THƠ HỎI
CƯ SĨ UÔNG VÕ MỘC
Võ Mộc tôi niệm
Phật đã mười năm, mới biết chút ít ý thú. Thiết nghĩ phương pháp chỉ dạy về môn
Niệm Phật của các Ngài Linh Phong, Mộng Đông và bộ Văn Sao của Tôn Sư, đại để
đều là phương tiện lập thiết cho hạng ngu tối quê mùa. Như bọn chúng tôi, được
thông hiểu chữ nghĩa, hay suy nghĩ tìm tòi, nếu cứ dùng phương pháp ấy, chắc
không thể sanh về Tịnh độ! Theo ngu ý, những người niệm Phật cầu vãng sanh,
trước tiên phải biết: “niệm
Phật đó là ai?” Vì nếu thấy
được chủ nhân ông, thì niệm Phật mới có chỗ dùng và sự vãng sanh mới có thể cầm
vững! Chẳng riêng gì niệm Phật cần nên như thế, mà tụng kinh trì chú đều phải
theo đường lối này. Người đời nay khi nói đến niệm Phật là bảo: phải niệm cho
già giặn, tấm lòng như chết, mới có thể vãng sanh. Họ đâu biết, nếu không rõ “niệm Phật đó là ai?”, thì làm
sao niệm được già giặn và tấm lòng như chết? Như thế, giả sử mỗi ngày đêm niệm
đến mười muôn câu, đối với việc sanh tử có quan hệ gì? Có kẻ lại bảo: “Người xưa phần nhiều chuyên chú về
trì danh, không tham cứu trong câu niệm Phật.” Võ Mộc tôi nói: “Đó là việc sau khi tham cứu xong
rồi của cổ đức, hạng sơ cơ không nên bắt chước theo.” Người niệm Phật đời nay, mười phần hết
chín không rõ ý chỉ ấy, thật đáng thương xót! Tôi thường thường cạn lời khuyên
bảo, mà hàng cư sĩ có kẻ lại cho tôi là tà kiến nữa. Nghĩa mầu Phật pháp chìm
tối đến thế, nghĩ nên than thở, ngậm ngùi!
Nay xin bày tỏ nỗi
lòng, kính cầu Tôn Sư ấn chứng và mong đem nghĩa ấy giải rộng thêm ra. Đó là
hạnh phúc của chúng sanh, đâu những riêng cho Võ Mộc!”
THƠ ĐÁP
CƯ SĨ UÔNG VÕ MỘC
Xem rõ ý trong thơ,
riêng lòng xiết bao khen ngợi! Các hạ có tâm rất tốt, muốn cho mọi người đều
thấy tánh bản lai, để sanh về phẩm sen bậc thượng. Quán Kinh nói: “đọc tụng Đại thừa, hiểu nghĩa thứ
nhứt, phát lòng Bồ đề, khuyên nhắc người tu”, âu là bản ý của các hạ đó
chăng?
Tuy nhiên, nói Pháp
cần phải hợp cơ, nếu không xét căn cơ, lầm cho pháp dược, thì đồng với kẻ dung
y dùng thuốc giết người. Nên biết hai tông Thiền, Tịnh, cội nguồn vẫn một, song
lối tu khác nhau, bên Thiền lấy sự tánh bản lai làm tông, bên Tịnh dùng tín,
nguyện, niệm Phật cầu sanh làm yếu chỉ. Giả sử người đời là bậc thượng căn, thì
lời của các hạ thật có lợi vô cùng. Nhưng xét lại, người thượng căn rất ít, kẻ
trung, hạ quá nhiều, nếu không dạy phát tín, nguyện cầu sanh, mà bảo tham cứu
câu niệm Phật, đó là điều hại lớn. Vì nếu tham cứu được tỏ ngộ, vẫn là hân
hạnh, song còn phải phát thêm nguyện thiết để cầu vãng sanh. Như tham cứu không
thành, mà trong tâm thường giữ quan niệm “không
biết niệm Phật đó là ai, chẳng thể vãng sanh”, thì quyết khó cùng Phật cảm
thông và được nhờ sự tiếp dẫn. Người biết được “niệm Phật đó là ai”, chính là
bậc đã tỏ ngộ, thấy suốt chân tánh. Đời nay, tham cứu đến chỗ đại triệt đại ngộ
phỏng có mấy người? Đừng nói chi ai, chính như các hạ cũng chưa từng đến địa vị
ấy. Tại sao biết được? Vì nếu các hạ đã đến, quyết không khi nào dám nói những
câu: “Ngài Linh Phong, Mộng
Đông lập thiết để dạy hạng ngu tối quê mùa không biết niệm Phật đó là ai, chẳng
được gọi là niệm già giặn, tấm lòng như chết dù cho mỗi ngày đêm niệm mười muôn
câu, không quan hệ gì đến việc sanh tử, và người xưa chuyên chủ trì danh là
việc sau khi tham cứu, kẻ sơ cơ chẳng nên bắt chước theo.”
Xét ra, tấm lòng
các hạ thật muốn cho mình và người đều được lợi ích, song lời nói của các hạ,
chính mình đã lầm, lại khiến cho người lạc lầm. Từ đây xin chớ nói những lời ấy
nữa, bằng chẳng thế, pháp môn rộng lớn độ khắp chúng sanh của Như Lai, sẽ bị
các hạ vùi sâu, đóng kín, không được mở thông. Lỗi ấy đồng với tội khinh báng
Phật, Pháp, Tăng, phải nên dè dặt! Chỗ thấy hiểu của các hạ, vì không khéo tùy
căn cơ, đem pháp thượng căn khuyên mọi người tu tập, nên thành ra thiên chấp,
sai lầm. Các hạ chẳng biết, lại cho mình hiểu đúng với nghĩa chân thật của Phật
pháp, cầu xin ấn chứng. Ấn Quang tuy hèn kém, đâu dám lầm hứa nhận khen giúp
theo, để chính mình và các hạ đều sa vào tội khinh báng Tam bảo hay sao? Như
cho lời của kẻ dung tăng này không đúng, xin cứ tùy ý mỗi người tự đi riêng
đường lối là xong. Ấn Quang đâu dám ép kẻ khác bỏ sở kiến để theo ý hèn của
mình. Chẳng qua vì các hạ hỏi đến, nên bất đắc dĩ phải thẳng lời dâng chút ngu
thành đó thôi.
Rất hân hạnh mong nhờ
sự xét nghĩ xa rộng.
Letter 8
Let Us Part Ways
(Original Letter to Elder Master Yin Kuang)
It took some ten years of Buddha Recitation for me to know something of its wonderful meaning. I venture to think that the Pure Land method, as taught in such writings as your Pure Land letters, is, in general, an expedient for ordinary people of limited capacities. However, if people like ourselves, who are fully literate and accustomed to exercising our minds, follow this method, we certainly cannot be reborn in the Pure Land! According to my limited understanding, those who recite the Buddha’s name seeking rebirth in the Pure Land should first understand “who is reciting the Buddha’s name,” because only when we discover the real Master will Buddha Recitation have meaning, and rebirth be assured. This does not apply only to Buddha Recitation. Anyone who recites sutras or recites mantras should also follow this path.
Nowadays, those who teach Buddha Recitation say that we should recite in a mature way with an utterly focused, “as if dead” mind in order to achieve rebirth in the Pure Land. Do they not realize that if we are not clear as to “who is reciting the Buddha’s name,” we cannot recite in a mature way with an “as if dead” mind? Even if we were to recite one hundred thousand times each day, such recitation would have no relationship to the issue of Birth and Death.
Some people even add that “ancient Masters generally concentrate on oral recitation rather than meditation on the Buddha’s name.” I, on the contrary, would say: “the ancients practiced oral recitation only after they had achieved success in meditation – those of limited capacities should not try to emulate them.” It is really too bad that, these days, nine out of ten practitioners fail to understand this point. I always do my utmost to caution people about this, but some laymen even think that I have wrong views. Understanding the subtle meaning of the Dharma has sunk to such depths that we can only lament and deplore the situation!
I am baring my heart to you today, and would beg you, Master, to certify my understanding and expand on this truth. This is for the benefit of everyone, and certainly not this writer alone.
Answer:
I cannot exhaust my praise nor commend you and your friends enough for the thoughts behind your letter! You have very good intentions, wishing everyone to see his Original Nature so as to achieve rebirth in the upper lotus grades. The Meditation Sutra teaches:
Recite the Mahayana sutras, understand the Supreme Meaning, develop the Bodhi Mind, counsel and exhort others to cultivate.
This must certainly be your intention.
Nevertheless, the Dharma should be adapted to the level of the listener. If
through failure to examine his level, you administer the wrong remedy, you will be no different from an incompetent physician who kills his patients with the wrong medicine. You should know that although the two Dharma methods, Pure Land and Zen, have the same root and the same source, their methods of cultivation are different.
The main tenet of Zen is to see one’s Original Nature, while the teachings of Pure Land are Faith, Vows and Reciting the Buddha’s name to achieve rebirth in the Pure Land. If most people today were of high capacities, your words would indeed be extremely beneficial. However, on close examination, those of high capacities are few and far between, while those of moderate and low capacities form the vast majority. This being the case, failing to teach people to develop Faith and Vows seeking rebirth in the Pure Land, while advising them to meditate on the Buddha’s name [as a koan] is utterly detrimental.
This is because, while awakening to the Way through meditation on the
Buddha’s name would be a fortunate development, an utterly sincere Vow for rebirth in the Pure Land would still be necessary.
Meanwhile, if meditation is unsuccessful and the mind constantly grasps at the koan “who is reciting the Buddha’s name,” correspondence between the practitioner and the Buddha will be extremely difficult to realize and the benefit of the “welcoming and escorting” Vow will be lost.
Those who really know “who is reciting the Buddha’s name” are precisely those who have already awakened and clearly seen their True Nature. Nowadays, how many practitioners can meditate to the point of awakening to the Way (Great Awakening)?
However, let us not speak about others. Even you and your friends have not reached that level. How do I know? It is because if you had, you would never have dared to make such statements as these in your letter: “the Pure Land method is an expedient for ordinary people of limited capacities ...; not knowing who is reciting the Buddha’s name is not reciting in a mature way with an as-if-dead mind ...; reciting a hundred thousand times a day has no relationship to the issue of Birth and Death ...; the ancients practiced oral recitation only after they had achieved
success in meditation – those of limited capacities should not try to emulate them ...”
In truth, while your intention is to benefit yourself and others equally, through your words you have not only erred yourself, but you have also led others astray as well. From now on, please desist from such talk. Otherwise, you will slam the door on and bury the all-embracing method of the Buddhas to rescue sentient beings everywhere -- preventing this method from being known far and wide. Such a transgression is tantamount to vilifying the Buddhas, the Dharma and the Sangha. You should be careful indeed!
Since your understanding of the Dharma is not skillfully adapted to people’s capacities, in that you attempt to bring a high-level Dharma to everyone, it is, in the end, a one-sided (biased) attachment -- and a great mistake! Not realizing this, you think that you have correctly understood the subtle meaning of the Dharma and therefore seek my certification. This monk, although lowly and not erudite, would not dare to commend, acquiesce in and support such a request, which would cause all of us to fall into the error of vilifying the Three Treasures!
If you do not believe the words of this old monk, let us part ways once and for all. I would not dare try forcing others to abandon their own ideas and understanding to follow my lowly thoughts. It is only because of your letter that I have reluctantly offered some frank though limited views.
I hope that you will reflect deeply on this letter.
Comments
Post a Comment