THƠ ĐÁP

NỮ SĨ TỪ PHƯỚC HIỀN


 

Tôi dừng gót ở Phổ Đà đã hơn hai mươi năm, đối với hàng Phật tử tại gia, chưa từng tới lui giao thiệp. Gần đây, nhân có Thầy Phước Nghiêm lên núi thăm, trong vòng không đầy tuần nhật, Thầy nhiều phen qua chỗ thất tôi ở nói về sự trinh tháo của Nữ sĩ. Mỗi khi gợi đến việc ấy, Thầy lại tỏ vẻ bùi ngùi cảm động. Lúc đó tôi có tỏ bày ý kiến: Nữ sĩ tuy trinh liệt đáng khen, nhưng tiếc vì không biết đường lối tu hành. Nếu cơn nào rảnh tôi sẽ gửi lời khuyên nhắc, lược giải về cương yếu của môn niệm Phật, để cho người tùy sức phần bước vào con đường Tịnh độ. Nghiêm Sư nghe nói liền tán thành và hết lời yêu cầu. Vì thế nên mới có bức thơ gửi cho Nữ sĩ hôm nay.

Phật pháp là pháp sẵn đủ nơi tâm của tất cả chúng sanh, người xuất gia tại gia đều có thể thọ trì. Nhưng thân nữ có nhiều chướng duyên nếu lìa quê đi xa, rất dễ bị người lấn hiếp. Vậy Nữ sĩ chỉ nên ở tại nhà giữ giới niệm Phật, quyết chí cầu sanh Cực lạc, không cần phải lìa quê hương xuất gia làm Ni. Việc nghiên cứu khắp kinh giáo, đi các nơi tham hỏi bậc minh sư là phần của người nam, nữ giới bắt chước theo không tiện. Người nữ chỉ nên gắng tu Tịnh nghiệp, chuyên trì hiệu Phật, nếu có thể nhiếp cả sáu căn, nối luôn tịnh niệm, tự nhiên hiện đời thân chứng Tam muội, khi lâm chung lo gì không chiếm phẩm cao? Dù chưa chứng Tam muội, cũng được dự vào hải hội, gần gũi đức A Di Đà, rồi lần lần trở về tánh bản chân, tự nhiên thông suốt vô biên giáo hải, như tấm gương lớn soi rõ muôn hình. Chừng ấy mặc ý cỡi thuyền đại nguyện, không rời An dưỡng, hiện thân ở cõi Ta bà, cùng vô số phương tiện độ thoát loài hữu tình, khiến cho đều đến Liên bang chứng Vô sanh nhẫn. Ấy mới khỏi phụ với chí quyết liệt tu trì ngày hôm nay, mới đáng gọi là hoa sen sanh trong lửa, người nữ mà trượng phu đó!

Tu Tịnh nghiệp, điều căn bản là phải quyết lòng cầu sanh Tây phương. Cho nên pháp môn Tịnh độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm tông chỉ. Tín là phải tin cõi Ta bà có vô lượng nỗi khổ, cõi Cực lạc sự an vui không cùng! Nỗi khổ ở Ta bà đại ước có tám thứ: sanh, già, bệnh, chết, thương xa lìa, oán gặp gỡ, cầu không toại ý, và năm ấm lẫy lừng. (Năm ấm lẫy lừng là chúng sanh đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, khởi hoặc gây nghiệp như lửa cháy hừng). Sự vui ở Cực lạc, nói về thân thì hóa sanh trong hoa sen, tuyệt không già, bệnh, chết, thuần là người nam; cho đến danh từ ác đạo hãy còn chẳng nghe, huống chi có thật? Nếu về cảnh thì vàng ròng làm đất, bảy báu làm ao, hàng cây cao ngất trời, lầu các giữa chừng không, và sự ăn mặc thọ dụng, khi tưởng đến đều được hóa hiện vừa ý, không phải như ở cõi này do sức người tạo tác mà thành. Ở Cực lạc, Phật A Di Đà tướng đẹp vô biên, một khi trông thấy từ dung, liền chứng Pháp Nhẫn, đức Quán Âm Thế Chí cùng Thanh Tịnh Hải Hội phóng ánh sáng trong sạch, đồng nói pháp mầu. Thế nên, tuy là hàng phàm phu dẫy đầy nghiệp lực, nếu phát lòng tín nguyện tha thiết, sẽ được nhờ Phật nhiếp thọ. Khi đã vãng sanh về cõi kia, thì nghiệp ác phiền não đều tiêu tan, trí huệ công đức đều tròn đủ. Tin được như thế mới gọi là lòng tin chân thật. Như muốn được biết rõ hơn, nên xem kỹ kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ. Những kinh này chuyên nói về duyên khởi sự lý của Tông Tịnh độ, cũng gọi là Tịnh độ Tam Kinh. Ngoài ra các Kinh Đại thừa phần nhiều đều có nói về Tịnh độ. Như Kinh Hoa Nghiêm là khi đức Như Lai mới thành Chánh giác, vì các bậc Pháp Thân Đại sĩ ở bốn mươi mốt vị, xứng tánh nói ngay pháp Nhất thừa mầu nhiệm. Sau rốt, lúc Ngài Thiện Tài đi tham hỏi khắp các phương tri thức, chỗ chứng bằng chư Phật, Phổ Hiền Bồ tát lại vì nói mười đại nguyện vương, khuyên Ngài Thiện Tài và hải chúng trong cõi Hoa Tạng hồi hướng cầu sanh về thế giới Cực lạc, để mau tròn đầy quả Phật. Trong Quán Kinh, chương Hạ Phẩm Hạ Sanh có nói: “Hạng người phạm tội Ngũ nghịch, Thập ác, làm đủ các việc không lành, khi sắp chết tướng Địa ngục hiện, được bậc Thiện tri thức khuyên bảo niệm Phật, kẻ ấy vâng lời niệm chưa đầy mười câu, liền thấy Hóa Phật đưa tay tiếp dẫn vãng sanh.” Kinh Đại Tập dạy: “Đời Mạt pháp ức ức người tu hành nhưng ít có kẻ ngộ đạo, chỉ nương theo môn Niệm Phật mới được thoát luân hồi.” Thế thì biết pháp niệm Phật là con đường đồng tu của thượng Thánh hạ phàm. Với pháp này, kẻ ngu người trí đều có thể làm theo, cách hành trì dễ mà thành công cao, dùng sức ít song hiệu quả mau lẹ. Bởi môn Tịnh độ chuyên nhờ Phật lực nên sự lợi ích rất lớn, vượt hơn tất cả giáo pháp thông thường. Người xưa nói: “Tu các môn khác như con kiến bò lên núi cao, niệm Phật vãng sanh như thuyền buồm xuôi theo gió nước.” Lời này có thể gọi là sự so sánh rất xác đáng, rõ ràng.

Nếu muốn nghiên cứu nên xem bộ Yếu Giải Kinh A Di Đà của Ngẫu Ích Đại sư trứ thuật. Bộ này diễn tả sự lý đến chỗ cực điểm, là lời chú giải rất hay rất xác, đứng vào bậc nhất từ khi Phật nói kinh ấy đến giờ, dù cho Cổ Phật tái hiện ra đời chú giải lại cũng không hơn được. Vậy Nữ sĩ chớ nên khinh thường, phải triệt để tin theo. Về Kinh Vô Lượng Thọ, có lời chú sớ của Huệ Viễn Pháp sư đời Tùy, văn nghĩa rất rõ ràng. Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì có bộ Tứ Thiệp Sớ của Thiện Đạo Hòa thượng. Ngài Thiện Đạo muốn lợi khắp ba căn nên phần nhiều phát huy về sự tướng. Sau chương Thượng phẩm Thượng Sanh, Ngài chỉ rõ sự hơn kém của hai lối tu chuyên và tạp, lại bảo phải sanh lòng tin bền chắc, dù đức Thích Ca hoặc chư Phật hiện thân dạy bỏ môn Tịnh độ tu theo các pháp khác, cũng không dời đổi chí nguyện. Lời trên đây có thể gọi là cây kim chỉ nam của người tu Tịnh nghiệp. Đến như bộ Quán Kinh Sớ Diệu Tông Sao của bên Thiên Thai Tông thì nghĩa quá viên dung mầu nhiệm, người căn cơ trung, hạ khó được lợi ích, vẫn không bằng bộ Tứ Thiệp Sớ lợi khắp ba căn. Đã biết những nghĩa lý trên đây, cần y theo đó tin chắc. Chỗ chính mình hiểu đến thì tin đã đành, dù chỗ mình chưa hiểu đến cũng vẫn tin. Phải biết pháp môn Tịnh độ do nơi kim khẩu của Phật nói ra, chớ nên đem sự suy lường không thấu đáo của tình phàm mà sanh lòng nghi hoặc. Tin như thế mới gọi là chân tín.

Đã tin chắc rồi, cần phải phát nguyện lìa cõi Ta bà như tù nhân mong ra khỏi ngục, nguyện sanh về Cực lạc như viễn khách nhớ quê xưa. Nếu chưa được sanh Tịnh độ, dù có ai đem ngôi báu của Thiên Vương dâng cho, cũng xem là nhân duyên đọa lạc, không móng một niệm ưa thích. Cho đến việc: đời sau đổi thân nữ ra nam, tuổi trẻ xuất gia, nghe một hiểu ngàn, được đại tổng trì, cũng nên xem đó là đường lối tu hành quanh quẩn, không sanh lòng mong ước, chỉ muốn khi lâm chung được Phật tiếp dẫn về Tây phương mà thôi. Khi được vãng sanh, tất sẽ thoát vòng sanh tử, vượt cảnh phàm vào cõi Thánh, ở hàng Bất thối, chứng quả Vô sanh. Chừng ấy nhìn lại mới biết ngôi vua ở cõi Trời, Người, cho đến việc tái sanh xuất gia làm tăng, là sự nhọc nhằn nhiều kiếp, không biết chừng nào mới được giải thoát. Rồi so sánh lại, thấy những điều ấy đối với phẩm sen của mình ngày nay, không khác nào lửa đóm cùng vầng nhật rạng và con kiến bò lên núi Thái Sơn! Cho nên, người tu Tịnh Độ Quyết không nên cầu phước báo ở cõi Trời, Người, và đời sau trở lại xuất gia làm tăng. Nếu có mảy may những niệm ấy, tức không phải tin sâu nguyện thiết, ngăn cách với lời từ thệ của đức A Di Đà, không được cảm ứng và nhờ Phật tiếp dẫn. Thật đáng thương lắm! Đáng tiếc lắm! Nỡ đem hạnh mầu không thể nghĩ bàn, cầu lấy quả vui hữu lậu để khi hưởng hết phước rồi lại bị sa đọa, theo dòng hoặc nghiệp, chịu sự khổ vô cùng ư? Trong vị đề hồ nếu để thuốc độc, chất ngon ngọt ấy sẽ giết người; tu Tịnh độ mà không khéo dụng tâm thì sự tai hại cũng y như thế! Vậy phải dứt tuyệt những niệm lỗi lầm như trên, mới có thể hoàn toàn thọ dụng sự lợi ích của môn Tịnh độ.

Đã tin sâu nguyện thiết, lại cần phải chấp trì sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật.” Không luận lúc đi, đứng, ngồi, nằm, nói, nín, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm, cho đến khi đại tiểu tiện, đều giữ chắc sáu chữ ấy nơi tâm (hoặc trì bốn chữ cũng được). Phải gắng làm sao cho mỗi niệm đều hiện tiền, toàn Phật là tâm, tâm Phật như một, niệm cho đến chỗ chí cực quên cả trần tình. Chừng ấy lòng không, Phật hiện, đương đời có thể thân chứng Niệm Phật Tam muội, đến khi lâm chung sanh về Thượng phẩm. Tu trì như thế có thể gọi là dùng hết công năng vậy. Đến như trong công việc hằng ngày, có mảy may điều lành và các công đức tụng kinh lễ Phật, đều đem hồi hướng vãng sanh. Như thế thì tất cả hành môn đều là trợ hạnh của Tịnh độ, như gom cát bụi thành đất, họp sông ngòi thành biển, sự sâu rộng sẽ vô cùng. Lại cần phải phát lòng Bồ đề, thề độ chúng sanh, đem công tu hồi hướng bốn ân ba cõi và loài hữu tình trong pháp giới. Đó là rộng kết pháp duyên với tất cả chúng sanh, như lửa thêm dầu, mạ được mưa, làm cho thắng hạnh Đại thừa của mình sớm mau thành tựu. Nếu không biết nghĩa này thì thành ra kiến chấp tự lợi của phàm phu, Nhị thừa, tuy tu hạnh mầu, cảm quả rất thấp kém. Dù rằng trong sự niệm Phật, tất cả thời, tất cả chỗ đều không ngại, nhưng cũng phải thường giữ lòng kính sợ, lại phải trọng tượng Phật như Phật sống, xem Kinh Phật lời Tổ như Phật, Tổ đối trước mình thuyết pháp, không dám có chút khinh mạn nghi ngờ. Lúc bình thường niệm Phật hoặc thầm hay ra tiếng tùy ý, song những khi nằm ngủ, đại tiểu tiện, tắm gội, rửa chân và đi ngang qua chỗ không nghiêm sạch, đều phải niệm thầm, nếu ra tiếng tức là không cung kính. Nên biết, niệm thầm công đức cũng đồng như niệm ra tiếng. Tôi thường nói: muốn được sự lợi ích thiết thật trong Phật pháp, phải tìm nơi lòng cung kính, có một phần cung kính thì tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phước huệ; có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phước huệ. Nếu không cung kính, tuy cũng gieo viễn nhân, nhưng ác quả của tội khinh lờn thật chẳng thể tưởng nghĩ! Người tại gia đời nay trong khi đọc Kinh Phật đều phạm bệnh này, nên với kẻ hữu duyên, tôi thường nhắc đi nhắc lại mãi.

Niệm Phật cần phải nhiếp tâm niệm do tâm khởi, tiếng từ miệng ra, mỗi câu mỗi chữ đều rành rẽ, rõ ràng. Lại phải lắng tai nghe kỹ, in câu niệm Phật vào tâm. Nếu nhiếp nhĩ căn thì các căn kia không còn buông chạy theo bên ngoài, mới có thể mau được nhất tâm bất loạn. Đại Thế Chí Bồ tát bảo: “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối luôn, được Tam Ma Địa, đây là bậc nhất”, chính là ý này. Đức Văn Thù nói: “Nghe vào, nghe tánh mình. Tánh thành đạo Vô thượng”, cũng đồng một nghĩa trên đây. Rất không nên cho phép Trì Danh là cạn cợt, rồi tu theo các phép: Quán Tưởng, Quán Tượng, Thật Tướng. Trong bốn phép niệm Phật chỉ có môn Trì Danh là rất hợp cơ, nếu giữ đến một lòng không loạn, thì lý mầu thật tướng toàn thể lộ bày, cảnh lạ Tây phương hiện ra rõ rệt. Cho nên tức nơi Trì Danh mà chứng được thật tướng, không cần quán tưởng cũng thấy Tây phương; một pháp Trì Danh chính là cửa mầu vào đạo, con đường thẳng tắt đến quả Bồ đề. Người đời nay phần nhiều không hiểu về giáo lý của phép Quán, nếu tu theo Quán Tưởng, Thật Tướng, hoặc có khi bị ma dựa vào. Vậy tốt hơn là nên lựa hạnh dễ tu, cũng cảm được quả nhiệm mầu, đừng học khéo thành vụng, cầu siêu trở lại bị đọa, thì đáng tiếc lắm!

Quyển Tịnh Độ Thập Yếu do Ngẫu Ích Đại sư dùng mắt Kim Cang, lựa lấy những đoạn hợp lý hợp cơ trong các kinh sách Tịnh độ mà làm thành, đáng liệt vào bậc nhất. Tịnh Độ Thánh Hiền Lục ghi chép những hạnh nguyện trong nhân, công đức trên quả của Phật A Di Đà cùng các vị Bồ tát: Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ. Kế đó lại ghi việc tự tu dạy người của các bậc Tổ sư, Thiện tri thức, như Ngài Huệ Viễn, Trí Giả, cùng những sự tích vãng sanh của bốn chúng và hàng vua, quan, sĩ, thứ, phụ nữ, người tội ác, loại Súc sanh. Trong ấy có phụ vào những ngôn luận thiết yếu, khiến cho người xem có chỗ nương tựa, không còn nghi ngờ. Đọc quyển này, có thể lấy người xưa làm Thầy, mà gắng tu Tịnh nghiệp, so với sự đi tham hỏi các bậc tri thức, lại càng thân thiết hơn. Bộ Long Thơ Tịnh Độ Văn phân loại về các môn tu trì, cạn lời khuyên tỏ, khiến cho người dứt nghi sanh lòng tin, là một pho sách rất hay để dẫn dắt kẻ sơ cơ. Ba thứ trên đây và Vô Lượng Thọ Kinh Sớ, Quán Kinh Tứ Thiệp Sớ, cộng lại là năm, trước kia tôi đã nói với Thầy Phước Nghiêm thỉnh giùm gửi đến, không biết Nữ sĩ có được chăng? Nếu không, xin hồi âm, tôi sẽ do nhà bưu cục gởi tặng. Được mấy thứ sách ấy, có thể biết đủ các nghĩa tông Tịnh độ, dù không xem khắp các kinh cũng chẳng hại gì! Nếu không rõ pháp môn Tịnh độ, giả sử có hiểu sâu ba Tạng Kinh, ngộ suốt tự tâm chăng nữa, muốn thoát vòng sanh tử, còn trải qua không biết bao nhiêu đại kiếp mới làm tròn bổn nguyện. Niệm Phật như thuốc A Dà Đà trị hết muôn bệnh, pháp môn kỳ diệu như thế mà không biết, há chẳng đau tiếc lắm ư? Biết mà không tu, và tu mà không chuyên tâm gắng chí, lại càng đáng đau tiếc hơn nữa!

Người nữ ra khỏi nhà có nhiều chướng duyên, huống chi thêm sự độ dụng khó khăn, lại càng bất tiện. Nếu là người nam xuất gia làm tăng, còn phải vào thiền đường học nghi tắc cho biết quy củ nhà chùa, rồi đi du phương mới không trở ngại. Chẳng thế thì cả mười phương tòng lâm, không ở chỗ nào được. Việc thọ giới đối với nữ nhơn, như người gia tư đầy đủ có thể tự chủ, cũng nên đi đến chùa xin thọ, bằng không dư giả, hà tất phải cố định như thế! Chỉ cần một lòng tha thiết chí thành, đối trước bàn Phật sám hối bảy ngày, tự thệ xin thọ giới. Sám hối đến ngày thứ bảy xong, quì trước Phật xướng rằng: “Đệ tử là Phước Hiền thề thọ năm giới, làm mãn phần Ưu Bà Di. (Ưu Bà Di dịch là Cận Sự Nữ, mãn phần là giữ trọn năm giới). Thề suốt đời không giết hại, suốt đời không trộm cắp, suốt đời không dâm dục, (nếu có gia đình thì nói không tà dâm), suốt đời không nói dối, suốt đời không uống rượu.” Nói như thế ba lần, tức là đắc giới. Điều cần yếu là phải hết lòng thọ trì, thì công đức sánh với sự cầu chư tăng truyền giới cho vẫn không hơn kém. Chớ nên nghi rằng thọ giới như thế không đúng pháp, phải biết cách thức trên đây là do theo Thánh huấn của Như Lai trong Kinh Phạm Võng. Ở Phổ Đà, mùa thu không có truyền giới, chỉ truyền vào khoảng thượng tuần tháng giêng đến mười chín tháng hai thôi. Nhưng rất mong Nữ sĩ ở yên nơi nhà tu Tịnh nghiệp đừng bôn ba sương tuyết đến đây làm chi. Nếu còn chấp trước không đổi ý, ấy là chẳng biết điều hay dở, đã hại sự thanh tu của chính mình, lại phụ lời thành thật của lão tăng này nữa. Tôi muốn cho Nữ sĩ hiện đời thành tựu đạo nghiệp, quyết không có ý chi làm ngăn trở pháp duyên, xin nghĩ kỹ sẽ tự rõ. Đến như việc không được xuất gia ý muốn quyên sinh, xét ra chí nguyện tuy có mãnh liệt, nhưng tâm niệm ấy thật là si cuồng. Giữa thời Mạt pháp này, kẻ chơn tu rất ít, mấy ai là bậc hạnh giải cao siêu kham làm Thầy dẫn dắt cho người? Nữ sĩ chỉ biết xuất gia làm ni là giải thoát, nhưng chưa rõ nhiều nỗi chướng ngại của ni tăng. Và, cũng đừng tưởng rằng quyên sinh là rảnh nợ đời đâu? Một khi chết rồi, thần thức sẽ bị nghiệp lực dẫn dắt đi đầu thai, còn e do tâm niệm phẫn uất ấy, bị sa đọa vào loài bàng sanh, muốn trở lại làm thân người nữ cũng là việc cầu may khó được. Dù cho lại được làm thân người nữ, hoặc thân nam, hay là thân vua chúa cõi người, cõi trời, đâu có bảo đảm còn gặp Phật pháp mà tu hành? Và đâu chắc rằng ở trong Phật pháp lại hân hạnh gặp môn Tịnh độ là một pháp hiện đời vượt thoát vòng sanh tử? Dù có gặp được nữa, cũng đâu bằng bây giờ cứ nhẫn nại yên sống mà tu trì, đợi đến khi hết báo thân liền sanh về cõi Cực lạc? Tôi đã cạn lời khuyên nhắc, thử hỏi từ trước đến nay có ai vì Nữ sĩ chỉ rõ sự lợi hại ấy chăng? Nếu không y như lời lão tăng, tức là phụ ơn dạy bảo, sự khổ về sau sẽ còn gấp bội hơn ngày hôm nay nữa!

“Đường đạo tuy bằng song khó dắt. Phải do nơi kẻ quyết lòng đi.” Vậy nghe cùng không, Nữ sĩ tự nên suy xét. Xin nhờ đem những lời trên đây chuyển lại cho trinh nữ Phước Liên được biết.




Letter 7

The Brahma Net Sutra and the Precepts


I have made my home on P’u T’o Mountain for some twenty years now, and during the entire time have not engaged in personal contact with lay people. Recently, when Master Fu Yen visited our mountain, he approached me in the meditation hut on several occasions within the space of ten days to talk about your fidelity and moral integrity, exhibiting deep concern each time. On these occasions, I advanced the opinion that although your integrity is praiseworthy, you do not know how to cultivate properly.

I also said that time permitting, I would write a letter of advice to you explaining the main lines of the Pure Land method, so that you could, according to your strength and conditions, step onto the Pure Land path. Upon hearing this, Master Yu Fen expressed his approval and wholeheartedly requested me to do so. This is the genesis of my letter to you today.

The Dharma already exists in full in the minds of all sentient beings – both clergy and lay persons can uphold it. However, women’s lives entail many restrictions. If you leave your native village to travel afar, you may well be subjected to oppression and assault. Therefore, you had better stay home, keep the precepts and recite the Buddha’s name, determined to seek rebirth in the Western Pure Land. There is no need to leave your native place to become a nun. Extensive travel to various temples and other holy places to seek out great masters with whom to study the sutras in depth should be left to men. For women to follow this course is not advisable. You should strive to practice the Pure Land method, reciting the Buddha’s name assiduously. If you succeed in gathering your six faculties together and engage in pure recitation without interruption, you can attain samadhi as a matter of course, in this very life. Why, then, worry about not reaching the higher lotus grades at the time of death?

Even if you do not reach samadhi, you will still achieve rebirth [in a lower lotus grade], be part of the Ocean-Wide Assembly, close to Amitabha Buddha. You will gradually return to the True Self-Nature and naturally understand the various teachings. Then, just like an image in a mirror, you will appear in the Saha World without leaving the Pure Land, to rescue sentient beings throughout countless expedients, helping them all to reach the Pure Land and attain the Tolerance of Non-Birth (insight into the non-origination of all things). This will not be turning your back on your present firm determination to cultivate. In fact, you will deserve to be called a green lotus blossom, born amid fire, a true woman of character!

The basis of Pure Land is the determination to be reborn in the Land of Ultimate Bliss. Therefore, the motto of the school is “Faith, Vows and Practice.” “Faith” means believing that the Saha World is filled with the Eight Sufferings, while the Pure Land is a realm of boundless joy!

Once you have firm Faith, you should vow to leave the Saha World, like a prisoner desperate to leave his jail, and resolve to achieve rebirth in the Pure Land, like a Traveller longing for his native place.

As someone who has not achieved rebirth in the Pure Land, even if you were presented with the jeweled throne of the god-king Brahma, you should consider it as a cause and condition of perdition, without a single thought of longing. Likewise, wishes such as “rebirth as a male, entering the clergy early in life, attaining great intelligence, great spiritual powers ...” should all be considered tortuous paths of cultivation which can only bring you back to your starting point. Abandon all these thoughts and seek only to achieve rebirth in the Pure Land at the time of death. Once reborn, you will naturally escape the cycle of Birth and Death, transcend the human world, enter the realm of the sages, reach the stage of non-retrogression and attain the stage of non-Birth. At that time, when you look back, you will discover that the royal throne in the human and celestial realms, even rebirth as a high-ranking monk, are but tiresome occurrences that last for many eons with no liberation in sight. You will then realize that compared to your present lotus grade, those aspirations are no different from a flickering flame versus a rainbow, or an anthill versus a mountain!

Thus, the Pure Land practitioner certainly should not seek the blessings and merits of the celestial and human realms, not even rebirth as a high-ranking monk. Just a trace of such thinking constitutes a lack of deep Faith and earnest Vows. Such thoughts place a barrier between you and the Vows of Amitabha Buddha -- preventing you from achieving rebirth in the Pure Land. This is a great pity, a great waste, indeed! How could you have the heart to exchange the unimaginably sublime Pure Land for mundane happiness – so that when all the blessings have been exhausted, you would continue to revolve in the cycle of Birth and Death, dragged by the current of karmic delusion, subject to untold suffering?

If poison is mixed with butter, the delicious butter becomes lethal. Practicing Pure Land without the right frame of mind brings similar harm. You must extirpate such wrong thoughts in order to enjoy fully the benefits of the Pure Land method.

Once having developed deep Faith and earnest Vows, you should hold fast to the words “Amitabha Buddha.” Regardless of the occasion, whether walking or standing, sitting or reclining, speaking or remaining silent, moving about, meditating, dressing, eating, even when in the privy, you should keep the words “Amitabha Buddha” firmly in mind. You should exert yourself until the recitations are constantly before you, the whole Buddha is Mind, Mind and Buddha are one -- reciting to the ultimate point where all mundane feelings are forgotten. At that time, the mind being empty, the Buddha appears. During this life you can attain the Buddha Remembrance Samadhi and at the time of death achieve rebirth in the upper lotus grades.

Cultivation in this way may be considered as exercising your abilities to the utmost. In daily life, the merits accrued from the smallest wholesome deeds, as well as the virtues garnered from Buddha Recitation and Sutra Recital, should all be dedicated to rebirth in the Pure Land. All actions then become practices which facilitate rebirth – not unlike deriving soil from dust and sand or the oceans from the rivers and streams. The depth and breadth of such Buddha Recitation is immense.

You should, furthermore, develop the Bodhi Mind, vow to rescue sentient beings and dedicate the merits and virtues of cultivation to repayment of the four great debts in the Triple Realm, as well as to sentient beings in the Dharma Realm. This creates a far-reaching Dharma affinity with all sentient beings, like oil poured on fire or rain falling on new seedlings, so that you will achieve early success in your Mahayana practice. If you miss this point, your Pure Land practice will become the grasping, self-benefit approach common to humans and lower-level sages [Arhats and Pratyeka Buddhas]. While your method of cultivation may be sublime, the benefits received will be extremely low level and limited.

When reciting the Buddha’s name, you should gather your thoughts together. Recitation originates in the mind and is channelled through the mouth, each phrase, each word, clearly enunciated. You should also listen clearly, impressing the words in your mind. If the faculty of hearing is under control, the other faculties are alsoheld in check and cannot chase after external dusts. As a result, one-pointedness of mind is swiftly achieved. Thus, the Bodhisattva Mahasthamaprapta said in the Surangama Sutra:


To gather the six senses together, pure recitation following upon pure recitation without interruption, thus attaining samadhi – this is uppermost.

Likewise, the Bodhisattva Manjusri taught:

“Hearing” within, hearing one’s Nature – one’s Nature becomes the Supreme Path.


You certainly should not think that oral recitation [Holding the Name] is shallow, and follow other methods, such as Visualization, Contemplation of an Image or Real Mark Buddha Recitation. Of the four Buddha Recitation methods, only oral recitation is well-adapted to the capacities of sentient beings. If one-pointedness of mind is maintained, the sublime Truth of Real Mark will be fully revealed, and the extraordinary realm of the Western Pure Land will appear clearly.

Therefore, you can achieve Real Mark through oral recitation; you can see the Western Pure Land without engaging in visualization. This method of recitation is precisely the wonderful door to the Way, the most expedient path to Buddhahood.

People today generally do not understand the teachings underlying the Visualization or Real Mark methods. If they follow these methods, they may at times be subject to demons. Thus, the best approach is to select the easiest practice which still leads to the wonderful fruit of Enlightenment. You should not attempt a shortcut and end up losing the Way, seeking liberation but winding up in perdition. That would be regrettable indeed!

[After summarizing several Pure Land commentaries to reinforce these points, the Master continued.]

Once you have read these books, you will have a complete understanding of the tenets of Pure Land. It does not matter that you have not read the sutras widely. Without fully understanding Pure Land teachings, even if you deeply understand the entire Buddhist canon and have awakened completely to Self-Mind, it will take you untold eons to fulfill your original Vow to escape the cycle of Birth and Death. Buddha Recitation is the panacea for all diseases. To miss knowing about such a wonderful remedy would be a cause for great suffering and regret! To be aware of but not practice it, or to practice it but not in earnest, is to have even greater cause for suffering and regret!

As far as receiving the lay precepts is concerned, you can visit this temple if you have the means and the capacity to do so. Otherwise, why get so fixated on travel? All you need is to have an earnest, sincere mind, repent your transgressions before your home altar for seven consecutive days and express the wish to receive the precepts by yourself. On the seventh day, you should kneel before a Buddha image and say aloud:


“Your disciple, by the name of --, vows to receive the five precepts and fulfill the obligations of a laywoman. I vow that for the rest of my life, I will not take the lives of sentient beings, steal, indulge in sexual misconduct, lie or take intoxicants.”


Repeating these vows three times constitutes receiving the precepts. The most important thing is to do so in an utterly sincere frame of mind – in which case, the benefits and virtues of receiving the precepts are the same whether you do so by yourself or through a monk or nun.

You should not think that receiving the precepts in such a manner is not in accord with the Dharma. You should know that the method described above follows the wise teaching of Sakyamuni Buddha in the Brahma Net Sutra.

On P’u T’o Mountain, there are no precept transmission ceremonies in the autumn, but only during a seven-week period following the lunar New Year. However, I sincerely wish that you would stay put at home practicing Buddha Recitation, rather than struggling through fog and snow to reach P’u T’o Mountain.

If you stick to your fixed ideas without changing your mind, you will miss distinguishing the good from the bad, damaging your own pure cultivation and displaying ingratitude toward the sincere, earnest words of this old monk. I want you to attain the goal of your cultivation within this lifetime and certainly do not have the least intention of hindering your development in the Dharma. If you think it over carefully, you will see so yourself.

As for your intention to commit suicide because you cannot become a nun, such determination, however powerful and intense, is deluded and insane. In the midst of this Dharma-Ending Age, how many monks and nuns are worthy of being teachers? ... As a woman, especially, you may be subjected to overbearing masters, insulted or drawn into intrigues.

You only think that to “leave home” and become a nun is liberation, but you do not yet know the many difficulties and obstacles which monks and nuns face.

Do not think, furthermore, that to commit suicide is to free yourself of the cares and worries of this life! Once dead, your soul will be led away by the power of karma to be reborn in another body – not to mention that, given your angry state of mind, you may well be reborn in the animal realm. Under such circumstances, it will be difficult even to regain a female body. Should you succeed in being reborn as a woman or a man, or even as a ruler in the human or celestial realms, there is still no assurance that you will encounter the Dharma and engage in cultivation! Even if you are so fortunate, who knows if you will be in the good position to discover the Pure Land method – a method that enables each and every one to escape Birth and Death in one lifetime.

Moreover, even if you were fortunate enough to encounter the Pure Land method then, is it not much better to go on living and cultivating patiently right now, so that when this retribution body comes to an end, you will immediately achieve rebirth in the Land of Ultimate Bliss?

I have exhausted my words in advising and counselling you. Let me ask you: did anyone ever go over these questions with yourself in mind to the extent that I have? If you do not follow the words of this old monk, you have shown ingratitude toward his teaching; moreover, I fear your suffering in the future will be infinitely greater than it is now!

Comments

Popular posts from this blog