THƠ ĐÁP

20 CÂU HỎI CỦA CƯ SĨ KHÚC THIÊN DƯƠNG

 

 

1. Hỏi: Đệ tử tin đạo Phật, nguyên nhân do nghiên cứu thuật thôi miên. Thuở trước, đệ tử nghe lời tục nói: “Tu trời chín kiếp, tu Phật mười đời”, hằng nghĩ rằng mười đời quá lâu xa, e nửa chừng lỡ dở mà uổng phí công trước. Nếu sớm biết niệm Phật một đời được giải thoát, thì đệ tử đã thật hành lâu rồi. Nay nhìn lại mình đã hai mươi bảy tuổi, nghĩ tự hối phát tâm trễ muộn!

Đáp: Lời tục ngữ ấy do những kẻ không hiểu Phật pháp nói sai. Người hiểu Phật pháp không bao giờ thốt ra lời ấy. Niệm Phật một đời được giải thoát là do lòng tin sâu nguyện thiết, quyết định cầu khi lâm chung sanh về Tây phương, nên nhờ sức Phật tiếp dẫn lên ngôi Bất thối. Nếu không nhờ Phật lực mà muốn thoát sanh tử, e cho ngàn muôn kiếp cũng không được, huống nữa là mười đời!


2. Hỏi: Theo chỗ đệ tử tin hiểu: “Có tịnh tâm mới thành Phật”, cũng như người học thôi miên trước phải trầm tịnh rồi sau mới có những hiện tượng không thể nghĩ bàn?

Đáp: Dùng tâm thanh tịnh niệm Phật quán Phật thì dễ cùng Phật tương ưng. Nếu thêm vào đó lòng tín nguyện chơn thiệt, tất sẽ được vãng sanh, rồi lần lượt tiến tu cho đến khi thành Phật. Đừng hiểu lầm rằng, đời nay tịnh tâm, liền được thành Phật.


3. Hỏi: Về sự nương nhờ sức Phật, theo chỗ hiểu của đệ tử; như nhà thôi miên tự thôi miên lấy mình, so lại khó hơn để cho người khác thôi miên. Tự lực không bằng tha lực có phải giống như thế chăng?

Đáp: Tất cả pháp môn khác đều nương nhờ sức mình để dứt hoặc chứng chơn, như người què chân tự đi, mỗi ngày khó được trăm dặm. Pháp môn Tịnh độ nương sức từ của Phật, nên có thể đới nghiệp vãng sanh, như người què kia nương theo luân bảo của Chuyển Luân Thánh Vương, một ngày đi khắp bốn châu thiên hạ. Đem việc thôi miên để so sánh chứng minh rất không hợp lý.


4. Hỏi: Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật, sự tưởng ấy có đồng với pháp quán thứ tám trong Quán Kinh chăng?

Đáp: Chỉ nên tha thiết nhớ Phật thôi. Còn về quán tưởng nên y theo pháp quán thứ mười ba mà dụng công. Nhưng cảnh Phật tinh tế, tâm phàm thô phù, sợ e quán khó thành tựu, có khi dụng tâm không đúng, lại khởi ra các việc ma.


5. Hỏi: Như lúc nguy cấp, không thể trong một lúc gồm tụng các thần chú, vậy nên ứng dụng phương pháp gì?

Đáp: Gặp tai nạn rất nguy cấp, chỉ nên niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm. Như thế đã đỡ phí tâm lực lại cảm ứng rất lẹ làng.


6. Hỏi: Chuyên niệm danh Phật, hiệu lực so với sự trì chú thế nào?

Đáp: Phật hiệu cùng chú công đức đồng nhau, duy cần phải chí thành mới được cảm cách. Nếu trong tâm trước có một niệm xem khinh hiệu Phật, tất không được sự lợi ích chân thật. Lỗi ấy do tâm không chí thiết và nghi ngờ.


7. Hỏi: Phật Di Đà tự tánh, cõi Tịnh độ duy tâm cùng với cõi tịnh và Phật ở Tây phương là hai hay một?

Đáp: Có Tịnh độ duy tâm mới sanh về Tây phương Tịnh độ. Nếu tâm mình không tịnh thì đâu có thể vãng sanh. Dù cho kẻ tội nghịch ác dùng mười niệm được vãng sanh cũng phải do tịnh tâm niệm Phật mới cảm sanh về cõi tịnh phương Tây. Người đời phần nhiều cho rằng: đã duy tâm thì không Tịnh độ. Đó là sự hiểu biết của hàng ma ngoại. Thứ tà kiến tợ phải mà quấy ấy chiếm hơn phân nửa, khiến cho người niệm Phật không được thật ích.

Do đức Di Đà tự tánh, nên hành giả cần phải niệm Phật Di Đà Tây phương cầu được vãng sanh, để lần lượt tiến tu thân chứng Phật Di Đà tự tánh. Nếu chỉ chấp riêng Phật Di Đà tự tánh mà không niệm đức Di Đà Tây phương, dù cho được chân thật tỏ ngộ cũng chưa thể thoát ngay đường sanh tử, huống chi kẻ thốt ra lời ấy phần nhiều là hạng tự thị nói suông ư?

Đến như vấn đề đồng dị: Một mà hai là trước khi chưa thành Phật, hai mà một là sau khi đã thành Phật.


8. Hỏi: Câu “Sanh thì quyết định sanh, về thì thật không về” là ý gì?

Đáp: “Sanh thì quyết định sanh” là nói ước về sự“về thì thật không về” là nói ước về lý. Nhưng, kẻ chưa thông sự lý, chỉ nên y theo sự tướng mà niệm Phật cho già giặn là được. Chẳng thế thì thành ra lỗi chấp lý bỏ sự của hàng ma ngoại.


9. Hỏi: Có người niệm Phật khi lâm chung bỗng nói: “Cõi Tịnh độ ở tại góc sân trước nhà.” Thế thì cõi này tức là Tịnh độ chăng?

Đáp: Đó chính là cảnh phát hiện của duy tâm Tịnh độ. Nhưng Tịnh độ duy tâm của người kia là cảnh giới riêng của kẻ ấy, ngoài ra đều là duy tâm uế độ. Vậy đâu nên căn cứ theo chỗ thấy riêng của một người mà quyết đoán.


10. Hỏi: Tụng kinh có phải để cho chính mình vui theo mùi đạo, chán việc hồng trần, hay có tác dụng gì khác?

Đáp: Ngươi tụng kinh chỉ biết cầu sự vui riêng cho mình. Rất tiếc vô biên nghĩa mầu nhiệm bị ngươi xem không đáng giá một đồng tiền!


11. Hỏi: “Hiểu nghĩa thứ nhất” là ý nói gì?

Đáp: “Hiểu nghĩa thứ nhấtõ là ngộ suốt lý mầu thật tướng, tự tánh duy tâm.


12. Hỏi: Phật dạy tu quán chính là lập giáo cho chúng sanh bị sự khổ bức bách trong đời ngũ trược về sau. Nếu y theo thuyết phát hiện thiên nhãn thông của thuật thôi miên, thì muốn thấy cõi Cực lạc cũng không phải là việc khó. Thế thì thuật thôi miên cũng là một nhu yếu trong sự niệm Phật, tại sao nhiều vị bảo tu quán là khó, không muốn khuyên mọi người thật hành?

Đáp: Thôi miên chỉ là năng lực nhỏ của huyễn thuật, đâu phải chính thật thiên nhãn thông? Những vị quả thật có thiên nhãn đâu chịu vì người làm công việc thôi miên? Nay ngươi đã học Phật, chỉ nên chuyên chí học Phật. Muốn hiển hiện cõi Cực lạc, nên duy tâm tịnh thì trong một niệm sẽ thấy. Ví như lau gương, lau cho cùng cực tự nhiên phát quang. Nếu dùng thuật thôi miên muốn hiển hiện, thì tự tâm trước đã không tịnh, niệm cũng không quy nhất, ví như đem phấn trắng thoa trên gương muốn được phát ánh sáng, không ngờ lại làm cho gương tối thêm.


13. Hỏi: Tu quán pháp là quán, là tưởng, hay dụng cả quán tưởng. Và quán tưởng nên lấy cảnh gần hay xa?

Đáp: Hai chữ quán tưởng đâu nên chia làm hai, nhiếp tâm mà tưởng tức là quán. Ngươi cho là hai thì thành ra chỉ biết có một cái mười mà không biết hai cái năm. Lại quán tưởng đâu nên phân biệt xa gần!


14. Hỏi: Tu môn quán ban đầu, nên nhất tâm tưởng mặt trời hay cần phải mặc trì danh hiệu?

Đáp: Quán cùng trì danh vẫn là một việc. Ngươi cho rằng khi quán tưởng thì không thể trì danh và không nên trì danh ư?


15. Hỏi: Lúc ngồi thì tu quán, còn các thời khác thì trì danh, sự kiêm tu như thế so với sự chuyên tu một pháp, bên nào hơn kém?

Đáp: Những tâm trầm tịnh thuần túy, muốn kiêm hay chuyên tu về quán tưởng hoặc trì danh, cũng đều tốt. Như chẳng thế thì chuyên trì danh có phần yên ổn hơn, vì người tâm chí phù bạc rộn ràng mà tu quán tất sanh nhiều ma chướng.


16. Hỏi: Khi quán tưởng thấy cõi Cực lạc, đó là cảnh thật hay hiện tượng giả?

Đáp: Quán tưởng thấy cõi Cực lạc là duy tâm hiện ra, nếu cho rằng giả, đó là kẻ ở ngoài cửa.


17. Hỏi: Quán thấy cõi Cực lạc lại có thể nghe pháp, đó có phải là thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông chăng?

Đáp: Đó là do sức quán xui khiến, nếu thiên nhãn thiên nhĩ dù không quán cũng có thể thấy nghe.


18. Hỏi: Có kẻ nói: “Thấy Phật là Phật tự tâm, không phải Phật Tây phương.” Thế thì khi vãng sanh, Phật tự tâm hiện hay là đức A Di Đà đến tiếp dẫn?

Đáp: Khi lâm chung thấy Phật là do tự tâm chiêu cảm, không nên đem về tự tâm mà cho rằng không có Phật Tây phương đến tiếp dẫn.


19. Hỏi: Vãng sanh về bậc thượng, dường như không phải là vị vãng sanh của kẻ tu quán. Chẳng biết vị vãng sanh của kẻ tu quán như thế nào?

Đáp: Phẩm vị vãng sanh sai khác muôn ngàn, trong kinh chỉ lấy chín phẩm để gồm nhiếp. Ngươi do đâu mà đoán Thượng phẩm không phải là vị vãng sanh của kẻ tu quán? Nên biết căn tánh chúng sanh không đồng, cũng như trong một pháp tu mà có cao thấp khác xa. Vậy không nên khăng khăng luận riêng về bên pháp, bởi đó còn do tâm lực của mỗi người. Như đức Văn Thù, Phổ Hiền, ngươi cho rằng hai vị ấy không dùng quán pháp sao?


20. Hỏi: Pháp ký số niệm Phật, hơi thở vào niệm sáu câu, hơi thở ra niệm bốn câu, có phải thế chăng? Đã ký số và niệm Phật, lại cần nên tưởng Phật chăng?

Đáp: Niệm Phật Ký Số do từ một đến ba, từ bốn đến sáu, từ bảy đến mười, đâu có quy định vào hơi thở? Ngươi là người học phép luyện đơn vận khí, nên vừa thấy một hai chữ giống với phép ấy, liền cho đó là công phu của bên kia. Pháp Niệm Phật Ký Số vì những kẻ khó ngăn tâm vọng mà lập ra. Nếu có thể niệm, ghi nhớ và nghe rõ ràng như thế, quyết định tâm sẽ lần lần điều phục. Trong ấy ai cho ngươi thêm hai chữ “tưởng Phật” vào? Đây vẫn là pháp niệm tùy tiện, không nên luận theo hơi thở. Nếu thở ra vào quá lâu, tất sẽ mang bệnh tổn hơi. Điều này cần phải lưu tâm và hiểu rõ.



Letter 12

Pure Land and Mind-Only



Question One: Are the Mind-Only Pure Land and the Self-Nature Amitabha the same as or different from the Western Pure Land and Amitabha in the Pure Land?


Answer: It is because the Mind-Only Pure Land exists that we are reborn in the Pure Land of the West. If the mind is not pure, it is impossible to achieve rebirth in the Pure Land. Even when those who have committed cardinal transgressions achieve rebirth through ten recitations, such rebirth is due to their reciting the Buddha’s name with a pure mind, thus eliciting a response from Amitabha Buddha.

Ordinary people generally think that if the Pure Land is Mind-Only, then it does not exist. This is the understanding of demons and externalists. Such a deluded view, which appears correct but is in reality wrong, affects more than half of all people and causes practitioners to forfeit true benefits.

It is precisely because of the Self-Nature Amitabha that the practitioner must recite the name of Buddha Amitabha of the West seeking rebirth in the Pure Land -- so as to achieve the Self-Nature Amitabha through gradual cultivation. If he merely grasps at the Buddha Amitabha of the West, he cannot achieve immediate escape from Birth and Death – not even if he is truly awakened, much less if (like most people who ask this question) he is pretentious and just indulges in empty talk without engaging in practice.

Thus, the answer to your question [are the Mind-Only Pure Land and the Self-Nature Amitabha the same as or different from the Western Pure Land and Amitabha in the Pure Land?] is that they are one yet two before Buddhahood is attained, two yet one after Buddhahood is attained.


Question Two: What is the meaning of the statement: “birth [in the Pure Land] is certainly birth, but returning [to the Pure Land] is, in fact, not returning”?


Answer: “Birth is certainly birth” is from the viewpoint of phenomena; “Returning is, in fact, not returning” is from the viewpoint of principle or noumenon.

However, those who have not yet penetrated the subtle difference between noumenon and phenomena should just follow phenomena and marks and recite the Buddha’s name in an accomplished manner. In this way, they will achieve results. Otherwise, they will make the mistake, common to externalists and demons, of grasping at noumenon and abandoning phenomena.


Question Three: Some people say: “To see the Buddha is to see the Buddha of the Self-Mind, not the Buddha of the Western Pure Land.” This being the case, at the time of death, is it the Buddha of the Self-Mind who appears, or is it Buddha Amitabha who comes to receive and guide us?


Answer: Seeing the Buddha at the time of death is due to our own Self-Mind, which has elicited a response from Amitabha Buddha. You should not revert everything to the Self-Mind and think that there is no Buddha Amitabha arriving to receive and guide you!

Comments

Popular posts from this blog