MỘT BỨC THƠ PHÚC ĐÁP KHẮP NƠI


 

(Lời văn tuy quê thật, nhưng nghĩa lý vẫn căn cứ trong kinh. Nếu có ai y theo đây mà làm, sự lợi ích sẽ rộng lớn vô cùng! - Ấn Quang Pháp sư)


 

1. Pháp môn Tịnh độ trùm khắp cả ba căn, gồm thâu hàng lợi độn, là đại pháp của đức Như Lai, để mở phương tiện cho tất cả Thánh phàm đều được giải thoát sanh tử, lên ngôi Bất thối ngay trong hiện đời. Với pháp mầu nhiệm đặc biệt này mà không tin không tu, thật là đáng thương, đáng tiếc!!

Pháp môn Tịnh độ lấy tín, nguyện, hạnh làm tông chỉ.

Tín là ta phải tin cõi Ta bà có vô lượng sự khổ; tin cõi Cực lạc có vô lượng điều vui; tin ta là phàm phu đầy nghiệp lực, quyết không thể nương cậy vào sức mình để dứt hoặc chứng chơn, thoát sanh tử ngay trong hiện đời; tin Phật A Di Đà có lời thề nguyền rộng lớn, nếu chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài, cầu về nước Ngài, khi mạng chung sẽ được Ngài tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc.

Nguyện là ta nên nguyện mau ra khỏi thế giới này, nguyện sớm sanh về cõi vui kia.

Hạnh là ta phải chí thành khẩn thiết niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, mỗi thời mỗi khắc đừng để tạm quên, tùy theo hoàn cảnh gấp hoãn lập một khóa trình, sớm tối lễ bái trì tụng trước bàn Phật. Ngoài thời khóa tụng, những khi đi đứng nằm ngồi và làm những công việc không dụng tâm, đều nên niệm Phật. Lúc ngủ nghỉ phải niệm thầm, không nên ra tiếng và chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật để dễ nhiếp tâm. Lại, những khi y phục không chỉnh tề, hoặc giặt rửa, tắm gội, đại tiểu tiện, cho đến lúc đi ngang qua chỗ không sạch sẽ, cũng đều phải niệm thầm. Chí tâm niệm thầm, công đức cũng đồng như niệm ra tiếng. Trong những lúc ấy nếu niệm ra tiếng thì chẳng hợp nghi thức và có lỗi không cung kính. Không luận niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm Kim Cang hoặc niệm thầm, đều phải trong tâm ghi nhớ rành rẽ rõ ràng, miệng niệm rành rẽ rõ ràng và hai tai nghe rành rẽ rõ ràng. Niệm như thế thì tâm không còn dong ruổi theo cảnh ngoài, vọng tưởng lần dứt, câu niệm Phật lần thuần, công đức rất lớn.

 

2. Người niệm Phật phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành (Thân không sát sanh, trộm cướp, tà dâm; miệng không nói dối, nói thêu dệt, nói đôi chiều, nói hung ác; ý không tham dục, giận hờn, ngu si, tà kiến). Lại cần phải: cha lành, con thảo, anh em thương kính, chồng vợ thuận hòa, chủ nhân, tớ trung, mỗi người đều giữ tròn bổn phận. Ta chỉ nên làm hết nhiệm vụ mình, đừng so đo phiền trách người khác đối với mình có trọn cùng không. Nếu người nào đối với gia đình xã hội làm tròn thiên chức, đó là người lành. Người lành mà niệm Phật thì dễ có cơ cảm, quyết định khi lâm chung được Phật tiếp dẫn sanh về Tây phương vì tâm hạnh hợp với Phật. Trái lại, những ai miệng tuy niệm Phật, song lòng không nhiễm đạo, đối với cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè làng xóm không tròn bổn phận, thì tâm hạnh trái với Phật, khó được vãng sanh. Tại sao thế? Bởi người ấy tâm không điềm tịnh thuần hòa, tự sanh ra mối não phiền chướng ngại, nên khó được cảm thông với Phật, đó cũng là lẽ tất nhiên.

 

3. Người niệm Phật nên khuyên thân bằng quyến thuộc và tất cả đồng nhân đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát. (Mỗi ngày như niệm Phật 1.000 câu thì niệm Quán Âm 500 câu, niệm Phật 10.000 câu thì niệm Quán Âm 5.000 câu. Niệm nhiều ít so theo đây mà gia giảm). Ta đã tìm được con đường giải thoát yên ổn, lại nỡ nào để cho đấng sanh thành, người quyến thuộc cùng tất cả đồng nhân mất sự lợi ích lớn, chìm trong biển khổ ư? Huống chi giữa cõi đời nhiều hoạn nạn, khó tránh sự hiểm nguy như hiện nay, nếu có thể thường niệm Phật và Quán Âm, tất sẽ được lượng từ bi ủng hộ, gặp dữ hóa lành. Giả sử không tai nạn mà chí tâm trì niệm, cũng sẽ được nghiệp tiêu trí sáng, chướng hết phước nhiều. Hơn nữa, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương, tức là thành tựu kẻ phàm phu làm Phật, công đức rất lớn, đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh tất sẽ mãn nguyện.

 

4. Người niệm Phật khi tụng kinh, trì chú, lễ bái, sám hối, cứu tai nạn, giúp kẻ nghèo, tất cả công đức lành đều phải hồi hướng vãng sanh Tây phương, không nên cầu hưởng phước báo ở cõi trời, cõi người, trong hiện tại hoặc đời sau. Nếu có tâm niệm ấy thì mất phần vãng sanh và phải bị chìm đắm trong biển luân hồi khổ não. Nên biết, hưởng phước càng nhiều tất gây nghiệp càng lớn, qua một đời sau nữa quyết khó khỏi đọa vào đường Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Chừng ấy muốn trở lại làm thân người, được nghe pháp hiện đời giải thoát của môn Tịnh độ, còn khó hơn lên trời. Phật dạy chúng sanh niệm Phật cầu về Tây phương, là vì chúng sanh mà giải quyết vấn đề sanh tử ngay trong hiện kiếp. Nếu chỉ cầu đời sau hưởng phước báo ở cõi nhân thiên tức là trái với lời Phật dạy, như đem hạt bảo châu vô giá đổi lấy một thẻ đường để ăn, há chẳng đáng tiếc lắm ư? Kẻ tối tăm niệm Phật không cầu vãng sanh mà cầu hưởng phước báo, cũng như đây không khác.

 

5. Người niệm Phật không nên tập theo lối tham cứu của nhà tu thiền. Vì kẻ tu thiền hầu hết đều không chú trọng về việc tín nguyện vãng sanh. Dù có niệm Phật, họ chỉ chú trọng vào câu “Niệm Phật đó là ai?”để cầu khai ngộ mà thôi. Ta chỉ nên niệm Phật cầu sanh Tây phương, khi được thấy đức A Di Đà lo gì không khai ngộ? Nếu ở cõi này tu thiền, như hoặc nghiệp dứt hết thì có thể thoát sanh tử; thảng như hoặc nghiệp chưa dứt thì đã không thể cậy vào sức mình để giải thoát, lại vì không tín nguyện nên không được nương nhờ sức Phật ra khỏi luân hồi. Hai bên tự lực và Phật lực đều không nhờ cậy được, người ấy đâu thể nào thoát khỏi trần lao? Nên biết bậc pháp thân Bồ tát khi chưa thành Phật đều phải nhờ oai lực của Phật, huống chi ta là phàm phu đầy nghiệp chướng mà ưa luận về sức mình, không cầu sức Phật ư? Lời ấy tuy cao, song xét lại hành vi thật là thấp kém! Sự hơn kém của Phật lực và tự lực khác xa nhau như trời vực, nguyện đồng nhân nên thể tất nghĩa này!

 

6. Người niệm Phật không nên bắt chước kẻ ngu tối, làm những việc hoàn thọ sanh, gởi kho. Bởi sự hoàn thọ sanh, trong Kinh Phật không có nói, do người sau bày đặt ra. Còn gởi kho là muốn cho mình khi chết rồi thành quỉ, nên mới sắm trước tiền của đồ vật cho thân quỉ dùng. Đã có tâm niệm muốn làm quỉ thì khó được vãng sanh. Như người nào chưa làm thì thôi, nếu đã làm, phải bạch rõ trước bàn Phật như vầy: “Đệ tử là... chỉ cầu vãng sanh, những đồ minh khố đã gởi khi trước, xin đem chẩn tế cho cô hồn.” Như thế mới không chướng ngại cho sự sanh về cõi Phật.

Lại những thứ kinh: Thọ Sanh, Huyết Bồn, Thái Dương, Thái Âm, Nhãn Quang, Táo Vương, Thai Cốt, Phân Châu, Diệu Sa... đều là kinh ngụy tạo, không phải kinh của Phật nói, không nên trì tụng. Những kẻ quê tối, không chịu tụng Kinh Đại thừa (như các kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Tâm Kinh, Kim Cang, Pháp Hoa, Dược Sư, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm v.v...) mà chỉ tin các thứ kinh ngụy tạo ấy, muốn làm những việc hoàn thọ sanh, phá Địa ngục, phá huyết hồ, mới yên tâm. Nếu có người hiểu Phật pháp khuyên bảo nói đó là những kinh ngụy tạo, họ cũng không nghe lời. Nên biết, làm các Phật sự, chỉ có niệm Phật là công đức rộng lớn, nên đem số tiền hoàn thọ sanh, phá Địa ngục, phá huyết hồ ấy, thỉnh những vị Tăng chơn chánh niệm Phật cho, thì được lợi ích rất nhiều.

 

7. Người niệm Phật nên ăn chay trường, như chưa được thế, thì giữ lục trai hoặc thập trai, để lần lần bỏ hẳn các thứ thịt của chúng sanh, mới là hợp lý. Lục trai là các ngày: mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30; nếu thêm vào đó mấy ngày: mùng 1, 18, 24, 28 thì thành ngày thập trai. Những tháng thiếu, nên ăn trước một ngày. Lại, tháng giêng, tháng năm, tháng chín là ba trai nguyệt, nên ăn chay trường và làm các việc công đức. Dù chưa ăn chay được, cũng nên mua thịt cá đã làm sẵn, chớ sát sanh trong nhà. Nếu mỗi ngày sát sanh thì cái nhà ấy đã thành lò sát sanh, là chỗ oan quỉ tụ hội, không được an lành. Cho nên sát sanh trong nhà là điều rất cấm kị.

 

8. Người niệm Phật nên khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây phương. Muốn cho cha mẹ khi lâm chung quyết định được vãng sanh, thì phải dặn trước người quyến thuộc về cách trợ niệm và chớ nên khóc lóc cùng bày vẽ những điều vô ích. Lại, lúc bình thời phải vì cha mẹ giảng rõ sự lợi ích của môn niệm Phật khiến cho song thân thường niệm không quên. Thế thì chẳng những cha mẹ được lợi ích, mà quyến thuộc hiện tại hoặc con cháu đời sau cũng được ảnh hưởng giải thoát an lành. Về phương pháp trợ niệm khi lâm chung, không luận già trẻ, đều phải làm đúng như thế.

 

9. Người nữ khi sắp sanh thường bị đau khổ không kham, có khi vài ngày sanh không được, hoặc chết vì sản nạn. Có người tuy sanh được nhưng lại bị huyết băng và nhiều bệnh nguy hiểm. Đứa con sanh ra thì bị các chứng cấp nạn, kinh phong v.v... Cho nên, người nữ lúc sanh sản, nên chí thành khẩn thiết niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát. Khi niệm cần phải to tiếng, không nên niệm thầm, vì niệm thầm do tâm lực kém nên sức cảm ứng cũng kém. Lại trong lúc ấy sản phụ đang dùng sức sanh đứa bé ra, nếu niệm thầm thì nín ép hơi phải mang bệnh. Nếu chí thành khẩn thiết mà niệm, quyết không có sự đau đớn, khó sanh, huyết băng, đứa con sẽ khỏi bệnh kinh phong, và các chứng nguy hiểm khác. Dù gặp trường hợp khó sanh, có nguy hiểm đến tánh mạng, sản phụ cùng những kẻ hộ sanh cũng phải đồng to tiếng niệm Quán Âm. Người quyến thuộc tuy ở nơi khác, đều phải vì sản phụ niệm giúp. Như thế, không đầy giây phút, sản phụ liền được yên ổn mà sanh. Kẻ ngoại đạo không rõ lý này, chấp chặt một việc cung kính, chẳng biết căn cứ theo sự mà luận lý, khiến cho mấy bà lão niệm Phật xem sanh sản là việc đáng sợ, cho đến dâu con của mình sanh cũng không dám qua săn sóc, huống chi là niệm Quán Âm? Nên biết Bồ tát lấy sự cứu khổ làm lòng, lúc sanh sản, tuy lõa lồ không sạch, nhưng đó là việc dĩ nhiên, không phải mình tự ý buông lung, nên niệm đã không có tội lỗi, mà lại khiến cho mẹ con sản phụ gieo trồng căn lành. Nghĩa này trong Kinh Dược Sư đã có nói, không phải tự tôi đưa ra điều ức kiến. Ấn Quang này chỉ là người đề xướng mà thôi.

 

10. Người nữ từ mười hai, mười ba tuổi đến bốn mươi tám, bốn mươi chín tuổi, đều có nguyệt kinh. Có kẻ bảo: trong lúc nguyệt kinh, chẳng nên lễ bái trì tụng. Lời này rất không hợp tình lý. Thời kỳ có kinh, mau thì hai ba ngày, lâu đến sáu bảy ngày mới dứt; người tu trì cần phải niệm Phật không xen hở, đâu nên vì một chút bệnh nhỏ thiên nhiên mà bỏ lãng thời tu niệm ư? Khi có nguyệt kinh chỉ nên lễ bái ít (lễ bái ít chớ chẳng phải tuyệt nhiên không lạy), còn sự tụng kinh niệm Phật đều chiếu theo lệ thường. Nên thường thay giặt vải dơ, phải rửa tay cho sạch sẽ, đừng dùng tay dơ mà lần chuỗi, lật kinh và đốt hương. Trong Phật pháp, pháp pháp đều Viên thông, hàng ngoại đạo chỉ chấp một bên lý, người đời phần nhiều lại ưa tin lời ngoại đạo, không rõ chánh lý Phật giáo, nên không được thấm nhuần pháp lợi.

 

11. Quán Thế Âm Bồ tát thệ nguyện rộng sâu, tìm tiếng cứu khổ. Khi gặp những tai nạn: đao binh, nước lửa, đói kém, cào cào, ôn dịch, khô hạn, cướp bóc, oan gia, thú dữ, rắn độc, ác quỉ, yêu mị, nghiệp binh, kẻ tiểu nhơn hãm hại v.v... nếu phát tâm sửa lỗi làm lành, lợi mình lợi người, chí thành khẩn thiết niệm Quán Thế Âm không xen hở, thì quyết định sẽ được nhờ sức từ bi ủng hộ tránh khỏi tai nguy. Nếu vẫn còn giữ lòng bất thiện, dù có xưng niệm, chẳng qua là gieo chút căn lành về sau, không được sự cảm ứng hiện tại, vì chư Phật, Bồ tát thành tựu niệm lành cho người, tuyệt không thành tựu niệm ác cho người. Như không phát tâm sửa lỗi làm lành, lầm lạc muốn đem công đức niệm Phật, Bồ tát, để cầu cho việc ác của mình thành tựu thì quyết không được cảm ứng. Rất không nên phát tâm điên đảo ấy.

Đã niệm Phật, cần phải giữ trọn nhơn luân, gìn lòng thành kính, dứt các điều dữ, làm các việc lành, giữ lòng tốt, nói lời tốt, làm việc tốt. Việc nào mình làm được thì thiết thật mà làm, như không làm được cũng nên phát lòng lành ấy, hoặc khuyên người có thế lực làm, hoặc thấy người làm sanh tâm vui đẹp. Thốt lời khen ngợi việc lành cũng thuộc về công đức của tâm và miệng. Nếu việc mình không thể làm, khi thấy người khác làm được mà sanh lòng ganh ghét, đó là tâm hạnh của kẻ tiểu nhơn. Như thế, quyết định phải bị mất phước tổn thọ, không được kết quả tốt, cần để ý răn chừa. Rất không nên giả mặt hiền lương để mua danh chuốc lợi, tâm hạnh ấy quỉ thần đều ghét, có thì mau cải, không thì nên cố gắng làm lành.

 

12. Có nhiều người nữ vì không rõ chánh lý, hoặc bất hiếu với cha mẹ chồng, khi dể chồng, quá cưng yêu chiều chuộng con, ngược đãi tôi tớ, hoặc là mẹ ghẻ hiếp đáp hành hạ con riêng của chồng. Những người ấy đâu biết rằng: hiếu thảo với cha mẹ chồng, kính trọng chồng, dạy dỗ con cái, ra ân huệ cùng hàng tôi tớ, an ủi nuôi dạy con riêng của chồng, chính là đạo Thánh hiền ở thế gian mà cũng là phép tắc đầu tiên của đạo Phật. Nếu có đủ công đức ấy mà tu Tịnh độ, thì quyết định danh dự thêm nhiều, phước thọ bền vững, khi mạng chung được Phật tiếp dẫn về chín phẩm sen. Nên biết đã có nhân phải có quả, nếu ta gieo nhân hiếu kỉnh từ ái, tự nhiên sẽ được quả hiếu kỉnh từ ái. Vì người tức là vì mình, hại người còn quá hơn hại mình, cho nên mỗi người đều phải làm tròn bổn phận, Phật trời tất sẽ chứng tri.

 

13. Trẻ con khi vừa khôn lớn, phải dạy cho chúng biết đạo lý hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ và việc ba đời nhân quả, sáu nẻo luân hồi. Như thế là làm cho chúng hiểu tâm của mình cùng tâm chư Phật, Bồ tát, trời đất, quỉ thần, mỗi hơi thở thông nhau. Nếu khởi một niệm bất chánh, làm một việc không phải, thì các vị ấy thảy đều biết, như đối trước gương sáng, hình ảnh tốt xấu hiện ra rõ ràng, không che giấu được. Đã hiểu như thế, tất nhiên chúng sẽ sợ hãi, gắng sức làm lành. Chẳng luận người nào, dù là con cái tôi tớ trong nhà cũng không nên đánh đập mắng chửi thô tháo. Phải tìm cách khuyến hóa, khiến cho chúng biết phụng thờ bậc trên, nhường thuận kẻ dưới, kính trọng giấy chữ, chẳng xài phá cơm gạo, quần áo, của tiền, yêu tiếc sanh mạng loài trùng kiến, không ăn vặt vạnh để khỏi mang bệnh. Nếu dạy được như thế, thì một ngày kia quyết định chúng sẽ thành người lương thiện. Trái lại lúc con cháu còn thơ ấu, cha mẹ chẳng chịu dạy dỗ, để mặc cho chúng buông lung, khi lớn lên nếu chúng nó không là kẻ dung ngu, cũng là hàng phỉ loại. Chừng ấy dù có ăn năn cũng vô ích. Lời xưa nói: “Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh hài” (Dạy con dạy thuở còn thơ, dạy vợ dạy lúc ban sơ mới về), tánh tình phần lớn là do ảnh hưởng của tập quán, cho nên phải cẩn thận từ bước đầu tiên. Cá nhân là phần tử của xã hội, trong thiên hạ bình yên hay loạn lạc, cội nguồn đều do sự hiền lương hoặc bạo ác của con người. Vậy những điều trên đây quan hệ, thiết yếu, không phải tôi bàn luận chuyện vô ích, xa vời...

 

14. Ấn Quang tôi năm nay đã quá già yếu, tinh thần mỗi ngày thêm suy kém, không còn đủ sức để phúc đáp những bức thơ gởi đến. Chỉ vì sự lưu thông thuận tiện, nên xa gần lầm nghe chút hư danh, gởi thơ hỏi đạo quá nhiều. Nếu tôi không đáp, vẫn tự hơi có phụ ý người gởi; như mỗi mỗi đều phúc đáp, thật ra cũng không đủ tinh thần. Vì thế, tôi cho in bức thơ dài này để phúc đáp cùng khắp. Trong đây, những điều quan hệ về sự tu trì, cách lập thân xử thế, đạo thờ cha mẹ, dạy con cái, tôi đều nói lược qua. Về sau, ai đưa tin đến hỏi đạo, tôi đều dùng thơ này phúc đáp, hoặc có vài điều đặc biệt, cũng chỉ nên thêm đôi hàng nơi bức thơ gởi đến mà thôi. Như thế, để cho đạo niệm đôi bên được thông nhau, mà tôi cũng đỡ bớt sự nhọc mệt. Nếu vị nào muốn hiểu suốt kinh nghĩa, xin thưa hỏi nơi các bậc Pháp sư dựng cao tràng pháp, tông giáo kiêm thông. Nhưng nên biết, dù thông suốt kinh pháp, cũng chưa chắc được thoát sanh tử. Muốn thoát sanh tử luân hồi, phải chú trọng nơi sự tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây phương!



Letter 13

Open Letter to Cultivators


The following lines are simple and unadorned, yet their teachings are based on the sutras. Anyone who acts accordingly will receive truly immense benefits. (Patriarch Yin Kuang.)


I) The Pure Land method embraces people of all capacities, gathering in those of high as well as low capacities. It is the great Dharma of the Tathagata, whereby He provides an expedient enabling both sages and ordinary beings to achieve liberation from Birth and Death and reach the stage of non-retrogression in this very lifetime.

Not to believe in and practice this sublime, special Dharma is truly regrettable, a great pity indeed!

The main tenets of Pure Land are Faith, Vows and Practice.

Faith: You should believe that the Saha World is filled with the Eight Sufferings; believe that the Western Pure Land is filled with immense joy; believe that as ordinary beings full of evil karma, you cannot, realistically, rely on your own strength (self-power) alone to eliminate delusion completely, realize the Truth and escape Birth and Death in this very lifetime; believe that Amitabha Buddha has made a profound and lofty Vow – any sentient being who recites His name [with utmost faith and sincerity] seeking rebirth in His land will, at the time of death, be received and guided to the Pure Land.

Vows: You should aspire to transcend this world and achieve rebirth in that blissful Land as soon as possible.

Practice: You should practice Buddha Recitation in all earnestness and sincerity, without a moment’s lapse, paying respect and reciting morning and evening before your altar. You can establish an intensive or a leisurely schedule depending on your own circumstances.

Outside of these sessions, you should constantly recite the Buddha’s name while walking, standing, sitting, reclining or engaging in other actions that do not require intense intellectual activity. When resting, you should recite silently, uttering only the two words “Amitabha Buddha” to facilitate concentration. You should also recite silently when not properly dressed or when doing household chores, bathing, urinating or defecating, or when walking to and from unclean places. This silent recitation brings the same benefits as reciting aloud. In the latter circumstances, loud recitation is improper and could reflect disrespect. Whether reciting loudly or softly or engaging in “diamond recitation” or silent recitation, you should be attentive and keep each utterance clearly and distinctly in mind, the mouth reciting clearly and distinctly and the ears hearing clearly and distinctly.

When you recite in this way, the mind is no longer chasing after external realms, deluded thoughts cease, and recitation gradually becomes pure and focused -- the virtues accrued are thus immense.


II) Buddha Recitation practitioners should dedicate all virtues toward rebirth in the Pure Land, whether they are earned through reciting sutras and mantras, paying respect to the Buddhas, practicing repentance, rescuing victims of accidents or disasters, or helping the needy. You should not seek the merits and blessings of the human and celestial realms either in this lifetime or the next. If you have such thoughts, you will lose the benefit of rebirth in the Pure Land and drown in the sea of Birth and Death.

You should know that the more blessings you enjoy, the greater the evil karma you are likely to create, making it exceedingly difficult to avoid the path of hells, hungry ghosts and animality in the third lifetime. At that point, it will be more difficult to recover the human form and hear the Pure Land Dharma of liberation in one lifetime than to achieve rebirth as a celestial!

Sakyamuni Buddha taught the method of reciting Amitabha Buddha’s name, seeking rebirth in the Western Pure Land, in order to help sentient beings, resolve the problem of Birth and Death in this very lifetime. If you aspire to gain the blessings of the celestial and human realms in the next lifetime, you are going counter to the teachings of the Buddhas. It is like exchanging a priceless pearl for a piece of candy -- how truly regrettable!


III) Pure Land cultivators should not follow Zen meditation practices. This is because most Zen followers fail to stress the issue of rebirth in the Pure Land through Faith and Vows. Even if they practice Buddha Recitation, they merely stress the koan “who is reciting the Buddha’s name?” seeking an Awakening. Pure Land practitioners should recite Amitabha Buddha’s name for the sole purpose of achieving rebirth in the Pure Land. Once having seen Amitabha Buddha, why worry about not having experienced an Awakening?

In this Saha World, it may be possible to escape Birth and Death through meditation if all delusive karma is eliminated. If, however, all delusive karma is not eliminated, the Zen follower not only cannot rely on his own strength (self-power) to achieve liberation, but he also cannot -- lacking Faith and Vows -- rely on the Buddha’s power (other-power) to escape Birth and Death either. Unable to rely either on self-power or on other-power, how can he escape the sufferings of this world?

You should know that even the Dharma Body Bodhisattvas [i.e., the higher-level Bodhisattvas] must rely on the power of the Buddhas – not to mention ordinary beings such as us, who are full of karmic obstructions. Who are we to keep weighing the pros and cons of our own strength, while failing to seek the Buddhas’ help? Our words may be lofty, but upon reflection, the accompanying actions are low and wanting! The difference between other-power and self-power is as great as the heavens and the abyss! I hope fellow cultivators will carefully examine and forgive my straightforward words.


IV) From the age of twelve or thirteen, until they reach forty-eight or forty-nine, women all have menstrual periods. Some people teach that women should not bow or engage in Buddha and Sutra Recitation during those times. Such advice is certainly not consonant with feelings or reason. The periods may last from a minimum of two or three days to about six or seven. Buddha Recitation practitioners need to cultivate without interruption, so how can they abandon their cultivation over a little bit of natural discomfort? During those times, women should merely shorten the bowing part of the sessions but keep to their regular schedule of Sutra and Buddha Recitation. They should change their protective clothing and wash their hands often, so that they do not finger the rosary, turn the pages of sutras or light incense with dirty hands.

Within the Dharma, each and every method is perfect and unimpeded. Externalists, on the other hand, grasp one-sidedly at theory and noumenon. Ordinary people tend to believe their words, are unclear about the true teachings of Buddhism and thus cannot saturate themselves with the benefits of the Dharma.

This ordinary monk has grown old and feeble lately, while his mind and spirit deteriorate with each passing day. He therefore regrets being unable to answer all of the many letters he has received.

It is only because of easy means of communication that people near and far hear of my little bit of empty fame and send me too many letters, seeking the Dharma. If I fail to answer the letters, I have, to some extent, turned my back on the senders. However, in truth, I do not have the energy to reply to each and every one of them. Therefore, I had this letter printed to answer everyone, far and wide.

As time goes by, whenever someone writes to ask about the Dharma, I always reply with this letter. If there are specific points to be addressed, I may add a few lines here and there on the original letter. In this way, we can communicate in thought while I minimize fatigue.

Anyone who wishes to comprehend fully the meaning behind the sutras should direct his inquiries to those Dharma Masters who have raised the Dharma platform high and are thoroughly versed in the various methods and teachings. However, you should realize that even if you have fathomed the sutras and the Dharma, it is not certain that you will be able to escape the cycle of Birth and Death. To escape Birth, Death and transmigration, you should focus on Faith, Vows and reciting Amitabha Buddha’s name seeking rebirth in the Pure Land!

Comments

Popular posts from this blog