KHUYÊN TU TỊNH ĐỘ của Tỉnh Am đại sư Nhĩ căn không nhiếp niệm Phật. Niệm Phật gồm nhiếp Nhĩ căn và thích hợp với cả ba cơ thượng, trung, hạ. I Di Đà thệ lớn há nguyên không? Mười niệm xưng danh chẳng uổng công Chớ ngại cõi trần rồi vắng khách Chỉ e lưới nghiệp vấn trăm vòng Muôn sông về biển bờ đâu ngập? Trăm nước chầu vua điện vẫn không Dễ đến không người, thôi đáng tiếc! Việc chi còn mến cảnh lao lung? Giải Thích: Liên tiếp tám bài thi trong đoạn nầy, đều là của Tỉnh Am đại sư. Để được dễ trực nhận, bút giả xin giải thích ngay từng bài: Có kẻ hỏi: “Nếu khuyên mọi người vãng sanh hết, thì cõi nầy còn ai ở? Và nếu tất cả người đều về Cực Lạc, nơi đó đất đâu mà dung chứa?” Đại sư đáp: “Chớ vội lo cõi nầy không có người ở, chỉ e cho ngay trước mắt lưới nghiệp vây quấn khiến liền bị sa đọa! Lại như muôn sông đổ dồn về biển, biển đâu bị tràn ngập? Sứ giả trăm nước đến chầu vua, điện Hàm Dương vẫn rộng thông. Cảnh Tịnh độ tùy nguyện lực của Phật biến hi...
Posts
Showing posts from July, 2022
- Get link
- X
- Other Apps
PHẬT THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ KINH SỚ Ðời Lưu-Tống, Ngài-Cương Lương Gia-Xá Liên-Du Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm dịch PHẦN LƯU THÔNG Khi ấy Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, lễ Phật và thưa rằng: - Bạch đức Thế Tôn! Kinh này tên gọi là chi? Chúng con phải thọ trì pháp yếu này như thế nào? Đức Phật bảo: - Kinh này tên Quán Cực Lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát", cũng gọi là "Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền." Ông nên như thế mà thọ trì, chớ để quên mất. Người tu môn tam muội này, hiện đời sẽ được thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai vị Ðại Sĩ. Nếu thiện nam thiện nữ nào chỉ nghe danh hiệu của đức Phật và hai vị Ðại Sĩ kia, còn trừ được tội trong vô lượng kiếp sanh tử, huống chi là tưởng niệm! Như có người nào niệm Phật, nên biết kẻ ấy chính là hoa phân-đà-lợi trong loài người. Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí sẽ là thắng hữu của người ấy. Kẻ ấy sẽ ngồi nơi đạo tràng, sanh vào nhà ...