mạch vi-diệu, mấy trang sau đây sẽ nói
kỹ hơn… Nay chỉ cần nói ngay rằng: khi hành giả đã bước vào màn-sương-mù thọ-ấm,
các luân-xa cùng kinh mạch thường phát-hiện đầy đủ hình tướng, và tùy theo sức
quán chiếu, sẽ nhìn thấy lờ mờ hay rõ rệt linh động. Luân-xa cùng kinh mạch đều
phát-hiện dọc theo xương-sống, tức là dọc theo guồng- trục (Axe) của tiểu-chu-thiên
tức thân tâm chúng sanh, và guồng trục này chạy dài từ nơi Đảnh-đầu xuống thẳng
nơi lỗ hổng cuối cùng của dương-căn hay âm- căn.
Song các luân-xa không phải cùng một loại. Có những cái tương đối
thô kệch, và có những cái vi-diệu hơn. Dọc theo guồng-trục song hành với
xương-sống, càng lên cao bao nhiêu thì luân-xa càng vi-diệu bấy nhiêu… Mấy
luân-xa ở phía bụng dưới tương đối thô kệch, nên thường được dệt nên bởi những
luồng hào quang hư-minh còn thấp kém, và chi phối những tinh lực thấp kém của
tiểu-chu-thiên. Lên lần lần tới các luân-xa ở dưới rốn, rồi ở ngực, ở cổ họng, ở
bạch hào, rồi ở đảnh đầu… thì lần lần luân-xa mỗi lúc trở thành vi-diệu hơn, dệt
bằng những luồng hào quang vi diệu, và chi phối những luồng tinh-lực vi diệu
hơn của tiểu- chu-thiên… Do đó, nên người hành giả, với sự quán chiếu những
luân-xa cùng các chủng-tự độc đáo của mỗi luân-xa, ngày càng đi sâu vào những
bình-diện thực tại mỗi lúc mỗi cao, đi vào màn-sương-mù của Thọ-ấm, rồi vào Tưởng-ấm,
vào Hành-ấm, rồi vào thức-ấm sơ năng biến. Như thế, luồng hỏa-hầu tam muội ngày
càng mở rộng và sâu, các cơn định đạt được cũng rộng và sâu hơn, và các thần-thông
cùng cảnh giới cũng phát hiện khác biệt, bao là và kỳ diệu hơn…
Nay cần nói rõ hơn về cái guồng-trục (Axe) huyền ảo của tiểu-chu-thiên,
và các luân-xa, về những kinh mạch vi diệu cùng những sanh-tử huyền môn trong
tiểu-chu-thiên.
Các truyền thống Mật-thừa đều được xây dựng trên nguyên lý
Tương-ứng: tương-ứng giữa các bình diện thực tại cũng như tương-ứng mật thiết
giữa đại- chu-thiên và tiểu-chu-thiên. Và một câu châm-ngôn của truyền-thống Mật
Thừa là: “Ở Trên như the nào, thì ở Dưới cũng thế” (As above, as below).
Ở bình diện sắc-ấm thô kệch, thì chúng sanh hay con người thọ
lãnh được cái sắc-thân máu mủ lầy nhầy, do thai sanh mà ra. Guồng trục của
thân-căn này tức là xương-sống gồm 33 đốt xương cùng bộ đầu, chạy dài từ cuối đốt
xương cụt lên tới đảnh đầu. Gồm một bộ não thần kinh trung tâm ở trong đầu, nối
dài bởi 2 hệ-thống thần kinh sympathique va parasympathique chằng chịt ôm sát lấy
xương-sống như 2 con rắn-uốn- khúc. Một hệ thống thần kinh có khuynh hướng
đi-ra, ly-tâm, để truyền những mệnh lệnh của bộ não trung tâm ra những đường thần-kinh
ở chân tay cùng thân thể. Và một hệ thống có chiều hướng đi-vô, hướng-tâm, để
chuyển vào trung tâm não bộ tất cả những cảm giác cảm thọ tiếp nhận bởi các
phù-trần-căn cùng thân thể. Hệ thống này cũng tự-động điều hành sự sinh hoạt của
các tạng phủ trong cơ thể con người… Hệ thống guồng trục thần kinh hệ, cũng như
mọi thứ khác, đều là do sự kết-tụ của những luồng lực hành-nghiệp xoay vần miên
viễn từ vô thủy, rồi đến kiếp này, ta vẫn tiếp tục trụ tâm vào đó, và sinh hoạt
theo nhịp điệu bồng bềnh của nó, chẳng mấy ai vượt ra khỏi. Và nhịp điệu của nó
vẫn là nhị-biên đối đãi, vẫn là hướng-tâm và ly-tâm, và là có trong có ngoài,
có đây có kia, có ta có người… Nên chúng ta khó tránh nổi phiền não, khó tránh
trôi-lăn lưu chuyển, khó định được thân tâm để vào tam muội.
Khi vào đến màn-sương-mù của Thọ-ấm, thì trên đại thể, vị-trí của
guồng-trục tiểu-chu-thiên vẫn là ở chỗ đó, vẫn đi theo dọc xương-sống đi lên đảnh
đầu. Song những guồng kinh mạch không còn là những đường thần-kinh máu thịt nữa,
mà dệt bằng những lớp hào quang vi tế hơn, vô hình tướng hơn, kỳ ảo hơn, và nhiều
tự-tại-lực hơn… Theo kinh sách Mật Thừa, những kinh mạch này rất nhiều, tỏa ra
khắp châu-thân. Nhưng tựu trung, chỉ có 3 đường kinh mạch chính, mà người tu
lúc đầu cần tập trung sức quán chiếu vào đó: luồng kinh mạch chạy dọc theo bên
trái của xương- sống và gọi là : IDA, luồng kinh mạch chạy dọc bên phải xương-sống
là: PINGALA, và giữa 2 cái đó là luồng kinh mạch trung-ương đi qua giữa xương-sống,
tương tự như cây trúc rỗng ruột, và gọi là SUSHUMA… Tiếng Tây Tạng gọi là Ida
và Pingala la Junma và Roma.
Kinh mạch Ida có thể gọi là Âm-mạch, và được tượng trưng bởi mặt-trăng
cùng ánh sáng của mặt- trăng. Nó có chiều hướng muốn ly-ngoại và hướng- tâm, muốn
thúc-liễm và luồng-lực của nó là muốn thúc đẩy con người xa lìa những lóp thể
chất thô kệch bên ngoài, để đi vào, trở về nơi Không Hải của tâm thức nơi Tánh
Không của Bát Nhã… Nó khởi đầu từ lỗ mũi bên trái, đi lên bạch-hào, lên đảnh đầu,
xuống xương- sống, xuống tới cuối xương-cụt, vòng vèo cái khúc nữa, rồi xuống tới
đầu lỗ hổng của dương-căn hay âm-căn… Vậy thì, khi người hành giả, lấy ngón tay
che lỗ mũi phải, rồi hít một hơi dài qua lỗ mũi trái, thì người đó đã hít một
luồng ánh-trăng cùng mặt-trăng vào tiểu-chu- thiên của mình, hít một luồng âm-lực
có sức thúc-liễm, sức hướng-tâm để đi về Không Hải, tức là một luồng lực Bát
Nhã.
Kinh mạch Pingala có thể gọi là Dương-mạch, được tượng-trưng bởi
mặt-trời cùng ánh sáng của mặt- trời. Nó có chiều hướng muốn ly-tâm, muốn hướng-
ngoại, muốn hiện-tướng, muốn phát-hiện, và luồng-lực của nó là muốn thúc đẩy
con người đi sâu vào những lớp thể chất thô-kệch lưu ngại, làm huyễn-hiện đủ
các sắc-tướng. Để làm gì? Là để thỏa mãn chiều hướng muốn nhập Pháp Giới trọn vẹn,
muốn thành tựu Đại- bi-tâm độ sanh. Cũng như ánh sáng mặt-trời làm tăng trưởng
muôn vật, khiến hoa cỏ nở bừng và thân chúng sanh cũng cao lớn thêm… Cho nên,
khi người hành giả, lấy ngón tay che mũi trái, hít một hơi dài qua lỗ mũi phải,
thì người đó đã hít mặt-trời vào tiểu-chu-thiên của mình, hít một luồng dương-lực,
có sức làm phát-hiện các hình tướng, tức là một luồng Đại Bi Tâm-bình- đẳng…
Kinh mạch Pingala này cũng khởi đầu từ lỗ mũi phải, lên bạch-hào rồi đảnh đầu,
xuống xương- sống, vỏng vèo ôm chặt xương-sống như con rắn-uốn- khúc, xuống
xương-cụt, vòng vèo vài khúc nữa, rồi xuống đến lỗ hổng của dương-căn hay
âm-căn.
Do đó, nên trong chữ ÚM viết theo Phạn- w văn, ở trên đâu là
hình mặt trời tròn, và ngay ở dưới là hình mặt-trăng lưỡi liềm bán nguyệt.
Trên đầu chữ HỒNG cũng vậy, là hình mặt trời tròn, và ngay dưới
là hình mặt trăng lưỡi liềm bán nguyệt.
Khi tu tập quán chiếu, kẻ hành giả cần quán chiếu kinh mạch Ida
như một ống thủy tinh rỗng ruột, tỏa hào quang màu trắng, và kinh mạch Pingala
như một ống thủy tinh tỏa hào quang màu đỏ.
Kinh mạch thứ ba gọi là SUSHUMA, là quan hệ hơn cả… Nó là kinh mạch
trung tâm (Central channel), là cây trúc rỗng ruột, là guồng-trục của tiểu-chu-thiên
tương tự như núi Tu Di là guồng-trục của một tiểu-thế- giới bên ngoài, là con
đường sạn-đạo của kẻ tu tập để đi vào những sanh-tử huyền môn, là con đường
vi-tế của tam muội để đi vào những bình diện thực tại cao sâu, đi vào tưởng-ấm,
hành-ấm, để bước vào nơi Không Hải của Thức-ấm sơ năng biến… Và trong bộ Đạo Đức
Kinh Ngài Lão Tử đã gọi nó là Cốc-thần tức là cái hang thần.
Nó khởi đầu từ nơi bạch-hào giữa 2 chặng mày, lên tới đảnh đầu,
rồi xuống xương-sống, chạy dọc theo xương-sống và qua xuơng-sống, xuống đến tận
cùng là phía dưới rốn, cách phía dưới rốn chừng hơn một ngón tay, tức là nơi mà
các đạo-sĩ Trung Hoa thường gọi là huyệt khí-hải.
Màu hào quang của nó là xanh-lơ.
Nó tượng trưng và là sự hiện-tướng của lĩnh vực Bất-nhỊ, tượng
trưng cho tam-muội, cho sự hòa-họp giữa ánh sáng mặt nhật-nguyệt tịnh-minh
(cũng tương tự như ở các cõi tịnh-độ, thì không còn mặt trời, mặt trăng chiếu
sáng nữa, mà thuần là hào quang phát ra từ thân các bậc thượng-thiện-nhân cũng
như từ các thân chúng sanh), cho sự lìa bỏ mọi tâm-niệm hữu- biên, chỉ còn những
tâm-niệm vô-niệm và bất-nhị, không còn trong-ngoài, đây-kia, ta và phi-ta nữa.
Nói tóm lại, thì trong tiểu-chu-thiên của những kẻ thế-nhân như
chúng ta, các luồng hơi thở cùng khí- lực, hoặc các thứ tinh-lực vi-diệu hơn
(vì hơi thở chỉ là hình thái thô-kệch nhất của tâm-lực, vì nó ở nơi ranh giới
giữa tâm-vật, và khi nào tâm-lực cao độ, thì hơi thở có the bặt đi… như trong
trạng thái của đệ-tứ- thiền), chỉ thường qua-lại-vãng-lai nơi Ida cùng Pingala
mà thôi, rồi tỏa vào các kinh mạch vi-ti để tỏa khắp châu-thân. Chứ chưa có thể
NHẬP VÀO SUSHUMA được.
Bởi thế nên tâm thức chúng ta thường là thô kệch, tán loạn, đứt-nối
không chừng, những làn-sóng phát ra thường nặng nề mờ đục, và đều là những tâm-
tưởng nhị-biên đối đãi (conceptual thoughts), tức là có đây có kia, có trong có
ngoài, có ta có phi-ta, có chủ có khách, có cái này cái nọ, có thiện-ác, cấu-tịnh,
yêu-ghét v.v… Nên nhiều lắm thì chỉ có chú-tâm thôi, khó định-tâm và không vào
tam muội được.
Nhưng nếu do công phu tu tập quán chiếu, cũng như sức gia trì của
thầy-tổ cùng các bậc đại thần linh, người hành giả có thể đưa những luồng khí-lực
cùng tâm-lực đột nhập vào con đường sạn-đạo Sushuma, thì luồng hỏa-hầu tam muội
sẽ lần lần khai mở. Những tâm-tưởng nhị-biên lần lần rơi rớt lả tả, dòng tâm-lực
sẽ đứng lặng và phát sáng… Và trong đường sạn đạo, càng lên cao bao nhiêu, lại
càng có những cơn định sâu bấy nhiêu. Sẽ lần lần đi vào Tứ-thiền, rồi Tứ-không-
định, rồi khi luồng hỏa-hầu lên tới đảnh đầu, thì có thể nhập diệt-tận-định, lọt
vào nơi không-hải chói sáng của Tàng Thức Sơ Năng Biến. Gột sạch được phiền não
chướng, tức là vượt sanh-tử huyền môn và phần-đoạn sanh tử. Là thành tựu Không
quán và Tánh Không Bát Nhã… Lúc đó, lại phải hùng khởi Đại Bi Tâm, khởi Giả-quán
cùng Trung-quán, để nhập Pháp Giới độ sanh, tiêu dung nốt những tạp-khí mạng-trược
cùng biến-dịch sanh tử vi tế… thì mới trôi vào biển Diệu Giác vô sở đắc và
thành tựu Phật-quả.
Tóm lại, buớc khởi đầu và quan hệ của người tu Mật Thừa chỉ là
như vậy, là mở con đường sạn-đạo đó, và đưa những luồng khí-lực cùng tâm-lực đột
nhập vào noi ấy… Như vậy, kết quả sẽ mau lẹ thẳng tắt.
Cũng cần ghi ngay rằng: người tu Hiển Giáo trước sau cũng đi vào
con đường sạn-đạo ấy như người tu Mật Thừa. Tỷ dụ như lễ Phật, tụng kinh, niệm
Phật, trì chú, hoặc ngồi thiền quán hơi thở cùng quán tâm theo lối thường, hoặc
quán không, hoặc quán Từ Bi, quán Như Huyễn…, tới khi hành trì thuần thục và
khá cao độ, thì lần lần, những tâm-tưởng có chiều hướng nhị-biên cũng tự rơi rớt,
các luồng khí-lực cùng tâm- lực sẽ tương túc, đứng lặng và phát sáng, sẽ tự đi
vào con đường sạn-đạo ấy, tuy người hành giả không biết gì mấy nỗi về sự vận
hành của những kinh mạch vi diệu ấy… Và hành giả cũng sẽ đạt Tứ-thiền, Tứ-không-
định, và vào Không- Hải… Có điều là kết quả sẽ chậm chạp lâu lắc hơn người tu Mật
Thừa.
Nhưng trái lại, an toàn hơn, đỡ hiểm nguy. Vì người tu Mật Thừa,
một khi đã gắng công nhóm cháy luồng hỏa-hầu lên rồi, lại không khéo nhiếp-tâm
để dẫn nó vào sạn-đạo và đi lên… thì nó sẽ chạy xuống phía dưới, gây thành những
biến chứng cực kỳ nguy hại: tham dục không bờ bến, hoặc điên cuồng, làm mồi cho
các thứ quỷ cướp đoạt tinh-khí, hoặc trọng bệnh, hoặc chết… khiến trong nhiều
kiếp, giới-thân huệ mạng chưa thể phục hồi được.
Trong kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo, nới đoạn Sáng-thế-ký
(Genese), có ghi đại lược như vầy: “Ở nơi vườn Địa Đàng (Jardin d’Eden) của Thượng-
đe, 2 cẩy dị-thảo: một là cây của Sự Song (T.ree of life) và thứ 2 là cây của
Tri-giác (Tree of Knovdedge). Neu ai ăn trái cây của Sự Song, thì sẽ được sự
Song đời đời. Còn như nếu ăn trái vừa ngọt vừa đắng của cây Tri- giác, thì bị
nhiễm tội to-tông-truyền… ” Và hình như Thiên Chúa có cấm A-dong và E-va không
được ăn trái cây tri-giác.
Như thế nghĩa là thế nào?
Lời dạy này là một ngụ-từ của thần-bí-học (allegorie
hermetique)… Vườn Địa Đàng chẳng phải là nơi chốn xa lạ, mà chính là thân-tâm
tiểu-chu-thiên của con người, chính là thân ngũ-ấm này. Cây của sự Sống chính
là con đường sạn đạo Sushuma, tuy nhỏ bé chật hẹp nhưng chứa đựng những chân trời
mênh mang, và những ai biết nhiếp tâm và dụng công đi vào đường đó, thì sẽ xa
lìa những tâm tưởng tán loạn để đi vào sự nhất tâm của lòng tin lớn, xa lìa những
tâm tưởng nhị-biên và khổ-lụy của phân-biệt-trí, đi vào định, vào tam-muội, đi
vào sự giao hợp hài hòa với những luồng tinh lực uyên-nguyên của vũ-trụ, tức là
đi vào nguồn sống bất sanh bất diệt… Còn những ai mê muội, lại hay ưa thích những
mùi vị ngọt-đắng chập chờn của phân-biệt-trí và của vọng tình yêu-ghét, thì bắt
buộc phải đi xuống và trôi-lăn lưu chuyển, nên gọi là phạm tội tổ-tông-truyền.
Tức là rớt vào thế giới sai biệt nhị-biên đối đãi, vào những hình trạng phân
hóa lưỡng-cực, với tất cả những vọng tưởng vọng tình, nên thấy rằng có đây có
kia, có cái này cái nọ, có trong có ngoài, có ta và phi-ta, có bóng dáng này đẹp
đẽ và bóng dáng kia xấu xí, có nam có nữ… có những niềm khoái lạc phù-du cùng
khổ lụy triền miên… Và trái cây tri giác này chính là nhịp điệu sinh hoat bềnh
bồng từ vô thủy của 2 luồng kinh mạch Ida và Pingala.
Trong mảnh vườn tâm-thức hoang-sơ ấy, A- dong và E-va còn đang
ngẩn ngơ không biết lựa chọn trái cây nào, thì con Rắn xuất hiện… Trong thần
thoại Do Thái cũng như Ân Độ, rắn cũng là loài Rồng mà cũng vừa là rắn, vì nó
chính là tâm-thức quay cuồng miên viễn của người. Khi nó tung mình bay bổng
trên không trung và hiện những thần biến chập chùng, thì nó là Rồng, không gì
sánh kịp. Nhưng khi nó rớt xuống đất bùn, len lỏi theo những đường khúc-khuỷu tối
tăm nơi lòng đất, thì nó là rắn. Nên nó vừa tượng trưng cho Huệ Tâm cao siêu
tuyệt vời của những cơn thiền định tam muội, lại vừa tượng trưng cho cái quỷ-quái
tinh ma của tâm thức khi nó lắt lay trôi lăn lưu chuyển.
Ở đây, nó là rắn, tượng trưng cho sức quái quắt tinh ma của hành
nghiệp chứa chất từ vô thủy trong Tàng Thức. Lúc đó, nó hiện hành nổi lên, và
vì biết người nữ thường si-mê tham đắm tối tăm hon người nam, nên rắn nhủ thầm
vào tai E-va rằng: “Trái cây tri giác kia mọng đỏ, và nhiều mùi vị lạ lắm, có nếm
vào mới biết… Còn trái cẩy sự Song kia, thì nó vốn lầ thứ trái cây vô-tướng, chẳng
thấy hình dung rõ rệt, thì chắc mùi vị chỉ có thể là nhạt phèo… Cứ việc ăn trái
kia, là nhà ngươi sẽ hết sự sợ hãi và có nhiều quyền năng, chẳng kém gì Thiên
Chúa vậy… ”
Nên người nữ nhẹ dạ đã ăn, rồi rủ A-dong cùng ăn… Ăn vừa khỏi miệng,
thì tất cả vọng tưởng vọng tình rào rạt nổi lên, thấy vũ trụ này có thật và cố
định, thấy thân-căn của mình là có thật vì nó tưong tự như cây đàn đem lại niềm
khoái lạc… và lạ lùng hơn cả, thấy thân-căn của mình khác với người kia, thấy
mình là người nữ và kẻ kia là người nam, và giữa 2 mảnh hình hài phân thành lưỡng
cực có một sức thu hút ghê gớm muốn-nhập-một, tương tự như một niềm nuối-tiếc
khởi lên từ thuở nào… Thấy vậy rồi, bèn thấy mình trần truồng, nên e thẹn lấy một
chiếc lá che phía bụng dưới và lẩn trốn trong bụi cây… Và E-va không hề nhớ rằng
thân căn của mình trước kia vốn là một với A-dong (androgỵne) và thoát thai từ
một chiếc xương-sườn của A-dong mà ra.
Như thế, E-va cùng A-dong đã rớt xuống đến tận cùng của vực-thẳm
trong diễn trình đi xuống sâu vào những lớp thể chất lưu ngại. Xuống đến mức
thang cuối cùng của sự si-mê say đắm trong khoái lạc thể chất… Vì niềm khoái-lạc
giao hợp thể chất chính là cực-độ-sa-lầy (pole inverse) của trạng-thái- diệu-hỷ-
lạc (bliss) của người tu hành trong những cơn định thăng hoa của tâm thức…
Do đó, kinh Cựu Ước nói rằng A-dong và E-va phạm tội tổ-tông-truyền…
Và theo Cựu Ước, nhiều nhà tiên tri như Moi-se chẳng hạn, đã làm ngược lại, ăn
trái cây của Sự sống, đi vào đường sạn-đạo và mở luồng hỏa-hầu tam muội. Thăng
hoa luồng tinh lực tổ-tông- truyền (tức là những hành-nghiệp tích lũy từ thuở
nào của tham-dục) để đi lên, trở về những bình diện vi-tế uyên nguyên…
Nay nói đến các luân-xa tức Chakras
Các luân-xa xuất hiện theo dọc những kinh- mạch nói trên, và
tương tự như những trạm biến-hiện tinh lực (postes de transformation energetique),
những nút-xoáy chuyển biến, nút-xoáy tiếp-hiện giữa các bình diện tâm lực của
tiểu-chu-thiên và đại-chu-thiên.
Nên chúng xuất hiện như những cơn-lốc quang minh xoay tròn, những
chiếc bánh xe xoay tròn không ngừng nghỉ, hoặc những bông hoa có 2 cánh, hay 8
cánh, hay 16 cánh, hay 64… hoặc 1000 cánh, và xoay tròn không ngừng nghỉ.
Bắt đầu là luân-xa ở dưới thấp nhất, mà tiếng Phạn gọi là
Muladhara chakra… Nó nằm ở nơi giữa bộ phận sinh dục và hậu môn của người, trên
một nút tiếp giáp giữa kinh mạch Ida và Pingala. Nó tượng trưng cho cái bình diện
thấp kém nhất của tiểu-chu- thiên trong lịch trình đi xuống, sâu vào những thể
chất lưu ngại. Đối chiếu với thuyết 7 đại của nhà Phật, nó tương xứng với ĐỊA-ĐẠI…
Nó chi phối sự vận hành của những luồng tinh-lực thô kệch đi sâu vào lưu ngại,
tỷ dụ như sự tạo dựng thành phần rắn chắc nhất trong cơ-thể như xương, răng,
móng tay chân, cũng như những luồng tinh lực đi xuống như sự bài-tiết thành
phân và nước tiểu, hoặc sự tô-luyện kết tụ thành tinh- khí cùng dâm-thủy để đi
xuống và thối thoát ra ngoài do dương-căn và âm-căn trong những cơn giao-hợp
nam-nữ.
Lên trên một chút nữa, ở mức độ bọng đái, và cũng ở một nút tiếp-giáp
giữa Ida và Pingala, là một luân-xa thứ 2 mà tiếng Phạn gọi là Swadhisthana
chakra… So với 7 đại, nó tương xứng với THỦY- ĐẠI. Nó cũng chi phối sự vận hành
của những luồng tinh-lực thô kệch trong tiểu-chu-thiên, và công dụng của nó là
làm mềm, làm thuần thục những tinh lực địa- đại, tỷ dụ như sự bài tiết ra các
thứ nước của hạch-tuyến trong co thể…, như nước bọt, các thứ hạch-thủy
hormones, nước tiểu, cùng dâm-thủy và tinh-khí.
Hai luân xa trên đây là những nút xoáy hào quang thấp kém nhất.
Chúng xoay-tròn với một tốc-độ kinh khủng, nhưng so với các luân-xa ở trên, thì
hào quang của chúng còn rất chậm chạp nặng nề.
Hai luân-xa này cũng chính là 2 trái cam của vườn địa-đàng của
kinh Cựu Ước, mà A-dong và E-va đã ăn phải, rồi truyền lại cho chúng ta. Chúng
có thể làm phụt lên một sự khoái lạc phù-du, tiếp theo bằng khổ-lụy triền miên
khiến trôi lăn lưu chuyển… Chúng cũng là cái bẫy của Ma Vưcmg, để chiêu dụ
chúng sanh thành ma-dân và ma nữ… Chúng cũng đều ở phía dưới kinh mạch Sushuma,
và chưa nhập vào đường sạn-đạo này. Tức là vẫn chi phối cái giai tầng thế giới
rất sai biệt, có đây có kia, và có hiện tướng phân chia thành nam-nữ.
Trong phạm vi con người, và đối với đại đa số chúng ta, nhịp điệu
sinh hoạt bồng bềnh của tiểu-chu- thiên thường mới chỉ mạnh mẽ ở mức độ 2
luân-xa này, còn các luân-xa khác chỉ hiện hành một cách yếu ớt lẻ loi thôi. Bởi
thế nên phần đông rất ít nghĩ điều gì khác, chỉ ưa thích chạy theo ngũ-dục, như
tài, danh, ăn uống, ngủ nghỉ… và nhất là giao-hợp nam nữ. Khi nhìn thấy một miếng
thịt chiên thơm ngon, hoặc một ly rượu quý, thì một tâm-tưởng thèm khát tức là
một làn sóng quang minh bèn nổi dậy, và tâm tưởng này tác động vào 2 luân-xa
đó, khiến cho nước dãi cùng các thứ nước trong bao tử ruột phèo đều hiện-tướng
chảy ra, và ta khó thể nhịn được… Hoặc nhìn thấy một bóng dáng óng ả đi qua,
thì một tâm tưởng tình-dục khởi lên ùn-ùn như một đám mây, tác động vào 2
luân-xa ấy, khiến chúng xoay- tròn mãnh liệt, thu hút các cực-vi tinh hoa của
máu huyết, kết tụ lại, hiện tướng thành dâm-thủy hay tinh khí. Rồi trong cuộc
giao-hợp thực sự hay tưởng-tượng, đi sâu xuống, và chảy thoát ra khỏi dương-căn
hay âm- căn. Khiến cho tiểu-chu-thiên mất mát một lớp bột tinh-hoa quý báu, có
thể thăng hoa thành tinh-lực của diệu-hỷ-lạc… Cho nên, người tu Mật Thừa sợ hãi
nhất là việc mất tinh-khí hoặc bị cướp đoạt mất tinh-khí. Các sách Mật-thừa cho
rằng mỗi lần mất mát như vậy, thì công phu dễ bị hủy hoại.
Neu một người, chỉ biết trú tâm mình ở bình diện 2 luân-xa này
mà thôi, thì chẳng thể nghĩ đến gì khác, chỉ có thể nghĩ đến ngũ-dục, chẳng biết
đến bao giờ mới hiểu con đường đi lên, ra khỏi mê-đồ-ảo-phố chập chùng. Cũng
may là trong phần đông chúng ta, đều có sự le lói chiếu soi của những luân-xa ở
trên, tương tự như ánh đèn trong đêm tối, thúc giục con người đi lên.
Những luân-xa kế tiếp đều phát hiện trên đường sạn đạo Sushuma,
tương tự như những đóa hoa nở trên thân cây ấy, và tượng trưng cho những chặng-đường
đi sâu vào tâm thức, tâm-linh… để sau cùng nó thành một bông hoa 1000 cánh hào
quang sáng ngời, xuất hiện trên biển Không Hải của Tàng Thức Sơ Năng Biến.
Luân-xa thứ 3 gọi là Manipura chakra, nằm ở phía dưới rốn chừng
hơn một ngón tay, ở chỗ plexus solaữe, nên cũng được gọi nôm na là navel
center, tức là ở trung tâm ở dưới rốn… nó là cực-độ (pole) ở phía dưới của sạn-đạo
Sushuma, vì guồng trụ này giống như một thỏi sắt nam châm, và cực-độ phía trên
của nó là luân-xa ở đảnh đầu.
Nó tương xứng với HỎA-ĐẠI. Nghĩa là tất cả những gì thuộc về HƠI
NÓNG của sự sống trong thể- chất hữu hình của con người, đều thuộc sự chi phối
của luân-xa này… Theo đạo Phật, thì sức sống là gì? Chỉ là hơi nóng (tức noãn),
và Thức-Tâm. Khi nào con người còn hơi nóng, và còn thức-tâm phân biệt… tức là
còn sống ở bình diện thể chất hữu-hình này. Khi nào hơi nóng cùng phong-đại lắt
lay chuyển động, chìm vào trong cái biển hư-không (tức không-đại hay esther),
thì thức-tâm phân biệt thô kệch như mắt-mũi-tai-lưỡi-thân-ý cũng chìm vào Mạt-na-thức,
cùng Tàng-thức, và không hoạt động nữa… và như thế, người đời gọi là chết.
Nhưng kỳ thực, chỉ là chết tạm, đối với bình-diện thể-chất thô kệch này mà
thôi.
Vậy thì luân-xa này chi phối sự vận hành của các luồng hơi nóng,
các luồng khí-lực tiếp giáp ngay với cơ-thể thuộc sắc-ấm. Nó là một cực-độ một
trung tâm quan hệ… Sách vở Trung Hoa thường gọi nơi này là huyệt khí-hải, tức
là biển khí-lực của cơ thể, và những người luyện võ nghệ, như phái Thiếu-lâm-tự
chẳng hạn, đều là luyện luân-xa này, tìm cách tập trung các luồng khí-lực về
nơi biển này, rồi lại phân phối chúng vào các kinh mạch gân cốt của cơ-thể. Tóm
lại, mới chỉ là luyện tập nơi luân-xa này, tuy là trung tâm của cơ thể, nhưng
còn ở bình diện thấp kém, và chưa biết sử dụng đến tâm-lực như các vị Tiểu
Thánh hay Đại Thánh. Vì các vị này có thần thông rất lớn, chứ không phải chỉ nhằm
đánh ngã 5, 7 người.
Trong khi 2 luân-xa ở phía gần bộ phận sinh- dục là thuộc địa-đại
và thủy-đại, nên chỉ nhằm chảy- xuống, để đi tới chỗ cùng cực của thô-kệch và hữu-hạn
(moving downward), thì luân-xa nơi rốn này là thuộc hỏa-đại, nên có chiều hướng
đi lên (moving upward), muốn gìn giữ những luồng tinh-lực của cơ thể, hàm chứa
chúng ở nơi đó, rồi thăng hoa để đẩy chúng đi lên trở về nguồn tâm.
Tỷ dụ như khi ta khởi một tâm tưởng dâm-dục, thì lập tức, luân
xa ở dưới cùng xoay-tròn mạnh lên, muốn thu hút cực-vi tinh hoa của máu huyết,
để kết-tụ lại thành hình tướng cô-đặc là tinh-khí, có chiều hướng chảy xuống và
thoát ra ngoài, làm rỉ-lậu mất tinh lực… Nhưng nếu ngay giữa lúc đó, ta hít một
hơi dài vào sâu đến luân-xa phía dưới rốn, rồi giữ lại một lát nơi đó, thì
luân-xa này hoạt động mạnh thêm, giữ những cực-vi tinh hoa của máu huyết ở trạng
thái bàng bạc (vuporeux), không cho chúng cô đọng lại, rồi thúc liễm thăng hoa
chúng và đẩy chúng chúng đi lên, và như thế, tiểu-chu-thiên không bị mất mát
tinh lực… Và nếu thở vài lần như thế, thì tâm tưởng dâm dục giảm bớt nguội dần,
và luân-xa phía dưới cùng giảm hoạt động… Suy ngẫm kỹ, sẽ thấy rằng mọi sự vận
hành trong tiểu-chu- thiên chỉ là một tuồng biến-hiện của những làn sóng tinh-lực
tức quang minh, mà những động-cơ khởi đầu chỉ là những tâm-niệm hay tâm-tưởng.
Bởi thế, mọi sự tu luyện chỉ là sự quán chiếu và kiểm soát tâm-niệm. Làm được
thì thành Tiên-Phật, còn không làm được thì đành tiếp tục phận chúng sanh.
Tóm lại, sự tu hành là sự dụng tâm, thâu nhiếp những luồng
tinh-lực tuy thấp kém nhưng mãnh liệt, nhiếp tâm để khiến cho chúng đừng chạy
xuống rồi thoát ra ngoài, gìn giữ chúng ở luân-xa dưới rốn khiến cho cơ-thể
sung mãn ấm áp tráng kiện, rồi hâm nóng khiến chúng bùng cháy thành một ngọn lửa
hỏa-hầu tương tự như hình lưỡi con rắn, tức là thăng hoa chúng, rồi tìm cách quạt
ngọn lửa ấy lọt vào đường sạn-đạo để đi lên…
Đi lên đâu?
Đi lên con đường sạn-đạo vi-ti chật hẹp ấy, đi lên những luân-xa
trên nở ra trên sạn-đạo, lên những bình diện tâm thức ngày càng vi-tế, vào những
cơn tam muội ngày càng sâu rộng, đạt những thần-thông ngày càng du-hý vô tác và
nhiều tự-tại-lực.
Luồng hỏa-hầu tam muội, một khi được nhóm cháy ở nơi đan điền,
thì hành giả thấy toàn thân sung mãn, khang kiện, ấm áp, khiến người ngồi tu
nơi đảnh núi, chỉ mặc chiếc áo mỏng mà vẫn không thấy lạnh.
Nhưng đó mới chỉ là thứ lửa hơi ấm của thể chất.
Song tới khi hành giả biết dùng những phương- thức thiện-xảo để
quạt “ngọn lưỡi lửa” ấy lọt vào đường sạn-đạo, nó lần lần bò lên như con rắn
trường mình, làm bùng cháy những cực-vi-tế-vi của các lớp tâm thức mỗi lúc mỗi
sâu thẳm, tạo thành luồng lửa hỏa-hầu tam muội… Xưa kia, nhiều bậc A La Hán từng
dùng ngọn lửa này để thiêu rụi sắc-thân thô kệch và theo Phật để vào Niết Bàn.
Khi luồng hỏa-hầu bò lên đến luân-xa thứ 4, thì nhiều chuyển biến
quan hệ phát hiện.
Luân-xa này nằm ở trước ngực, chỗ gần tim, và thường được gọi là
Anahata chakra… Nó tương xứng với PHONG-ĐẠI, tức là gió và sự lay động. Nghĩa
là tất cả những cái gì lay-lắt-chuyển-động trong thân-tâm con người thuộc giai
tầng sắc-ấm và Thọ-ấm, (tỷ dụ như nhịp điệu bồng bềnh của các tế bào, những giọt
máu luân lưu trào lên rớt xuống, hoặc hơi thở ra vào, hoặc các căn như mắt-taiphóng
những làn sóng quang minh tiếp nhận sự vật, hoặc những cảm giác cảm-thọ khởi
lên như những đảm mây V…V…) đều thuộc về những luồng-lực chi phối bởi luân-xa
này.
Khi đêm xuống, con người sửa soạn đi ngủ, thì một phần những luồng
phong-luân hay gió-lắt-lay ấy lần lần bị thúc-liễm, rút vào một lỗ-hổng
(vacuole) trong luân-xa này. Nên sự linh động nơi giai tầng thân- tâm này bị tạm
thời sút giảm, và con người đi vào giấc ngủ. , ,
Giấc ngủ có thể không-mộng hoặc có-mộng. Khi phần lớn những
gió-lắt-lay ấy được rút vào sâu trong lỗ-hổng, thì giấc ngủ say và không mộng mị…
Khi còn một ít gió-lắt-lay ở bên ngoài, và nhất là lắt lay ở luân-xa thứ 5 nơi
cổ họng, thì có những ảnh-tượng mộng mị hiện ra trong giấc ngủ.
Tới khi con người thức dậy, các gió-lắt-lay ấy lại tủa ra bên
ngoài, để điều động nhịp điệu sinh hoạt của cơ-thể cùng tâm thức… Và chúng thường
tủa ra nhiều nhất nơi các căn, cũng như ở nơi bạch-hào, vì bạch-hào là trung
tâm của tâm thức. Và con người lại rớt vào trạng thái “thức ” (estat de
veille), để tiếp nhận những ảnh-tượng bên ngoài phát hiện tương-ưng với trạng
thái “thức ” ấy.
Xét cho kỹ, thì cần hiểu rằng: mỗi giấc ngủ là một cái chết nhỏ.
Đạo lý vận hành của vũ trụ (hay muốn gọi là Hóa-nhi như kiêu nhà Nho cũng được)
đã an bài như vậy, để chúng ta tập dần làm việc ngụp-lặn (plongeon) vào biển
mênh mang của Tâm-thức. Vì cái chết là một chu-kỳ ngụp-lặn lớn và sâu, vì phải
lặn sâu vào Mạt-na thức cùng Tàng-thức, để rũ bỏ sắc thân và đi thọ sanh… Còn
giấc ngủ là một chu-kỳ ngụp-lặn nông cạn, vì chỉ lặn sâu tới chỗ làm mờ ý-thức
tức thứ thứ 6 thôi, nên vẫn còn giữ sắc-thân cũ. Và mỗi buổi sáng, khi tỉnh dậy,
con người lại nhìn thấy sắc-thân hôm qua, thở phào, và nghĩ là mình chưa chết.
Kỳ thực, thì mình đã trải qua một chu-kỳ để tập-sự chết…
Nay trở lại luân-xa thứ 4 ở ngực.
Khi hành giả dụng công đưa được luồng hỏa- hầu tới gần rồi vào
luân-xa thứ 4 này, thì con người đổi khác khá nhiều, vì đã xa lìa mấy bình diện
thô kệch ở dưới.
Dòng tâm thức lần lần trở thành vi-tế nhỏ- nhiệm, bắt đầu đứng lặng
và phát sáng. Những tâm tưởng thô kệch, rong ruổi nhị-biên trước kia, lần lần
tan biến… Lối nhìn cuộc sống cũng thay đổi khác, và những khát vọng triền-miên
xưa kia nay bỗng tiêu dung đâu mất. Xưa kia, thích ăn, thích ngủ, thích tiền,
thích hư danh là như vậy, nay lần lần thấy nhạt phèo, không còn háo hức. Ngay
cho đến khát vọng THAM DỤC trước kia mãnh liệt, mà nay cũng thấy khác, ít còn rạo
rực. Dù có chạm phải sự khích động của những bóng dáng đẹp đẽ, cũng không thấy
khởi tâm say đắm… Vì không còn trụ tâm ở bình diện ấy nữa, khiến cho dương-căn
hay âm-căn cũng trở thành vắng lặng thờ ơ, tương tự như nơi đền miếu cũ mà mùi
khói hương đã nhạt, Cho hay rằng nếu ta cứ trú tâm lâu dài vào một cái gì đó,
thì cái đó càng ngày càng biến thành Có, còn nếu ta buông tâm ra, thì càng ngày
trở thành Không…
Giai đoạn này là hành giả bắt đầu đi vào Sơ- thiền và NhỊ-thiền.
Vì Sơ-thiền chính Ly tham dục, là Ly-sanh-hỷ-lạc-địa. và Nhị-thiền là Định-sanh-hỷ-lạc-
địa. Bắt đầu nếm mùi vị Định, cũng như mùi Diệu-hỷ- lạc. Sẽ phát tín-tâm sâu rộng
về con đường Tâm thức, cũng như mở Huệ-tâm…
Bắt đầu thấy những hào quang khác thường, thấy những cảnh giới kỳ
lạ. Hoặc đôi khi, nghe thấy những âm thanh chưa từng nghe… Thấy biển tâm thức
phát sáng thành một thứ ánh sáng trắng, vằng vặc như ánh sáng mặt trăng.
Đại lược là như vậy.
***
Tới đây, hành giả vẫn tiếp tục dùng hơi thở cùng sức quán chiếu
để đẩy luồng hỏa-hầu lên luân-xa thứ 5, ở nơi cổ họng.
Luân-xa này năm trên đường sạn-đạo dọc xương-sống, và ở nơi cổ họng,
thường được gọi là Vishudha chakra… Nó tương xứng với Không – đại (Ether hay
Espace).
Đừng tưởng rằng Không-đại là Không, là ngoan-không đơn thuần. Nó
cũng chỉ là một màn sương mù, một lớp quang minh vi-tế của Thức-biến, nên có vẻ
như vô hình tướng. Nó cao hơn, sâu hơn, vi-tế hơn những lóp quang minh dệt nên
địa-thủy-hỏa-phong, đồng thời vi-tế hơn những quang minh hư-minh của Thọ-ấm
cùng quang minh dung thông của Tưởng-ấm tức là những tâm-tưởng thô kệch nhị-biên
(conceptual thoughts) của ý-thức… Nó nằm ở ranh giới của thức thứ 6 và Mạt-na-thức
chấp ngã, và là nơi bắt đầu có sự HIỆN TƯỚNG thành những tâm tưởng, cảm giác
cùng sắc-tướng, do sự suy động của hành-nghiệp quá khứ.
Vì ở bình diện này, luôn luôn hằng khởi lên vô vàn những cơn-lốc
quang minh vô-hình của hành- nghiệp muốn hiện-tướng, nên chúng cũng làm phát-
hiện nên vô vàn những lay-động vi-tế có những thể-tốc (speed) tương đối sai biệt…
Vì có nhiều thứ Thể-tốc sai biệt, nên tạo dựng thành nhiều thứ vọng-tưởng là thứ-đệ
(thứ-lớp đây kia), Thời (thời gian), Phương (không gian) và số (nhiều-ít, vô-lượng
hay muôn-hình- vạn-trạng). Và mấy thứ vọng-tưởng này đều là những Bất-tương-ưng-hành-pháp
mà nhà Phật đã nói trong Duy Thức-học.
Do đó, nên luân-xa nơi cổ họng là cái nút hào quang chủ chốt, để
chi phối những luồng-lực của tâm thức trong sự tạo dựng vọng-tưởng về KHÔNG
GIAN của con người, cũng như chi phối những lay-động-vi- tế vô vàn của tâm thức
để hiện tướng… Đó là 2 vai trò chính-yếu của nó. Nó cũng chi phối ít nhiều về sự
tạo dựng nên vọng-tưởng thời-gian, nhưng chỉ ít thôi, vì vai trò chính yếu của
sự tạo dựng vọng tưởng này là thuộc về luân-xa thứ 6 ở bạch-hào. Nó cũng chỉ
chi phối những lay-động-vi-tế của tâm thức thôi, còn những lay-động-thô-kệch của
thân-căn cùng cảm-thọ là thuộc về luân-xa thứ 4 ở nơi ngực, và chủ trì Phong- đại.
Tỷ dụ như hơi thở ra vào của kẻ thế-nhân là thuộc luân-xa thứ 4, còn như hơi thở
rất vi-tế (thai-tức) của một người ngồi sâu trong cơn đại định là thuộc về
luân- xa nơi cổ họng…
Bởi vậy, nên khi luân-xa thứ 5 này bị thương tổn hay hư hỏng (mà
ta không hề hay biết), thì cái vọng- tưởng về Không-gian cũng bị nhòe nhoẹt,
không còn vững vàng nữa, và kẻ ấy sẽ trở thành điên-loạn. Vì cái nhịp cầu nối
liền Mạt-na-thức chấp ngã với 6 thức trước đã bị hư hỏng gián đoạn.
Khi luồng hỏa-hầu lên tới đây, thì Tâm thức hành giả sẽ ra sao,
thấy cái gì và được cái gì?
Đen đây, hành giả đã qua được một chặng đường quyết định trên lộ-trình
tiến vào biển hào quang chói sáng nơi Không Hải của Tàng Thức Sơ Năng Biến. Đã
vượt qua được Thọ-ấm cùng Tưởng-ấm, xa lìa những tâm-tưởng nhị-biên thô kệch,
và bước vào miền bất-nhị. Và con đường tam-muội đương mở rộng thênh thang trước
mặt.
Nơi đây, hành giả vào được Đệ Tứ thiền, tức Xả- niệm-thanh-tịnh-địa.
Xa lìa những tâm tưởng thô kệch cùng các lay động thô kệch, nên làm chủ được
hơi thở, có thể bặt được hơi thở cùng nhịp đập của tim. Có thể phóng quang và
biến-hóa ít nhiều… Vọng tưởng về không-gian bắt đầu thay đổi, nhìn thấy cái nhỏ
cũng không thấy là nhỏ, và nhìn cái lớn không thấy là lớn lắm… Đến đây, hành giả
có thể kiểm soát được nhiều thứ mộng trong giấc ngủ, vì các thứ mộng, trừ những
mị ra, phần lớn đều khởi lên từ miền này, tức là ở nơi ranh giới của Tưởng-ấm
và Hành-ấm.
Đệ Tứ-thiền này cũng được gọi là Bất-động- diệt-vô-vi. Nhưng thứ
Bất-động này còn là nông và thấp, chưa phải là thứ Bất-động-địa tức Biến-hóa-địa
của Bồ Tát Đệ-bát-địa, vị Bồ Tát này biến hóa rất tự tại và có thể hóa hiện vô
lượng hóa-thân… ở Đệ Tứ thiền, tuy gọi là bất-động, nhưng mới chỉ là những lớp
thô và tưởng là bất-động thôi, và bên dưới vẫn còn những dòng-biến-dịch-vi-tế
liên miên như thác đổ của Mạt- na- Thức và Tàng Thức…
Rồi luồng hỏa-hầu tam muội tiếp tục tiến lên nữa, để lên tới
luân-xa thứ 6 ở nơi bạch-hào, thường được gọi là Ajna chakra.
Từ nơi cổ-họng lên bạch-hào, con đường sạn- đạo Sushuma trở nên
mông lung mịt mùng hơn, không nhất thiết là có một hình tướng lộ-trình rõ rệt
như ở dưới nữa… Vì có những hành giả đưa luồng hỏa-hầu đi qua luân-xa thứ 7 ở
nơi đảnh đầu, rồi mới xuống luân-xa nơi bạch-hào, rồi sau lại trở lên nơi đảnh
đầu. Nhưng cũng có những hành giả chỉ ngồi quán chiếu nơi bạch-hào, hoặc quán
chữ HỎNG nơi bạch-hào, và luồng hỏa-hầu cũng tự lên đó, không nhất thiết là đi
qua nơi luân-xa đảnh đầu.
Vì thế, nên trong các kinh như kinh Lăng Nghiêm, tuy Phật không
giảng rõ về những phương- thức Mật Thừa, nhưng ngài vẫn hay nói tới vụ quán bạch-hào.
Nếu hành giả quán chiếu lâu dài và thuần thục, thì tuy hành giả không hiểu rõ Mật
Thừa, song những tâm-tưởng nhị-biên thô kệch cũng lần lần rơi rớt lả tả, khiến
các luồng khí-lực dần dà tự rời bỏ Ida và Pingala, rồi chui vào sạn-đạo, mở luồng
hỏa-hầu lên tới bạch-hào… Hoặc khi hành giả quán Không thuần thục, hay là quán
từ-bi tự-tha vô ngại thuần thục, thì những tâm-tưởng nhị-biên cũng roi rớt, và
luồng hỏa- hầu cũng được mở rồi lên tới đó. Nên điều cốt thiết là chuyên tâm, rời
bỏ những tạp-khí tâm tưởng nhị-biên, và chuyển tâm đến trạng thái bất-nhị
tưong-tục…
Ajna có nghĩa là chỉ huy, là chi phối (command). Nên luân-xa này
là luân-xa chỉ huy gần như toàn bộ thân-tâm con người, và chỉ ở dưới luân-xa
nơi đảnh đầu… Và trong khi luân-xa ở rún chi phối trực tiếp nhịp sinh hoạt của
thể-xác cùng những cảm-thọ đơn sơ, thì luân-xa bạch-hào này khởi lên từ nơi
Tàng Thức Sơ Năng Biến, và chi phối mọi sự hiện hành của Hành-ấm chấp ngã, mọi
tâm tưởng của Tưởng-ấm, mọi cảm-thọ cảm giác của Thọ-ấm, cũng như mọi sinh-hoạt
tác động oai nghi của sắc-ấm tức thể-xác… Vì sao vậy? Chỉ là vì tất cả những động-tác
oai nghi ấy, cảm thọ cảm giác ấy, tâm tưởng hay hành-nghiệp đều là do những
tia-chớp-nhoáng quang minh phụt lên tương-tợ- tương-tục từ nơi Tàng Thức, rồi kết
tập lại để làm huyễn-hiện nên các thứ ấy.
Nên luân-xa này tương xứng với đại thứ 6, tức là THỨC-ĐẠI đã được
giảng nói trong kinh Lăng Nghiêm. Thức đại này là một biển những làn sóng lăn
tăn, lay-động-cực-kỳ-vi-tế-và-mãnh-liệt của Thức-tâm, nhưng chưa đứng-lặng. Vì
nếu nó đứng lặng rồi, thì nó tương tự như mặt nước hồ thu phản chiếu trọn vẹn,
và lúc đó, nó chuyển thành Kiến-đại, thuộc sự chi phối của luân-xa nơi đảnh đầu…
Nhưng cũng vì luôn luôn lay-động vi-tế và cực kỳ mãnh liệt, nên nó mới làm huyễn
hiện lên tất cả thân-tâm chúng sanh cùng cảnh giới.
Luân-xa này tương tự như một trung tâm (foỵer) luôn luôn không
ngừng nghỉ làm phát ra (hoặc tiếp nhận) những làn sóng quang minh Tâm-thức, có
thể là những tâm tưởng nhị-biên hay là những tâm niệm bất- nhị. Các làn sóng vô
lượng vô vàn này kết lại thành một màn thiên-la-võng quang minh, giao thoa xen
lẫn lồng vào vô vàn những thiên la võng của những chúng sanh khác, rồi chập-chùng
làm huyễn-hiện nên những ảnh- tượng đồng-nghiệp của pháp giới này.
Luân-xa này cũng đóng vai trò chính yếu trong việc làm huyễn-hiện
nên vọng tưởng về Thời-gian của chúng ta. Vì Thời-gian chính là do nhịp đập
cùng thể- tốc của những làn sóng quang minh tâm thức ấy. Làn sáng càng nhẹ bao
nhiêu, càng nhanh và tương tục bao nhiêu, thì thời-gian xuất hiện mau lẹ bấy
nhiêu. Tỷ dụ như có người ngồi trong định sâu như ngài Ca Diếp, thì tuy ngồi mấy
ngày hay mấy kiếp, nhưng đối với vị đó, thời gian qua mau lẹ như khảy móng tay…
Còn như đối với thế nhân, thì những làn sóng thường nặng nề, chậm chạp do vọng
tưởng vọng tình, lại thêm tạp-loạn đứt-nối, nên vọng tưởng thời gian xuất hiện
dài lê-thê.
Ở bình diện này, vọng tưởng về Không-gian cũng bắt đầu xuất hiện
rồi, nhưng mới chỉ manh-nha… Cho tới khi phổ xuống bình-diện Không-đại nơi cổ-
họng, thì vọng tưởng về Không-gian mới hiển lộ toàn vẹn.
Một khi hành giả dụng công loại bỏ được các tâm tưởng nhị-biên đứt-nối,
và đưa luồng hỏa-hầu tới nơi luân-xa này, thì hành giả lọt được vào mấy tiền-đồn
của Không-hải tâm-thức, tức là mấy thứ Không-định như: Không-vô-biên-xứ định,
Thức-vô-biên-xứ định, Vô-sở-hữu-xứ định, và Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ định… Thấy
Không và Thời-gian lần lần tiêu chìm…
Rồi vào Diệt-tận-định, thân tâm như cây-khô- tro-nguội, làm bặt
cả thọ-tưởng-hành-thức, bước vào nơi Không-hải chói sáng của Tàng-thức sơ năng
biến, thành tựu Không-tam-muội… và đưa luồng hỏa hầu lên luân-xa thứ 7 nơi đảnh
đầu hay nhục-kế.
Luân-xa thứ 7 hay cuối cùng này, thường được gọi là Sahasrara
chakra, tương tự như một bông hoa hào-quang 1000 cánh xoay tròn. Và tương-xứng
với đại thứ 7 của kinh Lăng Nghiêm tức KIẾN-ĐẠI.
Kiến-đại cũng tức là Thức-đại, nhưng là lớp Thức-đại tối sơ, rất
là hư-vô vi-tế, vừa mới hiện tướng ra (nên kinh Lăng Già gọi là Hiện-thức), từ
nơi biển quang minh vô-tướng-mạo của Chân-tâm hay Chân – Không, hay Tột
Không-Diệu-hữu, mà kinh Lăng Già gọi là Chân-thức.
Kiến-đại hay Hiện-thức này, vì vừa mới hiện- tướng và chưa kết
nút lại thành mạng-căn, nên chỉ hàm chứa một ít vọng-tưởng về mạng-trược và chấp-pháp
(tỷ dụ như chấp chiếu-soi, chấp về tri-giả hay giác-giả mà kinh Đại Bát Nhã hay
nhắc đi nhắc lại), nhưng tuyệt nhiên chưa có vọng-tình cùng phiền-não-chướng,
nên có rất ít những lăn-tăn lay động vi tế, và hầu như đứng lặng. Vì đứng lặng,
nên phản chiếu gần như trung thành pháp giới, và không làm lóe lên những ảnh-tượng
lệch-lạc.
Vào tới lóp này, thì hành giả được những gì?
Về phía ngoại đạo, tỷ dụ như Bà La Môn giáo, thì người tu sĩ Bà
La Môn thấy được biển quang minh ấy, lại thấy được hình-tướng thần Shiva hay
Brahma mà họ thường quán chiếu mơ tưởng, và hình-tướng này xuất hiện giữa một
vòng hào quang màu xanh biếc như ngọc xanh. Họ có thể thấy một số tiểu-thế-giới,
nhưng không hề biết rằng những thế-giới ấy còn nằm trong cõi đại thiên thế giới
này… Do đó, họ chưa thể nhìn thấy những cõi Phật khác, và thường tưởng rằng các
thế giới mình trông thấy là tất cả pháp giới rồi. Và cũng bởi vậy, nên họ không
hề hay biết tới sự hiện hữu của Tịnh Độ và uế Độ (chỉ có Phật có Phật nhãn lớn
sâu mới chỉ bày về Tịnh Độ), và những thiên đường họ mô tả thường chỉ là những
tầng trời ở Dục Giới hay sắc Giới mà thôi.
Ngoài ra, một khi tới nơi đó, nếu người tu-sĩ Bà La Môn hiểu biết
và quán chiếu để gột sạch phiền-não- chướng, thì sẽ ra khỏi luân-hồi của
phân-đoạn sanh tử. Bằng không, thì vẫn chưa ra khỏi… Nơi đây, một khi thấy được
thần Shiva hay Brahma, họ lại thường khởi ma-ý, cho rằng mình đã tới bến nguyên
sơ rồi, tới tột- bờ-mé rồi, và chỉ dừng chân nơi đó, như kinh Lăng Nghiêm đã chỉ
rõ. Không hề hiểu rằng hình tướng thần Shiva, cũng như mọi hình tướng, đều chỉ
là huyễn- mộng, và chính thần Brahma, tuy là một vị Bồ Tát khá cao rồi, vẫn còn
5, 6 phần vô minh vi-tế chưa gột sạch.
Tình trạng của ngoại đạo thường là như vậy, lạc vào ma-ý, tự cho
là đủ, và dừng chân nơi đó, chưa lên tới tột-bờ-mé của Tột Không Diệu Hữu.
Cơ Đốc Giáo cũng vậy… Khi thấy được hình- tướng có cá-thể-nhân-ảnh-hóa
(Dieu personnel et anthropomorphique) của thượng-đế hay của chúa Ki Tô mà họ
thường nguyện-ngầm (contemplation) và mơ tưởng, là các tu-sĩ đều dừng chân nơi
đó.
Lão Giáo cùng phái Dịch-học, hoặc các Thần Tiên Phái cũng vậy…
Khi họ thấy được biển quanh minh chan hòa, thì họ nghĩ rằng đó là cái vòng
Hư-vô của Thái-cực, và nơi đó phát sinh ra vạn vật. Nghĩ rằng cũng không phải
hoàn toàn sai, nhưng họ không hề biết rằng đó mới chỉ là Không Hải của Tàng Thức
Sơ Năng Biến, và nơi Tột-bờ-mé còn xa, còn Beyond, và còn phải lên đường để tới
chỗ Tột Không Diệu Hữu, thì mới nhập trọn vẹn Pháp Giới như ngài Thiện Tài Đồng
Tử được… Bởi thế, nên xưa kia, ngài Thiền sư Hám-Sơn, khi nhận định về Lão
Giáo, cũng nói rằng: “Người tu sĩ cao siêu của Lão Giáo, cũng chỉ mới vào được
nơi Không Hải của Thức thứ 8 thôi… Côn cần phải gột những vô-minh vi tế chấp
pháp nữa… ”.
Vậy thì tóm lại, các ngoại đạo thường dừng chân nơi đây, vì nghĩ
rằng mình đã tới bên nguyên-sơ rồi.
Nhưng còn về phía những người tu theo Chánh Pháp Vô Thượng, theo
Đạo-lý lớn của chư Như Lai, thì ra thế nào?
Giáo-lý của chư Thế Tôn thức là cao sâu vi- diệu, khó tin, khó
vào (chính Phật cũng nhiều lần nhắc nhở như vậy), và ngay đa số những Phật-tử,
vẫn chưa hiểu nỗi chỗ vi-diệu, chỉ biết nương túc-duyên đi theo mà thôi.
Người Phật-tử tu theo Mật Thừa, khi dụng công đưa luồng hỏa-hầu
lên tới luân-xa này, thì vào được nơi Không Hải, thành tựu pháp môn thứ 4 của
ngài Naropa, tức là quán chiếu hào quang chói sáng nơi Không Hải.
Những vị tu theo Thanh Văn Đạo, tuy không biết rõ về phương thức
hỏa-hầu, nhưng vì trì giới lìa tham dục cùng thiền quán lâu ngày, cũng đưa được
hỏa hầu lên đó, vào Không Hải, được Không-tam-muội và thành tựu Không-quán. Được
một thứ Huệ-khô mà kinh Lăng Nghiêm gọi là Càn Huệ, tức là thức Trí Huệ Bát Nhã
của Thanh Văn, thấy Ngã Không mà chưa thấy Pháp Không. Được 6 căn rỗng lặng,
tâm nhãn mở ra, có thể nhìn thấy một trung thiên hay một đại-thiên thế giới,
nhưng không thấy hơn được… Cũng không thể thấy được đức A Di Đà hay Quán Thế
Âm, vì không có tâm nguyện mơ-tưởng đến các ngài… Có thể đắc quả A La Hán, và
ra khỏi phần-đoạn-sanh-tử được.
Các vị này, nếu là độn-căn, thì thường mắc bệnh triền-không, ưa
thích niềm thiền lạc triền miên, nên dừng chân nơi đây và rớt vào định-tánh
Thanh Văn mà kinh Lăng Nghiêm đã nói. Không hiểu và cũng không muốn đi xa hơn nữa,
chỉ hưởng niềm thiền-lạc trọn báo thân này, rồi tới khi lâm chung, ra khỏi phần-đoạn
sanh tử như củi hết lửa tắt… Còn các vị lợi-căn, hiểu con đường đạo-lý lớn, nhớ
lời Phật dạy, nhớ lại bi-nguyện từ nhiều kiếp, lại lên đường đi xa hơn nữa. Tức
là khởi Đại Bi Tâm, vào Đại Thừa, vào Bồ Tát đạo, lấy nước Đại Bi thấm nhuần
căn-huệ, và đi tới chỗ bờ-mé Tột Không Diệu Hữu, nhập Pháp Giới trọn vẹn.
Cỏn như những vị Phật-tử hiểu và có tâm- nguyện Đại-thừa, tin hiểu
những phương-tiện Đại Bi của chư Phật, nên đã phát nguyện vãng sanh sang Tịnh Độ
thì khi luồng hỏa-hầu lên tới đây, vị đó sẽ thấy Không Hải và được Niệm-Phật
tam muội. Nên vừa thấy Không Hải lại vừa thấy đức A Di Đà hay Quán Thế Âm… Đối
với vị ấy, đương xứ Ta Bà này trở thành Tịnh Độ, và khi lâm chung, quyết định vãng
sanh nơi đài sen thượng-phẩm.
Còn những người niệm Phật kém hơn, chưa vào được tam muội, luồng
hỏa-hầu chưa lên được đảnh đầu, nhưng do thần-lực đại-bi gia trì, nên đôi khi,
trong giây khắc, Tâm thức cũng lọt được vào Tàng Thức, và cũng thấy được những
con Khổng Tước hay Bạch Hạc, hoặc thấy hoa sen, hoặc thấy bản-thân đức A Di Đà.
Và lúc lâm chung, cũng quyết định vãng sanh, nhưng ở phẩm sen thấp hơn…
Đại lược là như vậy…
Khi luồng hỏa-hầu lên tới đảnh đầu rồi, thì từ đây trở lên, là
con đường độc-đạo và vi-diệu mà chư Phật đã chỉ bày để nhập trọn vẹn Pháp Giới…
Vì tất cả ngoại đạo đều chỉ nhìn tới đây, và chỉ biết tới đây, và dừng chân nơi
đây, riêng có chư Phật là bảo rằng chưa hết, còn phải lên đường đi nữa, đi
beyond, beyond, đi yết-đế, yết-đế… để lên chỗ tột-bờ-mé. Vì tới đây, tựu trung
con đường mới chỉ đi được một khúc, và còn hai khúc nữa phải đi thì mới vào biển
Diệu Giác Vô Sở Đắc cùng Nhứt Thiết Chủng Trí được.
Nhưng biển Diệu Giác ấy nằm ở đâu trong tiểu- chu-thiên?
Cũng vẫn nằm ở nơi nhục-kế đảnh đầu ấy, nhưng ở mức độ tột-sâu, ở
mức độ Tột Không Diệu Hữu, trong khi Không Hải của ngoại-đạo cùng Thanh Văn mới
chỉ là chớm bước vào biển Không thôi, và chưa lặn sâu xuống tới đáy.
Nơi tột-sâu ấy mới là Chân-thức, là biển quang minh vô-tướng-mạo
của Diệu Tâm, kỳ diệu khôn lường. Nơi đây, Trí-huệ Bát Nhã sẽ trở thành Đại Bát
Nhã, và Đại Bát Nhã chính là một với Đại Bi, không hai không khác. Vì vừa Tột
Không, vừa Diệu Hữu.
Nhưng làm thế nào LĂN xuống chỗ tột-sâu được?
Câu trả lời cũng rõ ràng: là phải hùng khởi Đại- tâm, khởi Tâm
vô lượng vì Pháp Giới là vô-lượng, phải luôn nhớ lại bi-nguyện từ nhiều kiếp,
luôn nghĩ rằng mình với chúng sanh với pháp giới là một, và nếu chúng sanh chưa
thành tựu thì sự thành tựu của mình chưa viên mãn tròn đầy… Phải luôn hùng khởi
Đại Bi Tâm như kinh Lăng Già cùng Hoa Nghiêm hay nhắc nhở. Tuy biết rằng Pháp
Giới cùng thân mình chỉ là mộng-huyễn, mà vẫn luôn khởi Đại Bi không ngừng
nghỉ để độ sanh. Tuy biết rằng pháp giới cùng thân- mình chẳng
phải có chẳng phải không mà vẫn khởi Đại Bi độ sanh không nhàm mỏi.
Nhưng làm thế nào để Đại Bi độ sanh chan hỏa khắp pháp giới?
Ở mức độ đó, không còn là những thể-thức độ sanh cực hạn mà thế-nhân
chúng ta thường làm nữa.
Mà là dùng Tâm-lực, dùng những tâm-niệm vô- niệm, dùng nhưng
quang minh vi diệu của hiện-thức và chân-thức, để làm khởi lên những sắc-tướng,
để HOÁ HIỆN vô lượng HOÁ THÂN, đi khắp các cõi để thuyết pháp và độ sanh.
Vì thế, nên các kinh Đại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Quán Vô
Lượng Thọ V.. .V… đều tràn ngập những vụ Hoá-hiện, và tràn đầy Hoá-thân. Vì đó
chính là điểm siêu xuất độc đáo mà chỉ riêng chư Phật mới chỉ bày. Vì tất cả
pháp giới này chỉ là hoá-hiện, chì là huyễn-hiện, chỉ là Tự-tâm biến-hiện chiêu
cảm bởi thần lực cùng nghiệp-lực mà thôi.
Cũng bởi thế, nên trong các kinh, Đức Phật đây có ngồi ngắm
nghía vầng hào-quang nơi nhục-kế của mình… Trái lại, Ngài luôn khởi Đại Bi,
phóng vầng hào quang ấy biến thành một đại quang minh phản chiếu rõ rệt các Tịnh
Độ cho bà Vi Đe Hy lựa chọn. Hoặc hoá-hiện một vị Hoá-Phật ngồi trên nhục-kế để
tuyên nói thần-chú Đại Phật Đảnh khiến chúng-hội
cùng chúng sanh đời sau có thể tu Nhu Huyễn-tam-ma- đề mà không
lạc vào ma-chướng… Sở dĩ Ngài không tuyên-xướng thẳng thần-chú, mà để vị Hoá Phật
tuyên nói, là để chúng-hội thấy rõ ràng chú ấy là Tâm-chú tối thượng, và Hoá-Phật
hiện lên từ biển Chân-tâm để tuyên nói thần-chú lưu-xuất từ Chân-tâm…
Rồi đến các kinh như Pháp Hoa, thì ở phẩm 23, ngài Nhứt Thiết
Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát đắc môn Hiện Nhứt Thiết sắc Thân tam muội, để hoá hiện
các hoá-thân… Còn như trong Hoa Nghiêm, thì các Đại Bồ Tát từ Thập Địa trở lên,
đều hoá-hiện hoá thân nườm nượp, vô lượng vô số để độ sanh.
Vì điểm Đại Bi hoá-hiện độ sanh chính là Cơ Tâm Vi Mật của chư
Phật cũng như kinh Đại Thừa.
Trong khi đó, thì đọc hết kinh ngoại đạo, cũng không thấy nói đến
hoá-thân, lại càng không có hoá- thân vô lượng, và cũng chẳng có pháp môn nào dạy
về hoá hiện hoá-thân nườm nượp… Nhưng trong dã-sử ngoại đạo, đôi khi có nhắc đến
hoá thân, nhưng chỉ 1, 2 hoá thân là cùng, và hoá thân này rất ít tự-tại-lực.
Thường khi chỉ là cái astral body (hình hài của thể phách) xuất ra để đi tới một
chỗ khác mà thôi… Trong khi đối với các Đại Bồ Tát, thì các Ngài chỉ cần khởi một
tâm niệm là thành một hoá thân rồi.
Đối với các bậc Thanh Văn cũng vậy, hầu như không tạo dựng được
hoá-thân… Là vì thiếu Đại Bát Nhã, Đại Từ Bi, thiếu Vô Sở cầu Hạnh, chua thấm
nhuần giáo-lý Như Huyễn cùng Duy Tâm Sở Hiện.
Hoá hiện hoá-thân nườm nượp, tức là đã bước vào Giả-quán cùng
Trung-quán cao độ rồi, vào sâu Như Huyễn tam muội rồi, tiêu trừ ngã-chấp cũng
7, 8 phần vô minh vi tế chấp pháp rồi… Còn như ngoại đạo chỉ mới bước vào Không
Hải, còn đang bị loá mắt bởi hào quang chói sáng, đang âm-thầm chấp mình chứng-đắc,
còn nghĩ rằng vị Thượng Đe ấy là có thật, còn mờ mịt về lẽ Tột Không Diệu Hữu…
thì làm sao hoá-thân bời bời được?!?
Và cũng vì lẽ ấy, nên trong 6 pháp môn của ngài Naropa thuộc Mật
Thừa Tây Tạng, pháp môn thứ hai chính là: Thiền quán để hoá-hiện sắc-thân Như
Huyễn (Yoga corps illusoire).
về các luân-xa này, thiết tưởng cần nói thêm một điều quan hệ.
Con đường sạn-đạo Sushuma là guồng-trục của tiểu-chu-thiên, và
nó có 2 cực-độ (poles) chính yếu và uyên-nguyên. về phía trên và cao, là cực-độ
của luân- xa nơi đảnh đầu cùng nơi bạch-hào. Và ở phía dưới là luân-xa thứ 3
nơi dưới rốn.
Nhưng ở trong tiểu-chu-thiên của đa-số-thế-nhân, thì 2 luân-xa cực-độ
uyên nguyên ấy còn nằm trong trạng thái mờ-mịt, chưa bộc lộ sinh hoạt trọn vẹn,nên
chưa chi phối được tích cực nhịp điệu sinh hoạt của thân tâm. Là vì tâm lực của
ta thường tán loạn thấp kém, lại nhiều tham dục.
Vì thế, nên vai trò cực-độ chi phối tích cực và trực tiếp thường
bị chuyển xuống một bình diện thô kệch hon, noi 2 luân-xa ở dưới… Cực-độ trên
được chuyển xuống luân-xa nơi ngực, tương xứng với Phong-đại. Và cực-độ dưới bị
chuyển xuống 2 luân-xa cuối cùng ở phía bụng dưới, và tương xứng với Thuỷ- đại
và Địa-đại.
Tóm lại, trong tiểu-chu-thiên thế-nhân, chỉ thường có 3 luân-xa ấy
hoạt động mạnh mẽ hơn cả, còn mấy cái kia đều là mờ mịt… Bởi thế nên về phía dưới,
thế-nhân thường chỉ hăng chạy theo những tham dục thô kệch thuộc nước và đất,
và về phía trên, chạy theo những lay động của gió thuộc các cảm-thọ, cảm-giác
cùng tâm tưởng nhị-biên chấp chước.
Vì luân-xa dưới rốn kém hoạt động, nên thân thể kém khang kiện,
hay tật bệnh. Còn các luân-xa ở trên cổ họng cũng mờ-mịt, nên các tâm tưởng
phát ra thường là nhị-biên và vướng mắc kiến chấp, nhất là chấp có.
Cũng tương tự như trong kinh Dịch, thì ở nơi Mạn Đà La Bát Quái
Tiên Thiên, guồng – trục chính yếu và uyên-nguyên là guồng – trục Kiền – Khôn,
đi dọc từ Nam xuống Bắc. Guồng trục này là uyên-nguyên, vì Kiền – Khôn là
Chí-dương và Chí-âm, đối đãi lẫn nhau và ôm lấy nhau.
Nhưng sang đến Mạn Đà La Bát Quái Hậu Thiên, thì guồng-trục Kiền-Khôn
trở thành mờ mịt, rơi vào chỗ hầu như vô dụng. Và nhường chỗ cho guồng- trục
Ly-Khảm chạy dọc từ Nam xuống Bắc.
Ly là lửa, là một thứ khí thanh có thể sưởi nóng, và có chiều hướng
bốc lên, nên cũng là khí-dương. Nhưng so với Kiền vốn là Chí-dương, thì Ly là một
thứ khí-dương đã chuyển-hiện xuống thấp hơn một bậc, tức là bị thô-kệch hoá,
nên kém tự-tại-lực.
Khảm cũng vậy, Khảm là trũng-xuống, là cái hố-thẳm có chiều hướng
đi xuống sâu, nên cũng là nước chảy xuống, và cũng là một khí-âm thuộc Khôn…
Nhưng so với Khôn là Chí-âm, tức là bị thô-kệch hoá và kém tự-tại-lực.
Cũng tương tự như trường hợp một vị vua, vì nhỏ tuổi hoặc hôn ám
tửu sắc nên mờ mịt, và bị một quan đại-thần chiếm mất quyền hành cai trị thực
tiễn.
Cho nên, cội nguồn của Dịch-học phần lớn cũng nằm trong truyền
thống thần-bí Mật Thừa của nhân loại, và được sáng lập bởi những vị Tiểu Thánh
hoặc Đại Hiền… Chỉ tiếc rằng những sách vở của người Trung Hoa thường giữ
bí-truyền quá đáng, phần lớn những chú giải lại hay lạc vào những mâu thuẫn chi
tiết, nên có lẽ trong những người học Dịch, không mấy ai lãnh hội nổi yếu-lý
chân-truyền…
Cũng cần nhắc lại rằng: nếu người nào phiêu lưu tu tập quán-môn
hoả hầu này mà thân tâm chưa được thanh tịnh, lại không có chân-sư hướng dẫn,
thì có khi có thể nhóm cháy được con rắn hoả-hầu noi phía bụng dưới rốn rồi,
nhưng lại nhiếp-tâm không khéo, động niệm thành sắc tán loạn, và không đưa luồng
hoả-hầu đi lên được. Hoả-hầu không có lối thoát, nên có thường đi xuống, khích
động 2 luân-xa dưới cùng sinh hoạt mãnh liệt, khiến cho hành giả trở thành tham
dục vô độ. Lúc đó, như kinh Lăng Nghiêm đã nói, bọn ngoại ma sẽ thừa cơ nhập
vào hành giả, khiến hành giả tưởng mình đã đắc quả thánh, rồi nghiễm nhiên ngồi
thuyết pháp: “Chư thiện-nam tín-nữ! Chẳng còn hoài nghi gì nữa, và chẳng cần kiếm
đâu xa nữa. Cái nam-căn ấy tương tự như một ngọn núi khởi lên, nó chính là
Nát-bàn. Và nữ-căn ấy, tương tự như một thung lũng trũng- xuổng, nó cũng chính
là Nát-bàn. Ngoài ra, chẳng côn Nát-bàn nào khác… ”. Rồi tha hồ mặc tình phóng
túng. Hiện nay, có mấy vị tự nhận mình là đạo-sư… có nhiều phần là ở trong trường
hợp này. Hoặc luồng hỏa-hầu đi lạc sang những nẻo khác mà không lọt vào được sạn-đạo,
khiến hành giả trở thành điên loạn hoặc lâm trọng bệnh. Vụ này, Đạo Gia Trung
Hoa thường gọi là Tẩu-hoả-nhập-ma… Điên cuồng hay trọng bệnh cũng chưa quan hệ
lắm, và quan-hệ là ở chỗ giới-thân-huệ-mạng của hành giả sẽ bị chìm nổi nhiều
kiếp, khó thể phục hồi.
Một lần, có người hỏi kẻ viết rằng: “Nếu tu hành là phải lìa
tham dục thô kệch, rồi thăng-hoa nó, thì sợ rằng… một ngày kia, cõi thề gian sẽ
hết người chăng? ”
Đó cũng là một câu hỏi chung của một số người mới bắt đầu suy
nghĩ về con đường đạo-lý. Và thiển nghĩ có thể trả lời như sau:
Trước hết, đừng nên lo lắng rằng chúng sanh hết mất tham dục thô
kệch, và chỉ nên lo rằng chúng sanh không hết được tham dục… Lo chúng sanh hết
mất tham dục cũng tương tự như người nước Kỷ ngồi lo trời đổ, hoặc một người,
ngồi ngắm biển cả, rồi lo biển cả hết sóng… Trong đạo-lý vận hành của pháp giới,
màng lưới của nghiệp-lực và ma-vương lúc nào cũng hiển lộ, không ở cõi này thì ở
cõi khác, vô-minh lúc nào cũng hằng-khởi, các lớp chúng sanh vừa là tận vừa là
vô-tận, nên lúc nào cũng khởi lên… Những người tu hành là thuộc về chiều-hướng
vận-hành đi lên để trở về, vậy chỉ việc lo tát cạn tham dục thô kệch, và chẳng
nên lo rằng nó sẽ hết mất.
Vả lại, chỉ nhìn ngay trong các Phật-tử cũng đủ biết, có mấy ai
tu hành đúng mức đâu mà lo hết tham dục?!
Lý do thứ hai là: trong đạo-lý vận hành của vũ trụ, loài người
chưa phải là cứu cánh của pháp giới, mà chỉ là một trạm, nơi đó, sự giằng co giữa
chiều-hướng đi lên đi xuống phát hiện mãnh liệt nhất… Và cứu-cánh của Pháp Giới
là những bậc có Đại Bát Nhã, Đại Từ Bi và nhập Pháp Giới trọn vẹn… Vì người
chưa phải là cứu-cánh, nên chỉ có quan hệ tương đối.
Lý do thứ ba là: nếu tỷ dụ như chúng sanh một cõi mà hết tham dục
thô kệch, thì cõi đó sẽ biến hiện trở thành một cõi như tịnh-độ, và loài người
sẽ không thai sanh nữa, mà là hoá-sanh… Hoặc nếu tỷ dụ như trái đất này, vì mất
hết tham dục mà trở thành vắng hoe, thì lúc bấy giờ, có thể rằng sẽ có một số vị
trời ở Quang Âm Thiên, vì động niệm thanh sắc, nên bị tụt xuống trái đất để sống
kiếp người, như trong kinh từng dạy.
TẠM THAY LỜI KẾT
Viết đến đây thì lẽ ra, và để hoàn tất việc tìm hiểu Mật Thừa, tập
tiểu luận này còn phải viết thêm mấy chuông dài nữa… Một chương về pháp môn Thiền-quán
Hoá-hiện sắc thân Như Huyễn cùng phép Thiền-quán Trung-ấm-thân. Một chương về sự
giao-họp thần bí (Union mystique) trong Mật Thừa. Một chuơng về thuyết Tức-thân-thành-Phật
của Mật Thừa… thành Phật ở đâu, ở ngay Dục Giới này hay sang ở tầng trời sắc Cứu
Cánh, hay ở Tịnh Độ?… Và một chương để so sánh giữa Mật Thừa Ấn Độ Giáo cùng Mật
Thừa Phật Giáo, và làm nổi lên những điểm siêu-xuất của Mật Thừa Phật Giáo.
Nhưng kẻ viết xin được ngưng bút nơi đây, và chờ một cơ-duyên
khác… Vì một tập tiểu luận quá dài cũng dễ khiến nguời đọc ngại ngùng chán
ngán. Vả lại, thiển nghĩ rằng nếu vị Phật-tử nào đã hiểu đuợc Hiển Giáo cùng phần
Mật Thừa trình bày trên đây, thì vị đó cũng có thể tự mình tìm hiểu thêm về những
điểm còn thiếu sót…
NAM
MÔ VÔ NGẠI QUANG NHƯ LAI
NAM
MÔ LIÊN HOA MINH VƯƠNG BỒ TÁT
LONG
THỌ BỒ TÁT
Trí-độ-tử
Tịnh
Liên
LONG BEACH, cuối xuân 1985
Comments
Post a Comment