THƠ ĐÁP

MỘT CƯ SĨ

 

(Phụ Nguyên Thơ)


(Bỉ nhân rất tin pháp môn Tịnh độ, đã quyết định phụng hành, nhưng với hai chữ “Nguyện, Hạnh” còn phải nhờ dạy bảo. “Nguyện cùng Hạnh nên đi riêng hay chung?” Vấn đề này lâu nay tôi vẫn hằng thắc mắc. Xin chia hai phương diện để luận:


1. Nếu Nguyện và Hạnh riêng, thì trước khi niệm Phật phải phát nguyện cầu sanh, như đọc bài văn trong nghi thức Thập Niệm của Ngài Từ Vân chẳng hạn, rồi sau mới niệm. Và, khi niệm Phật phải làm sao cho ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm, tâm và miệng như một, cứ như thế mà niệm mãi, tuyệt chẳng có ý nguyện cầu sanh. Y theo phương pháp này mà niệm thì sanh về Thượng phẩm. Đây là căn cứ theo lời của Ngài Triệt Ngộ Thiền sư.


2. Nếu Nguyện và Hạnh chung, là trong khi niệm kiêm cả nguyện, thì tiếng cùng tâm phải tha thiết như trẻ thơ té xuống nước cầu cứu với mẹ. Đây là lời của Ngài Ngọc Phong Thiền sư. Lại, Kiên Mật Đại sư cũng bảo: “Sáu chữ hồng danh, trong mỗi niệm đủ tâm ưa chán”, cùng với thuyết của Ngài Ngọc Phong vẫn đồng.


So hai phương diện trên đây, thuyết thứ nhất dường như thiếu sự khẩn thiết trong khi niệm Phật, Ngẫu Ích Đại sư đã bảo: “Cầu sanh Tịnh độ toàn nhờ nơi tín nguyện, thiếu hai điều kiện này, dù niệm đến gió thổi không vào, mưa rơi chẳng lọt, chắc như tường đồng vách sắt, cũng không được vãng sanh.” Thế thì nếu theo thuyết thứ nhất, e khi niệm đến một lòng không loạn, cũng chưa đứng vững. Như theo thuyết thứ hai thì trong khi niệm Phật nơi tâm còn giữ chữ nguyện, sợ rằng dù lòng không loạn, cũng khó được thuần nhất. Gần đây, Sư Vi Vi ở Hàng Châu cũng tỏ sự lo ngại về việc “Nguyện Hạnh chẳng thể kiêm chẳng thể không kiêm” như tôi.

Với hai thuyết trên, kẻ mạt học tối tăm này chưa biết giải quyết thế nào? Tưởng rằng bậc cao hiền chắc có lời luận xác đáng, xin vì người sau chỉ rõ bến bờ).

 

Pháp môn Tịnh độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm tông, như cái đảnh có ba chân, thiếu một tất không đứng vững. Các hạ siêng tu Tịnh nghiệp, với chữ Tín đã quyết định không còn nghi, đến như Nguyện, Hạnh, thì tợ hồ có sự chấp kia đây đối đãi, nên không thể suốt thông dung hội. Vì thế, nơi pháp viên diệu không ngại bỗng tự sanh nhiều điều chướng ngại, khiến cho ánh trăng sáng muôn vầng của Ngài Triệt Ngộ, Kiên Mật, Ngẫu Ích, chỉ nhân một sợi tơ trước mắt mà thành ra cách phân. Thật cũng đáng tiếc lắm!

Người chơn niệm Phật, trong khi niệm vẫn đầy đủ ba món Tín, Nguyện, Hạnh. Như con nhớ mẹ, lúc cảm thương kêu gọi, quyết chẳng khi nào có tâm niệm không tin và không nguyện thấy bóng Từ Thân. Thế thì còn hỏi chi “Nguyện, Hạnh chung hay riêng”, còn nói chi “có Nguyện tâm khó thuần nhất”  “chẳng thể kiêm chẳng thể không kiêm.” Ấy là không việc mà thêm việc đó! Xem lời các hạ và luận điệu của vị Tăng kia dường như cả hai đều chưa biết thiết thật hành trì trong câu niệm Phật, không khác nào người chưa cất bước đi, đã vội nghĩ ngợi đến cảnh tượng lúc về nhà. Thế nên, với những pháp ngữ đối trị sự phân biệt của cổ nhân, trở lại càng thêm phân biệt! Thử hỏi: “Ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm”, chẳng khẩn thiết mà được như thế ư? Không tín nguyện mà được như thế ư? Lời của hai Ngài Triệt Ngộ, Kiên Mật tuy có khác, song thật ra ý nghĩa vẫn giúp đỡ thành tựu lẫn nhau, các hạ lại nhận làm“Nguyện, Hạnh chung, riêng” có thể gọi là thiếu con mắt trạch pháp đó! Đến như lời của Ngẫu Ích Đại sư chính là món pháp dược để đối trị hạng người nương tựa Thiền tông, niệm đức Di Đà tự tánh, cảnh Tịnh độ duy tâm, không tu đúng theo tông chỉ của môn Niệm Phật, chỉ cầu được một lòng không loạn làm mức cuối cùng. Ấy là việc ngoài tông Tịnh độ, sao các hạ lại dẫn ra so sánh với điểm tín nguyện đầy đủ của sự chơn tu, khiến cho đường lối lẫn lộn như thế?

Trên đây là ước về lý mà nói chung, nếu ước về sự, thì phát nguyện nên ở vào khoảng sớm, tối, khi niệm Phật xong. Lúc ấy, hoặc dùng bài văn “Tiểu Tịnh độ”, như có đủ thời giờ, nên đọc bài Tịnh độ Văn của Ngài Liên Trì. Bài này lời ý đều đầy đủ, đứng đầu các bài văn Tịnh độ xưa nay. Nên biết, đọc nguyện văn là y theo văn mà thật tâm phát nguyện, không phải đọc qua một lần là phát nguyện đâu! Trừ lúc phát nguyện sớm và tối, trong tất cả các thời khác chỉ hết lòng khẩn thiết niệm Phật mà thôi.




Letter 19

Mind-Only Pure Land



The main tenets of the Pure Land method are Faith, Vows and Practice. Like a three-legged incense burner, if it lacks one leg, it cannot stand. You have diligently practiced Buddha Recitation and have no more doubts about the first criterion of Faith. However, you seem to be attached to the idea that there is a dichotomy between Vows and Practice. You therefore cannot have complete understanding and synthesis.

Thus, within the unimpeded, perfect and wonderful Dharma, there suddenly arise numerous impediments and obstacles, causing the bright moon, adorned with ten thousand halos of Elder Masters Ch’e Wu, Chien Mi and Ou I to pull apart and divide. All this is due simply to a fine silk thread before your eyes. How regrettable!

The true Pure Land practitioner always fully combines the three criteria of Faith, Vows and Practice during recitation. He is like an infant longing for his mother. When, lonely and crying, he searches for her, he certainly never lacks Faith or the desire (Vow) to see her. Therefore, why do you ask whether “Vows and Practice come separately or together”? Why do you say such things as “with Vows, it is difficult to focus the mind completely,” or “in Buddha Recitation, one can neither have Vows and Practice concurrently nor non-concurrently”? This is creating problems where there are none!

From your letter, and from the line of reasoning of the monk [from Hangchou], it would appear that neither of you really knows how to practice Buddha Recitation properly. You are just like someone who has not begun his journey but is already thinking of what it will be like when he returns home.

Therefore, you take the very Dharma pronouncements of ancient masters -- which were designed to counteract differentiation and discrimination – to create yet more differentiation! Let me ask you this question: Can you really reach the stage of “no Buddha outside Mind, no Mind outside Buddha” without utmost earnestness? Can you really reach that stage without Faith and Vows? While Elder Masters Ch’e Wu and Chien Mi may differ in words, their ideas actually reinforce and complement one another. To reduce them to a question of “whether Vows and Practice are separate or together” is to lack the eye of discernment in the Dharma!

As for the words of Elder Master Ou I, they represent a Dharma medicine intended for those cultivators who, following Zen practice, meditate on the Self-Nature Amitabha and the Mind-Only Pure Land. They are not cultivating in accordance with Pure Land tenets, but merely seek an undisturbed mind as the ultimate goal. This aim is something external to the Pure Land method; why do you bring it up here and compare it to the criteria of complete Faith and Vows of genuine cultivation – thus creating opportunities for confusion?

So far, I have spoken in general, basing myself on principle and noumenon. On the level of practice and phenomena, the Vow for rebirth in the Pure Land should be made early in the morning and again at night after recitation is completed [using one of the available Vow compositions]. You should realize that reading the text of the Vow is to rely on that text to make your own Vow – do not think that reading through the text once is equivalent to making the Vow!

Except for morning and evening, when you make your Vow for rebirth in the Pure Land, it is enough merely to recite the Buddha’s name with utmost sincerity.

Comments

Popular posts from this blog