THƠ ĐÁP

NIỆM PHẬT TRÌ CHÚ

MỘT CƯ SĨ Ở VĨNH GIA

 

 

Người niệm Phật chẳng phải không thể trì chú, nhưng cần nên phân chủ, trợ cho rõ ràng, tự nhiên trợ cũng về chủ. Nếu lơ là xem đồng như nhau thì chủ cũng không thành chủ nữa! Chú Chuẩn Đề, Đại Bi đâu có hơn kém, nếu tâm chí thành, pháp pháp đều linh, tâm không chí thành, pháp pháp không linh. Một câu niệm Phật bao trùm đại tạng giáo, đầy đủ tất cả, vẫn không thiếu sót pháp nào. Bậc thông tông thông giáo mới có thể làm người chơn niệm Phật, và hạng ngu tối không hiểu chi, chỉ biết thành thật vâng lời, cũng có thể làm người chơn niệm Phật. Ngoài hai hạng này, chơn hay không đều do nơi mình gắng sức, tự xét có thực hành đúng giáo pháp cùng chăng? Đến như tu Tịnh độ, đã có ý quyết định không nghi, cần gì phải hỏi sự hiệu nghiệm của người khác? Dù cho cả thế gian đều không hiệu nghiệm cũng chẳng sanh một niệm nghi ngờ vì lời thành thật của Phật, Tổ có thể đủ làm bằng cớ. Nếu cứ hỏi sự hiệu nghiệm của người khác, tức là tâm còn do dự, chưa tin chắc lời của Phật, việc làm tất khó xong. Bậc anh liệt, quyết chẳng đến đỗi bỏ lời Phật theo lời người. Những kẻ không chủ trương chỉ lấy sự hiệu nghiệm bên ngoài làm tiên đạo, thật là đáng thương xót!

“Tùy Tự Ý Tam muội” là đường lối tu chung từ phàm đến Thánh. Hàng sơ tâm Bồ tát trong ấy nói, tuy gồm nhiếp tất cả phàm phu, song thật ra là chỉ cho bậc sơ trụ Bồ tát ở Viên giáo, đã phát ba tâm chứng ba đức. Bậc này do phát lý tâm của chính nhân, chứng đức pháp thân, phát huệ tâm của liễu nhân, chứng đức Bát nhã, phát thiện tâm của duyên nhân chứng đức giải thoát, nên có thể hiện thân thập pháp giới ở trong mười phương quốc độ, khắp ứng các cơ mà làm việc cầu Phật độ sanh. Thế nên sơ tâm không phải chỉ riêng cho hạng phàm phu mới phát tâm tu hành. Cư sĩ thấy trong Kim Luân Chú nói về việc ngộ pháp Nhị Không, chứng lý Thật Tướng, liền vui mừng khấp khởi muốn đứng ra nhận lãnh, tôi e cho không khỏi lạc vào lưới ma. Vậy xin chỉ rõ việc ấy ra đây, để cư sĩ hiểu biết, tránh sự sai lầm. “Ngộ pháp Nhị Không, chứng lý Thật Tướng”, chính là thân phận của hàng sơ tâm Bồ tát đã nói trên. Pháp thức trong quyển ấy chỉ dạy, hạng phàm phu có thể y theo mà tu hành. Đến như về thân phận, dù cho bậc Thanh văn đủ đại thần thông cũng không đảm đương nổi, huống là phàm phu? Lại, trong ấy mấy đoạn: “Không chỗ trụ sanh tâm, không trụ pháp bố thí, ba luân thể không, một đạo thanh tịnh, đều phát minh rất rõ.” Tôi muốn đem những nghĩa này làm thành bài tụng cho người đọc hiểu được cương yếu, nhưng vì bận nhiều việc không được rảnh, để hẹn lại năm sau. Đến như chỗ nói: “Quán thân tức không quán chi cả, chỉ quán vô duyên”, vô duyên chính là nghĩa “không, không có tánh chi” trong Tùy Tự Ý Tam muội đã nói. Và, vì “không có chi” nên không duyên vào đâu được. Nếu chẳng do nơi cội gốc này, chém một dao cho đứt đoạn, thì làm sao dứt được mối phan duyên?

Mấy lời trên đây tuy giản lược, song ý nghĩa rất rộng sâu. Xin thuật lại cho Từ Quân được rõ.




Letter 18

Buddha Recitation and Mantras



The Pure Land practitioner may recite mantras as well as the Buddha’s name. However, he should make a clear distinction between the main and the subsidiary practice -- in which case the subsidiary practice naturally points to the main practice. If, on the other hand, he is careless and considers the two practices to be equal, even the main practice is no longer the main practice!

The Ten-Thousand-Arm Avalokitesvara Mantra (Cundi Dharani) is neither more nor less efficacious than the Great Compassion Mantra. If the mind is utterly sincere, each and every Dharma method elicits a wonderful response; if the mind is not utterly sincere, no method is effective.

A single recitation of the Buddha’s name encompasses all the teachings of the Tripitaka. It includes all methods in full without omitting a single method.

Only those who are well-versed in all Buddhist traditions and teachings can be true Buddha Recitation practitioners. On the other hand, the dull, who are ignorant of everything but how to follow instructions sincerely, can also become true practitioners. Outside of these two groups, the correctness of practice depends on the cultivator’s diligence and on whether or not he is practicing in accordance with the teachings.

Since you are already determined and have no further doubts about Pure Land practice, why inquire about the results that other practitioners obtain? Even if no one else in the whole world obtains results, you should not develop a single thought of doubt. This is because the true words of Buddha Sakyamuni and the Patriarchs should be proof enough.

If you continually inquire about the results other practitioners obtain, it means that you lack complete faith in the Buddha’s words – and thus your practice certainly cannot bring results. The wise must not abandon the words of the Buddhas to follow those of human beings. Those who have no firm position and are only guided by the results of others are greatly to be pitied!


Comments

Popular posts from this blog