THƠ ĐÁP

CƯ SĨ LÂM GIỚI SANH

 

 

Đã mấy năm không gặp nhau, tấc lòng hằng tưởng nhớ đến cư sĩ. Mùa thu rồi, nhân lệnh huynh Lâm Chi Phân đi dự kỳ hương thí, có đem thơ đến Phổ Đà, tôi mới được biết sự tu trì của cư sĩ trong thời gian gần đây. Nghe nói trong nhà bất hạnh, mất đứa con yêu, nên cư sĩ hôm sớm thương buồn không an, tôi muốn nói rõ sự lý nhân quả, nhưng vì công việc biên soạn quá gấp, nên chỉ viết thơ kể sơ lược qua. Ngày rằm hôm nay, Thầy Triệt Quyền lên núi thăm, trong câu chuyện lại nói đến tình trạng oán trách của cư sĩ, và những tà thuyết của một vài người tục dựa vào đó bảo: làm lành mang họa, tu hành không lợi ích chi... Tôi nghe xong bất giác ngậm ngùi, e rằng bậc thượng trí nhân việc này trễ nải sự tu, kẻ hạ ngu lại dám làm ác, nên không nại quê hèn, xin đem lời ngay để cùng nhau bày tỏ.


Trong Kinh Phật thường nói: “Quả báo thông ba đời và người sanh con cái lược có bốn nhân.” Quả báo thông ba đời gồm có: hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là đời nay làm dữ, lành, đời nay được họa phước; như sĩ tử cần học tập, hiện thân được công danh. Việc này mắt phàm đều có thể thấy. Sanh báo là đời nay làm dữ lành, đời sau được họa phước; như ông cha trọng văn chất, con cháu mới phát đạt, hiển vinh (sanh báo ước nơi bản nhơn và việc cách đời khó chỉ rõ, là tạm mượn thí dụ để cho dễ hiểu, xin đừng nhân lời mà hại ý). Việc này mắt phàm không thấy, thiên nhãn còn có thể thấy được. Hậu báo là đời nay làm dữ, lành, đến đời thứ ba, thứ tư, hoặc ngàn muôn đời, cho đến vô lượng vô biên hằng hà sa kiếp về sau mới được họa phước; như vương nghiệp của đời Thương, Châu, thật ra mở đầu từ ông Tắc, ông Khiết. Việc ba, bốn đời thiên nhãn còn thấy được, nếu việc trăm ngàn kiếp thiên nhãn không thể thấy, nhưng đạo nhãn của hàng Thanh văn thấy biết rõ ràng. Đến như việc vô lượng vô biên hằng hà sa kiếp, chỉ có đấng Như Lai ngũ nhãn tròn sáng mới nhìn sáng suốt trước sau. Cảnh ấy còn không phải là nhãn giới của Thanh văn, huống chi là thiên nhãn, nhục nhãn? Biết được quả báo ba đời, thì sự làm lành được phước, dữ mang họa, lời Thánh vẫn không sai, và giàu nghèo, sang, hèn, thọ, yểu, cùng, thông đều có số phần, đâu từng thiên lệch? Như hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, người trí biết sửa đổi hình, kẻ ngu luống ghét hờn với bóng! Cảnh nghịch vẫn thuận chịu, là biết vui số phần; không oán trời trách người, mới có thể lập mạng.


Con cái có bốn nhân: báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ. Báo ân là con đối với cha mẹ đời trước có mang ân, vì báo ân nên đến làm con, trọn đời phục dịch nhọc nhằn, khiến cho song thân khi sống còn được phụng dưỡng an vui, lúc qua đời được chôn cất, cúng tế. Cho đến hoặc con làm những việc giúp nước an dân, danh nêu thanh sử, để cho thiên hạ đời sau nhân kính người mà mến trọng cả cha mẹ như các ông: Tăng Lỗ Công, Trần Trung Túc, Vương Quy Linh, Sử Đại Thành... Đời nay những con thảo cháu hiền đều thuộc về hạng ấy.


Báo oán là cha mẹ đối với con đời trước có điều phụ nghĩa, nó mới đến làm con để báo oán. Khi còn nhỏ con đã sanh lòng ngỗ nghịch, lớn lên lại gây họa làm lụy cho cha mẹ; khi song thân còn sống, không cung phụng, lúc chết, để nhục lây đến kẻ cửu tuyền. Thậm chí có khi, con nắm quyền chức trọng yếu rồi làm điều trái phép, khiến cho nhà cửa nát tan, dòng họ diệt tuyệt, mồ mả bị đào xiềng, để thiên hạ đời sau nhân thóa mạ người mà ghét luôn cả cha mẹ, như bọn Vương Mãng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tần Cối...


Trả nợ là đời trước con có thiếu tiền của nơi cha mẹ, vì trả nợ nên đến làm con, nếu số thiếu nhiều thì trả đến mãn đời song thân, thiếu ít hoặc đến nửa chừng rồi đi. Như con học vừa thành danh thoạt chết mất, buôn bán mới vừa được lợi bỗng lìa trần.


Đòi nợ là đời trước cha mẹ có thiếu tiền nơi con, nay nó đến làm con để đòi lại. Như số nợ nhỏ thì cha mẹ chỉ tốn tiền cho con ăn mặc, thuốc men, học hành, cưới gả, và dạy bảo đủ điều muốn cho mai sau thành lập, nhưng vì kỳ hạn đã mãn, nó liền qua đời. Nếu số nợ lớn, có khi đứa con xài phá tiêu tan hết sự sản của cha mẹ mới thôi.


Nay tôi xem lệnh tử dường như đòi nợ mà đến, may vì số nợ có ít, nên vừa lớn khôn đã vội từ trần. Vậy cư sĩ nên sám hối nghiệp đời trước, gắng sức tu hành. Do sự bồi phước ấy, chắc có lẽ rồi đây cư sĩ sẽ sanh được đứa con quí làm rực rỡ tông môn chớ chẳng không! Xem như đức Khổng Tử là Thánh nhơn mà người con một mất thuở trung niên, Thầy Nhan Uyên là bậc đại hiền, song lại tuổi xuân ngắn ngủi, ông Nguyên Hiến nghèo xơ xác, Thầy Tử Lộ bị tuẫn nạn. Bá Di, Thúc Tề chết đói nơi núi Thú Dương, còn Ngài Cừ Bá Ngọc cùng khốn ở nước Vệ. Cư sĩ cho rằng Thánh hiền do tu đức mà bị trời phạt ư? Hay là sống chết, giàu sang đều có số mạng? Vậy cư sĩ chỉ nên trách đức mình chưa đủ, chớ hỏi điều họa phước làm chi. Được như thế kiết thần sẽ đến, tai tinh tự nhiên lánh xa.


Trong đời sống, con người có đủ tám sự khổ, dù sanh lên cõi trời cũng khó khỏi năm tướng suy, chỉ thế giới Cực lạc ở phương Tây là thuần vui không khổ. Biết đâu do cư sĩ có công hoằng dương pháp môn Tịnh độ nên Thánh thần đem đứa con không phước thọ ấy, làm một mũi kim thống tỉnh đâm trên đỉnh đầu, để cư sĩ thấy rõ ba cõi như nhà lửa không an, các sự khổ dẫy đầy rất đáng sợ, kiếp người vô thường mau như chớp, khi đại hạn đã đến không ai cầm giữ được ai. Tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn, bóng bọt, bây giờ chưa tỉnh ngộ cần tu Tịnh nghiệp thì có khác nào gỗ đá vô tình? Người có ý chí đâu chịu làm khối thịt biết đi, biết chạy, để ngày kia đồng chết mục với cỏ cây? Đâu nỡ tự cam ở cảnh phàm ngu, cứ mãi nâng cao cảnh Thánh? Gặp duyên nhắc nhở khẩn yếu như thế mà không phấn phát, nghe được chánh pháp mà không chịu làm theo, ấy là Phật phụ chúng sanh hay là chúng sanh phụ Phật?


Là người trí huệ, mong cư sĩ xét nghĩ...



Letter 14

All Conditioned Dharmas are Like

Dreams, Phantoms, Bubbles, Shadows!


Many years have passed since we last met but I have thought of you often. Last autumn, when your esteemed brother took the regional civil service examination, he brought your letter to P’u T’o Mountain. Only then did I learn about your cultivation in recent years.

I recall that you had met with great misfortune, having lost your beloved son, and that you were grieving day in and day out, seldom at peace. I wanted to write you in detail about Cause and Effect at that time, but, because of time constraints, I could only send you a short letter.

Today being the last full moon of the year, Master Ch’e Ch’uan visited our mountain. During our conversation, he discussed your plights, as well as the deluded comments of some ignorant people who claim that wholesome deeds bring only misfortune while cultivation brings no benefits. Hearing this, I could not help feeling deeply grieved, lest as a result of your experience, the intelligent grow lax in their cultivation while the dull and ignorant lose all qualms about committing transgressions. I therefore decided to put aside the reservations stemming from my humble background to share some plain, straightforward thoughts with you.

In the sutras, the Buddhas always teach that a) the consequences/requital of our actions encompass three lifetimes, while b) the birth of a child is generally associated with four causes.


a) The consequences/requital are:

– current requital;

– birth [next lifetime] requital;

– future requital.


“Current requital” refers to the misfortunes and blessings we receive in this very lifetime from the transgressions we commit and the wholesome deeds we perform. As an example, we have candidates for the civil service who study hard, pass their examinations and are appointed to high positions. Such occurrences can be seen by our ordinary human eyes.

“Birth requital” means committing transgressions and performing wholesome deeds in this lifetime but only obtaining the results, good or bad, of such actions in the next lifetime. Take the case of a family patriarch who stresses education and refinement but who only achieves success through his children and grandchildren. Such occurrences cannot [always] be seen with our human eyes, but those endowed with the Celestial Eye can perceive them.

“Future requital” means committing transgressions or performing wholesome deeds in this lifetime but not obtaining the results until the third, fourth or thousandth lifetime, or indeed untold eons in the future. This is the case of some royal dynasties which only flourish and reach their apogee several generations down the line ...

The Celestial Eye can see events three or four lifetimes away but is powerless with respect to events several hundred thousand lifetimes away. The Eye of the Arhat, however, can see them clearly. As to events occurring untold eons ago or hence, only the perfectly enlightened Tathagata Eye can see them clearly. Such realms are not even in the domain of the Arhat’s Eye, much less those of celestial or human beings.

Knowing that requital spans three generations, you should realize that the words of the sages concerning Cause and Effect have never been wrong and that wealth and poverty, honor and disgrace, longevity and early death are all the results of past actions – where is the discrepancy between cause and effect? A mirror reflects beauty and ugliness as they are. The wise know that it is the object before the mirror that should be changed while the dull and ignorant waste time and effort hating and resenting the image in the mirror! To bear adversity is to know your limitations. Only by not resenting heaven and earth can you succeed in life.


b) Children are born from four causes:

– repaying past kindness;

– repaying past wrongs;

– repaying past debts;

– claiming past debts.


“Repaying past kindness” means that the child incurred a debt of gratitude to the parents in a previous lifetime. To repay it, he or she has come to be born in the parents’ household and will attend painstakingly to their needs throughout life. He will ensure that they are well provided for while alive and receive decent burials and offerings after death. The child may even perform great public service, helping the country and the people, his name being remembered in history. Thus, when future generations honor him, they will extend their respect and admiration to his parents. Devoted children and virtuous grandchildren, nowadays, generally belong to this category.

“Repaying past wrongs” means that in a past lifetime, the parents committed some wrong toward their present children. Therefore, the children have come to be born in their household seeking retribution. Thus, when still young, the children will be unruly and when grown, they will create misfortune and calamities implicating their parents. In old age the parents will be left in want, while their treatment after death will not only dishonor them, but the shame will also extend to the ancestors as well. At times, when holding key government positions, the children may even engage in criminal acts, causing the family’s assets to be seized, the lineage exterminated, and the graves of the ancestors dug up and desecrated. Thus, when future generations abuse and revile them, they will also hate and despise their parents.

“Repaying past debts” means that the child has come to be reborn in his parents’ household because, in a previous lifetime, he incurred a debt toward them. If it is a great debt, repayment can take the parents’ entire lifetime. If the debt is modest, repayment can cover part of the parents’ lifetime ... Thus, for example, some children assist their parents in business, only to die suddenly as the enterprise becomes profitable.

“Claiming past debts” means that, in a past lifetime, the parents incurred some obligation toward their child, who has now been born in their household in order to claim payment. If the debt is small, the parents will merely have to spend money to feed and clothe him, attend to his health and education, find him a spouse and train him to establish himself in the community. Once the debt is paid, the child will die suddenly. If the debt is sizeable, the child may sometimes deplete all of the parents’ assets before dying.

It would seem to me that your son comes under the last category. Fortunately, because your debt is modest, he has passed away suddenly at an early age. You should therefore repent your previous bad karma and strive to cultivate earnestly. Even the great sage Confucius lost his only son when the latter was in mid-life. The great sage Yen Yuan had but a short life. Another ancient sage was destitute, always in want, while yet another died a martyr ... Do you perhaps think that sages and saints are punished by the heavens for cultivating virtues? Or is it because life and death, wealth and honor are determined by past karma?

Thus, you should only deplore the fact that your virtues are still wanting and not waste time pondering misfortunes and blessings! If you are repentant and strive to cultivate earnestly, the god of blessings will come your way while misfortune and calamity will bypass you – naturally.

During their lives, people are subject to all the Eight Sufferings. Even if they are reborn in the heavens, they cannot escape the Five Signs of Decay. Only the Western Land of Ultimate Bliss is all joy and no suffering. Who knows, perhaps it is precisely thanks to your work in spreading the Pure Land Dharma that the deities used the premature passing of your beloved son as an awakening needle to prick the top of your head. You may thus clearly realize that the Triple Realm knows no peace; it is like a burning house, filled with frightful suffering. A lot of humans are subject to the god of impermanence, as we are born and die in the space of a bolt of lightning. When our time has come, no one can save anyone else.

All conditioned dharmas are like dreams, phantoms, bubbles, shadows. If, even now, you have not awakened and do not strive earnestly to practice Pure Land, you are no more alive than wood and stones! How can anyone with grit and determination bear to be a mere mass of flesh running hither and yon, a walking corpse while alive, and once dead, decaying along with the weeds and the trees! How can you have the heart to consign yourself to the world of the ordinary and the deluded while always extolling the realm of the saints? If after encountering such an eye-opening circumstance [as the death of your son], you still do not redouble your efforts, if after hearing the True Dharma, you still do not follow it, are the Buddhas turning their backs on sentient beings, or are sentient beings turning their backs on the Buddhas?

As you are someone of intelligence and wisdom, I hope you will think carefully about what I have just said.

Comments

Popular posts from this blog