THƠ ĐÁP
CƯ SĨ CHÂU TRÍ MẬU
1. Được thơ, biết
ngươi sanh lòng tin, muốn quy y Phật pháp. Song, quy y Tam bảo phải dứt điều
ác, làm việc lành, gắng giữ trọn luân thường, phát lòng tín nguyện cầu sanh về
Tây phương. Lại phải có lòng thương xót hộ sanh, đừng giết hại, và trì lục trai
hoặc thập trai. Nếu chưa có thể dùng thanh đạm trọn đời, cũng chớ nên quá tham
trong sự ăn uống. Như thế mới không trái với tâm từ bi của Phật. Ngươi tên Châu
Mộc, vậy nay ta đặt cho pháp danh là Trí Mậu. Bởi tâm tánh ví như cây, do lửa
phiền não thiêu đốt nên cây ấy héo khô. Nếu có trí huệ thì phiền não không
sanh, và cây tâm tánh tự nhiên tốt tươi thạnh mậu.
Muốn thọ năm giới,
trước nên xét lại tâm mình, như có thể giữ được mà không phạm, thì hỏi cư sĩ
Hóa Tam về cách tự thọ giới trước bàn Phật, y sẽ chỉ lại cho. Đã quy hướng Phật
pháp, phải xem kỹ Văn Sao của ta, y theo thực hành, mới không bị kẻ dung thường
làm mê hoặc, khiến cho sanh tâm cầu phước báo đời sau, hoặc mong thành Tiên rồi
tu phép luyện đơn vận khí. Nếu có thể lãnh hội ý nghĩa trong bộ Văn Sao, thì dù
có trăm ngàn ngoại đạo cũng không thể lay chuyển được tâm ngươi. Chớ cho rằng
bộ ấy không đủ y cứ, phải biết những lời trong đó đều do theo ý nghĩa Kinh
Phật, hoặc thành ngôn của các bậc Tổ sư, Thiện tri thức mà thuật lại, không
phải tự ta bịa đặt viết ra.
Nên nhận xét kỹ, sự
lợi ích sẽ được nhiều.
2. Ngươi ý chí rất
kém, tâm lại quá cao, tuy nói vâng lời ta, thật ra toàn là y theo thiên kiến
của mình. Trong môn Tịnh độ, lòng tin là cội gốc. Tin được chắc, kẻ phạm tội
Ngũ nghịch Thập ác đều có thể vãng sanh; tin chưa vững, bậc thông tông thông
giáo còn hoặc nghiệp cũng không duyên phận. Ngươi đã chẳng phải là bậc thông
tông giáo, có thể nương sức mình trừ hoặc nghiệp để khỏi sanh tử, lại không tin
nơi sức Phật và công đức của tự tánh đều không thể nghĩ bàn, thì làm sao để
giải thoát? Phải biết, nếu đủ tín nguyện sâu thiết cầu về Tây phương, không
người nào chẳng được vãng sanh. Niệm Phật là pháp tròn tắt mau lẹ để thoát nẻo
luân hồi; với sự hướng thượng của môn này, ngươi còn chưa biết, lại sanh lòng
háo thắng đi nghiên cứu Khởi Tín Luận! Luận Khởi Tín tuy là cương yếu của Phật
pháp, nhưng khó đem sự lợi ích cho người căn tánh kém và kẻ sơ cơ. Dù cho
nghiên cứu Luận Khởi Tín được thông suốt không còn nghi, đến khi dụng công lại
phải y theo phép niệm Phật cầu sanh mới là ổn thỏa. Nếu nói về lý giải, lại còn
có những nghĩa của pháp tướng, thiền, giáo rất nhiệm mầu, ngươi làm sao thông
suốt cho hết được? Tâm ngươi cao như thế, mà không biết hạn lượng sự cao theo
sức mình! Ngươi tự cho rằng“căn tánh hèn kém, khó mong sanh về Tây phương,
chỉ cầu không đọa tam đồ cũng vui lòng”, đâu biết nếu chẳng được vãng sanh,
tương lai sẽ bị đọa vào ác đạo? Quan niệm ấy đã không hợp với giáo huấn của
Phật, lại trái lời khuyên bảo của ta, mà gọi: “vâng
theo thực hành, một lòng niệm Phật”, là thế nào?
Nay ngươi chức
nghiệp tầm thường, tư cách chưa phải là bậc cao thượng, sự lập chí như thế,
thật khiến cho người đáng than thở và buồn cười? Nên dứt hẳn mối cao vọng cầu
làm bậc đại thông gia ấy đi, rồi chuyên tâm nghiên cứu các kinh sách Tịnh độ và
xem lại mấy bức thơ ta gửi cho Cao Thiệu Lân, Từ Nữ sĩ trong Văn Sao, y theo đó
thực hành. Chớ nên vì mình căn tánh hèn kém mà nâng cao sự vãng sanh, để việc ấy
ra vòng ngoài. Phải dùng câu niệm Phật làm bổn mạng ngươn thần, tùy lúc động
tịnh đều nắm chắc đừng buông bỏ. Lại, những tâm niệm, hành vi phải giữ sao cho
hợp với tông chỉ: dứt các điều ác, làm những việc lành. Ngoài ra, nếu có sức
dư, không ngại gì tụng trì kinh chú, nên lấy sự chí thành làm cội gốc, đừng gấp
muốn suốt thông nghĩa lý. Nếu trước vội muốn thấu hiểu, chẳng chuyên nơi sự
tụng niệm chí thành, dù có thấu hiểu cũng không thật ích, huống chi khó thấu
hiểu ư? Đến như các môn pháp tướng, thiền, giáo, nghiên cứu trọn đời cũng khó
nắm được chỗ quy thú, dù được, còn phải dứt sạch hết hoặc nghiệp mới thoát khỏi
luân hồi. Nói đến việc này, e rằng mộng không thành mộng đó thôi! Bộ Văn Sao
của ta, ngươi xem chưa kỹ, nên lời nói ra, cao thì tới mây xanh, thấp lại tận
đáy biển thẳm. Trong ấy, luôn luôn nhắc đến những kinh sách nên xem, cách thức
xem như thế nào, và sự khó được lợi ích của các môn pháp tướng, thiền, giáo. Sở
dĩ có sự khó dễ vì pháp môn Tịnh độ nương nhờ sức từ của Phật, các pháp môn
khác chỉ dùng sức mình. Những môn kia đều là giáo lý thông thường, như sĩ phu
trong đời do tài đức mà làm quan cao thấp. Môn Tịnh độ là giáo lý đặc biệt, như
Thái tử mới sanh đã tôn quí hơn quần thần. Vì thế, hai bên không thể sánh nhau,
mà phàm phu nghiệp chướng vẫn nhiều, há chẳng dè dặt trong sự lựa chọn pháp môn
để tu hành ư?
Ngươi đã tự nhận
năng lực kém hèn, kiếp người có hạn, sao còn mãi theo cao vọng của mình? Việc
ấy ta không ép, nếu ngươi làm được bậc đại thông gia thì cũng hân hạnh cho Phật
giáo, sợ e khi làm chẳng xong, môn Tịnh độ lại chưa tin chắc, rồi ra hỏng mất
cả đôi. Giả sử đời nay có tu được chút ít công đức, kiếp sau nhất định sẽ lạc
vào vòng phước báo của thế gian. Ngươi thử nghĩ: người giàu sang đã mấy ai
không tạo nghiệp? Như ngày nay vận nước nguy biến, dân chúng lầm than, đều do
bởi ảnh hưởng phước báo của những người đời trước tu hành không trí huệ. Khi đã
lạc vào kiếp sau, ngươi làm thế nào bảo đảm được mình khỏi mê lầm, không đọa ác
đạo? Nếu chẳng sanh về Tây phương, một đời không đọa còn có thể, hai đời không
đọa rất ít lắm đó!
3. Phật nói kinh chú
rất nhiều, đâu có ai thọ trì cho hết được. Nên người xưa chỉ lựa những thứ cần
yếu để làm nhật khóa. Sớm thì tụng Lăng Nghiêm, Đại Bi, Thập Chú, Tâm Kinh,
xong lại niệm Phật hồi hướng Tây phương. Tối đến tụng Kinh Di Đà, văn Đại Sám
Hối, Mông Sơn, rồi niệm Phật hồi hướng. Hiện nay các chùa đều bớt công phu,
thời mai chỉ tụng Lăng Nghiêm, Tâm Kinh; thời hôm tụng Kinh Di Đà, văn Mông
Sơn, cách ngày lại tụng Kinh Đại Sám Hối, Mông Sơn. Ngươi nói nghi nhật tụng
trong tòng lâm kinh chú rất nhiều, đó là những thứ phụ lục ngoài hai thời khóa.
Người cư sĩ tại gia có thể y theo thời khóa của nhà thiền, hoặc tùy ý mình lập
riêng. Như sớm tối đều tụng Kinh Di Đà, chú Vãng Sanh, niệm Phật; hoặc sớm tụng
chú Đại Bi, niệm Phật, tối tụng Kinh Di Đà, chú Vãng Sanh, niệm Phật, hay trì
Kinh Kim Cang cũng được. Nhưng không luận tụng niệm kinh chú chi, đều phải niệm
Phật hồi hướng, mới hợp với tông chỉ tu Tịnh nghiệp.
Những điều ngươi
bày tỏ, tuy cũng là ý tốt, song thật ra không có chủ định, chỉ theo hoàn cảnh
đổi dời. Kinh nào, chú nào, lại chẳng ngợi khen công đức thù thắng? Theo quan
niệm của ngươi, tụng kinh này sẽ mất kinh kia, trì chú này tất buông chú nọ, bỏ
hết nghĩ tiếc uổng, tụng trì cả sức lại không kham. Như thế có được gọi là
người chơn tu hiểu lý hay chăng? Suy rộng ra, nếu ngươi gặp nhà tu Thiền khen
pháp Thiền, bác Tịnh độ, cũng bắt chước họ tham thiền; cho đến các môn khác
như: Thiên Thai, Mật Tông, Pháp Tướng, Hiền Thủ, mỗi khi gặp bậc tri thức đề
xướng, tất ngươi sẽ mất chủ định bỏ đây theo kia. Chẳng biết ngươi căn tánh bậc
nào, mà muốn thông suốt hết các pháp như thế? Ta chỉ e cho ngươi nghiệp sâu trí
cạn, khi làm nhà đại thông gia không được, lại bỏ luôn cả pháp nương sức Phật
vãng sanh của môn Tịnh độ, để lúc lâm chung nếu chẳng đi đến vạc dầu lò lửa,
quyết lạc vào bụng ngựa thai lừa! Giả sử may mắn không mất thân người chăng
nữa, lại do đời nay tuy có công tu song thiếu chánh trí, nên nhân đó hưởng được
si phước, rồi tạo nghiệp ác, khi vô thường đến, cũng đi thẳng vào tam đồ. Chừng
ấy muốn nghe tên trời, đất, cha, mẹ còn không được, huống nữa là biết pháp môn
Tịnh độ ư? Ngươi xem Văn Sao của ta hiểu như thế nào? Phải biết, một câu A Di
Đà Phật, nếu trì niệm đến chỗ cùng cực, thành Phật còn có dư. Ngươi cho rằng
tụng Kinh Di Đà và niệm Phật, không thể diệt được định nghiệp hay sao? Phật
pháp cũng như tiền, tại người khéo dùng; ngươi có tiền, làm việc gì lại không
được? Nếu ngươi có thể chuyên tu một pháp, cầu sự chi lại chẳng thành? Lựa là
phải khăng khăng trì chú này tụng kinh kia mới được công đức như thế, ngoài ra
không được những công đức khác hay sao? Nếu khéo thể theo lời ta, tự nhiên hiểu
một việc rõ trăm việc; bằng chẳng thế, dù nói cho nhiều, tâm ngươi cũng không
chủ định, nào có ích gì?
Phàm phu ở trong
mê, lòng tin không vững, nên thường có những việc khi tu hành khi tạo nghiệp,
thoạt tin tưởng thoạt nghi ngờ. Đó cũng bởi lúc ban sơ người dạy không biết
cách, nếu trước tiên đem việc nhân quả thiển cận chỉ bảo lần lần, thì đâu đến
đỗi có sự mê lầm trái ngược như thế! Nhưng tội đã qua tuy rất nặng, nếu hết
lòng sám hối sửa đổi, y theo sự hiểu biết chơn chánh, chí quyết tu Tịnh nghiệp,
lợi mình lợi người, thì tội chướng tiêu mòn, tâm tánh sáng tỏ. Nên kinh nói: “Trong đời có hai bậc anh dũng, một
là người không tạo tội, hai là kẻ đã tạo mà biết sám hối.” Một chữ hối phải tự đáy lòng phát lộ,
nếu không thật tâm ăn năn chừa cải, dù nói lắm cũng là thừa. Ví như người đọc
phương thuốc mà không chịu uống, làm sao bệnh được lành? Nếu có thể y theo cách
trị dùng thuốc, chắc chắn bệnh sẽ tiêu trừ, thân tâm yên ổn. Chỉ lo cho kẻ lập
chí chẳng bền, thành ra cảnh một ngày phơi nắng mười ngày để lạnh, rồi cũng
luống có danh suông, không phần thật ích mà thôi!
Letter 25
Self-power/Other power
I see from your letter that you have developed faith and wish to take refuge in the Buddhas and their teachings. When taking refuge in the Triple Jewel, however, you should cease all evil actions, perform wholesome deeds, fulfill your moral obligations, develop Faith and Vows and practice Buddha Recitation, seeking rebirth in the Pure Land. Yo u should also refrain from killing, protect sentient beings and be vegetarian several days a month. If you cannot yet eat frugally all the time, at least do not be too demanding in your diet. In this way, you will not go counter to the compassionate Mind of the Buddhas.
Since your name is “Precious Wood,” I shall give you the Dharma name “Verdant Wisdom.” This is because the Mind-Nature is like a tree; when consumed by the fire of afflictions, it withers and dries up. Once you have wisdom, afflictions will not arise and the tree of the Mind-Nature grows naturally healthy and verdant.
If you wish to receive the five lay precepts, you should, first of all, examine your mind. If you believe that you can keep the precepts without transgressing, you may ask the layman Hua San about self-administration of the precepts before your altar; he will be glad to instruct you.
Having now returned to the Dharma, you should read my compendium of letters carefully and follow closely the teachings described therein. Only then will you avoid being deceived by misguided persons into seeking merits and blessings in future lives or trying to become an Immortal through the practice of balancing energy currents. If you truly understand the teachings set out in my compendium, no externalist can cause you to vacillate. Do not doubt the words in the compendium. You should realize that they are based on the essence of the sutras or the enlightened words of the Patriarchs and other Dharma teachers. I did not invent these teachings. If you reflect carefully upon what I have just said, you will receive great benefits.
Your aspirations are as lofty as the heavens, while your will is as low as the ground. Although you claim to follow my teachings, you are, in fact, merely pursuing your own biased views. Faith constitutes the very basic of Pure Land teaching. With solid Faith, even those guilty of the Five Transgressions and the Ten Evil Deeds can achieve rebirth in the Pure Land. Without solid Faith, even those fully versed in the various schools and teachings have no hope of escaping Birth and Death – unless they have severed all delusive karma.
You are not yet versed in the various schools and teachings. Therefore, you cannot rely on your own strength (self-power) to eradicate karmic delusion and transcend Birth and Death. Now, if you do not believe that the power of the Buddhas and the virtues of the Self-Nature are boundless, how can you achieve liberation?
You should know that no one who seeks rebirth in the Pure Land with deep and earnest Faith and Vows will fail to achieve it. Buddha Recitation is the perfect shortcut to escape from the wasteland of Birth and Death. You do not even realize the loftiness of this method yet harbor the ambition to study the treatise Awakening of the Faith. Although this treatise presents the essence of the Dharma, it is not too helpful for those of limited capacities and shallow roots. Even if you study and understand it thoroughly, severing all doubts, once you begin practicing, you must still follow the method of reciting the Buddha’s name seeking rebirth in the Pure Land. This is the only prudent, safe course. As for the Consciousness, Zen and Sutra Studies schools, how can you expect to grasp all their subtlety and profundity?
Your mind has such high aspirations, but you do not know how to adjust their loftiness to your capacities! Yet you also think that “with humble, limited capacities, it is difficult to achieve rebirth in the Pure Land; to avoid sinking into the Three Evil Realms is enough cause for rejoicing.” Little do you realize that without rebirth in the Pure Land, you will, in the future, descend upon the three Evil Paths [hells, hungry ghosts, animality]. Ideas such as yours fail to conform to the teachings of the Buddhas and are contrary to my own advice. How can you then say that you are “following my words and single-mindedly reciting the Buddha’s name”?
You are currently engaged in an ordinary profession and do not yet have a lofty, magnanimous character. Thus, such high determination will only make others sigh and laugh. You should completely abandon your ambition to become a great scholar, concentrating instead on studying the Pure Land sutras. Reread the letters I sent to Kao Shaolin and Miss Hsu and practice accordingly. You should not look at your humble, limited capacities and consider rebirth in the Western Pure Land as too lofty and beyond your reach. You should cling to the Buddha’s name as to your life and mind, holding fast all times without letting go. Moreover, you should keep your thoughts and actions in conformity with the tenets of Buddhism, that is, put a stop to all evil actions and practice all wholesome deeds. In addition, if you still have spare time, you may recite sutras and mantras, but always keep in mind the need for utter sincerity. Do not rush to fathom meaning and substance. If you rush to understand everything at the outset and do not concentrate on utterly sincere recitation of the Buddha’s name and the sutras, even thorough understanding will bring no true benefits – not to mention that, to begin with, understanding is difficult.
As far as the Consciousness, Zen and Sutra Studies methods are concerned, even if you pursue them all your life, you will find it difficult to grasp their profound essence. Even if you do, you will still have to sever delusive karma completely to escape Birth and Death. When speaking of this, I fear that your dream will not come true and will remain just that -- a dream!
You have not read my compendium carefully enough and, therefore, your words rise as high as the Milky Way and then descend to the depths of the ocean. In the compendium, I frequently refer to the sutras and commentaries that should be read, how to go about reading them and the difficulty of benefitting from the Consciousness, Zen and Sutra Studies methods. This is because the Pure Land method calls upon the compassionate power of Amitabha Buddha (other-power), while other methods rely on self-power, self-cultivation alone.
Dharma doors other than Pure Land are ordinary methods. They resemble the approach of a scholar in everyday life who, through his own talents and virtues, becomes an official of high or low rank. The Pure Land method is a special teaching -- just like a prince who, right at birth, is more honored than courtiers or ministers. Thus, methods based on self-power and those based on other power cannot be compared. Should not ordinary beings, full of karmic afflictions, exercise caution inthe selection of a method of cultivation?
You admit that human beings have a limited lifespan and that your own real strength is limited. Why, then, continue to pursue such lofty ambitions? If you can become a great scholar, it will be a great honor for Buddhism. My only fear is that if you do not succeed and do not have firm faith in the Pure Land method either, you will fail on both accounts. Furthermore, if you do accrue some limited virtues in this life, in the next life you will certainly be reborn within the cycle of worldly blessings and merits. Think this over: among the wealthy and noble, how many can avoid creating evil karma?
Today the fate of the nation is in great peril and the people are in misery. This is all due to the influence of the merits and blessings of those, who, in previous lifetimes, cultivated without wisdom. Once having gone astray and having been reborn in the Triple Realm, how can you ensure that you will not be deluded and descend upon the three Evil Paths? If you do not achieve rebirth in the Pure Land, it may be possible to escape perdition for one lifetime, but to do so for two lifetimes is rare indeed!
Sakyamuni Buddha taught a great many sutras and mantras. No one can recite and uphold them all. Therefore, ancient masters selected only a few important ones for use in daily recitation. [Among these important sutras and mantras are the Heart Sutra, the Amitabha Sutra, the Longer Repentance Liturgy, the Surangama Mantra, the Great Compassion Mantra, the Ten Mantras.] Regardless of which sutra or mantra is recited, to be in accord with the tenets of Pure Land you should include recitation of the Buddha’s name and dedicate the merits to rebirth in the Pure Land ... You should know that the very words “Amitabha Buddha,” if recited to the level of one-pointedness of mind, have ample power to lead sentient beings to Buddhahood. Do you really think that reciting the Amitabha Sutra and the Buddha’s name cannot eliminate “fixed karma”?
The Dharma is like money. It is up to the individual to use it wisely. To those with money, many courses of action are open. If you can concentrate on cultivating one method, whatever you wish will be fulfilled. Why insist upon reciting this mantra or that sutra to accrue this or that merit, but not other merits? If you follow my instructions in a flexible way, you will naturally “understand one thing and penetrate one hundred things.” If not, even if I speak at length, your mind will not be focused, and you will not obtain any benefits!
It is taught in the sutras:
There are two types of heroes in this world: those who do not commit transgressions and those who, having done so, are capable of repentance.
The word “repentance” should spring from the depth of the mind. If you do not truly repent and change your ways, whatever you say is useless. It is like reading the label on a medicine bottle but refusing to take the medicine. How can your illness be cured? If you take the medicine according to instructions, the disease will certainly be cured -- with body and mind calm and at peace. I only fear for those who, lacking strong and determined will, put things out in the sun to warm for one day and then let them freeze for ten days. All they get is empty fame and no true benefits!
Comments
Post a Comment