THƠ ĐÁP

ANH EM MỘT VỊ CƯ SĨ Ở VĨNH GIA

 

 

Từ độ trọng xuân biệt nhau, không mấy chốc đã sang tiết hạ, bóng thiều quang mau lẹ, rất dễ kinh người! Mỗi khi nghĩ đến nhị vị lòng tin tuy chơn thiết, nhưng lẽ đạo chưa rõ thông, đến nỗi bỏ chỗ cao minh theo nơi thấp tối, không những mình mất chánh kiến, để cười cho bậc đại gia, mà chính như Ấn Quang này đã mang tiếng là kẻ quen biết với nhau, cũng tự thấy sanh lòng hổ thẹn! Trong bức thơ gởi đến, cư sĩ nói: “Về sau có viết được quyển chi sẽ tùy thời xin phủ chánh.” Nhưng tôi mắt yếu thể suy, nếu vô sự tất không gần gũi nghiên bút, dù có việc phải cần đến, xét lại cũng như nhóm một đống chữ, có chỗ nào đáng xem? Tuy nhiên, e rằng luống phụ lòng nhị vị hằng mong tưởng, tôi xin đem chút canh thừa cơm hẩm sơ lược sắp bày, như không hiềm vì nặng mùi, thì cũng có thể tạm đỡ lòng, để lần lượt nếm đến món cao lương tự tánh.

Về bài Tứ Liệu Giản, nghĩa lý rất sâu xa thiết đáng, nên tìm xét kỹ, muôn lần xin chớ lấy sự giải thích cạn cợt của một vài người mà khinh thường. Nếu như thế, rất uổng phụ tấm lòng đại từ bi của Ngài Vĩnh Minh, một phen cạn lời, khuyên bảo. Quyển Trì Kinh Lợi Ích Tùy Tâm Luận sở dĩ có, là vì người đời nay khi thọ trì kinh điển, phần nhiều không mảy may kính sợ. Muốn được sự thật ích trong Phật pháp phải tìm nơi lòng kính sợ; nếu chí thành cung kính, còn có thể mau chứng quả Phật, huống nữa là địa vị thấp ư? Thiện Đạo Hòa thượng vốn là hóa thân của đức A Di Đà, có thần thông trí huệ lớn, nhưng lối giáo hóa về tông Tịnh độ, Ngài không chuộng nơi huyền diệu, chỉ trọng sự thiết thật bình thường. Về điểm chuyên và tạp tu của Ngài chỉ dạy, rất có lợi ích vô cùng! Chuyên tu là thân nghiệp chuyên lễ, khẩu nghiệp chuyên xưng (khi tụng kinh chú, nếu chí tâm hồi hướng vãng sanh cũng có thể gọi là chuyên xưng) ý nghiệp chuyên nhớ. Được như thế, thì muôn người tu đều vãng sanh không sót một. Tạp tu là gồm tu nhiều pháp môn khác hồi hướng Tây phương, vì tâm không thuần nhất nên khó được lợi ích, trong trăm ngàn người chỉ hy vọng được ba bốn người vãng sanh mà thôi. Đây là lời vàng chắc thật, ngàn đời không thay đổi. Nhị vị nên y theo những lời này để tự lợi, và đem khuyên tất cả mọi người. Đến như phép trì chú chỉ được dùng làm trợ hạnh, không nên làm chánh hạnh kiêm với niệm Phật. Phép trì chú tuy không thể nghĩ bàn, nhưng phàm phu vãng sanh toàn nhờ nơi tín nguyện chơn thiết hợp với sức hoằng thệ của đức A Di Đà, đạo cảm ứng thông nhau mà được tiếp dẫn. Nếu chẳng rõ ý này cho rằng các pháp không thể nghĩ bàn, tu môn nào cũng được, tất sẽ thành ra không thiền, không tịnh, muôn đời chìm đắm, chừng ấy biết nương tựa cùng ai? Như xét nghĩ mình là phàm phu dẫy đầy nghiệp chướng, nếu không nhờ sức hoằng thệ của Phật, trong đời này quyết khó thoát khỏi luân hồi, mới thấy Pháp môn Tịnh độ lực dụng hơn tất cả các giáo pháp khác.

Trì chú, tụng kinh dùng để trồng phước huệ, tiêu tội nghiệp thì được, nếu vọng ý muốn cầu thần thông, đó là bỏ gốc theo ngọn, không khéo dụng tâm. Thảng như tâm ấy cố kiết, lại thêm đạo lý không minh, giới lực không chắc, niệm Bồ đề không sanh, lòng hơn thua lừng lẫy, e có ngày bị ma dựa phát cuồng! Muốn được thần thông trước phải đắc đạo; đắc đạo thì thần thông tự đủ, như không gắng sức nơi đạo, chỉ cầu thần thông, đừng nói là không được chi, dù có được cũng trở thành chướng đạo. Vì thế, chư Phật, Tổ đều nghiêm cấm không cho tu học theo đường lối ấy. Bởi người đời thường có những tâm niệm như vậy, nên tiện đây tôi cũng nói qua. Nhị vị trên nhà hãy còn lệnh thân, nên thường đem pháp môn Tịnh độ và những sự tích cảm ứng giảng giải, khiến cho người sanh lòng vui đẹp tin làm theo. Nếu không lấy điều này báo hiếu, dù có thể làm đạo hiếu của đời, kết cuộc có ích lợi gì cho song thân đâu? Vua Võ vốn bậc Thánh nhân, còn không thể cứu cha là ông Cổn hóa làm con rùa ba chân đọa vào súc loại. Xem việc này há không tỉnh ngộ, gấp cầu dẫn thần thức song thân dự hội Liên Trì, hầu gần đức Phật để người chứng được bản tánh Vô Lượng Quang Thọ ư?

Sự khổ hạnh của cư sĩ Chí Liên tuy cũng tốt, nhưng e cô chưa hiểu tông chỉ Tịnh độ, hoặc không thể buông bỏ hết những tâm niệm chuyển nữ thành nam và mong hưởng phước báo ở cõi Trời, Người, thì sự lợi ích vô biên vì cái vui nhỏ thế gian mà thành ra uổng mất! Nên đem điều này giảng rõ để chí hướng cô được thêm quyết định. Vả lại, khuyên một người sanh Tịnh độ, chính là thành tựu một chúng sanh làm Phật, và đã thành Phật tất độ vô lượng chúng sanh, công đức không ngần ấy sẽ về phần mình. Lại nữa, người tu Tịnh độ đã đem pháp môn này khuyên bảo mọi người, đối với vợ con đâu nỡ không dìu dắt để cho kẻ trong nhà một phần lợi ích lớn hay sao? Như người trong thân quyến sẵn có căn lành thì còn gì hay hơn; bằng không được thế, cũng phải lần lượt un đúc khiến cho mỗi ngày càng gần với lẽ đạo. Đây mới gọi là lòng từ ái sâu rộng, nếu bỏ điều này mà gọi là từ ái thì cũng chỉ có danh không thật mà thôi. Lời tôi nói chẳng qua sơ lược một đôi điều để nêu ra phần đại khái, không đủ lấy làm khinh trọng, xin xem rõ các bộ Tịnh Độ Thập Yếu, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục; Lạc Bang Văn Loại... tự có chỗ nương theo, chẳng còn nghi ngờ gì nữa.

Nỗi khổ ở Ta bà nói không cùng, dù cho gặp thuở thanh bình, chúng sanh cũng vẫn chen chúc trong bầu nhiệt não, nhưng vì nhẫn chịu lâu ngày thành quen, nên không tự biết đó thôi. Gần đây, ở Trung Hoa thường bị nạn binh lửa, sự khổ không thể tả xiết! Nhìn ra các nước ngoài, cuộc đại chiến đã ba năm, số người chết quá nhiều mà thế chiến tranh vẫn còn thạnh, chưa biết ngày nào mới thôi. Thảm cảnh ấy do nghiệp ác của chúng sanh gây nên, cũng chính là trạng thái của kiếp đao binh mở đầu; nỗi khổ về sau, nếu nghĩ đến thật đáng kinh sợ! Mong nhị vị phát đại tâm mau cầu vãng sanh để sớm chứng đạo quả, rồi trở lại hóa độ chúng sanh nơi cõi Ta bà này. Kinh nói: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Bồ tát e mang ác quả nên dứt ác nhân, chúng sanh tranh tạo ác nhân, để rồi chịu ác quả. Trong khi chịu quả khổ lại không biết sám hối còn gây thêm điều dữ để đối trị, thế nên oan oan tương báo nối mãi khôn cùng, nghĩ đáng thương mà cũng đáng sợ!

Biết được lẽ này, không cầu sanh Tây phương chưa phải là trượng phu!



Letter 9

Amitabha Buddha -- the

Boundless Self-Nature of Light and Life



Since we parted in mid-spring, time has flown by, and it is now summer. The light of springtime has passed swiftly -- a frightening reminder indeed!

Each time I think of the two of you, I recall that despite your true and sincere faith, you lack sufficient understanding of the Dharma, to the point where you have abandoned the lofty ground to follow lowly, dark paths. Not only have you lost correct views and become yourselves a topic of ridicule, even this old monk is embarrassed by the bad reputation he has acquired for being an acquaintance of yours!

In your letter, you mentioned the possibility of having me correct some of your future writings. However, with my weak eyes and bad health, I do not normally take to writing. Even if my advice is needed, whatever I put down is nothing but a heap of empty words. What is there which is worth reading? Still, lest I seem ungrateful for your trust, I am tentatively setting forth some leftover soup and stale rice. If you do not object to the smell, perhaps they can temporarily assuage your hunger until the time when you can taste the exquisite food of the Self-Nature.

The verse “Four Options” is very profound and worthy of attention. You should ponder it carefully. By all means do not take it lightly on the basis of the shallow explanations of a few persons, or you will fail to appreciate the great compassionate mind of Master Yung Ming, who has exhausted words and counsel. The treatise The Benefits of Reciting the Sutras Depend on One’s Mind was written because people today recite the sutras without the least bit of reverence. The true benefit of the Buddha Dharma is found in a reverent mind. Such a state of mind can even lead to swift Supreme Enlightenment -- not to mention the lower levels of sagehood (Arhats and Pratyeka Buddhas)!

The Pure Land Patriarch Shan Tao, traditionally considered a Transformation Body of Amitabha Buddha, was endowed with great spiritual powers and wisdom. However, in teaching Pure Land, he did not advocate the mystical and sublime but merely emphasized everyday, ordinary realities. His teachings on Exclusive Practice and Sundry Practices are extremely useful.

Exclusive Practice consists of the body bowing exclusively to Amitabha Buddha, the mouth exclusively repeating the Buddha’s name, and the mind focusing exclusively on the Buddha’s name. Out of ten thousand cultivators who practice in such a manner, ten thousand are assured of rebirth in the Pure Land.

Sundry Practices entail engaging in various methods of cultivation while dedicating the merits accrued toward rebirth in the Western Land. Since the practitioner’s mind is not focused or single-minded, it is difficult to accumulate merits. Thus, only three or four out of hundreds of thousands can hope to achieve rebirth in the Pure Land. These are true, golden words of advice, immutable throughout the ages. Both of you should follow them for your own benefit and in counselling everyone else.

Reciting mantras, too, should be considered an ancillary practice, rather than a principal method along with Buddha Recitation. The merits derived from mantra recitation are indeed inconceivable. However, ordinary people who achieve rebirth in the Pure Land owe it entirely to utterly sincere Faith and Vows, as these correspond to the lofty Vows of Amitabha Buddha. If you are not clear about this truth, thinking that all Dharmas are unfathomable and therefore it does not matter which method you cultivate, you will end up practicing neither Zen nor Pure Land. This will lead to eons of wandering in the wasteland of Birth and Death -- whom, then, could you rely on for help?

You should realize that as a common being full of karmic obstructions, you will certainly find it difficult to escape Birth and Death in this very life unless you rely on the Vows of Amitabha Buddha. Only then will you discover that the Pure Land method surpasses other Dharma methods in power and utility!

Reciting mantras and sutras for the purpose of sowing merits and wisdom and eliminating evil karma and transgressions is all to the good. However, to be deluded and seek spiritual powers is to abandon the roots for the branches -- an error in judgement. If, furthermore, your mind is grasping, your understanding of the Dharma nebulous, your precept-keeping lax, your Bodhi Mind undeveloped and your discriminatory, win-lose mind raging unchecked, you will be exposed one day to demons that may drive you insane!

If you want to obtain spiritual powers, you should first attain Enlightenment and Buddhahood. Once Buddhahood is attained, you will naturally have full spiritual powers. If you do not strive for the Way but merely seek spiritual powers, let us not even speak about whether anything can be gained. If you should obtain anything, it would become an impediment to the Way. For this reason, the Buddhas and Patriarchs have strictly prohibited this erroneous form of cultivation. Because such ideas are common, I have taken the opportunity to mention them in passing.

Both of you still have your parents at home. Therefore, you should keep explaining the Pure Land method and the accounts of rebirth to them, so that they may develop the mind of joy, believe in the accounts and follow the examples therein. If you do not repay your filial debts in this way, even if you are filial in the mundane sense, what good will it do your parents at the end of their lives? ... You should wake up and hasten to ensure that, at death, your parents will participate in the Lotus Assembly. They will then be close to Amitabha Buddha and achieve the boundless Self-Nature of light and life.

The sufferings of the Saha World are endless. Even in time of peace, sentient beings are jostling one another in an atmosphere of sorrow and affliction. However, because they have endured it for so long, they have grown accustomed to it and are no longer aware of it. In China recently, insurrection and strife have become daily events; the sufferings of the people are beyond description! Abroad, a great war has been raging for three years. With casualties already legion, the world conflict goes on with no end in sight. This tragic situation is caused by the karma of sentient beings and is the precursor of an extended period of disturbances to come. It is truly frightening to think of the sufferings of the future!

I hope that both of you will develop the Bodhi Mind and seek rebirth in the Pure Land, to achieve the fruits of Buddhahood swiftly before returning to the Saha World to rescue sentient beings. The sutras teach: 


Bodhisattvas fear causes, sentient beings fear effects and results.


Bodhisattvas, being wary of evil results, eliminate evil causes. Sentient beings all too often vie to create evil causes and then have to endure evil results. When enduring suffering, they do not know enough to practice repentance, but create more evil karma in the hope of escaping retribution. Thus, injustice and retribution follow upon one another continuously, without end. It is so pitiful and frightening to think about it!

Knowing this truth, those who do not seek rebirth in the Pure Land are not yet truly among the wise!


Comments

Popular posts from this blog