THƠ ĐÁP

CƯ SĨ BỘC ĐẠI PHÀM

 

 

Từ xa đón bức văn chương, riêng lòng không khỏi hổ thẹn! Ấn Quang từ nhỏ thiếu học, nên kiến thức mù mờ, bấy lâu nổi trôi đất khách, chỉ ăn gởi ở Phổ Đà. Hôm nay không ngờ được các hạ, một bậc hiểu sâu tâm tông Nho, Phật, từng tham vấn các phương tri thức, học hạnh siêu quần chẳng xem là quê mùa để lời hỏi đến, lại quá vì khen ngợi, khiến cho người bối rối không an. Thầm nghĩ các hạ học vấn rộng rãi, thấy hiểu cao xa, đâu có lẽ còn hoài nghi với mấy điều tầm thường như thế, chắc là không ngoài bản ý muốn làm gương mẫu để dẫn phát cho kẻ đồng tu đó thôi. Tuy nhiên các hạ đã lấy biết làm không biết, tôi cũng chẳng ngại gì lấy không biết làm biết, xin tùy lời giải đáp, đâu dám bắt chước ông quan già phê án, mà chính là học trò dâng nạp vở thi. Vậy những lời bày tỏ sau đây, nếu có sai lầm, xin nhờ phủ chính.

 

1. Niệm Phật tuy quí tâm niệm, nhưng cũng không nên bỏ sự đọc tụng ra tiếng, vì thân, miệng, ý giúp đỡ lẫn nhau. Dù rằng tâm có thể nhớ nghĩ, song nếu thân không lễ kính, miệng chẳng trì tụng, thì cũng khó được lợi ích. Như người đời khi khiêng đồ vật nặng còn phải dùng tiếng giúp sức, huống là việc muốn nhiếp tâm để chứng Tam muội hay sao? Cho nên Kinh Đại Tập nói: “Niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhỏ thấy Phật nhỏ.” Cổ đức cũng bảo: “Niệm lớn tiếng thì thấy thân Phật cao lớn, niệm nhỏ tiếng thì thấy thân Phật bé nhỏ.” Với hạng phàm phu, tâm thường hôn trầm, tán loạn, nếu không nhờ sức thân lễ miệng tụng, tất khó được nhứt tâm.

 

2. Chỗ chân lý thực tế mới không còn sanh diệt, ngoài ra, trong Phật sự có pháp nào chẳng phải là sanh diệt? Bậc Đẳng giác Bồ tát phá bốn mươi mốt phẩm vô minh, chứng bốn mươi mốt phần bí tạng cũng không ngoài sự lấy, bỏ, sanh, diệt, huống nữa là việc niệm Phật đối với phàm phu ư? Nhưng sanh diệt tuy là cội sanh tử, mà cũng là gốc Bồ đề, có sanh diệt hay không, chỉ do nơi người mà thôi. Nhiếp cả sáu căn, nối liền tịnh niệm, chính là đem sự sanh diệt bỏ giác hiệp trần, đổi thành sự sanh diệt bỏ trần hiệp giác, để kỳ chứng được Phật tánh chơn như không sanh diệt vậy.

 

3. “Niệm niệm ở Tịnh độ mới được vãng sanh” là thuộc về thân phận của bậc vãng sanh Thượng phẩm. Nếu chấp định nghĩa này tự cầu Thượng phẩm thì còn chi hay hơn, bằng chấp định để dạy hạng căn cơ trung, hạ, tất cả sẽ làm trở ngại sự thăng tấn của người chẳng ít. Tại sao thế? Vì lẽ họ cho pháp này quá cao, rồi cam phận thấp kém, không chịu tu trì. Lại, phép niệm Phật tuy thuộc ý thức, nhưng cũng đủ cả các thức, trong kinh văn há chẳng nói: “Nhiếp cả sáu căn” đó ư? Sáu căn đã nhiếp thì sáu thức để làm gì? Tức như chuyển câu niệm Phật vào hàm tàng thức cũng không ngoài công dụng của sáu thức.

 

4. Đoạn luận vấn về mục “Niệm Phật tương tục, dao chém chẳng đứt” vẫn không còn ngờ; nhưng vì các hạ chưa phân biệt giới hạn của Thiền tông, Tịnh độ, và tự lực, tha lực, nên thành một khối hoài nghi. Pháp môn Niệm Phật là nương nhờ sức Phật ra ba cõi, sanh về Tịnh độ, nay đã chẳng phát nguyện tất cũng không có lòng tin. Nếu không tín nguyện, chỉ niệm danh hiệu Phật, vẫn thuộc về tự lực, và bởi thiếu tín nguyện nên không thể thông cảm với sức hoằng thệ của đức A Di Đà. Thảng như trừ được phiền não kiến, tư, còn có thể vãng sanh, nếu chưa trừ, hoặc trừ chưa hết, thì gốc nghiệp vẫn còn và phải bị luân hồi. Về điều này ông Ngũ Tổ Giới, Thảo Đường Thanh là những bằng chứng xác thật. Phải biết, nếu bỏ tín nguyện mà niệm Phật, thì có khác nào sự tham cứu của nhà tu thiền. Và nếu được vãng sanh, chẳng hóa ra nhân quả không phù hợp hay sao? Ngài Ngẫu Ích bảo: “Được sanh cùng chăng, toàn do nơi lòng tín nguyện có, không; phẩm vị cao thấp, đều bởi công trì danh sâu, cạn” là một luận án chắc chắn không thay đổi. Trong Kinh A Di Đà, câu: “Một lòng không loạn” là nương theo đoạn công đức y, chánh, ở văn trước khuyên sanh lòng tin, và nối theo đoạn: “Nếu có chúng sanh nào nghe kinh này, phải nên phát nguyện cầu sanh về nước kia” chính là bảo phải phát nguyện. Hơn nữa, về điểm tín nguyện, trong mấy đoạn văn sau cũng lập lại nhiều lần. Các hạ cắt đứt mấy đoạn văn ấy, chỉ nhìn vào câu “một lòng không loạn” xem sự nhất tâm có tín nguyện cùng không tín nguyện đồng như nhau, nên mới thắc mắc về chỗ:“Niệm Phật đến trình độ dao chém chẳng đứt tức là thuần nhứt rồi, tại sao lại không được vãng sanh?”

 

5. Ngoài câu niệm Phật, nếu có niệm khác tức là xen tạp. Những niệm ấy rất nhiều khó kể hết được, chỉ nêu phần chánh như: niệm cầu đại triệt, đại ngộ, niệm mong được đại tổng trì, v.v... chớ không phải chỉ cho sự phát nguyện là xen tạp. Nên biết pháp môn Tịnh độ lấy Tín Nguyện, Hạnh làm tông chỉ. Hạnh như cỗ xe, Nguyện như người phu xe, Tín như kẻ dẫn đường, đủ cả ba mới thành tựu sự tấn thú của xe. Vì thế người tu Tịnh độ hôm sớm phải phát nguyện. Lại chớ nên chấp nê rằng những lúc không niệm Phật, hoặc khi phát nguyện là cắt đứt, xen tạp, tịnh niệm không thành. Thử hỏi: tâm niệm ấy có từng trải qua những cảnh thấy, nghe, mặc áo, ăn cơm, cùng các sự cử động khác hay không? Nếu có, với mấy điều này đã không thấy cắt đứt, xen tạp, sao lại cho những việc kia là tạp loạn? Cho nên, dù niệm Phật đến cảnh cảnh giới “một niệm muôn năm” cũng không ngại gì tới sự khởi cư hằng ngày. Bằng tuyệt nhiên không cả, hoặc ra chỉ có pháp thân Bồ tát mới đảm đương nổi. Nhưng các bậc Đại sĩ tuy ở yên một chỗ mà hiện vô số thân trong cõi vi trần, làm vô lượng Phật sự, nếu quả có xen hở tạp loạn, thì chắc không biết là bao nhiêu? chư Phật, Bồ tát có thể đồng thời khắp đến mười phương, song đây chỉ là một việc, thật ra tâm ta vẫn đủ các lý, ứng muôn sự, không phải như thế mà thôi đâu!

 

6. Ước theo nghi thức xưa nay, sự phát nguyện thường ở vào khoảng sớm mai và tối. Nhưng cũng có người khi niệm Phật xong thời nào, liền hồi hướng phát nguyện ngay lúc ấy. Các hạ đã hiểu sâu tánh, tướng mà còn cho rằng: “niệm Phật và niệm cầu sanh không thể đi đôi”, thì dường như đối với viên lý sự vô ngại, chưa được tin chắc. Lại bảo: “Nếu có thể đi đôi tất tâm niệm sẽ chia làm hai: một nửa về Phật, nửa về nguyện, thế thì một người ưng thành hai vị Phật.” Xin hỏi, cơn bình thường, có lúc nào các hạ đương lúc mắt thấy sắc mà tai vẫn nghe tiếng cho đến ý vẫn suy nghĩ hay không? Nếu quả có thế, tại sao riêng với việc này các hạ hãy còn ngờ? Vậy nên biết, tâm niệm công dụng không lường; tám thức há chẳng phải là thể dụng của một tâm ư? Kia đã không thành tám vị Phật, tại sao đây lại thành hai vị Phật?

 

7. Bình sanh tuyệt không tín nguyện, khi lâm chung khó được nhờ sức Phật. Đã nói: “Lúc nghiệp lành dữ đồng thời đều hiện”, thì chẳng những câu niệm Phật không hiện không được vãng sanh, dù có hiện cũng không được vãng sanh. Tại sao thế? Vì không phát nguyện vãng sanh, vì không cầu Phật tiếp dẫn. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giả sử nghiệp ác có hình tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa.” Cổ đức bảo: “Tâm nghiệp rất nhiều, ngã về mối nặng như người mắc nợ, chủ mạnh kéo đi.” Nay nghiệp lành dữ đều hiện, bởi không tín nguyện, tất phải bị nghiệp lực lôi cuốn mất sự chủ trương. Thế thì biết, nương cậy sức mình, dù hoặc nghiệp còn một mảy tơ cũng không thoát khỏi sanh tử, lựa là nhiều ư? Niệm Phật đến nhứt tâm mà không tín nguyện, trong vô số người, hoặc may có được một vài kẻ vãng sanh. Rất không nên đem điều ấy giáo hóa làm mất căn lành Tịnh độ của tất cả chúng sanh đời sau. Vì nếu chỉ nương tự lực niệm cho đến nghiệp dứt tình không, chứng Vô sanh nhẫn thì khắp thế gian khó được một đôi người. Thảng như ai nấy đều y theo thuyết này mà tu trì, không chú trọng đến tín nguyện, tất vô lượng chúng sanh sẽ nổi chìm trong biển khổ, bặt nẻo thoát ly, ấy cũng vì một lời nói gây nên tổn hại. Mà người chủ trương thuyết trên kia lại còn nghênh ngang tự đắc cho rằng lời mình rất cao; đâu biết đó là cuồng ngôn làm dứt mất huệ mạng Phật, khiến chúng sanh lầm lạc nghi ngờ! Thương thay!

Pháp môn Tịnh độ phải xem là đặc biệt, không nên đem sánh với giáo nghĩa thông thường. Ví như đức Phật chẳng mở môn này, chắc trong đời Mạt pháp không có ai thoát khỏi đường sanh tử! Bộ Di Đà Yếu Giải của Ngài Ngẫu Ích, lý sự đều đến chỗ cực điểm, nếu các hạ y theo đó hành trì, thì ngày kia trên phẩm vị vãng sanh không ai sánh kịp. Người xưa tu hành đều có thể chứng đạo, trái lại người đời nay ít kẻ minh tâm. Ấy bởi căn cơ có thấp kém ư? Hay là do lòng cung kính, khinh mạn khiến nên như thế? Tôi xem nhiều truyện ký, thấy những bậc cao nhân đều trọng kinh tượng như Phật sống, sự kính sợ của các Ngài dù cho tôi trung, con thảo, cũng không thể phưởng phất được một đôi phần. Vì lòng thành kính cùng cực, nên các vị ấy có thể dứt hoặc chứng chơn, vượt thẳng lên cõi Thánh. Thử xem một việc Nhị Tổ Thần Quang đứng hầu dưới tuyết, chặt cánh tay cầu pháp ở Thiếu Lâm, cũng đủ thấy lòng thành kính của Ngài dường nào! Người đời nay xem tượng Phật như gỗ đất, kinh Phật như giấy cũ, dù có lòng tin thọ trì, chẳng qua là đọc tụng làu thông nơi đầu mồm mà thôi, có điều thật ích gì đáng bàn luận đâu! Tuy rằng như thế cũng gieo được viễn nhân, nhưng tội khinh lờn thật không thể tưởng nghĩ! Các hạ là bậc luận giỏi học nhiều, khi đề xướng Phật pháp, xin nhắc nhở điều này, để mọi người cùng được lợi ích. Như thế, pháp môn và chúng sanh sẽ hân hạnh biết bao!



Letter 15

A Little Bit of Knowledge is Ignorance



Receiving your poetic letter from afar, I cannot but feel embarrassed! From an early age, this old monk has lacked education. My knowledge is uncertain and nebulous. Having drifted here and there for many years, far away from my native village, I am now sojourning on P’u T’o Mountain. Never did I expect that such a remarkable person as yourself, a scholar versed in the Mind-Dharma of Confucianism and Buddhism, who has studied at the feet of masters far and wide and made their outstanding practices his own, would condescend to seek advice from me. Moreover, you have praised me so excessively that my mind is perplexed and uneasy.

I venture to think that with your broad, well-rounded education and your lofty, far-reaching knowledge, you surely cannot have doubts about such ordinary matters as those raised in your letter. It must be that your intention is to act as an example, to show the Way to those who cultivate alongside you. 

However, since you have presented knowledge as ignorance, there is nothing to prevent me from presenting ignorance as knowledge and I will try to answer your questions in the order raised. I certainly would never dare imitate the old mandarin who sits as a judge but is in reality an aging student submitting his examination papers. Therefore, if the following explanations contain errors, please revise and amend them.


1) Although the mind is what matters most in Buddha Recitation, oral recitation should not be disparaged. This is because body, speech and mind reinforce one another. Although the mind may be focused on Amitabha Buddha, if the body does not bow respectfully and the mouth does not recite, it is difficult to receive benefits. For example, even when lifting heavy objects, ordinary people assist themselves by shouting aloud; how can you not do at least as much when trying to concentrate the mind and attain samadhi! Thus, the Great Heap Sutra teaches:


To recite loudly is to see a tall Buddha, to recite softly is to see a small

Buddha.


The ancient masters have also said:


Reciting loudly, we see a large, tall body of the Buddha, reciting softly, we

see a small, short body of the Buddha.


Ordinary beings often have lethargic, scattered minds. If they are not “assisted” by their bodies and mouths, it is difficult for them to achieve one-pointedness of mind.


2) Only at the level of Ultimate Truth is there no longer birth and extinction. Except for that, what Buddhist practice is not within the realm of birth and extinction? Even the practices of the Bodhisattvas at the Equal Enlightenment stage (who have achieved virtual equality with the Buddhas, destroyed the forty-one parts of ignorance and attained the forty-one parts of the Secret Store) are not beyond grasping and rejection, birth and extinction -- not to mention Buddha Recitation as practiced by ordinary beings.

However, while birth and extinction are the roots of Birth and Death, they are also the very roots of Enlightenment. Birth and extinction depend entirely on the individual. To gather the six senses together in pure, uninterrupted recitation is precisely to convert the birth and extinction which abandons Enlightenment for worldly dusts into the birth and extinction which abandons worldly dusts for Enlightenment -- as you strive to attain the True Thusness Buddha-Nature free of birth and extinction.


3) “Only if thought after thought is on the Pure Land can rebirth be achieved,” refers to the condition of those who will be reborn in the upper lotus grades. If we hold onto this truth and seek the highest grade of rebirth for ourselves, nothing could be better. However, if we hold onto it to teach those of moderate and low capacities, we will greatly hinder their progress.

Why is this so? It is because they may find this method too lofty, resign themselves to their lowly condition and refuse to cultivate.

Moreover, although Buddha Recitation centers on the mind-consciousness, it encompasses all other consciousnesses as well. Do the sutras not mention “gathering the six senses together”? If the six senses are gathered together, the six consciousnesses will also be gathered together. Even registering the words “Amitabha Buddha” in the Alaya Consciousness must be achieved through the six consciousnesses.


4) The comment “recite the Buddha’s name without a break, so that a knife cannot cut through” should not give rise to any doubts. However, such doubts arise simply because you have not yet clearly delineated the boundaries between Zen and Pure Land and between self-power and other power.

The Buddha Recitation practitioner relies on the Vow-power of Amitabha Buddha to escape the Triple Realm and achieve rebirth in the Pure Land. If you do not vow to achieve rebirth, you certainly cannot have Faith either. Merely reciting the Buddha’s name, without Faith and Vows, falls in the category of self-power. Without Faith and Vows, the practitioner cannot merge with the Vow-power of Amitabha Buddha.

If you can sever all delusions of views and delusions of thought, you may achieve rebirth in the Pure Land. However, if you have not severed them, or you have failed to sever them completely, the roots of evil karma remain, and you are still subject to Birth and Death ... You should know that ignoring Faith and Vows while reciting the Buddha’s name is no different from Zen meditation practice. If you were to achieve rebirth in the Pure Land under such circumstances, how could Cause and Effect be reconciled? Elder Master Ou I has said:


To achieve rebirth in the Pure Land or not depends entirely upon Faith and Vows; the grade of rebirth (high or low) depends on whether one’s practice of Buddha Recitation is deep or shallow.


This is a true statement not subject to change.


5) Relying on self-power alone, you cannot escape the cycle of rebirth as long as you still have even a trace of karmic delusion at the time of death -- not to mention if you have a great deal.

Reciting the Buddha’s name to the level of one-pointedness of mind without Faith and Vows – perhaps a few out of countless individuals may achieve rebirth in the Pure Land. Thus, you should by no means teach this approach and squander the good Pure Land roots of future generations. This is because it is difficult to find even a few cultivators in this whole world who can recite to the point of “extinction of karma and emptiness of desire” and attain the Tolerance of Non-Birth, by relying on self-power alone.

Therefore, if everyone followed this approach in cultivation and failed to stress Faith and Vows, countless sentient beings would drown in the sea of suffering -- their escape route blocked.

A single statement can cause so much harm. Not realizing how arrogant they are, those who advocate such doctrines consider themselves very perceptive and profound. Little do they realize that their words are deluded and insane -- severing the “wisdom-life” of the Buddhas and leading sentient beings to err and harbor doubts. What a great pity indeed!

The Pure Land method should be considered a special Dharma method, not to be compared with other general teachings of the Buddhas.


Comments

Popular posts from this blog