THƠ ĐÁP

CƯ SĨ ĐẶNG TÂN AN

 

Lời thỉnh ích của cư sĩ, tôi thật khó đối đáp! Tại sao thế? Vì chí hướng của cư sĩ lớn, kiến thức của tôi nhỏ, lớn nhỏ không đồng, cơ giáo tất khó hợp nhau. Tuy nhiên, trong thật tướng Nhất thừa, tìm tướng lớn nhỏ không thể được. Nơi ấy, nói lớn thì lớn, nói nhỏ thì nhỏ, lớn nhỏ vẫn đầy đủ tánh pháp giới. Cái nhỏ của tôi biết, lại bao trùm tất cả pháp trong mười cõi pháp. Ngài Thiện Đạo Hòa thượng nói: Nếu muốn học về Giải, tất cả pháp từ phàm phu đến Phật địa đều nên học. Như muốn học về Hạnh, nên lựa một pháp hợp lý hợp cơ, gắng sức tinh chuyên mới mau được thật ích. Chẳng thế thì dù trải qua nhiều kiếp cũng khó thoát ly. Pháp hợp lý hợp cơ ấy không chi hơn dùng lòng tín nguyện, trì danh hiệu Phật cầu sanh Tây phương. Muốn tìm học, nên y theo Kinh Di Đà Yếu Giải và các sách Tịnh độ.

Phật giáo là một pháp công cộng trong mười phương pháp giới, ai cũng nên tu và đều có thể tu. Bởi chưa thấy rõ bản sắc của Phật giáo, một nhóm Nho sĩ lập luận mù quáng rằng: Đạo Phật bỏ nhơn luân, hại chánh lý! Tại sao mà biết họ sai lầm? Vì đức Phật đối với kẻ làm cha nói lành, với con nói thảo, với vua nói nhân, với tôi nói trung, cho đến chồng vợ kính yêu, anh em hòa thuận; tất cả lời hay hạnh tốt ở đời, trong Kinh Phật đều nói rành rẽ. Thế thì cùng với Nho giáo có khác chỗ nào? Hơn nữa, về điểm chỉ rõ lý nhân quả ba đời, trong đạo Nho không thấy nói. Đến như những việc: dứt hoặc chứng chơn, đầy đủ Bồ đề, về nơi vô đắc, thì Nho giáo phải kém thua xa. Tiếc cho hàng Nho sĩ kia chưa thấy, nếu họ được xem kỹ và hiểu sâu lý ấy, chắc sẽ đau thương rơi lệ, tiếng khóc động cõi đại thiên, hối hận vì mình đã khinh báng Phật giáo! Nhưng dùng lời báng pháp tội nhỏ, dùng thân báng pháp tội lớn vô cùng! Đời nay có những người ưa nói Đại thừa cho rằng mình đã ngộ đạo, bảo: Ta chính là Phật, cần gì phải niệm Phật? Phiền não tức Bồ đề, cần gì dứt phiền não? Dâm, giận, mê là giới, định, huệ, cần gì trừ bỏ dâm, giận, mê? Lời nói của họ thật cao trên chín từng mây, việc làm xét lại ở dưới chín lớp đất! Những người như thế, gọi là oan gia của nhà Phật, so với kẻ không biết Phật pháp mà khinh báng, tội còn nặng hơn muôn phần. Với hạng sau này, luận về công họ nghiên cứu Phật pháp chẳng phải toàn là vô ích, nhưng chỉ làm cái nhân được độ về sau. Còn tội dùng thân báng pháp quyết phải chịu khổ trong đường ác đạo không biết bao nhiêu kiếp số.

Cư sĩ nên nghiên cứu kinh luận Đại thừa cho chỗ hiểu biết được đầy đủ. Về phần tu, phải lấy tín nguyện, trì danh làm chánh hạnh. Đến như lúc cư xử bình thường, hoặc sợ làm tội không hay, giảm phước không biết, nên đọc bộ An Sĩ Toàn Thơ và Pháp Uyển Châu Lâm tất sẽ nắm được khuôn phép để giữ gìn, tâm niệm không dám buông lung nữa. Thảng hoặc còn sợ mình kiểm soát không kịp, nên y theo phép công quá cách của đức Phù Hựu Đế Quân mà thực hành, thì có thể vượt phàm lên Thánh, dứt hoặc chứng chơn. Như thế, ở nước Trung Hoa này, cư sĩ sẽ là người ít ai hơn được.



Letter 3

The True Mark Vehicle has no Marks


It is very difficult indeed to respond to the important questions raised in your letter. Why? It is because your aspirations are lofty while my knowledge is limited and meager. Loftiness and meagerness cannot meet; therefore, my teaching will not be appropriate to your needs!

However, in the True Mark Single Vehicle, the marks of loftiness and meagerness cannot be found. Within this Vehicle, whether the marks are lofty or limited depends on how they are conceived. Loftiness and meagerness always possess in full the nature of the Dharma Realm. Moreover, the meagerness to which I refer encompasses all the dharmas of the Ten Realms.


The Pure Land Patriarch Shan Tao has said:

If you wish to study “meaning,” [understand the Dharma] you should study all dharmas, from the mundane level to the level of the Buddhas. However, if you want to engage in “practice,” you should choose a method compatible with the Truth as well as your own capacities and level and then concentrate on it earnestly. Only then can you reap benefits swiftly. Otherwise, even if you spend many eons, you will not be able to escape Birth and Death.


This being so, there is no better method than to recite the Buddha’s name with a mind of Faith an Vows, seeking rebirth in the Pure Land. If you wish to go deeper, you should carefully peruse the Commentary on the Essential Points of the Amitabha Sutra and other Pure Land sutras and treatises.

Buddhism is an open method within the ten Dharma Realms – everyone should practice it and anyone can practice it. Because they do not fully understand its true nature, some Confucian scholars blindly criticize Buddhism ... However, the evil karma resulting from maligning the Dharma pales before the karma of vilifying it with one’s own body! These days, some individuals, mouthing Mahayana teachings, consider themselves awakened to the Way. They say: “I am [intrinsically] a Buddha, why recite the Buddha’s name? Afflictions are Bodhi, what is the need to sever them? Lust, anger and delusion are precepts, concentration and wisdom, why sever lust, anger and delusion?”

Their words are as lofty as the heavenly clouds, but their actions, upon close examination, are as low as the underworld! Such persons may be considered the enemies of Buddhism. Their evil karma is ten thousand times worse than that of persons who malign Buddhism through mere ignorance of the Dharma. While their efforts in studying the Dharma are not entirely wasted, these can only constitute the seeds of liberation in the future. Their transgressions, on the other hand – the vilification of the Dharma with their bodies – will assuredly result in retribution along the Evil Paths for countless eons to come.

You should study Mahayana sutras and commentaries to ensure that your understanding is broad and complete. As far as cultivation is concerned, you should concentrate on Faith, Vows and recitation of the Buddha’s name.

Comments

Popular posts from this blog