THƠ ĐÁP
CƯ SĨ TRẦN TÍCH CHÂU
Đức Như Lai ra đời
nói pháp độ sanh, vẫn muốn cho tất cả loài hữu tình đều thoát khỏi sự sống
chết, chứng ngay đạo Bồ đề. Nhưng vì chúng sanh căn cơ sai khác, không thể hoàn
toàn thỏa mãn tấm lòng xuất thế của Phật, nên đấng Từ Nghiêm chỉ còn có cách
tùy theo cơ nghi mà lần lượt dẫn dụ. Với bậc đại căn, đức Thế Tôn vì nói Phật
thừa chỉ ngay bản tánh, khiến cho một đời tròn chứng quả Phật, như Thiện Tài
trong Kinh Hoa Nghiêm, Long Nữ trong Kinh Pháp Hoa. Bậc thứ, thì Ngài vì nói Bồ
tát, Duyên giác hoặc Thanh văn thừa khiến cho lần lượt tu tập và chứng quả. Bậc
thứ nữa, Ngài lại vì nói ngũ giới, thập thiện, khiến cho không đọa vào đường
ác, thọ thân Trời, Người, lần lượt gieo hột giống lành, tùy theo thiện căn lớn
nhỏ, về sau trong pháp tam thừa do sức huân tập cũ mà phát ra hiện hạnh tu tập;
hoặc có kẻ y theo Bồ tát thừa tu sáu độ muôn hạnh, chứng được pháp thân, hoặc
có kẻ y theo Duyên giác, Thanh văn thừa, ngộ mười hai nhân duyên và pháp Tứ Đế
mà dứt hoặc chứng chơn. Các pháp môn ấy tuy có lớn, nhỏ, mau, chậm không đồng,
nhưng đều phải dùng sức mình tu tập sâu dầy mới có thể thoát nẻo luân hồi,
chứng vào bản tánh. Nếu hai món hoặc kiến, tư còn chừng một mảy tơ thì gốc sanh
tử vẫn chưa trừ được. Dù cho sức định huệ có sâu, cũng y như cũ theo đường luân
chuyển. Như bậc A na hàm còn phải sanh về cõi trời Ngũ Bất Hoàn, trải qua nhiều
kiếp mới chứng quả A la hán. Đến địa vị này thì gốc sanh tử mới dứt hẳn. Nhưng
đó cũng chỉ là quả nhỏ của hàng Thanh văn, còn phải hướng về nẻo đại Bồ đề,
nương theo bản nguyện thọ sanh trong mười phương thế giới, rộng tu sáu độ muôn
hạnh, để trên cầu đạo Phật, dưới độ chúng sanh. Từ đó tùy nơi công hạnh của
mình sâu cạn hoặc chậm mau, mà lần lượt chứng vào Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi
hướng, Thập địa, rồi Đẳng giác. Đến vị này lại còn phá một phẩm vô minh, chứng
một phần Tam Đức mới vào ngôi Diệu giác mà thành Phật.
Trong một đời thời
giáo của Như Lai, các pháp môn tuy không lường không ngằn, song địa vị chứng
nhập rốt lại không qua những ngôi thứ trên đây. Như bên tông Thiền chỉ ngay bản
tâm, thấy tánh thành Phật, rất là tròn tắt mau lẹ; nhưng đó là ước theo pháp
thân saün có, không trải qua nhân quả tu chứng mà luận, nếu y theo địa vị tu
chứng thì cũng không gì khác với bên Giáo. Giữa đời Mạt pháp này, bậc Thiện tri
thức rất ít, căn người lại hèn kém, tìm được kẻ tỏ ngộ còn khó thay, huống chi
là thật chứng? Đức Như Lai biết chúng sanh nếu chỉ nương nơi sức mình rất khó
được giải thoát, nên ngoài các pháp môn, lại mở riêng môn niệm Phật cầu sanh Tịnh
độ. Như lòng tín nguyện được chơn thiết, dù cho kẻ phạm tội Ngũ nghịch Thập ác
khi sắp chết tướng Địa ngục hiện, có bậc Thiện tri thức dạy bảo niệm Phật mười
câu hoặc một đôi câu, cũng được nhờ sức từ của Phật tiếp dẫn vãng sanh, huống
nữa là người tu các pháp lành không làm ác ư? Nếu là bậc tinh tu phạm hạnh, sức
thiền định sâu thì phẩm sen càng cao, thấy Phật nghe pháp mau lẹ, đến như người
đại triệt đại ngộ, dứt hoặc chứng chơn cũng nên hồi hướng vãng sanh, để cầu
tròn chứng pháp thân, mau thành quả Phật. Các pháp môn khác, nếu nhỏ thì hạng
đại căn không cần tu, lớn thì hạng tiểu căn không thể tu; chỉ có môn Tịnh độ
này trùm khắp ba căn, gồm thâu lợi độn, cao siêu như đức Quán Âm, Thế Chí, Văn
Thù, Phổ Hiền, không thể vượt ra ngoài, thấp kém như kẻ Ngũ nghịch, Thập ác
chủng tánh A tỳ cũng được dự vào trong. Giả sử đức Như Lai không mở môn này,
thì chúng sanh đời Mạt pháp chẳng còn hy vọng thoát đường sanh tử. Nhưng pháp
môn Tịnh độ tuy rộng lớn như thế, mà cách tu lại rất dễ dàng. Vì cớ ấy, chẳng
những phàm phu khó tin mà hàng Nhị thừa cũng đa nghi, cho đến bậc quyền vị Bồ
tát hoặc còn lòng ngờ, trừ những người kiếp trước có gieo căn lành Tịnh độ và
bậc Đại thừa Bồ tát quả vị đã cao mới sanh được lòng tin sâu chắc. Như Thái tử
khi vừa sanh ra, tuy tài đức chưa lập, song nhờ thế lực của vua cha, nên sang
trọng hơn quần thần, người đủ tín nguyện niệm Phật dù là phàm phu song chủng
tánh đã hơn Nhị thừa, vì biết đem tâm phàm gieo vào biển giác, thầm hiệp với
đạo mầu, nhờ sức Phật mau lên bậc Bất thối.
Muốn nói môn Tịnh
độ, nếu không so sánh lược qua sự khó dễ về tự lực của các môn khác cùng tha
lực của pháp này, thì dù không nghi pháp cũng sanh ra nghi ngờ chính mình. Và
nếu lòng nghi còn một mảy tơ, tất sẽ nhân nghi thành chướng, đừng nói không tu,
có tu cũng chẳng được hoàn toàn thật ích. Vì thế tin là điều nên tìm cầu trước
nhất. Phải tin nhận chắc cõi Ta bà thật là khổ, cõi Cực lạc thật vui. Sự khổ ở
Ta bà không lường, không ngằn, ước lại có tám điều: sanh, già, bệnh, chết,
thương xa lìa, oán gặp gỡ, cầu không toại ý, năm ấm lẫy lừng. Tám món này, dù
sang như vua chúa, hèn như kẻ ăn xin cũng không tránh khỏi. Bảy thứ trước là
quả cảm của đời quá khứ, một món sau là nhân khổ của đời vị lai, nhân quả dây
dưa nối nhau không dứt, hết kiếp này đến kiếp khác chẳng được thoát ly. Ngũ ấm
là năm món che, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức che lấp chơn tánh như mây đen án
mặt trời không cho ánh sáng hiển lộ, và đối với sáu trần khởi hoặc gây nghiệp
như ngọn lửa bốc cháy nên gọi là lẫy lừng. Món thứ tám này là cội gốc của tất
cả sự khổ. Người tu hành khi sức thiền định đã sâu, không chấp sáu trần, không
khởi lòng ưa ghét, từ nơi điểm ấy gia công thì hoặc nghiệp sẽ lần trừ sạch, dứt
hẳn nguồn sanh tử. Nhưng công phu ấy rất không dễ, trong đời Mạt pháp thật khó
có người làm được, nên cần phải chuyên tu Tịnh nghiệp cầu sanh Cực lạc, nhờ sức
từ của Phật tiếp dẫn về Tây phương. Đã đến cõi ấy, hóa sanh nơi hoa sen, thì
không còn sự khổ về sanh; thuần tướng đồng nam, sống lâu như hư không, thân
không suy biến, thì già, bệnh, chết chẳng còn nghe tên huống là có thật? Từ đó
bạn cùng Thánh chúng, gần với Di Đà, chim nước rừng cây diễn nói pháp mầu, tùy
nơi căn tánh nghe rồi tu chứng, chừng ấy người thân còn không có, lựa là oan
gia? Ở cõi Cực lạc, tưởng ăn được ăn, tưởng mặc được mặc, cung điện lâu đài đều
là châu báu tự nhiên hóa hiện, bảy điều khổ ở cõi trược đã đổi thành bảy điều
vui, đến như thân thì có thần thông oai lực lớn, không rời chỗ ở, trong một
niệm có thể đến khắp mười phương thế giới làm những việc cầu Phật độ sanh; tâm
thì có trí huệ biện tài cao, nơi một pháp biết hết thật tướng các pháp, tuy nói
việc thế gian đều hợp với lý mầu. Thế là nỗi khổ năm ấm cũng không còn, chỉ
hưởng sự yên vui tịch tịnh. Cho nên trong kinh nói: “Thế giới ấy tên là Cực lạc, vì
chúng sanh ở cõi đó không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui”. Tóm lại, nỗi khổ ở Ta bà tả chẳng
xiết, sự vui ở Cực lạc nói không cùng, nếu cư sĩ dứt hẳn mối nghi ngờ, tin chắc
lời của Phật, mới gọi là tin sâu. Nên để ý: đừng đem trí hiểu biết của phàm phu
suy độ, nhận lầm rằng: “Bao
nhiêu sự mầu lạ không thể nghĩ bàn ở Tây phương đều thuộc về ngụ ngôn để thí dụ
cho tâm pháp, chớ không phải cảnh thật”. Nếu
có sự hiểu biết lầm lạc ấy, tất sẽ mất điều lợi ích vãng sanh Tịnh độ, mối hại
này rất lớn, phải nên cẩn thận.
Đã biết Ta bà là
khổ, Cực lạc là vui, nên phát lòng thệ nguyện thiết thật, nguyện lìa Ta bà về
Cực lạc. Lòng nguyện ấy ví như người bị sa xuống hầm nhơ cầu mau ra khỏi, lại
như kẻ ở lao ngục mong nhớ cố hương. Sự mong cầu cần phải khẩn thiết, vì sức
mình không thể tự thoát khỏi, phải nhờ bậc có thế lực lớn dìu dắt. Chúng sanh ở
cõi Ta bà, đối với cảnh thuận nghịch khởi lòng tham, giận, mê, gây nghiệp giết,
trộm, dâm, làm ô uế bản tâm trong sạch, ấy là hầm nhơ sâu thẳm. Đã gây nghiệp
ác, tất chịu quả khổ, trải nhiều kiếp luân hồi trong sáu nẻo đó là lao ngục lâu
dài. Về kiếp trước, đức A Di Đà phát bốn mươi tám lời nguyện độ sanh, trong ấy
có một nguyện: “Nếu chúng sanh
nào nghe danh hiệu Ta, chí tâm xưng niệm cho đến mười lần, cầu sanh về Cực lạc,
như không được vãng sanh, Ta thề không thành Phật”. Đức Từ phụ tuy thệ nguyện độ sanh như
thế, nhưng nếu chúng sanh không cần tiếp dẫn, Phật cũng chẳng biết làm sao? Như
có người hết lòng xưng danh, cầu lìa cõi Ta bà, đều được Phật xót thương tiếp
dẫn. Đức A Di Đà oai lực rất lớn, có thể cứu vớt loài hữu tình ra khỏi hầm nhơ
lao ngục ở cõi trược, đem về Cực lạc, khiến cho vào cảnh giới Phật, đồng sự thọ
dụng của Như Lai. Muốn sanh Tây phương, trước phải tin sâu nguyện thiết. Thiếu
hai điều này, dù có tu, cũng không thể cảm ứng với Phật, chỉ được phước báo cõi
Trời, Người và gieo nhân giải thoát về sau mà thôi. Nếu tín nguyện đầy đủ thì
muôn người vãng sanh không sót một. Ngài Vĩnh Minh đã bảo: “Muôn tu, muôn người về” là chỉ cho người có tín nguyện đầy đủ
vậy. Đã tin sâu, nguyện thiết lại phải tu hạnh niệm Phật, dùng tín nguyện làm
tiên đạo, niệm Phật làm chánh hạnh. Ba món này chính là tông yếu của pháp môn
Niệm Phật, nếu thiếu một, quyết không thể vãng sanh.
Về hạnh niệm Phật,
đều tùy theo hoàn cảnh của mỗi người mà lập, không thể chấp định một lề lối.
Như thân được nhàn nhã, nên từ mai đến chiều, chiều lại mai, đi, đứng, nằm,
ngồi, nói, nín, động, tịnh, mặc áo, dùng cơm, cho đến lúc đại tiểu tiện, tất cả
thời, tất cả chỗ, làm sao cho câu niệm Phật chẳng rời lòng. Như khi tắm gội
sạch sẽ, y phục chỉnh tề và chỗ nơi thanh khiết thì niệm thầm hay ra tiếng đều
được. Nếu lúc ngủ nghỉ, mình trần, đi đại tiểu tiện, và chỗ nơi không sạch, chỉ
nên niệm thầm; chớ nói là những khi không nghiêm sạch như thế chẳng nên niệm,
chỉ e lúc ấy niệm không được đó thôi! Tuy rằng niệm Phật là công việc suốt đời
đừng cho xen hở, nhưng mỗi buổi sớm mai phải lễ Phật, trước tụng Kinh A Di Đà
qua một lần, chú vãng sanh ba lần, rồi đọc bài kệ “A Di Đà Phật thân sắc vàng...” Đọc kệ xong, niệm“Nam Mô Tây phương
Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ Đại Bi, A Di Đà Phật.” Kế tiếp niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hoặc năm trăm câu, một ngàn câu, càng
nhiều càng tốt. Khi niệm nên đi nhiễu quanh bàn Phật, nếu chỗ đi nhiễu không
tiện, thì quì, hoặc ngồi, hoặc đứng niệm đều được. Niệm sắp xong lại quì trước
bàn Phật niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Hải Chúng, mỗi Thánh hiệu 3 lần, rồi
đọc bài văn Tịnh độ, phát nguyện hồi hướng vãng sanh. Đọc văn Tịnh độ là y theo
nghĩa trong văn mà phát tâm, nếu chẳng thế thì thành đọc suông, không được thật
ích. Sau bài phát nguyện, niệm Tam Quy Y, lễ Phật lui ra. Đây là thời khóa buổi
mai, chiều cũng như thế. Nếu muốn lạy Phật nhiều, hoặc sau khi niệm Phật, tùy ý
đảnh lễ, kế tiếp chín lần xưng danh Bồ tát, lễ chín lạy rồi phát nguyện hồi
hướng; hoặc lúc công khóa xong, muốn lạy bao nhiêu cũng được. Lễ Phật phải chí
thành khẩn thiết, chẳng nên lếu láo thô sơ; bồ đoàn không được quá cao, cao thì
mất sự cung kính.
Như công việc đa
đoan không rỗi rảnh, nên định vào buổi sáng sớm sau khi súc miệng rửa mặt, có
bàn Phật thì đến trước lễ ba lạy, rồi đứng thẳng chắp tay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hết một hơi là một niệm. Niệm đủ mười
hơi, tiếp đọc bài kệ “Nguyện
cùng người niệm Phật. Đều sanh về Cực lạc. Thấy Phật thoát sanh tử. Như Phật độ
tất cả.” Đọc kệ xong, lễ Phật
ba lạy lui ra. Nếu không bàn Phật thì chắp tay hướng về phương Tây cũng như
cách thức trên mà niệm. Đây là phép Thập Niệm của Ngài Từ Vân Sám Chủ lập ra
cho hàng vua quan, việc chánh rối nhiều không đủ thời giờ tu tập. Tại sao phải
niệm luôn hết một hơi? Vì tâm chúng sanh tán loạn lại không rảnh để chuyên
niệm, niệm như thế là mượn hơi nhiếp tâm khiến cho quy nhứt. Nhưng phải tùy hơi
dài ngắn không nên ép, ép thì hao hơi; lại chỉ giữ đủ mười niệm không nên hai
hoặc ba mươi, nhiều cũng lao hơi. Bởi vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sanh,
phép này làm cho tâm chuyên nhất, tuy số niệm có ít nhưng công đức rất sâu,
quyết định sẽ sanh về Cực lạc. Lúc rảnh và gấp đã có cách thức, thì khi bình
thường không rảnh gấp, nên châm chước mà lập phép tắc tu trì.
Lại người niệm
Phật, mỗi việc phải gìn lòng trung thứ, mỗi niệm đề phòng sự lỗi lầm, biết lỗi
mau cải, thấy việc nghĩa vui làm, mới hợp với Phật. Nếu chẳng thế, tất nơi lòng
còn có sự chướng ngại, không hợp với tâm Phật, quyết khó cảm thông. Và, khi lễ
bái, tụng Kinh Đại thừa cùng làm tất cả việc hữu ích trong đời, đều phải hồi
hướng về Tây phương, không nên chỉ đem hạnh niệm Phật hồi hướng vãng sanh, còn
bao nhiêu công đức kia để hồi hướng về phước báo thế gian. Nếu như thế là tâm
không quy nhứt rất khó vãng sanh. Phải biết người chân thật niệm Phật, tuy
không cầu phước báo thế gian, song cũng được sống lâu, mạnh khỏe, cửa nhà yên
vui, con cháu phát đạt, tóm lại bao nhiêu phước báo ở đời đều được đầy đủ. Nếu
riêng cầu phước không chịu hồi hướng vãng sanh, thì trái lại phước báo rất kém
ít, có hại đến sự vãng sanh. Pháp môn Niệm Phật các Kinh Đại thừa đều khen
ngợi, Kinh Tiểu thừa tuyệt không nói đến, người chưa thông giáo lý bác niệm
Phật là Tiểu thừa, ấy là nói càn, chớ nên nghe theo. Đến như sự cầu cơ mà cư sĩ
nói, phần nhiều thuộc về loài linh quỉ dựa theo trí thức của người cầm cơ để
viết ra. Trong ấy nếu bàn về việc thế gian thì có phần đúng, còn về Phật pháp,
vì không phải chỗ họ hiểu biết, nên lầm đặt ra diệu ngôn như sau quyển Kim Cang
Trực Giải có phụ thêm những hiệu Tiên Thiên, Cổ Phật v.v... Ấy là lời ma rất
ác, làm mất trí huệ, hại chánh kiến của người, nếu đem ra truyền bá, đã không
phước còn mang tội lớn nữa.
Letter 6
Faith, Vows and Practice
The true intention of Buddha Sakyamuni, when He appeared in the world to preach the Dharma and rescue sentient beings, was for all beings to escape Birth and Death and attain Enlightenment immediately. However, because sentient beings were all of differing capacities and thus could not entirely meet His transcendental expectations, the All-Compassionate Being resorted to one expedient teaching after another, all of them adapted to the individual capacities of sentient beings.
To those of the highest capacities, the Great Sage taught the path of the Buddhas, showing them the Self-Nature directly so that they might attain Buddhahood in one lifetime -- as in the case of Sudhana in the Avatamsaka Sutra or the Dragon Princess in the Lotus Sutra. To those of more modest capacities, the Buddha taught the Bodhisattva, Pratyeka Buddha and Arhat paths, so that they might reach Buddhahood through step-by-step cultivation. To those of still lower capacities, the Buddha taught the Five Precepts and the Ten Virtues.
These methods, high or low, some leading to swift liberation, others to gradual liberation, are all different. However, they all require self-power and deep cultivation to escape from the cycle of Birth and Death and reach the Self-Nature. If even a trace delusion of views or delusion of thought remains, the roots of Birth and Death cannot be extirpated. This being the case, even if the cultivator’s powers of concentration and wisdom are profound, he will continue to revolve in the cycle of Birth and Death. Only at the level of the Arhats are the roots of Birth and Death completely severed.
However, transcending Birth and Death is merely the small fruit of the Arhats; the cultivator must still aim for the path of Great Bodhi, relying on his Vow to be reborn in the worlds of the ten directions. He may then cultivate the six paramitas and the ten thousand conducts, in order to achieve Buddhahood and rescue sentient beings ... [In this manner, he will gradually achieve the 52 different stages of Bodhisattvahood, up to the level of Wonderful Enlightenment, before finally reaching Buddhahood.]
Although Buddha Sakyamuni expounded countless methods throughout His teaching career, they are all based upon the various stages of Bodhisattvahood mentioned above.
Thus, the Zen tradition points directly to the Self-Mind, seeing one’s Nature and achieving Buddhahood. This is a perfect, direct shortcut. However, we are speaking here from the viewpoint of the inherent Dharma Body (that is, principle or noumenon), bypassing phenomenal cultivation and attainment grounded in the law of Cause and Effect. If we were to consider the different levels of cultivation and achievement, there would be no difference between Zen and the Sutra Studies method.
However, in the midst of this Dharma-Ending Age, there are very few good spiritual advisors, while the capacities of sentient beings are limited. It is difficult enough to find someone who is awakened to the Way, not to mention one who has truly attained Enlightenment ! Thus, knowing that sentient beings would find it extremely difficult to achieve liberation by relying on self-power alone, Sakyamuni Buddha taught, in addition to other methods, the special approach of Pure Land. With this method, as long as their Faith and Vows are true and earnest, even those who have committed the Five Grave Offenses or the Ten Evil Acts, may, on the verge of death, when the marks of the hells appear, follow the advice of a good spiritual advisor and recite the Buddha’s name one to ten times. Then, thanks to the compassionate power of Amitabha Buddha, even they will be received and guided to the Pure Land – not to mention those who practice wholesome deeds and do not commit transgressions!
The more diligently the cultivator engages in wholesome conduct and the deeper his power of concentration, the higher his level of rebirth will be. He will see Amitabha Buddha soon after rebirth and be able to hear the wonderful Dharma. Therefore, even those who have awakened to the Way, severed delusion and attained the Truth should dedicate all merits toward rebirth in the Pure Land, seeking perfect attainment of the Dharma Body and swift attainment of Buddhahood.
Other methods depend on the capacities of the practitioner. If they lead only to limited attainment [such as Arhatship], those of high capacities need not practice them. If they lead to great attainment, those of limited capacities cannot cultivate them. Only the Pure Land method embraces practitioners of all three capacities, high, moderate and low. Supremely lofty beings, such as the Bodhisattvas Avalokitesvara, Mahasthamaprapta, Manjusri and Samantabhadra, cannot transcend it, while those of low capacities, who have committed the Five Grave Offenses or the Ten Evil Deeds and have sown the seeds of the Never-Ending Hell, can still participate in it. If Sakyamuni Buddha had not taught this method, the majority of sentient beings in the Dharma-Ending Age could not hope to escape the cycle of Birth and Death.
Despite its loftiness, the Pure Land Dharma Door is a very easy method of cultivation. For this reason, not only do ordinary beings find it difficult to believe, but cultivators of the Two Vehicles (Theravada followers) also harbor doubts. This applies even to Bodhisattvas at the “expedient level.” Only those who have sown the wholesome seeds of Pure Land in previous lives as well as the higher-level Bodhisattvas can truly have firm and deep Faith in it.
A newborn prince, who has not yet proven his talents and virtues, is still above the ministers in nobility and honor, thanks to the power of his royal lineage. Likewise, those who practice Buddha Recitation with full Faith and Vows, though they may be ordinary beings, belong to a lineage superior to that of the disciples of the Two Vehicles. This is because they have learned to cast their earthly minds into the sea of Enlightenment – silently in tune with the wonderful Way. Thanks to Amitabha Buddha’s power, they will swiftly attain the level of non-retrogression.
In discussing the Pure Land method, you should make a general comparison of the ease and difficulty of other-power vs. self-power, as employed in this and other methods, respectively. Otherwise, even if you do not doubt the Dharma, you will doubt yourself, and even a trace of doubt becomes an obstacle. In such a case, even if you engage in cultivation you will not reap the full benefit – not to mention what will happen if you do not cultivate. For this reason, Faith is the first criterion. You should firmly believe that the Saha World is a place of suffering, the Western Pure Land a realm of bliss ... As is said in the Smaller Amitabha Sutra:
Shariputra: Why is that land called Utmost Happiness? The beings of that land experience no suffering; they only know every kind of joy; therefore it is called Utmost Happiness. (Hozen Seki, Amida-kyo, p. 18.)
You should be wary and not attempt to reason with the mind of an ordinary being, lest you mistakenly think that “all the wonderful, extraordinary events beyond common understanding that occur in the Western Pure Land are myths representing the Mind Dharma, rather than a true environment.” With this misunderstanding, you lose the benefit of rebirth in the Pure Land. This is a major error, so be careful!
Once you realize that the Saha World is a place of suffering while the Pure Landis a place of joy, you should develop true, earnest Vows, resolving to leave the Saha World and return to the Land of Ultimate Bliss. Such Vows are no different from those of a person who has fallen into an excrement pit and seeks to escape swiftly, or of a prisoner who yearns for his native village. Such hopes and desires should be utterly sincere, because your own strength cannot free you from your predicament.
Sentient beings in the Saha World, facing circumstances that accord or fail to accord with their wishes, often develop the mind of greed, anger and delusion, create the karma of killing, stealing and lust, and tarnish their bright, spotless Self-Nature -- this is a filthy bottomless pit. Having created evil karma, they must endure suffering through many lifetimes along the Evil Paths – this is a drawn-out imprisonment.
Untold eons ago, Amitabha Buddha made forty-eight Vows to rescue sentient beings. One of the Vows [the eighteenth] stated:
If, after my obtaining Buddhahood, all beings in the ten quarters should desire in sincerity and trustfulness to be born in my country, and if they should not be born by only thinking of me ten times ..., may I not attain the highest Enlightenment. (J. Okazaki, Pure Land Buddhist Painting, p. 15.)
Although Amitabha Buddha, the Compassionate One, made such a Vow, if sentient beings do not seek His help, there is little He can do. However, anyone who recites his name with utter sincerity, vowing to leave the Saha World behind, will be welcomed and escorted to the Pure Land. Amitabha Buddha has great power; He can rescue sentient beings from the excrement pit and the prison of the defiled world, guide them to the Land of Ultimate Bliss, and help them enter the realms of the Buddhas to assume the prerogatives and functions of the Tathagatas (Buddhas).
Rebirth in the Western Land thus requires, first of all, deep Faith and fervent Vows. Without these conditions, even if you were to cultivate, you could not obtain a response from Amitabha Buddha. You would merely reap the blessings of the human and celestial realms and sow the seeds of liberation in the future. Anyone who fulfills the conditions of Faith and Vows is assured of rebirth in the Pure Land. When Elder Master Yung Ming stated that “out of ten thousand who cultivate Pure Land, ten thousand will achieve rebirth,” he was referring to those with full Faith and Vows. Once you have deep Faith and earnest Vows, you should practice Buddha Recitation as your principal method, guided by your Faith and Vows. These three components [Faith, Vows, Practice] are precisely the main tenets of Pure Land – lack of any one of these conditions will prevent you from achieving rebirth in the Land of Ultimate Bliss.
The form of Buddha Recitation Practice depends on the circumstances of each individual – there is no single set way ... If the cultivator is very busy, having no free time, he should set aside a specific period in the early morning. After washing up, he should bow three times to the Buddha in front of his altar (if he has one). Then, standing erect, he should join his palms and singlemindedly recite the words “Na Mo Amitabha Buddha” as many times as he can in one stretch, each stretch counting as one recitation. He should recite thus for ten stretches, and then utter the following stanza:
I vow that, along with other Pure Land cultivators,
I will be reborn in the Land of Ultimate Bliss,
See Amitabha Buddha, escape Birth and Death,
And rescue all, as the Buddha does.
After reciting this stanza, he should bow three times before retiring.
If he does not have an altar, he can face west with palms joined, reciting according to the above method. This is the Ten Recitations Method which Elder Master Tzu Wen established for rulers and officials who are too busy with affairs of state to engage in cultivation. Why recite in one stretch? It is because sentient beings have scattered, unsettled minds and are thus unable to practice assiduously. This recitation method relies on the breath to concentrate the mind. However, the number of utterances is dependent on the length of the breath span. There should be no effort or constraint, as this would lead to fatigue ... Since recitation with a scattered mind cannot easily lead to rebirth in the Pure Land, this method is useful for focusing the mind. While the recitations are few in number, the virtues accrued are profound and rebirth is assured.
Moreover, the practitioner should maintain a virtuous and forgiving mind in all circumstances, guard against mistakes in each of his thoughts, be willing to recognize mistakes, correct his transgressions and gladly perform good actions – only then will he be in accord with Buddha Amitabha. Failure to do so indicates that his mind is still obstructed and thus not consonant with the mind of the Buddha. This makes it difficult for the two to interact. Furthermore, when bowing, reciting Mahayana sutras or accomplishing various wholesome deeds, he should dedicate all the resulting merits to rebirth in the Pure Land. He should not dedicate only the merits of Buddha Recitation itself, while transferring incidental merits toward worldly blessings. In the latter case he would not be single-minded, making rebirth in the Pure Land very difficult to achieve.
The Pure Land method is extolled in numerous Mahayana sutras. Theravada sutras, on the other hand, do not mention it at all. Those who are not versed in the Dharma and reject Buddha Recitation as a “self-benefit” method are speaking thoughtlessly. Do not listen to them.
Comments
Post a Comment