THƠ ĐÁP
MỘT CƯ SĨ Ở VĨNH GIA
1. Vân Thê Đại sư lập
pháp dạy người đều từ nơi chỗ bình thật đi vào. Nếu y theo đó tu trì, sẽ được
ngàn muôn yên ổn, quyết không đến nỗi được ít cho là đủ và bị ma dựa phát
cuồng. Vương Canh Tâm chưa hiểu rõ yếu chỉ nhập đạo, đã vội tự hào múa bút lớn
lời mạt sát tất cả, tuy có tâm hoằng pháp, nhưng thật ra là gây tội phá hoại
pháp môn. Ấy cũng bởi y không gần bậc tri thức và tự xét hai chứng bệnh: tim
đập, ác mộng của mình. Những bệnh ấy đều là triệu chứng của nghiệp ác đời
trước. Nhưng, hiện cảnh tuy có tốt xấu, chuyển biến chỉ tại nơi ta. Cảnh xấu
hiện mà chuyên tâm niệm Phật thì nhân dữ sẽ hóa ra lành, nghiệp ác đời trước
trở thành vị đạo sư trong hiện tại. Tiếc vì người đời phần nhiều bị nghiệp ràng
buộc, không thể cải tạo, nên thành ra cảnh té giếng bị đá rơi theo, trên khổ
lại càng thêm khổ!
Tha tâm thông có
nhiều thứ không đồng, nay xin nói ước về tâm thông của những bậc đắc đạo. Như
Trù Am Đại sư, bất luận ai hỏi kinh sách gì, Ngài đều có thể đọc thuộc rành rẽ,
không sai một chữ. Tại sao thế? Vì Đại sư nghiệp hết tình không, lòng như gương
sáng; lúc có người hỏi đến những kinh sách họ đã từng xem, Ngài liền nhìn vào
những câu chữ in trong thức thứ tám của người ấy, đọc lại rành mạch. Cho nên cổ
đức nói: “Kinh pháp một phen
nhiễm vào thức thần, hằng làm giống đạo.” Việc
trên đây có thể làm bằng cớ để cho ta tin. Vì khi người xem kinh sách, bóng
dáng của những thứ ấy in vào tâm thức không mất. Bởi vô minh che lấp, nên lâu
ngày họ quên, những bậc có tha tâm thông nhìn nơi tâm thức của người ấy, tùy
theo lời hỏi đọc lại rõ ràng. Đến như có người hỏi những kinh sách họ chưa được
thấy, bậc tha tâm thông có thể nhìn vào tâm thức của những người khác đã xem
rồi, vì họ mà đọc lại. Trên đây, là việc lấy tâm người khác làm tác dụng cho
tâm mình, không phải nơi lòng các vị ấy thường có bao nhiêu thứ kinh sách đã
ghi nhớ lâu ngày không quên. Bởi không hiểu lẽ này, nhiều người cho đó là phép
chi kỳ lạ, thật ra chỉ là cảnh trạng nghiệp tiêu trí sáng, cõi lòng không không
mà thôi.
Trong sự phò cơ có
rất nhiều linh quỉ giả mạo tiên, Phật, Thánh, thần. Loài quỉ thấp kém hoặc khi
không có tha tâm thông; hạng cao thì biết được lòng người, nên có thể mượn sự
thông minh trí thức của người mà làm thi phú. Ông Kỹ Văn Đạt có thuật rằng: “Cơ bút phần nhiều là việc dối mượn
của hạng ma quỉ linh thiêng. Một độ nọ, tôi cùng người anh là Đản Nhiên có thí
nghiệm về việc này. Tôi vốn có thiên tư về thi văn mà chữ viết dở, anh tôi thì
chữ tốt, song không có khiếu văn chương. Khi tôi phò bút thì thi từ thông suốt,
nét chữ lếu láo. Trái lại, đến phiên anh tôi thì nét chữ cứng đẹp, thi từ tầm
thường. Lại một việc, lúc hỏi đến chỗ bí yếu trong những bài giảng bút mạo lấy
của người xưa, cơ lên nói: năm tháng lâu quá không còn ghi nhớ. Vì những lẽ ấy,
tôi biết là giả dối.” Thế là
loài quỉ tuy linh, song chỉ có thể mượn được sự hiểu biết hiện tại của người.
Đến như các việc trong tâm thức có, nơi sự biết hiện tại vì lâu nên quên, hoặc
những chữ nghĩa chính mình không hiểu, thì quỉ không thể chỉ dẫn ra được. Cho
nên tha tâm thông của linh quỉ sánh với bậc đắc đạo, thật kém xa như trời vực.
Tuy nhiên, vì hai việc ấy có chỗ giống nhau, e rằng cư sĩ bị cơ bút mê hoặc,
tôi mới dẫn giải ra đây. Lại xin nói thêm một việc trong Tống Cao Tăng Truyện:
Ngài Tăng Giám qua nhà Vương Xử Hậu thọ trai, thấy chủ nhân đang cao giọng ngâm
nga xem ra dáng đắc ý, nhân hỏi là đọc văn gì? Xử Hậu đáp: “Đây là quyển vở trúng Tiến Sĩ của
tôi.” Giám mỉm cười mà rằng: “Dưới thềm gió mát, lại có sự thung
dung như thế ư?” Nói đoạn,
lấy trong túi ra một tập, bảo: “Quyển
ông đang đọc ấy có phải là đây chăng?” Xử
Hậu xem ra thì chính là văn từ mình đã làm trong ngày thi, liền nói: “Đây là bút tích của tôi chép ra
sau này.” Tăng Giám bảo: “Cố nhiên không phải là nguyên tác
của ông, điều đó tôi vẫn biết.” Xử
Hậu nói tiếp: “Nhưng sao trong
túi kia lại có bài văn ấy?”Sư đáp: “Không
phải chỉ riêng bài này, từ khi ông đọc sách đến giờ, cho đến những lúc đùa cợt,
một nét bút nét vẽ, nơi túi của tôi đều có đủ.” Xử Hậu kinh sợ, không dám hỏi nữa.
Ngài Trù Am chỉ có tha tâm thông, chưa thấy có thần thông. Tăng Giám Đại sư đã
có tha tâm thông lại kiêm cả thần thông, có thể đem bóng dáng kinh sách trong
tàng thức, hiện thành hình chất đưa cho người xem, kỳ thật trong túi của Ngài
không chứa sẵn thứ ấy.
Gần đây, ở Thượng
Hải đàn cơ bút mở ra rất nhiều. Sự chỉ dạy bỏ dữ làm lành và những thuyết luân hồi
nhân quả thiển cận của các đàn ấy, đều rất có ích cho thế đạo, lòng người.
Nhưng mấy điểm nói về cơ trời, Phật pháp, thì không khỏi mơ hồ, lầm lẫn. Chúng
ta là đệ tử Phật, không nên bài bác việc đó, vì có trở ngại cho sự làm lành của
người, song cũng chẳng nên phụ họa khen ngợi, vì sẽ mang lỗi đem điều ức đoán
viễn vông khiến cho Phật pháp hư loạn, chúng sanh nghi lầm. Ấn Quang này tự xét
mình nhiều nghiệp chướng nhưng quyết không dám theo tình bỏ lý, gây sự lầm lỗi
cho người. Những lời trên đây xin châm chước tình lý mà làm theo mới khỏi điều
tệ hại.
Mười món lợi ích
của sự niệm Phật, xin xem chương “Thập
Chúng Thắng Lợi” ở những
trang sau cuối bộ Tịnh độ Chỉ Qui. “Hồi
hướng” là tâm suy nghĩ, miệng
phát ra lời tín nguyện, đem công đức mình xoay về nơi nào.
Việc ấy nên để vào
khoảng sau lúc công khóa tối và buổi trưa, khi tụng kinh niệm Phật xong. Niệm
Phật phải từ mai đến chiều không nên hở dứt; nếu trong tâm hằng có niệm cầu
sanh, cũng là thường thường hồi hướng. Các Kinh Đại thừa đều khiến cho chúng
sanh mau thành Phật, chỉ tiếc phần đông khi đọc kinh thiếu lòng chí thành, nên
không được hoàn toàn lợi ích. Chương “Đại
Thế Chí Bồ tát” ở quyển năm
Kinh Lăng Nghiêm, chính là lời chỉ dạy tối thượng về tông Tịnh độ. Câu “Người quân tử học vì mình” là ý nói bậc quân tử mỗi niệm đều tự
xét mình, xem có trái đạo cùng chăng? Cảnh giới “thức ngủ như một”, chỉ có dụng
công phu đáo để mới được. Nhưng nếu khi thức hằng nhiếp tâm niệm Phật, lâu ngày
tự nhiên dù trong mộng cũng ít khởi vọng niệm.
2. Từ độ cuối đông
đến hạ tuần tháng ba năm nay, tôi có tiếp được bốn phong thơ, thức ăn, vải, và
bài vấn đáp của anh em cư sĩ cùng Từ Quân, do Sư Thần đem đến. Như thế, đủ thấy
cư sĩ tha thiết vì đạo, mến trọng tôi đã quá nhiều! Trước tiên, tôi có ý mong
Từ Quân đến, kế lại vì kiểm duyệt bộ Văn Sao để cho người in ra, mắt hơi suy
kém, nên mới chậm lời phúc đáp. Bức thơ kỳ tháng chạp rồi, thật là đúng với
nghĩa “bạn bè dùng nhân giúp
nhau”, chỉ có điều suy tặng Ấn Quang quá nhiều, khiến cho người càng thêm
hổ thẹn!
Nhân đạo có năm
giềng lớn: vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ và bạn bè. Nhưng tại sao trong
năm luân ấy lại không nói đến Thầy? Vì Thầy là bậc thành tựu phần đức dục cho
ta, cũng như cha, dắt dìu khuyên bảo để ta nên người, cũng như anh, nên Ngài
Mạnh Tử nói: “Thầy là cha
anh.” Lại nữa, Thầy thường
nhắc nhở giúp ích ta nhiều việc cũng như bạn, nên nhà Phật thường gọi: “Tìm Thầy hỏi bạn.” Ấn Quang này tự xét mình kém phần thật
đức, không có ý muốn làm Thầy người, chỉ mong ở địa vị bè bạn để giúp đỡ khuyên
nhắc lẫn nhau mà thôi. Nhưng nhiều vị chẳng suy lượng giùm, nên tôi đã thiếu sự
răn trách, lại còn không được nhắc bảo đến nữa! Cư sĩ mong tôi thân chứng Tam
muội, lại e có trái với chỗ hy vọng, nên không nài khó nhọc, viết thơ khuyên
lơn. Từ khi tôi buộc tóc thọ học đến giờ, chưa gặp được người ích hữu như thế.
Cử chỉ ấy làm cho Ấn Quang này vừa cảm động vừa tự thẹn! Mấy chữ tội chết là
lời bầy tôi can vua, cư sĩ đem dùng với Thầy bạn rất không phải cách. Ấn Quang
túc nghiệp sâu nặng, khi sanh ra vừa được nửa năm, bị đau mắt luôn cả sáu
tháng. Sự thống khổ trong lúc ấy thật vô cùng, trừ khi ăn và ngủ ra, không một
khắc nào ngớt tiếng kêu gào khóc lóc. Nhưng may nhờ căn lành đời trước, nên còn
được thấy ánh sáng mặt trời. Đến tuổi thành đồng được học tập lại do nghiệp cũ
dẫn dắt, uống lầm thuốc độc bài báng Phật pháp của bọn Hàn Dũ, Âu Dương Tu. Kế
đó định tâm xét nghĩ biết mình lỗi lầm, liền sanh lòng hổ thẹn, quy y Tam bảo
xuất gia làm tăng. Nếu lúc bấy giờ không nhờ sức Tam bảo thầm gia bị, khiến cho
sự biết tự tỉnh, thì tôi đã sa vào ngục A tỳ chịu vô lượng sự khổ, đâu còn được
cùng các vị chỉ đông nói Tây, luận về tự lực, tha lực như ngày hôm nay ư?
Kỳ thất hoàn mãn,
Tam muội chưa thành, do tôi tinh thần suy kém mà cũng bởi túc nghiệp sâu dầy.
Nhưng Phật đã không bỏ người chướng nặng, xin cũng nhờ chút công hạnh ấy để
được vãng sanh. Phép Thập Niệm Ký Số không phải là Sổ Tức (đếm hơi thở), chỉ có
điểm ghi nhớ từ một đến mười có hơi giống với lối Sổ Tức mà thôi. Trong Liên
Tông Bảo Giám, lại lầm để là đếm đến trăm, ngàn, muôn. Vì e cư sĩ không biết mà
thọ hại, nên tôi mới dẫn ra để chứng rõ, vậy không nên gọi đó là phép Sổ Tức
Trì Danh. Muốn chứng Tam muội, đã có lời chỉ dạy xác đáng của Phật, Tổ, sao lại
đòi hỏi đến chỗ chứng của tôi mới chịu làm theo? Kinh A Di Đà nói: “Giữ lấy danh hiệu, hoặc một ngày
cho đến bảy ngày, một lòng không loạn.” (Đây
là lời tỉ lệ không nên chấp định. Nếu căn tánh Đẳng giác, một niệm liền được
không loạn, đợi gì một ngày? Như căn tánh nghịch ác, dù trọn đời cũng khó được
nhất tâm, huống chi bảy ngày?) Quán Kinh nói: “Pháp
thân chư Phật Như Lai vào tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Cho nên khi tâm các
người tưởng Phật, tâm ấy chính là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình,
tâm ấy tưởng Phật, tâm ấy là Phật.” Kinh
Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ tát nói: “Nhiếp
cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau, được Tam Ma Địa, đây là bậc nhất.” Trong bài kệ lựa căn Viên thông, Ngài
Văn Thù bảo: “Nghe vào, nghe
tánh mình. Tánh thành đạo Vô thượng.” Kinh
Tứ Thập Nhị Chương dạy: “Tu
tâm là thế nào? Giữ nó lại một chỗ, thì không việc gì chẳng xong.” Ngài Mộng Đông bảo: “Thật vì sanh tử, phát lòng Bồ đề,
lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật.” Mười
sáu chữ này là cương yếu của tông Tịnh độ. Muốn tu Tam muội sao không lấy Thánh
ngôn làm lượng, triệt để tuân theo những lời trên đây, lại dùng tôi là kẻ phàm
phu nghiệp chướng mà làm mực thước, há chẳng trái ngược lắm ư?
Nhưng, lời ấy phát
ra chẳng phải không duyên cớ. Chắc có lẽ vì thấy trong quyển Di Đà Trung Luận
thuật rõ cảnh giới của Tĩnh Nhất Đại sư, và Vương Canh Tâm tự bảo là đắc tâm
truyền với Ngài, nên cư sĩ cho rằng tôi cũng có nhiều cảnh lạ không thể nghĩ
bàn, và bí quyết truyền thọ đó chăng? Cư sĩ nên xét: Tam muội dịch là chánh
định hay chánh thọ, ấy là thể vọng tan chơn hiện, lặng lẽ sáng suốt, trong ấy
đâu có cảnh giới gì? Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tròn chứng quả Bồ đề là không
chứng đắc chi cả.” Người tu
thiền vì chỉ cậy sức mình, không cần Phật gia bị, nên trong khi công phu đắc
lực, chân vọng công kích lẫn nhau, thường có nhiều cảnh giới thoạt ẩn thoạt
hiện. Ví như lúc mưa to sắp tạnh, mây mù tản mát, trời đang u ám bỗng lộ ánh
sáng, phút chốc lại thay đổi không lường. Những cảnh giới ấy, nếu chẳng phải
người có đủ đạo nhãn, tất khó nỗi phân biệt. Nếu lầm nhận cho là thật, sẽ bị ma
dựa phát cuồng, không thể cứu chữa. Khác hơn thế, người niệm Phật dùng lòng tín
nguyện, tha thiết trì hồng danh muôn đức, thì như mặt trời chói sáng giữa hư
không, như đi con đường thẳng rộng, không những quỉ mị tuyệt tích mà vọng niệm
cũng lặng tiêu. Suy cho cùng, chẳng qua niệm đến công lực tinh thuần, thì toàn
tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm Phật như một mà thôi. Lý và hạnh này tôi còn
e mọi người không hiểu, vẫn muốn tuyên dương để nêu cao bản nguyện độ khắp
chúng sanh của Phật, đâu dám giấu kín để truyền riêng cho cư sĩ hay sao? Nếu có
bí quyết truyền thọ riêng nơi chỗ ẩn khuất tức là tà ma ngoại đạo, không phải
Phật pháp. Nhưng Ấn Quang thật cũng có chỗ diệu quyết chỉ riêng mình được, nay
nhân cư sĩ thỉnh cầu, không ngại gì đem ra bày tỏ với các hàng Phật tử trong
thiên hạ. Diệu quyết ấy là gì? Là chí thành, là cung kính. Điều này cả thế gian
đều biết, đạo lý này cả thế gian đều muội! Ấn Quang do muốn tiêu trừ tội nghiệp
sâu nặng và báo đáp ân Phật, hằng để ý tìm cầu gương sáng tu trì của cổ đức,
nên được biết rằng chí thành cung kính là bí quyết rất mầu để vượt phàm lên
Thánh, thoát nẻo luân hồi. Mấy điểm này, đối với những người hữu duyên tôi đã
thường thường khuyên nhắc. Nên biết thành kính không phải chỉ để riêng cho
người học Phật, mà tất cả mọi việc nếu muốn được tinh nhất, phải lấy đây làm
nền tảng.
Từ Quân có trồng
linh căn từ kiếp trước, thân quyến thờ Phật mấy đời, khi nhỏ đã được đầy đủ về
gia huấn, lớn lên lại trải đôi ba mươi năm học hỏi lịch duyệt, vì sao lại bỏ
nơi huyền diệu, dùng chỗ tầm thường, mến chuộng văn tôi mà cho in ra như thế?
Nên biết, sự hoằng pháp lợi sanh quí ở nơi biết thời cơ. Cách điều trị đáng
dùng cho căn bệnh người đời nay, bậc thông hiểu Phật giáo không chịu chỉ rõ,
duy nói những phương pháp cao huyền, phần nhiều là những thứ thuốc không hợp
với bệnh. Đôi khi do thứ thuốc quí ấy, bệnh lại tăng thêm. Ấn Quang cũng như kẻ
dung y, chẳng những không rõ gốc bệnh lại không hiểu tánh chất thuốc men, chỉ
đem hoàn Vạn Ứng A Dà Đà (A Dà Đà dịch là Phổ Trị, thuốc trị tất cả bệnh) của
tiên tổ bí truyền, bao nhiêu chứng hư, thật, hàn, nhiệt, đều dùng hoàn này cho
uống. Nếu ai có lòng tin, dùng thử sẽ được an lành. Cho đến những chứng bệnh
Tần Huởn, Biến Thước đều bó tay, khi uống thuốc này vào, liền thấy hồi sanh
khỏi tử. Cho nên đối với những kẻ có tâm cứu người giúp đời, tôi không ngại gì
đưa thiệp quảng cáo, để tất cả bệnh nhân đều được uống hoàn này. Tôi vẫn biết
các phương thuốc của Tần Huởn, Biến Thước là nhiệm mầu, song chẳng khuyên người
dùng, vì bệnh thuộc về túc nghiệp không phải sức của thần y trị được...
Chứng thật tướng
ngay đời hiện tại, chẳng phải thế gian tuyệt không người, nhưng e cư sĩ chưa có
căn lành ấy. Nếu tôi không nói rõ duyên cớ, hoặc khi cư sĩ chí cao mà hạnh chưa
kịp, vì quá vọng tưởng đến sự chứng quả, lâu ngày sanh ra bệnh cuồng loạn tán
tâm. Chừng ấy cầu siêu hóa ra đọa, muốn khéo trở thành vụng, kết quả cũng không
thoát khỏi luân hồi. Phải biết, ngộ được lý nhị không duy hạng phàm phu lợi căn
mới có đủ khả năng. Như bậc người Viên Giáo ở nơi vị danh tự tuy chưa phục đoạn
phiền não, mà sự tỏ ngộ cùng chư Phật vẫn đồng. Nếu nói ước về Tông, cảnh giới
ấy gọi là đại triệt đại ngộ; ước về Giáo là đại khai viên giải. Nhưng đại ngộ
cùng viên giải, không phải chỉ tỏ ngộ một cách mường tượng đâu! Như Bàng Cư Sĩ
nghe Mã Tổ nói câu: “Đợi khi
nào ngươi uống một hớp hết nước sông Tây, ta sẽ nói cho”, liền quên ngay sự
huyền giải. Ngài Đại Huệ Kiểu nghe Viên Ngộ Thiền sư ngâm câu: “Gió nồm vào điện các, hơi mát vẩn
vơ sanh”, cũng thế. Trí Giả Đại sư tụng Kinh Pháp Hoa đến câu: “Đó là chơn tinh tấn, gọi là chơn
pháp cúng dường Như Lai...” trong
phẩm Dược Vương Bản Sự, thoạt rỗng suốt đại ngộ, lặng lẽ nhập định, thấy hội
Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan. Ngộ được như thế mới gọi là đại triệt, đại ngộ,
đại khai viên giải. Đó là ngộ đạo, nếu nói đến chứng đạo vào thể thật tướng,
thì lại không phải là việc làm của hạng cụ phược phàm phu. Ngài Nam Nhạc Huệ
Tư, Thầy đắc pháp của Trí Giả Đại sư, là bậc có thần thông trí huệ lớn. Khi sắp
tịch, có người hỏi đến chỗ chứng Ngài đáp: “Ta
ban sơ chỉ cầu Đồng Luân, nhưng vì lãnh chúng quá sớm, chỉ chứng được Thiết
Luân mà thôi.” (Đồng Luân tức
là vị Thập trụ, phá vô minh, chứng thật tướng, vào cõi thực báo, phần chứng
Tịch Quang. Bậc sơ trụ có thể hiện làm thân Phật trong một trăm cõi Đại Thiên
để giáo hóa chúng sanh. Nhị trụ thì một ngàn cõi, tam trụ một muôn, mỗi trụ số
tăng lên gấp mười. Thiết Luân tức là vị Thập tín. Sơ tín dứt kiến hoặc, thất
tín dứt tư hoặc, bát, cửu, thập, tín phá trần sa, phục vô minh. Ngài Nam Nhạc
thị hiện ở ngôi Thập tín, thì còn chưa chứng được thật tướng). Trí Giả Đại sư
là đức Thích Ca hóa thân, lúc sắp tịch, có kẻ hỏi: “Đại sư chứng đến vị nào?” Đáp: “Nếu
ta không lãnh chúng, tất thanh tịnh sáu căn, vì tổn mình lợi người nên chỉ được
ngũ phẩm.” (Sáu căn thanh
tịnh tức là vị Thập tín, như phẩm Pháp sư Công Đức trong Kinh Pháp Hoa đã nói.
Ngũ phẩm là vị quán hạnh, phục hết ngũ trụ phiền não mà chưa dứt được kiến
hoặc). Ngẫu Ích Đại sư lúc lâm chung có bài kệ rằng: “Danh tự vị đây là Phật nhãn. Rồi
ra biết sẽ phó ai?” (Địa vị
danh tự viên ngộ tạng tánh, chỗ tỏ ngộ đồng với Phật, song còn chưa phục được
kiến, tư hoặc, huống chi dứt trừ? Người đại ngộ ở đời Mạt pháp, phần nhiều
thuộc về hạng này. Xem như Ngài Ngũ Tổ Giới thân sau làm Tô Đông Pha, Ngài Thảo
Đường Thanh làm Tăng Lỗ Công, ấy cũng còn khá. Kế đó, Ngài Hải Ấn đầu thai làm
con gái ông Châu Phòng Ngự, và tệ hơn hết là cao Tăng ở non Nhạn Đảng kiếp sau
làm Tần Cối. Bởi các vị ấy tuy ngộ suốt lý tánh mà chưa dứt được phiền hoặc,
nên một phen thọ sanh, phần nhiều quên mất túc căn). Như Ngẫu Ích Đại sư thị
hiện ở vị danh tự. Thiên Thai Trí Giả ở vị quán hạnh, Nam Nhạc Huệ Tư ở vị
tương tợ, thì thấy thật tướng pháp không dễ gì chứng. Thật ra bản địa của ba
Đại sư đều không thể suy lường, nhưng vì sợ người đời sau chưa chứng xưng rằng
chứng, nên các Ngài dùng thân thuyết pháp khiến cho hàng hậu tấn xét mình hổ
thẹn, dứt bỏ tánh tự thị, ngông cuồng. Ân đức thị hiện răn dạy ấy, dù nát thân
cũng khó đền đáp. Vậy cư sĩ nên tự lượng xem mình có thể siêu việt ba Đại sư ấy
chăng? Tốt hơn là nên niệm Phật tụng kinh, bồi đắp căn lành, ngày kia sanh về
Tây phương tùy nơi công hạnh cạn sâu lần lần tu tập, thì sớm muộn gì cũng sẽ
được đạo quả. Ấy là con đường duy nhất để chứng thật tướng của người đời nay
đó!
Kim Luân Chú Pháp
không cho hỏi việc, chỉ được hỏi căn lành hoặc pháp môn mà thôi. Nhưng chúng
sanh đời Mạt pháp chẳng luận căn lành có hay không, đều quyết định phải chuyên
tu Tịnh độ, vậy chớ nên hỏi pháp môn làm chi. Đến như căn lành nếu có, nên gắng
sức tu thêm, không lại càng phải cố công vun bồi, cũng không cần hỏi. Chỉ nên
trì chú giúp tu Tịnh nghiệp, chớ vội tác pháp làm nhọc lờn Phật Thánh. Nếu
thường tác pháp mà tâm không cung kính, chí thành, sẽ khởi các việc ma. Duy có
một điều nên tác pháp, nhưng không phải là phần việc của cư sĩ. Ví như có người
phát tâm xuất gia, mình chưa chứng đạo, không thể quán căn cơ người ấy, mới cầu
Phật từ bi thầm chỉ thị xem có nên thâu nhận chăng? Làm như thế để tránh mối
tệ: hạng vô lại lẫn vào phá rối Phật pháp. Người đời nay trong sự thâu đệ tử,
chỉ muốn cho được nhiều. Đôi khi biết rõ đó là kẻ hạ lưu, cũng gấp gấp dung nạp
sợ có mất đi, không nghĩ gì đến sự lựa chọn. Tâm tham danh lợi, ưa quyến thuộc
ấy, khiến cho Phật pháp suy tàn đến mức khó nỗi chấn hưng!
Nghiệp chướng nặng,
tham giận nhiều, thân suy yếu, tâm kinh sợ, phải một lòng niệm Phật, lâu ngày
các chứng ấy tự tiêu trừ. Trong phẩm Phổ Môn nói: “Chúng sanh nào nhiều dâm dục, giận
hờn, ngu si, nếu thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ tát, sẽ được xa lìa các
nghiệp ấy.” Niệm Phật cũng
như thế, song phải dùng hết tâm lực, đừng tạp tưởng, nghi ngờ, thì cầu việc gì
cũng được. Đức Quán Thế Âm Bồ tát có nhân duyên rất lớn với chúng sanh cõi Ta
bà, ngoài thời niệm Phật, nên kiêm trì danh hiệu Ngài. Hoặc giả, kiêm trì chú
Lăng Nghiêm hay Đại Bi cũng được.
Đến như việc xem
kinh, nếu muốn làm Pháp sư vì chúng tuyên dương, nên trước xem chánh văn, sau
sẽ xem lời chú sớ. Nếu xét thấy mình tinh thần không đầy đủ, kiến giải chẳng
hơn người, thì hãy chuyên niệm Phật, chớ nên phí tâm lực, hao tháng ngày đi
theo việc không cần kíp ấy. Như muốn tùy phận duyệt kinh để được thêm phần lợi
ích, phải giữ ba nghiệp trong sạch, khẩn thiết chí thành, lạy Phật rồi ngồi
định tâm giây phút, sau sẽ giở kinh tụng ra tiếng hay lặng lẽ xem. Khi ấy phải
ngồi ngay ngắn như đối trước Phật nghe lời viên âm, không dám móng khởi một
niệm biếng trễ, phân biệt, chẳng nên tìm hiểu văn nghĩa, chỉ một mạch xem thẳng
từ đầu đến cuối. Duyệt kinh như thế, nếu là bậc lợi căn, có thể ngộ lý nhị
không, chứng pháp thật tướng, dù người căn tánh tối chậm, cũng được tăng thêm
phước huệ, nghiệp chướng tiêu trừ. Đức Lục Tổ bảo: “Chỉ xem Kinh Kim Cang cũng có thể
minh tâm kiến tánh", tức là nói lối xem trên đây, vì thế mới gọi là
chỉ. Y như thế mà duyệt kinh, thì xem các Kinh Đại thừa đều có thể minh tâm
kiến tánh, đâu riêng gì Kinh Kim Cang? Chớ nên một mặt theo sự phân biệt, tìm
hiểu: câu này nghĩa ra sao, đoạn này ý thế nào? Bởi vì đó thuộc về vọng tuởng
suy lường, không thể thầm hiệp với tâm Phật, ngộ suốt lý kinh, và làm nhân
duyên cho sự diệt tội sanh phước. Xem kinh với tâm phân biệt, nếu biết cung
kính thì còn có thể gieo chút căn lành, bằng biếng trễ khinh thường chắc không
khỏi đem nhân lành mà gây quả ác, sự khổ sẽ vô cùng! Người xưa rất chuyên trọng
nghe kinh vì tâm khó sanh phân biệt. Như có người tụng kinh ra tiếng, một người
ở gần bên nhiếp tâm lóng nghe mỗi câu chữ rõ ràng, chẳng dám duyên theo cảnh
bên ngoài, vì nếu xao lãng một chút thì bị gián đoạn, văn nghĩa không được suốt
thông. Khác hơn thế, người tụng bởi có văn kinh để y cứ, dù không chuyên chú
cũng đọc được rành rẽ. Người nghe chỉ nương theo tiếng, nếu phóng tâm liền đứt
mất sự liên lạc. Nghe kinh được như thế, công đức đồng với người tụng cung kính
chí thành. Nếu người tụng kinh kém lòng thành kính, công đức lại không thể sánh
kịp người nghe.
Đời nay, nhiều kẻ
xem Kinh Phật như giấy cũ, trên bàn kinh để những tạp vật lẫn lộn, bừa bãi. Khi
duyệt kinh, không rửa tay, súc miệng, có khi rung lắc thân mình, vắt tréo chân
lên, thậm chí buông ra hơi dưới, chẳng kiêng sợ chi cả. Như thế đâu phải muốn
diệt tội sanh phước, mà muốn cho loài ma vương phá hoại Phật pháp, chứng minh
khen ngợi mình là “người bao
quát dung thông, rất hợp với đạo mầu Đại thừa không còn chấp trước.” Hàng Phật tử chơn tu trông thấy chỉ
còn lặng lẽ, thương buồn, thầm rơi lệ than thở cho cảnh ma quyến thịnh hành,
không biết làm sao cứu vãn được! Thuở xưa, Ngài Trí Giả tụng kinh bỗng rỗng
suốt tỏ ngộ lặng lẽ nhập định, nếu có tâm phân biệt thì đâu được như thế ư? Một
vị cổ đức tả Kinh Pháp Hoa, chăm chú quên cả muôn duyên, đến trời tối vẫn còn
ngồi viết. Kẻ thị giả đi vào thưa “Trời
tối lắm rồi, sao Thầy còn tả kinh được?” Vị
ấy liền giật mình xem lại thì đã tối sẩm không thấy bàn tay. Khi duyệt kinh,
tham thiền, trì chú, niệm Phật, nếu đồng một sự chuyên tâm như thế, dụng công
lâu, sẽ có ngày được suốt thông, tỏ ngộ. Đời Minh, Ngài Tuyết Kiều Tín Thiền
sư, người ở thành phủ Ninh Ba, trung niên xuất gia, dốt không biết một chữ.
Nhưng nhờ công khổ hạnh, siêng năng tham cứu, nhịn việc khó nhịn, làm việc khó
làm, không bao lâu Ngài bỗng đại triệt đại ngộ, những lời nói ra đều hiệp với
thiền cơ. Rồi từ đó lần lần Ngài tự biết đọc, viết, không mấy lúc đã nghiễm
nhiên là một nhà thông thái bút pháp tung hoành. Những sự lợi ích như thế đều
là nơi tâm chuyên tinh tham cứu, không phân biệt mà có. Người duyệt kinh nên
lấy đây làm gương mẫu. Tập Ngữ Lục của Tuyết Kiều Tín Thiền sư đã được bổ vào
Đại Tạng Kinh nhà Thanh. Tấn sĩ Đàm Tảo Am, một bậc thạc học quy y với Thiền
sư, có khắc bia hơn muôn lời để ca tụng đạo hạnh của Ngài. Vậy khi duyệt kinh
quyết không nên khởi lòng phân biệt; được như thế, vọng tưởng sẽ tự lặng chìm,
tánh thiên chơn lần lần hiện rõ.
Nếu muốn nghiên cứu
kinh để hiểu nghĩa lý, hoặc chú sớ ra, nên dành một thời riêng chỉ chuyên về
việc ấy. Lúc nghiên cứu tuy không nghiêm cẩn bằng khi xem, nhưng cũng chẳng nên
toàn không cung kính, bất quá có đôi chút thơ thái hơn mà thôi. Như chưa được
nghiệp tiêu trí sáng, phải lấy sự duyệt kinh làm chủ, phần nghiên cứu chỉ nên phụ
lược. Chẳng thế thì cùng năm mãn tháng cứ mãi theo việc nghiên cứu, dù cho tìm
hiểu được như vẹt mây bày trăng sáng, mở cửa thấy non xanh, cũng chỉ thêm nguồn
biện bác trên đầu môi chót lưỡi, có can thiệp gì đến sự sanh tử đâu? Rồi ngày
ba mươi tháng chạp đến nơi, quyết định không dùng một mảy may nào được! Nếu có
thể y như cách trên mà duyệt kinh, thì những nghiệp tham giận tình chấp lần lần
tiêu tan, trí huệ trở nên sáng suốt. Bằng chẳng thế, đã không được sự thật ích,
lại còn e do nghiệp lực đời trước, dẫn sanh tà kiến, bác không nhân quả, những
phiền não dâm, giết, trộm, dối, sẽ kế tiếp nhau nổi lên như lửa cháy bừng. Lúc
ấy đôi khi lại còn cho mình là người tu Đại thừa, tất cả đều không ngại, đem
câu “Tâm bình cần gì giữ
giới" của Lục Tổ, tự bào
chữa:“phá giới mà không phá mới thật là giữ giới.” Trên đường tu hành có nhiều nỗi
hiểm nguy, chơn pháp rất khó được là như thế! Vì lẽ ấy, chư Tổ phần nhiều đều
chủ trương tu Tịnh độ, để nhờ sức từ của Phật dẹp trừ nghiệp lực khiến cho
không phát hiện. Vậy cư sĩ nên lấy sự niệm Phật làm chánh, duyệt kinh làm trợ.
Trong các kinh như: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Niết bàn, Viên
Giác, hoặc chuyên chú một bộ hay luân phiên mà xem. Phép duyệt kinh quyết không
nên khác với lời tôi nói. Nếu thờ ơ không kiêng sợ, tất bị những tình kiến phân
biệt làm mất sự lợi ích lớn, tội nghiệp sẽ vô cùng!
Lúc trước tôi cho
rằng cư sĩ cùng Sư Thần đều đã tin triệt để pháp môn Tịnh độ. Đến khi xem bài
văn cảo của cư sĩ hỏi Từ Quân, thì thấy nói muốn trì chú và nghiên cứu giới
học. Lại bảo: “Về công đức của
mật chú, trong tông Tịnh độ không thấy có sự cao siêu như thế, nên lòng nao nức
chưa biết có nên theo cùng chăng?” Cư
sĩ thử xét mình là căn cơ bậc nào, mà lại muốn thông đạt tất cả pháp môn như
thế? Tôi chỉ e sự tán loạn bất định ấy lâu ngày có thể làm cho cư sĩ rối tâm mê
muội đó thôi. Còn Sư Thần thì cho rằng: “Theo
Mật Tông chú lực đi đến đâu, dù là một chút hơi bay bụi dính, chúng sanh nơi đó
đều được giải thoát. Tịnh Tông không có sự lợi ích như thế!” Phải biết, trì chú tuy công đức vô
lượng, niệm Phật há không năng lực chẳng nghĩ bàn? Sao chẳng xem đoạn: Chúng
sanh phạm tội Ngũ nghịch Thập ác, khi sắp chết tướng Địa ngục hiện, niệm Phật
vài tiếng liền được vãng sanh? Lại há không thấy trên hội Hoa Nghiêm, các Đẳng
giác Bồ tát chứng đồng với Phật, còn phát mười đại nguyện vương hồi hướng Tây
phương để cầu viên thành quả giác đó ư? Và, nếu môn Tịnh độ không thù thắng,
tại sao chư Phật, Tổ, cho đến ngàn kinh muôn luận đều ân cần cặn kẽ khuyên bảo
tu trì? Thật ra, các pháp môn Đại thừa đều viên diệu, chỉ vì chúng sanh duyên
có cạn sâu, căn cơ có sanh, thục, thành thử sự lợi ích có khó cùng dễ đó thôi!
Ngài Thiện Đạo là đức A Di Đà hóa thân, trong khi khai thị về chuyên tu, e rằng
hành nhơn tâm trí không định, nên đã khuyên dạy: “Dù cho bậc Thánh trong bốn quả,
hoặc hàng Bồ tát ở những vị trụ, hạnh, hướng, địa, nhẫn đến mười phương chư
Phật đầy cả hư không pháp giới đều hiện thân phóng quang, bảo hãy bỏ môn Tịnh
độ, các Ngài sẽ truyền dạy pháp môn thù thắng, cũng chẳng dám vâng theo, vì
trước đã quyết chí chuyên tu Tịnh độ nên không thể rút lời nguyện.” Thiện Đạo Hòa thượng biết trước người
đời sau hay “đứng núi này
trông núi nọ" rồi không
có định kiến, nên mới nói lời ấy. Lời vàng ngọc trên đây, chính những kẻ đã tôn
Ngài làm Thầy còn ít biết vâng theo, huống chi người chưa nghe hiểu? Một pháp
môn rất hợp lý hợp cơ như thế ở trước mặt mà đành bỏ qua, lại đi theo con đường
nghiệp thức mơ màng, không thiền, không tịnh, há chẳng phải là nghiệp ác đời
trước xui khiến hay sao? Thương thay!
Lý nhị không, tức
là ngã không và pháp không. Ngã không là biết rõ trong năm ấm hoặc sắc hoặc tâm
(sắc là sắc thân, sắc ấm, tâm là thọ, tưởng, hành, thức) đều do nhân duyên hòa
hợp sanh ra, khi nhân duyên chia lìa, liền mất, không thật có cái ta làm chủ
tể. Pháp không là thấu suốt năm ấm đương thể vốn không. Tâm Kinh nói: “Soi thấy năm uẩn đều không" chính là nghĩa này. Lý pháp không đây
tức là thật tướng, do phá vô minh chứng được, nên nói: “Vượt qua tất cả khổ ách.” Lại lý thể pháp thân lìa hẳn những
tướng: sanh, diệt, đoạn, thường, có, không, mà làm căn bản của các tướng, rất
là chân thật, nên gọi thật tướng. Thật tướng này chúng sanh cùng Phật vẫn đồng,
mà hàng phàm phu, Nhị thừa do vì mê bỏ nên không được thọ dụng. Ví như tự mình
có hạt bảo châu trong vạt áo, vì không hay biết nên phải chịu nghèo hèn. Ngộ
đạo là trạng thái thông suốt rõ ràng, như mây tan trăng hiện, cửa mở núi bày,
lại như người mắt sáng trông thấy đường về, và cũng như người từ lâu nghèo khổ
bỗng gặp kho báu. Chứng đạo là như theo đường cũ về đến nhà phủi chân ngồi
nghỉ, lại như đem kho báu ấy tùy ý tiêu dùng. Ngộ thì kẻ đại tâm phàm phu, kiến
giải đồng với Phật, chứng thì bậc sơ địa không biết chỗ cất bước tới lui của
nhị địa. Hiểu được nghĩa ngộ và chứng này, tự nhiên chẳng khởi lòng khinh mạn
bậc trên, cũng không sanh tâm lui sụt, mà ý chí cầu sanh Tịnh độ dù muôn trâu
vẫn không thể kéo lôi.
Thời này là thời
buổi nào? Nạn binh lửa đang lúc lẫy lừng, nam Bắc đánh nhau, trong ngoài chiến
loạn, ba bốn năm gần đây, số người chết đến hằng triệu. Từ xưa đến nay chưa
nghe có sự thảm thiết như thế! Lại thêm các tai biến: bão lụt, động đất, ôn
dịch, tiếp diễn thường thường. Riêng về nạn nắng lụt, không đầy một năm có khi
đến đôi ba lần. Vật giá vì thế mắc gấp bội hơn trước. Lúc này, may mà được
sống, dám không gắng sức chuyên tu Tịnh nghiệp để cầu vãng sanh ư? Nỡ đem thân
người khó được, mơ màng theo những pháp tu không hợp thời cơ ư? Hiện giờ nếu
không gắng sức chú định một môn, ngày kia muốn được nghe pháp huyền diệu thẳng
tắt này, sợ e không còn dịp may ít có như hôm nay nữa!
Letter 17
The Five Skandas are All Empty!
In Shanghai recently there were many gatherings where revelations and prophecies were proclaimed. Their messages about abandoning evil ways and practicing wholesome deeds, as well as their pronouncements on Birth and Death, Cause and Effect, while superficial and limited, are very useful for everyday morality and the minds of ordinary persons. However, the points they made concerning the future and the Buddha Dharma are somewhat vague and not free of error. As disciples of the Buddhas, we should not oppose or reject those pronouncements, because doing so may hinder the good actions of others. At the same time, however, we should not repeat or extol them, lest we be guilty of chimerical statements and conjectures that bring harm and disorder to the Dharma and engender doubts among the people.
This old monk, knowing himself to be beset with many karmic obstructions, would not dare abandon reason for emotion and thus cause others to err. He begs the reader to take both emotion and reason into account when following his advice, in order to avoid harmful actions.
Think this over: the word “samadhi” is translated as correct concentration. It is the state of dissipation of delusion and emergence of the Truth -- tranquil and bright. How can there be any realm or state within it? Therefore, the Surangama Sutra states:
Perfect attainment of the fruit of Enlightenment is non-attainment of anything.
The Zen practitioner relies only on his own strength (self-power) without seeking the Buddhas’ assistance. Therefore, when he exerts himself to the limit in cultivation, the true and the false assail each other, giving rise to many states and realms that suddenly appear and disappear.
It is as though a heavy rain is abating. The dark clouds disperse, the overcast sky suddenly clears; things change back and forth without warning. These states and realms are difficult for those who do not possess transcendental vision to distinguish. If the cultivator mistakenly considers these manifestations to be true, he is immediately possessed by “demons,” and becomes insane.
On the other hand, when the Pure Land practitioner earnestly recites Buddha Amitabha’s name and His ten thousand virtues, it is like the sun shining in the middle of empty space or a walk along a broad, straight path. Not only are demons and evil spirits nowhere in sight, but deluded thoughts disappear as well.
Ultimately, when the practitioner recites to the point of pure, unmixed power, the totality of Mind is Buddha, the totality of Buddha is Mind, Mind and Buddha are as one. I am afraid that this principle and practice are not understood by everyone. It has always been my desire to proclaim them and to disseminate the Original Vows of Amitabha Buddha to rescue all sentient beings. How would I dare conceal this truth, transmitting it privately to you alone? If there is any secret knowledge to be transmitted privately in a hidden place, it is an externalist teaching, not a Buddhist teaching.
Having said so, however, this old monk, in truth, does have a wonderful secret teaching, which only he possesses. Since you have requested it today, I have no qualms about revealing it to all Buddhist followers. What is this wonderful teaching? It is utter sincerity and profound respect. This secret is known to everyone, yet obscure to all!
Wishing to eradicate deep-seated karma and repay the kindness of the Buddhas, I have endeavored, day in and day out, to probe the shining cultivation of the ancients. I have thus discovered that utter sincerity and profound respect constitute a wonderful “secret” method that lifts human beings to the realms of the saints, enabling them to escape Birth and Death. Time and again I have brought these points to the attention of those who have the right conditions. You should know that sincerity and respect are not reserved exclusively to students of the Dharma but form the basis of all activities that you want to complete to perfection.
You have planted wholesome roots in previous lifetimes and belong to a family imbued with Buddhism for many generations. In your youth, you were well brought up at home and later on, for some twenty to thirty years, you attended school and experienced the ways of the world fully. Why have you decided to abandon the lofty and sublime to stoop to the common and ordinary, placing such value on my writings and distributing them to others?
You should know that the most important criteria in dissemination of the Dharma for the benefit of sentient beings are “timing” and “capacities.” Those who are well-versed in Buddhism have failed to point out the most relevant cure for today’s illnesses. Instead, all they do is discourse on lofty, sublime methods which, generally speaking, are not the right medicine. Sometimes, this very medicine, however valuable, intensifies the illness. This old monk is like an inexperienced physician – not only is he unclear about the roots of disease, but he does also not know the properties of the medication either. He merely prescribes a panacea transmitted “secretly” by ancient sages and saints and dispenses it against each and every symptom, such as falsity or truth, chills or fever. Anyone with faith in the medicine who tries it will recover. Even those afflicted with “incurable” diseases, forsaken by the greatest Immortal physicians, will immediately regain strength and escape death as soon as they take this medicine.
Therefore, I have no hesitation about hanging out my shingle for those who wish to rescue sentient beings and benefit mankind, advertising this medicine to all who are ill. I do realize that the remedies prescribed by those Immortal physicians are miraculous, but I do not advise people to take them -- as illnesses stem from past karma and cannot be cured by physicians, however divine.
Heavy karmic obstructions, excessive greed and anger, a weak and ailing body, a fearful, apprehensive mind – these symptoms will, in time, disappear naturally if you single-mindedly recite the Buddha’s name. The “Avalokitesvara [twenty-fifth] Chapter” of the Lotus Sutra states:
If ... living beings much given to carnal passion keep in mind and revere the Bodhisattva Regarder of the Cries of the World, they will be set free from their passion. If [those] much given to irascibility [hatred and anger] keep in mind and revere the Bodhisattva Regarder of the Cries of the World, they will be set free from their delusion. (B. Kato, et al, The Threefold Lotus Sutra, p.320.)
The same is true of reciting the Buddha’s name. However, you should concentrate your mind to the utmost and put a stop to “sundry [distracting] thoughts,” doubts and uncertainties. Whatever you seek will then materialize. As the Bodhisattva Avalokitesvara has great affinities with sentient beings in the Saha World, you should, in addition to your regular Pure Land sessions, recite Her name. Alternatively, you may also recite the Shurangama Mantra or the Great Compassion Mantra.
If you wish to be a Dharma master, lecturing on the sutras in public, you should first read the original texts, then study the commentaries and Sub commentaries. However, should you discover that your intellect is average and you're understanding not necessarily above others, you should concentrate on Buddha Recitation rather than wasting time and energy pursuing these non-essential endeavors.
If, on the other hand, you would like to engage in Sutra Recital in accordance with your limited capacities for the benefits it confers, you should keep the three karmas of body, speech and mind utterly pure, earnest and sincere, bow to the Buddhas and sit erect concentrating your mind for a moment or two, before opening a sutra to read aloud or silently. At that time, you should sit up straight as though you were facing the Buddhas, listening to their perfect voices, without a single lazy, discriminating thought. Then, without trying to find the meaning of the sutra, just recite it in one stretch from beginning to end.
By reciting the sutras in such a manner, if you are of superior spirituality, you can awaken to the Non-Dual Truth and reach the Dharma of True Mark. Even if you are dull and of low capacity, you will gain increased merit and wisdom, eradicating karmic obstructions in the process. The Sixth Patriarch once said:
We can awaken our Mind and see our True Nature just by reciting the Diamond Sutra.
This quote refers to the practice of Sutra Recital as explained above. It is therefore called “samatha” (stopping or arresting mental processes). If you follow these steps, reciting any Mahayana sutra can lead to the opening of the Mind, the seeing of your True Nature. This does not apply to the Diamond Sutra alone.
You should not use the discriminating mind, trying to understand the meaning of this sentence, the idea behind that paragraph, as all this belongs to the realm of deluded thought, reasoning and comparing. Such a mind cannot be in silent accord with the Buddha Mind, lead to a thorough understanding of the essence of the sutras or provide the causes and conditions for eradicating transgressions and creating blessings.
Practicing Sutra Recital with a discriminating mind, if accompanied by reverential thoughts, may lead to the sowing of a few wholesome karmic seeds. If, on the other hand, it is accompanied by laziness and arrogant thoughts, it cannot fail to generate evil consequences from these very same seeds – the resulting suffering will be immense!
Once, while reciting a sutra, the Patriarch Chih I [founder of the T’ien T’ai school] suddenly experienced a Great Awakening and silently entered samadhi. If he had had a discriminating mind at that time, how could he possibly have succeeded in such a manner? Another master was copying the Lotus Sutra, completely oblivious to the ten thousand conditions (i.e., everything). He was still at his desk writing long after the sun had set when his disciple walked in and said: “It is so late already, how can you, Master, still be copying the sutra?” The monk was startled to discover that it was so dark he could not even see his hand!
Whether reciting the sutras, meditating, chanting mantras or reciting the Buddha’s name, as long as you do it with this level of concentration and persevere for a long time, one day you will understand all and everything and experience a Great Awakening (awaken to the Way).
Thus, during the Ming dynasty, there was a Zen monk by the name of Hsueh Ch’iao Hsin. He had entered the Order in midlife and was completely illiterate. Nevertheless, thanks to his strict observance of austerities, assiduous meditation, extreme forbearance and other difficult practices, before long he suddenly experienced a Great Awakening. Whatever he said after that was in accordance with the Perfect Teaching. From then on, he gradually came to know how to read and write. In a relatively short time, he was transformed into a scholar fully at ease in the exposition of the Dharma. During the Ch’ing period, his writings were incorporated into the Mahayana canon.
Such benefits all stem from a mind completely focused on meditation, with no discriminating thoughts. Those who practice Sutra Recital should take these examples as models. Thus, when engaging in Sutra Recital, you absolutely must avoid the development of a discriminating mind. In this way deluded thoughts will settle themselves at the bottom, while your transcendental Original Nature will gradually reveal itself.
However, if you wish to study the sutras to understand their profound meaning or write commentaries upon them, you should reserve a special period of time to concentrate exclusively on such activity. At that time, it may not be necessary to be as strict and respectful as during Sutra Recital, but you should not adopt an irreverent attitude – at most, you can be a little more relaxed.
If you have not succeeded in extinguishing evil karma and developing wisdom, you should consider Sutra Recital as your main objective and sutra study as secondary. Otherwise, you will waste months and years pursuing such studies. Even if you were to understand the sutras to the point of pushing away the clouds and revealing the shining moon, sliding open the shutters and admiring the green mountains, it would merely increase your stock of rationalizations and arguments at the “edge of the lips and the tip of the tongue.” What relationship does that bear to the issue of Birth and Death? When the last day of the twelfth month has come and death is waiting, you could not use the least bit of such knowledge!
If you can follow the Sutra Recital method described above, the various karmas of greed, anger and desire/grasping will gradually disappear, and you will develop wisdom. Otherwise, not only will you fail to derive any true benefits, but there is also the possibility that the power of evil karma accumulated from time immemorial will lead you to develop wrong views and reject Cause and Effect. All the while, the afflictions of lust, killing, stealing and lying will come to the fore one after another like a raging fire. You may even sometimes mistake yourself for a Mahayana luminary, thinking that nothing should be an obstacle, using the Sixth Patriarch’s teaching “if the mind is pure, what need is there to keep the precepts,” to justify your actions, claiming that “to break the precepts without breaking the precepts is true keeping of the precepts.”
There are many such hazards along the path of cultivation, making the True Dharma very difficult to attain! For this reason, the various Patriarchs have generally advocated cultivation of the Pure Land method, relying on the compassionate power of Amitabha Buddha to extinguish evil karmic power, so that it will not flare up.
You should therefore take Buddha Recitation as your principal practice and Sutra Recital as an auxiliary method. You can recite the Avatamsaka Sutra, the Lotus Sutra, the Shurangama Sutra, the Diamond Sutra, the Parinirvana Sutra, the Sutra of Complete Enlightenment, etc. one after another or you can limit yourself to one sutra. In either case, you should follow the principles I explained earlier. If you are indifferent and lack restraint and respect, discriminating feelings and views will surely rob you of great benefits. Your evil karma will then know no bounds!
I used to think that you and your friend were thorough believers in the Pure Land method. However, when I saw the draft of your letter seeking advice from Hsu Chun, I learned of your intention to recite mantras and investigate the Precept-keeping (Discipline) method. You also said: “I have not seen anything mentioned in Pure Land as lofty and sublime as the blessings and virtues derived from reciting mantras; therefore, my mind is undecided, and I do not know whether or not I should follow Pure Land.”
Look at yourself and see what your capacities are. Why do you wish to understand and penetrate all Dharma methods in such a manner? I only fear that such confusion and indecisiveness will, in time, unsettle and cloud your mind.
As for Hsu Chun, he has said that “according to the Tantric method, wherever the power of mantras goes, be it on a wisp of air or a grain of dust, sentient beings there will all be liberated. Does the Pure Land method bring such benefits?”
You should know that while reciting mantras brings limitless blessings and virtue, reciting the Buddha’s name also has unimaginable power! Do you not recall this passage from the Meditation Sutra:
Even those who have committed the Five Grave Offenses or the Ten Evil Acts, may, on the verge of death, when the marks of the hells appear, recite the Buddha’s name a few times, and be reborn immediately in the Pure Land.
Do you not also realize that in the Avatamsaka Assembly, even those Bodhisattvas who have attained the Equal Enlightenment stage (i.e., virtual equality with the Buddhas) must still make the Ten Great Vows, dedicating the merits to rebirth in the Pure Land, so as to perfect the fruit of Enlightenment? Moreover, if the Pure Land were not a lofty, transcendental method, why would the Buddhas and Patriarchs, in countless sutras and commentaries, have all carefully and earnestly recommended its cultivation?
In truth, Mahayana methods are all complete, perfect and sublime; it is only because sentient beings differ in conditions and capacities, some high level and mature, others low level and wanting, that the benefits derived from these methods are different. When the Patriarch Shan Tao – believed to be an incarnation of Amitabha Buddha -- was teaching “uninterrupted practice,” he was concerned that cultivators were unsettled in mind and will. He therefore wrote:
Even if the sages of the Four Fruits, the Bodhisattvas at the stages of the Ten Abodes, Ten Practices, Ten Dedications and Ten Grounds, as well as the Buddhas of the ten directions who fill the empty space of the Dharma Realm, should all appear – their bodies emitting rays of light – and request you to abandon the Pure Land method, offering to transmit a loftier method to you, do not dare to follow their words. This is because, having previously resolved with utmost determination to follow the Pure Land method, you cannot go back on your Vows.
The Patriarch Shan Tao uttered these words because he anticipated that those of future generations would “stand on one mountain while dreaming of the other,” having no true position. However, these golden words were not followed even by those who venerated him as their direct teacher – much less by those who have not heard or understood them! To be exposed to a method so well adapted to the conditions and capacities of sentient beings and yet to abandon it for the murky path of karmic consciousness -- practicing neither Zen nor Pure Land -- is this not incitement by evil karma accumulated from time immemorial? What a pity indeed!
The Non-Dual Truth represents No-Self and No-Dharma.
No-Self (emptiness of self) means true understanding that the five skandas, which together represent body and mind, are all born of causes and conditions. When these come apart, body and mind immediately disappear. There is no real “self” as master.
No-Dharma (emptiness of all phenomena) means true understanding that the five skandas are empty [not only because they are aggregates] but by their very nature. Thus, the Heart Sutra states:
Thus, the Boddhisattva Avalokitesvara illumined the five skandas and saw that they were empty.
The truth of Emptiness of all Dharmas is precisely the True Mark, attained through eradication of delusion. Therefore, the Heart Sutra continues:
Thus, the Boddhisattva Avalokitesvara overcame all ills and suffering.
Furthermore, the principle that the Dharma-body -- while being the basis of all marks -- is completely apart from such marks as birth, extinction, impermanence, permanence, existence and emptiness, conforms very much to the Truth. Hence the name “True Mark.”
This True Mark is common to sentient beings and Buddhas, but ordinary humans, as well as followers of the Two Vehicles, deludedly reject it and therefore cannot take advantage of it. It is as though you had a diamond sewn into the hem of your shirt but, unaware of it, must endure poverty and deprivation.
To awaken to the Way (experience a Great Awakening) is to be in a state of thorough understanding, like the clouds dissipating to expose the moon, the shutters thrown open to reveal the mountain range; it is like someone with clear vision recognizing the way home, or a tramp unexpectedly discovering a treasure trove.
To achieve Enlightenment is like following a well-trodden path home, dusting off your feet and sitting down to rest; it is like taking treasures from the trove to spend as you wish.
Once truly awakened to the Way, an ordinary being endowed with the Bodhi Mind achieves a level of insight and understanding equal to that of the Buddhas. As far as attaining Enlightenment is concerned, the Bodhisattvas of the first “ground” do not know the comings and goings of those of the next “ground.” Understanding the meaning of awakening to the Way and attainment of Enlightenment, you naturally do not become arrogant toward those at a higher level, nor do you develop a mind of retrogression. Rather, your determination to achieve rebirth in the Pure Land cannot be restrained, not even by ten thousand buffaloes!
Look at the times we are in. The flames of war are now raging. There is fighting between north and south, insurrection and strife are spreading within China and abroad, the number of dead over the last three or four years can be counted in the millions – we have not heard of such tragedies throughout history. Moreover, disasters such as typhoons, floods, earthquakes and epidemics occur with alarming frequency. Sometimes drought and flooding both create havoc several times within a single year. Because of these events, prices have more than doubled.
At times like these, it is a feat just to remain alive; how dare you fail to redouble your efforts at uninterrupted Buddha Recitation, seeking rebirth in the Pure Land? How can you waste this human body, so difficult to obtain, dreaming of methods which are not suitable for the times? If you do not strive to concentrate on this one method now, I fear that in the future, you will no longer have the unique opportunity to encounter such a straightforward, sublime shortcut!
Comments
Post a Comment