"Bất huệ nạp tăng, THÍCH THIỀN-TÂM hiệu VÔ-NHẤT mai cốt xứ".
Tuyền-nhiễu sơn-hoa thảo mộ nhàn,
Huyễn thân hà sự hựu đa-đoan?
Ưng tri vô-tận trầm-luân hải,
Vị xuất luân-hồi khổ diệu mang!
Tôi (Thích Thiền-Tâm) xin chia
làm tam sách như sau:
1.- Thượng-sách là đem xác-thân để tựa cách rừng-hoang bố-thí cho loài chim, thú, hoặc
treo đá dìm xuống vực-sâu bố-thí cho loài thủy-tộc, để đền trả nghiệp đời trước.
2. –Trung-sách là bó chiếu
chôn sâu, khỏa bằng để chỗ trồng thơm, chuối cũng có lợi cho người.
3.-Hạ-sách, nếu hàng
đệ-tử không nỡ làm như vậy, nên đóng sơ mấy tấm gỗ thông, bên trong độn lá chuối,
trên để tấm pháp-y, xây ngôi mồ cỏ đơn sơ. Trước mộ dựng tấm bia ghi câu lưu niệm:
“Bất huệ nạp-tăng, Thích
Thiền-Tâm hiệu Vô-Nhất mai cốt xứ”.
Từ xưa đến nay, trong nhà chùa vào trong những ngày vía Tổ chư
Tăng-Ni thường có lời phục-nguyện:
“Tông-phong vĩnh-chấn,
Tổ ấn trùng quang”.
Nói riêng theo pháp môn “NIỆM-PHẬT” tức là nguyện cho tông “TỊNH-ĐỘ”
do chư Tổ tuyên-dương, được chấn-chỉnh và
Hưng-thạnh phải như thế nào? Tôi xin nêu ra mấy chi-tiết. Như
trong “Bồ-Tát Giới-Kinh” đã dạy:
“Già chết gần
kề. Phật, pháp sắp diệt. Các Phật-tử vì muốn
đắc-đạo phải
nên nhứt tâm cần-cầu tinh-tiến”.
Câu kinh này đưa ra ba điều kiện:
1)
Phải
nghĩ đến sự già chết gần kề.
2)
Phải
thương lo cho Phật-pháp suy-vong sắp diệt.
3)
Phải
siêng-năng tinh-tiến tu-hành.
Giữ được ba điều-kiện ấy, tức có thể làm cho:
“Tông phong vĩnh-chấn – Tổ ấn trùng-quang”.
Về điều thứ nhất:
-
Kiếp người giả-tạm, nào có bao lâu? Trong ấy, biết bao nhiêu sự
vui buồn, nhục, vinh, lo-phiền, nhọc
nhằn, già-yếu, đau bịnh! Nếu ta không nghĩ đến thân người mong-manh nhiều khổ-lụy,
mà cố-gắng tu-thiện, cứ mãi tạo nghiệp, để rồi bị chìm đắm, có phải là hờ-hững
mê lầm chăng?
Về điều thứ hai:
-
Đức Phật ra đời và chánh Pháp của ngài rất khó gặp, như hoa
“Ưu-Đàm
Bát-La” trong thời kiếp lâu xa, mới nở một lần. Nay đã đi sâu vào buổi mạt
pháp, đạo Phật sắp suy-tàn rồi ẩn mất. Chúng ta là hàng con
Phật, phải kính-mến thương lo, hộ-trì mối đạo và muốn cho đạo-pháp trường-tồn,
phải thương-xót nâng đỡ-nhau, đừng vì lợi-quyền danh-vọng, hoặc tài, sắc, mà
bôi-nhơ, tàn hại lẫn nhau.
Kinh Phạm-Võng nói:
“Phật-pháp
không phải thiên-ma, ngoại-đạo có thể hủy-phá, chỉ có người con Phật, mới phá-hoại
được mà thôi!”
Đau buồn thay!!
Điều này hiện nay, khắp nơi đã nhan-nhãn thấy xuất-hiện. Các bậc
hữu-tâm trong đạo thấy thế chỉ còn biết yên-lặng ngậm-ngùi!
Nhớ lại thời cận-đại ở nước Việt-Nam ta, có hai bậc túc nho vừa
có tài danh, lẫn đức hạnh. Vì thấy luân thường đảo lộn, nho giáo suy đồi, hai vị
ấy, đành cam bề ẩn dật. Nhưng đã có danh đức, tất có nhiều người tìm đến, nên
cũng vì thế mà bị người ganh ghét bôi nhơ!
Những kẻ làm việc đó, là người trong đạo KHỔNG mà mỉa mai thay! Phần
đông lại là hàng mô đệ của hai bậc tôn túc nho kia! Sau khi
được người thuật
lại đầy đủ về việc hủy báng ấy, trong hai bậc lão nho, một vị mĩm cười khẳng khái nói:
“Rắn rết gớm ai lòng độc kia!
Rồng mây phó mặc chuyện huyên thiên”
Còn một vị kia chỉ rơi lệ bảo:
“Việc đời
thà khuất đôi con mắt,
Lòng đạo
xin tròn một tấm gương”.
Nơi đây, ta nhìn xét thấy hai
trạng thái:
“Một nụ cười can đảm, an nhẫn,
bất chấp, gác qua mọi chuyện thị phi …
“Và một nét khóc, thương xót ai mê lầm gây tội lỗi mà mình bất lực
không thể can ngăn, khuyên bảo, cứu vãn được, chỉ còn biết tự tỉnh, bền giữ đạo
tâm, như gương tròn sáng.
Nụ cười cùng tiếng khóc, của hai bậc lão nho xưa, đã hàm ẩn đầy
đủ tinh thần BI – TRÍ – DŨNG của đạo
Phật, thật đáng cho hàng Phật tử, chúng ta phải suy gẫm.
Còn về điều thứ ba:
Thì ý kinh, khuyên ta phải siêng tu. Siêng tu đây, không phải chỉ
tụng kinh, niệm Phật, để khoe số nhiều, mà tụng niệm với tâm thanh tịnh, an
lành, với lòng chí thành trong sáng, mới được diệt tội sanh phước.
Lại chẳng phải chỉ có tụng niệm suông, mà phải giữ tâm niệm, lời
nói và hành động, theo điều giới thiện
Như thế, mới xứng hợp là người tu Phật. Và tu như thế mới mong có ngày được lên
bờ giải thoát.
Trước khi dứt lời, để tóm lược,
tôi xin trân trọng nhắc lại cùng đại chúng ba điều trên là:
1)
Phải nghĩ đến
sự già, chết, vô thường.
2)
Phải thương
mến đạo, biết nâng đỡ nhau.
3)
Và phải biết
siêng năng tu tập.
Nếu trái với lời kinh dạy, thì ngôi nhà Phật, Pháp sẽ bị sụp đổ,
bởi sự hủy phá của những người mang
danh nghĩa là hàng “CON PHẬT”. Những vị chân tu, tự nhiên phải thật hành theo
ba điều kiện trên.
Còn trái lại, những kẻ giả tu, muốn nhận diện cũng không khó,
quý vị chớ vội nghe lời trau chuốc bên ngoài, hãy xét kỹ, nơi ngôn ngữ... cùng
hành động của họ, tự khắc sẽ biết.
Xin Kính chúc chư Thượng Tọa, Đại đức Tăng Ni, chư quý Phật tử,
một mùa kỷ niệm Tổ, đầy tình thương và đạo hạnh.
THÍCH THIỀN-TÂM
TB: Bức thư này nên tùy phương tiện đọc cho những vị hữu duyên nghe
mà thôi!
Những kẻ vô duyên, chắc họ không tỉnh ngộ, trước lời thiết tha
khuyên nhắc!!!
Các vị Lão thành xưa thức lượng sâu xa, cũng đều phải cam bề ẩn
mình giữ đạo, trước tình thế không thể khuyên ngăn được.
Thầy (THÍCH THIỀN-TÂM) cũng không hơn nổi những bậc tiền bối ấy đâu.
Comments
Post a Comment