THƠ ĐÁP

CƯ SĨ ĐẶNG BÁ THÀNH

 

I

Từ buổi tương ngộ đến nay, thấm thoát đã sáu năm, không những tuyết sương thay đổi, mà vận nước cũng khác xưa. Cảnh đời vô thường, thật nên thương cảm! Tiếp được thơ, biết cư sĩ không xao lãng Tịnh nghiệp, tôi rất vui mừng! Nhưng trong thơ thấy nói thân tâm không an vì cảnh nhà thiếu thốn, hay đau yếu dây dưa mà không an chăng...?

Nếu cảnh nhà thiếu kém, thiết tưởng cư sĩ nên lui một bước. Phải nghĩ rằng: giữa đời, người hơn ta vẫn nhiều, song kẻ thua ta cũng không ít; chỉ cầu khỏi đói lạnh, mơ chi đến giàu sang? Thảng như cư sĩ biết vui theo số phận, an với cảnh duyên, hãy còn có thể chuyển phiền não thành Bồ đề, lo gì không đổi được u buồn thành vui đẹp? Nếu đau yếu dây dưa, nên thống niệm thân là cội khổ, sanh lòng chán lìa, gắng tu Tịnh nghiệp để cầu quyết sanh về Cực lạc. Các đức Như Lai đều lấy sự khổ làm Thầy mới thành đạo Phật, chúng ta cũng phải lấy đau bệnh làm thuốc để cầu giải thoát khỏi nẻo luân hồi. Nên biết phàm phu đủ nghiệp hoặc ràng buộc, nếu không có những nỗi khổ cơ cùng tật bệnh... tất sẽ theo đuổi theo trường sắc, thinh, danh, lợi, khó mà buông bỏ. Trong lúc đắc ý như thế, ai chịu quay đầu nhìn lại, tưởng đến sự chìm đắm về sau ư? Thầy Mạnh Tử nói: “Người nào sắp lãnh một trọng trách thiêng liêng, trước tiên phải nhọc thân, khổ trí, hoặc đói khát, khốn cùng, việc làm thất bại. Có như thế, kẻ ấy mới rèn luyện được ý chí nhẫn nại, vững bền, tài năng cao siêu xuất chúng”. Thế thì biết, con người được thành lập, phần nhiều nhờ nghịch cảnh, và trong trường hợp ấy, ta chỉ nên an lòng thuận chịu mà thôi. Nhưng trọng trách của Thầy Mạnh nói, chỉ là tước vị ở đời, mà còn phải khổ nhọc như thế mới làm nên; huống nữa kẻ phàm phu thấp thỏi như chúng ta, muốn gánh vác công việc trên thành đạo Phật, dưới độ chúng sanh đó ư! Nếu như không bị một chút điên đảo vì nghèo bệnh, thì tình trần lừng lẫy, Tịnh nghiệp khó thành, gương lòng sẽ bị tối mờ, nhiều kiếp trôi lăn trong ác đạo, sự giải thoát buổi tương lai chưa biết đâu là kỳ hạn!

Người xưa đã bảo: “Ví chẳng một phen sương thấm lạnh. Hoa mai chi dễ thoảng mùi hương!” Lời này là ý tứ trên đây vậy.

Cư sĩ nên bền chí niệm Phật để mau tiêu túc nghiệp, chớ sanh lòng phiền não rồi oán trời trách người, cho nhân quả là hoang đường, chê Phật pháp không linh nghiệm. Nên biết chúng ta từ vô thỉ đến nay, gây nghiệp ác vô lượng vô biên, như Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giả sử nghiệp ác có hình tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa hết”. Thế thì sự tu trì lơ là chút ít, đâu dễ dứt trừ hoặc chướng hết được. Đức Thích Ca, A Di Đà vì thương xót chúng sanh không đủ sức dứt nghiệp, riêng mở pháp môn “nương nhờ Phật lực, đới nghiệp vãng sanh”. Ân đức ấy thật vô cùng rộng lớn, dù trời đất cha mẹ cũng khó sánh trong muôn một. Vậy cư sĩ nên hết lòng sám hối, tự có thể nhờ Phật gia bị khiến cho nghiệp tiêu, thân tâm yên ổn. Như bệnh khổ bức bách không thể nhẫn chịu, thì hôm sớm ngoài thời niệm Phật, cư sĩ nên chí thành niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm. Vì với bổn nguyện tầm thinh cứu khổ, Bồ tát hiện thân khắp mười phương quốc độ; chúng sanh trong lúc nguy biến nếu có thể trì tụng kính lạy, Ngài sẽ tùy cơ cảm mà giúp đỡ, khiến cho thoát khổ được vui.

Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật. Nếu bê trễ biếng lười, không chút chi kính sợ, tuy cũng gieo nhân giải thoát về sau, nhưng quả báo của tội khinh lờn thật không thể tưởng nghĩ! Dù có chút ít phước dư khỏi đọa vào ác đạo, được sanh về cõi Trời, Người, cũng quyết khó dự nơi Liên Trì hải hội.

Đến như tượng Phật, phải tôn kính như Phật sống không nên xem là đất, gỗ, giấy, đồng. Kinh điển là Thầy của chư Phật ba đời, là pháp thân Xá Lợi của Như Lai, cũng phải kính như Phật, không nên xem là loại giấy mực. Khi đối trước kinh tượng, phải như tôi trung thờ chúa Thánh, con thảo đọc di ngôn. Được như thế tội nghiệp nào không tiêu, phước huệ nào chẳng đủ? Hiện nay hàng sĩ phu học Phật vẫn nhiều, song hầu hết đều đọc văn giải nghĩa để cung cấp cho nguồn biện luận, tỏ ra mình là một nhà thông hiểu giáo lý; xét về chỗ chí thành cung kính, y giáo tu trì, thật là ít có người! Tôi thường cho rằng: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng cung kính. Có một phần cung kính thì tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phước huệ, hai ba phần cho đến mười phần cung kính cũng như vậy. Trái lại, nếu càng khinh thường thì tội chướng càng thêm, phước huệ càng suy giảm. Như thế chẳng đáng kinh sợ đau tiếc lắm ư? Khi gặp bè bạn, cư sĩ nên đem ý này khuyên bảo nhau, đó là một món pháp thí rất lớn. Pháp môn Tịnh độ, như thông hiểu được, vẫn là điều rất quí, bằng có chỗ chưa rõ, cũng cứ tin chắc lời của Phật, Tổ chớ nghi ngờ, nghi thì cùng với Phật cách xa, khi lâm chung quyết khó được tiếp dẫn. Cổ đức cho rằng: “Pháp môn Tịnh độ chỉ có Phật với Phật mới rõ cùng tận, bậc đăng địa Bồ tát cũng không thể thấu hiểu hết”. Như bậc đăng địa Đại sĩ còn không thể thấu hiểu hết, ta đâu nên đem tâm lượng phàm phu mà ức đoán sai lầm ư? Nếu muốn nghiên cứu, nên xem Tịnh Độ Thập Yếu; quyển này do Ngài Ngẫu Ích Đại sư rút những tinh hoa trong các kinh sách Tịnh độ soạn ra, rất hợp thời cơ, đáng liệt vào bậc nhất. Mở đầu quyển là tập Di Đà Yếu Giải, từ trước đến giờ về Kinh A Di Đà, chỉ có những lời chú thích này là siêu tuyệt, phải tuân giữ không nên khinh thường. Người thông minh đời nay, tuy học Phật pháp nhưng vì chưa gần gũi với bậc cụ nhãn tri thức, nên hầu hết đều chuyên trọng lý tánh, bác bỏ sự tu và nhân quả. Họ đâu biết, nếu sự tu nhân quả đã mất, lý tánh cũng không còn. Lại có những kẻ tài cao, văn từ quỉ thần kinh động mà xét đến hành vi thì không khác chi hạng vô trí thức, truy nguyên đều do bác bỏ sự tu nhân quả mà ra. Mối tệ ấy khiến cho nhiều người lầm lạc noi theo, đó là dùng thân báng pháp, tội lỗi không ngằn! Bậc thượng trí thấy thế càng thêm xót thương đau đớn! Bộ Pháp Uyển Châu Lâm nói rõ nhân quả, sự lý đều đầy đủ, những tích báo ứng cũng tinh tường, có thể khiến cho người xem kinh sợ, dù ở nơi nhà tối cũng như đối trước Phật, trời, không dám khởi niệm ác. Với bộ này, bậc thượng, trung, hạ đều được lợi ích, chắc không đến nỗi lầm đường, chấp lý bỏ sự mà theo thói tà vạy, ngông cuồng. Ngài Mộng Đông đã bảo: “Người khéo nói tâm tánh, quyết không bỏ nhân quả; kẻ tin sâu nhân quả tất rõ suốt tâm tánh, đó là lẽ đương nhiên”. Lời của Ngài là một chí luận ngàn đời, cũng là mũi kim đâm trên đỉnh đầu những kẻ cuồng huệ.

Bộ Pháp Uyển, các nơi lưu thông Phật pháp đều có bán. Về sự lợi ích, khi đọc xong sẽ tự rõ, cư sĩ nên khuyên tất cả bạn tri giao mua xem. Mùa thu rồi, lệnh đệ lên viếng Phổ Đà, tôi có đem những điều thành kỉnh để khuyên nhau, nhưng không biết y có cho lời tôi là thiết thực chăng?

 

II

 

Được thơ, xem qua dễ khiến cho người vui đẹp! Thuở xưa Cừ Bá Ngọc đến năm mươi tuổi, nhìn lại năm bốn mươi chín, thấy mình còn sai lầm. Đức Khổng Tử lúc gần bảy mươi, ước được sống thêm lâu để học tinh tường bộ Kinh Dịch, cho khỏi điều lỗi lớn. Sự học của Thánh hiền thật đã đi cùng đến chỗ khởi tâm động niệm! Học giả đời nay ưa theo từ chương, ít ai nghĩ đến điểm chánh tâm, thành ý. Bởi thế, tuy trọn ngày đọc sách mà không rõ ý chỉ của Thánh hiền, ngôn ngữ hành vi so với chỗ học trái rất xa, như sáng, tối, vuông, tròn không thể cùng dung hợp. Ấy là chưa nói đến lỗi lầm của tâm niệm, nếu kể ra được thì biết bao nhiêu!

Kinh Phật dạy người thường tu phép sám hối, để kỳ cho dứt hết vô minh, thành đạo Bồ đề. Cho nên, đức Di Lặc tuy đến ngôi Đẳng giác, còn phải ngày đêm sáu thời lễ mười phương Phật, để cầu vô minh hết sạch, tròn chứng pháp thân, huống nữa là hạng phàm phu nghiệp lực sâu nặng ư? Nếu không biết hổ thẹn, sám hối, tuy bản tánh đồng với chư Phật, nhưng bị hoặc nghiệp che lấp, không thể hiển hiện, ví như tấm gương báu lâu đời, chẳng những không ánh sáng mà thể gương cũng bị khuất mất. Nếu biết gương sẵn tánh sáng, gia công lau chùi mãi, ánh sáng lần phát cho đến khi rực rỡ cùng cực, thành ra một vật rất quí trong đời. Nên biết ánh sáng ấy sẵn có, không phải lau chùi mà được, nếu được thì lau đá gạch cũng ưng chói sáng. Lại phải biết gương tuy sẵn đủ ánh sáng, nhưng nếu không lau chùi thì cũng không thể chói sáng được. Tâm tánh chúng sanh cũng thế, tuy đồng với Phật, nhưng nếu chẳng đổi dữ làm lành, bỏ trần hiệp giác, thì tánh đức sẵn đủ đó không thể lộ bày. Đem tâm thức sẵn đủ tánh Phật đó tạo nên nghiệp khổ nhiều kiếp đắm chìm, cũng như nhà tối có chứa của báu, đã không dùng được lại bị tổn thương, há chẳng đau tiếc lắm ư? Pháp môn Niệm Phật chính là phép mầu bỏ trần hiệp giác trở lại cội nguồn vậy. Người tại gia vì bị việc đời ràng buộc, khó nỗi ở trong tịnh thất tham thiền tụng kinh, với pháp môn này rất là tiện lợi. Mỗi người đều có thể tùy sức tùy phần lễ tụng trì niệm để hồi hướng vãng sanh. Ngoài giờ khóa tụng chánh thức, khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, ăn cơm, mặc áo, tất cả thời, tất cả chỗ, đều nên niệm Phật. Nhưng, ở nơi sạch sẽ, khi nghiêm kính, niệm thầm hay ra tiếng đều được. Nếu ở chỗ không sạch sẽ (như nơi đại tiểu tiện), hoặc khi không nghiêm kính (như lúc ngủ nghỉ, tắm gội), chỉ nên niệm thầm. Khi nằm nghỉ, nếu niệm ra tiếng, đã không cung kính lại lao hơi, lâu ngày thành bịnh. Niệm thầm công đức đồng như niệm ra tiếng, nhưng cần phải rõ ràng, tha thiết và đừng xao lãng.

Cư sĩ biết phát lộ sám hối điều ấy rất hợp với pháp môn Tịnh độ, vì lẽ tâm tịnh thì cõi Phật mới thanh tịnh. Nhưng đã sám hối, tất cả phải sửa lỗi làm lành, nếu không thì thành ra nói suông chẳng được thật ích. Đến như muốn không tham luyến cảnh ngoài, chuyên niệm Phật, được nhất tâm, cũng chẳng có pháp chi kỳ lạ, chỉ đem một chữ chết dán nơi đầu, treo nơi lông mày, thường nghĩ rằng: “Ta từ vô thỉ đến nay, gây nghiệp ác không lường, không ngăn, giả sử nghiệp ấy có hình tướng, mười phương hư không, chẳng thể dung chứa. Duyên đâu may mắn, nay được thân người lại nghe Phật pháp, nếu không một lòng niệm Phật cầu sanh Tây phương, khi hơi thở dứt rồi, do nghiệp ác cũ chắc khó khỏi sa đọa vào Địa ngục. Chừng ấy phải chịu những sự khổ cùng cực, như vạc dầu lò lửa, rừng kiếm non đao, không biết trải bao nhiêu kiếp mới xong. Khi ra khỏi Địa ngục, bởi nghiệp chưa dứt, lại đọa vào loài Ngạ quỷ, bụng rất to lớn, cổ họng nhỏ như cây kim, trong miệng thường tuôn ra lửa, nhiều kiếp đói khát, không nghe được tên nước uống, cùng không có lúc tạm no lòng. Hết kiếp Ngạ quỷ, lại đọa vào nẻo Súc sanh, hoặc để cho người dùng cỡi chở, hoặc bị bán vào lò thịt. Khi được làm người thì ngu si không trí, dễ bề tạo nghiệp, khó nỗi làm lành, chẳng mấy lúc lại bị đọa nữa. Nghiệp cũ trả chưa xong đã tạo nghiệp mới, cứ mãi luân hồi trong sáu đường trải qua kiếp số nhiều như bụi nhỏ, mênh mang biển khổ không biết đâu là bến bờ”. Nếu thường xét nghĩ như thế, sự tu hành sẽ được chuyên nhất. Thuở xưa Trương Thiện Hòa, Trương Chung Quì lúc sắp chết, tướng Địa ngục hiện, niệm Phật vài tiếng, liền thấy Phật đến tiếp dẫn vãng sanh. Sự lợi ích như thế, trọn một đời giáo hóa của Phật, trong trăm ngàn muôn ức pháp môn, chỉ thấy ở môn Niệm Phật. Tôi thường cho rằng: “Chín cõi chúng sanh rời pháp này, trên khó nỗi viên thành quả giác. Mười phương chư Phật bỏ pháp môn này, dưới không thể độ khắp quần mê”. Nếu cư sĩ lòng tin thấu đáo, tha thiết vì sự sanh tử không móng một niệm nghi hoặc, thì tuy chưa ra khỏi đời ác trược, đã chẳng phải là người ở lâu trong cõi Ta bà, tuy chưa đến Liên bang, nhưng sẽ là khách mới của miền Cực lạc. Từ đây, khi thấy người hiền phải gắng làm cho bằng, gặp việc nhơn đừng nên thua nhượng, đâu nỡ dần dà trễ nải để lầm một lúc, lỡ muôn đời hay sao? Người có huyết tánh, chắc không chịu sống làm thây đi thịt chạy, chết đồng mục nát với cỏ cây. Vậy cư sĩ phải nên cố gắng.

Lại, niệm Phật tuy quí ở chuyên nhất, nhưng cư sĩ trên còn cha mẹ, dưới có vợ con, đành rằng không nên quá vọng cầu sự giàu sang, song bổn phận trong gia đình cũng lo sao cho tròn, không phải tu hành là bỏ tất cả. Nếu bỏ tất cả mà cha mẹ vợ con không thiếu thốn thì được, bằng chẳng thế, đã trái với đời lại trái với đạo, điều ấy cũng nên biết qua. Phận làm con, phải đem sự tu hành khuyên cha mẹ, nếu song thân biết niệm Phật, được sanh về Tây phương thoát nẻo luân hồi, thì đạo hiếu ở đời không sao sánh kịp. Như có kẻ nào đem pháp môn Tịnh độ khuyên nhiều người tu niệm thì công đức giáo hóa sẽ về phần mình, sen vàng buổi tương lai chắc ở nơi Thượng phẩm.



Letter 1

Turn Afflictions into Bodhi


Since we last met, six years have gone by in a flash. During that time, not only have the snow and dew undergone change, the destiny of our nation has been profoundly transformed as well. The evanescence of life is truly something we all deeply mourn!

I am pleased to learn from your letter that you have not neglected your Pure Land practice. However, you indicated that you are not at peace in body and mind. Could this be the result of financial difficulties or chronic illness?

If you suffer financial hardship, I suggest you retreat a step. You should reflect thus: “although there are many in this world more fortunate than I, those who are less well off are hardly few in number. I should seek only to escape hunger and cold; why dream of riches and honor?”

Moreover, if you are content and at peace with your circumstances and surroundings, you can even turn afflictions into Bodhi (Enlightenment), not to mention grief into peace and joy!

If you suffer chronic illness, you should reflect deeply that this body is the very source of suffering, develop a revulsion toward it and strive to cultivate the Pure Land path, determined to achieve rebirth in the Land of Ultimate Bliss. The Buddhas view suffering as their teacher, thus achieving Ultimate Enlightenment. Likewise, you should consider illness as medicine, to escape Birth and Death.

You should realize that human beings are bound by all kinds of karmic afflictions. Without the sufferings of poverty and illness, they will, by nature, pursue the world of sight and sound, fame and profit, finding it difficult to let go. Who would then willingly turn around to watch and ponder the state of perdition to come?


The sage Mencius once said:

Those who will be entrusted with great tasks should first endure hardship both in body and mind, suffering hunger and destitution or failure in their undertakings. Only then will they be able to forge their character, develop patience and endurance and attain outstanding abilities, beyond the ken of the multitude.


Therefore, you should realize that human character is usually forged in adversity. If adversity cannot be avoided, you should remain at peace and practice forbearance.

Moreover, in speaking of great tasks, the sage Mencius was referring merely to mundane undertakings. Even so, enduring hardship is necessary for success-- how much more so when lowly beings such as ourselves undertake the great dual task of achieving Buddhahood and rescuing sentient beings! If you are not tested to a certain extent by financial hardship and disease, your worldly delusions will know no bounds and your Pure Land practice will be difficult to perfect. With your Mind-mirror clouded, you will revolve for many eons in the evil realms – not knowing when you will ever achieve liberation!


The ancients have said:

If it were not for a period of penetrating cold, the plum blossom could never develop its exquisite perfume!

This is the meaning of what I said earlier.


You should persevere in reciting the Buddha’s name, to eradicate past karma swiftly and avoid developing a mind of afflictions, resenting the Heavens, blaming your fellow beings, considering the law of Cause and Effect as a fairy tale and rejecting the Buddhas and their teachings as ineffective. You should know that from time immemorial, we have all created immeasurable evil karma. 


As the AvatamsakaSutra states:

If evil karma had physical form, the empty space of the ten directions could not contain it.


Thus, how can haphazard, intermittent cultivation possibly annihilate all afflictions and obstructions?

Sakyamuni Buddha and Amitabha Buddha, out of compassion for sentient beings who lack the strength to rid themselves of evil karma, specifically taught the method of “relying on the Buddha’s power to take their residual karma along to the Pure Land.” Such compassionate action is all-encompassing; even our obligations to the Heavens or to our parents cannot be compared to it – not even on a scale of ten thousand to one. Therefore, you should engage in earnest repentance, seeking the Buddhas’ assistance in eradicating past karma and achieving peace and tranquility of body and mind.

If illness and suffering become unbearable, in addition to reciting the Buddha’s name morning and night and dedicating the merits toward rebirth in the Pure Land, you should call wholeheartedly upon the Bodhisattva Kuan Yin (Avalokitesvara). With Her silent vow to rescue sentient beings, the Bodhisattva appears throughout the worlds of the ten directions. If in time of crisis, a person can keep reciting Her name and revere Her, She will respond according to the circumstances, enabling him to escape suffering and achieve happiness.

Although Buddha Recitation is simple, it is very deep and encompassing. The most important thing is to be utterly sincere and earnest, for only then will your thoughts merge with those of Amitabha Buddha and will you reap true benefits in this very life. If you are lazy and lax, lacking even the least bit of reverence and awe, you may sow the seeds of future liberation but you must still bear the inconceivable evil karma stemming from disrespect and over-familiarity. Even if, thanks to residual merits, you escape the evil realms, you will still find it difficult to join the Ocean-Wide Lotus Assembly!

Nowadays, there are quite a number of scholars who study Buddhism. However, almost all of them simply read the words of the sutras and commentaries seeking arguments and rationalizations to prove that they are versed in the Dharma. Those with the sincerity and devotion to cultivate according to the Dharma are few indeed! I have always said that to reap the real benefit of the Dharma, you should approach it with a truly reverent mind. One-tenth of reverence and devotion annihilates one-tenth of afflictions and evil karma, and increases merit and wisdom by one-tenth – and this applies to two-tenths, three-tenths or total reverence and devotion.

Conversely, the more lax and disrespectful you are, the more obstructions and evil karma you develop, resulting in a corresponding decrease in merit and wisdom. How sad it is! When you meet with other laymen, you should counsel them along these lines. This would be a great Dharma gift.

If you can penetrate the profound, subtle meaning of the Pure Land method, so much the better. However, even if you are not entirely clear about certain aspects of it, you should still believe firmly in the words of the Buddhas and the Patriarchs. You must not harbor doubts. To doubt is to turn your back on Buddha Amitabha, distancing yourself from Him, making it difficult to be in communion with Him and be “received and guided” at the time of death. 


The ancients have taught:

Only the Buddhas can truly fathom the ultimate meaning of Pure Land; even those Bodhisattvas who have achieved near equality with the Buddhas cannot grasp it completely.


If even the highest level Bodhisattvas cannot fully understand the Pure Land method, how can we expect to assess it with our own limited minds and capacities without falling into error? Intelligent persons, these days, may study the Dharma, but since they have not been in the company of fully enlightened sages, they almost always emphasize theory and noumenon (principle) while rejecting “phenomenal” cultivation as well as the law of Cause and Effect. Little do they realize that without phenomenal cultivation and belief in Cause and Effect, theory and noumenon ceaseto exist.

There are also certain individuals of great talent and ability, whose writings can astound the gods. However, their actions are no different from those of the dullards in the marketplace. The root cause is their rejection of phenomenal cultivation and Cause and Effect. This grave error is repeated by other people; it is a case of betraying the Dharma with one’s body (actions). The depth of such offenses and transgressions is immeasurable! Witnessing this, those endowed with profound wisdom can only sigh in pity and compassion ...


An Elder Master once said:

Those who skillfully discourse on Mind and Self-Nature surely can never reject Cause and Effect; those who believe deeply in Cause and Effect naturally understand the Mind and Self-Nature in depth. This is a natural development.


The Master’s words are a truth that has withstood the test of time, a needle pricking the heads of those with delusive wisdom.

Last autumn, during your esteemed brother’s visit to P’u T’o Mountain, I brought up these “sincere, respectful” points. However, I wonder whether he has taken them as the sincere, earnest words they were meant to be?



Letter 2

A Pure Mind in a Pure Land


How delighted I was to receive and read your letter! The sage Ch’u Po-yu, upon reaching his fiftieth birthday, looked back and realized the errors he was still committing at age forty-nine. When nearing seventy, Confucius expressed the wish to survive much longer in order to study the Book of Changes in depth and thus avoid major transgressions.

The scholarship of these sages had reached the highest level of mind and thought. Today’s scholars like to study chapter by chapter, with few showing concern for the issue of rectifying mind and thought. Thus, they peruse books all day long without understanding the true intent of the sages, their words and actions differing from those of the sages as greatly as day from night or square from round. There is no possible correspondence. We are not even speaking here of the transgressions of mind and thought; if these transgressions were enumerated, the list would be endless!

Buddhist sutras teach followers to practice repentance constantly in order to transcend delusion and achieve Buddhahood. Thus, even the Bodhisattva Maitreya, who has attained the level of Equal Enlightenment, still pays respect to the Buddhas of the ten directions during the six periods of the day, so as to wipe out delusion and attain the Dharma Body. If this is true for the Bodhisattva Maitreya, what can we say of common beings filled with heavy karmic afflictions?

If you do not feel shame and remorse, your Self-Nature may be the same as the Buddhas’, but it is hidden by afflictions and evil karma and cannot manifest itself. Just like a precious mirror which has been covered with dust for eons, not only does it not reflect light, even its reflecting nature is hidden. If you realize that the mirror already possesses the nature of brightness and strive ceaselessly to clean it, the light reflected will gradually increase until it reaches maximum radiance. The mirror can then become, once more, something of value in the world.

You should realize that the potential for reflection is inherent in the mirror and is not the result of polishing. If it were not so, a brick would also shine brightly when polished. Yet, you should also realize that although the brightness is inherent in the mirror, without polishing, the day would never come when it would gleam.

The Mind-Nature of sentient beings is similar. Although it is intrinsically identical to that of the Buddhas, [it is clouded]. Thus, if sentient beings do not mend their ways, from evil to wholesome, and turn their backs on worldly dusts “to merge with Enlightenment,” their inherently virtuous nature cannot appear. Such a mind-consciousness, inherently possessing the Buddha Nature in full but busily creating evil karma and suffering – mired in Birth and Death for many eons – is no different from a dark house filled with treasures. You not only cannot make use of the treasures, you may, in fact, suffer further loss. Is this not lamentable?

Pure Land is precisely the sublime method enabling the practitioner to turn his back on worldly dusts to merge with Enlightenment and return to the source (the Mind). Laymen bound up in mundane affairs cannot easily find the time to attend retreats, practice meditation and recite the sutras. This method is, therefore, very suitable for persons such as yourself. Each one can pay respect to the Buddhas and recite sutras or Buddha Amitabha’s name according to individual circumstances and capacities, dedicating the merits thus accrued to rebirth in the Pure Land. In addition to your regular cultivation sessions, you should practice Buddha Recitation when walking or standing, reclining or sitting, speaking or remaining silent, eating or dressing, throughout the day, wherever you may be.

When venerating the Buddhas in clean places, you may recite either aloud or silently. In dirty places (such as washrooms) or in circumstances that do not call for reverence (such as sleeping or bathing) you should just recite silently. To recite aloud when reclining is not only disrespectful, it is also fatiguing and may lead in time to illness. Silent recitation brings the same blessings and virtues as oralrecitation, as long as it is distinct, earnest and not subject to distractions.

You already know that you must confess your transgressions and practice repentance. This is very much in accord with the Pure Land method because “when the mind is pure, the Buddha land is pure.” However, once having repented, you should change your ways and practice wholesome deeds, lest your repentance consist of empty words bringing no real benefit. This is also true if you wish to be free of external attachments in order to concentrate on Buddha Recitation and reach one-pointedness of mind. No extraordinary method is required: you should paste the single word “death” on your forehead or dangle it from your eyebrows, always keeping the following thoughts in mind:


Since time immemorial I have created untold, immeasurable evil karma; if such karma had form, the empty space of the ten directions could not contain it. Thanks to good conditions, I have been reborn in a human body and have, in addition, had the opportunity to hear the Dharma. However, given my evil karma, I must now recite the Buddha’s name singlemindedly, seeking rebirth in the Pure Land. Otherwise, when my breath has ceased, [I am bound to endure the sufferings of hells, hungry ghosts and animality]. After recovering a human body, I would lack intelligence and be deluded, prone to create evil karma, unable to perform good deeds readily. In no time, I would sink deeper into the evil realms. With my residual bad karma from previous lives still not repaid, I would commit new evil karma, constantly revolving along the Six Paths throughout eons as numerous as motes of dust – hopelessly lost in the immense sea of suffering, not knowing how to reach liberation.


If you always reflect on these points, your cultivation will be focussed. Take the example of the two notorious men who – on the verge of death – witnessed the marks of hell appear, whereupon they recited the Buddha’s name several times with utmost sincerity and devotion. Immediately, they saw Amitabha Buddha coming to “receive and guide” them back to the Pure Land. This beneficial feature exists only in the Pure Land method, out of all the countless methods taught by Sakyamuni Buddha throughout His teaching career. Therefore, I have always said that “if the Nine Realms of sentient beings do not practice this method, they cannot easily perfect the fruits of Enlightenment, while if the Buddhas of the ten directions abandon this method, they cannot benefit the masses far and wide.”

If you have utmost Faith and cultivate earnestly, seeking escape from Birth and Death, then even though you still have not left the evil, deluded world, you will not remain long in the Saha World either. While you may not have reached the Pure Land yet, you will soon be a new guest in the Land of Ultimate Bliss.

From now on, when you meet virtuous persons, do your utmost to emulate them; when you encounter an opportunity to practice good deeds, do not hesitate. How can you have the heart to procrastinate, lest the error of one moment lead to ten thousand lifetimes of regret? Surely those with high aspirations cannot tolerate being “walking corpses,” running aimlessly while alive and simply decaying after death, along with the grass and trees. Redouble your efforts and exert yourself!

Finally, while the key to rebirth in the Pure Land is singlemindedness, you, as a layman, still have your parents and your family. Although you should not unduly seek wealth and honor, you should still fulfill your family obligations -- for to cultivate the Dharma is not to abandon everything. If you could let go of everything and still manage to provide for your parents and family, that would be all to the good. Otherwise, it would be contrary not only to human morality but also to the Dharma. This is something you should also realize.

As a filial son, you should counsel your parents concerning cultivation, sothat they may practice Buddha Recitation and seek rebirth in the Pure Land. If they can practice with faith, they will surely achieve rebirth. Once reborn, they will transcend the mundane and enter sagehood, escape Birth and Death, join the Ocean-wide Assembly, be close to Amitabha Buddha and eventually achieve Buddhahood. Mundane filiality cannot be compared with such an achievement!

If anyone were to advise others to cultivate the Pure Land method, the merits and virtues from such teaching would be entirely his. In the future, he would surely be reborn in the upper lotus grades.

Comments

Popular posts from this blog