THƠ ĐÁP

CƯ SĨ PHẠM CỔ NÔNG

 

 

Pháp môn Tịnh độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm tông; Tín, Nguyện có sâu thiết, Hạnh mới được tinh cần. Khi tai họa gấp rút, siêng năng thành khẩn, lúc bình thường không việc, chậm trễ biếng lười, là sự tu hành không chí quyết, và đó cũng là bệnh chung của phàm phu. Nhưng sống trong tình thế hiện giờ, ví như người nằm yên trên đống củi to, ở dưới lửa đã phát cháy tuy chưa đốt đến thân, trong giây phút khói lửa sẽ mịt mù, không phương trốn tránh. Nếu còn lơ láo qua ngày, không chuyên chí cầu cứu nơi câu niệm Phật, sự thấy hiểu cũng là cạn cợt lắm!

Trong Phật pháp, tu về các môn khác, tất phải đến chỗ hạnh khởi giải tuyệt mới thật có ích, chẳng riêng gì phép quán tưởng của Tịnh độ tông. Người tu thiền lấy một câu thoại đầu không nghĩa vị làm bổn mạng ngươn thần, để tất cả tâm trí vào đó, thường thường tham cứu chẳng kể ngày tháng, đợi đến khi tiêu hết tình kiến đối với cảnh trong ngoài, mới gọi là đại triệt đại ngộ. Đó chẳng phải là hạnh khởi giải tuyệt ư? Đức Lục Tổ bảo: “chỉ xem Kinh Kim Cang cũng được tỏ lòng thấy tánh.” Đó chẳng phải là hạnh khởi giải tuyệt ư? Chữ khởi đây phải hiểu nghĩa là cực. Duy dùng sức cùng cực mới có thể quên cả thân tâm thế giới, lặng suốt một màu. Nếu công chưa cùng cực, tuy quán niệm, song vẫn còn có kia đây, toàn là việc của tình phàm, toàn là sự thấy hiểu phân biệt, đâu được chân thật lợi ích? Cho nên người xưa khi tham thiền, đầu não như cây khô, do đó đạo phong truyền rộng khắp nơi, đời sau còn ngưỡng mộ. Sự lợi ích ấy đều do ở nơi một chữ cực mà thôi.

Người đời nay ưa nói suông, ít hay thực hành. Tu Tịnh nghiệp phải gồm cả lý sự, mà sự lại càng nên chuyên hơn. Tại sao thế? Vì người thông hiểu lý, toàn sự đều lý, trọn ngày sự trì tức là lý trì. Kẻ chưa rõ lý, khi nghe nói lý trì, cảm thấy nghĩa ấy mầu nhiệm, lại hợp với ý biếng trễ không thích phiền nhọc của mình, liền chấp lý bỏ sự. Đâu ngờ khi bỏ sự, lý cũng thành ra việc suông! Mong các hạ đem việc tu hành kiêm cả sự lý khuyên bảo mọi người, công đức sẽ lớn lắm!



Letter 22

Cultivate, Do Not Verbalize!


The tenets of the Pure Land method are Faith, Vows and Practice. Only with true Faith and earnest Vows can Practice be assiduous and pure. The common disease of sentient beings is to be diligent and earnest when catastrophe strikes but lax and remiss in normal times.

However, living in this current period is no different from lying peacefully on a huge pile of dried wood under which a fire has already started. Though it has not yet reached the body, in no time flames and smoke will cover everything, leaving no possibility of escape. If you are indifferent or careless, remiss in seeking help through reciting the Buddha’s name, your understanding and perception are shallow indeed!

When cultivating various Dharma methods, you must reach the level of “development of true practice, perfection of understanding” before you can receive real benefits. This is not unique to the Visualization Method of Pure Land. In Zen, a meaningless koan (kung an) becomes the “very life and mind” of the cultivator; he puts his entire mind and thought into it, constantly meditating on it, oblivious to the passage of time, be it days or months, until he reaches the point of extinguishing all discriminating, delusive views with respect to internal and external realms. Only then does he achieve Great Awakening. Is this not “development of true practice, perfection of understanding”?

The Sixth Patriarch of Zen has said:


Simply by reading the Diamond Sutra, we can illumine our Mind and see our True Nature.


Is this not also “development of true practice, perfection of understanding”?

The word “development” should be understood here as “[developing to] the utmost.” Only by striving to the utmost can the cultivator forget altogether about body, mind and the world around him, remaining completely still and tranquil, as though of one hue.

If your cultivation has not reached the highest level, you may practice Visualization and Recitation, but you will still be making the distinction between subject and object (yourself and the Buddhas). You will be engaged in an entirely mundane, ordinary activity, entirely within the realm of discriminatory views and understanding. How can you, then, achieve true benefits? That is why, when the ancients were in meditation, their mind and thoughts were like withered trees. Thus, their lofty conduct was known far, and wide and later generations continue to admire and esteem them. These benefits are all due to the single word “utmost.”

People today prefer empty talk; few cares to cultivate. Pure Land should include both theory and practice, with a definite emphasis on practice. Why? It is because for the person who thoroughly comprehends theory, all of practice is theory -- practicing all day at the phenomenal level is practicing at the noumenon level.

When those who lack clear understanding of noumenon and phenomena hear the words “practice at the noumenal level,” they consider the meaning to be profound and sublime. They also find it consonant with their lazy, lethargic minds, which loathe the effort and difficulties of Buddha Recitation. Thus, they immediately grasp at noumenon and abandon the phenomenal. Little do they realize that when the phenomenal aspect is abandoned, noumenon becomes hollow and meaningless as well! I hope that you will explain cultivation at both the phenomenal and noumenal levels to everyone, counselling them accordingly. The benefits will be great indeed!

Comments

Popular posts from this blog