THƠ ĐÁP

 CƯ SĨ VỆ CẨM CHÂU

 

(Cư sĩ nhân gặp hỏa tai, nhà cửa vật dụng bị cháy sạch, vợ kinh hãi đau nặng, nên tâm thần mê muội như điên cuồng, Ấn Quang Pháp sư gởi bức thơ này khuyên dạy...)


Kinh Pháp Hoa nói: “Ba cõi không an, dường như nhà lửa, sự khổ dẫy đầy, rất đáng sợ hãi.” Tuy nhiên, nhiều khi cảnh ngộ cũng làm nên cho người bằng những giai đoạn: họa, phước, nghịch, thuận, khổ, vui... không nhất định. Với bậc có trí, biết quyền biến, khéo an theo số phận, thì cảnh họa, nghịch, khổ nào không hóa thành phước, thuận, vui?

Cho nên người quân tử thường vui theo phần, biết số mạng, không oán trời trách người, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn an nhàn, bình thản! Người xưa có câu: “Cảnh giàu sang an theo giàu sang, cảnh nghèo hèn an theo nghèo hèn, cảnh man rợ an theo man rợ, cảnh hoạn nạn an theo hoạn nạn...” Cư sĩ tuy có lòng ưa thích điều lành, nhưng chưa rõ chỗ chí lý của đạo Nho và Phật, nên mới một phen gặp cảnh nghịch đã bối rối kinh cuồng. Tôi xin đưa những điều sau đây để cư sĩ nhận rõ:

Trong đời, rất rộng dầy, cao sáng, không hơn chi trời đất và hai vầng nhật, nguyệt. Nhưng mặt trời đứng bóng rồi thì xế, mặt trăng đầy rồi lại vơi, cho đến gò cao thành vực thẳm, biển cả hóa nương dâu, cuộc đời vẫn thế, thịnh suy thay đổi là lẽ thường. Xưa nay đạo đức ai hơn Khổng Tử, mà Ngài còn phải bị vây nơi đất Khuôn, tuyệt lương ở nước Trần, đi châu du liệt quốc kết cuộc không được gì, chỉ có một người con được năm mươi tuổi lại chết, may còn đứa cháu để nối tổ tông. Thấp hơn một bậc, như Thầy Nhan Uyên, Nhiễm Bá Ngưu thì mạng vắn; Thầy Tử Hạ, Tả Kỳ Minh lại mù lòa; ông Khuất Nguyên chết chìm; Thầy Tử Lộ bị bầm mắm. Như các Ngài ấy là những bậc đại Thánh, đại hiền mà cũng không tránh được nghịch cảnh, nhưng vì biết thuận theo số mạng, nên vẫn tùy phận an vui. Mấy điều này đối với thời ấy, tợ hồ như không phước, nhưng tấm gương đạo đức của các Ngài trăm năm về sau, từ vua đến dân ai không kính ngưỡng? Thế thì phước còn chi hơn? Trong đời sống, con người tính đủ điều, làm đủ việc, xét lại chẳng qua vì vấn đề ăn mặc và để sự nghiệp cho con cháu mà thôi. Nhưng ăn thì canh rau có thể qua bữa, cần gì hải vị sơn hào; mặc thì bô vải cũng đủ che thân, lựa là nhiều hàng gấm vóc? Còn con cháu hoặc làm ruộng, hoặc bán buôn, đều tự nuôi sống được, hà tất phải giàu có trăm vạn? Vả lại, xưa nay những kẻ vì con cháu mưu sinh cuộc vinh hiển muôn đời, có ai bằng Tần Thủy Hoàng? Vị bạo chúa này dẹp trừ sáu nước, đốt sách chôn học trò, thâu góp hết binh khí trong thiên hạ để đúc chuông, bản ý muốn cho dân ngu yếu đặng không thể làm loạn. Đâu dè, khi Trần Thiệp đứng lên, anh hùng đều nổi dậy, cơ đồ nhất thống không đầy mười ba năm bỗng tiêu tan, cho đến con cháu cũng bị diệt tuyệt. Ấy là muốn cho con cháu vinh hiển, trở lại thành cảnh bại vong. Đời Hiến Đế nhà Hán, Tào Tháo mượn chức Thừa Tướng chuyên oai quyền lấn ép vua, muốn cho con cháu mình làm chúa trong nước, không ngờ đến khi chết, thi hài chưa kịp liệm, Tào Phi đã soán nghịch, bắt tần thiếp của cha làm cung phi của mình. Tháo chết rồi đọa vào ác đạo, trải hơn một ngàn bốn trăm năm, đến đời Càn Long nhà Thanh, ở Tô Châu có người giết heo, khi mổ ra thấy trên lá phổi có chữ “Tào Tháo.” Một người láng giềng mục kích cảnh tượng ấy, rất sợ hãi, liền xuất gia tu hành, pháp danh là Phật An, chuyên tâm niệm Phật được sanh về Tây phương. Việc này có ghi trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục. Như Tào Tháo một đời phí hết tâm cơ lo cho con cháu, tuy được làm Hoàng Đế nhưng chỉ trong vòng bốn mươi lăm năm thì mất nước. Vả lại khi còn ở ngôi, mỗi năm thường cùng các nước Đông Ngô, Tây Thục đánh nhau, có mấy lúc được an nhàn? Từ đó về sau trải qua các triều: Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, và Ngũ Đại: Lương, Đường, Tấn, Hán, Châu đều không lâu dài. Tựu trung duy có đời Đông Tấn là bền nhất, nhưng cũng chỉ được một trăm lẻ ba năm, ngoài ra thì hoặc hai ba năm, tám chín năm, hoặc một đôi mươi năm, bốn năm mươi năm, liền tiêu diệt. Đây là chỉ kể mấy đời chánh thống, nếu nói đến những ngụy triều tiếm cướp, thời gian lại còn ngắn hơn nữa. Bao nhiêu vua chúa của các triều ấy, buổi sơ tâm đều muốn để sự vinh hoa cho tông tộc, song tìm đến sự thật, trái lại khiến cho con cháu mang họa cướp giết, mất tuyệt giống dòng.

Cư sĩ nên suy nghĩ: sang như thiên tử, giàu có bốn biển, còn không thể bảo đảm cho tông tộc hưởng phước lâu dài, huống nữa là kẻ phàm thường, từ vô lượng kiếp đến nay tạo nghiệp ác dầy như đất liền, sâu như biển cả, mà muốn cho nhà cửa thường hưng thạnh, có phước không họa ư? Phải biết sự vật giữa đời đều giả dối như mộng, huyễn, bóng, bọt, sương, chớp, như trăng đáy nước, hoa trong gương, như ánh chập chờn lúc trời nắng và như thành của thần Càn Thát Bà (nhạc thần của Thiên Đế, thành quách đều là huyễn hiện), không có chi là chân thật. Duy có một niệm tâm tánh của ta vẫn hằng còn, trùm suốt xưa nay, không biến đổi, hư hoại. Tuy không biến hoại mà thường tùy duyên: theo duyên ngộ tịnh thì làm Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật, vì công đức sâu cạn, nên phẩm vị có cao, thấp; theo duyên mê nhiễm thì lạc vào cõi Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục, do tội phước nặng nhẹ, nên sự khổ, vui, có ngắn, dài. Nếu người không biết Phật pháp thì đã đành, cư sĩ đã sùng tín đạo Phật, sao chẳng nhân cảnh nghịch ấy mà nhìn rõ cuộc đời, bỏ mê theo ngộ, một lòng niệm Phật cầu sanh về Tây phương vượt nẻo luân hồi, lên ngôi tứ Thánh; đó có phải là nhân họa nhỏ mà hưởng phước to chăng? Đường lối thoát ra là thế, cư sĩ lại cứ bối rối mơ màng như ngây như dại; thảng hoặc lo buồn quá độ đến mất thân mạng, thì chẳng những chính mình nhiều kiếp bị trầm luân, mà vợ yếu con côi cũng bơ vơ, làm sao tự lập? Như thế là cư sĩ muốn hại mình và làm liên lụy cho người. Sao lại tối tăm đến thế?

Kinh nói: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Vì tránh quả khổ nên Bồ tát dứt trước những nhân ác, do đó tội chướng tiêu trừ, công đức đầy đủ, cho đến khi thành Phật mới thôi. Chúng sanh thường gây nhân ác, lại muốn khỏi quả khổ, có khác nào kẻ sợ bóng mình mà cứ chạy trốn dưới ánh mặt trời? Nhiều người mới làm lành chút ít đã mong được phước lớn, khi gặp cảnh nghịch liền cho rằng: “làm lành mắc họa, không có nhân quả”, rồi từ đó lui sụt sơ tâm, trở lại chê bai Phật pháp. Những kẻ ấy không hiểu “lý nhân quả thông cả ba đời”  “tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh”. Nhân quả thông cả ba đời là thế nào? Như đời này làm lành hoặc dữ, đời này hưởng phước hay mang họa, đó là hiện báo. Đời này làm lành hoặc dữ, đời sau được phước hay mang họa, là sanh báo. Đời này làm lành hoặc dữ, đời thứ ba, thứ tư, hoặc mười, trăm, ngàn, muôn đời, cho đến vô lượng vô biên kiếp về sau mới được phước hay mang họa, gọi là hậu báo. Hậu báo thì sớm chầy không định, đã gây nhân tất có quả, đó là lẽ tự nhiên. Tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh là thế nào? Ví như có người gây nghiệp ác sẽ phải vĩnh viễn bị đọa vào Địa ngục, nhiều kiếp chịu thống khổ; người ấy bỗng sanh tâm sợ hãi, hổ thẹn, phát lòng Bồ đề, đổi dữ làm lành, tụng kinh niệm Phật, tự tu và khuyên người, cầu sanh về Cực lạc. Do sự hối cải ấy, nghiệp Địa ngục trước kia liền tiêu diệt, đổi thành quả khổ nhẹ trong hiện đời như: hoặc bị người khinh chê, hoặc đau bệnh, nghèo nàn, cùng gặp những việc không vừa ý. Chịu những khinh báo như thế xong, người ấy có thể thoát đường sanh tử, nhập Thánh siêu phàm. Như Kinh Kim Cang nói: “Nếu có người thọ trì kinh này mà bị kẻ khác khinh chê, người đó đời trước gây tội nghiệp đáng đọa vào ác đạo, do đời này bị sự khinh chê nên tội trước liền được tiêu diệt, sẽ chứng quả Vô thượng Bồ đề.”

Đây chính là nghĩa: tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh vậy.

Người đời khi gặp tai nạn, nếu không oán trời, tất cũng trách người, ít ai nghĩ đến sự trả nghiệp mà sanh lòng ăn năn chừa cải. Phải biết: “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu” là lẽ đương nhiên, đã gieo chông gai, đừng mong đến mùa gặt được lúa nếp. Làm dữ mà vẫn hưởng phước, là đời trước vun bồi cội phước đã dầy, nếu không làm dữ thì phước còn lớn hơn. Ví như con nhà giàu, ăn chơi bài bạc, xem tiền như rác, nhưng không liền bị đói lạnh, là do vì của cải quá nhiều. Nếu mỗi ngày cứ như thế, dù cho gia nghiệp trăm vạn, tất có lúc cũng gặp cảnh người mất nhà tan. Làm lành mà hay bị tai nạn, là đời trước trồng gốc tội đã sâu, nếu không làm lành thì họa càng lớn hơn nữa. Ví như người phạm tội nặng chưa kịp hành hình, lại lập được công nhỏ; vì công nhỏ, chưa có thể hoàn toàn ân xá, nên cải án nặng thành nhẹ. Nếu lập công mãi đến khi công to, không những trừ hết tội trước lại được phong hầu bái tướng, tập ấm đời đời.

Bậc trượng phu phải vượt hẳn thường tình, đừng để cho ngoại vật làm lụy đến thân. Giả sử có vàng ngọc đầy kho, khi giặc dữ đến cướp, phải bỏ nhà trốn chạy, đừng nên ôm của mà đợi chết. Bởi vì vàng ngọc tuy quí, nhưng sánh với mạng người, hãy còn kém hèn; đã không thể giữ được cả hai, thôi thà bỏ của mà bảo toàn thân mạng. Như hiện thời, tài sản của cư sĩ đã hóa ra đống tro tàn, lo buồn cho lắm cũng vô ích, chỉ nên tùy duyên qua buổi, gắng sức niệm Phật cầu sanh Tây phương, để cùng tận kiếp vị lai lìa hẳn sự khổ, chỉ hưởng điều vui. Thế là do họa tai mà thành đạo Vô thượng, sao vẫn còn mê muội đau buồn?

Mong cư sĩ xét kỹ lại những lời tôi nói, tất sẽ cởi được mối u sầu, như vẹt mây mù lộ vẻ trời trong, nơi tai ương tìm thấy hạnh phúc, đổi cơn nóng bức thành mát mẻ, vui tươi. Bằng cứ chấp nê không tỉnh, chắc khó tránh khỏi chứng bệnh kinh cuồng. Nếu một khi bản tâm đã mất, tà ma sẽ dựa vào; chừng ấy dù có ngàn Phật ra đời, cũng không biết làm sao cứu vãn được!



Letter 16

Bodhisattvas Fear Causes,

Sentient Beings Fear Results


(A layman’s house was burned to the ground and everything was lost. His wife, distraught, became seriously ill. The man then lost all his sense of right and wrong, as though insane. Master Yin Kuang sent this letter to console and counsel him.)


The Lotus Sutra (Chapter 3) states:

There is no peace in the Triple Realm. It is like a burning house, full of suffering. It is frightening indeed.


Nevertheless, individuals at times achieve awakening through such circumstances as misfortune or blessings, conflict or harmony, suffering or joy, etc. ... The means of achieving awakening are not fixed. To the wise, who know how to adapt flexibly to circumstances and are at peace with their lot, there is no suffering that is not joy, no conflict that is not harmony, no misfortune that is not a blessing.

Therefore, the wise man is at peace with himself and others, understands human destiny, does not resent the heavens or blame his fellow beings and is always even tempered, peaceful and calm, regardless of circumstances. The ancients had a saying:


In circumstances of wealth and nobility, he is at peace with wealth and nobility; in circumstances of poverty and deprivation, he is at peace with poverty and deprivation; in circumstances of rudeness and vulgarity, he is at peace with rudeness and vulgarity; in circumstances of adversity and misfortune, he is at peace with adversity and misfortune ...


Although you enjoy performing good deeds, you do not yet understand the essence of Confucianism and Buddhism and are thus confused and frightened after a single instance of adversity. Let me cite a few examples to clarify your understanding.

There is nothing in the universe vaster, higher or brighter than Heaven and Earth, the sun and the moon. However, once the sun has reached its zenith, it begins to set; once the moon is full, it wanes. Even the high mountains will in time give way to deep ravines and the vast oceans will be replaced by fields of mulberry. The human condition is the same: the advance and decline of our fortunes, as well as other changes, are merely the norm.

From ancient times to the present, who could surpass Confucius in morality and virtue? Nevertheless, even he was once surrounded by enemies, his life threatened. On another occasion, he was down to his last reserves while at yet another point he was getting nowhere in his efforts to travel and disseminate his teachings throughout the various kingdoms. Worse, his only son died suddenly at the age of fifty.

Confucius and others like him were great sages and saints, yet they could not escape adversity. However, they knew how-to live-in harmony with their circumstances and so managed to keep their minds calm and at peace.

During our lives, we make all kinds of plans and perform all kinds of tasks but, in retrospect, they essentially revolve around the issues of food, clothing and the desire to leave some legacy behind for our children. Yet, as far as food is concerned, a bowl of soup and some fresh vegetables should suffice; why seek exquisite seafood and mountain delicacies? As for clothing, a few simple garments should amply cover our bodies; what is the use of a wardrobe filled with brocade and satin? As for our children, they can study, till the fields or engage in small business; what isthe use of wealth running into the millions?

Besides, who in the history of China can surpass the Emperor Ch’in Shih Huang in scheming for fame and fortune for his descendants? This brutal ruler subdued the six kingdoms, burned books, buried scholars alive and confiscated all weapons converting them into bells, all for the purpose of keeping the populace ignorant and powerless and thus preventing insurrection. However, with the uprising of Ch’en She, heroes sprang up everywhere. The Emperor’s unification scheme did not last even thirteen years before collapsing, and all his direct descendants were put to death. The Emperor intended that his children be honored, but, in the end, they were defeated and lost everything.

Think about it: how many can be as exalted as the Son of Heaven (Emperor)his wealth extending over the four seas? Yet even he could not ensure lasting wealth and happiness for his family and clan – not to mention ordinary beings who, throughout the eons, have committed evil karma as thick as the earth’s crust and as deep as the oceans! How can they guarantee that their families will flourish forever, always blessed, never encountering setbacks?

You should know that all things in life are intrinsically false, like dreams, illusions, bubbles, shadows, dew or lightning, the moon reflected in a pond, flowers in the mirror, flickering mirages in the blazing sun, Gandharva cities -- nothing is true or real. Only the Mind-Nature is everlasting and immutable, encompassing all past and present. Although it neither changes nor dies, it always follows causes andconditions.

If conditions are consonant with awakening and purity, we become Arhats, Pratyeka Buddhas, Bodhisattvas or Buddhas – the level of achievement depending on the depth of our virtues. If conditions are consonant with delusion and impurity, we stray into the realms of gods, humans, asuras, animals, hungry ghosts and hells. The length of our suffering or happiness depends on the weight of our transgressions or merits.

Those who are unaware of the Buddha Dharma cannot be faulted, but as a devout Buddhist, why do you not profit from this painful experience to see life clearly, abandon delusion for awakening and single-mindedly recite the Buddha’s name seeking rebirth in the Pure Land -- thus escaping Birth and Death and reaching the four levels of sagehood? Would that not be turning a small misfortune into a great blessing?

The way out of your predicament is as described. Why do you remain troubled and confused, daydreaming as though you have lost your mind? If you lose your life through excessive worry, you will not only wallow in Birth and Death for many lifetimes, your sick wife and orphaned children will have no means of support. Thus, all you will do is harm yourself while hurting others at the same time. How can you be so deluded?


The sutras teach:

Bodhisattvas fear causes, sentient beings fear results.


To avoid the result of suffering, Bodhisattvas destroy evil causes in advance. Thus, evil karma is eliminated, and virtues are accrued in full, up to the time they become Buddhas. Sentient beings constantly create evil causes but wish to escape the suffering that results. They are no different from those who fear their own shadows but continually run for cover under the glare of the sun. How can they escape their shadows?

Many persons expect huge blessings after performing a few good deeds. When they encounter adversity, they immediately think that “to do good is to meet with misfortune; there is no law of Cause and Effect.” From that point on, they regress from their newly awakened state, turn around and vilify the Buddha Dharma. These persons do not understand the truths that “Cause and Effect encompass three lifetimes” and “the mind can change the environment for the better.”

How do Cause and Effect encompass three lifetimes? As an example, in this lifetime we may perform wholesome or evil deeds, as a result of which we receive benefits or suffer vicissitudes. This is a case of current requital. 

If we perform wholesome or evil deeds in this lifetime and receive benefits or suffer vicissitudes in the next lifetime, it is a case of birth [next lifetime] requital.

If we perform wholesome or evil deeds in this lifetime but only receive benefits or suffer vicissitudes in the third or fourth lifetime, or even the tenth, hundredth, or thousandth lifetime, or countless eons in the future -- it is a case of future requital.

The time frame of future requital is not fixed. However, to create “causes” is to create “effects and consequences.” This is a natural occurrence.

In what way can our minds change the environment for the better? Take the case of a person who has performed evil deeds and should be condemned to the sufferings of the hells for untold eons. Suppose that individual suddenly becomes extremely frightened and utterly ashamed, develops the Bodhi Mind, changes his ways, recites sutras and the Buddha’s name, cultivates personally and enjoins others to do likewise, seeking rebirth in the Pure Land. Thanks to this change of heart, the previous karma of hell is dissipated and transmuted into a lesser karma in the current lifetime. Thus, for example, he may be subject to contempt by others, suffer a bout of illness, become destitute or meet with unhappy events. After enduring such minor retribution, that person may escape Birth and Death and enter the “stream of the sages,” transcending the ordinary world. 


As the Diamond Sutra states:

If there is anyone who receives and keeps this Sutra but is maligned by others, such a person has created evil karma in previous lifetimes and should have descended upon the Evil Paths. As a result of this calumny, however, his past karma is instantly extinguished, and he will attain Supreme Enlightenment.


This is precisely the meaning of the mind changing life and the environment for the better.

When ordinary beings meet disaster, if they do not resent the heavens, they blame their fellow-beings. Very few thinks of repaying their karma and developing a mind of repentance and reform. You should know that “if you plant melons, you reap melons, if you plant beans, you reap beans.” This is the natural course of events. Having sown thorns, do not expect, when the harvest comes, to have wheat and rice. If those who create evil still enjoy blessings, it is because in previous lifetimes they amassed great blessings, if not for their transgressions, their blessings would have been much greater.

It is as if the scion of a wealthy family were to lead a dissipated life, lusting and gambling, squandering money like so much dirt, without suffering hunger and cold immediately because of his great fortune. Yet, if he were to continue in this manner day in and day out, even with a family estate in the millions, one day he would surely lose all his property and suffer an premature death.

If those who perform wholesome deeds customarily meet with misfortune, it is because they planted the seeds of transgression deeply in past lifetimes. If not for their good deeds, their misfortunes would have been much worse.

This is similar to the case of a condemned prisoner, who manages to perform a small public service while waiting for his sentence to be carried out. Because of the limited impact of his contribution, he cannot yet be pardoned; therefore, his sentence is merely commuted to a lighter one. If he continues to contribute to the public good and the sum total of such contributions becomes sizeable, not only will his previous transgressions be wiped away, but he may also even receive honors, high position and noble rank, with his descendants' inheriting honors for generations!

A superior person should transcend ordinary events and not allow external circumstances to damage his very life. Suppose his storeroom is overflowing with gold and jewelry. When renegade soldiers and outlaws come to steal them, he should abandon his house and escape, rather than risk death in order to hold on to his riches. This is because gold and jewelry may be precious, but they cannot be compared to life. If we cannot safeguard both, property should be abandoned, and life preserved.

Now that your wealth and property have been reduced to ashes, it is useless to worry excessively or cry over their loss. You should adapt to conditions, carry on and strive to recite the Buddha’s name, seeking rebirth in the Pure Land, so that you may be spared suffering and enjoy only happiness until the end of time. Thus, thanks to this catastrophe, you will ultimately attain Buddhahood. Why continue in delusion -- suffering and grieving?

I hope that you will consider my words carefully. You will then get over your grief, clearing the sky of dark clouds and revealing its brightness, finding happiness in calamity and exchanging intense heat for a cool, joyous breeze. Otherwise, if you continue to dwell on your loss and fail to awaken, you will not escape insanity. Once the Self-Mind is lost, demons will enter. At that time, even if a thousand Buddhas were to appear on earth, they would have no way of saving you!

Comments

Popular posts from this blog