THƠ ĐÁP

 LY ẨN TẨU


 

Vừa rồi Hải Thi Đạo Nhơn ở Gia Hưng có chuyển đến cho tôi phong thơ của các hạ. Xem xong, biết các hạ từ lâu đã gia công tu Tiên, chỗ sở đắc rất thâm, nay lại muốn hỏi môn Tịnh độ là pháp cứu cánh trong đạo Phật. Ấy có thể gọi là người từ kiếp trước đã trồng sâu căn lành đối với Phật pháp, nên không chấp theo sự câu kiến của thần Hà Bá, mà biết nghĩ tìm trong biển giáo, bến giải thoát hoàn toàn. Nhưng các hạ đã quen biết với Hải Thi Đạo Nhơn, sao không hỏi người, lại bỏ chỗ cao minh tìm nơi thấp kém, e rằng có phụ với sở vọng chăng? Hải Thi vốn là bậc kiêm thông tông giáo, gồm tu Thiền Tịnh, chính là chiếc thuyền đại nguyện trong biển sanh tử đó. Vì người quá khiêm tốn, nên lấy chữ thi tự đặt tên, thật ra nếu trong biển sanh tử mà gặp được cái tử thi ấy, quyết sẽ mau lên bờ giác, yên ổn trở lại quê nhà. Như thế chẳng hơn tìm hỏi Ấn Quang là kẻ dung Tăng, đối với pháp môn kém phần hiểu biết hay sao? Nhưng các hạ đã tưởng lầm hỏi đến, tôi cũng xin tùy chỗ thiển kiến đáp lại, hoặc may có thể vì người giải chút nghi ngờ chăng?

Thiết nghĩ trong thể đạo Phật, Tiên, vẫn đồng nguồn, nhưng về chi phái thật ra cách nhau xa khác. Đạo Phật dạy người trước tiên tu phép quán Tứ Niệm Xứ, quán thân không sạch, thọ là khổ, tâm vô thường và pháp vô ngã. Khi được biết thân, thọ, tâm, pháp là không sạch, khổ, vô thường, vô ngã, đều giả dối như mộng huyễn, thì tánh chơn như sẽ tự hiện bày. Đạo Tiên ước về lúc chánh truyền ban đầu, cũng không chuyên chủ nơi sự luyện đơn vận khí để cầu trường sanh, nhưng người sau tu hành lại lầm cho đó là tông chỉ chơn chánh. Đạo Phật bao trùm tất cả pháp, chẳng những đối với vấn đề thân tâm tánh mạng, phát huy rõ ràng, mà các việc nhỏ của thế đế như hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, cũng không bỏ sót. Duy về việc luyện đơn vận khí, trong Phật pháp tuyệt không nói đến một chữ, lại còn răn cấm là khác nữa. Vì lẽ bên Tiên thì khiến cho người giữ gìn thân tâm làm chân thật, bên Phật lại chỉ rõ thân tâm vốn giả dối, theo duyên sanh diệt, không phải là bản hữu chân tâm. Phép luyện đơn chẳng phải không bổ ích, song chỉ có thể làm cho người sống lâu, nhẫn đến thành Tiên sanh lên trời, nếu nói về sự giải thoát luân hồi thì vẫn còn là việc mộng. Các hạ đã biết Tiên có số kiếp, Phật thọ không cùng, thì trong lúc tuổi cao này, phải chuyên tâm gắng sức nơi pháp môn Tịnh độ. Việc tham học thiền, giáo, nên giản lược qua, bởi các pháp ấy rộng lớn sâu xa không dễ gì nghiên cứu, dù tìm đến chỗ cùng cực, cũng phải trở về môn Niệm Phật mới có thể trong hiện đời giải quyết được sự sanh tử. Phàm những kinh luận về Tịnh độ, các hạ phải gấp gấp tìm xem, y theo đó thực hành, tin chắc lời của Phật, Tổ, không nên vì chỗ mình chưa hiểu đến vội đem lòng nghi. Nếu có thể đầy đủ cả Tín, Nguyện Hạnh, tự nhiên sẽ được nhờ sức của Phật tiếp dẫn về Tây phương. Một khi đã vãng sanh thì gần đức Di Đà, bạn cùng hải chúng, lần lần chứng quả Vô sanh, lên ngôi Bổ Xứ. Chừng ấy nhìn lại việc thành Tiên làm kẻ tùy thuộc cho Thiên Đế, sánh với địa vị hiện tại, thật cách nhau như vực thẳm trời xa!

Quyển Mộng Đông Ngữ Lục và các thuyết của Bành Thiệu Thăng mà các hạ nói, chắc là sự trộm văn sửa đổi của nhà luyện đơn, không phải chính thật trong nguyên thơ. Bởi nhà luyện đơn cũng có kẻ cho ngồi vận khí là tham thiền, nên mới nói “niệm Phật cùng tham thiền đồng, chỉ hơi khác với đạo pháp.”Câu “chỉ hơi khác với đạo pháp”, chính là bên đạo gia thêm vào. Trừ câu này ra, toàn văn tuy nghĩa lý không quá sai lầm, nhưng vẫn lủng củng mơ hồ. Trong Mộng Đông Ngữ Lục tuyệt không có văn này, ấy là do nhà luyện đơn trộm lấy văn nghĩa biên chép ra, sự thật chính họ cũng không hiểu nữa. Nhưng nay chẳng cần biện rõ việc ấy làm chi, xin tìm xem quyển Mộng Đông Ngữ Lục sẽ tự biết. Đến như chỗ họ dẫn những lời của Bành Nhị Lâm cư sĩ cũng đồng với việc trên đây, song sự sai lầm lại càng nhiều hơn. Đoạn nói: “Bốn chữ A Di Đà Phật dễ niệm, chỉ cần mỗi niệm nối nhau một lòng không loạn, mới có thể nhất khí tuần hoàn. Chừng ấy tinh khí thần gom lại một chỗ, lâu ngày thành Xá Lợi tử, lâu nữa kết làm Bồ đề châu mà thành Phật.” Trên đây là đem phép niệm Phật làm phép luyện đơn. Nhị Lâm cư sĩ quyết không nói những lời ấy. Đó là do hạng chánh nhãn chưa mở, nên lấy chánh làm tà. Mấy quyển Huệ Mạng Kinh, Tiên Phật Hiệp Tông của họ viết ra, sự sai lầm lại càng quá lắm. Hạng người tà ngụy ấy dẫn lời của người, cải đầu sửa đuôi để chứng minh cho lý thuyết mình. Tội trạng khinh miệt chánh lý, vu khống bậc tiền hiền, mê hoặc người đời của họ thật không bút mực nào tả ra cho xiết! Những kẻ đó chỉ cầu hư danh trong một thời, đâu dè về sau phải chịu nhiều sự khốn khổ, nên đức Như Lai gọi là hạng người đáng xót thương!

Đến như chỗ luận về phép “hồi quang phản chiếu”, tuy không đến đỗi trở ngại, song câu “hai mắt chăm nhìn đầu ngón tay” chắc có lẽ dẫn lầm câu “hai mắt chăm nhìn nơi chót mũi.” Hoặc khi đó là cách thức của Nhị Lâm cư sĩ lập ra, nhưng chắp tay lâu không khỏi mỏi nhọc, đâu bằng quán ánh sáng trắng nơi chót mũi được tự tại an vui hơn? Bởi người mới tập định, niệm khó quy nhất, nếu thường quán nơi chót mũi thì tâm không còn chạy theo cảnh bên ngoài. Đây là phép quán thiển cận của kẻ sơ cơ vậy. Quyển Mộng Đông Ngữ Lục do cư sĩ Tiền Y Am trích những đoạn chuyên chỉ Tịnh độ trong bộ Mộng Đông Di Tập in ra, cho lưu thông ở phương nam, để giúp sự đòi hỏi của những người từ lâu mong muốn bộ ấy mà không được gặp. Toàn tập ở Bắc Kinh mới đủ, phương nam duy có quyển lược bản của Tiền Y Am sao ra mà thôi. Quyển Ngữ Lục ấy lời lẽ tinh diệu, là một tác phẩm đứng vào bậc nhất từ Ngài Ngẫu Ích và Tĩnh Am về sau. Với quyển này, nếu các hạ có thể đi đến cùng, tin chắc không nghi, quyết sẽ cảm được sen vàng nở trong ao báu, khi lâm chung thác chất nơi đó mà làm khách mới ở cõi Tây phương. Quyển Di Đà Yếu Giải là cây kim chỉ nam của người tu Tịnh nghiệp, kinh này ở phần đầu bộ Tịnh Độ Thập Yếu. Tịnh Độ Thập Yếu là thành phần của những giáo pháp rất hợp lý hợp cơ do Ngài Ngẫu Ích sưu tập trong các kinh sách Tịnh độ viết ra, gồm có mười loại nên gọi là Thập Yếu. Đại sư để quyển Di Đà Yếu Giải ở trước là tỏ ý tôn trọng kinh.

"Xá Lợi", vốn tiếng Phạn, dịch nghĩa: thân cốt hoặc linh cốt, là kết tinh của sức tu giới định huệ, không phải do luyện khí thần mà thành. Đó cũng là biểu tướng của người tu đến cảnh tâm cùng Phật hiệp. Nhưng Xá Lợi chẳng phải chỉ do thịt, xương, tóc biến thành trong lúc thiêu thân, mà sự xuất hiện của nó có nhiều trường hợp khác nhau. Như thuở xưa có vị cao Tăng đang khi tắm gội bỗng được Xá Lợi. Tuyết Nham Khâm Thiền sư lúc cạo đầu, tóc Ngài biến thành một xâu Xá Lợi. Có kẻ chí tâm niệm Phật, Xá Lợi từ trong miệng vọt ra. Một người thợ khắc văn Long Thơ Tịnh Độ, Xá Lợi hiện trong bản cây. Có vị tín nữ thêu Phật, thêu kinh, được Xá Lợi dưới mũi kim. Lại có kẻ đi xa về, ngậm ngùi thương cảm tế lễ trước tượng, nơi tượng bỗng hiện ra Xá Lợi. Thiền sư Trường Khánh Nhàn, khi tịch rồi thiêu hóa, nhằm lúc trời nổi gió lớn, khói bay xa ba bốn mươi dặm, khói đến chỗ nào nơi ấy đều có Xá Lợi, lượm gom lại được hơn bốn thạch. Thế thì biết Xá Lợi do đạo lực hóa hiện, nhà luyện đơn không rõ, lầm tưởng là luyện tinh khí thần kết thành. Bởi họ thấy những danh tướng trong Phật pháp, không chịu tìm hiểu căn nguyên, vội đem phụ hội một cách sai lạc vào sự luyện đơn của mình. Chỉ nghe nói chứng quả Bồ đề mới được thành Phật, chưa từng có việc luyện tinh khí thần, trước thành Xá Lợi tử, sau kết làm Bồ đề châu mà thành Phật bao giờ! Tánh và mạng của nhà luyện đơn nói, đều là lối tu chấp trước trên thần thức, sắc thân. Họ không hiểu lẽ ấy, trở lại chê đạo Phật chỉ tu tánh không biết tu mạng, đâu dè việc làm của họ chính là chỗ phá trừ bên Phật giáo. Về việc này, các hạ tìm xem đoạn quán Tứ Niệm Xứ trong Kinh Phật sẽ tự rõ.

Bồ tát Quán Thế Âm từ kiếp lâu xa về trước đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh. Vì lòng từ bi sâu thiết, nên tuy ở cõi Thường Tịch, Ngài hóa hình nơi ba cõi: Thực Báo, Phương Tiện, Đồng Cư; tuy thường hầu cận đức A Di Đà, mà vẫn khắp hiện thân Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, cho đến thân lục đạo trong mười phương pháp giới. Những việc lợi ích, Ngài đều làm, chúng sanh đáng dùng thân nào được độ, Ngài hiện thân ấy mà nói pháp. Non Phổ Đà chính là nơi ứng tích của Bồ tát. Vì muốn cho chúng sanh có chỗ bày tỏ lòng thành, đức Quán Thế Âm mới thị tịch tại núi này, đâu phải Bồ tát chỉ ở Phổ Đà mà không ở những nơi khác ư? Như chỉ duy một vầng trăng trên trời mà bóng in khắp ngàn muôn sông hồ, từ biển cả cho đến giọt sương, những nơi có nước trong là có trăng hiện. Song nếu nước đục, bóng trăng sẽ mờ khuất. Tâm tánh ta ví như nước, nếu chúng sanh một lòng chuyên niệm đức Quán Thế Âm, Bồ tát liền dùng đủ cách thuận, nghịch, ẩn, hiển, khiến cho được lợi ích. Trái lại, nếu không chuyên nhất, tức là nước tâm lờ đục, tất nhiên khó mong nhờ Ngài cứu độ. Nghĩa này rất thâm, xin xem đoạn “Phổ Đà Sơn Chí”, trong bộ Văn Sao của tôi sẽ tự rõ. Bồ tát khi còn ở trong nhân, do quán tánh nghe mà chứng Viên thông, lúc ở trên quả, do quán tiếng chúng sanh xưng danh hiệu mà tìm đến cứu độ, nên gọi là Quán Thế Âm. Lại, Bồ tát đạo pháp rộng lớn không ngằn, tùy theo căn tánh của tất cả chúng sanh, nói đủ pháp để giáo hóa, không riêng lập một môn nào, nên pháp môn của Ngài gọi là Phổ Môn.

Trên đây là việc thiển cận, vì các hạ chưa nghiên cứu đến, nên không rõ. Tôi cũng tùy lời hỏi mà đáp, thật ra đó không phải là môn Tịnh độ, một giáo pháp có thể đem lại cho các hạ sự lợi ích hoàn toàn. Nhưng nếu nói rõ việc ấy ra đây, lại e lòng dòng thêm phí giấy mực. Các hạ nên thỉnh Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Tịnh Độ Thập Yếu, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Triệt Ngộ Ngữ Lục mà xem, sự lý tu chứng thế nào, trong ấy có nói đủ tất cả.



Letter 21

Buddhism and the Tao


The Taoist Master “Ocean Corpse” recently conveyed your letter to me. From reading it, I learned that you have been practicing Taoism assiduously for a long time and that your achievements are profound. That you are now inquiring into the Pure Land method, which is the foremost practice in Buddhism, demonstrates that in previous lifetimes, you planted deep, wholesome roots in the Buddha Dharma. That is why you have not followed the grasping view of the God of Water, but, out of the ocean of teachings, have learned to seek the shore of Ultimate Liberation.

Since you are acquainted with Master Ocean Corpse, why not seek instruction from him; why leave the lofty, bright ground he represents for a low, dark place? Is it not turning your back on your hopes and aspirations? The Taoist Master Ocean Corpse was originally well-versed in Buddhist teachings and schools, has practiced both Zen and Pure Land and is no less than the boat of Great Vows in the sea of Birth and Death. Because of his modesty, he adopted the name “Corpse.” In truth, anyone who encounters such a corpse in the sea of Birth and Death will, without doubt, speedily reach the other shore and peacefully return home. Is it not better to approach him than to ask a lowly monk who lacks full understanding of the Dharma?

Nevertheless, since you had the poor judgement to have inquired of me, I shall, for my part, reply to you in accordance with my shallow opinions. Hopefully, my answers may assuage some of your doubts!

I venture to think that, in their essence, Buddhism and Taoism spring from the same source. However, their various schools differ greatly in their practices today. Buddhism teaches us, first of all, to practice the Four Foundations of Mindfulness, that is, to contemplate the body as impure, all feelings as suffering, the [ordinary] mind as impermanent and all phenomena as devoid of self. When we realize that body, feelings, mind and phenomena are impure, the source of suffering, impermanent, without self, false, dream-like and illusory, the True Thusness Nature will manifest itself.

Buddhism encompasses all methods and dharmas. Not only does it clearly explain the issues of body, mind and life, it does not neglect the small issues of human morality, such as “filiality, respect for elders, loyalty, faith, propriety, justice, decency and shame.” An exception is the practice of “balancing energy currents,” about which not a single word is said in the Buddha Dharma. Not only that, but Buddhism also forbids the practice entirely. This is because while Taoism regards the preservation of body and mind as an ideal, Buddhism, on the contrary, teaches that body and mind are intrinsically false, born of conditions, disappearing also through conditions. They are not the Self-Nature True Mind.

From your letter, it seems that you already know that “Immortals” have a definite lifespan while the Buddha’s life is without limit. Therefore, now that you are advanced in age, you should diligently practice the Pure Land method. Keep your investigation of Zen and other teachings to a minimum, as these methods are broad and profound and not easy to study. Even if you were to reach the ultimate source, you would still need to return to the Pure Land method to resolve the problem of Birth and Death in this very lifetime.

You should read the Pure Land sutras and commentaries without delay and practice in accordance with their teachings – with deep faith in the words of the Buddhas and Patriarchs. Do not develop doubts when you encounter something you cannot yet understand. If you are utterly sincere in your Faith, Vows and Practice, you will naturally be able to rely on the compassionate power of Amitabha Buddha to achieve rebirth in the Pure Land. Once reborn you will be close to Amitabha Buddha, in the company of the Ocean-Wide Assembly and gradually attain the fruit of non-Birth and the rank of a One-Life Bodhisattva. At that time, looking back at your original intention of becoming an Immortal in the assembly of the Lord Brahma, and comparing it to your current status, you will discover that the two are as different as a dark ravine from the blue yonder!

“Sarira” is a Sanskrit word translated as “relics”, “remains of the body.” It also means “miraculous remains,” which are the crystallization of the cultivation of precepts, concentration and wisdom and not the result of “balancing energy currents.” It is the symbolic mark of the cultivator who has reached the state of union between Mind and Buddha. However, Buddhist relics do not come only from the transformation of flesh, bones and hair during cremation, but also derive from many other circumstances.

For example, once upon a time, an Elder Master, while bathing, suddenly obtained some relics. A Zen Master, having a tonsure, saw his hair turn into a string of relics. There are instances of relics emerging from the mouths of practitioners earnestly reciting the Buddha’s name. A printer setting the text of a famous Pure Land commentary saw relics among the wooden typefaces. A laywoman embroidering Buddhist images and sutras found relics under her needle point. In another case, a practitioner who had returned from afar and was wholeheartedly paying respect before his altar, suddenly saw relics emerging from one of the statues. These accounts demonstrate that relics are due to the power of cultivation [not internal energy currents].

The Bodhisattva Avalokitesvara (Kuan Yin) has, since time without beginning, been a Buddha with the name of True Dharma Light. While residing in the Land of Eternal Stillness, because of Her boundless concern and compassion, She also appears in all lands and realms. Standing beside Amitabha Buddha, She also manifests Herself everywhere, as Buddha, Bodhisattva, Arhat, Pratyeka Buddha, or takes the form of various beings along the Six Paths in the Dharma Realm of the ten directions. She accomplishes whatever deeds are of benefit to sentient beings and takes whatever form is necessary to rescue them and teach them the Dharma.

P’u T’o Mountain is the place associated with this Bodhisattva. In order to provide sentient beings with a focal point to express their sincerity, the Bodhisattva manifested Her Parinirvana (earthly demise) on this mountain.

This does not mean that the Bodhisattva resides only on P’u T’o Mountain and not elsewhere. As an analogy, the single moon in the sky appears in ten thousand rivers and lakes. From the oceans to the tiniest dewdrops, wherever there is limpid water, the moon appears. However, if the water is turbid or muddy, the image of the moon will be blurred or hidden. Our Mind-Nature is similar to the water. If sentient beings concentrate single-mindedly on the Bodhisattva Avalokitesvara, She employs all kinds of expedients, favorable or unfavorable, hidden or overt, to bring them benefits. If, on the other hand, the cultivator is not utterly sincere and single-minded in his recitation, his “mind water” will be turbid and it will be difficult for him to obtain a response. The meaning of this is very profound. If you read the section on P’u T’o Mountain in my compendium of letters you will understand this yourself. 

The Bodhisattva, in the causal stage, “visualized” (concentrated on) the nature of hearing and thus attained perfect, all-pervading power. In the result stage (as a Bodhisattva), She visualizes the voices of sentient beings calling upon Her and goes to their rescue – hence the name “Regarder of the Cries of the World.” Moreover, the Bodhisattva’s methods are boundless and all-encompassing. She preaches every kind of method to teach and transform sentient beings in accordance with their individual capacities and nature, without insisting on any particular Dharma method. Therefore, Her approach is called “all-sided.”

What I have just discussed are some “superficial” issues, which you are not familiar with because you have not examined them. My answers have followed the order of your questions. In fact, these answers do not cover the Pure Land method, a teaching that can bring you full benefits. However, if I were to give a more detailed explanation, I fear it would be lengthy and waste more paper and ink. You should obtain and read the Longer Amitabha Sutra, the Meditation Sutra, the Biographies of Pure Land Sages and Saints ... These books provide a full explanation of the theory and practice of cultivation and attainment.

Comments

Popular posts from this blog